1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khoảng 5.00 sáng, Behnemann vượt qua Nesva. Và sau đó là đường cao tốc đông-tây cuối cùng ở gần làng Molodi. Anh biết rất rõ điều này, vì khi anh ở Trạm quan sát tiểu đoàn, anh đã thấy ngôi làng này qua kính viễn vọng ; chính là ngôi làng duy nhất nhô ra khỏi khu rừng trong đầm lầy.

    Một ngày mới đã đến. Và ánh sáng là kẻ thù của thú rừng và người lính đang chạy trốn. Mình phải tìm một nơi ẩn náu an toàn mới được.. Behnemann tìm thấy vị trí ẩn náu tạm thời ở cách con đường quốc lộ khoảng 100 bộ - đó là những bụi liễu cao hơn 6 feet. Một ngày là một khoảng thời gian dài. Và khi nhiệt độ ngoài trời là 20 độ âm, một khi anh chỉ ở nguyên 1 vị trí, anh sẽ cảm thấy đó là một khoảng thời gian bất tận. Anh đếm những cây liễu xung quanh. Anh ước lượng khoảng cách của chúng và cứ nửa giờ, anh cố gắng đứng lên ngồi xuống 10 lần. Sau đó , anh ta lại thay đổi, anh “giậm lên giậm xuống tại chỗ với liều lượng gấp đôi”, thậm chí có lúc anh phải dùng tay tự đánh vào cơ thể của mình…

    Bầu trời bắt đầu chạng vạng. Thế là 24 giờ đồng hồ đầu tiên của cuộc chạy trốn đã trôi qua…

    Anh chỉ được phép ngủ ở tư thế đứng và bốc một nắm tuyết cho vào mồm để xoa dịu cơn khát của mình. Để đối phó với cái bụng đói cồn cào, Behnemann ăn một ít bánh mì. Nhưng anh không được phép nhai ngay trong một phút mà phải nhai mẩu bánh mì trong một thời gian dài. Anh cảm thấy miếng bánh mì rất ngọt trong miệng anh nếu như anh nhai nó đủ lâu. Nhưng trước hết, anh ta không bao giờ cho phép mình được vội vã nuốt nó.

    Cuộc chạy trốn trong đêm thứ hai đặc biệt khổ ải. Trước tiên, lộ trình của Behnemann phải vượt qua một khu rừng ngập sâu trong tuyết. Sau đó phải đi qua một đầm lầy băng giá với những cây lau cao và những bụi liễu dày. Anh mệt mỏi đứng lên, lần thứ hai xuất hiện ở ven bờ sông Nesva. Và sau đó một điều bất ngờ xảy ra. Anh ta trượt chân, lăn xuống một bờ dốc , đầu đập mạnh vào thành dốc. Tuy rất đau đớn, nhưng anh ta đã đứng dậy trong im lặng. Behnemann hít một hơi thở thật sâu. Đúng ngay lúc đó, đối diện với anh, bên bờ xa của một con suối đóng băng, xuất hiện một người lính canh Sô-viết nhìn anh chằm chằm. Anh lính Hồng quân vội vàng mở chốt an toàn của khẩu súng trường để sẵn sàng chiến đấu. Nhưng anh ta vẫn chưa động đậy…

    Behnemann đứng như trời trồng trên mặt đất. Một phút trôi qua. Rồi hai phút. Một người lính Hồng quân thứ hai xuất hiện tiếp theo bên bờ phía xa. Cả hai trao đổi một vài câu tiếng Nga. Người lính mới đến chạy xuống bờ dốc và hét to : "Parol ! – пароль !" - Điều đó có nghĩa là lính Nga hỏi mật khẩu.

    Behnemann phớt lờ và vội vàng cắm đầu chạy. Các viên đạn thi nhau đuổi theo anh. Anh chạy thục mạng trên bờ con sông. Anh vừa chạy vừa thở hổn hển, hướng về một con hào. Behnemann vội vàng chui tọt vào đó. Anh áp người anh sát xuống lòng hào lạnh giá. Có những tiếng nói xung quanh anh, rồi vang lên ở khắp mọi nơi.

    “Chúng sẽ tìm thấy mình! Chúng sẽ tìm thấy mình !” - Behnemann tự nói với chính bản thân. Nhưng kết cục họ không tìm thấy anh. Trăng đã lên. Trời tối dần. Đó là những gì đã cứu mạng của Behnemann. Khi những tiếng nói xa dần, anh ta lại tiếp tục di chuyển. Lúc này theo hướng tây. Anh đặt kim la bàn theo hướng 40 – hướng của một ngôi sao dễ thấy nhất. Behnemann vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình…

    Giờ đây, anh được bao phủ bởi một rừng rậm dày đặc. Những con đường mòn zig-zag, những bước chân trên tuyết sâu của động vật là dấu hiệu duy nhất của cuộc sống. Behnemann đi dọc theo những con đường mòn. Ở đây không cần phải sợ gặp con người. Do đó, anh tiếp tục di chuyển ngay cả sau khi mặt trời mọc. Khoảng 8.00 sáng, anh tới bìa rừng. Anh được che chở bởi những đám lau, sậy cao. Anh chậm rãi lê đôi chân, từng bước, từng bước một.

    Đột nhiên, anh nghe thấy có tiếng nói quanh đây. Cẩn thận, anh nhìn qua đám sậy. Behnemann hít một hơi thở thật dài. Mẹ kiếp ! Anh ta ở ngay giữa một phòng tuyến của quân Nga, được thiết lập trước những đám lau sậy dày đặc. Cứ khoảng hai trăm mét đặt một vị trí súng máy. Ở phía trước và giữa chúng là những lính Nga bảo vệ với những súng trường lăm lăm trong tay..

    Anh bò và chui ngay vào một chỗ trũng đầy tuyết. Từ đó anh quan sát thấy tất cả. Anh trệu trạo nhai mảnh bánh mì cuối cùng của mình và cố gắng nuốt vài bụm tuyết. Thời gian cứ thế trôi đi. Cái lạnh lúc này tràn ngập khắp da thịt , anh cảm thấy thân thể mình bây giờ cũng lạnh cóng như những ngón tay buốt giá của mình. Cái lạnh giờ đây đã nằm sâu trong não và cả trong trái tim anh. Hơi thở của anh chậm dần. Behnemann thử đếm nhịp đập trái tim mình. Chỉ còn có bốn mươi lăm. Quá gần tới điểm nguy hiểm của sự đóng băng cho đến chết…..

    Vào khoảng 17.00 giờ, các trạm cảnh giới của người Nga ở rìa các bụi lau sậy đã được giải tỏa. Đây là cơ hội sống sót dành cho anh. Ghìm người xuống thật thấp, Behnemann bò về phía trước xuyên giữa những người lính Hồng quân. Nhưng ánh trăng sáng quá, không có hy vọng gì để vượt phòng tuyến. Đồng thời, anh cũng cảm thấy sức cùng lực kiệt để quay trở lại….

    Bất chấp tất cả, Behnemann đứng thẳng người và tiếp tục di chuyển . Anh ta quay về phía bắc. Từ nơi nào đó, ở bên phải của anh ấy vang lên khẩu lệnh : "Parol ! – пароль !" Behnemann không thèm đếm xỉa. Lập tức tiếng đạn súng trường đuổi theo. Vài ba tràng đạn từ khẩu súng máy tiếp tục khạc ngay sau đó........

    ..........................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, meo-u6 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Anh băng qua khu đất trống, cố gắng tránh những bụi cây vì đó là nơi đặt các trạm cảnh giới của người Nga. Anh đã đi bộ một quãng đường dài hơn một dặm và đột nhiên anh thấy mình đang ở giữa tuyến phòng thủ của người Nga. Tất cả đều nằm trên khu vực đất cao, anh đã có thể định hình mọi thứ ngay ở trước mặt mình.

    Các khẩu súng máy của người Nga liên tục bắn về phía tây đã cho phép anh ta quan sát được tất cả các vị trí của người Nga. Lưng gập lại, anh cố gắng trườn ra khỏi phòng tuyến. Găng tay đã rơi mất. Anh ta xé chiếc mũ đang đội ra làm hai mảnh, bọc chúng vào tay để khỏi bị tê cóng trước những bông tuyết đang rơi liên tục xuống người anh…

    Behnemann cảm thấy mình đã bị kiệt sức rất nhanh. Anh tự nói chuyện với chính mình, nghe thều thào. " Mình không thể lết được nữa", anh nói và đổ sụp xuống. Nhưng lát sau, anh lại nhủ thầm : "Thôi ! Mình phải cố gắng đi tiếp !"....

    Và như thế, cứ nửa giờ việc này được lặp đi lặp lại. Nếu cứ đầm mình trong tuyết lúc thời điểm sức khỏe bản thân bị suy kiệt tới mức độ nguy hiểm như thế này, sự thờ ơ có nghĩa sẽ cầm chắc cái chết. Mỗi lần như thế, anh lại tự buộc mình phải đứng dậy. Anh lần theo những con đường mòn dành cho các thợ săn, hướng theo mặt trăng trên bầu trời để tiến về phía tây. Khoảng từ 2.00 đêm trở đi, sao Kim đã chỉ đường dẫn lối cho Behnemann. Lúc 4.00 sáng, vào cuối đêm thứ ba và bắt đầu một ngày thứ ba của cuộc hành trình, đột nhiên anh thấy mình đang đứng trước một cái chuồng ngựa. Có chút cỏ khô bên trong. Anh ta chui ngay vào đó. Ngủ cái đã!

    Tuy nhiên, sự đói, khát cũng như nỗi sợ hãi đóng băng cho đến chết đã ngăn ngủ nhiều hơn hai giờ đồng hồ. Rồi anh lại cố gắng đứng dậy. Mình không thể chết ở đây được. Mình phải tiếp tục đi…. Anh bước ra ngoài. Bầu trời vẫn xám xịt trước mắt anh. Anh cảm thấy người mình quay cuồng, lảo đảo. Và rồi anh ta đã nhìn thấy một số trang trại.

    " Parole! – Khẩu lệnh". Có tiếng ai đó hét lên. Đúng là có tiếng hét. Behnemann vẫn tiếp tục di chuyển, không hề quan tâm. Mười bước. Rồi hai mươi bước nữa…. Thình lình, một tia sáng lóe lên trong đầu anh: Quái! - Giọng nói đó đã nói gì nhỉ ? " Parole! – Khẩu lệnh". Tại sao cuối cùng lại có vần “e” dính vào….Nếu có vần “e” thì chắc chắn không phải là từ "Parol ! – пароль!" Có nghĩa là không phải tiếng nói của người Nga….Chả nhẽ là ..?

    Nhưng suy nghĩ tiếp tục quả là khó. Behnemannchỉ có thể lần lại trí nhớ một cách chậm chạp. Tâm trí của anh dường như đang bị đông cứng lại.

    Anh ta đã lảo đảo di chuyển thêm khoảng 500 mét nữa. Nhưng dòng suy nghĩ trong tâm trí anh vẫn được tiếp tục. " Parole! – Khẩu lệnh". Dường như câu hỏi : Liệu đây có phải là người Đức không …đã thách thức suy nghĩ của anh ta ?

    Thêm một ngày mới đã đến. Bây giờ, dưới ánh sáng rực rỡ, Behnemann có thể thấy một đường ray xe lửa. Một tuyến đường sắt ! Đột nhiên, anh cảm thấy mình trở lại như là một sĩ quan huấn luyện pháo binh. Chắc chắn đây là đường đến Loknya, một điểm thuộc tuyến đường sắt chiến lược Odessa - Leningrad. Và khu vực này ở giữa Loknya và Novosokolniki, nằm ngay phía tây của Velikiye Luki, hiện vẫn đang ở trong tay người Đức. Tất nhiên anh biết rõ điều đó. Trong những báo cáo cuối cùng của trận chiến, anh đã từng nghe tại Đài quan sát của mình báo cáo lại khu vực này đã được một nhóm tác chiến thuộc Sư đoàn Panzer 8 vượt qua, chiếm giữ trong một đợt tấn công giải vây nhằm cứu nguy những người Đức đang bị mắc kẹt tại VelikiyeLuki…

    Không thể ngập ngừng, quá kiệt sức rồi….mình phải hoàn thành cuộc hành trình bằng cách này hay cách khác. Vì thế anh quay trở lại trang trại, tới nơi có dấu vết của con người đang sinh sống. Behnemann đến một ngôi nhà riêng biệt trong khu vực trang trại. Anh rút súng ra và gõ cửa ngôi nhà. Một ông lão ra mở cửa và nhìn chằm chằm vào Behnemann. Anh liền chỉ ra ở bên ngoài và thều thào : “Lính Đức hay là lính Nga ?”..

    Ông lão lắc đầu nhè nhẹ : "Lính Đức." Và ông ta chỉ cho Behnemann tới một ngôi nhà bằng đá. Anh lảo đảo bước ra khỏi cửa. Anh lê bước tới ngôi nhà mà ông lão vừa chỉ qua. Môi anh run bắn lên khi anh thấy dấu hiệu chiến thuật của đơn vị được vẽ trên cánh cửa: Phân đội số 5, Trung Đoàn pháo binh Panzer 80. "Sư đoàn 8 đến từ Cottbus," anh lẩm bẩm. Anh ta biết rõ Sư đoàn Cơ giới hạng nhẹ số3 rất nổi tiếng; mà vào năm 1940 đã được cải tổ thành Sư Đoàn Panzer số 8 và đã chứng tỏ giá trị của nó như là một quả đấm thép xung kích trên các khu vực mặt trận ở phía bắc và trung tâm nước Nga.

    Anh ta đẩy cửa bước vào một căn phòng lớn trong ngôi nhà đã đặt làm trụ sở chỉ huy. Những người lính Đức giật mình quay lại khi họ nhìn thấy một bóng ma xuất hiện ở cửa - một hình dáng con người gầy gò, hốc hác, một tay được quấn bằng chiếc mũ trùm đầu ngụy trang của mình, khuôn mặt râu ria bị biến dạng do sương giá ăn. Tất cả mọi người đều ngồi như hóa đá...

    Người khách không mời ma quái lúc này đang nhìn chằm chằm vào lò sưởi. Một gamelle (cà-men) dã chiến bằng sắt tráng men màu trắng của Quân đội Đức chứa một chất thay thế cà-phê đang được đun sôi trên chiếc lò. Anh cầm lên, khó khăn đưa lên môi và bắt đầu nhấp lấy một ngụm. Sau đó thì tiếp tục uống. Rồi anh đặt chiếc cà-men xuống bàn. Và chỉ trong lúc đó, anh mới thều thào thốt lên những lời đầu tiên : "Tôi đến từ Velikiye Luki."

    Và những người đồng đội anh nhảy đến, đẩy cho anh một chiếc ghế. Behnemann liền thả mình ngay vào ghế, cười và cứ thế mà cười….Những giọt nước mắt sung sướng thi nhau chảy xuống khuôn mặt trắng bệch, không còn chút sự sống của anh. Một người lính Đức đã đi bộ trong 60 giờ đồng hồ. Trong một cái lạnh khủng khiếp của miền Bắc nước Nga, người lính đó đã đi được 25 dặm đường. Người Nga không tóm được anh. Anh đã trốn thoát khỏi địa ngục của Velikiye Luki – Đó chính là anh ta, trung úy Behnemann thuộc Phân đội pháo binh số 9, Trung đoàn Pháo binh số 183....

    Và như vậy, Behnemann đã trốn thoát khỏi số phận bị giam cầm và sự trả thù mà sau này khi các nhà lãnh đạo Sô-viết cuồng tín đã giành được chiến thắng trước người Đức tại Velikiye Luki. Sau chiến tranh, họ đã lựa chọn từ các trại giam giữ tù binh Đức, những tù binh đã từng chiến đấu tại Velikiye Luki; đưa họ trở lại “ pháo đài Velikiye Luki” và giải ra trước Tòa án xét xử tội phạm chiến tranh - quy cho họ có trách nhiệm trong việc đối xử tàn bạo và vô nhân tính với các tù binh và dân thường Liên Xô xung quanh thành phố Velikiye Luki.. Một người trong mỗi cấp bậc khác nhau bị tuyên án tử hình bằng hình thức treo cổ : bao gồm một vị tướng, tá, đại úy, trung úy, các thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ và có cả một cá nhân…..

    Cuối cùng, ngày 29 tháng Giêng năm 1946, người Nga đã treo cổ công khai các bị can tại Quảng trường Lenin thuộc Velikiye Luki. Gồm có tám tội nhân : trong đó phải kể tên là Đại tá von Sass – Tư lệnh thành phố, von Rappard (cựu trung đoàn trưởng Trung đoàn bộ binh số 277, bị bắt vào năm 1945), một chỉ huy đại đội, một người phụ trách về đường sắt, NCO thậm chí có cả 1 lính thường. Những người còn lại được giảm án xuống còn 20-25 năm tù lao động khổ sai. Chỉ có 11 người trong số họ còn sống sót để trở về Đức vào khoảng thời gian từ năm 1953 đến năm 1955.

    Đó là tình hình tại Velikiye Luki, một trong những điểm trọng tâm thuộc Trận chiến mùa đông năm 1942-1943. Sự kết thúc của Chiến dịch được coi là “Tiểu Stalingrad” quan trọng này đạt được thành công bởi vì Hồng quân đã tung ra một lực lượng có sức mạnh tổng lực hơn hẳn bất kỳ nơi nào khác trong thời kỳ tiếp giáp giữa băng giá và bùn lầy tại cánh Bắc…

    .............................
    HẾT PHẦN III...THÂN MỜI BÁC HUNTER CÀY CHO ANH EM THƯỞNG THỨC PHẦN TIẾP THEO...RẤT CÁM ƠN SỰ TƯ VẤN CỦA NGTHI VÀ DANNGOC.......MÌNH NGHỈ MỘT CHÚT ĐỂ LẤY SỨC RỒI CÀY TIẾP PHẦN V : TO THE DNIEPER ( TIẾN VỀ DNIEPER) .....

    ;-);-);-);-);-);-);-);-);-);-);-)
    maseo, caonam_vOz, DepTraiDeu8 người khác thích bài này.
  3. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    PHẦN 04: CƠ HỘI CUỐI

    1. Tiếp theo là gì?

    11,200,000 quân được động viên-Phòng thủ hay Tấn công- Tấn công địch khi chúng đã suy yếu-Quyết định sai lầm.

    Ai chưa trải qua bùn lầy nước Nga sẽ chẳng thể hình dung nổi nó ra sao. Cùng lúc tuyết tan vào tháng 03 năm 1943, cả chiến trường trên bộ tiến vào trạng thái tê liệt. Mọi đôi ủng, xe cộ, cuộc hành quân ngập lún trong các bãi lầy sâu hoắm. Cả chiến trường rơi vào tĩnh lặng. Chạy dài từ Leningrad tới Staraya Russa, dọc theo mấu lồi Orel và Kursk tới Belgorod, xuống Donets và Mius tới Biển Azov. TĐQ 17 đang phòng ngự đầu cầu Kuban, bảo vệ đường tới Crimea và che chắn cánh nam Mặt trận phía Đông. Phòng tuyến này, được bảo vệ vững chãi bởi bùn lầy, đã kết thúc khoảng thời gian khủng hoảng vừa qua. Chuỗi thảm họa liên tiếp bắt đầu từ Stalingrad đã dừng lại. Nguy hiểm chính đe dọa quân Đức giải trừ và tình hình cuối cùng cũng ổn định.

    Nhưng bùn lầy rồi cũng khô, sau khi tuyết tan xuân hè sẽ tới. Sau đó thì làm sao? Đây là vấn đề mang tính chiến lược. Cuộc chiến phía Đông cần tiếp tục ra sao với tình hình mới? Hai chiến dịch, nhằm đánh quỵ nước Nga, đã thất bại.

    Chiến dịch thứ ba, trong tình thế đang đảo ngược và những khủng hoảng hiện hữu, cần tiến hành theo cách nào? Hi vọng của Bộ Tổng Tư Lệnh Đức nên đặt ở đâu? Và còn bao nhiêu thứ có thể hi vọng?

    Có một điều chắc chắn. Bùn lầy đầu xuân giúp quân Đức có khoảng thời gian thở dốc quý giá đầu năm 1943. Lần đầu sau nhiều tháng, dự trữ bắt đầu tăng vọt. Thời gian, dự trữ, và vũ khí - đó là 03 yếu tố của chiến tranh.

    Khi Adolf Hitler lần đầu phác thảo Chiến dịch Citadel, ông ta không nghĩ nó đơn giản chỉ là một chiến dịch quân sự. Chỉ thị bí mật tháng 04 năm 1943, yêu cầu thống kê số lượng tù binh và dân cư thích hợp lao động, chỉ ra rõ ràng, Hitler nhận ra khó khăn của nền kinh tế Đức. Không chỉ thiếu thốn binh lính mà còn cả công nhân. Và càng nhiều người gia nhập quân đội, bù đắp nhu cầu ngày càng tăng, thì mức độ thiếu hụt nhân công trong công nghiệp quốc phòng, hầm mỏ, vận chuyển và sản xuất lượng thực càng cao.

    Bộ Tổng Tư Lệnh yêu cầu 800,000 người vào tháng 01 năm 1943 – nhưng thậm chí áp dụng động viên gắt gao cũng chỉ cung cấp được 400,000 quân. Những người này hao hụt trực tiếp vào công nghiệp quốc phòng và được thay thế bằng công nhân ngoại quốc, đa số từ phía Đông.

    Một ngạc nhiên nhỏ, trong “Chỉ thị đảm bảo cung cấp Tù binh, Nhân công và Chiến lợi phẩm”, Hitler yêu cầu mục tiêu quan trọng của các chiến dịch quân sự, bên cạnh tiêu diệt quân địch, là thu gom tù nhân và dân chúng phục vụ cho guồng máy kinh tế. Chiến tranh quay lại bản chất nguyên thủy nhất của nó là cướp đoạt nô lệ và của cải.

    Các nỗ lực này đạt những thành công nhất định. Vào tháng 05 năm 1942 có 9.4 triệu người phục vụ trong quân đội; con số tăng thành 11.2 triệu vào mùa xuân năm 1943. Bên cạnh đó, cùng thời gian, có 36.6 triệu công nhân dân sự, so với 35.5 triệu vào tháng 05 năm 1942. Nói cách khác, nước Đức có thêm 02 triệu lính và 01 triệu công nhân. Sản lượng cũng tăng đáng kể - bất chấp bị không kích và thiếu thốn nguồn cung cấp lương thực. Albert Speer, sếp mới của nền kinh tế thời chiến, đã tổ chức thành công việc sản xuất hàng loạt những nguyên vật liệu chiến tranh thiết yếu. Trong khi đầu năm 1942 mỗi tháng chỉ có 350 xe tăng và 50 pháo xung kích tự hành được sản xuất, thì đến đầu năm 1943 sản lượng xe tăng đã tăng gấp đôi, pháo xung kích tự hành thậm chí tăng gấp bốn.

    Cứ như thế, kỹ năng của các kỹ sư và bàn tay lao động của hàng triệu đàn ông lẫn phụ nữ trong các nhà máy quốc phòng liên tục bị đánh bom đã làm nên các vũ khí mới. Chúng là các xe tăng hạng nặng Tiger 1 va 1A, xe tăng hạng trung đời mới Panther, pháo xung kích tự hành khổng lồ Ferdinand, và pháo phòng không cùng pháo chống tăng hạng nặng đặt trên khung gầm tự hành.

    Chỉ có một mảng vẫn bất động và im lặng một cách khó hiểu – các chỉ huy Đức không nghe thấy bước chân ngay ngưỡng cửa của thời đại nguyên tử. Các nhà khoa học Đức đã có nhiều báo cáo và nêu vấn đề trong các cuộc hội thảo. Họ chỉ ra có thể tạo một vụ nổ chỉ có trong tiểu thuyết dựa trên hiện tượng phân hạch nguyên tử mà các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra. Nhưng Văn phòng phát triển vũ khí Đế chế từ chối đưa ra bất cứ đơn đặt hàng nào vì “trên nguyên tắc” tất cả vũ khí không được nghiên cứu phát triển quá 09 tháng.

    Thật dễ dàng nói, dù muộn mằn, trong năm 1943, cuộc chiến này là không thể thắng. Lãnh đạo nước Đức đã nhận ra chẳng có chiến thắng chung cuộc nào cho nước Đức nữa. Câu hỏi phải đối mặt hiện tại là: “Làm sao có thể ngăn chặn một cái kết thảm họa?”

    Câu trả lời không cần thiết chỉ cách mạng chính trị, nổi dậy, giết người cầm đầu hay kháng chiến, có những giải pháp thay thế nhẹ nhàng và truyền thống hơn nhiều.

    Một cuộc đánh giá cẩn thận tình hình quân sự và kinh tế chỉ ra, với một chiến thắng quân sự vào xuân 1943 và động viên kinh tế tổng lực, Bộ Chỉ Huy Tối Cao Đức có 01 cơ hội tiến hành chiến lược mới tại chiến trường Nga. Một chiến lược không dựa trên ảo tưởng chinh phục toàn bộ lãnh thổ bao la của Liên Xô -một ảo tưởng tai hại- mà vào thực tế khó khăn rằng sức mạnh của nước Đức sẽ, cố lắm, có thể đánh suy yếu Hồng Quân và làm lung lay quyền lực của Stalin khiến Kremlin sẵn sàng đàm phán. Không phải chiến thắng, là một trận hòa. Một kết cục hợp lý dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ. Hitler sẽ hiểu thời điểm hiện tại cấp bách lắm rồi và xoay bánh lái đúng lúc?

    Thống chế von Manstein, nhân vật chứng tỏ mình là một trong các tướng lĩnh quan trọng nhất trên mọi mặt trận, là người phát ngôn tiêu biểu cho ý tưởng mặt trận phía Đông có thể đánh, ít nhất, nhằm không kết thúc trong thảm họa. Tuy phải thừa nhận cách này chẳng thể cứu vãn được thất bại, nhưng chí ít làm nó dễ chấp nhận hơn.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 34 : 61 TẬP ĐOÀN QUÂN NGA ĐANG ĐỐI ĐẦU VỚI NGƯỜI ĐỨC SAU CHIẾN DỊCH KURSK – VẬY ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA TIẾP THEO
  5. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Sự thật hiện tại không thể che giấu được nữa. Kế hoạch của Chiến dịch Barbarossa, đánh bại Liên Xô bằng Chiến Tranh Chớp Nhoáng (Blitzkrieg), nuốt trọn nền kinh tế giàu có của nó, và cơ động đánh vào các vị trí của Đế Chế Anh tại Châu Phi, Trung Đông, và Ba Tư bằng gọng kiềm khổng lồ xuyên qua Caucasus và Ai Cập- kế hoạch đó đã sụp đổ hoàn toàn khi quân Đức phải rút khỏi El Alamein và Caucasus. Hiện tại Bộ Chỉ Huy Đức phải tạm hài lòng với những mục tiêu nhỏ hơn nhiều và cố thực hiện một cuộc đàm phán để kết thúc Mặt trận phía Đông.

    Giây phút quyết định đã tới. Toàn bộ giai đoạn hiện tại của chiến tranh đang đứng trước ngã tư đường. Vẫn còn thời gian tránh tai họa đang đến, sửa lại sai lầm ngày 22 tháng 06 năm 1941. Lịch sử đứng chênh vênh nguy hiểm trên toàn chiến trường từ Baltic tới Biển Đen. Thật hiếm khi một quyết định có thể thay đổi cán cân tới mức độ như thế. Thực sự có cơ hội tìm kiếm một trận hòa?

    Cái giá người Nga bỏ ra cho đoạn đường từ Stalingrad tới Donets cũng đắt đỏ vô cùng. Stalin không thể hoàn thành mục tiêu chính là bao vây cánh nam của quân Đức. Hồng Quân hiện cũng trong tình trạng tả tơi.

    Tương lai sẽ ra sao? Đây là những suy nghĩ của von Manstein: “Kiểu tấn công với những mục tiêu cao xa, như cách quân ta tiến hành mấy năm nay, hiện là quá sức. Lựa chọn khả dĩ hiện tại xem ra là phòng ngự.”

    Phòng ngự! Theo cách nào? Có hai dạng phòng ngự - cứng nhắc, giữ toàn bộ đất đai đã chiếm, và linh hoạt, phòng ngự mềm dẻo, kết hợp giữa tiến lùi hợp lý cùng phản công đúng lúc. Cách phòng ngự cứng nhắc là không khả thi. Lực lượng Đức không đủ. Chiến tuyến từ Biển Đen tới Bắc Băng Dương quá dài cho việc củng cố phòng ngự cứng. Cụm TĐQ Nam, ví dụ, chỉ có 41 sư đoàn cơ động và 03 sư đoàn đồn trú địa phương trải trên chiến tuyến 470 dặm.

    Theo nguyên tắc chiến lược phòng ngự thì lực lượng như thế là quá ít. Một tuyến phòng ngự cứng nhắc sẽ có nguy cơ bị quân Nga, với quân số gần như vô tận, pháo binh mạnh mẽ tập trung cường độ cao, lượng xe tăng hùng hậu, và không quân đông đảo đang tăng lên nhanh chóng, tấn công nhiều vị trí cùng lúc với lực lượng áp đảo tuyệt đối rồi xuyên thủng phòng tuyến Đức.

    STAVKA thực sự phát triển chiến thuật này lên thành nghệ thuật trong suốt mùa đông 1942 và 1943. Ngay sau khi bóp nát một cụm phòng ngự của quân Đức, người Nga khéo léo chuyển hướng tấn công, với lực lượng đột kích mạnh, vào khu vực khác.

    Bộ Tổng Chỉ Huy Đức bắt buộc phải liên tục điều chuyển quân dự bị chiến lược và những đơn vị cơ động ít ỏi trong tay vá víu khắp nơi, thay vì để chúng tham chiến đúng nơi đúng lúc. Kết quả là quân Nga thành công chọc thủng, cô lập sau đó hợp vây từng cụm quân, và việc tháo lui kéo theo những thiệt hại về người và của khủng khiếp. Trận đánh tại khu vực giữa Caucasus, Volga và Donets là ví dụ sống động nhất.

    Rõ ràng, Chẳng có hi vọng thành công nào nếu cố bám víu vào những phòng tuyến cứng nhắc trong năm 1943. Vậy niềm tin vào một chiến lược tìm một trận hòa của Manstein dựa vào đâu? Manstein nói: “Chúng ta phải tận dụng mọi yếu tố nhằm thể hiện ưu thế của Đức. Mặc dù đang đánh phòng ngự trên toàn cục, ta phải cố tung những đòn thật đau vào địch, gây cho chúng thương vong nặng nề, tiêu hao lực lượng chúng trên quy mô lớn, và đó là tiền đề ép chúng đi tới thỏa thuận. Chúng ta phải đảm bảo, dù trong khuôn khổ của chiến lược phòng ngự, sẵn sàng linh hoạt tung ra các chiến dịch phản công để xác lập thế mạnh của mình.

    Nói cách khác, ý tưởng là thay vì tấn công ồ ạt quy mô lớn, sẽ để người Nga tấn công trước và sau đó, khi thích hợp, đánh ngược một đòn ngay khi địch hết đà tấn công. Thực sự, Manstein đã tiến hành chiến lược này vào xuân 1943, trong trận đánh phòng ngự vĩ đại giữa Donets và Dnieper. Nếu chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn – và Đồng Minh kiên định yêu cầu “đầu hàng vô điều kiện” đã đưa ra tại Casablanca đẩy nước Đức vào thế không có chọn lựa – chiến lược của Manstein là tia hi vọng cuối cùng để thoát khỏi thất bại quân sự toàn diện.

    Nhưng bất cứ ai tin Adolf Hitler có thể nhận ra tình hình và từ bỏ kế hoạch hoang đường của mình sẽ cay đắng khi biết mình ảo tưởng như thế nào. Ngay khi các cuộc rút lui và chiến tuyến rút gọn lại vào xuân 1943 giúp tăng thêm vài đơn vị dự trữ chiến thuật và chiến lược, Ảo tưởng của Hitler bắt đầu sôi sục trở lại. Tính tự phụ của ông ta giờ che mờ lý trí và tỉnh táo. Hitler cho phép chính mình một lần nữa tiến hành tấn công chủ động. Mấu lồi Kursk, cái lan can nối giữa Orel và Belgorod, lôi cuốn ông ta tiến hành một chiến dịch gọng kìm to lớn kiểu như Citadel.

    Hitler thậm chí “tố” hết lực lượng dư bị trong tay, tiêu biểu là quân thiết giáp mà Guderian mới tái tổ chức. Ông ta muốn hủy diệt đa phần lực lượng thiết giáp Liên Xô tại Kursk và khu vực lân cận, cùng lúc xóa sổ toàn bộ lực lượng dư bị Xô Viết trong năm 1943. Hitler tin rằng, bằng các trận đánh quyết định, sẽ lấy lại quyền chủ động tại Mặt trận phía Đông. Thậm chí còn mơ tới một chiến dịch tiếp nối ngay sau đánh thẳng vào Moscow.

    Guderian, Manstein, Model và nhiều tướng lĩnh khác đã van nài Hitler từ bỏ ý tưởng. Họ chỉ ra những hiểm họa ẩn sau chiến dịch và nó chắc chắn sẽ trì hoãn đợt Tổng tấn công mùa hè. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Đức khẩn thiết kháng nghị: vì mặt trận đã bị kéo căng quá mức và nguy cơ một cuộc tấn công tại phía Tây và Italy, quân dự bị sẽ hữu dụng ở nơi khác hơn. Có lúc Hitler đã lắng nghe cảnh báo của họ, khi ông ta lung lay và tránh xa ván cược tất tay này. Nhưng cuối cùng vẫn gom lại và ném hết mọi thứ trong tay vào chiến trường đẫm máu ở Kursk.

    Ta đều biết cái gì xảy ra. Chiến dịch Citadel, bị phản bội bởi các điệp viên, là một quả bom xịt. Dự bị chiến lược khó khăn lắm được tái dựng và bổ sung một lần nữa dùng hết; quân thiết giáp mới với các tiểu đoàn Panther và đại đội Tiger đầu tiên bị tiêu hao khi đánh vào hệ thống phòng ngự khổng lồ của Xô Viết ở Kursk.

    Và thảm họa tới ngay sau đó. Tổng Hành Dinh Xô Viết làm đúng việc Manstein khuyến cáo Hitler – đánh ngay khi mũi đột kích đối phương hết đà. Ngay lúc trận Kursk cao trào, quân Xô Viết mở đợt tấn công tổng lực vào sau TĐQ của Model đang tấn công tại cánh bắc. Như thế họ bắt buộc quân Đức dừng tấn công tại phía bắc và tận dụng sự lộn xộn chọc thủng một lỗ trên chiến tuyến của TĐQ Thiết Giáp 02 tại khu vực Orel.

    Tại đó, từ ngày 12 tháng 07 năm 1943 trở đi, đợt tấn công nghi binh của quân Xô Viết phía bắc Kursk tiến triển thành trận phòng ngự khốc liệt, cuốn vào đó một bộ phận đáng kể binh lực TĐQ 09. Mặc dù một lỗ hổng nguy hiểm dùi sâu vào sườn trái cánh nam Cụm TĐQ Trung Tâm một lần nữa được ngăn chặn, người Xô Viết cũng thành công chặn đứng Chiến dịch Citaldel vào phút cuối, ngay trước khi Manstein và Model mang nó tới thắng lợi chung cuộc.

    Kết quả là tình hình Bộ Tổng Tư Lệnh Đức giờ tệ hơn cả ngay trước giai đoạn ổn định mùa xuân 1943. Gần như toàn bộ dự trữ đều dùng hết. Các lực lượng cơ động chính tại Chiến Trường Phía Đông giờ không bị đánh tan tác cũng thiệt hại hại nặng nề. Toàn chiến tuyến đã căng ra tới mức tan vỡ. Thời điểm này Tổng Hành Dinh Liên Xô đã chờ đợi 12 tháng nay, Stalin mơ về nó từ hè năm 1942. Hitler đã cược thua không chỉ chiến thắng mà còn cả hi vọng thủ hòa.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bác Hunter dịch ngon thật...Đọc phê lòi mắt.....
  7. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Bão tố thế này chắc mặt trận cũng nghỉ bác Hunter nhỉ, ghiền quá mà ko có chap
  8. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Chống bão xong rồi là lên ngay đây bác, chuẩn bị đầy đủ là đánh nhau ngay. :D
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    2. Di sản từ Kursk

    "Quân Xô Viết tấn công khắp nơi-Belgorod và Orel đã mất-Kịch tính ở Akhtyrka-“Tướng quân của các anh vẫn còn trong rừng?”

    Tuy rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn vào giữa năm 1943, quân Đức vẫn đạt một số thành công đáng ghi nhận. TĐQ Thiết Giáp 02 và TĐQ 09 của Đại tướng Model ghi điểm xuất sắc khi phòng thủ thành công mấu Orel. Các sư đoàn Đức mỏi mệt một lần nữa ngăn chặn được quân Nga đột phá tới Bryansk và sông Dnieper. Nhưng Hồng Quân không chịu bỏ cuộc. Ngày 17 tháng 07, hai PDQ mạnh đóng hai bên cạnh Izyum tấn công các vị trí của TĐQ Thiết Giáp 01 Đức ở miền trung Donets. Đại tướng von Mackensen tiếp tục điều khiển các QĐ đã suy yếu của mình chặn được cuộc tấn công và bằng cách nào đó còn dập tắt nó. Dọc theo chiến tuyến sông Mius của TĐQ 06 của Tướng Hollidt, không may -con sông gần Biển Azov này là trọng điểm tranh chấp dữ dội của hai bên từ tháng 12 năm 1941- quân Nga thành công chọc thủng một lỗ tại đông Stalino, gần Kuybyshevo trên bờ đông sông Mius, và kéo dài nó tới tận Marinovka trong khu vực tác chiến của Sư đoàn Bộ Binh 294 Saxon. Trung đoàn Bộ Binh Xung Kích 513 phải bỏ ngôi làng nhỏ nhưng sư đoàn cuối cùng thành công bịt lỗ thủng nguy hiểm đó.

    Manstein đã ném vào các QĐ Thiết Giáp SS từ phía bắc và Sư đoàn Bộ binh Mô tô hóa 16 đầy kinh nghiệm từ phía nam, sau đó cả Sư đoàn Thiết Giáp 23 nữa. Các đơn vị này thành công ngăn chặn thảm họa tồi tệ xảy ra nhờ ghìm được mũi đột kích vào thẳng trung tâm Donets của quân Liên Xô. Tuy nhiên, không còn đủ lực lượng tiêu diệt mối đe dọa này. “Quá ít và quá trễ” là thích hợp nhất để diễn tả tình huống lúc này. Ngay khi hoàn tất phản công, ngày 03 tháng 08, và khôi phục tuyến phòng ngự chính của TĐQ 06, các QĐ Thiết Giáp SS lại bị kéo ra rồi chuyển lên phía bắc.

    Thực vậy, chiến dịch di tản trì hoãn rất lâu tại đầu cầu Kuban giờ đã tiến hành và Sư đoàn Thiết Giáp 13 cùng các đơn vị khác tiến lên phía bắc từ Crimea. Nhưng cùng lúc các phương án bố trí tạm thời thành công tại sông Mius và trung Donets, giúp giải quyết tình huống nguy hiểm trước mắt, thì đầu tháng 08 mối đe dọa ghê gớm mới đang thành hình tại khu vực Belgorod, cánh bắc Cụm TĐQ Nam. Không thám phát hiện lực lượng mạnh của quân Nga xuất hiện phía đông Belgorod. Một cuộc tấn công quy mô lớn của PDQ Xô Viết Voronezh qua Kharkov rồi trực chỉ sông Dnieper sẽ diễn ra sớm thôi.

    Stalin dự định tái hiện nỗ lực bị bỏ dở mùa xuân năm 1942: ông ta muốn cắt rời Cụm TĐQ Nam khỏi phần còn lại rồi tiêu diệt nó, cùng lúc làm tương tự với Cụm TĐQ A, đó sẽ là một thất bại không thể tránh. Đại tướng Lục quân Vatutin, cùng Chính ủy Nikita Khruschev, đã phát động tấn công tổng lực vào hai bên của Belgorod vào ngày 03 tháng 08, ngay sau một trận pháo kích ồ ạt; 05 TĐQ được dùng cho trận này.

    Theo ghi chép phía Liên Xô, Vatutin chiếm ưu thế pháo binh và thiết giáp gấp 06 lần so với quân Đức. Dọc địa đoạn đột phá ông có 370 pháo cối trên mỗi dặm. Ngay sau các sư đoàn súng trường còn 02 TĐQ xe tăng tinh nhuệ, TĐQ Xe Tăng Cận Vệ 01 và 05. Lực lượng của họ tập trung thành nắm đấm tấn công khổng lồ - 112 xe tăng mỗi dặm chiến tuyến.

    Chiến đấu diễn ra quyết liệt tại khu vực Orel thuộc TĐQ Thiết Giáp 02. Nhưng xa hơn về phía nam tình hình thậm chí còn tệ hại hơn. Trong lúc TĐQ 06 thành công giữ tuyến phòng ngự chính vừa tái chiếm trước cuộc tấn công mới của quân Nga, thảm kịch từ phía nam nhanh chóng lan tới hai bên Belgorod, nơi phòng ngự suy yếu nhiều bởi phải điều vài đơn vị cơ động cho TĐQ 06 và cánh nam Cụm TĐQ Trung Tâm tại Orel.

    Sau 03 giờ chiến đấu, các sư đoàn súng trường Xô Viết thuộc TĐQ Cận Vệ 05, 06 đã chọc sâu vào phòng tuyến Đức. Vatutin tiếp tục ném các TĐQ Xe Tăng vào theo lỗ hổng này. Họ xé toạc tuyến phòng ngự của quân Đức dọc theo điểm nối TĐQ Xe Tăng 04 của Hoth với đơn vị bạn phía nam, TĐQ Độc Lập Kempf, và đẩy mạnh vào khu kiểm soát của người Đức. Họ bỏ qua Kharkov mà nhằm vào Poltava. Thống chế von Manstein ngap lập tức gom hết dự bị chiến thuật từ mọi góc chiến trường. Nhưng Belgorod không giữ nổi nữa.

    Và để hoàn thành vở bi kịch, Model cũng bị cuốn vào rắc rối thậm chí còn lớn hơn ở mấu lồi Orel xa về phía nam. TĐQ Thiết Giáp 02 cuối cùng bắt buộc phải di tản Orel nhằm tránh nguy cơ bị bao vây.

    Belgorod thất thủ! Orel thất thủ! Kharkov trong tình cảnh tuyệt vọng! Thời khắc sụp đổ hoàn toàn đã tới rồi ư?

    Điện Kremlin chắc chắn hi vọng thế. Stalin, lần đầu tiên từ đầu chiến tranh, ra lệnh bắn một loạt đại bác rung động cả Moscow vào chiều ngày 05 tháng 08. Một thông cáo đặc biệt vang lên đầy tự hào: Belgorod và Orel đã về lại tay ta. Hai trung tâm lịch sử, chiến lược và giao thông của Ukraine với Trung Nga được tái chiếm. Việc chào mừng và các thông cáo cho thấy rõ ràng Kremlin chẳng sợ mất chúng lần nữa. Người Nga nhận ra họ đang bước trên con đường chiến thắng. Loạt đại bác tại Moscow còn truyền cảm hứng cho các chỉ huy Xô Viết tại Belgorod lao vào cuộc đua tới mục tiêu vĩ đại mà Nguyên Soái Stalin đã vạch ra cho họ 09 tháng trước – hất văng Cụm TĐQ Nam khỏi sông Dnieper, trực chỉ tới Biển Azov, rồi nghiền nát nó tại đó.
    caonam_vOz, mokurapov, meo-u7 người khác thích bài này.
  10. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Số phận Manstein đã định đoạt? Giữa TĐQ Thiết Giáp 04 của Hoth và Cụm Tác Chiến Độc Lập Kempf là khoảng hở nguy hiểm dài 34 dặm. Con đường tới sông Dnieper giờ rộng mở thênh thang trước mặt quân Nga. Hơn nữa, Hitler còn tạo điều kiện thuận lợi cho cho Stalin khi ra lệnh QĐ 11 của Tướng Raus, đang rút về Kharkov trên cao tốc chật hẹp, vào trong phòng thủ thành phố. Một lần nữa ông ta ra lệnh: “Giữ Kharkov bằng mọi giá.”
    Đại tướng Hoth đã kéo TĐQ Thiết Giáp 04 về phía tây nam, nhằm xây dựng phòng tuyến mới phía bắc Kharkov. Câu hỏi là liệu nó có hoàn thành được không. Sư đoàn Thiết Giáp 19 Hạ Saxon cùng QĐ Thiết Giáp 48 và 03 đã đánh những trận quyết liệt tại điểm quân Xô Viết đột phá và giờ đang vừa đánh vừa lui về phía tây, xuyên qua phòng tuyến quân Nga.
    Chiều ngày 06 tháng 08, Trung Tướng Gustav Schmidt, chỉ huy Sư đoàn Thiết Giáp 19, đang có mặt tại Sở chỉ huy QĐ Thiết Giáp 48. QĐ Trưởng Thượng Tướng von Knobelsdorff, đã chỉ trên bản đồ cho ông các vị trí dự định thiết lập tuyến phòng ngự của TĐQ Thiết Giáp 04 khu vực Grayvoron-Akhtyrka. “Cái chính là các đơn vị ta phải đến đó càng nhanh càng tốt, Schmidt. Các đơn vị tiên phong của Sư đoàn ‘Grossdeutschland’ đã dựng tuyến chặn kích. Ta phải ngăn quân Nga tiến lên, bằng không cả Cụm TĐQ sẽ xong đời!”
    Schmidt tự tin gật đầu và nói: “Chúng tôi sẽ hoàn hành nhiệm, thưa Thượng Tướng!” Ông nhanh chóng đưa các trung đoàn mình về hướng Akhtyrka. Nhưng ông không biết đơn vị mình đã bị quân Nga vượt mặt, các đơn vị thiết giáp Xô Viết luồn sâu sau lưng ông và cắt đường giao thông chính tại Grayvoron vào sáng ngày 07 tháng 08, ngay vị trí các QĐ đang rút lui bắt buộc phải đi qua.
    Thảm họa tới gần mà không ai biết. Chỉ vài giờ trước các đơn vị vận tải của Sư đoàn Thiết Giáp 19 vẫn yên ổn di chuyển. Sĩ quan binh lính của sư đoàn tiến tới Akhtyrka xây dựng tuyến phòng ngự mới không chút nghi ngờ. Tướng Schmidt dẫn đầu đội hình trong xe tăng chỉ huy. Lính điện đài vất vả xoay núm điều chỉnh và báo cho Trung úy Köhne, sĩ quan phụ tá, “Mật độ điện đài quân Nga rất bất thường. Chúng nói chuyện phấn khích như thể sẵn sàng cho một trận đánh vậy.”
    Köhne chẳng có thời gian báo lại. Địa ngục bất thần phủ xuống nhanh như chớp giật giữa trời quang. Tiếng nổ và ánh chớp của đạn chống tăng. Chúng đến từ khu rừng hai bên cao tốc, dội vào đội hình chính xác tới từng viên. Xe cộ bị phá toang, nổ tung tóe, các cột lửa bùng lên. Mùi của sự thiêu đốt. Khói.
    Một viên nổ ngay trước mũi xe tăng chỉ huy khiến nó kẹt cứng trong cái hố viên đạn tạo ra. “Ra ngoài!” viên tướng thét lên. Họ chui ra và lao vào vệ đường. Xe tăng T-34 xuất hiện trên đường và chỉ trong vài phút nhả đạn xối xả vào đội hình hành tiến. Trung úy Köhne chứng kiến Trung tá von Unger, chỉ huy hành quân, đổ gục bởi một loạt đạn súng máy. Một chiếc T-34 lao thẳng tới họ. Từng người một nhanh chóng tiến vào khu rừng. Quân Nga tràn ngập khắp nơi. Viên tướng, Trung úy Köhne, Hạ sĩ Schütte, tài xế, và anh lính điện đài nấp sau một thân cây. Tất cả vũ khí họ có chỉ là 02 khẩu tiểu liên và 02 khẩu súng ngắn.
    Một nhóm bộ binh Nga phát hiện và đang cố lôi họ ra. Đạn dược sẽ cạn sớm thôi.
    Viên tướng thì thầm gì đó với Köhne. Rồi hét to lên với Schütte và người lính điện đài, “Chúng ta xong rồi. Hai anh hãy cố thoát đi. Tôi với Trung úy Köhne sẽ cố đánh lạc hướng quân Nga và bắn yểm trợ.”
    Schütte kinh ngạc nhìn thủ trưởng của mình. Đánh lạc hướng quân Nga? Bắn yểm trợ? Trong lúc tướng quân và Kohne mỗi người chỉ còn 04 viên đạn trong khẩu súng lục của mình? Trung tướng Gustav Schmidt, tới từ Carstorf-on-Unstrut, sinh năm 1894 và được tặng thưởng Lá Sồi, đã đoán được suy nghĩ tài xế của mình, đồng bạn với ông suốt nhiều năm trời, mỉm cười, và lặp lại với vẻ nghiêm trọng: “Đi đi; đây là lệnh!” Rồi ông nói thêm: “Nếu anh thoát được – hãy tới gặp vợ tôi, nói tôi yêu cô ấy và kể lại mọi thứ diễn ra ở đây.”
    Hai người lao đi. Đầu tiên là anh lính điện đài. Sau là người tài xế. Họ không đi được xa. Họ lao ngay vào giữa đội hình quân Nga và bị bắt. Sau đó bị giải tới kho dụng cụ. Nơi một Thiếu tướng mập mạp đặt sở chỉ huy. Trong lúc hai người bị thẩm vấn trước mặt viên tướng, một trung úy bước vào và báo cáo gì đó.
    Viên tướng Nga hỏi Schütte thông qua phiên dịch, “Tướng quân của anh vẫn còn trong rừng?”
    Schütte cảnh giác đáp: “Chúng tôi không biết tướng quân ở đâu.”
    Liền sau đó, viên tướng Xô Viết dẫn họ đi cùng người trung úy Nga, 05 anh lính, và một chiếc xe đẩy. Thi thể Tướng Schmidt và Trung úy Köhne vẫn nằm sau thân cây. Cả đoàn cùng hai cái xác trở về Sở chỉ huy Lữ đoàn Nga. Schütte và anh lính điện đài bước tới trước mặt viên tướng Nga và Schütte nói, “Thưa ngài, chúng tôi yêu cầu được chôn cất tướng quân và trung úy của mình.”
    Thông dịch truyền đạt lại. Viên tướng Xô Viết gật đầu và nói với trung úy của mình: “Tìm cho họ một chỗ tốt!”
    Họ chôn cất đồng đội mình tại rìa một ngôi làng ở Berezovka. Hôm đó là ngày 07 tháng 08 năm 1943, lúc 1500 giờ. Năm năm ba tháng sau Hạ sĩ Schütte được thả về nhà từ trại tù binh Xô Viết.
    caonam_vOz, mokurapov, gaume18 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này