1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Huytop vẫn tiếp tục à? Đ/c này cống hiến thật ! Tuyệt vời!
    Cả *******c cũng theo dõi nữa.
    Đã đến quả Korsun pocket rồi đấy. Lính Đức nhiều khi cũng lười không chịu học bơi, thế nên chết đuối nhiều khi chay qua sông Tikish.
    viagralessDepTraiDeu thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hy vọng vuanthai trở lại...Tớ vẫn đang làm đều đấy thôi...Vào xem và góp ý cho vui cửa vui nhà nhé...
    DepTraiDeucaonam_vOz thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    CHƯƠNG I - CHERKASSY






    56.000 lính Đức ở vị trí tuyệt vọng – “Nồi hơi” đã đóng tại Zvenigorodka – Sai lầm phung phí của Tướng Konev – “Cụm giải vây phía Tây” chiếm làng Lysyanka - Ngọn đồi bất hạnh 239 – Sáu dặm nữa mới tới được túi vây - "Mật khẩu Tự do, mục tiêu Lysyanka, 23.00 giờ " - Địa ngục giữa Zhurzhintsy và Pochapintsy - Vụ thảm sát tại đồi 222 – Bi kịch tại sông Gniloy Tikich - Cái chết của Tư lệnh Quân đoàn - Bảng tổng kết dành cho trận chiến.





    Tướng Nga Konev ra lệnh mở màn cuộc tấn công vào ngày 25 tháng Giêng năm 1944. Sau một đợt pháo kích hạng nặng, những người lính Cận vệ Sô-viết đã tiến hành trận đột kích ồ ạt vào các vị trí quân Đức. Tập đoàn quân Cận vệ IV của Tướng Rysov là lực lượng mở đột phá khẩu trên phòng tuyến quân Đức. Nhưng các lính phòng thủ Đức đã sẵn sàng chờ đợi họ. Bộ binh Đức vẫn giữ vững trận địa. Những viên đạn chết chóc từ hỏa lực pháo binh mạnh mẽ của quân Đức đã gìm chặt các Trung đoàn dưới quyền của Ryshov sát xuống mặt đất. Konev buộc phải tung lực lượng thiết giáp chủ lực của mình sớm hơn kế hoạch dự định – Đại Tướng Rotmistrov và Tập đoàn Xe-tăng Cận vệ V nổi tiếng dưới quyền. Nhưng ngay cả những người hùng của Prokhorovka đã không gặp may mắn trong lần này. Cuộc tấn công của Rotmistrov bị sụp đổ trong màn hỏa lực dữ dội đến từ những khẩu pháo chống tăng cũng như các khẩu đại bác nòng dài thuộc Tiểu đoàn Panzer.

    Niềm hân hoan của người Đức không kéo dài được bao lâu. Vào đêm khuya, khu vực cánh phải thuộc Sư đoàn Bộ binh 389 Hessian đã buộc phải khuất phục trước đòn tấn công dai dẳng đến từ các Lữ đoàn thiết giáp của Rotmistrov. Vị thần chiến tranh mỉm cười ủng hộ Konev. Đại tướng Nga đã nhìn thấy cơ hội của mình và không do dự ném những lực lượng mới vào khu vực đột phá khẩu. Tướng Stemmermann cố gắng phong tỏa sự xâm nhập của kẻ thù bằng tổ chức một đòn phản công đến từ 2 Sư đoàn Panzer. Hơn nữa, ông ta buộc phải nắn thẳng phòng tuyến mặt trận. Bằng cách này, ông có thêm lực lượng Sư đoàn Bộ binh 57 Bavarian thuộc quyền chỉ huy của Tướng Trowitz. Ngay tức khắc, Stemmermann ném ngay họ vào trận đánh nhằm ngăn chặn bước đi của kẻ thù….

    Điểm nóng bỏng nhất của trận chiến diễn ra tại khu vực Kapitanovka thuộc cánh trái Tập đoàn quân. Vào ngày 26 tháng Giêng, Sư đoàn 11 Silesian cùng với Sư đoàn Panzer 14 đến từ Trung tâm nước Đức đã gặt hái được những thành công ban đầu. Nhưng về tổng thể, với những Trung đoàn Vệ binh Panzer yếu kém về số lượng sẽ khó có thể cầm cự lâu dài tại khu vực này lâu hơn nữa.

    Giai đoạn tiếp theo của trận đánh được xác định bởi hành động kịch tính đến từ Konev. Đây là cách mà Tướng von Vormann mô tả tình hình chiến sự tại thời điểm này : "Bất chấp thiệt hại - và tôi thực sự phải hiểu theo đúng nghĩa của từ này – từ buổi trưa hôm đó, một khối lượng khổng lồ xe tăng Nga ầm ầm lao về hướng Tây vượt qua những chiếc xe tăng của chúng ta đang bắn thẳng vào họ với tất cả những gì họ có trong tay. Quả là một cảnh tượng kinh ngạc, một tấm bi kịch rùng rợn. Thực sự là không thể còn có sự so sánh nào được nữa – những ổ đề kháng (con đập chắn sóng) bị vỡ tung và một trận lụt lớn đang tràn qua vùng đất bằng phẳng, đè bẹp những chiếc xe tăng nhỏ nhoi với vài người lính Vệ binh tùng thiết của chúng ta, y hệt như những tảng đá cao chót vót giữa dòng nước xoáy. Sự ngạc nhiên của chúng tôi thậm chí còn lớn hơn khi vào cuối buổi chiều, các đội hình kỵ binh thuộc 3 Sư đoàn Liên Xô đã thi nhau phóng qua hàng rào hỏa lực chết người của chúng ta theo mệnh lệnh đến từ những người chỉ huy của họ. Đó là điều tôi đã không nhìn thấy trong một thời gian dài - dường như là điều phi thực tế". Hồi ức nổi bật đến từ một vị tướng vững vàng và đầy kinh nghiệm như von Vormann đã đúc kết lại tính chất kịch tính của tình hình chiến sự lúc đó….
    --- Gộp bài viết: 07/03/2018, Bài cũ từ: 07/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TRỞ VỀ SAU KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ TẠI MẶT TRẬN PHÍA NAM…MÁY BAY MESSERSCHMITT 110 CÙNG VỚI MÁY BAY ITALIA ĐANG LƯỢN TRÊN BẦU TRỜI BUDAPEST ( HUNGARIAN)
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Phòng tuyến của người Đức đã bị chọc thủng tại Kapitanovka. Nhưng tai họa ít khi xảy ra một cách đơn lẻ. Sự lo lắng mà tất cả các chỉ huy Đức trên chiến trường đã cảm nhận vào đầu tháng Giêng về gọng kìm thứ hai của đòn tổng phản công đến từ người Nga. Đó chính là cuộc đột kích của Phương diện quân Ukraina I (Vatutin) bắt đầu từ Kiev xuyên Belaya Tserkov chạy thẳng theo hướng đông nam, đang ngày càng trở nên trầm trọng. Người Nga ném vào đây tới 3 Tập đoàn quân, kể cả Tập đoàn quân xe tăng VI của Tướng Kravchenko, đập tan tuyến phòng thủ mỏng manh của người Đức do Quân đoàn VII bảo vệ ở phía tây khu vực vòng cung, thuộc vùng trách nhiệm của Tập đoàn quân Panzer I…

    Các Sư đoàn Bộ binh 88 Bavaria và 198 Baden-Württemberg đã cố gắng chống trả tuyệt vọng trước các gọng kìm xe-tăng Hồng quân. Họ đã bị đập tan. Một lỗ hổng được mở toang trên tuyến phòng thủ. Hết sạch lực lượng dự trữ để bịt lỗ hổng trên trận địa của người Đức.

    Không hề bị ngăn cản, các sư đoàn Đỏ đã ào ạt di chuyển về hướng đông-nam, nhắm tới mối liên kết với đòn tấn công của Phương diện quân Ukraina II (Konev) đang hướng lên tây - bắc. Hai gọng kìm chỉ còn cách nhau có 60 dặm – một khoảng cách không xa đối với các lực lượng thiết giáp hùng mạnh. Nếu hai gọng kìm này gặp nhau thì cái “nồi hơi” mùa xuân này sẽ đóng sập xung quanh 2 Quân đoàn Đức tại mấu lồi Kanev. Thảm họa đã xảy ra, “những chú gấu Nga” đã bắt tay nhau. Hai hạm đội xe-tăng của Kravchenko và Rotmistrov đã gặp nhau tại Zvenigorodka vào ngày 28 tháng Giêng. Trận chiến thảm khốc của Pocket (túi vây) Cherkassy sắp mở màn.

    Một lần nữa, Liên Xô đã áp dụng thành công theo chiến thuật tại Stalingrad. Họ sử dụng một vòng vây kép bao quanh mấu lồi có quân Đức đóng bên trong Kanev với mục đích đe dọa khu vực bờ đông của Dnieper đã bị chặt đứt. Quân đoàn XLII(42) và XI Đức gồm 6 Sư đoàn và một Lữ đoàn độc lập bị rơi vào tình trạng hợp vây, không còn khả năng cơ động. Phải đi qua vùng đất của người Nga dài tới 60 dặm mới về được các vị trí hậu phương của người Đức. Thông qua khu vực mới chiếm được đó, cơn lốc Đỏ có thể bất cứ lúc nào cũng ập xuống Rumani, bởi vì không còn có rào cản nào ở phía đông biên giới Rumani nữa.

    Và như vậy, các chỉ huy Sô-viết lại có trong tay cơ hội tương tự như Chiến dịch hợp vây tại Kirovograd 3 tuần lễ trước đó, một chiến dịch họ đã đánh rơi chiến thắng vì Quân đoàn Panzer XLVII (47) của Tướng von Vormann cũng như những nỗ lực chiến đấu anh hùng đến từ các Sư đoàn trực thuộc Tập đoàn quân VIII (Đức). Liệu lần này, STAVKA sẽ nắm lấy cơ hội của họ như thế nào đây ? “Người Nga sẽ làm gì nhỉ” ? Thống chế Manstein hỏi những người chỉ huy dưới quyền khi ông triệu tập họ đến họp tại Uman vào ngày 28 tháng Giêng. "Họ sẽ bóc tách lần lượt từng vị trí của chúng ta trong túi vây hay là tiếp tục đà tấn công của họ ? ”….

    "Người Nga sẽ làm gì nhỉ ?".
    Đó cũng là câu hỏi của Tướng von Vormann, Tư lệnh Quân đoàn Panzer XLVII (47) dành cho Reinhard - Tham mưu trưởng Quân đoàn tại Novomirgorod….

    Konev đã có một số lớn lực lượng rất mạnh trong tay khi ‘nồi hơi’ đóng lại. Liệu ông ta có bỏ qua ‘túi vây’ hiện vẫn đang được người Đức bảo vệ rất mạnh, tiếp tục đưa quân hướng đến sông Bug với mọi thứ mà ông ta đang có sẵn trong tay ? Đó chính là cách Yeremenko từng làm tại Stalingrad vào năm 1942 khi ông ta mở tốc độ hướng tới sông Don ?”.....
    --- Gộp bài viết: 08/03/2018, Bài cũ từ: 07/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TẠI KHU VỰC CAUCASUS – THUNG LŨNG LABA, NƠI XẢY RA NHỮNG TRẬN CHIẾN ÁC LIỆT CỦA NHỮNG LÍNH KHINH BINH SƠN CƯỚC ĐỨC…
    viagraless, caonam_vOz, meo-u5 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Xét từ quan điểm chiến lược, việc mở một chiến dịch tổng công kích, thông qua một cửa khẩu đột phá dài tới 60 dặm, nhắm thẳng vào một khu vực hoàn toàn không có những phòng tuyến bảo vệ, dường như là động thái rõ ràng. Đây là một chiến dịch táo bạo, quy mô lớn , chắc chắn dẫn đến sự tiêu diệt toàn bộ cánh phía Nam của người Đức. Nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có một sự thay đổi được đưa ra từ Tướng Konev (người sẽ được phong Nguyên soái vào ngày 20 tháng Hai năm 1944) và vị điều phối viên tuyệt vời tại Đại bản doanh Sô-viết tối cao – Nguyên soái Zhukov, một người luôn có những đánh giá đúng đắn về tình hình chiến sự tại Phương diện quân Ukraina II…..

    Tất nhiên bất kỳ ai cũng có thể sai lầm trong khi đánh giá tình hình chiến sự một cách chính xác ? Không thể ai cũng nhìn thấy tình hình thảm khốc sẽ dành cho người Đức? Thậm chí những tin tức của các đội du kích chỉ cần đúng một nửa, thì chắc chắn sau đó STAVKA sẽ được biết đầy đủ những thông tin phù hợp từ những “cặp mắt bí mật” đến từ lực lượng du kích trong vùng. Dù sao đi nữa, kể từ ngày 28 tháng Giêng, các chỉ huy Sô-viết trên chiến trường đều nhận được thông tin đến từ các công dân của họ phía sau “túi vây” cho rằng người Đức không có những dải phòng tuyến liên tục. Vào mùa hè bi thảm năm 1941, khi Liên Xô ở cùng hoàn cảnh giống y như người Đức năm 1944 , Guderian, Hoth và Kleist đã thực hiện các chiến dịch bao vây hùng hậu và đập tan lực lượng Hồng quân tại phần châu Âu của nước Nga. Liệu số phận tương tự có xảy ra với người Đức? Không ! Đại bản doanh Sô-viết tối cao đã không khai thác cơ hội của mình dành cho một chiến dịch có quy mô lớn và mang tính chất quyết định như vậy….

    Cho đến tận ngày nay (1970), vẫn không có câu trả lời thỏa đáng dành cho câu hỏi tại sao, vào mùa đông năm 1943-44, STAVKA, đặc biệt là Nguyên soái Zhukov và Tư lệnh Phương diện quân Konev, đã để lọt qua tay cơ hội độc nhất vô nhị này đưa cánh Nam của người Đức, bên bờ tây sông Dnieper đến bên bờ vực thẳm. Họ có đánh giá quá cao sức mạnh của người Đức ? Hay là họ đánh giá sai tình hình trong “nồi hơi” Kosun? Dù bất cứ lý do thế nào đi nữa, Konev và Zhukov đã lựa chọn giải pháp an toàn hơn và tập trung toàn bộ sức mạnh của sáu và sau đó là bảy Tập đoàn quân Sô-viết , trong đó có 2 Tập đoàn quân xe-tăng nổi bật nhất cũng như một số Quân đoàn xe-tăng độc lập nhằm bao vây và tiêu diệt sáu Sư đoàn rưỡi của người Đức…

    Đó là một nỗ lực phung phí và dễ hiểu khi chúng ta dựa trên một giả định cho rằng người Nga đã có ý tưởng hoàn toàn sai lầm về sức mạnh của người Đức trong “nồi hơi” Kosun . Tất cả các bằng chứng dường như chỉ ra một thực tế là chiến dịch của Hồng quân dựa trên một sai lầm đơn giản nhưng kỳ quặc. Người Nga tin tưởng chắc chắn rằng họ đã bao vây được phần lớn Tập đoàn quân VIII của Đức, đặc biệt là các đơn vị thiết giáp của nó cũng như trụ sở Tập đoàn quân. Quan điểm này được hỗ trợ bởi một cuộc hội thoại đến từ Đại Tá Kalinov, sau này là một Sĩ quan tham mưu thuộc Cục 6, Bộ Tổng Tham mưu Sô-viết với Đại tá Kvach, chỉ huy Đội sĩ quan tùy tùng dưới trướng Konev trong ngày 3 tháng Hai năm 1944…

    Kvach nói với Kalinov: "Tập đoàn quân VIII Đức của Tướng Wohler đã bị bao vây trong ‘nồi hơi’ gần Kanev, bao gồm không dưới 9 Sư đoàn cơ giới tốt nhất của Wehrmacht cũng như Sư đoàn Waffen SS được trang bị thiện chiến và Lữ đoàn Cơ giới di động ‘ Wallonie’. Một ‘Tiểu Stalingrad’ đang thành hình….”

    Đó là sự hồi tưởng thú vị nhất. Nhưng Kalinov đâu chỉ nói chuyện với Kvach; Ông ta cũng đã có một cuộc trò chuyện với chính bản thân Konev. Và viên Tư lệnh Phương diện quân cũng xác nhận nguồn tin đến từ viên Chỉ huy Đội sĩ quan tùy tùng. Konev cho biết :” Lần này chúng tôi thấy đúng như vậy !”, và ông ta nói tiếp :”Tôi đã lùa bọn phát-xít vào ‘nồi hơi’ rồi và tôi không để chúng thoát khỏi tay tôi một lần nữa!”….

    Không có chỗ cho nghi ngờ - chính Konev cũng tin rằng ông ta đã bao vây được toàn bộ Tập đoàn quân VIII(Đức) với Tư lệnh Tập đoàn quân cùng 10 Sư đoàn rưỡi trong “nồi hơi” Kosun. Do đó, ông ta ước tính số lượng quân Đức bị kẹt lại ‘túi vây’ lên tới 100.000 người. Sự tính toán sai lầm này lần lượt đưa ra những con số phóng đại về những tổn thất và tù binh, thậm chí ngay cả những xuất bản phẩm tại chính nước Đức không hề tạo ra một sự nghi ngờ cho đến tận ngày nay (1970).

    Một lý do để biện minh cho những sai lầm của Konev có thể đến từ Sư đoàn Bộ binh 112. Nhằm mục đích ngụy trang, nó mang tên Cụm tác chiến độc lập “B” cỡ Quân đoàn được hình thành bởi 3 Sư đoàn Bộ binh đã bị thiệt hại nặng nề sau những trận đánh vừa qua. Tất cả đám tàn quân thuộc các Sư đoàn Bộ binh 332 Silesian, 255 Saxon và 112 Saar-Palatinate được gom dưới dạng “nhóm các Sư đoàn” dưới sự điều hành chung của Sư đoàn Bộ binh 112. Toàn bộ sức mạnh chiến đấu của họ chỉ ngang ngửa với một Sư đoàn Bộ binh. Cụm tác chiến độc lập “B” cỡ Quân đoàn này đặt dưới sự chỉ huy của Đại tá Fouquet.
    --- Gộp bài viết: 09/03/2018, Bài cũ từ: 09/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NGỰA VÀ “TÊ GIÁC”. LIÊN LẠC VIÊN TRAO ĐỔI THÔNG TIN DÀNH CHO CHỈ HUY XE TĂNG HẠNG NẶNG….
    tonkin2007, meo-u, tatpcit4 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Có lẽ trên thực tế, một lý do nữa dẫn đến những sai lầm của người Nga là ở trong “nồi hơi” Kosun cũng có các người lính của Trung đoàn Vệ binh 417 Silesian, hoặc thành phần của Tiểu đoàn Công binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 168 cũng như lực lượng nòng cốt của Trung đoàn Vệ binh 331 Bavarian thuộc Sư đoàn Bộ binh 167. Hơn thế, cùng bị kẹt trong ‘nồi hơi’ còn hiện diện thêm cả Trung đoàn Vệ binh Panzer 108 thuộc Sư đoàn Panzer 14, trọn vẹn cả một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Phòng vệ Địa phương 213 Silesian cũng như Tiểu đoàn trượt tuyết thuộc Sư đoàn Bộ binh 323. Khi kiểm tra số lượng tù binh Đức của các đơn vị trên, chính quyền Xô viết không nghi ngờ gì nữa khi cho rằng đó là các Sư đoàn hoàn chỉnh đã bị kẹt lại tại ‘nồi hơi’ Kosun….

    Bất chấp các nguyên nhân dẫn đến sai lầm, người Nga đã tổng tấn công vào “Tiểu Stalingrad” với một lực lượng mạnh khủng khiếp, bao gồm toàn bộ chủ lực thuộc 2 Phương diện quân. Tướng Konev, Tư lệnh Phương diện quân Ukraina II sẽ điều hành chung cho toàn bộ chiến dịch….

    Bộ Tư lệnh Đức sớm nhận ra những động thái quá thận trọng đến từ người Nga. Ngày 31 tháng Giêng, Trung đội Cảnh giới Vô tuyến điện thuộc Quân đoàn Panzer XLVII (47) đã thâu được một bản tín hiệu vô tuyến được gửi từ một viên chỉ huy công binh Liên Xô tại Shpola. Viên sĩ quan Công binh có tính ba hoa này đã thông báo đến Tập đoàn quân của anh ta về công việc đang triển khai đặt các bãi mìn. Điều này đồng nghĩa với việc người Nga sẽ không tiếp tục cuộc đột kích vào phòng tuyến của người Đức nữa, họ sẽ thiết lập một tuyến phòng thủ tạm thời bên rìa nam thuộc túi vây, mặc dù tại thời điểm này, người Đức không còn một lực lượng nào để ngăn chặn họ đến mức họ cần phải tự bảo vệ mình. Quả thật như vậy, tại rìa nam thuộc túi vây, tuyến phòng thủ do người Đức bảo vệ hoàn toàn để ngỏ….

    Cần phải công bằng hơn cho Konev, khi ông ta phải tìm mọi cách dập tắt bằng được mọi sự chờ đợi, những tia hy vọng của các Sư đoàn Đức bị kẹt lại trong “nồi hơi” bên sông Dnieper. Điều logic nhất trong lúc này là họ quay lại, ngăn chặn mọi sự giải vây đến từ Quân đoàn Panzer XLVII (47) với các Sư đoàn Đức bị kẹt lại trong ‘nồi hơi’ Kosun…..

    Nhưng Hitler đã cắt đứt giải pháp logic hợp lý của người Nga bằng cách ban hành một mệnh lệnh phòng thủ khác. Do đó, hai viên Tư lệnh Quân đoàn Đức tại Nga - Lieb và Stemmermann, khá đúng khi đề cập về “Túi vây – Pocket Korsun". Còn thuật ngữ "Pocket Cherkassy" được nhắc đến trong các bản Thông cáo về tình hình chiến sự đến từ Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Đức không thực sự chính xác. 56.000 binh lính và Sĩ quan Đức, những người xuất thân từ - Bavarian, Hessians, Franconians, Austrians, Saxons, Saar-Palatinate, cũng như những Trung đoàn tình nguyện phục vụ trong lực lượng Waffen SS có nguồn gốc từ các nước Bỉ, Hà Lan và các nước Bắc Âu đã phải đứng lên chống lại cuộc tấn công của 6 Tập đoàn quân Nga…

    Thảm họa xảy ra tại Stalingrad là kết quả của cụm từ "quá ít và quá muộn". Quá nhiều thời gian bị lãng phí vào tháng 11 năm 1942 để quyết định mọi hình thức cứu trợ cũng như cuối cùng quá ít lực lượng do Bộ Tư lệnh Tối cao Đức dành cho cuộc tấn công giải vây. Bài học ở Stalingrad không chỉ dành cho các nhân viên tham mưu cấp cao tại Sở chỉ huy trên chiến trường mà còn dành cho chính “Tổng hành dinh” Fuhrer nữa. Đó là lý do tại sao Hitler phản ứng rất nhanh với cuộc khủng hoảng tại Cherkassy-Korsun, và ngay lập tức sau đó, Hitler ủy quyền cho Thống chế von Manstein tập trung 2 khối Thiết giáp rất mạnh nhằm phá vỡ vòng vây kẻ thù đang bao quanh mặt trận của người Đức và khôi phục lại sự liên lạc với ‘Pocket Kosun’….

    Hitler dự kiến sử dụng 9 Sư đoàn Panzer, tập trung trong thành phần thuộc Quân đoàn Panzer III và XLVII (47), và được chỉ huy bởi 2 viên Tư lệnh giàu kinh nghiệm - Tướng Breith và von Vormann. Lực lượng giải cứu bao gồm một số đơn vị rất thiện chiến , đó là những Sư đoàn được trang bị đầy đủ và có kinh nghiệm chiến đấu cao, mỗi một Sư đoàn trong số họ có thể giao chiến cả với một Quân đoàn xe-tăng Sô-viết. Trong đó phải kể đến Sư đoàn Panzer số 1, Sư đoàn Panzer 16, và Sư đoàn Panzer SS số 1 "Leibstandarte Adolf Hitler" – ‘Đội cận vệ của Adolf Hitler’….
    --- Gộp bài viết: 10/03/2018, Bài cũ từ: 09/03/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 43 : SÁU SƯ ĐOÀN RƯỠI QUÂN ĐỨC BỊ RƠI VÀO “NỒI HƠI” TẠI KORSUN, NGƯỜI ĐỨC GỌI LÀ “TÚI” CHERKASSY....SAU GỌI LÀ 'POCKET KORSUN'.... BỘ TƯ LỆNH TỐI CAO ĐỨC NỖ LỰC HẾT SỨC ĐỂ GIẢI VÂY. QUÂN ĐOÀN PANZER III CHỈ CÒN CÁCH QUÂN ĐỨC BÊN TRONG “NỒI HƠI” CÓ 6 DẶM ĐƯỜNG THEO HƯỚNG TÂY…..
    huymaya, tonkin2007, meo-u4 người khác thích bài này.
  7. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Tác giả cứ chê Zhukov không biết phát huy đánh rộng ra. Zhukov thừa hiểu người Đức đã rút kinh nghiệm trận Mát năm 41 để cho Zhukov và Stalin ăn quả đắng tại Rzhev-Vyazma năm 42, Khakov năm 43. Vì vây chỉ làm nhỏ lẻ từng chiến dịch thôi. Xét về lực của LX năm 43, đầu năm 44 thì vẫn nhiều cái chưa cho phép LX làm lớn:
    - Về thiết giáp : số lượng thì hơn nhưng chất lượng kém xa: vẫn T34 loại cũ pháo 76ly, pháo tự hành phổ biế vẫn dùng chung súng 76 ly với T34 cũ tầm hiệu quả quá gần, còn Đức thì bắt đầu đại trà PZ5 thay cho PZ4 và các trung đoàn Pz6 vẫn là quả đấm khó cản. Vẫn là cái kiểu LX chơi tầm gần, Đức chơi tầm xa.
    -Về không quân : chưa làm chủ được bầu trời, chưa tấn công trực tiếp đủ mạnh vào các đơn vị thiết giáp Đức. Không quân LX vẫn chưa bảo vệ được các đơn vị thiết giáp của mình trước các đòn đánh của không quân Đức.
    -Về tiếp vận : LX tiếp vận kém xa Đức, khoảng cách từ mặt trận đến hậu phương 2 bên bây giờ cũng tương đương.
    Vì thế chỉ sau 1 đợt tiến công là thiết giáp và đạn dược bên LX giảm hẳn, phục hồi lâu; Đức phản công một cái là đứt. Ông này cứ kêu LX phung phí cho chiến dịch như vây , nhưng thực lực LX chỉ làm được thế thôi. Đến tháng sau, khi đạo xe tăng 1 của Vatutin định làm quả táo bạo như ông nói : đánh chiếm ngay được Vinnytsia nhưng sau phải bỏ luôn, tháo chạy về hậu phương khi bị Đức phản công.
    Mà ông tác giả này cũng buồn cười, khi tính số thiệt hại đáng có trong cái túi thế ông lại không tính đến cả cái giá thiệt hại khi đi giải cứu à? Nó vây ông 1 quân đoàn thì ông cũng phải ném 2 quân đoàn vào mà giải cứu chứ. Nếu mà thiệt hại nặng, chứ cho là 2 quân đoàn đi giải cứu chỉ còn 1 quân đoàn và cái thằng trong nồi hầm mất trắng không giải vây được --> thì mất toi tương đương 2 quân đoàn - toàn hàng tuyển cả đấy.
    Cái vụ này lúc đầu giao chính cho Konev, Vatutin chỉ phối hợp thôi thế nên Konev phải vã mồi hôi ra thúc quân chạy ào ào bất chấp thiệt hại. Sau đến đoạn giữ vây Zhukov đổi lại Vatutin điều phối không thì vỡ vây toàn bộ.
    maseo, hk111333, DepTraiDeu8 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thì đó là cái nhìn của Phương Tây về Liên xô mà...Mình cứ trung thực dịch thôi...Thêm nữa, Liên xô lúc này quái lắm, đâu ra đấy, chắc chắn họ mới làm....
    Lần cập nhật cuối: 10/03/2018
    DepTraiDeu, tonkin2007, meo-u3 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Kế hoạch giải vây táo bạo, đậm nét và có tầm nhìn xa. Manstein dự định không chỉ phá vỡ vòng vây xung quanh ‘pocket’ của người Nga mà còn để tiêu diệt các lực lượng kẻ thù bằng cách phá tan các trận địa bao vây của họ với các gọng kìm của chính mình. Một đòn đột kích thiết giáp mạnh mẽ theo đúng kiểu Guderian, người Nga sẽ phải bị chặn đứng ở phía bắc Zvenigorodka, Kanev được bảo vệ, các sư đoàn bị bao vây sẽ được giải phóng, và lỗ thủng lớn giữa Tập đoàn quân Panzer I và Tập đoàn quân VIII sẽ phải được đóng lại. Đó thực sự là một kế hoạch tốt. Các chỉ huy cấp cao quân đội Đức nhìn nhận là có nhiều hy vọng. Mọi sĩ quan cũng như những người lính Đức bị kẹt lại trong túi vây cũng rất tin tưởng. Quyết tâm của họ là phải tăng cường giữ vững trận địa với hy vọng sẽ chỉ phải làm như vậy trong khoảng từ 5 đến 10 ngày trước khi chiến dịch lớn giải vây ở bên ngoài vòng vây bắt đầu được tiến hành….

    Nhưng có điều gì đã tác động đến tín hiệu cứu trợ khẩn cấp được đưa ra từ Tổng hành dinh Fuhrer xuống các Tập đoàn quân và các Quân đoàn của người Đức ? Thời điểm này, giữa khu vực hai con sông Dnieper và Bug xuất hiện vị Tướng Nga mang một quyền lực lớn hơn rất nhiều so với Quốc trưởng – khiến cho các mệnh lệnh của Hitler về chiến trường ở Ucaraina trở thành một gánh nặng trĩu đè lên vai những sĩ quan đang làm việc trong tình trạng không ngừng nghỉ tại các khu rừng Rastenburg (Đông Phổ) : Đó là vị Tướng bùn lầy (rasputitsa), lớp bùn lầy mùa xuân đang toàn quyền thống trị…

    Mọi kế hoạch tốt nhất, mọi sự can đảm lớn nhất đều không có kết quả khi mà những người lính Đức đang mắc kẹt trong lớp bùn lầy mùa xuân, những khẩu đại bác chìm ngập dòng sông bùn cũng như toàn bộ các xe bọc thép chở bộ binh không thể nhúc nhích được trong tình trạng như vậy. Phải thực hiện những gì để thoát ra khỏi tình trạng quái quỉ này? Nhưng khó khăn đến thế nào cũng phải di chuyển, bởi vì hầu hết các Sư đoàn Panzer đều phải đưa lên tuyến đầu từ một khoảng cách khá xa để cùng trực chỉ tới ‘Pocket Kosun’ càng sớm càng tốt….

    Mọi nỗ lực của người Đức như thế trong thời điểm này không chỉ được mô tả rất nhiều trong các biên niên sử (nhật ký tác chiến) của Sư đoàn Panzer số 1, 14 và 16, nhưng được mô tả gây ấn tượng sâu sắc hơn cả chính là cuộc hành trình do Sư Đoàn 24 Panzer thực hiện.

    Vào đầu năm 1944, Sư đoàn này còn tập kết tại khu vực Apostolovo-Nikopol, chỉ dành cho các chiến dịch thuộc Cụm quân Schorner –đó là một Sư đoàn còn nguyên vẹn cũng như có tính chất cơ động cao. Chính tình hình thảm họa có thể xảy đến tại ‘Pocket Kosun’ đã thu hút sự chú ý của Hitler tới Sư đoàn ‘Chiến binh xuất chúng’ này….

    Quốc trưởng quyết định tách Sư Đoàn 24 Panzer ra khỏi Cụm quân Schorner và chuyển nó lên phía bắc – qua một khoảng cách tới hơn 200 dặm. Ở đó Sư Đoàn này đã trở thành ngọn giáo xung kích, một lực lượng chủ công trong đòn đột kích giải vây đến từ Quân đoàn Panzer XLVII (47).

    Trong trạng thái căng thẳng, Tướng von Vormann phải chờ đợi cái “búa hơi” mà Quốc trưởng sẽ dành cho ông ta. Nhưng trước tiên, von Vormann leo lên chiếc máy bay Storch , cất cánh để thị sát lại tuyến đường mà Sư đoàn Panzer 24 sẽ phải hành quân tới. Cuối cùng ông ta thấy các trung đoàn thuộc Sư đoàn xuất thân từ Đông Phổ này ở phía dưới đôi cánh máy bay của mình. Nhưng đó không phải là con đường lộ dành cho xe tăng, xe tải cũng như các người lính Vệ binh Đức hành quân tiến ra mặt trận, mà đó chỉ là một dòng “sông” bùn. Suốt cả ngày, các đội hình hành quân bị mắc kẹt rất nhanh chóng trong dòng bùn, chỉ vào lúc vài giờ lạnh lẽo của buổi đêm, khi lớp bùn bị đóng băng chắc chắn hơn, họ mới có thể tiến lên phía trước được. Các xe tăng đã phải làm công việc của máy kéo.

    Không biết mỏi mệt, các đội hình hành quân tiếp tục tiến lên về phía bắc, hết dặm này đến dặm khác. Hàng đêm, những người lính, sĩ quan lái xe khi họ phải nghe bài thuyết giảng của Tướng Freiherr von Edelsheim, chỉ huy Sư đoàn, về số phận của 56.000 binh lính cũng như Sĩ quan Đức trong ‘Pocket Korsun’ hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ tiến quân của Sư đoàn Panzer 24. Và cuối cùng, những con người kế vị của Sư đoàn 1 Kỵ binh Đông Phổ trước kia đã đạt được mục tiêu hành quân. Vào tối ngày 3 tháng 2, Tướng von Edelsheim đã chính thức thông báo Sư đoàn của mình , với những bộ phận mạnh nhất trong nhóm thiết giáp của mình, đã sẵn sàng chuyển sang hành động vào buổi sáng hôm sau. Các đội tăng xung kích của Sư đoàn Panzer 24 đã đến được khu vực chiến trường tại phía nam Zvenigorodka, nơi mà người Nga liên kết với nhau, khép vòng vây Kosun 5 ngày trước đây. Phía trước mặt họ là Quân đoàn tăng Sô-viết của Rotmistrov - không phải là đối thủ không thể vượt qua được đối với những người lính Đức xuất thân từ Đông Phổ….
    --- Gộp bài viết: 12/03/2018, Bài cũ từ: 12/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : MỘT CUỘC TẤN CÔNG CỦA NGƯỜI NGA BỊ ĐẨY LÙI. MỘT ĐỘI XUNG KÍCH CỦA ĐỨC ĐANG XEM XÉT CHIẾC XE TĂNG “JOSEPH STALIN” BỊ HỌ LOẠI RA KHỎI VÒNG CHIẾN.
    hk111333, bloodheartvn, tatpcit8 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    RẤT XIN LỖI CÁC BÁC...KIỂM TRA LẠI MỚI BIẾT TRONG #840 LÚC SCAN RA ...CHẲNG HIỂU MÁY MÓC NHƯ THẾ NÀO THIẾU HẲN MỘT ĐOẠN...CÁM ƠN BÁC NGTHI 96 ĐÃ BỔ SUNG...XIN POST LẠI HẦU CÁC BÁC....(PHẦN IN NGHIÊNG LÀ BỔ SUNG...)

    Có lẽ trên thực tế, một lý do nữa dẫn đến những sai lầm của người Nga là ở trong “nồi hơi” Kosun cũng có các người lính của Trung đoàn Vệ binh 417 Silesian, hoặc thành phần của Tiểu đoàn Công binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 168 cũng như lực lượng nòng cốt của Trung đoàn Vệ binh 331 Bavarian thuộc Sư đoàn Bộ binh 167. Hơn thế, cùng bị kẹt trong ‘nồi hơi’ còn hiện diện thêm cả Trung đoàn Vệ binh Panzer 108 thuộc Sư đoàn Panzer 14, trọn vẹn cả một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Phòng vệ Địa phương 213 Silesian cũng như Tiểu đoàn trượt tuyết thuộc Sư đoàn Bộ binh 323. Khi kiểm tra số lượng tù binh Đức của các đơn vị trên, chính quyền Xô viết không nghi ngờ gì nữa khi cho rằng đó là các Sư đoàn hoàn chỉnh đã bị kẹt lại tại ‘nồi hơi’ Kosun….

    Bất chấp các nguyên nhân dẫn đến sai lầm, người Nga đã tổng tấn công vào “Tiểu Stalingrad” với một lực lượng mạnh khủng khiếp, bao gồm toàn bộ chủ lực thuộc 2 Phương diện quân. Tướng Konev, Tư lệnh Phương diện quân Ukraina II sẽ điều hành chung cho toàn bộ chiến dịch….

    Bộ Tư lệnh Đức sớm nhận ra những động thái quá thận trọng đến từ người Nga. Ngày 31 tháng Giêng, Trung đội Cảnh giới Vô tuyến điện thuộc Quân đoàn Panzer XLVII (47) đã thâu được một bản tín hiệu vô tuyến được gửi từ một viên chỉ huy công binh Liên Xô tại Shpola. Viên sĩ quan Công binh có tính ba hoa này đã thông báo đến Tập đoàn quân của anh ta về công việc đang triển khai đặt các bãi mìn. Điều này đồng nghĩa với việc người Nga sẽ không tiếp tục cuộc đột kích vào phòng tuyến của người Đức nữa, họ sẽ thiết lập một tuyến phòng thủ tạm thời bên rìa nam thuộc túi vây, mặc dù tại thời điểm này, người Đức không còn một lực lượng nào để ngăn chặn họ đến mức họ cần phải tự bảo vệ mình. Quả thật như vậy, tại rìa nam thuộc túi vây, tuyến phòng thủ do người Đức bảo vệ hoàn toàn để ngỏ….

    Cần phải công bằng hơn cho Konev, khi ông ta phải tìm mọi cách dập tắt bằng được mọi sự chờ đợi, những tia hy vọng của các Sư đoàn Đức bị kẹt lại trong “nồi hơi” bên sông Dnieper. Điều logic nhất trong lúc này là họ quay lại, ngăn chặn mọi sự giải vây đến từ Quân đoàn Panzer XLVII (47) với các Sư đoàn Đức bị kẹt lại trong ‘nồi hơi’ Kosun…..

    Nhưng Hitler đã chặn đứng động thái hợp lý trên bằng một mệnh lệnh cố thủ khác. Hai viên Tư lệnh Quân đoàn Đức trong túi vây là Lieb và Stemmermann, với 6 Sư đoàn đã thiệt hại nặng được lệnh bằng mọi giá phải cố thủ các vị trí dọc theo 200 dặm mấu lồi (vòng cung). Phải tạo thành những cứ điểm con nhím để bám trụ. Y chang bài thuốc của Hitler giành cho Stalingrad.Hồi đó ông ta cố sống cố chết giữ lấy sông Volga chả khác gì lúc này bám chặt lấy sông Dnieper. Ông ta vẫn giữ ý định dùng mấu lồi Kanev làm bàn đạp để đánh về Kiev khi có thời cơ. Hitler quyết không chấp nhận thực tế hiện tại. “Thực tế là do tôi” có lẽ là phương châm của ông ta.

    Mệnh lệnh cố thủ của Hitler đòi hỏi Tướng Stemmermann, tư lệnh các đơn vị trong ‘Pocket Korsun’ từ ngày 31 tháng Giêng, phải kéo căng phòng tuyến 200 dặm vốn đã dàn trải của mình ra thêm 60 dặm nữa, nhằm bảo vệ hậu phương phía nam, đang bị hở. Lẽ ra, theo tình thế hiện tại, động thái trên khó mà đạt được. Ấy vậy mà chính sự do dự của phía Nga đã khiến cho nó đạt được thành công.

    Ngày mùng 1 tháng Hai, một trận bão tuyết càn quét vùng đất lạnh giá giữa sông Dnieper và sông Bug. Thời gian giữa mùa đông, nhiệt độ ở Ukraina là 15 độ dưới 0, tuyết dày tới 60-70cm. Trong lỗ hổng phía đông Uman, Tiểu đoàn trinh sát của Sư đoàn Panzer 1 Đức đổ quân xuống tăng viện cho các đơn vị đã suy yếu của Sư đoàn bộ binh 198 để giữ phòng tuyến. Bộ phận hậu cần tổ chức các toán xe trượt tuyết tới tiếp tế cho từng cụm quân. Thời tiết xấu đã khiến máy bay Liên-sô cũng phải nằm lại trên mặt đất. Đúng là thời tiết cũng ảnh hưởng tương tự việc tới tiếp tế bằng đường không của quân Đức nhưng thế là quá ‘rẻ’ nếu xét tới những lợi ích cho bên phòng ngự, cũng như che mắt các động thái chuyển quân. Cả sĩ quan tham mưu lẫn lính chiến Đức đều cầu khấn “hy vọng tiết trời cứ như vậy.”

    Thế nhưng trong đêm mùng 1 rạng mùng 2 tháng Hai, chống lại mọi mong mỏi của người Đức, thời tiết bỗng tốt lên. Băng bắt đầu tan. Gió ấm đã đem rasputitsa đến với vùng đất đen này. Rasputitsa chính là bùn mùa xuân, khiến đường xá Ukraina bỗng dưng biến mất, mọi thứ đều chìm trong một biển bùn mênh mông, nhớp nháp, nông dân ở nhà không thể ra đồng. Nhưng lính của Stemmermann thì chẳng thể trốn ở nhà được. Họ vẫn phải hành quân, thay đổi vị trí và đẩy lùi những mũi đột phá của đối phương. Bùn đen lúc nào cũng ngập tới tận gối. Rút chân lên là mất ủng. Làm trật xích máy kéo, xe bọc thép. Cầm tù các xe ngựa. Mọi thứ chạy bằng bánh lốp đều bất động. Chỉ có xe tăng, pháo tự hành của Sư đoàn cơ giới SS số 5 "Viking" là còn chật vật đi qua được bãi lầy, dù tốc độ tối đa chỉ khoảng 2-3 dặm một giờ. Xăng dầu hao kinh khủng khiếp. Càng tệ thêm khi sương mù quay lại trong đêm, khiến bùn đóng băng trở lại làm xe tăng kẹt cứng. Sáng ra phải dùng đèn khò mới thoát ra nổi.

    Tuy nhiên, Stemmermann vẫn tiếp tục tập hợp quân lại. Ông đã ngăn được các mũi tấn công của quân Nga ở phía tây và đông nam. Ông còn cho rút ngắn phòng tuyến, giải phóng lực lượng, chuyển họ tới những trọng điểm. Quân đoàn XLII (42) rút khỏi sông Dnieper, kéo lên phía bắc. Quân đoàn XI phía đông nam cũng lùi dần tuyến phòng ngự từng bước một, nhờ thế thỉnh thoảng lại dư ra một tiểu đoàn hoặc một cụm quân, tăng cường cho những vị trí đang bị uy hiếp hay tới lấp đột phá khẩu. Điều quan trọng duy nhất là phải duy trì sự liên tục của phòng tuyến và giữ càng lâu càng tốt tại làng Korsun, ở trung tâm túi vây, nơi có sân bay tiền phương. Quân Nga đã chính xác khi gọi túi vây là ‘túi Korsun’. Thuật ngữ "túi Cherkassy" trên Thông cáo của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Đức không chuẩn bằng.

    Và như vậy, 56.000 binh lính và Sĩ quan Đức, những người xuất thân từ - Bavarian, Hessians, Franconians, Austrians, Saxons, Saar-Palatinate, cũng như những Trung đoàn tình nguyện phục vụ trong lực lượng Waffen SS có nguồn gốc từ các nước Bỉ, Hà Lan và các nước Bắc Âu đã phải đứng lên chống lại cuộc tấn công của 6 Tập đoàn quân Nga…

    Thảm họa xảy ra tại Stalingrad là kết quả của cụm từ "quá ít và quá muộn". Quá nhiều thời gian bị lãng phí vào tháng 11 năm 1942 để quyết định mọi hình thức cứu trợ cũng như cuối cùng quá ít lực lượng do Bộ Tư lệnh Tối cao Đức dành cho cuộc tấn công giải vây. Bài học ở Stalingrad không chỉ dành cho các nhân viên tham mưu cấp cao tại Sở chỉ huy trên chiến trường mà còn dành cho chính “Tổng hành dinh” Fuhrer nữa. Đó là lý do tại sao Hitler phản ứng rất nhanh với cuộc khủng hoảng tại Cherkassy-Korsun, và ngay lập tức sau đó, Hitler ủy quyền cho Thống chế von Manstein tập trung 2 khối Thiết giáp rất mạnh nhằm phá vỡ vòng vây kẻ thù đang bao quanh mặt trận của người Đức và khôi phục lại sự liên lạc với ‘Pocket Kosun’….

    Hitler dự kiến sử dụng 9 Sư đoàn Panzer, tập trung trong thành phần thuộc Quân đoàn Panzer III và XLVII (47), và được chỉ huy bởi 2 viên Tư lệnh giàu kinh nghiệm - Tướng Breith và von Vormann. Lực lượng giải cứu bao gồm một số đơn vị rất thiện chiến , đó là những Sư đoàn được trang bị đầy đủ và có kinh nghiệm chiến đấu cao, mỗi một Sư đoàn trong số họ có thể giao chiến cả với một Quân đoàn xe-tăng Sô-viết. Trong đó phải kể đến Sư đoàn Panzer số 1, Sư đoàn Panzer 16, và Sư đoàn Panzer SS số 1 "Leibstandarte Adolf Hitler" – ‘Đội cận vệ của Adolf Hitler’….

    Kế hoạch giải vây táo bạo, đậm nét và có tầm nhìn xa. Manstein dự định không chỉ phá vỡ vòng vây xung quanh ‘pocket’ của người Nga mà còn để tiêu diệt các lực lượng kẻ thù bằng cách phá tan các trận địa bao vây của họ với các gọng kìm của chính mình. Một đòn đột kích thiết giáp mạnh mẽ theo đúng kiểu Guderian, người Nga sẽ phải bị chặn đứng ở phía bắc Zvenigorodka, Kanev được bảo vệ, các sư đoàn bị bao vây sẽ được giải phóng, và lỗ thủng lớn giữa Tập đoàn quân Panzer I và Tập đoàn quân VIII sẽ phải được đóng lại. Đó thực sự là một kế hoạch tốt. Các chỉ huy cấp cao quân đội Đức nhìn nhận là có nhiều hy vọng. Mọi sĩ quan cũng như những người lính Đức bị kẹt lại trong túi vây cũng rất tin tưởng. Quyết tâm của họ là phải tăng cường giữ vững trận địa với hy vọng sẽ chỉ phải làm như vậy trong khoảng từ 5 đến 10 ngày trước khi chiến dịch lớn giải vây ở bên ngoài vòng vây bắt đầu được tiến hành….

    Nhưng có điều gì đã tác động đến tín hiệu cứu trợ khẩn cấp được đưa ra từ Tổng hành dinh Fuhrer xuống các Tập đoàn quân và các Quân đoàn của người Đức ? Thời điểm này, giữa khu vực hai con sông Dnieper và Bug xuất hiện vị Tướng Nga mang một quyền lực lớn hơn rất nhiều so với Quốc trưởng – khiến cho các mệnh lệnh của Hitler về chiến trường ở Ucaraina trở thành một gánh nặng trĩu đè lên vai những sĩ quan đang làm việc trong tình trạng không ngừng nghỉ tại các khu rừng Rastenburg (Đông Phổ) : Đó là vị Tướng bùn lầy (rasputitsa), lớp bùn lầy mùa xuân đang toàn quyền thống trị…

    Mọi kế hoạch tốt nhất, mọi sự can đảm lớn nhất đều không có kết quả khi mà những người lính Đức đang mắc kẹt trong lớp bùn lầy mùa xuân, những khẩu đại bác chìm ngập dòng sông bùn cũng như toàn bộ các xe bọc thép chở bộ binh không thể nhúc nhích được trong tình trạng như vậy. Phải thực hiện những gì để thoát ra khỏi tình trạng quái quỉ này? Nhưng khó khăn đến thế nào cũng phải di chuyển, bởi vì hầu hết các Sư đoàn Panzer đều phải đưa lên tuyến đầu từ một khoảng cách khá xa để cùng trực chỉ tới ‘Pocket Kosun’ càng sớm càng tốt….

    Mọi nỗ lực của người Đức như thế trong thời điểm này không chỉ được mô tả rất nhiều trong các biên niên sử (nhật ký tác chiến) của Sư đoàn Panzer số 1, 14 và 16, nhưng được mô tả gây ấn tượng sâu sắc hơn cả chính là cuộc hành trình do Sư Đoàn 24 Panzer thực hiện.

    Vào đầu năm 1944, Sư đoàn này còn tập kết tại khu vực Apostolovo-Nikopol, chỉ dành cho các chiến dịch thuộc Cụm quân Schorner –đó là một Sư đoàn còn nguyên vẹn cũng như có tính chất cơ động cao. Chính tình hình thảm họa có thể xảy đến tại ‘Pocket Kosun’ đã thu hút sự chú ý của Hitler tới Sư đoàn ‘Chiến binh xuất chúng’ này….

    Quốc trưởng quyết định tách Sư Đoàn 24 Panzer ra khỏi Cụm quân Schorner và chuyển nó lên phía bắc – qua một khoảng cách tới hơn 200 dặm. Ở đó Sư Đoàn này đã trở thành ngọn giáo xung kích, một lực lượng chủ công trong đòn đột kích giải vây đến từ Quân đoàn Panzer XLVII (47).

    Trong trạng thái căng thẳng, Tướng von Vormann phải chờ đợi cái “búa hơi” mà Quốc trưởng sẽ dành cho ông ta. Nhưng trước tiên, von Vormann leo lên chiếc máy bay Storch , cất cánh để thị sát lại tuyến đường mà Sư đoàn Panzer 24 sẽ phải hành quân tới. Cuối cùng ông ta thấy các trung đoàn thuộc Sư đoàn xuất thân từ Đông Phổ này ở phía dưới đôi cánh máy bay của mình. Nhưng đó không phải là con đường lộ dành cho xe tăng, xe tải cũng như các người lính Vệ binh Đức hành quân tiến ra mặt trận, mà đó chỉ là một dòng “sông” bùn. Suốt cả ngày, các đội hình hành quân bị mắc kẹt rất nhanh chóng trong dòng bùn, chỉ vào lúc vài giờ lạnh lẽo của buổi đêm, khi lớp bùn bị đóng băng chắc chắn hơn, họ mới có thể tiến lên phía trước được. Các xe tăng đã phải làm công việc của máy kéo.

    Không biết mỏi mệt, các đội hình hành quân tiếp tục tiến lên về phía bắc, hết dặm này đến dặm khác. Hàng đêm, những người lính, sĩ quan lái xe khi họ phải nghe bài thuyết giảng của Tướng Freiherr von Edelsheim, chỉ huy Sư đoàn, về số phận của 56.000 binh lính cũng như Sĩ quan Đức trong ‘Pocket Korsun’ hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ tiến quân của Sư đoàn Panzer 24. Và cuối cùng, những con người kế vị của Sư đoàn 1 Kỵ binh Đông Phổ trước kia đã đạt được mục tiêu hành quân. Vào tối ngày 3 tháng 2, Tướng von Edelsheim đã chính thức thông báo Sư đoàn của mình , với những bộ phận mạnh nhất trong nhóm thiết giáp của mình, đã sẵn sàng chuyển sang hành động vào buổi sáng hôm sau. Các đội tăng xung kích của Sư đoàn Panzer 24 đã đến được khu vực chiến trường tại phía nam Zvenigorodka, nơi mà người Nga liên kết với nhau, khép vòng vây Kosun 5 ngày trước đây. Phía trước mặt họ là Quân đoàn tăng Sô-viết của Rotmistrov - không phải là đối thủ không thể vượt qua được đối với những người lính Đức xuất thân từ Đông Phổ….

    Lần cập nhật cuối: 12/03/2018
    hk111333, caonam_vOz, tatpcit2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này