1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Sai rồi thưa ngài. Hango là túi giữ ấm thực phẩm mang theo chứ không phải cái cà mèn bằng nhôm hay thép tráng men bên trong nó. Bọn tớ đi săn ở Kansas lạ gì mấy thứ này
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thế thì gọi là gì Bác kuyomukotoho giúp tôi với...
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CÁM ƠN BÁC Vladimir Mokurapov...SORRY...VÌ BÂY GIỜ TÔI MỚI LẬT LẠI TRANG 70...TÔI NGHĨ Ý KIẾN CỦA BÁC LÀ ĐÚNG...TÔI POST TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC....

    Vào tháng 12 năm 1942, hai Sư đoàn bộ binh Bắc Đức, phiên hiệu số 58 và 225, cũng như Sư đoàn bộ binh 254 (Đức) đến từ Rhineland-Westphalian, đang phải đương đầu với những trận chiến khốc liệt nhất.Việc tăng cường những Sư đoàn thuộc Tập đoàn quân XVIII xuống hành lang Ramushevo bị quân Sô-viết đe dọa là một quyết định chính xác và cần thiết. Đồng thời, với sự rút quân khỏi một số khu vực phía bắc của mặt trận, có nghĩa là 5 tuần sau, khi Liên Xô mở cuộc chiến thứ hai của Hồ Ladoga, các lực lượng Đức trong nút cổ chai giữa Leningrad và Volkhov (Schusselburg) quá yếu để ngăn chặn người Nga phá vỡ một cách cục bộ Vòng phong tỏa Leningrad. Đúng là một kiểu mẫu giống y chang : người Đức có quá ít lực lượng dự trữ. Luôn luôn và ở khắp mọi nơi trên mặt trận miền Đông đều có cụm từ “quá ít lực lượng”. Kể từ mùa thu năm 1942, trường hợp “quá ít và quá trễ” đã xảy ra trên tất cả các mặt trận.

    Tuy nhiên, không bao giờ Hitler mất trung trong chiến thuật bảo vệ cho mỗi mét đất của lãnh thổ quân thù một khi ông ta đã chinh phục được. Ông ta kiên trì theo đuổi chủ trương của mình cho rằng những khu vực bàn đạp chiến lược mạnh, nguy hiểm luôn phải được bảo vệ bằng mọi giá để tạo ra những vị thế thuận lợi cho các cuộc tấn công tiếp theo trong tương lai. Do đó, thảm họa luôn xảy đến là một điều tất yếu trong quá trình diễn biến các sự kiện…

    Cho nên các Trung đoàn và các Tiểu đoàn cá nhân riêng lẻ thuộc 3 Sư đoàn được tăng viện đã di chuyển một cách vội vàng từ phía bắc, ngay khi họ đến khu vực Staraya Russa, đã phải lập tức hành quân vào nấm Demyansk trên các xe tải hoặc đi bộ để rồi khi tới nơi đã lao ngay vào các trận chiến đẫm máu….

    Điểm nóng bỏng – chính là một khu vực bị quân Nga đe dọa nghiêm trọng nhất thuộc phía Bắc của “Cụm chiến đấu Höhne" được bảo vệ bởi các bộ phận thuộc Sư đoàn Khinh binh số 8 và Sư đoàn Bộ binh 81Silesian của Thiếu tướng Schopper. Vị trí phòng thủ của Sư đoàn này chính là điểm trọng tâm của cuộc tấn công Sô-viết. Các nhóm tác chiến đang bị Hồng quân bao vây. Mỗi nhóm phải tự mình chiến đấu. Họ bị vây tứ bề. Một lần nữa, họ phải chọc thủng vòng vây của người Nga bằng những trận chiến đấu giáp lá cà dã man, tàn bạo. Ngày 17 tháng Chạp, hai Trung đoàn Vệ binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 81 – Đó là Trung đoàn 161 và 174 – chỉ còn lại có 310 người. Nhưng trước mặt phòng tuyến của tại khu vực Sư đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ, đã có 170 chiếc xe tăng Liên sô bị phá hủy. Những con số đó đã nói lên tất cả…

    Những người lính từ Silesian đã được thay thế bởi Sư đoàn 225 Bộ binh từ ngày 17 tháng Chạp. Trong 24 giờ đồng hồ tiếp theo, những người lính Panzerjägers thuộc Trung đoàn Vệ binh 376 dưới sự chỉ huy của Đại tá Lorenz đã bổ sung thêm 18 chiếc T-34 nữa vào nghĩa địa xe tăng tại các khu vực chiến đấu của họ…

    Bảo vệ chiến lũy phía nam của nấm Demyansk là các đơn vị dưới quyền Thiếu tướng Hoppe, người đã từng chinh phục Schlüsselburg. Mười lăm tháng trước, "Con cáo già của khu vực đầm lầy than bùn" đã phá vỡ sự phòng thủ của Hồng quân ở các khu định cư của công nhân tại phía đông Leningrad, bóc từng khu vực một, chỉ với một trung đoàn tăng cường duy nhất, để rồi sau đó, hiệp đồng tác chiến với Sư đoàn Bộ binh Mô-tô hóa 20 từ Hamburg đã chiếm được thị trấn Schlüsselburg bằng một cuộc đánh úp bất ngờ.

    Giờ đây, Hoppe đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 126 Rhineland-Westphalian. Các Trung đoàn của ông đã tham gia vào cuộc chiến phòng thủ cực kỳ ác liệt và bị thiệt hại nặng . Tuy nhiên, quân Sô-viết đã không thành công trong việc đè bẹp được phòng tuyến của người Đức. Rất may mắn, bởi vì họ do dự quá lâu.

    Thiếu tướng nhặt nhạnh lại các tiểu đoàn dưới quyền, kéo họ lui lại, lập một phòng tuyến ngắn hơn, và thiết lập một trận địa phòng thủ mới. Do vậy, sự đột phá nguy hiểm của người Nga ở phía bắc đã được ngăn chặn một lần nữa vào thời điểm cuối cùng. Ngày 4 tháng Chạp, lực lượng tiếp viện đã tới nơi – đó là Trung đoàn Vệ binh 209 và Tiểu đoàn trinh sát của Sư đoàn 58 Bộ binh đến từ miền Tây Bắc nước Đức.

    Một cuộc tấn công bằng xe tăng của Liên Xô đã xảy ra ngay trước họng súng của các người lính Panzerjägers cùng các đơn vị pháo phòng không thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Vệ binh 209 . Họ đã đồng loạt khai hỏa. Kết hợp với Sư đoàn 58, Sư đoàn Bộ binh 126 của tướng Hoppe đã giải quyết xong tình hình trên phòng tuyến mặt trận bao quanh phía nam hành lang Ramushevo và thiết lập một dải phòng ngự mới, làm cho các cuộc tấn công của Nga tại vùng này đều phải tạm thời đình chỉ…

    Đội hình tăng viện kịp thời tiếp theo thuộc về Sư đoàn 58 – đó là Trung đoàn Vệ binh 154 - đã được di chuyển tới các cứ điểm tại phía bắc hành lang ngay khi họ vừa chân ướt chân ráo tới nơi và đã chiến đấu như là một thành phần thuộc Sư đoàn Bộ Binh 290.

    Nguy cơ lớn nhất cho người Đức ở tại khu vực Rosino. Một số đợt xâm nhập của Hồng quân hướng thẳng xuống phía nam với sự yểm trợ mạnh mẽ của một lực lượng xe tăng hùng hậu. Trận chiến đang ở vào thời kỳ sôi động nhất . Nhưng trong các trận cận chiến đẫm máu, người Đức cũng thành công trong việc ngăn ngừa sự thâm nhập của kẻ thù và thiết lập một tuyến phòng thủ mới. Các người lính dưới quyền của Timoshenko đã buộc phải dừng lại….

    Điên tiết, Timoshenko ra lệnh cho các chỉ huy dưới quyền phải cố gắng tìm những điểm mới để xâm nhập bằng súng phun lửa, bộ binh cùng với xe tăng yểm trợ. Nhưng họ vẫn không đạt được thành công…Quá là một điều kỳ lạ. Làm thế nào mà đoàn quân của Timoshenko, với sự vượt trội số lượng lớn của mình và tập trung mạnh mẽ nỗ lực tại một vài điểm xâm nhập, lại bị ngăn chặn bởi những lực lượng chiến lược vốn đã bị kéo giãn một cách quá mức trên các tuyến phòng thủ của người Đức trong khu vực…?
    --- Gộp bài viết: 27/11/2017, Bài cũ từ: 27/11/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 29 : TỪ NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1942 ĐẾN GIỮA THÁNG HAI NĂM 1943, NGUYÊN SOÁI NGA TIMOSHENKO CỐ GẮNG GIẢI QUYẾT XONG HÀNH LANG RỘNG 6 DẶM TẠI KHU VỰC DEMYANSK..
  4. Hanoi1979

    Hanoi1979 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    118
    Hàng tàu khựa nhái thì bằng nhôm thường mềm hơn và không có cán gập ... mua không ngài chuối :-D:-D:-D
    https://fado.vn/jp/evernew-ebanyu-officer-hango-eca242-B01JRQR8R0.html?ie=UTF8&psc=1

    Trong chuyện " Hòn Đất " của Anh Đức cũng có đoạn nhắc đến :
    ...
    Đêm tối vừa sụp xuống thì chúng đốt lửa. Nơi này một đống, nơi kia một đống. Lửa bốc phừng phừng, cháy sáng từng lõm ruộng. Bọn lính nấu nước bằng hăng-gô xỏ xâu vào, ngồi lổm chổm bên ngọn lửa....
    Lần cập nhật cuối: 27/11/2017
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Gọi cà mèn phổ biến hơn ...nó là tên gọi nhà binh cua hộp đựng cơm, cặp lồ-ng đó
  6. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Thì xưa giờ đều gọi là gamelle/cà mèn thôi mà. Còn cụ muốn đúng tiếng của bọn lính Đức gọi thì nó là Kochgeschirr. Lão @danngoc cho thêm ý kiến đê
  7. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Tớ tưởng xong xuôi vì chả có gì và trình đến cấp này thì e khó có chuyện nhầm lẫn như giới trẻ hay lớp bình dân.

    Chuyện là thế này: hồi xưa lính tráng tây tới VN thì quân đội họ đều cấp cho mỗi anh một cái cà mèn hiệu HANGO. Dân ta thì cứ thấy cái chữ màu vàng ấy ở đít thì cứ gọi theo đó, như hồi xưa cứ gọi "lon guy gô" vậy đó

    Lon guy gô hay lon gô là cái này đây, thực ra là lon sữa nhãn hiệu guigoz của tây vứt đi và nó đọc là "guy gô". Điều đó không có nghĩa là trong tiếng Pháp cái lon này gọi là guigoz mà chỉ do người Việt gọi thế mà thôi, giống dân miền nam hồi xưa miễn xe máy là "xe honda".
    [​IMG]

    Còn cái "hăng gô" thì đơn giản là cái cà mèn nhãn hiệu HANGO cũa Mỹ
    [​IMG]
    Thế là nó đi vào truyện Hòn Đất thành cái hăng gô.

    Điều đó không có nghĩa là cái cà mèn trong tiếng anh gọi là hango.

    Hãng HANGO vẫn tồn tại đến ngày nay. Bọn đi săn cứ nói đến HANGO là hiểu rằng đó là bộ đồ tích trữ thực phẫm mang theo dã ngoại săn bắn.

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    DepTraiDeuviagraless thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Lời giải thích có thể hiểu không chỉ bởi lòng can đảm bởi những người lính Đức trên chiến trường. Có thêm một số yếu tố quyết định khác đã đến. Trong thời gian dài của cuộc "chiến tranh bao vây", đa số các vị trí phòng thủ của người Đức đã được củng cốrất cẩn thận. Sự hợp tác của pháo phòng không, Panzerjägers, lực lượng pháo binh, pháo tự hành chống tăng cùng với bộ binh là ở mức độ tuyệt hảo. Các sĩ quan, NCO, và những người lính Đức thuộc các sư đoàn được huấn luyện một cách đầy đủ và đã rất hiểu nhau. Thêm nữa, hai viên Tư lệnh quân đoàn, đó là tướng Laux và Höhne, là những sĩ quan xuất sắc, không chỉ là các chỉ huy có kinh nghiệm xuất sắc trên chiến trường mà họ còn là những người luôn có khả năng ứng biến kịp thời trước những sự đổi thay liên tục của tình thế ….

    Trong trận đánh gần Rosino, hai khẩu Pháo Tự hành của Đức thuộc Tiểu đoàn Pháo Tự hành 184 chiến đấu đặc biệt nổi bật. Họ tham gia tác chiến trên các vị trí chiến đấu của Trung đoàn Vệ binh 377 thuộc Sư đoàn Bộ binh 225 là một sự minh họa điển hình về lý do tại sao mà các quả đấm thép của Timoshenko tấn công vào trên cả hai mặt Bắc và Nam của cái nấm Demyansk đã bị sụp đổ nhiều lần. Các bản báo cáo của hai khẩu đội trưởng Pháo Tự hành, được ghi nhận là một bằng chứng ấn tượng về việc họ đã can thiệp hiệu quả vào các điểm nóng bỏng nhất của trận đánh như thế nào…?

    Một trong hai khẩu Pháo Tự hành, đặt trên một chiếc Mark-III bệ ngắn, do Trung sĩ Horst Naumann, một thanh niên Berlin 21 tuổi chỉ huy. Mệnh lệnh dành cho Naumann phải di chuyển lên phía đông Sofronkovo theo lề trái của con đường quốc lộ, sẵn sàng yểm trợ cho các mục tiêu ở phía bắc. Còn khẩu kia – Pháo Tự hành xung kích (nòng dài), dưới sự chỉ huy của Trung sĩ Riss thì đứng bên phải đường, sẵn sàng sẵn sàng yểm trợ cho các mục tiêu ở phía đông.

    Khoảng cách giữa hai khẩu Pháo Tự hành khoảng một trăm mét Anh . Giữa họ là một ngọn đồi nhỏ, điểm cao nhất thuộc các vị trí phòng thủ quan trọng nhất của quân Đức. Đây là các vị trí của Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 75 Khinh binh dưới quyền của Đại úy Widmayer, vào thời điểm Giáng sinh đã được chuyển đến vị trí quan trọng này từ Sư đoàn 5 Khinh binh từ cánh trái. Và giờ đây, họ được đặt trong thành phần của Sư Đoàn Bộ Binh 225…

    Bây giờ là 9.30. Lúc này và sau đó, thỉnh thoảng có đạn cối của quân Nga bắn tới. Nếu không, khung cảnh khu vực mặt trận sẽ rất thanh bình. Theo nguyên tắc, người Nga tấn công khoảng lúc 10.00 giờ. Vì vậy, có lẽ họ sẽ không phải chờ đợi lâu la gì. Quả là đúng như họ đã nghĩ. Chỉ một vài phút sau, xuất hiện một địa ngục – hỏa lục của đủ mọi loại pháo cối, pháo binh bắn dữ dội, các mảnh đạn bắn tung tóe khắp nơi…. "Đóng nắp pháo", Trung sĩ Naumann ra lệnh. Đồng thời lúc đó, không ai bảo ai, cánh cửa tháp Pháo Tự hành xung kích (nòng dài) của Trung sĩ Riss ở gần đó cũng cùng đóng sập xuống.

    Trong khoảng một giờ cả 2 tổ lái vẫn ngồi yên trong xe của họ. Hỏa lực của người Nga vẫn duy trì mạnh mẽ xuống những khu đất xung quanh họ. Các mảnh đạn vụn vỡ và đất đá thi nhau dội vào các lớp giáp sắt của khẩu pháo. Bất cứ khi nào có những quả đoạn pháo nổ bùng lên tại cự ly rất gần với chỗ của họ, thì những người bên trong thi nhau nín thở, chờ đợi lượt kế tiếp. Chúng sẽ tiếp tục nổ gần hơn? Hoặc xa hơn? Hoặc xa hơn nữa ? Rồi họ lại thở phào nhẹ nhõm. Đột nhiên tất cả đều im lặng. Naumann nhẹ nhàng mở cửa tháp pháo. Anh ngó ra. Không thể nhìn thấy được gì bên ngoài. Mọi thứ đều bị che phủ bởi một làn khói dày. Nhưng người khẩu đội trưởng đầy kinh nghiệm thừa biết rằng khoảng cách từ xe của anh ta tới mép khu rừng chỉ khoảng bốn trăm thước Anh. Đó chính là nơi mà kẻ thù phải che giấu một thứ gì đó. Mà đó cũng chính là nơi mà Naumann phải để ý tới nó….

    Họ chờ đợi như thợ săn mồi. Đây không phải là điều mới mẻ lắm đối với Naumann. Anh ta đã từng hạ tới 15 xe tăng của người Nga. Liệu hôm nay ta có thể xuất hiện trở lại trên danh sách những người thợ săn tăng giỏi nhất không ? Con số xe-tăng mà ta sẽ hạ được hôm nay cao nhất là bao nhiêu ?

    Lớp khói dày đặc đang tan dần. Naumann không rời mắt khỏi quả đồi nhỏ cách bên phải khẩu pháo tự hành của anh khoảng 80 thước Anh. Và tiếp theo anh nhìn thấy một tháp pháo xe tăng xuất hiện trên đường chân trời. Tiếp theo là phần thân của chiếc T-34. Nó đang lao đến rất nhanh.

    “Mục tiêu bên phải ! Xe-tăng” – Naumann báo hiệu. Viên hạ sĩ trắc thủ đã đưa hình chiếc T-34 vào kính ngắm..Tay anh ta thoăn thoắt điều khiển bộ phận cơ chế điều hướng của khẩu pháo tự hành tiến công (nòng ngắn). Viên đạn đầu tiên rời khỏi nòng. Một tiếng nổ lớn từ phía xa. “Mục tiêu đã bị tiêu diệt !” – Khẩu đội trưởng hét lớn..Trắc thủ và người nạp đạn làm việc hết sức thành thục và khẩn trương…Đạn từ khẩu pháo tự hành của Naumann bắn ra hết quả này đến quả khác….

    Những người lính xe tăng Sô-viết trong chiếc T-34 đầu tiên buộc phải cố gắng rời bỏ chiếc xe tăng. Tháp pháo được mở ra. Hết người này đến người khác quăng mình nhảy xuống sườn dốc. Nhưng chỉ cách chiếc xe đang bị bốc cháy khoảng 15 bộ là những lính bộ binh Đức đang ẩn nấp dưới những đường hào ngụy trang…Lập tức, lựu đạn được ném ra cùng với hỏa lực của súng máy đã quét sạch những người lính xe-tăng Sô-viết khi họ còn chưa kịp hoàn hồn…

    ............................
    Lần cập nhật cuối: 28/11/2017
  9. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Tác giả viết rất khéo, khi tấn công thì toàn những đơn vị thiện chiến nhất của quân đội Đức xung phong, khi phòng thủ thì chỉ còn toàn thợ máy, đầu bếp với văn thư dũng cảm. Còn thuật ngữ rút lui thì gọi là " lập tuyến phòng thủ mới" đọc hơi tức nhưng mà hấp dẫn quá, cảm ơn bác chủ.
    meo-u thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cũng thông cảm...vì tác giả của phương Tây hơi bị đề cao Đức...Mình dịch trên phương diện là hướng về Liên sô đc thế nào hay thế đó.Mình đọc hầu hết các tác phẩm viết về Chiến tranh TG lần thứ 2 của Nga nên tương đối hiểu rõ cảm xúc của họ...
    meo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này