1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Kế hoạch của Vormann rõ ràng và đơn giản. Sư đoàn Panzer 24 của Edelsheim sẽ mở tốc lực xuyên qua phòng tuyến của người Nga trong buổi sáng ngày 4 tháng Hai, họ sẽ lôi cuốn theo một số nhóm tác chiến của Quân đoàn, những thành phần còn sót lại thuộc 4 Sư đoàn đang chiến đấu suốt 4 ngày qua. Vài nhóm trong số họ, vẫn đang bị gìm chặt trong trận chiến phòng thủ khốc liệt xa hơn về phía đông. Dựa trên quan điểm cho rằng lực lượng của quân thù sẽ bị căng ra quá mức, dường như các làm trên có độ hợp lý nhất định, với những tính toán chi tiết nên khả năng dẫn đến thành công rất cao. Nhưng nội dung thực hiện hóa ra lại khác hẳn….

    Vào thời điểm khi chiến dịch giải vây các đơn vị Đức bị bao vây trong ‘pocket Korsun’ bắt đầu cũng là lúc tình hình chiến sự tại khu vực Nikopol càng ngày càng trở nên tồi tệ. Người Nga đã xâm nhập vào các tuyến phòng thủ bên ngoài của Cụm Schorner và đang trực tiếp đe dọa toàn bộ Tập đoàn quân VI (Đức). Kể từ khi Sư đoàn Panzer 24 được chuyển đi, thì Tập đoàn quân VI (Đức) hết sạch những đơn vị qui mô lớn, thiện chiến trong thành phần dự trữ của mình. Đương nhiên, họ đã yêu cầu sự tăng viện. Và Hitler, vốn đang hết sức lo lắng về đầu cầu Nikopol, buộc phải quyết định trong ngày 3 tháng Hai năm 1944 : điều chuyển Sư đoàn Panzer 24 phải quay trở lại Apostolovo ngay tức khắc. Mọi ý kiến phản đối, lập luận cho rằng Sư đoàn đã được sẵn sàng trong các vị trí xuất phát để triển khai tấn công, kể cả có ý kiến nói rằng trong bối cảnh bùn lầy như vậy, các lực lượng thiết giáp khó có thể tiếp cận Apostolovo trong vài ngày tới. Ngay cả thứ mà Tập đoàn quân VI (Đức) cần nhất không phải là Sư đoàn Panzer – nhưng mà cả bộ binh cũng vô ích trước sự cứng rắn đến từ Hitler. Mọi thứ buộc phải làm lại từ đầu. Sư đoàn Panzer 24 phải quay trở lại, qua các dòng sông bùn, bằng một đường vòng lớn trên tuyến đường sắt. Không cần nói nhiều, Sư đoàn đã trở về quá muộn để mang lại một sự thay đổi quyết định trong tình hình tác chiến tại Apostolovo hoặc nói cách khác nhằm tăng cường cho đầu cầu của Cụm Schorner. Các lực lượng thiết giáp của Sư đoàn kịp thời đã có vai trò trong việc mở rộng hành lang đường sắt, nhưng họ không thể ngăn cản đầu cầu Nikopol bị rơi vào tay Hồng quân.

    Mặt khác, trong ‘pocket Korsun’, việc tung ra Sư đoàn này có thể đã thu hút được một lực lượng Xô viết lớn và điều này sẽ giúp cho Quân đoàn Panzer XLVII (47) tung đòn giải vây đột kích, xâm nhập vào trong túi vậy. Hải Quân đoàn đang nằm trong vòng vây phải được tự do hành động và được tạo ra những điều kiện kiên quyết cho mọi hoạt động của họ. Nhưng tính kiên quyết, không chịu nhượng bộ của Hitler đã ngăn cản tất cả những điều này. Và Sư đoàn ‘Chiến binh xuất chúng’ đến từ Đông Phổ đã phải đóng một vai trò bi thảm thực sự - nhiệm vụ nào cũng không thể hoàn thành được - tại Zvenigorodka đã bị ngăn cản, bị can thiệp phải trở về một cách dứt khoát. Còn tại Apostolovo thì đến quá muộn để ngăn ngừa thảm họa.

    Nhưng lúc này vẫn chưa phải là sự kết thúc của hàng loạt quyết định ngớ ngẩn, dại dột. Giờ đây, tiếp theo sự quay trở lại của Sư đoàn Panzer 24, là đòn tấn công giải vây được kết hợp giữa Quân đoàn Panzer III và XLVII (47) ; nếu kịp thời có một quyết định chính xác thì phải sử dụng Quân đoàn Panzer III trực tiếp mở đòn tấn công giải vây hướng thẳng vào trong ‘pocket’, tuyệt đối không lãng phí thời gian để theo đuổi các mục tiêu thứ yếu – đặc biệt là lúc này, Sư đoàn Panzer I đã kịp thời từ Berdichev đến nơi với các đơn vị chiến đấu được trang bị mạnh. Do đó, họ có thể tiếp quản được trận địa, bảo vệ và mở rộng sườn phía nam của Sư đoàn Bộ binh 198.

    Nhưng lúc thực hiện chiến dịch lại không giống hoàn toàn như vậy! Mệnh lệnh đưa ra từ Tổng hành dinh Führer nhấn mạnh rằng ; hướng tấn công thuộc Quân đoàn Panzer III đầu tiên phải hướng lên phía bắc, theo như kế hoạch ban đầu. Trên vùng đất cao Medvin, sau đó Quân đoàn mới di chuyển theo hướng đông nhằm bao vây và tiêu diệt các lực lượng Sô-viết nằm giữa túi vây và Quân đoàn Panzer XLVII (47).

    Đó là một kế hoạch tốt, nhưng dựa trên cụm từ "as if - như thể" – một lần nữa ‘như thể’ một Quân đoàn Panzer có thể đánh bại tới 5 Tập đoàn quân kẻ thù ; ‘như thể’ những dòng 'sông bùn' không tồn tại trong thời điểm này ; ‘như thể’ hoàn cảnh thuận lợi của năm 1941 vẫn đang diễn ra. Một chuỗi đáng kinh ngạc của những sự vô lý và dại dột!

    ............................
    --- Gộp bài viết: 13/03/2018, Bài cũ từ: 13/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NHÂN VIÊN Y TẾ ĐANG CẤP CỨU NGƯỜI BỊ THƯƠNG
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tướng Breith đã bắt đầu cuộc tấn công vào buổi sáng ngày 4 tháng Hai năm 1944. Chỉ có một phần các lực lượng mà ông ta cần sẵn sàng trên các vị trí xuất phát. Đó là các Sư đoàn Panzer 16 và 17 cũng như Trung đoàn Panzer Hạng nặng dưới quyền Trung tá Bäke đã có mặt đúng lúc. Nhưng họ phải xuất phát cùng một lúc. Các nhóm tăng của Bäke ở hướng chủ công – bao gồm một hạm đội sắt thép hùng mạnh gồm 34 Tiger và 47 Panther. Hai bên sườn của họ được yểm trợ bởi các Sư đoàn Bộ binh số 34 và 198 cũng như các bộ phận tiền phương của Sư đoàn Panzer SS "Leibstandarte".

    Cuộc tấn công di chuyển về phía bắc xuyên qua các vị trí đầy bùn và kẻ thù . Một – hai rồi đến sáu dặm. Nhưng đến đó là hết đà tấn công. Đội quân ‘đại tướng bùn lầy’ kết hợp với 4 Quân đoàn xe tăng của kẻ thù đã buộc đạo quân Breith phải dừng lại….

    Tướng Breith không bỏ cuộc. Lúc này, phần lớn Sư đoàn giàu kinh nghiệm "Leibstandarte" cũng như các bộ phận tiền phương thuộc Sư đoàn Panzer 1 đã tới nơi. Breith liền tung họ vào trận chiến. Hai thành phần đáng tin cậy trên đã thực sự thành công trong việc gia tăng nhịp độ tấn công của người Đức. Điều này cho phép Sư đoàn Panzer 16 tiếp tục di chuyển hướng tấn công của mình lên phía trước một lần nữa. Đến ngày 8 tháng Hai, những chiếc tăng Tiger và Panther thuộc Trung đoàn Panzer Hạng nặng do Trung tá Bäke đã tiếp cận tới sông Gniloy Tikich cùng với một số thành phần trong hai Sư đoàn Panzer 16 và "Leibstandarte". Dòng sông Gniloy Tikich đóng một vai trò quyết định trong số phận của ‘Pocket Korsun’.

    Các Trung đoàn của Quân đoàn Panzer III đã chiến đấu với những nỗ lực hết mình. Nhưng họ không thể tiến được xa hơn nữa. Hướng tấn công lên phía bắc đã bị sa lầy. Vị trí của họ buộc phải dừng lại cách rìa ‘pocket Korsun’ khoảng 19 dặm. Cuối cùng, Hitler đã nhận ra sai lầm của mình, ông ta cho phép tìm con đường ngắn nhất hướng thẳng vào trong túi vây để bắt liên lạc bằng cách tạo một cúc tấn kích trực tiếp hướng thẳng về phía đông.

    Sư đoàn Panzer số 1, theo kế hoạch ban đầu được sử dụng để bảo vệ sườn phía đông, giờ đây trở thành mũi nhọn của "Cụm giải vây phía Tây" vào ngày 11 tháng Hai . Trong một cuộc tấn công đậm nét, táo bạo, chiến đoàn thiết giáp của Tướng Koll đã chiếm ngôi làng Buzhanka bên sông Gniloy Tikich, hơn thế nữa, họ nhanh chóng chiếm giữ được một chiếc cầu còn nguyên vẹn. Ông ta liền thiết lập một bàn đạp đổ bộ. Từ đây là đường đi ngắn nhất để tới bên rìa ‘pocket Korsun’. Những người Sô-viết đã thừa biết điều đó. Hậu quả là kẻ thù luôn từ các vùng đất cao hơn ở phía bắc gây sức ép buộc Sư đoàn Panzer số 1 phải tìm một nơi có điều kiện thuận lợi hơn – đó chính là ngôi làng Lysyanka.

    Làng này nằm trên tuyến đường bay của các máy bay vận tải Đức Ju-52 và He-111 đang duy trì hoạt động với sân bay tiền phương trong ‘pocket Korsun’ và cung cấp quân nhu thiết yếu cho các Sư đoàn Stemmermann bằng ‘cầu không vận’. Quân đoàn Không vận VIII dưới quyền Tướng Seidemann hiện đang sử dụng 1536 máy bay vận tải. Khoảng cách từ Uman đến sân bay trong ‘pocket Korsun’ chỉ có 60 dặm đường chim bay. Nhưng họ luôn phải bay ở điều kiện thời tiết tồi tệ cũng như trong hỏa lực phòng không rất mạnh của người Nga. Tuy rất khó khăn như vậy, các nhân viên vận hành máy bay Junkers dưới quyền Thiếu tá Knapp đã vận chuyển 2026,6 tấn hàng vào ‘pocket Korsun’ cũng như sơ tán được 2825 người bị thương trong 2 tuần lễ. Lợi dụng tiếng ồn ào liên tục của động cơ các máy bay vận tải dưới quyền Tướng Seidemann , những chiếc Panther cùng với những người lính Vệ binh Đức thuộc Sư đoàn Panzer số 1 đã bất thình lình đánh úp vào khu vực phía nam của ngôi làng Lysyanka trong đêm 11 rạng ngày 12 Tháng Hai năm 1944.

    Trung đoàn Panzer số 1 được tăng cường đã mở một đường xuyên qua các bãi mìn, các hệ thống phòng thủ chống tăng của người Nga. Thiếu úy Ciliox thuộc Trung đoàn Panzer số 1 đã áp sát cái ống nghe vào tai khi nghe thấy tên của mình vang lên trên máy R/T (Radio Telephone). Đó là tiếng nói của người chỉ huy Trung đoàn, Trung tá Frank : "Ciliox, tiến nhanh về phía cây cầu !"…

    Đi cùng với những xe tăng thuộc Đại đội 2, Thiếu úy Ciliox đã lăn bánh chọc thẳng về phía đông, hướng tới cây cầu. Khi buộc phải đối mặt với những chiếc T-34, súng chống tăng cũng như những khẩu đại bác dã chiến, Ciliox hô to :”Lao ngang qua“. Một chớp lửa lớn. Người lái tăng vội vàng lái chiếc Panther đang bị chao đảo sang một bên. Ngay trước mặt anh, bộ xương thép của cây cầu đã nổ tung. Thiếu úy Ciliox lầu bầu nguyền rủa rồi dẫn các xe tăng thuộc Tiểu đoàn 1 lao xuống dòng sông lạnh ngắt. Những chàng Vệ binh Panther đã bắt đầu càn quét khu vực phía nam của ngôi làng Lysyanka. Đó là vào ngày 12 tháng Hai năm 1944.

    Vào ngày hôm sau, Trung sĩ Hans Strippel cùng chiếc Panther của anh đã vượt qua con suối dài 30 yard tại một điểm nông cạn đã dò ra trước đó ; Nhóm quân của anh cùng với những người chỉ huy xe tăng giàu kinh nghiệm bám theo sau. Sau đường rẽ nước do những chiếc Panther tạo nên, Trung úy Leben cùng với những người lính Vệ binh thuộc Trung Đoàn 113 băng qua sông Gniloy Tikich sâu tới ngang vai và lạnh buốt. Bên bờ đối diện, khoảng một tá T-34 thuộc Quân đoàn Tăng Cận vệ V Sô-viết đã chực sẵn. Nhưng những chiếc Panther của Strippel đã làm việc tốt hơn người Nga. Tiếp đà thắng lợi, 2 Đại đội Panther thuộc Tiểu đoàn 1 do Đại úy Cramer vội vã bám sát theo sau. Vào những giờ muộn của buổi đêm, người Đức đã thiết lập được một bàn đạp đổ bộ nhỏ có chiều sâu ½ dặm. Ngày 14 là ngày thứ hai, mở đầu một tuần mới không mấy hứa hẹn điều gì tốt lành. Nhiệt độ càng ngày càng giảm, nhưng không đủ cho lớp băng trên dòng sông đủ cứng cáp để chịu đựng sức nặng của những chiếc xe tăng. Đã thế lại không có vật liệu bắc cầu dã chiến.

    .................................
    hk111333, huymaya, bloodheartvn3 người khác thích bài này.
  3. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Lại "bùn lầy", bùn lầy ngăn cản T34 và các loại xe tăng bắn gần của Nga tiếp cận được gần tăng Đức, Panther và Tiger Đức cứ ung dung làm cỏ cả tá T34 ở khoảng cách an toàn mà chẳng hề hấn gì.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dịch tác phẩm này bây giờ rất khó khăn...Bác Thái ơi.....Chỗ nào cũng thấy Đức chạy ze kèn...Tìm đủ mọi lý do để đổ lỗi.....Tình hình của Đức ngày càng bi đát....Mình đành cố gắng vậy....
    caonam_vOz, gaume1DepTraiDeu thích bài này.
  5. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Bác dịch hay lắm rồi, cứ tiếp tục với tác phẩm thôi, còn chuyện đổ thừa là chuyện muôn thuở. Cảm ơn bác nhiều
    gaume1 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tình hình biến chuyển đột ngột, vào lúc 17.45, Trung sĩ Strippel cùng với lực lượng xe tăng của anh đã chụp được một chiếc cầu có trọng tải 40 tấn ở rìa đông bắc ngôi làng Lysyanka bằng một cú đánh úp bất ngờ vào buổi hoàng hôn. Với vũ khí chống tăng kỳ diệu của mình, Strippel đã loại khỏi vòng chiến đấu 2 chiếc T-34 được ngụy trang rất cẩn thận bằng phương pháp tiếp cận táo bạo của mình – đó là chiếc thứ 59 và 60 đã bị anh ta tiêu diệt.

    Tin tức về cây cầu mới chiếm được lan rộng như trận cháy rừng. Nhưng không ai biết làm điều gì tiếp theo. Trong ánh sáng mờ nhạt của buổi bình minh một ngày mới, Tư lệnh Quân đoàn – Tướng Breith – vội vã đến nơi bằng máy bay Fieseler Storch. Tại Sở chỉ huy dã chiến trên chiến trường thuộc Sư đoàn Panzer 1, ông ta đã gặp Tướng Koll. Nếu như họ đã gặt hái được thành công bất ngờ, bây giờ điều đó sẽ mang lại chút thời gian quí báu. Họ xác định ngay, những nỗ lực giải vây quan trọng nhất lúc này sẽ chuyển sang phía cánh phải Quân đoàn. Mệnh lệnh đưa ra : Mục tiêu tiếp theo của cuộc tấn công là Ngọn đồi 239.

    Đây là ngọn đồi có thể khống chế, chỉ huy các hướng tiếp cận tới ‘pocket Korsun’ , nằm cách phía đông bắc ngôi làng Lysyanka chỉ có 2 dặm đường. Nếu chiếm được ngọn đồi 239, thì công việc giải vây sẽ được coi như là hoàn thành. Từ đó đến các vị trí tiền tiêu trong ‘pocket Korsun’ chỉ vẻn vẹn 6 dặm đường. Sáu dặm hoặc 10.000 mét tương đương với đường chạy của một vận động viên điền kinh trong vòng 30 phút trong sân vận động. Nhưng đối với những người lính, sĩ quan dưới ánh sáng mờ xám của những ngày cuối đông tại Korsun - Cherkassy thì khoảng cách 10.000 mét đó là một sự vĩnh hằng.

    Ngọn đồi 239. Đơn giản chỉ là một điểm địa lý. Nhưng những sườn dốc và khe núi xung quanh luôn luôn ướt đẫm dòng máu của những người lính chiến từ bao đời nay. Ngọn đồi có một vị trí lâu dài trong lịch sử chiến tranh ở nước Nga. Chiến đoàn Thiết giáp xung kích của Frank, được tăng cường thêm những chiếc Tiger và Panther đến từ Trung đoàn xe tăng hạng nặng của Bake, một lần nữa lại lao vào tấn công ngọn đồi 239. Trong lúc đó, Sư đoàn Panzer 16 đã đẩy lùi tất cả mọi đợt phản kích của đối phương. Đến lúc này, viên Tư lệnh Quân đoàn Tăng Cận vệ V Sô-viết đã nhận ra ngọn đồi 239 có giá trị như thế nào và ông ta quyết không để mất vị trí quan trọng này. Một lần nữa, ông ta mở cuộc tấn công từ hướng bắc xuống, chạy dọc theo con đường quốc lộ chính từ Medvin, và cũng thực hiện các cú đấm bọc thép từ những cánh rừng ở phía nam và phía đông. Thế là, trong ngày 16 tháng Hai, ông ta tung một đòn phản kích bằng 20 chiếc T-34 từ hướng đông và 30 chiếc T-34 từ phía đông nam. Đại tá chỉ huy lực lượng Pháo binh Đức – Soth – đã ra lệnh dùng hỏa lực gìm chặt lực lượng Bộ binh Nga. Những chiếc tăng Panther của Đức khéo léo di chuyển tản mạn bên cạnh những phân đội xe tăng Sô-viết. Nhóm 7 chiếc Panther của Trung sĩ Strippel đã hoàn thành chiến thắng của mình khi loại khỏi vòng chiến tới 27 T-34. Đó là một thành tựu tuyệt vời, nhưng nó sẽ không phát huy được chiến quả.

    Đại úy Ebeling với 70 người lính Vệ binh Panzer cùng với 3 xe tăng dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá von Dornberg đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát làng Oktyabr, một nửa chặng đường tới ngọn đồi 239, nhưng sau đó cuộc tấn công này hoàn toàn bị sa lầy trong hệ thống phòng ngự của quân Nga và trong các đòn đột kích tấn công của họ. Hết lần này đến lần khác, những người lính Sô-viết đã thực hiện những đòn tập kích mạnh mẽ từ những khu rừng dày đặc dọc hai bên con đường quốc lộ. Giờ đây khó có thể có những sự hy sinh hoặc những câu thần chú mang lại được những kết quả tốt đẹp được nữa. Kể cả những cuộc tấn công đến từ Tiểu đoàn Vệ binh Panzer thuộc Sư đoàn "Leibstandarte" được tăng cường hay là những Không đoàn Stukas của Rudel cũng không thể thay đổi được tình hình.

    Tối ngày 16 tháng Hai năm 1944, quân số Tiểu Đoàn 2, thuộc Trung đoàn Vệ binh Panzer 113 đã giảm xuống chỉ còn vẻn vẹn 60 người. 60 trên tổng số 600 người. Tình hình bên Trung đoàn Vệ binh Panzer số 1 hoặc kể cả Sư đoàn "Leibstandarte" cũng không khá hơn là bao. Tổng số người trong mỗi đại đội trung bình chỉ còn có 10 người, nhiều nhất là 12. Các chỉ huy Đại đội cũng như Trung đội hầu hết đều hy sinh hoặc bị thương nặng. Hình ảnh tương tự như thế cũng đến với lực lượng công binh thuộc Sư đoàn và Trung đoàn Panzer. Chỉ còn lại có 12 chiếc Panther và vài chiếc Mark-IV có thể chiến đấu được. Sư đoàn Panzer số 16 bị gìm chặt với nhiều tổn thất ; họ phải chiến đấu phòng thủ trên con đường quốc lộ bắt đầu từ Medvin cách 5 dặm về phía bắc của ngôi làng Lysyanka.

    Sư đoàn 17 Panzer vẫn còn đang phải giao tranh khốc liệt với một Quân đoàn tăng Sô-viết xa hơn về phía tây. Phần lớn lực lượng thuộc Sư đoàn “Leibstandarte", phải tham gia vào cuộc chiến phòng thủ đẫm máu tại Vinograd, đã sớm kết thúc sức mạnh của họ. Sư Đoàn Bộ Binh 198 còn lại một con số trên giấy tờ. Giờ đây, tất cả mọi thứ đều trở nên quá rõ ràng - Cuộc tấn công giải vây của Quân đoàn Panzer III đã thực sự thất bại. Còn đúng 5 dặm rưỡi, là khoảng cách giữa 56.000 người lính dưới quyền Tướng Stemmermann kẹt lại trong ‘Pocket Korsun’ – bị ngăn cách bởi vòng vây của quân Nga – đến với "Cụm giải vây phía Tây" đang bị rơi vào tình trạng sa lầy….. Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Panzer I, Tướng Wenck đã đến tận chiến trường trong buổi tối ngày 16 tháng Hai trên chiếc mô-tô ba bánh của mình để xem liệu có thể làm được gì với Sư đoàn Panzer 1 (Sư đoàn cũ của ông ta). Nhưng Tướng Wenck đơn giản chỉ thấy rõ một điều ; Quân đoàn Panzer III không đủ sức mạnh để đánh bại những lực lượng Nga được trang bị mạnh mẽ đang chắn ngang trước mặt người Đức....
    --- Gộp bài viết: 16/03/2018, Bài cũ từ: 15/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : MỘT TIỂU ĐOÀN TĂNG KẾT HỢP VỚI BỘ BINH TÙNG THIẾT CỦA HỒNG QUÂN ĐANG ÁP CHẾ SÂU VÀO TRONG TUYẾN PHÒNG THỦ CỦA NGƯỜI ĐỨC….
    Lần cập nhật cuối: 16/03/2018
    tonkin2007, hk111333, meo-u4 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Xa hơn về phía đông, trong ‘pocket Korsun’ , các Trung đoàn đang nóng lòng chờ đợi tại các vị trí xuất phát của họ. Họ đã nghe thấy tiếng súng xe tăng của quân mình vọng lại. Họ đang theo dõi những tia , chớp lửa đan nhau liên tục ở hướng tây. Và họ thi nhau hỏi lại :” Quân mình tới chưa ?”…

    Một người lính trên trận tuyến chắc chắn sẽ chỉ nhìn thấy một khu vực nhỏ của trận đánh - chỉ những gì mà trong tầm mắt của mình có thể thấy được. Anh ta phải chiến đấu tại vị trí của mình, hoặc ở trong xe tăng cũng như nằm sau khẩu súng mà mình phụ trách. Anh ta phải liên tục nạp đạn, bắn trả trước những sự đột kích liên tục của quân thù. Anh nhìn thấy đội hình quân thù đang tấn công và hét lên. Trong đôi mắt anh ta lúc này chỉ nhìn thấy một bức màn màu trắng trước mặt. Anh chỉ được quyền lựa chọn một trong hai cách : đẩy lui được quân thù hay bị tràn ngập trận địa.

    Tuy nhiên, những miếng chiến thuật cao cũng như các đòn chiến lược mẫu mực vẫn luôn ẩn nấp sau những tiếng nổ và lớp khói bụi của trận đánh, trong các cuộc chiến đấu giằng co, gay go trên các mảnh rừng và các con suối nhỏ, trên các quả đồi và rãnh núi, trong các làng mạc cũng như tại các khe núi. Chỉ có người nghiên cứu bản đồ tác chiến hàng ngày mới có thể cảm nhận thấy nhịp đập của trận đánh và có thể phân biệt được theo đúng kế hoạch hay là sự hỗn loạn.

    Bản đồ tình hình chiến sự trong ‘pocket Korsun’ , đã cho chúng ta thấy một khuôn mẫu đậm nét và có ý nghĩa lịch sử, một kế hoạch gây ấn tượng với những sự kiện khốc liệt, ảm đạm và đẫm máu tại khu vực tây nam Cherkassy ……..





    ☆☆☆☆☆





    Trở lại ngày 7 tháng Hai, Bộ Tư lệnh Tối cao Đức đã nhận ra rằng về lâu dài ‘pocket Korsun’ sẽ không thể giữ được cũng như một kế hoạch giải vây nhanh chóng từ bên ngoài tới 2 Quân đoàn bị bao vây trong túi sẽ có kết quả càng ngày càng trở lên nghi ngờ. Túi vây bây giờ giống như con số tám bao quanh 2 Trung tâm là Korsun và Gorodishche. Trục của ‘pocket Korsun’ dài khoảng 28 dặm trải dài theo hướng tây bắc – đông nam (Xem bản đồ số 44 A - Bản đồ chiến sự ngày 7 tháng Hai năm 1944))….

    Đây là một vị trí thuận lợi dành cho các cuộc tấn công giải vây của Quân đoàn Panzer XLVII (47) Đức từ hướng nam kể từ khi điểm cực nam của túi vây mở rộng ra, gần như ngoạm vào khu vực Shpola kể từ khi tướng von Vormann có dụng ý tổ chức một đòn tấn kích hướng vào Korsun. Tuy nhiên, sau khi xảy ra thảm họa “hành quân đến rồi quay trở lại” của Sư đoàn Panzer 24, sự hứa hẹn về thành công của một đòn kế hoạch giải vây từ đã không còn được mong đợi từ phía Nam nó trở thành yếu tố quan trọng cho các lực lượng của người Đức trong ‘pocket Korsun’ điều chỉnh hướng thoát vây, và do vậy họ phải tiến về phía tây càng xa càng tốt để tìm cách bắt liên lạc với "Cụm giải vây phía Tây" với Quân đoàn Panzer III làm nòng cốt. Điều này, có nghĩa là thay đổi vị trí và hình dáng ban đầu của túi vây để trục dọc của nó bây giờ chạy từ hướng đông sang tây. ‘Pocket Korsun’ giống như một chiến hạm nằm giữa biển khơi toàn là quân thù..

    Ngày 7 tháng hai, lúc 11.40, Tập đoàn quân VIII của Đức đã truyền mệnh lệnh tới các chỉ huy Quân đoàn còn đang bị kẹt lại tại Korsun qua radio :” Nhóm quân Stemmermann sẽ phải rút ngắn phòng tuyến, bí mật di chuyển trong túi vây, trực chỉ theo hướng Shenderovka để có thể, khi gặp thời cơ thuận lợi, mở đường máu, thoát vây theo hướng mà "Cụm giải vây phía Tây" tổ chức một đòn tấn công từ bên ngoài hướng vào trong túi vây….”.

    Ngay tức khắc, Tướng Stemmermann bắt tay vào một nhiệm vụ khó khăn là di chuyển các lực lượng trong ‘Pocket Korsun’. Tại phần phía đông của túi vây, các Tiểu đoàn Waffen SS triệt thoái ra khỏi Gorodishche và ở phía bắc Sư đoàn Bộ binh 88 rút quân ra khỏi khu vực Yanovka. Korsun với sân bay dã chiến của nó là điểm xoay vòng, đây là nơi mà Cụm Stemmermann bắt buộc phải phụ thuộc vào vì đó là nơi cung cấp quân nhu bằng cầu không vận. Sự di chuyển xoay vòng xung quanh khu vực sân bay này nghe có vẻ dễ dàng nhưng trên thực tế lại là công việc rất khó khăn. Tất cả các con đường đều nằm sâu trong lớp bùn mùa xuân và tuyến đường thực tế duy nhất là đường sắt....

    Trong vòng ba ngày, từ ngày 11 đến 13 tháng Hai, một cuộc tập kết các lực lượng còn lại của người Đức đã được tiến hành trong “Túi vây”. Theo kế hoạch, các ngôi làng Shenderovka, Novaya-Buda, và Komarovka hiện đang còn nằm trong phòng tuyến bao vây của người Nga sẽ phải bị chiếm lại để tạo ra một bàn đạp thuận lợi cho một cuộc phá vây theo hướng tây nam…
    --- Gộp bài viết: 17/03/2018, Bài cũ từ: 17/03/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 44A : NGÀY 7.2.1944…TÚI VÂY CÒN NẰM TRONG MỘT DIỆN TÍCH RỘNG. KHI CHIẾN DỊCH GIẢI VÂY BẮT ĐẦU, MỌI THỨ VẪN CÒN TỐT….
    tonkin2007, madpriest, hk1113336 người khác thích bài này.
  8. tatpcit

    tatpcit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2007
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    890
    Ủng hộ bạn dịch đúng ý bọn Tây lông. Tác giả không khách quan cũng không sao, vì người đọc phải tự biết nhận xét, nhưng dịch giả nên trung thành với nguyên tác. Tôi nghĩ những ai có thiện cảm với nước Nga lại nên đọc những tác phẩm như cuốn này, để có thêm 1 góc nhìn khác. Cảm ơn bạn nhiều.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cuộc tấn công của Sư đoàn Bộ binh số 72 Moselle tại ngôi làng Novaya-Buda là điển hình của tính chất và sự dữ dội của giai đoạn đầu tiên của kế hoạch thoát vây. Người Nga được thiết lập ở các công sự phòng thủ bằng tuyết được xây dựng vững chắc ở đỉnh dốc cao và có độ nghiêng rất lớn. Không hề có sự yểm trợ, muốn chiếm được mục tiêu hoàn hảo này, quân Đức sẽ phải vượt qua lớp tuyết rơi dày đặc. Nhiệm vụ khó khăn này được giao phó cho Trung đoàn Vệ binh số 105. Thiếu tá Kaestner đã quyết định mở một cuộc tấn công vào ban đêm (Xem bản đồ số 44 B – Bản đồ chiến sự từ ngày 11-15 tháng Hai năm 1944).

    Kế hoạch rất đơn giản và hoàn toàn dựa vào sức cơ động chiến đấu của mỗi người lính. Chiến tranh lúc này đã trở lại bản chất nguyên thủy của nó – lính trơn chống lại lính trơn. Ở trên các trận địa, vị trí xuất phát của họ chỉ có lưỡi lê, dụng cụ đào hào, súng tiểu liên, và súng máy. Phía sau họ một số lượng lớn các đơn vị mang những khí tài chiến đấu hạng nặng – gồm 4 khẩu pháo từ Trung đoàn Pháo binh 172, mỗi khẩu được kéo theo bởi 8 chú ngựa.

    Đó là lúc 20.30 giờ ngày 11 tháng Hai. Một đêm không trăng, trời tối sẫm và lạnh buốt. Rất khó khăn, những người lính Đức đang lặng lẽ tiếp cận tới các vị trí của người Nga.

    Bộ trang phục ngụy trang màu trắng của họ khiến ngay cả họ cũng không thể nhìn thấy nhau được. Một sự im lặng tuyệt đối đang ngự trị. Không hề có âm thanh, tiếng nói chuyện, tiếng súng nổ. Lính Đức có thể nghe được quân Nga nói chuyện với nhau ở vị trí tiền tiêu đầu tiên. Một người lính canh Sô-viết nhận thấy có điều gì khác lạ. Anh ta liền hô to : "Stoy, parol ! Cтой, пароль ! Đứng lại,mật khẩu!"

    “ Tấn công!” – Đó là câu trả lời đến từ Đại úy Roth. Những người lính Đức vừa chạy vừa bắn. Họ thi nhau nhảy vào các đường hào của người Nga. Đây là thời điểm của những cuộc đấu cận chiến bằng sắt thép lạnh giá. Bất cứ ai chống lại đều bị giết chết. Quân lính hai bên quần nhau trong cả những con hào lẫn những vị trí bảo vệ hai bên sườn…..

    Cuộc đánh úp bất ngờ đã thành công. Trong một đà nhảy vọt mạnh mẽ, Trung đoàn đẩy cuộc đột kích thọc sâu vào vào các vị trí của người Nga. Các đơn vị có ngựa kéo vội vàng ùa theo sau họ. Đoàn quân băng qua cơn bão tuyết mạnh mẽ dưới tầm hỏa lực của kẻ thù, và tiếp theo họ đã giành được quyền kiểm soát khu đất bao xung quanh ngọn đồi 200. Ngay sau lúc nửa đêm, họ đã vươn tới tuyến đường quốc lộ Sukhiny - Shenderovka. Từ phía đông, có một đoàn xe convoy của người Nga tiến lại gần. Chắc là họ đang chở hàng quân nhu đến Shenderovka. Có thể nhận thấy rõ nhiều khẩu súng cối trong đoàn xe. Mệnh lệnh được đưa ra :” Pháo phòng không hãy tiến lên phía trước !”…Tới cự ly khoảng 200 yards, đoàn xe convoy Nga đã bị nằm trong tầm hỏa lực của những khẩu pháo phòng không 20 mm đặt trên các bệ pháo tự hành. Những chiếc xe tải chở nhiên liệu của người Nga trúng đạn nổ tung biến thành những quả cầu lửa khổng lồ, soi sáng cả một vùng đang chìm sâu trong cơn bão tuyết. Cuộc tấn công tiếp theo vào ngôi làng Novaya-Buda bắt đầu từ lúc 1.00 giờ sáng. Đến 2.30 thì ngôi làng này đã nằm trong tay người Đức. Các đơn vị vận tải cũng như lực lượng kỵ binh Sô-viết đã bị chụp trong lúc họ đang say giấc nồng, vội vàng tránh giao chiến và bỏ chạy ; khoảng 250 người bị bắt làm tù binh…

    Phía bên cánh phải, đòn tấn công của Sư đoàn Bộ binh 72 cũng tiến triển rất tốt. Trung đoàn Vệ binh Panzer SS "Germania" đến từ Hamburg đã mở một cuộc đột kích vào ngôi làng Shenderovka, cánh cổng thứ hai của đòn thoát vây từ trong ‘Pocket Korsun’. Tại đây, xảy ra những cuộc chiến đấu giáp lá cà rất dữ dội và đẫm máu. Cũng trả giá không kém là cuộc chiến tiếp theo tại ngôi làng Komarovka, cách mép ‘túi vây’ khoảng 4 dặm đường.

    Ngày chủ nhật, 13 tháng Hai năm 1944, toàn bộ khu vực phía đông của ‘Pocket Korsun’ đã được di tản xong. Để phục vụ cho mục đích này, Sư đoàn Bộ binh 72 phải chiếm bằng được ngôi làng Komarovka, điểm cực tây của túi, sau đó họ còn phải tổ chức phòng ngự ác liệt trong trận đánh chống lại những đợt phản công giận dữ đến từ quân thù. Tại làng Novaya-Buda, Lữ đoàn xung kích "Wallonie", bao gồm các lính tình nguyện viên đến từ nước Bỉ, cùng với 6 xe tăng, bốn khẩu súng chống tăng, 4 đại đội chỉ còn khoảng 50-100 người lính/ 1 đại đội đẩy lùi tất cả các cuộc tấn công dồn dập của người Nga. Toàn bộ Lữ đoàn đã thiệt mất 200 người. Trong số đó có viên Tư lệnh Lữ đoàn – Trung tá Lucien Lippert, cựu sĩ quan tham mưu của Bỉ. Sĩ quan tham mưu của Lữ đoàn – Trung úy Leon Degrelle, lên nắm quyền và tổ chức phòng thủ tại ngôi làng Novaya-Buda chống lại tất cả các cuộc tấn công tiếp theo của đối phương.
    --- Gộp bài viết: 19/03/2018, Bài cũ từ: 18/03/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 44 B: NGÀY 11-15.2.1944..‘POCKET KORSUN’ THU HẸP DIỆN TÍCH TỐI ĐA ĐỂ BẮT ĐẦU TIẾN HÀNH PHÁ VÂY….
    Lần cập nhật cuối: 19/03/2018
    huymaya, tonkin2007, hk1113338 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 15 tháng Hai, Sư đoàn Bộ binh 72 đã chiếm được ngôi làng nhỏ Khilki, nằm ở phía bắc làng Komarovka. "Việc chiếm được ngôi làng này là điều rất quan trọng để thực hiện công việc thoát vây !”.....

    Trước đó, Sư đoàn đã thông báo qua radio cho Trung đoàn Vệ binh 105 như vậy. Những người lính dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Kaestner đã hiểu rõ nhiệm vụ nặng nề dành cho họ. Và sau đó, ngôi làng Khilki đã nằm trong quyền kiểm soát của người Đức….

    Vào thời điểm đó, ở bên ngoài ‘túi vây’, Sư đoàn Panzer 1 cũng như Trung đoàn Panzer hạng nặng của Bäke đã cố gắng vô ích để chiếm được ngọn đồi chỉ huy 239, một địa điểm mang tính chất sống còn dành cho những nỗ lực tuyệt vọng của Cụm tác chiến Stemmermann. Nhưng họ không thể tiến thêm một bước nào nữa. Những cuộc tấn công yểm trợ từ trên không đến từ Không đoàn Stuka của Rudel cũng chỉ giúp cho họ ngăn chặn các đòn phản công của người Nga và gim chặt quân thù xuống đất chứ không thể làm gì được hơn – và đó là một câu chuyện quá cũ. Họ chỉ còn khoảng 1 tá xe tăng hạng nhẹ, nửa tá Tiểu đoàn Vệ binh, hầu hết trong tình trạng cạn kiệt nhiên liệu dành cho những chiếc Panther chủ lực của Trung tá Bäke...

    Trong lúc này, bên trong ‘túi vây’, tất cả các lực lượng Đức được dồn vào rất đông đúc một cách nguy hiểm gần nhau trong một khu vực khoảng 4-5 dặm xung quanh ngôi làng Shenderovka, luôn trong tình trạng chuẩn bị sẵn sàng phá vây theo hướng phía đoàn quân giải vây cho họ. Họ không hề biết rằng, cuộc tấn công giải vây phía bên ngoài đã rơi vào tình trạng sa lầy và họ vẫn chờ một mệnh lệnh cho phép họ tự do phá vây để hướng tới 'tự do'. Nếu mệnh lệnh đó không đến sớm thì số phận của họ rất hẩm hiu ; một khi người Nga nhận ra vị trí tập kết của họ và bắt đầu đập ‘túi vây’ bằng hỏa lực pháo binh hạng nặng thì kết quả sẽ rất thảm khốc.

    Trong lúc này, người Nga không chừa một thủ đoạn nào để giải quyết tình hình chiến sự bên trong ‘ Nồi hơi Korsun’. Một vài người thuộc "Uỷ ban Quốc gia Tự do Đức"đã vượt phòng tuyến trong trang phục quân đội Đức để làm công tác do thám. Vào ngày 11 tháng Hai, một trong số sĩ quan này đã xuất hiện tại một vị trí thuộc Tiểu đoàn Trinh sát Thiết giáp số 1 và bắt đầu đặt một số câu hỏi về sức mạnh, vũ khí cũng như mục tiêu sắp tới của tiểu đoàn. Một cuộc kiểm tra với Sư đoàn sau đó kèm theo mật lệnh :”Hãy bắt hắn ngay!”. Nhưng tên gián điệp này đã lặn mất tăm. Tại một số Sở chỉ huy Sư đoàn, các sĩ quan Sô Viết xuất hiện dưới một lá cờ ngừng bắn, sau khi thông báo sơ bộ qua radio, đưa ra các điều kiện yêu cầu người Đức đầu hàng…

    Theo nhật ký của Quân đoàn Panzer III trong ngày 10 tháng Hai, Tướng von Seydlitz với tư cách là Chủ tịch "Phong trào liên minh Sĩ quan Đức giải phóng nước Đức"và Phó chủ tịch "Uỷ ban Quốc gia Tự do Đức" đã phát biểu với những người bị kẹt trong ‘Pocket Korsun’ qua các máy phát của "Uỷ ban Quốc gia Tự do Đức". Ông kêu gọi họ đầu hàng và hứa cho họ ăn uống ngon, có chỗ ở tốt, công việc làm tạm thời đặt dưới sự điều hành của đội ngũ sĩ quan cũ của họ. Lời phát biểu này không ảnh hưởng nhiều lắm tới tinh thần những người đang bị kẹt lại trong ‘túi vây’. Hầu hết các sĩ quan, binh lính cũng đã nghe nói đến những bài phát thanh này hoặc đọc lén thông tin trên các tờ truyền đơn được máy bay Nga thả xuống nhưng họ hoàn toàn ít để ý tới. Tên của Tướng Seydlitz đã không đủ sức nặng để mọi người có thể cân nhắc, xem xét một cách nghiêm túc…

    Trong khi đó, 56.000 sinh mạng bị kẹt lại trong cái ‘túi vây’ bé nhỏ, luôn bị pháo binh Sô-viết giã cho tơi bời cùng tỷ lệ thuận với những tờ truyền đơn rải xuống đang nóng lòng chờ lực lượng giải cứu tới. Tình hình của họ xấu đi từng giờ. Cuối cùng, Thống chế von Manstein đã quyết định ban hành lệnh phá vây mà không cần tham khảo thêm ý kiến của Tổng hành dinh Führer. Quyết định của ông dựa trên một bản báo cáo rõ ràng và thẳng thắn của Thiếu tướng Wenck, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Panzer I…
    --- Gộp bài viết: 20/03/2018, Bài cũ từ: 19/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : SỰ KHỐC LIỆT CỦA CHIẾN TRANH…VÙNG ĐẤT PHÍA ĐÔNG SÔNG DNIEPER ĐANG ĐƯỢC DI TẢN….CÁC VIÊN CHỈ HUY ĐƠN VỊ ĐỨC ĐANG ĐỐT CÁC ĐỐNG THÓC TRÊN CÁNH ĐỒNG….
    hk111333, meo-u, huymaya5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này