1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hitler cố gắng tránh đưa ra quyết định ngay trong lúc này. Ông ta thừa nhận tình huống giờ đây là khó khăn. Ông ta cũng nhận thức được những tổn thất nặng nề của người Đức, đặc biệt là trong đội ngũ các sĩ quan chỉ huy. Quốc trưởng cảm ơn các viên Tư lệnh trong việc chỉ huy tốt các binh lính dưới quyền. Nhưng rồi Hitler lại hăng hái yêu cầu mỗi inch đất phải tiếp tục được tranh chấp cho đến khi các đợt tấn công của kẻ thù buộc phải chấp nhận thất bại. Tuy nhiên Manstein đã không hề nhượng bộ . Tăng cường thêm lực lượng hoặc là rút lui, ông nhấn mạnh.

    "Tôi phải tìm nguồn viện trợ ở đâu?" .
    Hitler lập luận như vậy.

    Manstein trả lời: " Thưa Quốc trưởng, ngài nên xem xét tại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Bắc có thể có những lực lượng dự phòng, để chúng tôi có thể sử dụng họ tại đây, tại những điểm nóng bỏng nhất trong cuộc tấn công của người Nga “

    "Tôi cần phải suy nghĩ về điều đó ...".
    Hitler lảng tránh. Nhưng Manstein đã không bỏ cuộc. Bây giờ, ông ta lập luận, chính là thời điểm cần thiết để đưa ra quyết định.

    Và Hitler đã đưa ra quyết định của mình. Bản thân Quốc trưởng coi việc chủ động di tản ra khỏi khu vực Donets có tầm quan trọng về mặt kinh tế là điều không thể chấp nhận nổi, ông đã hứa với Manstein rằng sẽ tiếp viện ngay lập tức một số sư đoàn, mà ông ta sẽ rút ra từ Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Hơn nữa, những lực lượng bị đuối sức thuộc Cụm Tập đoàn quân của Manstein sẽ được thay thế bởi những lực lượng khác chuyển tới từ các vùng yên tĩnh hơn trên mặt trận…

    Manstein cùng các vị tướng của ông vội vàng quay trở lại trụ sở chính của họ trong tâm trạng rất nhẹ nhõm. Họ bắt đầu hoạch định kế hoạch cho tình hình mới. Nhưng mọi kế hoạch của họ đã là vô ích...

    Quân thù dường như cũng góp mặt trong cuộc mật đàm tại Vinnitsa, ngay ngày hôm sau, người Nga đã tấn công vào hai cánh thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm von Kluge và đã đạt được sự thâm nhập cục bộ vào tuyến mặt trận thuộc vùng trách nhiệm của Tập đoàn quân II và Tập đoàn quân IV…

    Trong hoàn cảnh hiện tại, sự sắp xếp công việc điều chuyển quân đội sẽ không có ý nghĩa gì cả - quả thực mệnh lệnh đã được sẵn sàng - để giúp đỡ cho Cụm Tập đoàn quân Nam của Manstein. Ngay lập tức, trong ngày 28 tháng Tám, đích thân Thống chế von Kluge đã giải thích với Hitler rằng ông ta không còn lấy 1 Sư đoàn dự trữ nào trong tay. Cụm Tập đoàn quân Bắc, mà cho đến nay đã thành công trong việc giữ vững được một tuyến mặt trận rộng lớn, kiên quyết từ chối điều chuyển bất kỳ một lực lượng nào cho Manstein. Thế là Thống chế không nhận được chút gì cả. Và, đúng như ông ta tiên đoán, tình hình đã bắt đầu trở nên xấu đi một cách nghiêm trọng, đặc biệt tại khu vực phía sông Mius.

    Trong đêm 27 rạng ngày 28 tháng Tám, hai Quân đoàn Cơ động Sô-viết đã nhanh chóng vượt qua các phòng tuyến yếu ớt thuộc Tập đoàn quân VI (Đức), lượn về phía Nam hướng đến Mariupol, và vượt qua ba thung lũng thuộc vùng Yelanchik không hề được bảo vệ, xộc thẳng vào hậu phương thuộc Quân Đoàn XXIX. Bây giờ, bất kỳ sự chậm trễ nào sẽ là cực kỳ nguy hiểm. Các lực lượng yếu kém thuộc Tập đoàn quân VI Hollidt đã phải chống trả, bảo vệ trên một phòng tuyến mặt trận có chiều dài lên tới 120 dặm mà trong tay không hề có bất cứ một lực lượng dự trữ chiến lược nào. Trong mười ngày qua, các sư đoàn thuộc các Quân đoàn XXIX, IV và XVII đã cố gắng ngăn chặn, bịt mọi lỗ thủng trên phòng tuyến trước một đòn tấn công toàn diện của quân đội Sô-viết. Nhưng tại thời điểm này Hollidt, một Sĩ quan chỉ huy thận trọng, rất cần nhiều quân lính hơn là nhiều vũ khí….

    Các nhân viên tham mưu thuộc Quân đoàn Panzer SS cũng như các lực lượng khác của Quân đoàn như Sư đoàn "Leibstandarte" đã được chuyển tới nước Ý theo mệnh lệnh của Hitler. Sư đoàn “Totenkopf” đang chiến đấu tại khu vực Kharkov, Sư đoàn Vệ binh Panzer 16, cũng như các Sư đoàn Panzer 17 và 23 đã phải làm việc như những đơn vị cứu hỏa thuộc biên chế của Tập đoàn quân Panzer I tại khu vực Izyum kể từ đầu tháng Tám. Như vậy, Tập đoàn quân VI chỉ còn lại 3 Quân đoàn yếu kém, bị tổn thất nặng nề trong những trận chiến đấu vừa qua.

    Mỗi dặm trên phòng tuyến mặt trận trực thuộc Tập đoàn quân VI trung bình chỉ còn vào khoảng 130-160 người lính Đức bảo vệ. Làm sao họ có thể ngăn chặn được các đòn tấn công của những người lính Sô-viết rất đông đảo và hùng mạnh ?

    Mười ngày trước, vào ngày 18 Tháng Tám, trong khu vực phụ trách của Quân đoàn XVII nằm giữa Kalinovka và Đồi 175.5, Tập đoàn quân Cận vệ II và Tập đoàn quân Xung kích V Sô-viết đã đè bẹp trận tuyến phòng thủ do Sư đoàn Bộ binh 294 (Đức) nắm giữ. Bây giờ, những người Chỉ huy Nga ngay sau đó xua quân xuyên qua một lỗ thủng trên tuyến phòng ngự của người Đức ở gần Kuybyshevo. Ban đầu, lỗ thủng này chỉ có một bề rộng là 2 dặm. Chỉ có 2 dặm mà thôi… Thật là một cơ hội trời cho dành cho Tướng Hollidt nếu như trong tay ông ta có trong tay 1 lực lượng dự trữ chiến thuật thuộc loại khiêm tốn nhất.....
    ............................
    --- Gộp bài viết: 03/01/2018, Bài cũ từ: 03/01/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 36 : CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN NAM (ĐỨC) ĐANG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ KHU VỰC DONETS. NGÀY 14 THÁNG CHÍN NĂM 1943, CÁC SƯ ĐOÀN SÔ-VIẾT ĐÃ CHỌC THỦNG PHÒNG TUYẾN TRÊN CÁNH BẮC THUỘC CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN NAM.
    MD_2015, caonam_vOz, huymaya10 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dường như tại Phương diện quân Nam (Sô-viết), họ đã có thông tin đầy đủ về tình hình bên phía đối thủ của họ. Với sự lãnh đạm, không thèm quan tâm đến thực tại, Đại tướng Tolbukhin đã xua các Sư đoàn dưới quyền xông thẳng vào cái hành lang hẹp đầy nguy hiểm chết chóc đó. Còn Hollidt thì hết sạch lực lượng để ngăn cản những đoàn quân Sô viết hết sức liều lĩnh trong cái lỗ thủng trên phòng tuyến của mình chỉ rộng có 2 dặm như vậy.

    Trong những cố gắng vô ích, Cụm chiến đấu Picker thuộc Sư đoàn Sơn cước số 3, cùng với những lực lượng của Sư đoàn Panzer 13 mới đến từ Crimea, đã tạo ra một áp lực vào hai bên hành lang lúc này đã được người Nga mở rộng lên tới 8 dặm. Trong vô vọng, Lữ đoàn Pháo Tự hành 259 kết hợp với Cụm Thiết giáp đến từ Sư đoàn Panzer 13 đã khởi động một cuộc phản kích từ hướng tây nam lên phía bắc của khu vực hành lang. Họ đã tiến được ½ dặm, sau đó thêm ½ dặm nữa và cuối cùng thâm nhập được có 4 dặm. Nhưng đến đây thì họ hết sức, không thể đi tiếp được nữa….

    Bây giờ, mọi việc đã tới như nó sẽ được chắc chắn xảy ra như vậy. Tập đoàn quân VI không còn có thể ngăn chặn được bước đột phá của quân Sô-viết. Ngày 28 tháng Tám năm 1943, các Quân đoàn dưới quyền Tolbukhin đã tiến về phía Nam và đến bờ biển Azov trong ngày 29 tháng Tám tại Taganrog.

    Quân đoàn XXI của người Đức, đang đóng quân dọc theo bờ biển Azov, đã rơi vào tình trạng bị hợp vây. Buộc phải hành động một cách liều lĩnh, các Sư đoàn Bộ binh 111 Hạ Saxon, Sư đoàn 17 Franconian kết hợp với Sư đoàn Panzer 13 đến từ vùng Trung tâm của nước Đức cố gắng hết sức để thoát ra khỏi tình trạng bị người Nga tiêu diệt. Đã thế lại còn có nhóm tàn quân thuộc hai Sư đoàn Dã chiến Luftwaffe 15 và Sư Đoàn Bộ binh 336 Bielefeld, cả hai Sư đoàn bị quân Nga đập cho tơi tả nhưng vẫn về kịp với phần lớn lực lượng quân Đức đang còn kẹt lại trong túi vây…

    Vào ngày 30 tháng Tám năm 1943, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Không đoàn Stuka của Rudel, Sư đoàn Panzer 13 và Lữ đoàn Pháo Tự hành 259 , cuối cùng đã thành công trong việc chọc thủng vòng vây của quân Sô-viết tại khu vực Fedorovka. Bây giờ, tại lỗ thủng trên phòng tuyến bao vây của quân Nga, các Sư đoàn Bộ binh còn bị kẹt lại đã nhận được mệnh lệnh của Tướng Brandenberger ra lệnh bằng giá nào phải thoát ra trong ngày cuối cùng của tháng Tám. Ở Trung tâm túi vây là lực lượng của Sư đoàn Bộ binh 17 Nuremberg dưới quyền chỉ huy Tướng Zimmer. Trung đoàn Vệ binh 21 của Đại tá Preus đã vượt vòng vây của người Nga qua những ngọn đồi tại Toropilovskiy.

    Xa hơn nữa về phía nam, các Sư đoàn Bộ binh số 111 và 336 nổ ra từ bờ biển phía bắc thuộc Biển Azov trực chỉ theo hướng Mariupol và Melitopol. Nhóm chiến đấu tập trung này được chỉ huy bởi Trung Tướng Recknagel. "Hãy lắp lê vào súng ! Chúng ta phải bằng mọi giá thoát ra khỏi đây !". Mỗi người lính Đức, kể cả đến người lái xe, thừa biết điều gì đang đe dọa tới tính mạng của mình. Giống như vào những ngày tháng xa xưa, lời kêu gọi binh sĩ lao vào các trận chiến đấu truyền thống của nước Phổ vĩ đại "Urra!" một lần nữa lại vang lên sấm sét trên chiến trường giữa sông Mius và Biển Azov. Những khẩu pháo phòng không, pháo tự hành còn sử dụng được dẫn đầu các mũi nhọn đột kích…

    Họ đã thành công. Mặc dù họ bị tổn thất rất nặng nề, nhưng những người sống sót đã trở về được với đại quân. Trưởng phòng tác chiến thuộc Sư đoàn Bộ binh 111, Trung tá Franz, đã mang theo từ trong vòng vây một bản tín hiệu không mã hóa gửi từ viên Tư lệnh Tập đoàn quân LV (55) đến những người chỉ huy thuộc Quân đoàn Tăng Sô-viết XIX trong ngày 30 tháng Tám :” Lúc 12 giờ trưa , các anh sẽ phải dẫn giải Tướng Đức Recknagel đến trình diện trước mặt tôi tại khu chợ Taganrog !”…. Nhưng đó là một việc mà Quân đoàn Tăng Sô-viết XIX không thể dâng nộp con mồi cho vị Tư lệnh Tập đoàn quân LV (55) Sô-viết như dự định được…

    Số phận của Quân đoàn XXIX cho thấy trận chiến đấu mang tính chất liều lĩnh trên khu vực sông Mius đã trở thành một canh bạc năm ăn năm thua. Theo sự suy nghĩ của mình, Thống chế von Manstein không bao giờ có xu hướng tiếp tục với những canh bạc như vậy. Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại rất thẳng thừng, ông yêu cầu Hitler phải bật đèn xanh để kéo Tập đoàn quân VI trở lại khoảng 40 dặm về một phòng tuyến tạm thời. Tên mã của phòng tuyến mới này là "Tortoise - Rùa"….

    Các công nhân, kỹ sư quân đội thuộc Tổ chức xây dựng trong Quân đội Đức – Tổ chức Todt – đã xây dựng một cách cấp tốc, vội vã một phòng tuyến mới "Tortoise - Rùa" như chiến lũy nhằm bảo vệ trung tâm công nghiệp quan trọng tại Stalino. Liệu phòng tuyến mới này có đứng vững được không ? Nó có thể đứng vững được trong bao lâu? Đó là câu hỏi quyết định cho số phận của toàn bộ khu vực Donets, mà sự chiếm hữu của người Đức tại khu vực này - như Hitler đã nói – sẽ là một điều kiện kiên quyết cho việc tiếp tục chiến tranh tại mặt trận miền Đông.

    Stalin đã đoán ngay ra được ý đồ của Hitler và ông ta ra lệnh không cho phép quân đội của Hitler được nghỉ ngơi bất cứ lúc nào trên cánh phía nam, thuộc mặt trận của Cụm Tập đoàn Manstein. Đầu tiên tại khu vực Izyum, Tướng Sô-viết Malinovskiy (Phương diện quân Tây nam) đã tấn công Tập đoàn quân Panzer I cùng với cánh phía bắc thuộc Tập đoàn quân VI trong những ngày đầu tiên của tháng 9; Tướng Vatutin (Phương diện quân Voronezh) đồng thời đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công đại quy mô vào khu vực mặt trận do Tập đoàn quân Panzer IV của Tướng Hoth phụ trách tại khu vực Akhtyrka. Phương diện quân Thảo nguyên của tướng Konev sẽ tính sổ các vị trí trên tuyến phòng thủ thuộc Tập đoàn quân VIII, họ tấn công từ phía bắc và phía đông khu vực Kharkov, gây sức ép buộc Tướng Wohler (Đức) phải rút lui về phía sau. Lúc này khủng khoảng ở mọi nơi. Không có gì ngoài khủng hoảng.......
    ..............................
    --- Gộp bài viết: 04/01/2018, Bài cũ từ: 04/01/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : CUỘC CHIẾN ĐẤU TRÊN ĐƯỜNG PHỐ TẠI VELIKYE LUKI. NGƯỜI NGA ĐANG Ồ ẠT ĐỘT KÍCH VÀ QUÂN TRÚ PHÒNG ĐỨC.....
    caonam_vOz, huymaya, DepTraiDeu8 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Manstein liền gọi điện thoại cho Kluge. Hai viên Thống chế vội vàng sắp xếp công việc tại những điểm nóng bỏng nhất thuộc mặt trận miền Đông rồi cùng nhau bay đến Đông Phổ nhằm buộc Hitler phải có những quyết định cơ bản. Trước tiên, Hitler phải gửi thêm quân tiếp viện. Và cũng là một điều quan trọng không kém, họ muốn Hitler từ bỏ một số quyền lực không có lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe trong các vị trí đầy quyền lực của Quốc trưởng trên tư cách là Thủ lĩnh Quốc gia, Tổng Tư lệnh Tối cao các lực lượng vũ trang Đức (Wehrmacht) và Tổng Tư lệnh Lục quân…

    Các vị Thống chế đã yêu cầu thành lập một Bộ Tư lệnh tối cao phụ trách tất cả các khu vực trên chiến trường dưới sự chỉ huy đầy quyền lực cũng như trách nhiệm của một người phụ trách duy nhất thuộc Bộ Tổng tham mưu tối cao. Hơn nữa, Hitler phải từ bỏ các chỉ đạo mang tính chất cá nhân vào các kế hoạch ở phía Đông. Quốc trưởng sẽ chỉ định một Tư lệnh quân đội cho toàn bộ miền Đông, hay gọi theo cách khác là Tổng tư lệnh mặt trận miền Đông, người sẽ kiểm soát hoàn toàn và độc lập tất cả các chiến dịch ở nước Nga. Họ muốn chấm dứt sự can thiệp trực tiếp thảm khốc của Hitler vào việc tiến hành cuộc chiến tranh ở nước Nga.

    Động thái này đại diện cho một cuộc tấn công hợp pháp bởi các chỉ huy cấp cao nhất trên chiến trường khi sự tập trung đầy quyền lực ở mức độ nguy hiểm trên cương vị lãnh đạo tối cao của Đế chế thứ III - một bước đi quan trọng của lịch sử nhưng vẫn ít được biết đến và đánh giá đúng mức.

    Cuộc họp tại Tổng hành dinh Fuhrer tại Đông Phổ đã diễn ra trong ngày 3 tháng Chín. Nhưng Ông chủ của Wolfsschanze (Hang sói) đã không sẵn sàng để nhượng bộ các vị Thống chế tâm phúc của ông ta. Sự thực, ông ta cũng đồng ý một vài yêu cầu. Trước tiên, ông cho phép von Kluge rút toàn bộ cánh phía nam thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm về phía sau sông Desna; tiếp theo, ông cũng đồng ý từ bỏ đầu cầu đổ bộ tại Kuban và điều chuyển Tập đoàn quân XVII tới vùng Crimea; và cuối cùng, Hitler cho phép rút Tập đoàn quân VI (Đức) ra khỏi vùng chiến sự sông Mius về phòng tuyến "Tortoise - Rùa" nếu như Manstein cảm thấy không còn cách nào khác. Nhưng đó là tất cả những gì ông ta đã nhượng bộ…

    Một lần nữa, Hitler không dám quyết định một vấn đề lớn lao như các Thống chế đòi hỏi. Ông ta bị sa lầy trong những ảo tưởng khủng khiếp của mình, từ chối thừa nhận sức mạnh của kẻ thù, và bây giờ Hitler không hề cảm thấy rằng đó không còn là vấn đề giành được chiến thắng nữa mà là tránh khỏi những thất bại đang đe dọa trên chiến trường miền Đông. Vì vậy, ông ta đã lựa chọn những biện pháp nửa vời, hay nói cách khác là những giải pháp ngắn hạn, thậm chí phải sử dụng đến cả những thủ đoạn. Từ bỏ khu vực Donets ? Dĩ nhiên là không bao giờ…Rút các lực lượng của mình từ các khu vực chiến trường để ném vào lò lửa chiến tranh miền Đông ? Cũng chắc chắn là không thể được…

    Với thái độ lỗ mãng, cộc cằn, ông ta loại bỏ thẳng thừng ý tưởng bổ nhiệm một Tổng tư lệnh mặt trận miền Đông…

    Không đạt được yêu cầu chính yếu, hai vị Thống chế vội vàng trở lại mặt trận đang bừa bộn công việc của họ. Đó chính là buổi tối khi mà các lực lượng Đồng minh bắt đầu chiến dịch đổ bộ lên mỏm cực nam của nước Italy.

    Ba ngày sau, giá phải trả cho sự thiếu thận trọng của Tổng hành dinh Fuhrer. Một đòn đột kích tập trung, mạnh mẽ, ồ ạt đến từ Phương diện quân Tây-Nam của Đại tướng Malinovskiy với Tập đoàn quân Cận vệ III Sô-viết đánh thẳng vào khu vực tiếp giáp giữa Tập đoàn quân Panzer I và Tập đoàn quân VI (Đức) mới được vội vã thành lập của phòng tuyến "Tortoise - Rùa" ở cả hai phía trong khu vực Konstantinovka. Hai Quân đoàn Nga có sức cơ động rất cao đã đua tốc độ xộc thẳng vào góc do 2 Sư đoàn Bộ binh 62 và 33 Đức bảo vệ tạo ra một lỗ thủng trên phòng tuyến có chiều rộng lên tới 30 dặm thẳng theo hướng Pavlograd. Bằng mọi cách, tướng Fretter-Pico với Sư đoàn 23 Panzer kết hợp cùng với một nhómChiến đấu thuộc Sư đoàn Vệ binh Panzer 16 đã cố gắng hết sức để đánh chặn kẻ thù xâm nhập. Thậm chí, Tướng von Vormann đã đạt được thành công cục bộ trong ngày 11 và 12 tháng Chín, kết hợp với Sư Đoàn 9 Panzer, để cố gắng bịt được lỗ thủng giữa 2 Tập đoàn quân Panzer I và Tập đoàn quân VI. Một lực lượng thiết giáp rất mạnh đến từ Tiểu đoàn Panzer tăng cường cho Sư đoàn Panzer 23 dưới sự chỉ huy của Đại úy Fritz Fechner thậm chí đã mon men tới được tuyến đường tiếp liệu cho Quân đoàn tăng XXIII Sô-viết. Nhưng tất cả mọi cố gắng của họ đến đây là kết thúc. Sức lực của những người lính Đức đã cạn kiệt….

    Một lần nữa,các xe tăng Sô-viết tiếp tục đột kích ồ ạt theo hướng tây. Các đội tiên phong của họ đang đua tốc độ về phía sông Dnieper tại vùng Dnepropetrovsk. Đồng thời, các Tập đoàn quân Sô-viết thuộc Phương diện quân Trung tâm dưới sự chỉ huy của Tướng Rokossovskiy, đã tấn công vào khu vực tiếp giáp giữa Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân Nam. Họ sử dụng một lực lượng rất mạnh cắt ngang qua khu vực mặt trận do Tập đoàn quân II của Đức đang bảo vệ…
    .............................
    --- Gộp bài viết: 05/01/2018, Bài cũ từ: 05/01/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH: MỘT VỊ TRÍ CỦA HỒNG QUÂN TẠI KHU VỰC DEMYANSK
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tập đoàn quân Panzer IV đang làm nhiệm vụ cánh phía bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân của Manstein đã bị đánh tạt sườn buộc phải rút lui. Một lỗ thủng lớn đã được mở ra trên mặt trận. Quân Nga lúc này đang ào ạt đổ xô vào, rồi sau đó mở cuộc chạy đua lao thẳng vào vùng trung lưu sông Dnieper, và Kiev đã rơi vào tình trạng bị đe dọa. Manstein đã không kịp chuẩn bị trước tình hình thực tế trên chiến trường đang thay đổi đến một cách chóng mặt như vậy.

    Ngày 7 tháng Chín, ông đã gửi một tín hiệu khẩn cấp qua máy điện báo tới Hitler: "Năm mươi lăm sư đoàn và hai Quân đoàn Xe-tăng của Nga hiện đang đối mặt với Cụm Tập đoàn quân của tôi. Lực lượng từ các mặt trận khác của người Nga cũng đang chuyển vận tới. Tôi hiểu bây giờ người Nga đang tập trung những nỗ lực chính của họ ở đây, trên mặt trận phía Nam. Tôi cần quân tiếp viện hoặc ngài cho phép tự do hành động để rút quân tăng viện thêm cho các phòng tuyến sẽ được rút ngắn lại hoặc là các khu vực phòng thủ thuận lợi hơn !”...

    Những dòng chữ trong bức điện báo ngắn gọn, dứt khoát và kiên quyết. Hitler thực sự nhận ra Manstein đã rất nghiêm túc. Một lần nữa, vào ngày 8 tháng Chín, Quốc trưởng lại phải chui vào chiếc máy bay Condor bốn động cơ dành riêng cho ông và trực chỉ thẳng tới Zaporozhye, trụ sở chỉ huy của Manstein. Viên Thống chế đang trong trạng thái ủ rũ và đăm chiêu. Tại Tổng hành dinh Führer, việc đầu hàng vô điều kiện của ông bạn Đồng minh thân thiết Italia được dự kiến có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Vùng phía nam của châu Âu, có tầm quan trọng đặc biệt sẽ không được bảo đảm nữa. Kẻ thù đã ở bên sườn Đế chế thứ III. Đứng trước tấm bản đồ tình hình lớn tại Zaporozhye, Manstein, với sự hiện diện của Thống chế von Kleist và viên chỉ huy mới được bổ nhiệm của Tập đoàn quân XVII, Tướng Công binh Jaenecke, đã chỉ cho Führer một bức tranh toàn diện về tình hình chiến sự trong khu vực mấy ngày qua. Manstein sốt sắng chỉ ra mối nguy hiểm đang đe dọa cánh phía bắc, nơi mà người Nga đã tập trung lực lượng để tìm cách bao vây Cụm Tập đoàn quân. "Nếu điều đó xảy ra, thì 2 Tập đoàn quân của chúng ta sẽ bị mất – Thưa Führer của tôi – và lúc đó ta sẽ không còn cách gì để ngăn chặn họ được !”.

    Bàn tay của Manstein tiếp tục lướt qua tấm bản đồ tới khu vực mặt trận của Tập đoàn quân VI. Ông nói tiếp : "Ở đây, tình hình cũng xấu đi một cách nghiêm trọng. Mariupol bị rơi vào tình trạng nguy hiểm. Xuất hiện một lỗ thủng trên phòng tuyến của chúng ta rộng tới 30 dặm. Tôi đã hết sạch lực lượng để bịt lỗ hổng này lại và giữ vững được phòng tuyến "Tortoise" . Cho nên dù chúng ta có thích hay không thích, chúng ta phải di chuyển ngược trở lại."(Cách nói khác của rút lui..ND)

    Hitler đã lắng nghe rất chăm chú; "Thế ý định của Ngài như thế nào?”. Ông ta đặt câu hỏi ….Manstein trả lời ngay lắp tự : "Trước tiên, tôi đề nghị kéo Cụm Tập đoàn quân Trung tâm về phía sau bờ tây sông Dnieper ngay tức khắc. Phòng tuyến sẽ rút ngắn được 1/3. Ta sẽ có thêm lực lượng để bảo vệ phòng tuyến Dnieper, bao gồm cả khu vực bán đảo Crimea và vùng hạ lưu Dnieper. Hơn nữa chúng ta có thể thiết lập và tăng cường tổ chức một phòng tuyến mới kéo dài từ Zaporozhye đến Melitopol, đó là Phòng tuyến Wotan."

    Hitler lắc đầu. Không. ! Việc rút Cụm Tập đoàn quân Trung tâm về phía sau sông Dnieper ?
    Làm sao có thể chấp nhận được ! Điều đó có nghĩa là mất quá nhiều thứ.. .Và sẽ mất quá nhiều thời gian.

    Sự phản đối của Hitler trong việc rút quân đội về phía sau sông Dnieper đã cho thấy ông không hề hiểu gì về những vấn đề mang tính chất nhanh nhạy, những hoạt động có quy mô lớn mà Manstein đã thực hiện liên tục trong suốt vài tháng qua. Chỉ có những kỹ năng thực hiện trên chiến trường trong con người Manstein cho đến thời điểm đó mới ngăn ngừa được thảm họa luôn luôn thường trực đe dọa cánh nam trong vòng nhiều tháng qua. Nhưng Hitler đã từ chối nhìn nhận điều này.

    Nhưng ít nhất Hitler đã hiểu một vấn đề khi ông nhìn trên tấm bản đồ tình hình tại Zaporozhye - khẩn cấp tăng viện cho Cụm Tập đoàn quân Nam nếu như muốn phòng tuyến phải được giữ vững. Ông hứa chuyển tới cho Manstein một Quân đoàn với bốn sư đoàn trực thuộc đến từ Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Lực lượng này sẽ được cung cấp ngay tức thời tại khu vực tiếp giáp giữa 2 Cụm Tập đoàn quân, nhằm bảo vệ, yểm trợ cho cánh bắc của Manstein. Sau đó, Hitler còn hứa với ông ta tăng cường thêm bốn sư đoàn nữa, để có thể bảo vệ an toàn các địa điểm quan trọng, đặc biệt tại những cây cầu vượt sông Dnieper . Cho đến thời điểm này vẫn chưa có sự chuẩn bị nghiêm túc nào được thực hiện ở Dnieper để tăng cường hiệu quả cho tuyến phòng thủ dọc sông Dnieper và các cây cầu có tầm quan trọng sống còn trong trường hợp có sự đột phá ồ ạt của người Nga.

    Phải thừa nhận rằng, vào đầu tháng Tám năm 1943, OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) mới hoàn thành xong một kế hoạch xây dựng "Bức tường thành phía Đông" – tên gọi của tuyến phòng thủ dọc sông Dnieper - và đã được đệ trình kế hoạch lên bàn làm việc của Hitler. Ngày 12 tháng Tám năm 1943 , ông đã ra lệnh cho công việc được bắt đầu ngay lập tức. Nhưng ngoài các biện pháp an ninh cục bộ , không có việc gì được thực hiện tiếp theo . Sự thiếu sót này đã sớm chứng minh đó là một sai lầm tai hại.....

    .........................
    --- Gộp bài viết: 06/01/2018, Bài cũ từ: 05/01/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 37 : GIỮA THÁNG CHÍN NĂM 1943 ĐÃ CHỨNG KIẾN CUỘC RÚT LUI TÁO BẠO NHẤT TRONG LỊCH SỬ QUÂN SỰ. KHOẢNG 1.000.000 QUÂN ĐỨC ĐÃ RÚT KHỎI MỘT TUYẾN MẶT TRẬN DÀI 600 DẶM THÔNG QUA SÁU CÂY CẦU VƯỢT SÔNG ĐỂ TRẤN GIỮ PHÒNG TUYẾN “BỨC TƯỜNG THÀNH PHÍA ĐÔNG” DÀI KHOẢNG 400 DẶM DỌC THEO BỜ TÂY CỦA SÔNG DNIEPER…
    Lần cập nhật cuối: 06/01/2018
    caonam_vOz, huymaya, DepTraiDeu7 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    XIN LỖI MỌI NGƯỜI - ĐANG LÀM BỊ MẤT ĐIỆN..KHÔNG BIẾT SỬA NHƯ THẾ NÀO CẢ...

    Cuối cùng, để thuyết phục Manstein giữ vững mặt trận Dnieper, Hitler đã hứa tăng cường cho ông ta thêm một phần lực lượng thuộc Tập đoàn quân XVII, mà kể từ ngày 4 tháng Chín, đang trong quá trình kéo ra khỏi cái khu vực đầu cầu Kuban vô dụng để trở lại bán đảo Crimea.

    Song Manstein, luôn bị Hitler hứa lèo trước đó thường xuyên, đã gợi ý với Quốc trưởng rằng tất cả những chỉ thị này phải được ban hành ngay từ Zaporozhye. Nhưng Hitler giận dữ bác bỏ lời đề nghị này. Tuy nhiên, khi đang leo lên máy bay Condor để quay trở về Tổng hành dinh “Wolfsschanze – Hang sói” tại Đông Phổ, Hitler lại quay sang Manstein và nói với viên Thống chế tâm phúc của mình một lời giản dị: "Ngài sẽ nhận được các sư đoàn mới dành cho những cây cầu vượt sông Dnieper, mệnh lệnh sẽ đến ngay trong tối nay."

    Mệnh lệnh được ban ra. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã nhận được lệnh chuyển giao 2 Sư đoàn Panzer số 4 và 8 cũng như hai Sư đoàn bộ binh. Nhưng rồi mệnh lệnh không được tuân theo. Thống chế von Kluge thấy mình không thể bàn giao các Sư đoàn đó trong thời điểm này được. Và thế là mọi việc vẫn như cũ…

    Hai mươi bốn giờ sau, Manstein giận dữ gọi điện cho Tổng tham mưu trưởng Lục quân, Đại tướng Zeitzler: "Xin ngài thông báo tới Führer," ông mở cuộc trò chuyện : "Xin ngài truyền đạt tới Quốc trưởng rằng ông ta có thể chờ đợi sự khởi đầu cuộc đột kích thảm khốc của người Nga tới sông Dnieper vào bất cứ lúc nào đấy.”

    Trong bản báo cáo điện tín của mình, ông đã thêm vào một câu cuối cùng, được ghi nhận trong lịch sử quân sự. Những quyết định nửa vời và những dự liệu ngắn hạn của ông (Führer) đã gây ra những diễn tiến nghiêm trọng trên chiến trường trong suốt vài tuần qua: "Nếu như các dự đoán được đưa ra và nếu các lực lượng tiếp viện mà giờ trở thành vấn đề tối quan trọng được tiếp cận vào đúng thời điểm thì sự khủng hoảng hiện thời, mà có thể dẫn tới quyết định cuối cùng của phương Đông nói riêng và toàn cuộc chiến tranh nói chung, đã có thể tránh khỏi….”

    Cho đến tận ngày hôm đó, chưa có tướng lĩnh nào dám đổ trách nhiệm cho thảm họa ở phương Đông là do Adolf Hitler. Và phản ứng của Hitler như thế nào ? Không có lấy một câu trả lời từ Tổng hành dinh Fuhrer. Nhưng Hitler đã nhầm lẫn nếu ông nghĩ rằng ông có thể ràng buộc Manstein với các mệnh lệnh chính bằng sự im lặng của mình.....

    STAVKA không thèm đếm xỉa tới những mơ tưởng hão huyền của Hitler. Thủ lĩnh Đỏ không chờ đợi. Stalin không để cho các lực lượng của mình được phép nghỉ ngơi như Tổng hành dinh Fuhrer đang hy vọng, bằng cách hối thúc các Tập đoàn quân đang mệt mỏi và suy yếu tiếp tục cuộc tấn công của họ lên cánh phía bắc của Manstein. “Đập tan Cụm Tập đoàn quân Nam - đó là chìa khoá để đi tới chiến thắng", câu nói đó chính thức là khẩu hiệu mới nhất của Stalin. Trong những vùng mới được giải phóng phía sau Mặt trận, ở khắp các thị trấn và làng mạc, ông huy động bất cứ ai có đủ sức khỏe để cầm súng. Những chàng trai trẻ và những người đàn ông lớn tuổi đều đã tham gia vào các tiểu đoàn tuyển mộ cũng như huấn luyện quân sự cấp tốc. Họ được trang bị và đào tạo ngay trên các nẻo đường đang tiến ra mặt trận. Họ được phép mang súng, áo choàng hoặc quần áo đồng phục, một đôi ủng, và có lẽ là một chiếc mũ sắt. Họ đã được huấn luyện để biết cách nạp đạn và ấn cò súng. Không cần gì hơn là việc lao ngay vào các trận chiến đấu với quân thù. Bằng cách này , chỉ ngay tại Phương diện quân Nam đã tuyển dụng ngay cấp tốc được 80.000 tân binh ở các khu vực dọc theo biển Azov chỉ trong vòng ba tuần lễ. Đây chính là mô hình của “cuộc chiến tranh tổng lực."

    Ngày 14 tháng Chín năm 1943, đã xảy ra những gì đúng như mStalin mong đợi và Manstein đã dự đoán trước - những Sư đoàn Sô-viết thuộc Phương diện quân Voronezh đã vượt qua cánh phía bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam, xé toạc tuyến phòng thủ của người Đức, đẩy qua hướng tây nam, trực chỉ thẳng tới Dnieper. Quân Nga đã chiếm được Okop, nằm giữa sông Sula và Uday, và vì thế chỉ cách Cherkassy bảy mươi lăm dặm đường. Xa hơn nữa về phía bắc, trong khu vực Nezhin-Bobrovitsa, các mũi nhọn tiên phong thuộc Phương diện quân Trung tâm của Rokossovskiy chỉ còn cách Kiev, thủ đô Ukraine có 46 dặm. Lúc này, một mối nguy hiểm thực sự là người Nga có thể nắm bắt các giao lộ quan trọng trước con sông Dnieper để rồi vượt sông và thọc sâu vào hậu phương thuộc tuyến phòng thủ của quân Đức…

    Và bây giờ, cơ hội bằng cách đưa lên các lực lượng dự trữ để ngăn chặn bước tiến của kẻ thù trên mặt trận Dnieper đã bị bỏ lỡ . Phương án này đã bị lỡ nhịp bởi sự do dự chết người của Hitler. Manstein nhanh chóng báo cáo về Tổng hành dinh Fuhrer: "Sự đột kích của kẻ thù tới Kremenchug và Kiev nằm trong khu vực của tôi phụ trách. Buổi sáng mai, tôi sẽ ra lệnh cho Tập đoàn quân Panzer IV rút quân về phía Dnieper trên cả hai mặt của Kiev và ra chỉ thị nhằm ngăn chặn quân đội đang có khả năng rơi vào tình trạng bị hợp vây chia thành từng nhóm chiến đấu nhỏ và các cụm cứ điểm đề kháng trên toàn tuyến mặt trận dọc theo bờ đông của con sông.” Nhưng Manstein cũng tuyên bố Tập đoàn quân VIII cũng như Tập đoàn quân Panzer I ngay lập tức phải rút quân về phía Dnieper. Và ông còn cảnh báo thêm : "Khả năng chúng ta có thể thành công trong lúc vượt sông mà không có lực lượng yểm trợ thích chính là vấn đề mà tôi đang hết sức nghi ngờ.”

    Một sự thất vọng vô bờ bến trong Bộ phận tác chiến thuộc OKH ( Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) : ngay cả Thống chế von Kluge, một con người luôn ủng hộ chiến lược “giữ vững từng tấc đất” của Hitler, ngày hôm đó cũng đã gửi một tín hiệu mà không thể nghiêm túc hơn. "Việc rút phần lớn lực lượng của tôi về Bức Tường thành phía Đông [tuyến phòng thủ dọc sông Dnieper] đang trở nên không thể tránh khỏi", ông nói. Tuy vậy, Hitler vẫn gửi một tín hiệu khẩn cấp gửi cho Manstein: "Không được ban hành mệnh lệnh nào cả . Führer mong ngài báo cáo mọi việc tại “ Wolfsschanze – Hang sói” trong ngày mai."

    Cuộc mật đàm thứ tư giữa Hitler và Thống chế Manstein được mở ra trong một bầu không khí căng thẳng. "Giờ đây, vấn đề đang bị đe dọa sống còn không phải chỉ riêng phòng tuyến bên sông Dnieper , hay là chúng ta sẽ mất các khu vực kinh tế quan trọng trong vùng Donbas - thưa Führer - mà chính là số phận của Mặt trận miền Đông." Đó là cách mà Manstein đã mở màn buổi mật đàm với Quốc trưởng.

    Những ngôn từ dũng cảm của Manstein và những thực tế khó khăn ngay phía sau họ đã giúp cho Hitler nhận thức ra được vấn đề. Ông bật đèn xanh cho phép rút quân về tuyến mặt trận chính nằm phía sau các con sông Dnieper và Desna.Trên cánh phía nam thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam thì Tập đoàn quân VI vẫn phải bảo vệ Phòng tuyến Wotan ở bờ đông , bắt đầu từ Melitopol kéo dài đến khúc cong của con sông Dnieper tại Zaporozhye. Vào ngày 15 tháng Chín năm 1943 , Manstein ban hành các mệnh lệnh liên quan. Một quyết định quan trọng đã được thực hiện. Nhưng liệu nó có được thực hiện đúng thời hạn? Hay là các mệnh lệnh đưa bị đưa ra quá muộn? Liệu quân Đức có thể vượt sông kịp thời qua những cây cầu được bắc ngang trong hoàn cảnh người Nga đang cố gắng đua tốc độ về phía con sông lịch sử ?

    Và thế là một chương ngoạn mục nhất trong lịch sử chiến tranh đã được mở ra….
    ...........................
    --- Gộp bài viết: 07/01/2018, Bài cũ từ: 07/01/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TÙ BINH...
    caonam_vOz, huymaya, DepTraiDeu4 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG III - “BỨC TƯỜNG THÀNH PHÍA ĐÔNG”




    Dnieper, dòng sông định mệnh – Dựng “bức tường” để bảo vệ khu công nghiệp giàu có – Đập Zaporozhye – Mệnh lệnh qua 90 dòng chữ - Di tản trên mặt trận dài 600 dặm - Cuộc di cư bất tận - “Đốt sạch phá sạch”….



    Đôi điều về dòng sông lịch sử ! Sau dòng sông Volga và sông Danube, sông Dnieper là dòng sông lớn thứ ba ở châu Âu, lớn thứ hai ở khu vực nước Nga phần châu Âu. Khởi nguồn từ trên các ngọn đồi Valday, xuôi về phía nam 1419 dặm, đổ vào Biển Đen, đó chính là huyết mạch của đất nước Ukraine màu mỡ. Trên hai bên bờ sông là cái nôi của Nhà nước Nga. Một dòng sông hùng vĩ, gây ấn tượng sâu sắc. Độ sâu lên tới bốn mươi thước Anh và có chỗ rộng đến hai dặm. Cũng gần như tất cả các con sông của nước Nga, bờ phía tây của nó là một vách đá cao và do đó tạo ra một vị trí phòng vệ thiên nhiên thật là lý tưởng.

    Thật dễ dàng cho thấy tại sao, vào mùa hè năm 1943, con sông này là hiện thân cho những hy vọng thầm lặng của Bộ Tổng tham mưu Đức và Quân đội trên chiến trường. Ở đây, phía sau hàng rào chắn tự nhiên này, một khu vực phòng thủ mạnh mẽ có thể được thành lập - đó chính là "Bức tường thành phía Đông", nơi mà OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) đã mơ ước kể từ sau khi bị Hồng quân đánh bại tại vòng cung Kursk. Ở đây, Hồng quân có thể buộc phải chờ đợi, cũng có thể sẽ phải dừng lại đà tiến của mình….

    Hitler thừa biết quan điểm các tướng lĩnh dưới quyền trong nhiều tháng vừa qua. Nhưng kể từ khi phương châm chiến lược của ông bao gồm dòng chữ "giữ vững bằng mọi giá" và sự rút lui, thậm chí là một hành động trì hoãn chiến lược, sẽ bị coi là một trọng tội dưới con mắt ông, nên đã từ lâu, Quốc trưởng cấm tiến hành xây dựng các công sự, boong-ke, và các đường hào chiến đấu trên bờ tây của sông Dnieper. Hitler còn lập luận rằng "sự hiểu biết rằng có một tuyến phòng thủ được thiết lập và củng cố vững chắc đằng sau họ mang lại một tác dụng đơn giản là khiến các tướng và quân đội của tôi phải bám theo gót chân họ”. Phải đến tận giữa tháng Tám năm 1943, khi cuộc tấn công của Hồng quân đã thọc sâu về phía sông Dnieper, ông mới miễn cưỡng và không nhiệt tình lắm cho phép bắt đầu xây dựng "Bức tường thành phía Đông" chạy dọc theo bờ tây con sông Dnieper và Desna. Ông ta đã cho phép - những oái ăm là ông không cung cấp nhân lực cho công việc xây dựng này.

    Bây giờ, vào tới giữa tháng Chín, những vấn đề thiếu sót của nhiều tháng sẽ phải được thực hiện tốt trong vòng vài ngày hoặc nhiều giờ....

    Tình hình đã trở nên hết sức nguy hiểm. Vì nếu người Nga tiếp cận, và người Đức không thể giữ vững được chiến lũy Dnieper này thì điều gì sẽ xảy ra sau đó ? Bán đảo Crimea sẽ bị mất. Vùng Ukraine cũng sẽ có số phận tương tự. Hồng quân sẽ có thể tiếp cận dễ dàng tới biên giới Rumani. Vấn đề trở nên quá rõ ràng: số phận của chiến tranh ở phương Đông thực sự dồn lên con sông Dnieper….

    Đối với Stalin, sông Dnieper đại diện cho phần thưởng hấp dẫn nhất về chiến lược, kinh tế và chính trị. Con sông rộng lớn không chỉ là một phòng tuyến quân sự; nó cũng là chiến lũy lớn cuối cùng ở phía trước các vùng nguyên liệu thô, khoáng sản quan trọng của Ukraine và Rumania. Chừng nào mà đội quân Wehrmacht còn kiểm soát được các vựa lúa của Nga, vùng màu mỡ phía tây Dnieper, thì họ sẽ còn có bánh mì và sữa, trứng và thịt. Một vấn đề quan trọng nữa vốn còn đang tồn tại - đằng sau Dnieper không chỉ là đất đai trồng trọt màu mỡ. Dưới những lớp đất đen của những cánh đồng tại khu vực này là những bảo vật cao quý nhất của thế kỷ công nghiệp. Tại Krivoy Rog, quặng sắt Ucraina đang bị người Đức khai thác. Tại Zaporozhye và Nikopol là nơi có quặng mangan quý hiếm và kim loại màu - đồng và niken - vốn rất quan trọng trong việc sản xuất vũ khí. Hơn 30% yêu cầu của nước Đức được cướp đi từ những khu vực này…

    Cuối cùng, đằng sau con hào chống tăng đầy nước rộng tới hai dặm được mang tên là dòng sông Dnieper này là đường dẫn tới khu vực mỏ dầu tại Rumania, vào thời điểm đó, năm 1943, đó chính là khu vực quan trọng nhất ở châu Âu sau các cánh đồng của Nga đối với toàn bộ nền công nghiệp chiến tranh của nước Đức...

    Một nửa tổng số yêu cầu về dầu mỏ của nước Đức đã được đáp ứng từ các giếng dầu Rumania. Nếu không có hoạt động khai thác dầu mỏ trên một quy mô lớn đó thì các đơn vị thiết giáp cũng như các lực lượng không quân lớn sẽ không thể hoạt động nổi và cuộc chiến tranh sẽ bị thất bại . Miễn là người Đức kiểm soát được dầu mỏ của Rumania, họ sẽ không cần phải lo lắng nhiều về nhiên liệu dành cho xe tăng và máy bay. Vì thế, Dnieper đã trở thành dòng sông định mệnh cho toàn bộ cuộc chiến tranh. Một khi người Đức còn giữ vững được con sông này, thì sự lãnh đạo của Đế chế thứ III vẫn không bị khủng khoảng nhiều về mặt quân sự và kinh tế…..

    Đây không chỉ là một lý thuyết dựa trên chủ nghĩa lạc quan của người Đức, mà là một quan điểm được ủng hộ hoàn toàn bởi trong các nguồn tài liệu của Liên bang Sô-viết sau Thế chiến. Trong cuốn Lịch sử cuộc chiến treanh Vệ quốc vĩ đại tập III có những giòng chữ được ghi lại như sau : Thật không thể tin được là ngay cả vào mùa hè năm 1943, ông chủ của Wolfsschanze (Hang sói) vẫn tiếp tục để nhắm mắt lại khi đối diện với thực tế chiến trường. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1943, khi Manstein đặt câu hỏi cho OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) : Nên giữ vùng Donets hay quan trọng hơn là khiến quân Nga kiệt sức, bị kiệt sức tại sông Dnieper vào mùa hè năm đó, thì OKH đã trả lời: "Führer muốn cả hai ! "…

    Führer muốn cả hai. Nhưng cả hai mục tiêu đều không đạt được…..

    ........................
    caonam_vOz, meo-u, huymaya6 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn bác Macay 3 rất nhiều
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Từ lâu, Stalin đã nhận ra tầm quan trọng của phòng tuyến Dnieper trong việc quyết định tương lai của toàn cuộc chiến tranh. Và ông ta cho rằng đối thủ truyền kiếp của mình tại Đông Phổ đã đánh giá tình hình tương đối hờ hững và họ sẽ cố gắng rút lui trong một thời điểm tốt nhất để trở lại phía sau của hàng rào phòng vệ mang tính chất sống còn này. Cuộc rút lui như thế chính là điều mà Thủ lĩnh Đỏ cảm thấy đặc biệt lo ngại. Ông ta coi việc rút quân kịp thời của người Đức về phía sau phòng tuyến Dnieper được gia cố và tăng cường khả năng bảo vệ là mối đe dọa lớn nhất đối với cơ hội chiến thắng của chính bản thân mình. Đó là lý do tại sao, kể từ mùa xuân năm 1943, ông đã thúc giục các vị Nguyên soái, tướng lĩnh dưới quyền : Các đồng chí phải ngăn chặn một cuộc phòng thủ của Đức được tổ chức ở phía sau sông Dnieper; Phải ngăn lại bằng bất kỳ giá nào. Chúng ta phải vượt qua Dnieper ! Đó là ước muốn, hy vọng, và ý tưởng trọng đại trong Bộ Tổng tham mưu tối cao Sô-viết.

    Kế hoạch của Liên Xô cho mùa hè và mùa thu năm 1943 chủ yếu là dựa trên cơ sở này. Đại bản doanh Sô-viết tối cao đã đập tan cánh phía nam của quân đội Đức ở phương Đông trong cuộc tổng tấn công vào mùa hè của họ, và tiếp tục phát huy thành quả, bắt đầu đua tốc độ lao về hướng Dnieper. Để đạt được mục đích, Stalin đã sử dụng tất cả các lực lượng mà ông ta hiện có trong tay. Theo Tạp chí Lịch sử quân sự Liên Xô, STAVKA đã tập trung vào cánh phía nam 40 % tổng số vũ khí và 84 % tổng số của tất cả các lực lượng thiết giáp cơ động mà người Nga hiện có trong thời điểm này….

    Bằng cách này, Stalin đã đạt được một sự tập trung lực lượng quân sự rất lớn. Cả về mặt con người cũng như vật liệu chiến tranh, ông ta đã có một sự vượt trội tới 6 lần so với đối thủ Đức của ông. Những gì ông đang chuẩn bị là một chiến dịch ra quân mạnh mẽ nhất của Hồng quân trong Thế chiến thứ hai. Tất cả mọi thứ đều đặt cược vào những lá bài quân sự như : quân đội, vũ khí, du kích, điệp viên và cả sự tuyên truyền của Đảng Cộng sản. Tinh thần của quân đội Sô-viết được nâng lên một tầm cao mới. Vượt qua sông Dnieper được tuyên bố là một mục tiêu thiêng liêng mà việc chiếm lại nó có nghĩa là đem đến bình minh của sự chiến thắng.

    Stalin đã kêu gọi không chỉ vì danh dự và lòng yêu nước của các tướng lĩnh, chỉ huy, và những người lính Hồng quân mà còn thúc đẩy cho sự thèm khát vinh quang (phù hoa) của họ. Ngày 9 tháng Chín, trong một chỉ thị gửi cho tất cả các mặt trận và quân đội, Stalin đã hứa tặng thưởng cho các sĩ quan và binh lính ở các cấp bậc khác nhau nếu như họ vượt qua được 2 con sông Dnieper và Desna. Có một điểm thú vị là khi công bố như vậy, STAVKA đã không áp dụng nguyên tắc kiểu Đức cho rằng bất kỳ người lính - dù là cá nhân cho đến các tướng lãnh - đều có thể dành được huy chương, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào với lòng dũng cảm. Chỉ thị của Stalin cho thấy một cấu trúc giai cấp gợi lại quân đội Hoàng gia Phổ thời xa xưa. Các chỉ huy cao cấp quân đội được hứa tặng thưởng Huân chương Suvorov, hạng Nhất. Các chỉ huy Sư đoàn và Lữ đoàn được hứa tặng thưởng Huân chương Suvorov, hạng Nhì , còn lại các chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn thì cũng huân chương đó nhưng là hạng Ba cho các hoạt động thành công khi vượt sông Dnieper. Còn riêng các quân nhân thuộc các cấp bậc khác nhau nếu thể hiện tinh thần và chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng để vượt qua con sông lớn này sẽ được đề nghị tặng thưởng danh hiệu cao quí nhất : Anh hùng lực lượng vũ trang Liên-sô..(Sau Thế chiến thứ II, một thống kê chính xác từ phía Liên-sô đã cho biết có tới 2.500 chiến sĩ, sĩ quan, tướng lĩnh Sô viết được phong tặng danh hùng chỉ riêng trong chiến dịch vượt sông Dnieper…ND)



    ☆☆☆☆☆



    Thứ Tư, ngày 15 tháng Chín, ở Zaporozhye, một thành phố lớn nằm trên khúc cong của con sông Dnieper, là một ngày cuối mùa hè điển hình ở nước Nga. Từ dòng sông đã có một làn gió lạnh thổi qua. Con đập khổng lồ, hùng vĩ, uy nghiêm, thuộc loại lớn nhất ở châu Âu, cung cấp một bãi tắm lý tưởng cho quân đội. Con đập trên sông là một cấu trúc khổng lồ và vĩ đại - dài 2500 feet, với một đường ray và một con đường hai làn xe chạy dọc theo đỉnh của nó. Lượng nước được dự phòng bởi con đập, dùng để chạy tuabin của nhà máy thủy điện có công suất tới 550.000 kilowatt. Nhà máy thủy điện Zaporozhye cung cấp điện cho toàn bộ khu vực công nghiệp phía Tây Ucraina. Nhà máy này là một phần không thể thiếu được của chế độ Bolshevik, một biểu tượng của mục tiêu cộng sản xây dựng nền công nghiệp và điện khí hóa trên cả Liên bang Sô-viết . Vì lý do đó, nhà máy điện mang tên Lenin, người năm 1920 đã đặt ra khẩu hiệu: "Chủ nghĩa cộng sản là Chính quyền Sô-viết cộng với điện khí hóa trên toàn quốc".

    Trong thời gian rút quân của Hồng quân vào những tháng ngày gian khổ 1941, theo chỉ thị của Stalin, người Nga đã phá hủy kỳ công về mặt kỹ thuật của họ trên sông Dnieper. Không muốn để rơi con đập rơi vào tay người Đức nên họ đã đặt mìn để phá hủy cục bộ, hệ thống điều hành của con đập trở nên vô dụng. Nhưng các công binh Sô-viết không còn thời gian để phá hủy các bước tiếp theo nữa, hoặc là họ không biết làm thế nào cả - cho nên trên thực tế, nhà máy thủy điện vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, thật không may mắn, một trận pháo kích đã gây ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng và vụ nổ lớn làm cho nước tràn hết vào máy móc. Kết quả là, nhà máy thủy điện Zaporozhye phải tạm dừng hoạt động trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sau những lần sửa chữa hết sức khó khăn đầu tiên, nhà máy thủy điện đã sớm được khôi phục lại sự vận hành. Mặc dù vậy, phải mất gần 3 năm công việc sửa chữa nặng nhọc, vào năm 1943, sản lượng điện mới trở lại được con số cũ.....

    ......................................
    Lần cập nhật cuối: 09/01/2018
    MD_2015, caonam_vOz, meo-u7 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Kể từ đó, Thiếu tướng Kittel, Tư lệnh đội quân bảo vệ đập thủy điện Zaporozhye, đã cẩn thận bảo vệ viên kim cương của ngành công nghiệp này. Hai trung đoàn pháo phòng không được thành lập để bảo vệ con đập cùng với nhà máy điện chống lại mọi cuộc tấn công của người Nga từ trên không. Các trận địa pháo kết hợp với hàng rào chống ngư lôi của hải quân Đức luôn phải kiểm soát con đập trước những cuộc tấn công đầy bất ngờ của các đơn vị hải quân Sô-viết và chống lại những quả mìn, ngư lôi được thả trôi trên con sông. Khi mặt trận tới gần, Kittel tăng cường lực lượng bảo vệ các công trình bằng cách "tuyển dụng cá nhân". Bất kể những người lính Đức nào bị tụt hậu, lạc đơn vị mà xuất hiện ở Zaporozhye, ông ta đều chặn lại và đưa về trong một nhóm chiến đấu. Đó là một đội quân hỗn độn, ô hợp của nửa tá các Sư đoàn khác nhau đều có đại diện trong lực lượng do Thiếu tướng Kittel chỉ huy để bảo vệ khu vực thành phố và con đập thủy điện.

    Sở chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân Nam nằm trong một tòa nhà hành chính nằm ở phía tây thành phố công nghiệp trong không khí bận rộn nhưng gọn gàng, ngăn nắp. Người cộng sự thân tín nhất của Manstein - Tướng Busse - đang ngồi trong phòng bản đồ vào ngày 15 tháng Chín năm 1943. Busse đã viết nốt những chi tiết cuối cùng cho mệnh lệnh rút quân.

    Thống chế Manstein vừa trở lại từ Tổng hành dinh Fuhrer, vẫn vội vàng đến Sở chỉ huy vào lúc giữa đêm, cùng với Đại tá Schulze-Buttger , Trưởng ban tác chiến. Một lần nữa, họ rà soát lại từng từ ngữ trong bản mệnh lệnh.

    Bắt đầu với dòng chữ : ”Cụm Tập đoàn quân sẽ quay trở về Phòng tuyến Wotan trên sông Dnieper. Tốc độ rút quân sẽ được xác định bằng sự duy trì năng lực chiến đấu của từng đơn vị quân đội của chúng ta..”

    Duy trì khả năng chiến đấu. Đó là điều mà Manstein đang hết sức lo lắng. Mỗi người sĩ quan trong đội ngũ tham mưu đều quan tâm đến mối lo lắng sâu sắc đó của viên Thống chế. Tướng Busse, người đứng đầu đội ngũ nhân viên tham mưu Cụm Tập đoàn quân, chịu trách nhiệm điều phối tất cả các biện pháp chiến lược, đã nói lên tất cả : "Bây giờ, tất cả những gì mà người Nga cần trong lúc này, là họ có một hoặc hai vị tướng có khả năng nắm bắt những nguyên tắc sử dụng gọng kìm xe tăng của ta thì lúc đó, ta sẽ gặp rắc rối lớn. Họ sẽ vượt qua rất nhanh những lỗ thủng trên phòng tuyến được phát sinh bởi kế hoạch rút quân của ta rồi lao về những cây cầu, và họ sẽ nắm bắt các cầu bắc qua sông Dnieper trước chúng ta. Họ chỉ cần có một "Heinz chớp nhoáng" - ám chỉ Guderian – và lúc đó thì chỉ có Chúa mới giúp được chúng ta !”

    "Chúng ta phải hy vọng rằng họ chưa nắm được nguyên tắc đó !", Manstein nói tiếp : "Thực tế chiến trường vừa qua đã khiến tôi vững tin rằng họ chưa có một con người như vậy đâu…."

    Manstein đã ám chỉ đến sự phát triển của tình huống nguy kịch vừa qua tại Akhtyrka và Stalino. Ở đó, người Nga đã bỏ lỡ một cơ hội duy nhất để vượt qua Dnieper bằng cách sử dụng một mũi nhọn xe tăng không ngừng đột kích từ phía bắc xuống hướng tây nam, ép Cụm Tập đoàn quân Nam về phía biển Azov và bao vây tại khu vực phía đông sau khi vượt qua một vài điểm tại sông Dnieper…

    Mặc dù các tướng lĩnh Sô-viết đã thâm nhập sâu vào phòng tuyến của người Đức, nhưng họ đã thất bại trong việc khai thác tiếp theo bước đột phá của họ. Họ vẫn chưa sản xuất được Guderian tài năng , một Rommel, một Hoth, hay ít ra là một Manstein…. Chưa hề có…..

    Mệnh lệnh rút quân của Manstein, mà cuộc sống hoặc cái chết của 4 Tập đoàn quân phụ thuộc, chỉ là độ dài của 90 dòng chữ được đánh máy. Chỉ có đúng 90 dòng chữ mà thôi….Tất cả đại diện cho một kế hoạch chiến đấu mang tầm quan trọng quyết định bậc nhất. Hai điểm cuối cùng trong bản tài liệu được đánh dấu số 7 và 8, đã chứng tỏ được phong cách lãnh đạo của Manstein. Ta thử điểm qua : "….(7). Tất cả các quyết định và mệnh lệnh ban ra phải được trao đầy đủ quyền lực, sức mạnh nhưng dựa trên nguyên tắc cơ bản là phải hiểu rõ sẽ có rất nhiều khó khăn sẽ phát sinh trong việc giữ cho lực lượng của chúng ta còn nguyên vẹn, kể cả trong lúc họ không hành động, và vẫn có thể buộc phải thực hiện với những đội quân đã đánh mất khả năng và tinh thần chiến đấu, ít nhất trong thời điểm rút quân. Các Tập đoàn quân không chỉ cố gắng đi đến các điểm tập kết xa hơn, trước mắt đã được liệt kê trong chỉ thị hiện thời, và họ phải thực hiện công việc chỉ đạo quân đội hàng ngày thật chặt chẽ…(8). Các đơn vị phải báo cáo mục đích của họ không được phép chậm trễ…Cụm Tập đoàn quân sẽ điều phối toàn bộ công việc..”

    Phải nói đây chính là một chiến dịch khó khăn và nguy hiểm nhất do Manstein chỉ huy trong toàn bộ cuộc chiến tranh. Lực lượng của ông đã tham gia vào một cuộc chiến phòng thủ tàn bạo và đẫm máu. Một phòng tuyến mặt trận dài khoảng 600 dặm đã bị người Nga chọc thủng tại nhiều nơi. Các đơn vị Đức trong tình trạng mệt lử giống như các “Lữ đoàn Cứu hỏa” còn trang bị tốt đã bị một kẻ thù tự tin và có số lượng vượt trội ép chặt. Trong tình thế hiểm nghèo như thế, một đạo quân bao gồm 4 Tập đoàn quân, trong đó có 15 Sở chỉ huy Quân đoàn, 63 Sư đoàn và một nửa các Sư đoàn khác cùng tất cả mọi thứ trong một cỗ máy – một mớ hỗn độn vào khoảng 1.000.000 binh lính và những dân thường đang phục vụ cho Wehrmacht – quay trở lại qua một chặng đường dài tới vài trăm dặm, lê từng bước trong tình trạng chiến đấu hết mình mà không đánh mất sự gắn kết và quan trọng nhất là không được phép ở trong tình trạng hoảng loạn…

    Một triệu người đã phải được sơ tán từ một dải phòng tuyến mặt trận dài khoảng 600 dặm; ba trong số Tập đoàn quân, với 50 sư đoàn rải rác và một nửa các Sư đoàn khác của họ phải được di chuyển về hướng có 6 cây cầu quan trọng nhất trong mệnh lệnh rút quân, từ trung đội này đến đại đội khác, lần lượt vượt qua một trong những con sông lớn nhất của châu Âu…

    .............................
    Lần cập nhật cuối: 10/01/2018
    caonam_vOz, meo-u, DepTraiDeu7 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng đó chỉ là một nửa công việc. Bên phía bờ xa của con sông Dnieper, Tập đoàn quân Panzer I, Tập đoàn quân VIII cùng Tập đoàn quân Panzer IV kết hợp cùng với các đơn vị láng giềng trên cánh bắc của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm sẽ phải tản ra càng nhanh càng tốt trên một phòng tuyến mặt trận có chiều dài tới 450 dặm trước khi cuộc truy đuổi kịch liệt của kẻ thù có thể tiếp cận tới bờ tây con sông Dnieper.

    Một cái nhìn vào bản đồ minh hoạ rõ nét nhất cho sự triệt thoái một lực lượng quân đội ở tình thế dũng cảm và táo bạo nhất trong lịch sử quân sự. Nếu thành công thì cuộc khủng khoảng lớn sẽ được khắc phục; còn nếu không thành công thì các Tập đoàn quân Đức tại phương Đông sẽ phải đối mặt với thảm họa và có thể lên tới một triệu người thiệt mạng. Số phận của chiến tranh tại mặt trận miền Đông sẽ lâm vào tình trạng thảm khốc...

    Nếu như chỉ đứng về khía cạnh quân sự thuần túy của công việc rút quân thì sẽ không nêu hết được đầy đủ khó khăn họ gặp phải, ta còn phải đề cập tới một chuỗi những vấn đề bổ sung vào sự lo lắng của Cụm Tập đoàn quân Nam. Khoảng 200.000 người bị thương, cùng với các bệnh viện và đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh của các Hội chữ thập đỏ Đức, Hungari, Rumani, Slovak, và Ucraina, cũng phải được sơ tán theo. Một phần lớn thường dân Nga cũng phải được di tản cùng. Kinh nghiệm trong thời gian rút quân gần đây cho thấy trên các vùng lãnh thổ được Hồng quân mới giải phóng, ngay lập tức họ huy động tất cả những người đàn ông từ 16 đến 60 đến , huấn luyện và trang bị quân sự gấp gáp để tung ngay họ vào các đơn vị chiến đấu ngoài mặt trận.

    Trong cuốn Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại còn ghi nhận lại, chỉ riêng tại một Tập đoàn quân Sô-viết – Tập đoàn quân XIII – đã động viên được tới 30.000 tân binh ở các vùng mới giải phóng trong thời điểm đầu tháng Chín để tăng cường cho sức mạnh chiến đấu của họ.
    Những người này được trao các loại vũ khí khi họ gia nhập vào các đơn vị quân đội, thông thường trong các cuộc chiến đấu – đó là những vũ khí của người bị thương hoặc bị tử trận.

    Nhưng không phải chỉ có riêng Tập đoàn XIII, mà có tới 25 Tập đoàn Sô-viết đang đối đầu với Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức), và tất cả các Tập đoàn Sô-viết đều tuyển dụng tân binh theo cách này. Tướng Nehring, sau đó chỉ huy đoàn Panzer XXIV, trong một bình luận về khả năng này, đã quan sát thấy: "Những người này không phải là 100 % là người lính, nhưng họ hành quân cùng với các đơn vị của kẻ thù, họ tấn công vào những lỗ thủng khác nhau trên phòng tuyến để rồi sau đó, họ tràn ngập ở các vị trí mà chúng tôi đang có trách nhiệm bảo vệ."

    Điều đó, trên thực tế, là tầm quan trọng nhất của việc tuyển quân thuộc loại hình thái chiến tranh tổng lực .



    ☆☆☆☆☆




    Để ngăn chặn sự gia tăng lực lượng nguy hiểm của Hồng quân, những người đàn ông trong độ tuổi quân đội và công nhân của các nhà máy sản xuất công nghiệp và thực phẩm chủ yếu đã được di tản cùng với lực lượng Đức. Trong khu vực thuộc Cụm Tập đoàn Quân đội Nam, tổng cộng có khoảng 200.000 người. Vì gia đình họ được phép tham gia cùng họ nên số người di tản theo quân Đức gấp hai lần so với số lượng thường dân ban đầu dự kiến….

    Do đó, các trung đoàn quân Đức, các đơn vị cảnh sát đặc biệt Ukraine và các đơn vị hộ tống, những phân đội lính tình nguyện Cossack thuộc các bộ tộc tại vùng Caucasian, các quân đoàn đến từ Turkmen, và số lượng lớn công nhân đã được bám theo sau bởi những nhóm thường dân khổng lồ, pha tạp đủ mọi loại sắc tộc. Họ được phép mang theo tài sản cùng vật nuôi của họ. Những cuộc diễu hành bất tận đang di chuyển dọc theo các con đường và các tuyến đường hướng vềsông Dnieper. Toàn bộ dân số đang di chuyển. Một trung úy từ Hamburg đã viết thư về cho mẹ: "Chuyến di cư này thật náo động và đầy ảo tưởng, kỳ dị và tàn nhẫn xảy ra trong cùng một thời gian. Đây là lúc mà cả một quốc gia cũng như một quân đội đang di chuyển, tất cả mọi thứ đều đang hướng về con sông vĩ đại mà một lần nữa, chúng con đang nuôi hy vọng sẽ giúp cho chúng con có một tuyến phòng thủ an toàn và chắc chắn…”

    Nhưng không chỉ có nguồn nhân lực không được phép để lại cho Hồng quân. Một mệnh lệnh đến từ Thống chế của Đế chế - Goring – được trao cho Cao ủy xứ Ucraina, Đại diện toàn quyền của Hitler tại đây vào ngày 7 tháng Chín, đã chỉ thị cho các chỉ huy quân đội thực hiện việc thu hồi tất cả các kho lương thực và nguyên liệu, tất cả gia sức của các trang trại tập thể cũng như Nhà nước, các máy móc công, nông nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất vũ khí…Chỉ thị còn liệt kê chi tiết mọi thứ như trái cây, ngũ cốc, gia súc, cừu, lợn đến các loại máy đập, máy kéo, máy tiện, máy công cụ cũng như tất cả mọi loại phương tiện vận tải đều phải được gấp rút chuyển sang bờ tây sông Dnieper. Và cuối cùng là các đầu máy, toa xe lửa, hệ thống đường ray xe lửa sau khi hoàn thành cuộc di dân khổng lồ này sẽ phải bị phá hủy bằng sạch. Không có gì ngoài một vùng đất chết để lại phía sau lưng quân đội Đế chế…

    ...............................

    maseo, caonam_vOz, tonkin20077 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này