1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau những trận kịch chiến ác liệt với Hồng quân trong vài ngày trước, Trung đoàn Vệ binh 253 của Đại tá Hippel, quân số giảm xuống chỉ còn vài trăm người. các xe tăng Nga đã thọc thẳng vào dải phòng ngự chính của Trung đoàn và lao về phía cây cầu. Tại một vị trí cách đó vài dặm, tại điểm Reshetki, là Trạm quan sát của Đại đội 14. Quanh đó là lực lượng của Đại úy Augustin với 1 khẩu pháo chống tăng loại 75 mm, 2 khẩu pháo tự hành cùng kíp lái thuộc thành phần Đại đội 3 - Panzerjäger (Thợ săn tăng) – Tiểu đoàn 34 với khoảng 20 người lính. Cảm thấy tai họa đang ập tới, Đại úy Augustin đã vội vã thiết lập các chướng ngại vật giữa một vài ngôi nhà tại Reshetki và ra sức chống trả. Với lực lượng nhỏ bé có trong tay, quân của Augustin đã hạ gục 16 chiếc T-34. Bộ binh Nga bị hất ra khỏi các xe T-34 và vội vã tìm nơi ẩn nấp. Hơn chục chiếc T-34 buộc phải quay trở lại, tản mát trên một vùng đất rộng lớn. Nhưng còn 11 chiếc khác vẫn chọc thủng trận địa của Augustin và lao thẳng về phía cây cầu. Tất cả những vũ khí của phân đội bảo vệ cầu yếu kém này chỉ còn lại súng chống tăng và những khẩu pháo phòng không…..

    Trong thời điểm quyết định này, toàn bộ kết quả củatrận đánh chỉ có thể dựa vào lòng can đảm và hy sinh của một vài sĩ quan, binh lính..Và họ đã trỗi dậy trong thời điểm sống còn này. Quay trở lại Sở chỉ huy Quân đoàn, Đại tá Hesse đã lôi tất cả những người lính nào có vũ khí chống tăng, thiết giáp sẵn có từ Sư đoàn mình, cấp tốc điều họ ra các công sự trên mọi hướng tiếp cận với chiếc cầu, đặt họ dưới sự chỉ huy của Đại tá Ferdinand Hippel, Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 253.

    Đại tá Ferdinand Hippel đã bắn vào những chiếc T-34 còn lại của người Nga với đủ loại vũ khí mà ông có. Với những khẩu súng chống tăng, pháo bộ binh hạng nhẹ, những quả mìn và khối chất nổ. Cuộc tiến công của những chiếc T-34 đã bị đẩy lùi. Khoảng 10.00 giờ sáng thì mối nguy hiểm đã được ngăn chặn. Nhưng lúc 10.30, Tập đoàn quân VIII chuyển tiếp cho Nehring bức điện họ mới nhận được từ Tập đoàn quân Panzer IV : Lực lượng của Sư đoàn Panzer 19 đang tác chiến với kẻ thù tại Grigorovka gặp rất nhiều khó khăn. Họ cần sự giúp đỡ khẩn cấp.

    ..Bây giờ là 14.00, Nehring lúc này đang có mặt tại Đài quan sát tiền phương ở Keleberda thuộc bờ đông con sông Dnieper. Chuông điện thoại dã chiến vang lên. Wöhler đang ở trên đầu dây thông báo: Tình hình đang ngày càng xấu đi tại Dnieper. Zarubentsy đang ở trong tay kẻ thù. Grigorovka thì đang bị tranh chấp. Người Nga đang mở rộng bàn đạp theo hướng tây và tây nam. Họ đã chở được pháo binh và xe cộ qua sông….

    May mắn thay, Nehring đã cho di chuyển các đơn vị vận tải cũng như các đơn vị cung ứng hậu cần của mình qua bờ tây từ vài ngày trước. Do vậy, Nehring có thể mạo hiểm nhanh cho các đơn vị rút lui thật nhanh qua cây cầu, bất kể áp lực của người Nga đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và hết sức nguy hiểm. Ông ta trực tiếp di chuyển Đài quan sát của mình tới con đường dẫn lên cây cầu bên bờ đông. Đồng thời, ông cũng chỉ định Tướng August Schmidt , Tư lệnh Sư đoàn Vệ binh Panzer 10 trực tiếp phụ trách lực lượng bảo vệ đầu cầu. Trưởng phòng tác chiến của ông là một nhân viên tham mưu rất giàu kinh nghiệm, Trung tá de Maiziere. Đó là Sư đoàn xuất thân từ Hạ Bavaria, hiện nay chịu trách nhiệm cho Quân đoàn của Nehring tiến hành công việc rút quân qua sông được an toàn…

    Tác giả đã phỏng vấn một nhân chứng đáng tin cậy trong đội ngũ tham mưu của Quân đoàn Panzer XXIV, đó là Trung úy Renatus Weber, đã ghi lại những ấn tượng của anh ta trong một bức thư gửi về nhà: "Khi chúng tôi bắt đầu vượt sông Dnieper vào ngày 23 tháng 9, sau cuộc tấn công điên cuồng của những chiếc xe tăng Nga, bỗng dưng tôi nhớ lại về tấn bi kịch mà vua Charles XII của Thụy Điển đã chịu đựng, khi người phải nhìn đội quân Thụy điển của mình bị kẹt lại ở khu vực sông Vorskla đổ vào sông Dnieper. Họ buộc phải đầu hàng quân Nga tại chiến trường Perevolochnaya vào năm 1709 bởi vì họ không còn có cơ hội băng qua sông, và chúng tôi, may mắn, đã có cây cầu đường sắt của mình ". Quả thật, đó là điều hết sức may mắn…..

    Đó là tình hình chiến sự tại cây cầu ở Kanev. Các kỹ sư, công binh thuộc Quân đoàn Panzer XXIV trước đó đã làm thêm một cầu đường bộ nằm trên tầng 2 của đường ray xe lửa theo cách mà giao thông trên tuyến đường sắt vẫn tiếp tục thông suốt trong quá trình xây dựng và đồng thời họ vẫn cung cấp thêm một tầng cầu làm đường giao thông dành cho lực lượng quân đội và các ô tô vận tải vượt qua sông Dnieper…

    ..Lúc này là 15.00 giờ, các Trung đoàn Đức đã bắt đầu di chuyển qua tầng cầu cao một cách kỳ lạ, đó là 1 kiệt tác của các kỹ sư, công binh quân đội. Tại Trụ sở Quân đoàn, tạm thời được dựng tại con đường dẫn lên cây cầu bên bờ đông, tình hình bắt đầu trở nên căng thẳng…Ai sẽ thắng trong cuộc đua này ? Nếu mà máy bay Nga xuất hiện và tấn công cây cầu ? Sẽ là một điều kỳ lạ nếu như họ không làm như vậy …Ấy thế mà chuyện đó đã xảy ra, máy bay Nga không hề xuất hiện.

    ....................
    tatpcit, tonkin2007, DepTraiDeu6 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    …Khoảng 21.15 giờ, các Trung đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh 57 Bavarian, Sư đoàn rút quân đầu tiên dưới sự chỉ huy của Đại tá Trowitz đã về tới nơi và di chuyển qua cầu. Ngay lập tức, họ di chuyển theo các hướng đã chỉ định sẵn, chiếm giữ các khu vực bờ sông ở cả hai bên đầu cầu. Tiếp theo, đến lượt Sư đoàn Bộ binh 112 Hessian-Westphalian dưới sự chỉ huy của Trung tướng Lieb lúc này cũng bắt đầu vượt sông. Họ vừa phải di chuyển trong đội hình hành quân, đi qua một chặng đường dài tới 40 dặm đường mà không được phép dừng lại, trong nỗ lực khôi phục lại sự liên lạc với các đơn vị chủ lực trong Quân đoàn….

    Quá nửa đêm một chút, những tiếng rầm rầm, huyên náo của Trung đoàn vệ binh 258 thình lình vang lên trên các tấm ván cầu. Dẫn đầu là Đại đội 7 dưới sự chỉ huy của Trung úy Isselhorst. Trong Trung đội hành quân đầu tiên, ở phía bên trái là hạ sĩ Hellmold đến từ Düsseldorf trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, run rẩy. Ngay lập tức, Trung đoàn di chuyển về phía bắc dọc theo bờ tây con sông, khu vực Dnieper, nhằm chống lại quân Liên Xô đã đổ bộ xuống Grigorovka.

    Tiếp theo, Sư đoàn Bộ binh số 34 Moselle dưới sự chỉ huy của Trung tướng Hochbaum cũng băng qua cây cầu dưới bóng tối và họ lập tức thoát ly ngay, về phía cánh trái trong khu vực do Quân đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ. Sư đoàn cuối cùng vượt qua cây cầu này là Sư đoàn Vệ binh Panzer 10. Các nhóm chiến đấu của họ vẫn đang bảo vệ các tuyến đường dẫn vào cầu, nhưng khu vực được người Đức cảnh giới đang dần dần thu hẹp nhỏ lại ở phía bờ đông. Vào lúc 3:30 giờ ngày 24 tháng Chín, các trung đoàn vùng Hạ Bavaria cuối cùng vượt qua cây cầu Dnepr để hướng về phía bờ tây. Bình minh đang mọc ở phía chân trời.

    Tướng Nehring đang đứng bên cạnh cây cầu, quan sát bầu trời và hướng về đường chân trời xám xịt. Liệu không quân Nga có đến không? Nhưng không hề có tiếng động cơ nào trên bầu trời. Quái lạ. Không hề có một cuộc đột kích nào từ trên không trung xuống cây cầu. Đó là điều Nehring không thể hiểu nổi. Chả lẽ Đại tướng Vatutin không có lực lượng không quân nào trong tay?

    Vatutin có một đội ngũ không quân rất mạnh. Toàn bộ Tập đoàn quân Không quân II nằm trong biên chế Phương diện quân của ông ta. Nhưng toàn bộ lực lượng không quân chỉ được phép sử dụng trong việc yểm trợ tối đa cho các đơn vị quân Nga đang vượt sông Dnieper nhằm chống lại các đợt tấn công đến từ Luftwaffe. Trung tướng Krasovskiy không hề có máy bay dự trữ cho một cuộc tấn công vào cây cầu Kanev. Nhưng kể cả lúc này, nếu như ông ta có ít máy bay dự trữ, ông ta vẫn phải dành nó cho một chiến dịch lớn khác, một chiến dịch độc nhất vô nhị trong cuộc chiến, một chiến dịch mà Stalin tin tưởng sẽ mang lại thắng lợi quyết định trên khu vực sông Dnieper. Trong khi đó, về phía người Đức, không một ai trong số họ có lấy một khái niệm mơ hồ nào về điều hết sức bất ngờ mà người Nga sẽ dành cho họ ngay sau đó….

    Nehring đang nhìn các đội hình hành quân của người Đức đang di chuyển qua cây cầu. "Chúng ta cần khoảng bao lâu nữa?" – Ông ta hỏi Trung úy Weber đang đứng ngay bên cạnh. "Chỉ chưa đầy một giờ nữa, thưa Tướng quân". Sự ước tính của Weber đã được chứng minh là đúng. Khoảng 4.30, toàn bộ Quân đoàn Panzer XXIV đã hoàn thành xong việc rút quân sang bờ tây. Cuộc rút quân kéo dài trong mười ba giờ rưỡi. Đó là một thành tựu to lớn. Nhưng nó cũng chỉ ra lực lượng của các Sư đoàn bị sứt mẻ nhiều đến như thế nào trong các trận chiến vừa qua…

    Nehring là người cuối cùng vượt sông qua cây cầu. Tất cả những gì còn lại bên bờ đông chỉ là những đơn vị yểm trợ cuối cùng, những đơn vị chặn hậu này vẫn đang bảo vệ đường dẫn vào cây cầu cho đến khi cây cầu bị thổi bay lên. Họ có các xuồng cao su, các con thuyền đổ bộ đang chực sẵn bên bờ đông, họ không còn thời gian rút quân qua cây cầu nữa. Đó là nhiệm vụ khó khăn nhất của họ trong cuộc chiến tranh – hành động đúng như một đội chặn hậu, càng kìm chân kẻ thù càng lâu càng tốt. Lúc nào mới có thể được phép rút lui ? Anh dám đương đầu với kẻ thù trong một thời gian dài bao lâu ? Không một ai biết ngoài người chỉ huy đội quân chặn hậu cho phép rút lui vào thời điểm nào ? Anh ta phải tự mình chịu trách nhiệm. Không một ai khuyên anh ta nhận nhiệm vụ khó khăn đến như vậy ! Quả thực là một bài toán nan giải….

    .....................
    tatpcit, tonkin2007, huymaya5 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chính xác là đúng 5.00 sáng, Tướng August Schmidt, chỉ huy Sư đoàn Vệ binh Panzer 10 đứng cùng với Đại úy Bopst, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Công binh 10 tại một khe nước nhỏ bên bờ tây của sông Dnieper. Phía trước họ là một NCO quì sẵn cạnh một hộp điện :

    - "Mọi thứ đã sẵn sàng chưa ?"

    - "Mọi thứ đã sẵn sàng, Thưa Tướng quân !"

    Đúng là phải cảm ơn Chúa ! Hai viên sĩ quan suy nghĩ. Chỉ hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước đó, họ đã không chắc chắn rằng "Mọi thứ" sẽ "sẵn sàng" vào đúng thời điểm để kích hoạt cho thổi bay cây cầu Kanev.

    Lúc này, Tư lệnh Quân đoàn, Tham mưu trưởng và viên chỉ huy Tiểu đoàn Công binh vẫn vô cùng lo lắng về các vấn đề kỹ thuật phải xử lý trong việc phá hủy cây cầu trước khi người Nga tới nơi. Quả là một sự thử thách dành cho hệ thống thần kinh của họ. Nhưng bây giờ mọi việc đã sẵn sàng. Một lần nữa, tướng August Schmidt leo tới một vị trí mà từ đó, ông ta có thể quan sát cây cầu bằng ống nhòm. Nó vẫn sừng sững trong sự yên lặng và hoang vắng. Rồi Schmidt và ra lệnh :”Điểm hỏa !”

    Tay NCO công binh ấn nút điểm hỏa. Theo bản năng, mọi người đều cúi xuống. Một tiếng nổ như sấm. Ánh chớp sáng lòa. Các mảnh vụn thi nhau cuộn lên trên không khí. Những làn khói và bụi đậm đặc bốc lên bầu trời. Khi làn khói tan đi, tất cả những gì còn sót lại của cây cầu khổng lồ là một vài mảnh, nhịp cầu vỡ tan. Các miếng dầm và ván cầu đã trôi lập lờ về phía hạ lưu con sông Dnieper.

    Một thoáng yên lặng trôi qua, chỉ bây giờ tất cả mọi người mới dành thời gian suy nghĩ về sự kỳ lạ của tình hình là STAVKA đã không hề thực hiện một nỗ lực mạnh mẽ và duy nhất để giành bằng được chiếc cầu vượt sông Dnieper. Sao họ lại không dùng một lực lượng đổ bộ đường không, hoặc bằng các lính dù, hoặc bằng một đòn tấn công liều lĩnh, táo bạo của lực lượng xe tăng nữa nhỉ ? Sao họ không sử dụng các lực lượng du kích lúc này đang tràn ngập tại các khu vực đầm lầy, khu rừng ven sông ? Lý do của việc thất bại này là gì ? Hay là người Nga nghi ngờ khả năng của họ trong việc thực hiện các chiến dịch đoạt lấy các cây cầu có tầm quan trọng sống còn như người Đức đã liên tục thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh.

    Giống như một đòn tấn công bằng xe bọc thép chớp nhoáng của Manstein tới cây cầu Dvinsk (Daugavpils)…Hoặc là đòn đánh úp bất ngờ kiểu Guderian trong việc đoạt lấy cây cầuDesna tại Novgorod Severskiy…Hoặc việc Reinhardt đã chiếm giữ các cây cầu bắc qua sông Volga ở Kalinin. Hoặc một đòn đột kích táo bạo dũng cảm trong quá trình rút quân của Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 16 đã thực hiện khi vượt cây cầu qua sông Manych vào tháng Giêng năm 1943.Người Nga không hề gắng sức trong việc tập trung sức mạnh để đoạt lấy cây cầu Kanev. Phải chăng họ thực sự không cần dựa vào cơ hội chiến thắng đã mở toang ra trước mắt họ bởi vì có thể tự tin rằng : họ vẫn tiếp tục chiến dịch vượt sông Dnieper mà không quan tâm nhiều đến các cây cầu. Dường như là họ sẽ chứng minh sự tự tin của họ trên thực tế là đúng đắn…

    Có vẻ đúng khi Hồng quân đã vượt qua sông lớn Dnieper tại nhiều điểm, nhanh chóng và không bị tổn thất nhiều, họ chỉ sử dụng các phương tiện tạm thời. Và không chỉ trong khu vực sông Dnieper tại Pereyaslav hay thượng lưu con sông ở Chernigov. Trong vài ngày cuối cùng của tháng Chín,Hồng quân đạt được tới 23 điểm vượt sông dọc theo toàn bộ 440 dặm từ Loyev đến Zaporozhye.

    Tuy nhiên, Hồng quân vẫn sai lầm trong cách tính toán của họ. Đúng là như vậy, họ có các đại đội, Tiểu đoàn và ngay cả một số Trung đoàn đã vượt sông một cách nhanh chóng và thành lập các đầu cầu đổ bộ bên bờ tây sông Dnieper ; nhưng họ thấy rất khó để mở rộng các đầu cầu đổ bộ trên một quy mô mà từ đó, có thể tiến hành một chiến dịch lớn hơn từ các điểm vượt sông của họ. Hồng quân gặp vô vàn khó khăn trong việc chở xe tăng, thiết bị nặng và đạn dược qua sông. Chính vì điều đó nên họ sẽ cần những chiếc cầu chắc chắn, cố định, vững chãi có trọng tải lớn, nhưng những chiếc cầu này không thể xây dựng từ các vị trí vượt sông (đầu cầu đổ bộ) nhỏ bé của họ được….

    Và khi Đại bản doanh Sô-viết tối cao nhận ra được sai lầm của mình, họ đã cố gắng giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng với một giải pháp căn bản. Đó chính là một chiến dịch mà người Nga sẽ tiến hành trên một qui mô lớn, nhưng chỉ duy nhất có một lần trong toàn bộ các trận chiến tại mặt trận miền Đông….

    (Lời ND. Thực ra Hồng quân đã dự liệu chiến dịch tại đầu cầu Burkin từ trước, cho nên họ không dồn sức vào việc đánh chiếm chiếc cầu Kanev. Lời bình của tác giả dễ đánh lạc hướng sự chú ý độc giả…)
    maseo, tatpcit, tonkin20076 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    CHƯƠNG V




    ĐẦU CẦU BUKRIN




    Quân Nga vượt sông – Tin xấu từ khắp mọi nơi – Cối xay gió tại Kolesishche - "Tất cả vào vị trí chiến đấu Lính dù! " – Ba lữ đoàn Sô-viết nhảy vào thảm họa…



    Đã nhiều tháng rồi, chưa bao giờ Hạ sĩ Hellmold lại có một bữa ăn ngon đến như vậy trong ngày 24 tháng Chín năm 1943. Cả đêm qua, toàn Đại đội của anh phải di chuyển liên tục. Hết cuộc hành quân nay đến cuộc hành quân khác. Nhưng rồi, việc đó cũng kết thúc, vào buổi sáng, những người lính Đức cảm thấy vui vẻ phấn chấn hẳn lên. Cuối cùng, họ đã thoát ra khỏi cái bẫy mà người Nga giăng lên ở phía trước cây cầu Kanev. Bây giờ, họ sẽ được nghỉ xả hơi. Nhưng trước hết, phải ăn sáng cái đã. Thực đơn của nhà bếp dã chiến hôm nay bao gồm ; mứt, cá sardine (cá mòi), thịt bò muối và cà phê thực thụ. Sau bữa sáng, hầu hết họ chui vào các ổ rơm. Ngủ một chút cho bõ…...Nhưng họ không hề có một giấc ngủ trọn vẹn, xứng đáng.

    “Các chỉ huy Đại đội lên gặp ngay Trung đoàn trưởng !” – một tiếng thét to xuyên qua các lều, nhà nghỉ trong doanh trại…

    Thiếu úy Isselhorst chạy đến. Những cuộc triệu tập bất ngờ như thế này luôn luôn là một dấu hiệu không lấy gì hay ho lắm. Đúng vậy, chỉ 10 phút sau, mệnh lệnh đã truyền xuống : " Nhanh chóng tập hợp đội ngũ ! Sẵn sàng khởi hành !”…

    Một sự hỗn loạn thông thường đã xảy ra: "Mấy thứ chết tiệt của tớ đâu rồi..." – “Tớ đâu biết…!”. Một câu nói khác bắt đầu thốt ra với lời nguyền rủa kiểu lính tráng…..Bên ngoài, một dãy xe tải đã chầu chực sẵn sàng. Ít ra thì họ không phải hành quân. Nhưng khi lính bộ binh được đưa lên xe tải, thông thường điều đó có nghĩa là tình hình đã trở nên rất nghiêm trọng.

    Trung úy Isselhorst đã vội vàng mô tả một bức tranh toàn cảnh tại khu vực mà những người lính trong Đại đội 7 sẽ được đưa đến đó. Bọn Nga đã vượt qua sông Dnieper ở xa hơn về phía bắc, tại Grigorovka. Chúng ta phải cố thủ, cầm chân bằng được bọn chúng cho tới khi những lực lượng mạnh mẽ của chúng ta tới tăng viện kịp thời.

    “Mẹ kiếp ! Lại chuyện cũ rích !”. Những lính Đức cằn nhằn. Thiếu úy Kirberg cùng Trung đội 1 của anh lên các xe tải và di chuyển ngay tức khắc…

    Các tin tức mới nhất từ các điểm vượt sông của người Nga tại khu vực này của sông Dnieper thì hầu như toàn tin tức xấu. Cùng thời gian này, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ III của Tướng Rybalko (Nga) đã thiết lập một thế trận an toàn bên bờ phải của con sông trong 48 giờ vừa qua, nhưng có một điều hơi ngạc nhiên là tình hình đã không tồi tệ đi nhiều hơn như trước nữa.

    Trông ngày 24 tháng Chín, khu vực đầu cầu đổ bộ của người Nga giữa Grigorovka và Bukrin đã mở rộng khoảng ba dặm chiều sâu và bốn dặm chiều rộng. Với nửa tá xe tăng cùng hai tiểu đoàn, người Nga vào cuối chiều ngày 24 Tháng Chín đã gây áp lực lên Tiểu đoàn Trinh sát Thiết giáp 19 của Thiếu tá Guderian, đã được tung ra nhằm cô lập, phong tỏa người Nga tại đầu cầu đổ bộ. Áp lực của quân Nga từ điểm vượt sông Dnieper còn hướng theo phía tây nam. Trong khi đó, tại làng Balyka, cách nơi đây chín dặm về phía thượng lưu, một Lữ đoàn Sô-viết rất mạnh mẽ với quân số khoảng 1.000 người thuộc Tập do Trung tướng Moskalenko cũng đã vượt sông và đang theo hướng đông nam Dnieper, tạo ra một sức ép rất lớn lên 1 lực lượng yếu kém của Sư đoàn Panzer 19. Đây là đơn vị duy nhất của quân Đức có mặt tại đây vào thời điểm nguy cấp này. Rõ ràng, 2 nhóm xung kích của quân Nga đang có dự định bắt liên lạc với nhau…

    Tiểu đoàn Trinh sát Thiết giáp 19 tiến vào để đối chọi lại với người Nga tại cả Balyka và Bukrin. Thiếu tá Guderian, con trai út của Đại tướng Guderian, đã chứng tỏ mình là một bậc thầy về sự ứng biến với tình hình. Các đơn vị bảo dưỡng và vận tải được đưa hết lên phòng tuyến chiến đấu. Người Nga buộc phải chuyển sang thế cầm cự. Tuy nhiên, không thể lôi họ ra khỏi các vị trí chiến đấu tại những khe núi hẹp nối với các điểm giao cắt bên bờ cao phía tây của sông Dnieper.

    Nehring đã tăng cường chi viện thêm 1 Tiểu đoàn Trinh sát Thiết giáp thuộc Sư đoàn Vệ binh Panzer 10 dưới sự chỉ huy của Trung tá Waldemar Mayer tới Balyka. Nhưng sớm muộn gì Nehring sẽ phải tạm dừng việc điều họ về Balyka vì một tin xấu khác lại bay đến với ông ta. Một nhóm xung kích khác bao gồm 50 lính Nga đã vượt sông vào sáng 24 tháng Chín tại điểm vượt gần làng Stayki, ngược về phía thượng lưu thêm 9 dặm nữa, và tự họ thành lập các ổ đề kháng trong những khe núi thuộc bờ tây con sông. Một bộ phận thuộc Sư đoàn Bộ binh 34, vội vã cơ động từ những căn cứ quân sự dã chiến, để đối phó với mối nguy cơ mới này.

    ...............................
    caonam_vOz, tonkin2007, huymaya6 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    XIN NGHỈ 1 NGÀY....ĐI BÃO CHÚT ÍT..
    huymaya, DepTraiDeugaume1 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    “Củng cố, bảo vệ đầu cầu đổ bộ và tiêu diệt các lực lượng Đức bên kia sông”
    chắc chắn là mệnh lệnh của cấp trên dành cho những người lính Hồng quân….

    Nhưng ngay cả những phút đầu tiên này, khu vực đầu cầu đổ bộ của người Nga khó có thể loại trừ được.

    Đó là một câu chuyện đã cũ : một khi người Nga đã có được chỗ đứng thì rất khó đánh bật họ ra khỏi vị trí. Người Nga chính là bậc thầy của sự phòng thủ kiên cường. Họ sẽ quì xuống sau các hố chiến đấu cá nhân hoặc sau những bức tường và thi nhau bắn trả. Họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc trừ phi họ lọt vào trong tầm ngắm của một khẩu súng bắn tỉa Đức hoặc là mũi nhọn của cái lưỡi lê ở ngay sau lưng họ. Hơn nữa, tại Stayki, địa hình đặc biệt ưu đãi dành cho người Nga. Các khe nứt và các hốc đá tại phía bờ tây dốc đứng đã cung cấp các vị trí phòng ngự lý tưởng. Mặt đất bằng phẳng ở phía trước các vị trí của họ rất dễ dàng khống chế được bằng súng máy, sẽ chặn đứng bất cứ cuộc tấn công nào của người Đức….

    Các nhóm chiến đấu của Đức đã cô lập được các đơn vị vượt sông của Nga. Họ bắn phá tới tấp bằng súng cối. Với pháo binh và súng bộ binh họ cắt đứt đường tiếp liệu của người Nga. Các bức điện của kẻ thù bị chặn lại đã cho thấy những tổn thất nặng nề đến với họ. Và chỉ sau ba ngày, họ sẽ bị rơi vào tình trạng đói khát do đường tiếp tế bị cắt đứt….

    Nhưng người Nga nhất quyết không chịu bỏ cuộc. Và mặc dù, tuy khu vực đổ bộ không to lắm nhưng nó vẫn đòi hỏi một sự theo dõi cũng như phong tỏa liên tục. Nếu không, khu vực đó đột nhiên có thể biến thiên rất nguy hiểm. Và loại nguy hiểm này đang đe dọa tất cả các nơi dọc theo phòng tuyến mặt trận. Nehring tiếp tục tăng viện các nhóm chiến đấu mới khác từ Kanev tới các điểm vượt sông của người Nga, trước hết là tại khu vực Balyka và đầu cầu đổ bộ Bukrin - Grigorovka....




    ☆☆☆☆☆





    Tiểu đoàn của Thiếu tá Hertel thuộc Trung Đoàn Bộ Binh 258 đang đào bới công sự bên ngoài Grigorovka trong buổi tập trung lúc nhá nhem vào ngày 24 tháng Chín. Vị trí do Đại đội 7 phụ trách là tại khu vực cối xay gió Kolesishche. Mọi người bận rộn đào công sự cho tới khi có một tiếng thét vang lên : "Máy bay địch!". Tiếng động cơ máy bay Nga ầm ầm ngay trên đầu. Mọi người thi nhau nhảy xuống hào cũng như các hố chiến đấu cá nhân. Một số máy bay Nga dường như bay thấp một cách khác thường. Đằng sau họ, các máy bay khác của Nga đang lao tới với đội hình chính xác như đang duyệt binh, từng cặp một song song với nhau tạo lên một đội hình rất lớn, ít nhất có khoảng 45 máy bay tất cả….

    Bên trái cũng là một đội hình tương tự. Đó là những chiếc máy vận tải hạng nặng. Chúng bay với độ cao từ 2000 đến 2400 feet. Những chiếc máy bay cường kích và tiêm kích đánh chặn đã xuất hiện trên các sườn và phía trên của đội hình máy bay vận tải . "Chưa bao giờ tôi thấy nhiều người Nga ở trên trời như đến thế ! – Trung sĩ Schomburg nhận xét…

    Những chiếc máy bay Sô-viết không thả bom. Chúng cũng không hề bắn pháo hoặc lia súng máy. Chúng quét qua bầu trời từ phía sông Dnieper rồi bay trên phòng tuyến của người Đức, hoàn toàn không quan tâm đến những gì dưới. Rõ ràng họ chưa hề có ý nghĩ rằng có lính Đức đang nằm trong các con hào mới đào cũng như tại các chốt đề kháng mạnh mẽ ở phía dưới mặt đất….

    Chạng vạng bắt đầu đổ xuống khu vực Dnieper. Lúc này đã là cuối tháng Chín, và từ khoảng 17.00 trở đi, bong tối đã bắt đầu bao phủ. Nhưng tại sao trong máy bay của bọn Nga lại bật đèn. Thậm chí vào lúc này, một số máy bay còn sà xuống thấp và chiếu đèn pha xuống mặt đất để trinh sát địa hình. ”Bọn chó đẻ đang làm cái quái gì nhỉ..?” - Hellmold lẩm bẩm.

    Tay NCO bên cạnh đang dí sát ống nhòm vào mắt hắn :” Không biết bọn Ivan đang làm trò khỉ gì trên trời thế…” – tay NCO cằn nhằn. Khoảnh khắc sau đó thì những nghi ngờ của anh ta được xác nhận. “ Họ nhảy…” – và anh ta hét lên :”Lính dù !”. Anh giật khẩu súng lục bên hông, và bắn một phát pháo hiệu màu trắng lên trời. Trong ánh sáng chói lọi, lung linh của quả pháo sáng, những cánh dù của lính đổ bộ đường không Sô-viết đang lượn sóng, dập dờn đã hiện lên rõ ràng trên bầu trời….
    ................................
    caonam_vOz, meo-u, DepTraiDeu4 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Những dòng tiếp theo sau đây tường thuật lại một trong những phần kịch tính, bất thường và hấp dẫn nhất thuộc lịch sử chiến tranh tại mặt trận miền Đông. Các tài liệu có sẵn cho chúng tôi từ phía Đức bao gồm các hồ sơ cá nhân và những hồi ức của Tướng Nehring, cũng như nhật ký chiến tranh của các đơn vị Đức tham gia cùng với những người lính Đức đã mục kích, chứng kiến tận mắt tại hiện trường còn sống sót sau Thế chiến thứ Hai. Bên phía Liên Xô, cũng sử dụng các bài tiểu luận và hồi ký xuất bản từ năm 1962, đặc biệt là hồi ức của G. P. Sofronov.

    Thật là một câu chuyện hấp dẫn, ngoạn mục. Hạ sĩ Hellmold cùng những người lính khác thuộc Đại đội 7 vẫn đang ở trong trạng thái sững sờ. Một chiến dịch có qui mô lớn được thực hiện bởi những người lính dù ? Đó là một điều mà ngay những người lính lão luyện nhất của người Nga đều chưa hề có lấy một chút kinh nghiệm nào cả. Một số người trong họ đã nghe được tin đồn vào tháng Hai năm 1942, một số đơn vị vận tải thuộc Sư đoàn Bộ binh 260 Württemberg - Baden đã bắt gặp một số Lữ đoàn Đổ bộ đường không trong hậu phương Quân đoàn XIII. Ngoài ra, người Nga thường chỉ được biết đến với những đợt thả dù nhỏ giọt, chỉ khoảng từ 50-80 những lính đặc nhiệm, với nhiệm vụ chủ yếu là hoạt động phá hoại hoặc cung cấp các thiết bị đặc biệt cho những người lãnh đạo của các nhóm du kích quân….

    Hellmold và các đồng đội của anh đang ngây người ra nhìn cảnh tượng trên. Nhưng họ sớm được đưa xuống mặt đất bởi mệnh lệnh sắc bén từ Trung úy Isselhorst : “Bắn thẳng vào bọn lính dù !”. Một phát pháo hiệu mở màn. Tiếp theo là tiếng súng trường. Rồi những làn đạn súng tiểu liên thi nhau quét lên bầu trời. Những viên đạn thi nhau xuyên qua những chiếc dù. Rồi dù bị rách toạc khiến cho chúng bị rung rinh, dập dờn như những lá cờ. Những người lính dù Nga bị rơi thẳng xuống mặt đất như những viên đá. Trong trường hợp dù còn nguyên vẹn, những người lính dù Nga cảm thấy hết sức bất lực khi họ đang hạ xuống mặt đất rất từ từ - đó là một miếng mồi ngon cho hàng trăm khẩu súng cá nhân Đức đang chĩa lên bầu trời….

    Trên quả đồi đặt cối xay gió, phía cánh trái tiểu đoàn, một khẩu pháo phòng không loại 20 mm bắt đầu lên tiếng. Nó xả đạn thẳng vào đội hình máy bay Nga đang thả dù trên không trung. Một chiếc máy bay bị trúng đạn. Thân máy bay bị vỡ. Trong ánh lửa và khói bốc mù mịt. Những người lính dù Nga thi nhau nhảy xuống. Hầu hết dù của họ đều không mở được ra. Chỉ một vài chiếc dù mở được, nhưng họ vẫn mất mạng vì bị các mảng vụn máy bay đang cháy rừng rực cuốn vào người hoặc dù…

    Ngày càng có nhiều máy bay vận tải lượn vòng về phía tây trên bầu trời cối xay gió Kolesishche. Lúc này trời tối hẳn. Những đường đạn cũng như những phát pháo hiệu đã đưa bầu trời đang ở trong một thứ ánh sáng huyền diệu và cho thấy rõ những chiếc dù lượn trăng trắng trong ánh sáng lân tinh ló ra. Đó là những dù mang vũ khí, đạn dược cũng như đồ tiếp liệu thực phẩm đang từ từ rơi xuống mặt đất. Một khoảng cách ngắn ngủi, trong một khu rừng nhỏ, một vài chiếc dù bị vướng vào cây. Một vài cây bỗng dưng được trang trí như những cây thông Noel kỳ dị…

    Thiếu tá Hertel vội chạy đến :” Tiểu đội Pfeifer và Zorn ! Hãy theo tôi !”. Những người lính Đức vội vàng chạy theo người chỉ huy của họ. Nửa giờ sau, họ mang về những người tù binh đầu tiên. Những người Nga bị nhanh chóng đưa ra trình diện, thuộc Lữ đoàn Đổ bộ đường không Cận vệ số 5, phần lớn đã rơi xuống mặt đất về phía tây, trong khu vực Dudari. Sự đổ bộ tại cối xay gió Kolesishche trong khu vực tác chiến của Sư đoàn Bộ binh 112 (Đức) là do các nhóm đổ bộ đã mất liên lạc với lực lượng đổ bộ chủ lực của họ…

    Các cuộc săn lùng lính dù Nga vẫn đang tiếp tục. Các báo cáo thi nhau chuyển về Tiểu đoàn. Bất cứ nơi nào mà lính Đức phát hiện thấy dù rơi, thì lính dù Nga cách đó không xa lắm. Từng người một cố gắng tập hợp trong các khe núi, cố gắng xác định phương hướng và kết hợp lại với nhau thành từng nhóm nhỏ. “Giơ tay lên ! Ruki verkh ! Руки верх ! ". Bất cứ ai chậm trễ đều bị ăn lựu đạn hoặc đạn tiểu liên ngay tức khắc. Vào lúc bình minh ngày hôm sau, lúc tạm nghỉ, những người lính Vệ binh Đức từ phía sông Dnieper còn quan sát thấy trên một trong những cái cánh của cối xay gió Kolesishche còn treo lủng lẳng một chiếc dù nhảy rách nát, hòa lẫn màu máu của người chết, người vẫn đang bị treo cổ bởi sợi dây dù, anh ta đã bị trúng đạn trong lúc đang nhảy dù…

    .........................
    --- Gộp bài viết: 26/01/2018, Bài cũ từ: 25/01/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : GIAO CHIẾN TRONG TỪNG NGÔI NHÀ TẠI PHÍA NAM THÀNH PHỐ OREL….
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Xa hơn về phía tây, trong khu vực Dudari, nơi lực lượng chủ lực đổ bộ xuống mặt đất, thì cũng có thảm hoạ xảy ra. Tại đây, lính dù Nga đổ bộ đúng vào đầu một đội hình hành quân của Sư đoàn Vệ binh Panzer 10 đang di chuyển về hướng Balyka. Cũng vào thời điểm này, tại làng Dudari, những người lính dù Nga đã đổ bộ đúng vào khu vực xuất phát của Tiểu đoàn Thiết giáp Vận tải thuộc Trung đoàn Vệ binh Panzer 73 (Đức). Lực lượng này là mũi nhọn xung kích của Sư đoàn Panzer 19 - Hạ Saxon– dưới sự chỉ huy của Đại tá Kallner đang di chuyển từ Kiev tới để giải tỏa sức ép của quân Nga đang ngày càng đè nặng lên Tiểu đoàn Trinh sát….

    Không có một lực lượng nhảy dù nào mà gặp phải nhiều điều bất hạnh và có số phận hẩm hiu đến như vậy. Những người lính đổ bộ Sô-viết đã rơi đúng vào một khu vực tua tủa các vũ khí của người Đức. Họ rơi xuống như một trận bão tuyết khổng lồ. Nhưng đó là cơn bão của thần chết….

    Trung tá Binder, nguyên Trưởng phòng tác chiến của Sư Đoàn Panzer 19, đã hồi tưởng lại những giây phút kịch tính lúc đó : ” …Đợt nhảy dù đầu tiên bắt đầu từ lúc 17.30. Trong lúc vẫn đang ở trên không trung, lính dù Nga đã bị rơi vào hỏa lực của những khẩu súng tiểu liên, pháo phòng không nhiều nòng loại 20 mm. Lực lượng đổ bộ của người Nga rất lớn, những chiếc máy bay vận tải Nga đến địa điểm thả dù một mình, hoặc 2 chiếc cùng một lúc trong thời gian chỉ nửa phút để thả những người lính dù Nga. Điều này, thậm chí mang lại hiệu quả tối đa cho những đợt thả dù của họ. Một vài chiếc máy bay vận tải Nga rõ ràng đã nhận ra thảm họa nên vội vã quay ngược lại phía bắc. Hỏa lực phòng thủ của chúng tôi cũng như những quả pháo sáng rực rỡ soi rọi tất cả mọi thứ trên bầu trời đã làm cho người Nga sững sờ. Bây giờ họ phải thả những người lính dù rất bừa bãi, hỗn độn ở khắp nơi. Quân đổ bộ bị xé lẻ ra từng nhóm chiến đấu nhỏ hoặc rất nhỏ, buộc phải lâm vào tình trạng bi đát. Họ cố gắng trốn trong các khe đất hẹp, nhưng chỉ trong nháy mắt, họ đã bị bắt làm tù binh hoặc bị giết chết..”

    Chỉ có viên chỉ huy Lữ đoàn đổ bộ đường không đã thành công trong việc thu thập được 150 lính dù xung quanh mình và giành được vị trí tập kết trong một khu rừng ở phía đông Grushevo. Tại đây, họ kháng cự rất dữ dội. Đại đội 3, thuộc Trung đoàn Vệ binh Panzer 73 dưới sự chỉ huy của Thiếu úy Goldmann, đã thừa biết rằng những gì có thể xảy ra nếu như để cho lính dù Nga có điều kiện thuận lợi, hoặc có thời gian để đào hào hoặc thành lập các ổ đề kháng. Cần phải nói, trong số những người lính dù Nga ở đây, có những tay bắn tỉa thiện nghệ. Những người lính Đức thuộc Đại đội của Thiếu úy Goldmann bị thiệt hại nặng nề - hầu hết đều bị đạn bắn trúng đầu. Chỉ sau khi trải qua một trận chiến rất dã man và tàn bạo thì 150 lính dù Nga mới bị khuất phục. Chỉ huy của họ bị bắt sống. Một số người sống sót thì tìm cách bắt liên lạc với các đội du kích đang hoạt động trong các khu rừng rộng lớn ở phía tây Cherkassy….

    Lực lượng trong cuộc phiêu lưu đắt đỏ của người Nga là những đơn vị nào ? Bao gồm 3 Lữ đoàn đổ bộ đường không Sô-viết với khoảng 7.000 người dự định sẽ đổ bộ. Lữ đoàn đổ bộ đường không số 5 sẽ nhảy dù xuống bờ tây Dnieper tại Dudari ; Lữ đoàn số 3 xa hơn về phía hậu phương quân Đức, dọc theo vùng đầm lầy và suối Rossava; một số lực lượng của Lữ Đoàn 1 thì đổ bộ xuống ngay phía sau khu vực cầu Kanev. Một số nhóm chiến đấu khác thuộc lữ đoàn này đã đổ bộ xuống phía nam, trong khu vực hoạt động của Quân đoàn Panzer III Đức, đơn vị láng giềng tại cánh phải của Nehring. Các chỉ thị và bản đồ bị thu giữ cho thấy người Nga hướng tới hai mục tiêu. Một mặt là Đại bản doanh Sô-viết Tối cao muốn tung một lực lượng củng cố , bảo vệ khu vực đầu cầu chiến thuật tại vùng Bukrin nhằm chống lại mọi cuộc phản công của Đức. Lữ đoàn đổ bộ đường không số 5 có trách nhiệm ngăn chặn việc di dời lực lượng dự trữ của Đức từ hướng nam hay đông nam theo hướng Dnieper và do đó phải thiết lập một rào cản trong khu vực phía tây Kanev để không cho các đơn vị Đức tiếp cận tới. Lữ đoàn đổ bộ đường không số 3 chiếm giữ và bảo vệ bằng được khu vực Shandra-Lipovyy cho đến khi Tập đoàn quân XL Sô-viết tới và làm tê liệt các lực lượng dự trữ chiến lược của người Đức…

    Đó là một kế hoạch tốt. Nhưng nó đã được thực hiện quá trễ. Lực lượng của người Đức dù vô tình hay cố ý đã có mặt chính xác tại các địa điểm mà 3 Lữ đoàn đổ bộ đường không Sô-viết sẽ phải làm nhiệm vụ đổ bộ xuống.....

    Nhưng ngoài mục tiêu chiến thuật như trên, các hoạt động của 3 Lữ đoàn đổ bộ đường không đã theo đuổi một mục tiêu lớn hơn và chiến lược hơn nhiều. Điều này xuất hiện rõ ràng từ một cái nhìn thoáng qua vào tấm bản đồ đánh dấu các khu vực nhảy dù của người Nga : Lữ đoàn 1 và 3 kết hợp cùng nhóm phía tây thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không số 5 có nhiệm vụ thiết lập một khu vực rộng lớn dọc theo các đầm lầy ven con suối Rossava. Cùng với các lực lượng Nga đã vượt qua sông Dnieper tại Balyka, Rzhishchev, và phía nam của Kanev, họ sẽ tạo thành một đầu cầu đổ bộ rộng lớn và do đó thiết lập một lá chắn thứ hai xung quanh điểm vượt sông Dnieper tại Bukrin. Bằng cách này một khu vực triển khai lớn các lực lượng quân đội đã sẽ được bảo đảm, dự kiến cho phép tập kết tới hai Tập đoàn quân Sô-viết…

    .............................
    caonam_vOz, meo-u, huymaya5 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Theo bằng chứng hiển nhiên từ những lời khai của viên Tư lệnh Lữ đoàn đổ bộ đường không số 5 Sô-viết bị bắt sống đã cho thấy : Lữ đoàn 5 sẽ được thả dù đầu tiên và sau đó tiếp tục thả xuống trong các ngày 26 hoặc 27 tháng Chín, trong việc thực hiện một chiến dịch đổ bộ đường không, có qui mô lớn khác tại phía nam cây cầu Kanev. Những chiếc tàu lượn vận chuyển đến những thiết bị quân sự hạng nặng và xe tăng. Những chiếc máy bay vận tải nhỏ hơn thả dù vào ngày 24 tháng Chín trong khu vực hoạt động của Quân đoàn Panzer III Đức chỉ là những bộ phận tiên phong cũng như các lực lượng bảo vệ cho việc triển khai chiến dịch của người Nga. Việc thất bại hoàn toàn trong giai đoạn một rõ ràng dẫn đến hủy bỏ toàn bộ chiến dịch đổ bộ đường không của người Nga…

    Trên thực tế, tất cả mọi thứ khi lên kế hoạch thì được hoạch định rất tốt nhưng khi tác chiến thì gặp sai lầm. Điều đó dẫn đến một thảm họa về mặt quân sự. Trong khu vực thả dù ở giữa Dudari và Rossava, có 1.500 lính đổ bộ đường không Sô-viết đổ bộ xuống trong 24 giờ đầu tiên thì có tới 692 người chết và 209 người bị bắt làm tù binh. Trong những người bị bắt còn có cả tay trưởng đoàn quân nhạc và thủ thư thuộc Lữ đoàn Đổ bộ đường không số 5. Họ được thả dù xuống khu vực tác chiến để làm gì ? “Đó là mệnh lệnh!” – 2 người này đã trả lời trong cuộc thẩm vấn như vậy…“Đó là mệnh lệnh!” – Viên Tư lệnh Lữ đoàn khi bị bắt sống làm tù binh cũng trả lời :” Tôi được yêu cầu là hãy lấy tất cả những người lính mà tôi cảm thấy thực sự cần thiết..” Và do vậy, ông đã lấy những người lính mà ông thấy cần, mặc dù chỉ có một nửa trong số họ đã được đào tạo cơ bản về nhảy dù, với trung bình 7-10 lần thử nhảy. Một nửa kia chưa bao giờ nhảy dù trước đó và là một đoàn quân hỗn hợp được rút ra từ bảy trung đoàn. Tất cả các nhân viên quân y toàn là phụ nữ….

    Quần áo và trang phục của họ cũng tạp nham như thành phần xuất thân của họ - một số mặc bộ đồ bay, những chiếc áo khoác ngoài bằng da, họ còn mặc những bộ đồ trang phục kiểu khác. Ngược lại, các bác sĩ phụ nữ và nhân viên quân y được trang bị rất hoàn hảo….

    Nhưng có một vấn đề không thể hiểu nổi nhất của việc thực hiện toàn bộ chiến dịch đổ bộ là bắt đầu thả dù vào lúc chập choạng tối, khi màn đêm đang tới gần, trong lúc điều kiện bình thường có thể thả dù vào lúc ban ngày. Có một sự thực là người Nga thích tổ chức các hoạt động về ban đêm, và thông thường họ tìm đường trong màn đêm còn tốt hơn người Đức rất nhiều… Nhưng ngay cả khi bắt đầu thả dù vào lúc hoàng hôn đã là một sai lầm nghiêm trọng và chết người. Lính đổ bộ không thể cơ động ngay sau khi họ đặt chân xuống mặt đất, vì họ thiếu phương tiện vận chuyển. Hơn nữa, bóng tối, càng làm cho mọi người bị phân tán, khó bắt liên lạc với nhau được. Thêm vào đó là vì lý do an ninh, các đơn vị và sĩ quan của họ đã không được thông báo về thời gian thực hiện chiến dịch nhảy dù đến tận một giờ rưỡi trước khi cất cánh. Điều này làm cho các sĩ quan không có thời gian sắp đặt đội ngũ hành quân, hồ sơ tài liệu, nghiên cứu khu vực mình sẽ tới trên bản đồ. Lính đổ bộ Sô-viết đã nhảy xuống một vùng đất hoàn toàn không quen thuộc.

    Các sĩ quan Nga đã cố gắng một cách vô ích để xác định vị trí họ sẽ nhảy xuống với sự trợ giúp của những tấm bản đồ được phác họa vội vàng trong thời gian chuyến bay tiếp cận tới nơi thả dù. Trong bóng tối, họ không thể tìm thấy được các điểm mốc quan trọng dưới mặt đất rất cần thiết cho công việc của họ. Rất nhiều tù binh Sô-viết thừa nhận một cách buồn bã: "Đó chính là một thảm hoạ!.."

    Một thảm hoạ khác là sự thiếu năng lực của nhiều phi công Sô-viết. Họ đã trộn với nhau, không xác định được vị trí của mình trong đội hình bay, hoặc thả dù vào các vị trí sai lệch. Khi họ đụng phải lưới lửa phòng không của Đức, họ bay lên cao tới 3000 feet, dẫn đến sự phân tán trên một diện rộng khi thả những lính dù cũng như các dù chở hàng…Hơn nữa, nhiều lính đổ bộ Sô-viết đã không chuẩn bị tâm lý để bắt đầu lao vào chiến trận ; họ kỳ vọng đó là một bài tập nhảy dù chứ không phải nơi họ nhảy xuống là một vùng đất xa lạ hoàn toàn nằm trong tay kẻ thù. Chính vì vậy, họ đã không triển khai được bất kỳ hành động kháng cự nào khi họ vừa nhảy xuống mặt đất. Sau khi nhảy dù ra khỏi máy bay, lính đổ bộ Sô-viết thấy mình đang nằm trong tầm hỏa lực chết chóc, điều đó không những mang lại cho họ một sự ngạc nhiên mà còn là một cú sốc tinh thần hết sức nghiêm trọng. Những người còn sống sót nhảy dù xuống đất đều lao vào những trận chiến đấu trong tâm trạng hết sức nản lòng…

    Tướng Nehring đã tổng kết các ý kiến của ông về chiến dịch này như sau: “Đơn giản là STAVKA thiếu sự đánh giá về thời điểm, khu vực mục tiêu cũng như các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức chiến dịch nhảy dù. Đó là việc làm mang tính chất nghiệp dư. Ý tưởng chiến lược là chính xác, nhưng việc thực hiện chiến dịch lại cẩu thả và lộn xộn chứng tỏ họ không có những chuyên gia giàu kinh nghiệm đứng đằng sau. Các đơn vị đổ bộ thì bị thả xuống khu vực mục tiêu quá rải rác, không thể nhanh chóng tập hợp cho các hành động phối hợp tác chiến để dẫn tới thành công.

    Dĩ nhiên đây là một sự tình cờ may mắn dành cho chúng tôi và một thảm hoạ thảm khốc cho người Nga bởi vì có tới ba Sư đoàn Đức đã di chuyển qua khu vực họ dự định nhảy dù. Nhưng ngay cả khi không có sự tình cờ này, chiến dịch đổ bộ đường không của người Nga vẫn khó có thể đạt được thành công vì thời gian dự định tiến hành đã bị sai lầm. Nếu như người Nga thực hiện chiến dịch trước khi Quân đoàn Panzer XXIV tiến hành vượt sông Dnieper – tức là họ sẽ ở trong hậu phương của bờ tây con sông – đồng thời họ đánh úp hoặc phá hủy cây cầu vượt sông tại Kanev - điều đó có nghĩa là họ mang đến một tình huống nguy kịch thực sự dành cho Quân đoàn của chúng tôi. Mà không chỉ dành cho Quân đoàn mà còn dành cho cả toàn bộ Tập đoàn quân nữa…

    ….Tình huống nguy kịch nhất của chúng tôi đã xảy ra lúc bình minh của ngày 23 tháng Chín, khi mà 40 chiếc xe-tăng Liên-sô xuất phát từ các khu rừng gần cây cầu Kanev, đã xộc thẳng vào trận địa phòng thủ của chúng tôi, họ chỉ cách cầu Kanev có vài dặm bên bờ đông, rồi chúng tôi buộc họ phải dừng lại đúng vào thời khắc cuối cùng. Giây phút này chính là khoảnh khắc tuyệt vời dành cho những tướng lĩnh Nga. Đúng lúc này, nếu họ tiến hành chiến dịch kết hợp lực lượng dưới mặt đất và không quân, thì chắc chắn họ sẽ đạt được mục tiêu chiến lược là phá bỏ tuyến phòng thủ của chúng ta trên sông Dnieper…

    Thậm chí, kể cả vào buổi chiều ngày 23 tháng chín, nếu họ bất thình lình tấn công cầu Kanev bằng một cuộc đánh úp từ trên không trung vẫn có thể mang tới cho họ một chiến thắng quyết định..”

    ................................

    meo-u, huymaya, kuyomukotoho6 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng 24 giờ sau đó, vào ngày 24 tháng Chín, khi Quân đoàn Panzer XXIV của Nehring đã hoàn thành kế hoạch vượt sông, Đại bản doanh Sô-viết tối cao đã bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời dành cho họ. Và tiếp theo, họ tung các Lữ đoàn đổ bộ đường không quá muộn và không có chủ đích. Nhưng mà lịch sử chiến tranh là lịch sử của những cơ hội đã bị bỏ lỡ luôn đi kèm theo như hình với bóng.

    Thảm họa tại đầu cầu Bukrin chắc chắn là một đòn nặng nề giáng vào lực lượng đổ bộ đường không Sô-viết. Họ không bao giờ hồi phục được cho đến khi kết thúc chiến tranh. Họ không tiến hành thêm một chiến dịch tương tự như vậy nào nữa…..

    Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứ lịch sử quân sự Liên Xô đã giữ im lặng hoàn toàn về chiến dịch không thành công của ba Lữ đoàn đổ bộ đường không Sô-viết. Thậm chí kể cả cuốn Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại cũng như nhiều tác phẩm tiêu biểu viết về Thế chiến thứ II của các sử gia Sô-viết không hề đề cập đến bất cứ điều gì trong chiến dịch nhảy dù tại gần Kanev. Chỉ có duy nhất một ký hiệu nhỏ trong tấm bản đồ số 56 thuộc cuốn Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại báo hiệu về chiến dịch : dưới cái tên của làng Bukrin có một dù nhỏ đánh dấu có lực lượng nhảy dù. Nhưng trong văn bản không có lời bình luận, không có lời giải thích, không có nguồn tư liệu để chúng ta tham khảo. Chính ký hiệu nhỏ trên tấm bản đồ này đã làm cho tác giả bắt đầu lưu tâm tới những điều gì đã xảy ra trên bầu trời con sông Dnieper hùng vĩ, tại khu vực giữa Kiev và Kanev vào ngày 24 tháng Chín năm 1943.

    Chỉ thời điểm gần đây (1970), các tạp chí quân sự tại Liên-sô mới bắt đầu đề cập về chiến dịch này. Các hồi ức của họ xác nhận hình ảnh của người Đức đưa ra, và thực sự tiết lộ rõ ràng hơn trong việc tiến hành không đầy đủ các hoạt động của chiến dịch. Đây là một ví dụ....

    Lữ đoàn đổ bộ đường không số 5 Sô-viết do sai lầm của các phi công nên bị thả dù trong một vùng quá rộng, lên tới hơn 20 dặm. Để giữ bí mật với người Đức, một số biện pháp phòng ngừa vô lý đã được thực hiện: cho đến tận khi thả dù, những chiến sĩ thuộc Thê đội 1 chuẩn bị nhảy xuống khu vực chỉ định mới được phép biết địa điểm nơi mình sắp đổ bộ xuống. Ngay cả viên Tư lệnh Lữ đoàn đổ bộ cũng không hề được biết mệnh lệnh hoạt động cho đơn vị của mình mãi tới tận 16.00 giờ, tức là chỉ một giờ rưỡi trước khi họ tiến hành chiến dịch. Vậy làm sao ông ta còn có thời gian để tìm hiểu các phương án tốt nhất dành cho hoạt động, mục tiêu của những người lính đổ bộ dưới quyền mình…

    Và bản thân kế hoạch. Nó đã được soạn thảo một cách quan liêu và không hề quan tâm đến tình hình thực tế ở ngoài mặt trận. Việc vận chuyển các lữ đoàn đến các sân bay dã chiến được thực hiện từ ngày 17 cho đến ngày 21 tháng Chín; nhưng vì nhu cầu vận tải của đường sắt rất lớn nên đã không hoàn thành được hết công việc chuyển quân cho đến ngày 24 tháng Chín - tức là ngày khởi động chiến dịch…

    Một điều còn tệ hơn nữa. Do thời tiết xấu nên nhiều máy bay vận tải đến muộn, hoặc không hề có mặt kịp thời tại các sân bay dã chiến. Bên cạnh đó, số lượng máy bay lại ít hơn so với yêu cầu. Kết quả là trong hoàn cảnh “cái gì cũng thiếu”, không một chiếc máy bay vận tải nào có thể đưa được 20 người lính đổ bộ như dự kiến ban đầu. Trung bình chỉ có 15 đến 18 người trên mỗi máy bay. Cho nên, mọi kế hoạch tác chiến đều bị đảo lộn…

    Mọi điều có vẻ tốt hơn với Lữ đoàn đổ bộ đường không số 3. Dự kiến tổng số sẽ thả xuống 4575 người (Lữ đoàn 3 và 5), nhưng lúc đó không hề có lấy 1 khẩu pháo loại 45 mm. 13 máy bay vận tải không tìm thấy khu vực thả dù nên đã quay trở lại căn cứ với toàn bộ số người trên máy bay. Hai máy bay khác xác định nhầm khu vực đổ bộ nên đã thả những người lính dù xuống khu vực lân cận. Một số người nhảy thẳng xuống sông Dnieper: hầu hết họ đều bị chết đuối. Một số máy bay khác cũng xác định nhầm mục tiêu đổ bộ nên thả những người lính dù rơi xuống hậu phương của chính quân mình….

    Số lượng máy bay vận tải dành cho Lữ đoàn đổ bộ đường không số 5 Sô-viết chỉ có 48 máy bay thay 65 máy bay theo dự kiến kế hoạch ban đầu. Việc cất cánh đã chậm lại 1 giờ rưỡi vì vấn đề đổ xăng. Hơn nữa, ở các sân bay dã chiến không đủ lượng xăng dự trữ. Máy bay cất cánh đơn lẻ, không theo thời gian biểu định trước. Thuy thế, các phi công vẫn thành công trong việc thả dù được 2 Tiểu đoàn với hơn 1.000 chiến sĩ. Các đợt thả dù tiếp theo bị hủy bỏ do thiếu nhiên liệu cho máy bay…

    Và điều gì đã xảy ra với những người lính Hồng quân đã nhảy dù ? Theo những báo cáo được phía Liên-sô đưa ra, có 43 nhóm với tổng cộng 2.300 chiến sĩ Hồng quân dưới sự chỉ huy của các sĩ quan thuộc 2 Lữ đoàn đổ bộ đường không số 3 và 5 đã tập hợp trở lại thành những đội du cách hoạt động ở các khu vực nằm sâu trong hậu phương quân Đức, chủ yếu tại các khu rừng giữa Kanev và Cherkassy, nơi có các khu du kích lớn đã được thành lập trước đó….

    Chỉ còn khoảng 2.300 trong số 7.000 người theo kế hoạch. Thiết bị vô tuyến là một vấn đề buồn thảm hơn nữa. Tư lệnh Lữ đoàn đổ bộ đường không số 3 và viên Tham mưu trưởng của ông không có máy phát sóng. Bởi vì, lúc thả dù bị phân tán trên một diện tích rộng dẫn đến việc thất lạc rất nhiều thiết bị nên hầu hết các chỉ huy đều không thể liên lạc với nhau bằng radio…Để khôi phục liên lạc, ba nhóm đổ bộ cùng với các thiết bị thu phát được gửi đi, họ đã nhảy dù xuống mục tiêu dự định trong đêm 27 rạng ngày 28 tháng Chín, nhưng họ không thể tìm thấy đồng đội. Tiếp theo, vào ngày 28 tháng Chín, thêm một máy bay PO-2 đã cất cánh, mang theo thiết bị vô tuyến nhưng đã bị bắn rơi. Mãi cho đến ngày cuối cùng của tháng Chín, Tập đoàn quân XL (40) Sô-viết mới thành công trong việc bắt liên lạc với 600 lính đổ bộ hàng không Sô-viết trong các khu rừng tại Kanev.

    Có một điều đáng ngạc nhiên khi những lực lượng du kích đang ẩn nấp tại những khu rừng gần Kanev lại không hề được Đại bản doanh Sô-viết tối cao thông báo về chiến dịch đổ bộ cũng như khu vực nhảy dù, mặc dù có tới 7 đơn vị du kích được cho là đang hoạt động rất tích cực, nhất là trong những khu vực có nhiều cây cối. Tại sao, ý tưởng hiệp đồng với các đội du kích không hề được STAVKA và các tướng lĩnh cao cấp Sô-viết đưa ra ? Hoặc có thể sức mạnh chiến đấu của các đội du kích tại thời điểm này không được họ tin tưởng cho lắm ? Dù sao đi nữa, chiến dịch Đổ bộ đường không thảm họa tại phía tây Kanev đã chứng tỏ một điều : Vào mùa hè năm 1943, Hồng quân vẫn chưa gây được ấn tượng sâu sắc trong cách thức tiến hành cuộc chiến tranh…

    Nguyên soái pháo binh Sô-viết Voronov đã hoàn toàn đúng khi ông cảm thấy tiếc nuối được thể hiện trong hồi ký của mình :”Đó là điều rất buồn khi buộc phải thừa nhận rằng – Chúng ta – những người đã từng có những lúc đi tiên phong trong các hoạt động nhảy dù, lại không có một kế hoạch khả thi trong việc sử dụng những người lính đổ bộ đường không..” Voronov muốn đề cập tới một khía cạnh : Những người lính nhảy dù Sô-viết đã được sử dụng trong các cuộc diễn tập ở vùng Caucasus vào đầu năm 1932. Trong những trang sách được xuất bản sau khi đã từ trần của Tướng Kostring, đã từng nhiều năm giữ chức Tùy viên quân sự Đức tại Moscow, chúng ta thấy có những dòng chữ : “Trong các đợt thao diễn quân sự tại vùng núi Caucasus, lần đầu tiên tôi được chứng kiến cách thức hoạt động mới lạ của đội quân nhảy dù. Ấn tượng mà tôi đã trải qua làm tôi không thể nào quên được. Vài năm sau, cũng chỉ vì lẽ này, tại Bộ hàng không Dân dụng Đức (tiền thân của lực lượng Luftwaffe vào năm 1935), tôi đã kể lại những hình ảnh mà tôi đã tận mắt nhìn thấy, sau đó tôi gửi về Berlin những hiểu biết về đội quân nhảy dù để giúp Göring thiết lập được một lực lượng nhảy dù cho chính bản thân ông ta…".

    Các đệ tử sau đó đã vượt xa các ông thầy của họ. Nhưng dường như các vấn đề về kỹ thuật, vật chất và nhân sự dành cho đội quân nhảy dù đã không được Hồng quân giải quyết một cách triệt để…..
    ……………..

    Lời ND : Theo các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, cuộc đổ bộ đường không của quân đội Liên Xô tại khu vực Rzhishchev-Bukrin tuy thất bại trong cay đắng nhưng những người lính đổ bộ Sô-viết về sau đã phối hợp với du kích làm rối loạn trong hậu phương gần mặt trận của Tập đoàn quân Panzer IV và Tập đoàn quân VIII (Đức) suốt gần 2 tháng. Mặt khác, các trận chiến đấu ác liệt ở đầu cầu Bukrin đã thu hút vào đây các Sư đoàn xe tăng mạnh của quân đội Đức Quốc xã và làm cho lực lượng Đức ở một số địa bàn trọng yếu dọc sông Dnieper bị mỏng đi, dễ bị chọc thủng khi quân đội Liên Xô tiến hành lập các đầu cầu đổ bộ dọc theo sông tại nhiều địa đoạn khác nhau. Những sự kiện tiếp theo cho thấy chỉ ở khu vực đầu cầu Bukrin và Kanev, quân đội Liên Xô mới phải chịu thất bại, còn tại các điểm quan trọng khác, Hồng quân đều vượt sông thành công và tiếp tục đà tấn công của mình…..
    ...........................
    HẾT PHẦN NÀY TỚ SẼ NGHỈ KHOẢNG 2 NGÀY ...ĐẦU THÁNG 2 SẼ POST TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC.....
    --- Gộp bài viết: 29/01/2018, Bài cũ từ: 29/01/2018 ---
    [​IMG]

    PHẦN VI : GIỮA KIEV VÀ MELITOPOL (BETWEEN KIEV AND MELITOPOL)....
    caonam_vOz, meo-u, kuyomukotoho4 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này