1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào ngày 15 tháng Hai năm 1944, lúc 11.05, Tập đoàn quân VIII truyền mệnh lệnh qua radio vào trong ‘Pocket Korsun’ như sau : “Khả năng tác chiến của Quân đoàn Panzer III bị hạn chế. Cụm quân Stemmermann phải bằng nỗ lực của chính mình, tiến hành bước phá vây càng xa càng tốt theo hướng Zhurzhintsy và đồi 239 để bắt liên lạc với Quân đoàn Panzer III".

    Mệnh lệnh này ẩn chứa theo sau một tấn bi kịch. Bởi vì nó không nói ra một điều tối quan trọng – trong lúc này, ngọn đồi 239, bất chấp những nỗ lực phi thường đến từ Trung đoàn Panzer Hạng nặng của Trung tá Bäke và Cụm thiết giáp đến từ Sư Đoàn Panzer 1, vẫn chưa nằm trong tầm kiểm soát thuộc Quân đoàn Panzer III. Mặt khác, Stemmermann đã kết luận từ mệnh lệnh của Tập đoàn quân cho rằng khi quân của ông đến được ngọn đồi chỉ huy như thế, ông sẽ bắt liên lạc với quân Đức ở đây. Nhưng trên thực tế, khi ông tới đó, ông sẽ phải đối mặt với những lực lượng thiết giáp cực mạnh của người Nga. Đây chính này là nguồn gốc của tấn bi kịch thực sự Cherkassy. Cho tới buổi sáng ngày 15 tháng Hai, Tập đoàn quân VIII vẫn nuôi hy vọng cho rằng những mũi giáo xung kích đến từ Sư Đoàn Panzer 1 hoặc Trung đoàn Panzer Hạng nặng của Bäke sau những nỗ lực hết mình có thể dành quyền kiểm soát ngọn đồi 239 vào cuối ngày 16 với những chiếc Tiger cuối cùng của họ. Tuy nhiên, một nhận xét tiếp theo đến từ Thiếu tướng Dr Speidel, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân VIII cho thấy khả năng này không được đánh giá cao tại Sở chỉ huy Tập đoàn quân. Do đó, Tập đoàn quân đã có những nỗi lo sợ mơ hồ về một tình huống nguy hiểm và không muốn sự nguy hiểm này làm nản lòng các Sư đoàn của Stemmermann đang trong trạng thái bầm dập ngay từ đầu; họ sẽ phải cần tất cả sự dũng cảm, tự tin của những binh lính và các sĩ quan mà họ có thể tập hợp được để nỗ lực cùng nhau thoát ra khỏi tình trạng nguy hiểm này….

    Dĩ nhiên, Tướng Stemmermann cũng phải nghi ngờ về một điều như vậy. Ông ta không chỉ yêu cầu tăng cường đạn dược cho cuộc phá vây mà trong buổi tối ngày 16 tháng Hai, ông ta còn điện về cho Tập đoàn quân VIII :” Cụm Stemmermann có thể vượt qua chiến tuyến quân Nga ở trước mặt, nhưng sẽ không thể tiến hành được đòn thoát vây tiếp theo qua các trận địa kẻ thù chắn ngang trước mặt Quân đoàn Panzer III ".

    Đó là một thực tế rõ ràng. Nó có nghĩa là: Để hỗ trợ cho công việc phá vây, tôi yêu cầu phải thanh lý bằng được các vị trí của Liên Xô ở trên những vùng đất cao dọc hai bên ngọn đồi 239. Đó là một yêu cầu mà những người lính đến từ Quân đoàn Panzer III không ngừng cố gắng để đáp ứng, trong khi phải đối mặt với một tình huống không thuận lợi, và cho đến lúc này vẫn không thể hoàn thành nổi.

    Liệu Stemmermann có còn dám tổ chức đòn phá vây nữa hay không nếu ông ta biết được tình trạng bi thảm này. Hay là ông ta sẽ do dự và lưỡng lự, cũng như Paulus đã từng do dự và lưỡng lự ở Stalingrad mười bốn tháng trước đó ?

    Bóng ma tấm thảm kịch ở Stalingrad đang từ từ trỗi dậy. Ở đó, những điều không chắc chắn tương tự đã dẫn đến việc trì hoãn cuộc phá vây dẫn đến sự kết thúc trong thảm họa. Một điểm nữa là Tổng hành dinh Fuhrer vẫn không chấp thuận cho việc phá vây. Bất cứ khoảnh khắc nào, đúng như trường hợp của Stalingrad, Hitler có thể ném ra một quyền phủ quyết. Đúng vào thời điểm đó Manstein, là người chịu trách nhiệm chính đã quyết định xử lý theo thành ngữ “cut the Gordian knot - (giải quyết một vấn đề khó bằng một cách sáng tạo)” '*' Sau khi cân nhắc, nghiên cứu tất cả mọi điều kiện cũng như các câu hỏi về trách nhiệm, lương tâm người lính, ông đã truyền một mệnh lệnh rõ ràng qua radio cho Tướng Stemmermann trong ngày 16 tháng Hai : "Mật khẩu Tự do, mục tiêu Lysyanka, 23.00 giờ !"…

    Trạm phát thanh của Quân đoàn XLII (42) nhận được tín hiệu. Vài phút sau, bản mệnh lệnh đã nằm trên bàn của Đại tá Franz, Tham mưu trưởng Cụm quân Stemmermann. Ông ta thở dài nhẹ nhõm. Đây là một chỉ thị rõ ràng cho phép đội quân của ông ta hành động. Không xảy ra một Stalingrad mù quáng ở đây nữa.

    Một điều trớ trêu là bản kế hoạch phá vây, nhiều ngày qua đã nằm gọn trong cặp tài liệu của các sĩ quan tham mưu, bây giờ mới chính thức được phép có hiệu lực......
    ………………………
    (*) Thành ngữ "…cut the Gordian knot" (giải quyết một vấn đề khó bằng một cách đơn giản và sáng tạo) liên quan đến câu chuyện vua Alexander Đại đế cắt nút thắt Gordium. (Gordium là thủ đô của vương quốc Phrygia ở Tiểu Á)…Truyền thuyết kể rằng, lúc ấy Phrygia không có vua. Một nhà tiên tri ở thành Telmessos đã sấm rằng kẻ tiếp theo đi vào thành trên chiếc xe bò sẽ làm vua xứ Phrygia. Và kẻ đó là Gordias, một nông dân nghèo tới từ Macedonia. Gordias đã cho xây dựng thành Gordium, thủ đô mới của Phrygia. Midas - con trai của Gordias, đã giữ lại chiếc xe bò năm xưa trước cung điện của mình, cái ách của chiếc xe được buộc chặt bởi một nút thắt rất phức tạp, từ sợi dây bằng vỏ cây dương đào. Sấm truyền rằng kẻ nào cởi được nút thắt này sẽ trở thành kẻ thống trị Asia (Asia, theo người Hy Lạp lúc đó, chỉ bao gồm vùng Tiểu Á và Trung Đông). Và thế là năm 333 trước Công nguyên, Alexander Đại đế tới Phrygia. Ông thử gỡ nút thắt Gordium nhưng không thể tìm được đầu sợi dây để gỡ nút. Alexander Đại đế bèn rút kiếm và chém đứt nút thắt cho nhanh…..
    --- Gộp bài viết: 21/03/2018, Bài cũ từ: 21/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH ; NHỮNG ĐÀN NGỰA ĐANG BỊ LÙA VỀ PHÍA TÂY….
    huymaya, hk111333, tonkin20075 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sở chỉ huy của Quân đoàn XLII (42), phụ trách việc đột kích phá vây, nằm trong một ngôi nhà nông dân tại rìa tây bắc làng Shenderovka. Túi vây Korsun giờ đây bị thu hẹp lại rất nhiều, chỉ còn lại vẻn vẹn có ba ngôi làng trong đó. Trong số này, ngôi làng Novaya-Buda, sau đó vẫn được các tình nguyện viên đến từ nước Bỉ (Wal-loon) bảo vệ, đã sớm bị bỏ rơi. Chỉ còn hai ngôi làng Khilki và Komarovka vẫn trong trạng thái phòng thủ quyết liệt trước mọi đợt tấn công mạnh mẽ, dồn dập của Hồng quân. Những căn lều tại ngôi làng Shenderovka giờ đây được lèn chặt những người bị thương. Có tới 4.000 người bị thương. Họ không thể đưa lên máy bay để thoát ra ngoài ‘túi vây’ được nữa vì kể từ ngày 10 tháng Hai, ‘cầu không vận’ đã ngừng hoạt động trên sân bay dã chiến đầy bùn lầy trong ‘Pocket Korsun’. Quả là 4.000 tấn bi kịch bi đát. Đan xen các ngôi nhà của những người bị thương là các Sở chỉ huy dã chiến của các Tiểu đoàn, Trung đoàn cũng như Sư đoàn. Trên các con đường làng, trong các vườn rau và quanh các túp lều thì cơ man là súng ống, xe tăng đang chờ được sửa chữa, các bếp ăn dã chiến, xe tải và các xe có súc vật kéo. Ở khắp nơi, những đám cháy nhỏ đã được đốt lên theo chỉ thị của các sĩ quan, nhằm tiêu hủy hết các hồ sơ, tài liệu, nhật ký chiến tranh cũng như tất cả đồ dùng cá nhân có thể tiêu hao được như thư từ, sổ tay, quà lưu niệm.

    Không có gì được để lại ngoại trừ những thứ mà mỗi người lính Đức thấy cần cho cuộc chiến đấu tay đôi và có thể tự mình mang về được. Không có gì vật gì còn sử dụng được phép để rơi vào tay người Nga. Chỉ có vũ khí, các loại xe chiến đấu, và bếp ăn dã chiến mới được phép di tản. Các cô gái phụ trách việc thông tin liên lạc được phân chia đến mọi đơn vị khác nhau và được các chỉ huy giàu kinh nghiệm quan tâm, bảo vệ an toàn cho số phận của họ. Mọi người đều biết những gì sẽ chờ đợi những cô gái này nếu họ rơi vào tay quân Nga. Nhưng hầu như những mối lo ngại, sợ hãi của họ đều chưa thể hiện rõ rệt….

    Thiếu tá Hermani, Trưởng phòng tác chiến thuộc Quân đoàn XLII (42), đã triệu tập các chỉ huy đơn vị để giới thiệu cho họ về kế hoạch phá vây. Bây giờ thì không còn phải giữ bí mật nữa. Mỗi người lính, sĩ quan phải biết chính xác những gì sẽ được dự định và những gì cần phải làm ngay, kể cả khi không có ai yêu cầu.

    Tấm bản đồ tác chiến được ghim lên tường. Ánh sáng của một ngọn nến đang chập chờn, leo lét soi những dấu hiệu màu đỏ, xanh trên bản đồ ;”Đây là phòng tuyến Khilki-Komarovka. Chúng ta phải chuẩn bị cùng một lúc 3 mũi nhọn tấn kích để vượt vòng vây của bọn Đỏ. Sẽ không có pháo binh bắn yểm trợ, lúc đầu không được gây ra tiếng ồn. Chỉ được phép sử dụng lưỡi lê để áp chế kẻ thù, chúng ta phải nhanh chóng phá vây qua khu vực Zhurzhintsy và ngọn đồi 239, và sẽ gặp lại Quân đoàn Panzer III bên ngoài vòng vây…”.

    Thiếu tá Hermani nhẹ nhàng đưa tay chỉ vào bản đồ. Ông muốn biện minh cho sự lạc quan của kế hoạch. Nét bút chì trên tay ông đã chỉ rõ tình huống tác chiến. Quân đoàn tác chiến độc lập "B" phụ trách sườn phải. Sư đoàn Bộ binh 72 ở giữa. Sư đoàn Vệ binh Panzer SS "Viking" bảo vệ sườn trái. Tổng số quân khoảng 40.000 người. Tướng Lieb sẽ chỉ huy. Tướng Stemmermann sẽ tạm thời ở lại trong ‘túi vây’ để phụ trách công việc chặn hậu. Lực lượng bao gồm Sư đoàn Bộ binh 57 Bavarian của Tướng Trowitz và Sư đoàn Bộ binh 88 Bavarian-Sudetenland do Tướng ‘Bá tước’ Rittberg chỉ huy. Các bộ phận thuộc Sư đoàn Bộ binh 389, ngoại trừ Tiểu đoàn Panzerjager ‘Thợ săn tăng’, cũng như mọi nhóm tàn quân thuộc các Sư đoàn Bộ binh 167, 168 được phép chập vào đội ngũ thuộc Sư đoàn Bộ binh 57. Bằng cách này, Tướng Trowitz được tăng cường thêm 3.500 người. Sư đoàn của Tướng ‘Bá tước’ Rittberg thì yếu hơn nhiều. Toàn bộ số người chặn hậu cho cuộc thoát vây chỉ có khoảng 6.500 người. Những người bị thương không thể di chuyển được sẽ ở lại cùng với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế để giao cho cho người Nga. Đó là khía cạnh đau đớn nhất của kế hoạch. Mệnh lệnh này chắc chắn có thể không được triệt để chấp hành ở mọi nơi….

    Sau đó đến phần khó khăn nhất của cuộc họp. Mọi sĩ quan yêu cầu các NCO, binh lính viết vài dòng chữ về cho gia đình và trao đổi các bức thư này với nhau để phòng trừ những tình huống xảy ra tồi tệ nhất. Vấn đề quan trọng nhất là cố gắng ai cũng có những giòng chữ cuối cùng được gửi về cho những người thân yêu ở quê hương xa xôi......
    --- Gộp bài viết: 22/03/2018, Bài cũ từ: 21/03/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 44 C : NGÀY 16-17.2.1944…..NGƯỜI ĐỨC PHẢI ĐỐI MẶT VỚI THẢM HỌA ; NGỌN ĐỒI 239 VẪN NẰM TRONG TAY NGƯỜI NGA….HỌ BUỘC PHẢI VÒNG QUA NGỌN ĐỒI 239, HOẶC LỘI QUA DÒNG SÔNG GNILOY TIKICH LẠNH GIÁ MỚI VỀ ĐƯỢC VỚI HẬU PHƯƠNG. CHỈ MỘT SỐ ÍT THOÁT ĐƯỢC, TRONG SỐ ĐÓ PHẢI KỂ ĐẾN TƯỚNG THEO HELMUT LIEB…TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN XLII (42)......
    .............................
    huymaya, hk111333, tatpcit5 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thiếu tá Hermani, Trưởng phòng tác chiến sau đó còn dành thêm đôi lời rất nghiêm túc về tình đồng đội, một điều sẽ trải qua những thử thách rất nghiêm trọng trong vài giờ sắp tới. Tình đồng đội (chiến hữu) – đó là cụm từ không dễ dàng hiểu được hết ý nghĩa. Bây giờ, nó sẽ trở nên thiết thực biết bao, ý nghĩa cơ bản của nó chính là kim chỉ nan cho mỗi binh lính và sĩ quan Đức.

    Trong các bản báo cáo của Thiếu tá Hermani, chúng ta có thể đọc được :”Ngày thứ năm – 22.00 giờ ngày 16 tháng Hai. Chúng tôi vẫn đang ngồi tại Sở chỉ huy dã chiến, mọi người đều im lặng. Không hề có một mệnh lệnh nào được đưa ra, không còn một chỉ thị nào được ban hành nữa – đó là lần đầu tiên kể từ khi vòng vây của người Nga khép lại từ 20 ngày trước. Mỗi người Đức chúng tôi đều đang nghĩ về quê hương, về ngôi nhà yêu dấu của mình.Khi bức thư liên quan đến người thân cuối cùng bùng cháy trong ngọn lửa cũng như tất cả những thứ khác đã gắn bó với chúng tôi trong suốt 4 năm chiến tranh – Đó là những bức ảnh của vợ con, cuốn sách Faust của Đại thi hào Goethe hay là cuốn ‘Những người phụ nữ trong lịch sử thế giới’ , một tác phẩm do nhà thơ châm biếm Eugen Roth viết ra…” (Eugen Roth sinh 24 tháng 1 năm 1895 tại Munich - mất 28 tháng 4 năm 1976 ở Munich) là nhà thơ người Đức, người chuyên viết các bài thơ hài hước, châm biếm… Roth là con của nhà văn nổi tiếng người Munich, Hermann Roth. Ông đã tình nguyện phục vụ trong Thế chiến I và bị thương nặng. Ông học về lịch sử, lịch sử nghệ thuật, và triết học và năm 1922, ông lấy bằng tiến sĩ. Từ năm 1927 đến năm 1933, ông là biên tập viên của Münchner Neuesten Nachrichten (Newest Munich News). Đặc biệt được mọi người yêu thích là những bài thơ hài hước, châm biếm của ông...

    Cho đến lúc này, khi biết chắc chắn cuộc phá vây của Stemmermann tới Ngọn đồi 239 sẽ gặp những chiếc xe tăng của Liên sô chứ không phải gặp những đội tuần tra Đức, Quân đoàn III buộc phải nói rõ sự thật với Stemmermann và thông báo đầy đủ cho ông ta về tình hình tại đầu cầu Lysyanka. Đại tá Merk, Tham mưu trưởng của Chiến đoànBreith, người sẽ chỉ trở về trong các trại tù binh Sô-viết vào năm 1955 tiết lộ cho tác giả cuốn sách rằng trong đêm 16 rạng 17 tháng Hai đã cố gắng tìm mọi cách thông báo cho Tướng Stemmermann qua hệ thống radio. Nhưng trạm tín hiệu của ông ta đã ngừng hoạt động. Trong lúc bức điện quan trọng này được truyền lên thính không thì chiến dịch phá vây lớn của người Đức đã bắt đầu tiến hành từ phía trong túi vây Korsun.....

    Địa ngục bắt đầu được mở ra tại làng Shenderovka. Mọi con đường hành quân của cả 3 Sư đoàn đều phải dẫn qua ngôi làng nhỏ này. Họ hành quân xuống một con đường hẹp. Chiếc cầu duy nhất bắc qua khe núi bị chặn lại bởi xác một chiếc xe tăng nằm chắn ngang đường. Những lính công binh phải mất vài giờ làm việc để tống nó vào hẻm núi. Sau đó, họ phải bắt tay vào việc sửa lại cấp tốc cây cầu. Trong lúc đó, giao thông trên đường rơi vào tình trạng rối tung và hỗn loạn. Ai nấy cũng đều hét khản cả cổ. Đạn pháo của người Nga nổ tung tóe khắp nơi. Nhiều quả đạn đã rơi trúng mục tiêu. Những người bị thương được kéo ngay vào các lều trại để sơ cứu. Ngay trước cửa thuộc Sở chỉ huy Quân đoàn, một sĩ quan tham mưu đã bay mất đầu bởi vì trúng mảnh đạn pháo của người Nga.

    Lúc này là 22.30, những chiếc He-111 bay rất thấp thả xuống các hộp đựng vũ khí, đạn dược. Một tiếng nổ lớn vang lên, một máy bay đã bị trúng đạn, cháy rừng rực và đâm đầu xuống những bếp ăn dã chiến và những chiếc xe thô sơ của nông dân. Sự pháo kích của kẻ thù ngày càng trở nên tồi tệ. Vụ nổ xảy ra ngay trước mặt của Sở chỉ huy Quân đoàn. Lúc này, Tướng Theo Helmut Lieb đã tới nơi. Ông ta vẫn đội chiếc mũ lông thú màu trắng ưa thích của mình. Trông Lieb vẫn bình tĩnh , lạc quan lạ thường. Bên cạnh ông là Tham mưu trưởng Quân đoàn XI - Đại tá Gaedke - người sẽ cùng đồng hành với ông thảo luận về những chi tiết cuối cùng của cuộc phá vây.

    Và đến 23.00 giờ. Giờ H đã điểm. Đêm tối đen như mực. Không hề có trăng sao. Nhiệt độ lúc này là 4 độ âm. Một cơn gió lạnh cắt da cắt thịt đang thổi từ hướng bắc xuống. May mắn làm sao, các đơn vị Đức thì ở đuôi ngọn gió, còn phần đầu gió lại dành cho kẻ thù. Nhưng đôi lúc, nó vẫn lạnh và buốt kinh khủng như lúc nó đem theo tuyết trước đó. Thời tiết vẫn còn thuận lợi dành cho những người phá vây đang nuôi hy vọng thoát khỏi tai, mắt của quân thù đang ở bên họ. Quân đoàn tác chiến độc lập "B" bắt đầu di chuyển bên cánh phải. Nhóm lãnh trách nhiệm xung kích thuộc Cụm này chính là các bộ phận của Trung đoàn 258. Lúc này, đội hình di chuyển bên cánh trái là Sư đoàn Vệ binh Panzer SS số 5 "Viking" cũng bắt đầu tấn công bằng mũi nhọn xung kích do Tiểu đoàn Thiết giáp Trinh sát số 5 đảm nhiệm. Theo sau họ là Tiểu đoàn ‘Thợ săn tăng’ – Panzerjager thuộc Sư đoàn Bộ binh 389 'Hessian' chỉ còn lại vẻn vẹn 97 người’ cùng với Đại đội 3 ‘chỉ còn có 30 người’ được thành lập từ bộ khung của Tiểu đoàn Pháo phòng không 66 cũ (đã bị tiêu diệt trong chiến dịch Stalingrad). Trung tâm của đòn phá vây này do Sư đoàn 72 Bộ binh đảm nhiệm với mũi giáo tấn kích thuộc về Trung đoàn Vệ binh 105 đảm trách.
    --- Gộp bài viết: 23/03/2018, Bài cũ từ: 23/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NGHĨA TRANG QUÂN ĐỨC TẠI MỘT TRẠM CẤP CỨU TIỀN PHƯƠNG VÀI NGÀY SAU KHI TRẢI QUA NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU ĐẪM MÁU GẦN RZHEV…
    tonkin2007, huymaya, gaume13 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thiếu tá Kaestner đã có trong tay một bản đồ của Liên Xô bị ông ta thu được, với tỷ lệ 1: 10.000 đã cho thấy các khu vực dự định tấn công của mình rất rõ ràng. Cùng với chiếc la bàn phản quang của mình làm nên một phương tiện tuyệt vời trong việc định hướng thoát vây. Điều đó rất quan trọng bởi vì không có hệ thống đường xá: tuyến đường hành quân của các sư đoàn trải qua các ngôi làng nông thôn, trên mọi đồng ruộng và đồng cỏ. Họ phải đi trên dòng ‘sông bùn’ đông lạnh, phủ đầy tuyết . Kaestner đã đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho binh lính dưới quyền : im lặng hoàn toàn, không được phép hút thuốc lá. Vẫn còn một điều quan trọng hơn cả, ông ta đã ra lệnh cho mọi người phải tháo đạn ra khỏi súng để đảm bảo rằng không có người lính nào bị hoảng loạn mà khai hỏa trước, do vậy sẽ tước đi cơ hội bất ngờ của đòn phá vây. Vị trí đầu tiên của người Nga phải giải quyết bằng lưỡi lê. Vị trí thứ hai là tìm cách tràn ngập trận địa kẻ thù. Chỉ có một thời điểm quan trọng là sẽ lao vào cuộc chiến đấu không khoan nhượng tại các vị trí pháo binh của đối phương bằng những trận chiến giáp lá cà đẫm máu. Lực lượng chủ lực của Sư đoàn sẽ bám sát theo sau. Liệu tất cả mọi thứ có thể sẽ dễ dàng xảy ra như dự tính ban đầu được không?

    Thời gian lúc này đã là 3.30 sáng. Thiếu tá Kaestner, Đại úy Roth và Trung uý Bender vẫn đang chúi mũi vào nghiên cứu bản đồ. Họ đã vươn đến khe núi phía đông nam của ngôi làng Zhurzhintsy. Trước mặt họ, trên sườn núi cao, là con đường dẫn đến Pochapintsy, chạy thẳng qua ngọn đồi 239.

    Trời vẫn tối mịt. Bây giờ, nếu tất cả mọi thứ tiến hành đúng theo kế hoạch, thì bộ phận tiền tiêu thuộc Sư Đoàn Panzer 1 phải có mặt tại con đường quốc lộ. Tuy nhiên, cẩn thận vẫn hơn, một tốp trinh sát được cử đi xem xét tình hình phía trước. Trung úy Bender đã sớm quay trở lại :”Toàn xe tăng ở trước chúng ta!” – anh ta nói tiếp :”Nhưng không phải của người Đức. Nửa tá T-34 đã án ngữ trên lối ra phía nam từ làng Zhurzhintsy. Xa hơn 1 dặm rưỡi về phía đông nam, cũng trên con đường đó, toàn là bóng xe-tăng của bọn Ivan..”. Điều này có nghĩa là ngọn đồi 239 vẫn nằm trong tay kẻ thù.

    Mặc dù có mệnh lệnh yêu cầu radio phải yên lặng nhưng Kaestner đã quyết định chuyển thông tin bất ngờ và nguy hiểm này về Sư đoàn ngay lúc đó. Rồi Thiếu tá Kaestner lặng lẽ tiến lên phía trước. Một lần nữa, ông ta lại nhắc nhở những người lính dưới quyền mình: "Không ai được phép bắn trừ khi cảm thấy thật cần thiết! ".

    Mặc dù hành quân trong một khu vực chật hẹp, nhưng đội hình chiến đấu bây giờ phải giãn rộng ra, toàn Trung đoàn âm thầm tiến lên phía trước trên con đường lộ, chính xác là họ vượt qua lỗ hổng xen giữa những vị trí đóng chốt bằng xe tăng của kẻ thù. Người Nga không nhận thấy được vấn đề gì khác lạ. Bây giờ phải hết sức cẩn thận. Các bước chân nhẹ nhàng trên tuyết còn quan trọng hơn cả những quả lựu đạn cầm tay. Khi họ còn cách 200 thước Anh trên con đường quốc lộ đi ngang qua ngọn đồi 239 thì nhóm cảnh giới đột ngột dừng lại. Một trung sĩ quay lại tìm Thiếu tá Kaestner và thì thầm báo cáo :”Trước mặt chúng ta là vị trí của kẻ thù. Thưa Thiếu tá! Theo hướng Tây.Nhưng tôi nghĩ giờ này bọn Ivan đang ngủ !...”

    Tiến về phía tây ! Bằng cách nào phải vượt qua dải phòng tuyến của người Nga chống lại các lực lượng giải vây của người Đức từ bên ngoài. Hay nói cách khác, đó là rào chắn cuối cùng :”Tấn công !”. Thiếu tá Kaestner ra lệnh. Một lần nữa, những người lính Đức tay nắm chặt báng súng, lưỡi lê, dụng cụ đào hào. Hoàn toàn câm lặng, không hề có tiếng reo hò mở màn. Gan lì, họ bắt đầu áp sát. Không một ai có thể ngờ rằng, khúc tráng ca của ‘túi’ Cherkassy mới chỉ được bắt đầu…

    Đó là cuộc giao chiến ngắn ngủi. Người Nga buộc phải chạy tán loạn. Nhưng họ bị rơi vào một lưới đạn từ khắp các hướng. Và tiếng súng đã báo động cho những chiếc T-34 thuộc Tập đoàn quân xe-tăng Cận vệ V đang làm nhiệm vụ bảo vệ con đường nối liền Zhurzhintsy tới Pochapintsy. Lập tức, tất cả các xe tăng Nga bật đèn pha sáng rực. Họ còn bắn pháo sáng lên bầu trời. Lúc này, họ có thể thấy phần lớn Sư Đoàn Bộ binh 72 Đức đang tiến gần tới con đường lộ. "Chú ý ! Bọn Đức!" người chỉ huy xe tăng hét lên. "Oткрытый огонь - otkryt ogon – Khai hỏa !”...Và như vậy, một cuộc chiến đấu hết sức chênh lệnh bắt đầu nổ ra. Đòn tấn công của lực lượng chủ công thuộc Sư Đoàn Bộ Binh 72 Đức đã bị buộc phải chùng lại.

    Nhưng các đại đội thuộc Trung đoàn Vệ binh 105 vẫn vội vã tiến lên phía trước. Một lần nữa họ lại nhìn thấy hình bóng của ba chiếc xe tăng ở ngay trước mắt họ. Thiếu tá Kaestner tiến lại gần hơn quan sát. Đó chính là hình bóng của những chiếc Panthers! Quân ta…Và giờ đây ông có thể nhìn thấy rõ ràng biểu tượng chữ thập Đức. Ông ta nhảy cẫng lên. Và lời nói đầu , trong ánh sáng đầu tiên của bình minh một ngày mới, Kaestner đã hét to mật khẩu: "Tự do, Tự do!"

    Các nắp tháp pháo của những chiếc Panthers được mở ra. Những người lính dưới quyền Kaestner đã tới vị trí tiền duyên thuộc Sư Đoàn Panzer số 1 , do Đại đội 1 thuộc Trung đoàn Panzer 1 'Erfurt' bảo vệ. Thiếu úy Freiherr von Dörnberg vội vã trèo ra khỏi xe tăng mình và lao tới ôm chầm chào đón Kaestner. Họ đã làm được một điều kỳ diệu....

    Và như thế, Trung đoàn Vệ binh 105 đã thoát khỏi vòng vây. Trong số 27 sĩ quan và 1082 người lính thuộc quân số của Trung đoàn khi ‘túi vây’ khép lại ba tuần trước đó, hiện giờ chỉ còn lại có 3 sĩ quan cùng 216 người lính. Đúng vậy, chỉ còn có 216 người lính thoát được. Họ đem theo được 11 khẩu súng máy hạng nhẹ và một khẩu súng máy hạng nặng, một súng cối cũng như một khẩu pháo bộ binh. Mỗi người lính đều mang theo vũ khí cá nhân của họ. Cuộc phá vây đã làm cho khoảng 24 người bị thiệt mạng. Nhưng các đơn vị phá vây còn lại thì ở trong tình trạng như thế nào ?
    --- Gộp bài viết: 24/03/2018, Bài cũ từ: 24/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NHỮNG CÔ GÁI VÀ PHỤ NỮ NGA ĐANG ĐÀO CÁC NGÔI MỘ DÀNH CHO NHỮNG LÍNH ĐỨC CHẾT TRẬN GẦN ĐƯỜNG QUỐC LỘ TẠI ZHIZDRA…
    tonkin2007, huymaya, meo-u5 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại khu vực thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn Vệ binh Panzer "Viking", thuộc cánh trái Sư đoàn Bộ binh 72. Những người lính tại vị trí chủ công thuộc Tiểu đoàn Thiết giáp Trinh sát số 5 đã nhanh chóng kiểm soát được tình hình trong giai đoạn đầu cuộc tấn công. Ngay sau khi sử dụng hết những vũ khí chiến đấu cuối cùng, Trung đoàn Panzer số 5 đã hơn một lần đẩy lùi đòn đột kích ồ ạt vào ban đêm tại rìa phía đông ngôi làng Shenderovka, tiếp theo họ tung ra những nỗ lực nhằm đè bẹp các vị trí đặt súng chống tăng, súng máy đầu tiên của các đơn vị bao vây Sô-viết đang làm rào cản không cho người Đức thoát về phía tây. Các ổ đề kháng đầu tiên của người Nga trên khu đất cao tại Pochapintsy đã bị cuốn phăng. Tiểu đoàn Thiết giáp Trinh sát số 5 đã vươn tới con đường quốc lộ gần ngọn đồi 239 cùng một thời điểm với Trung đoàn Vệ binh 105 dưới quyền của Thiếu tá Kaestner. Đến lúc này, quân Đức phải đối mặt với các vị trí chính của kẻ thù ở phòng tuyến bên ngoài túi vây. Trung uý Debus đã thấy rất rõ một rào chắn toàn bằng những chiếc tăng hùng mạnh Sô-viết ở trên khu đất cao. Không còn cách nào khác, buộc phải đâm đầu vào tấn công.

    Thời gian bây giờ đã là 4.30 giờ. Đợt tấn kích đầu tiên đã bị sụp đổ trong hỏa lực dày đặc của người Nga ở ngay dưới chân ngọn đồi. Những người lính dưới quyền Debus và Lữ đoàn xung kích tình nguyện Wallonie theo gót họ đã bị chụp trong màn hỏa lực dữ dội của người Nga. Nếu Tiểu đoàn Thiết giáp Trinh sát có 4 hoặc 5 Panthers thì có thể khôi phục được tình hình, nhưng lúc này họ chỉ còn có một chiếc Mark III. Phần còn lại của Trung đoàn Panzer đã phải lao vào một trận đấu xe-tăng khốc liệt, quyết tử với những chiếc T-34 và Joseph Stalin tại làng Shenderovka. Debus thử cố gắng thêm lần nữa. Nhưng vẫn vô ích. Hệ thống phòng thủ của người Nga lúc này hết sức tỉnh táo và quá mạnh mẽ.

    Trong lúc này, phần lớn lực lượng thuộc Sư đoàn "Viking" đang hành quân tới. Phía bên họ, những đợt sóng người thuộc Sư đoàn Bộ binh 72 đã buộc phải chùng lại, không thể tiến dọc theo quốc lộ xa hơn về phía bắc. Những người lính thuộc Quân đoàn tác chiến độc lập "B" đang tiến ở cánh bắc cũng chẳng có những thành công hơn là bao. Đại tá Viebig cùng với Chiến đoàn thuộc Sư đoàn 112 đã vượt qua chốt đề kháng mạnh đầu tiên của người Nga, loại bỏ vị trí súng máy đầu tiên mà không tốn lấy một viên đạn. Tốp xung kích của Sư đoàn ngay lập tức tạo ra một lực đẩy hướng theo phía tây nam, nhằm kết hợp với phần lớn lực lượng thuộc Sư đoàn Bộ binh 72 đang tiến về phía nam.

    Bình minh của một ngày mới đã lên. Những quả đạn từ các xe tăng cũng như mọi khẩu pháo chống tăng của người Nga thi nhau băm nát đội hình của người Đức không hề được ngụy trang, bảo vệ trên mặt đất trống trải. Những khẩu pháo chống tăng, lựu pháo dã chiến của người Đức đang bị mắc kẹt trên các sườn đầy băng giá giáp các khe núi, mặc dù có tới 8-10 chú ngựa đang kéo theo mỗi khẩu trong số đó.

    Ngoài những khẩu Panzerfaust, người Đức không có vũ khí xuyên giáp và chỉ có thể cứu vãn cuộc tấn công của kẻ thù bằng hành động lẩn tránh. Mọi thứ đều đổ dồn theo hướng nam. Mọi hy vọng về một kế hoạch thoát vây đều đem ra thực hiện. Mỗi người hết sức cố gắng tìm ra một con đường thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn cho chính bản thân mình. Có những tốp chỉ khoảng vài trăm người, thậm chí còn nhỏ hơn và cả những cá nhân độc lập, tất cả họ đều cố gắng thoát khỏi tầm bắn của hỏa lực Sô-viết. Cuối cùng họ lại phải quay về phía tây, hướng về phía ‘tự do’. Bộ binh Liên Xô bị đánh giạt sang bên bằng lưỡi lê. Kỵ binh của họ cũng bị đẩy lùi. Tuy nhiên, xe tăng Nga không hề bị cản trở, họ thi nhau nã phá dữ dội vào đội hình hành quân của người Đức.

    Đại đội 3, thuộc Tiểu đoàn Panzerjäger (Thợ săn tăng) 389, trong tay không còn có một khẩu pháo phòng không loại 20 mm nào nữa. Những người lính Đức đang kéo theo một xe tay với 12 khẩu Panzerfaust. Trung sĩ tham mưu Krause đang nắm quyền chỉ huy đại đội – mà đại đội bây giờ chỉ còn lại vẻn vẹn có 20 người lính. Làm sao họ có thể vượt qua được khe núi. Họ đã bị chặn bởi những chiếc xe tăng Sô-viết án ngữ ở sườn núi phía trên cao và thi nhau xối đạn xuống thung lũng.

    “Hãy theo tôi !” – Krause nói với hạ sĩ Fritz Hamann, khẩu đội trưởng khẩu đội 2. Anh ta nhặt trong chiếc xe kéo 3 khẩu Panzerfaust và dúi vào tay Hamann. Sau đó, Krause cầm lấy 3 khẩu cho mình. Hết sức cẩn thận họ di chuyển trên mặt đất chết chóc đến bờ mép của khe núi, nơi các vị trí của xe tăng Sô-viết. Họ bắn vào sườn xe. “Boom! Boom!”. Hai tiếng nổ nhỏ liên tiếp.

    Hai chiếc T-34 đầu tiên bị cháy và khói túa ra từ thân xe. Đó là một vị trí bắn lý tưởng dành cho 2 người lính Đức. Hamann bắn thêm 2 phát. Còn Krause bắn một quả khác. Lúc này, các chỉ huy và 4-5 người lính còn lại trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn và lao xe qua. Con đường đã làm sạch. Ngay lập tức khu vực thung lũng được lấp đầy bằng các đội hình hành quân cùng tiến về phía trước. Một con đường thoát thân mới được mở ra dưới bóng của rừng sồi nhỏ tại ngôi làng Pochapintsy.

    Không hề có một dòng trên những bản Thông báo của Bộ Tư lệnh tối cao về tình hình chiến sự, không một dòng hồi tưởng, cũng như một dòng thông tin khen thưởng về thành tích này – đó là sự dũng cảm tuyệt vời của những người anh hùng vô danh như vậy trong trận đánh thoát vây tại ‘Pocket Korsun’.
    --- Gộp bài viết: 26/03/2018, Bài cũ từ: 25/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : HẬU QUẢ THẢM KHỐC CỦA CHIẾN TRANH : MỘT ĐỨA TRẺ MỒ CÔI TRONG NHIỀU ĐỨA TRẺ, MỘT NGÔI NHÀ CHÁY TRỤI TRONG NHIỀU NGÔI NHÀ CÓ CÙNG SỐ PHẬN NHƯ VẬY…
    Lần cập nhật cuối: 26/03/2018
    caonam_vOz, tonkin2007, huymaya4 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhóm xung kích thuộc Quân đoàn tác chiến độc lập "B" dưới quyền chỉ huy của Đại tá Fouquet, cùng với các pháo thủ thuộc Trung đoàn Pháo binh 188 trong thành phần của nhóm tấn công đầu tiên đã có khoảng thời gian thuận lợi để ra đòn tấn công của mình dọc theo con đường quốc lộ tới cả hai bên ngọn đồi 239. Họ đã thành công. Các người lính thuộc Trung đoàn đã có những nỗ lực tuyệt vời để hành quân xuyên qua khu rừng, nơi họ đã được xe tăng che chở một cách an toàn, và tiếp cận đến Oktyabr và Lysyanka - mặc dù họ không mang theo được bất kỳ một loại vũ khí hạng nặng nào cả…

    Không có bất cứ điều gì được biết đến khi chúng ta hướng sự chú ý tới Sở chỉ huy Quân đoàn. Tướng Lieb cùng với các nhân viên tham mưu theo sau đã bắt đầu tiến hành bước đầu tiên của cuộc đột kích từ ngôi làng Shenderovka. Hai người sĩ quan thân cận của Lieb ; Tham mưu trưởng và Trưởng phòng tác chiến đang đứng bên một túp lều trại và chăm chú lắng nghe. Các đơn vị hành quân diễu qua trong sự yên lặng. Những tiếng hí của các chú ngựa trên mảnh đất đông cứng vì băng giá đã hoàn toàn bị nuốt trọn vào màn đêm cũng như tiếng gió thổi ào ạt che lấp. Tướng Lieb hỏi họ :”Có tin tức gì từ phía tiền duyên không ?”. Một câu trả lời thường trực :”Không có gì đặc biệt, Thưa Tướng quân! “. Không hề có tiếng ồn của trận chiến từ phía Komarovka hoặc Khilki vọng lại. Nhưng có một điều chắc chắn, mũi nhọn xung kích của cuộc thoát vây phải đẩy qua đó nơi đó ngay bây giờ; “Mình phải làm gì trong sự im lặng như lúc này ?” - Lieb hỏi. Franz, trả lời bằng một giọng khàn khàn: "Chỉ có thể nói một điều - làn sóng đầu tiên đã bắt đầu phá vây bằng lưỡi lê rồi!”.

    “Vậy thì chúng ta đi thôi, thưa quí vị !” –
    Tướng Theo Helmut Lieb khẽ khàng nói. Ông ta kéo chiếc mũ chỏm cao lông thú màu trắng xuống, cúi thấp đầu, đi tới túp lều trại, nơi con ngựa đang đứng chờ. Lúc này trông ông ta giống như một ngài ‘ Đại Công tước’ thuộc về thế kỷ trước.

    Ngay sau lúc nửa đêm, Tướng Lieb thiết lập trụ sở dã chiến tạm thời của Quân đoàn tại rìa phía tây ngôi làng Khilki. Làng này án ngữ tại góc phải hành lang thoát hiểm của người Đức và phải được bảo vệ bằng bất kỳ giá nào. Nhưng người Nga đang gây sức ép dữ dội từ bên sườn. Họ đã thọc sâu tới rìa phía đông của ngôi làng. Tình hình đang trở nên hết sức nghiêm trọng. Nếu người Nga nắm quyền kiểm soát làng Khilki thì hành lang thoát vây sẽ sụp đổ. “Tôi cần một nhóm chặn hậu đáng tin cậy để bằng giá nào cũng phải giữ chân được bọn Nga !”. Sau đó, Lieb lẩm bẩm :”Chúng ta biết phải đi đâu đây ?”.

    Một sĩ quan chỉ huy pháo binh người Áo lại gần chiếc bàn đặt bản đồ :”Tôi chỉ còn lại 100 người, nhưng tôi sẽ giữ bằng được đống rác rưởi này. Thưa Tướng quân ! Ngài có thể tin tưởng ở tôi !”. Anh ta đã giữ vững được ngôi làng Khilki cho tới tận người lính Đức cuối cùng hành quân qua. Thậm chí, anh ta và đội chặn hậu của mình cũng thoát thân ra khỏi địa điểm nóng bỏng này. Vào khoảng 6.00 sáng, toàn bộ sĩ quan tham mưu, Sở chỉ huy Quân đoàn của Tướng Lieb cũng như các lực lượng cuối cùng đã thoát khỏi làng Khilki …

    “Ai sẽ thông báo cho Tướng Stemmermann rằng chúng ta đang bắt đầu phá vây và sẽ không thể thu gửi mệnh lệnh được nữa ?”. Tướng Lieb hỏi viên Trưởng phòng tác chiến. Franz liền chỉ vào một người trên chiếc xe ngựa. Đại úy von Meerheimb, sĩ quan tình báo, đã là người tình nguyện nhận nhiệm vụ này. Người lái xe ngựa xuất thân từ Mecklenburg lặng lẽ đưa ngón tay lên chiếc mũ sắt. Anh ta xoay xe lại 180 độ. Một lát sau, anh ta nhìn thấy một cuộc chạy trốn đẫm nước mắt xuyên qua hỏa lực pháo binh kẻ thù.

    Đội hình hành quân của Lieb đã thay đổi tốc độ, tiến lên phía trước. Quả là một cảnh tượng kỳ lạ. Một cảnh tượng như thời kỳ chiến trận của Napoleon. Ngoài cùng là Thiếu tá Ganschow, một sĩ quan hậu cần, trên một con ngựa màu xám rất mạnh mẽ. Một con chó lớn của Đức đang chạy theo cùng ;”Nhắn với vợ tôi là tôi rất yêu cô ấy !”. Ganschow đã nói với Thiếu tá Hermani ở ngôi làng Khilki. “Có thể tôi sẽ không vượt qua được tình cảnh này. Cố gắng săn sóc con chó giúp tôi - tôi không muốn nó bị vô chủ!”. Hermani không thể không ghi nhớ những lời đó trong tâm trí của mình khi đang quan sát Ganschow cưỡi ngựa bên đội hình hành quân. Chả lẽ lại có điềm báo về cái chết ? Ông ta tự hỏi chính bản thân mình…

    Bình minh thường lên ở miền Tây Ukraine vào thời điểm này của năm thường vào lúc khoảng 6.00 sáng. Nhưng vào ngày 17 tháng Hai năm 1944, đó là một ngày thứ năm đẫm máu, bão tuyết đã ngăn không cho ánh sáng chiếu xuống mặt đất một cách đầy đủ nên đã làm cho mọi thứ trở nên mờ ảo. Đội hình rút lui của người Đức đang di chuyển trên mặt đất phủ đầy tuyết, đầy nghẹt cả một vùng. Những chiếc xe thô sơ ồn ào chở những binh lính bị thương đang thi nhau rên rỉ. Hầu như tất cả các đơn vị đều không tuân theo lệnh yêu cầu để thương binh lại. Bởi vì họ đã có quá nhiều ấn tượng xấu về người Nga.

    Tiếng ồn của chiến trận từ xa vọng lại. Tình hình quân đội đang ngày càng trở nên tồi tệ. Pháo binh Nga thi nhau bắn phá vào những nơi có người Đức. Đạn pháo liên tục rơi vào đội hình hành quân của họ. Tất cả mọi người đều phân tán, tản rộng ra. Các con ngựa l-ồ-ng lên, thi nhau đòi giật tung chốt ngựa. Con ngựa màu lang của Hermani bị trúng đạn và gục xuống đường. Bàng hoàng, Thiếu tá loạng choạng tiếp tục bước đi. Anh ta đi tìm người giữ hộ ngựa và chiếc cặp tài liệu, bản đồ. Nhưng làm sao có thể tìm được một người như vậy trong sự hỗn loạn ấy, nói gì đến chiếc cặp tài liệu, bản đồ ? Hỏa lực súng máy của người Nga bây giờ cũng đến từ bên cánh phải. Những người lính Đức bây giờ phải vượt qua một hàng rào thiết giáp rất mạnh của người Nga giữa Zhurzhintsy và Pochapintsy. Và cũng như các nhóm rút lui trước họ, mọi người đang cố gắng chuyển hướng sang bên trái.......

    ............................
    --- Gộp bài viết: 27/03/2018, Bài cũ từ: 26/03/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH:BÊN BỜ TÂY SÔNG DNIEPER...CÒN BÊN BỜ ĐÔNG Ở PHÍA XA LÚC NÀY ĐÃ NẰM DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA HỒNG QUÂN......
    huymaya, DepTraiDeu, viagraless4 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Con ngựa của Đại tá Franz cũng bị trúng đạn trong lúc ông đang điều khiển nó. Những chiếc xe tải cuối cùng và các khẩu pháo đã bị mắc kẹt trên đoạn đường từ một khu đất dẫn đến một sườn dốc băng giá. Các khẩu pháo chống tăng của người Nga thi nhau nhả đạn vào họ. Những kíp ngựa hoàn chỉnh dùng để kéo theo những khẩu pháo nặng nề đang l-ồng lên dữ dội. Đại tá Franz quyết định lấy cho mình một con ngựa đang kéo pháo, leo lên yên ngựa, mở nước kiệu chạy lên phía sườn dốc. Ông ta cảm thấy rất sốc khi nhìn thấy khoảng 15 chiếc T-34 đang tiến đến gần. Chúng ầm ầm lao qua cái khe núi hẹp, nơi có một đoàn xe thô sơ cắm cờ Hồng thập tự đang dừng lại. Cùng với những loạt đạn pháo trên những chiếc xe tăng, những chiếc T-34 như những lưỡi cưa máy lao thẳng vào các con ngựa và hất tung những chiếc xe cắm cờ Hồng thập tự lên trời. Tiếp đến, chúng nghiến nát những thứ gì còn lại trên đường đi như nghiền bột giấy…

    “Đồ c-on l-ợn! Đồ c-on l-ợn!” – Frank rít lên qua kẽ răng. Ông ta thừa biết những chiếc xe đó đang di tản số thương binh nghiêm trọng thuộc Sư đoàn "Viking". Tướng Gille không muốn bỏ rơi họ. Khoảng 140 chiếc xe tải các loại đã được tập hợp lại để vận chuyển họ đi dưới sự điều khiển chung của Bác sĩ quân y Isselstein. Phần còn lại, khoảng 100 người bị thương nặng cùng với 30 người bị thương nhẹ hơn đã được đưa lên những chiếc xe thô sơ từ trạm cấp cứu tiền phương thuộc Quân đoàn tác chiến độc lập “B” dưới sự điều hành của Bác sĩ Thon, phụ trách Đại đội Quân y thuộc Sư đoàn "Viking". Đối với những người thương binh khốn khổ cũng như những người lính xà ích, cuộc chiến thảm khốc đã là cái kết bi thảm cho số phận của họ, ngay dưới con mắt của Đại tá Frank. Bác sĩ Thon chỉ cứu được khoảng một chục người trong số họ. Đội hình xe tải chở thương binh do Bác sĩ Isselstein cũng bị các xe-tăng Sô-viết tại phía tây
    Shenderovka bắn tới. Bản thân Bác sĩ Isselstein cũng bị giết chết vì trúng đạn pháo từ một chiếc T-34.

    Từ giữa hỏa ngục điên khùng này, đột nhiên xuất hiện tiếng khàn khàn cực lớn của các loại giọng con người. Đại tá Frank quay đầu lại. Ông không thể tin vào mắt mình ! Điều gì đã xảy ra? Chả lẽ loại hình chiến thuật này cổ xưa này vẫn còn tồn tại trong năm 1944 ? Lao ra từ khe núi, một tay đua ngựa dẫn đầu một biển người khoảng 3.000 đến 4.000 lính Đức đang lao thẳng về phía những chiếc xe tăng của người Nga. Đó là một khu vực trận địa kéo dài được bảo vệ bởi những chiếc T-34 và vị trí đặt các khẩu pháo chống tăng nhằm kiểm soát con đường chạy tới bìa rừng, khóa chặt con đường quốc lộ, chắn ngang con đường sống của người Đức tới khu rừng cây rậm rạp. Trung tá Müller, chính là người dẫn đầu toàn bộ những người còn lại thuộc Sư đoàn 72 Bộ binh xuyên qua phòng tuyến của người Nga chỉ có các xe tăng án ngữ để cố gắng chạy thoát thân vào rừng. Đại tá Frank cũng gia nhập vào đội hình. Hiện giờ, nó đang nằm trong tầm hỏa lực những khẩu trung liên, đại liên chết người của Nga. Xen vào đó, là hỏa lực của những khẩu pháo chống tăng của người Nga nhằm ngăn cản không cho những người lính Đức đang khát khao tìm con đường sống cho chính bản thân họ.

    Giữa chiếc tăng Stalin-II và chiếc T-34 là một khe hở không quá 50 thước Anh. Chỉ có 50 thước Anh ! Kiểu gì cũng phải vượt qua ! Frank thúc con ngựa thở hổn hển đua tốc độ vượt qua kẽ hở này trên mặt đất được bao phủ đầy tuyết rơi. Bây giờ chỉ cần chạy qua một cánh đồng là tới bìa rừng là sẽ thoát. Bỗng một tiếng rít ập tới và một mảnh đạn xuyên trúng đầu con ngựa. Chân trước nó khuỵu xuống. Đang đà chạy nên con ngựa bị biến thành một diễn viên xiếc thú nhào lộn liền mấy vòng trên mặt đất đóng băng đông cứng. Đại tá Frank rất may mắn, rút chân ra khỏi bàn đạp, người vẫn không hề hấn gì. Khẩu súng trường có kính ngắm quang học dành cho xạ thủ bắn tỉa vẫn nằm trên mặt đất, cạnh con ngựa đã hồn lìa ra khỏi xác. Frank vội vàng cầm lấy khẩu súng và chạy bộ ngay tới bìa rừng.

    Đây quả là một điều thú vị khi ta xác định lại những điều gì có thể xảy ra, nó là những điều cần lưu ý trong các chiến dịch quân sự nhằm xem xét hiệu quả hạn chế của xe chiến đấu bọc thép nếu không được sự hỗ trợ của lực lượng bộ binh tùng thiết khi buộc phải đối mặt với những cuộc thoát vây cuồng tín khổng lồ và trong tình trạng không còn gì để mất. Về phía người Đức, từ lâu người ta đã tin rằng tại những trận hợp vây vĩ đại trong những năm đầu tiên của cuộc 'Đông tiến', các ý định thoát vây của kẻ thù không bao giờ thành công trong việc chống lại các hàng rào chắn bằng xe tăng của Đức. Trong nửa sau của chiến tranh, Liên Xô dường như đã có cùng một quan điểm sai lầm như vậy. Nếu các sĩ quan, chỉ huy của Nga tại ngọn đồi 239 hoặc Tư lệnh Phương diện quân Konev xem xét thấu đáo các sự kiện đẫm máu xảy ra tại khu rừng Pochapintsy vào sáng ngày 17 tháng Hai năm 1944, chắc chắn họ sẽ nhận ra được sai lầm của mình……

    ...........................
    meo-u, huymaya, DepTraiDeu7 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày càng có nhiều nhóm quân thuộc Sư đoàn Bộ binh 72, Quân đoàn tác chiến độc lập "B", Sư đoàn "Viking" và Sư đoàn Bộ Binh 389 đang tập hợp trong khu rừng. Họ đã vượt qua được những rào chắn bằng xe tăng Sô-viết, mặc dù con đường xuyên qua ngọn đồi dường như hoàn toàn bị chặn đứng bởi hỏa lực dữ dội của người Nga. Phải đau đớn thừa nhận rằng, họ đã bị mất tới chiếc xe vận tải cuối cùng, khẩu pháo tự hành cũng như chiếc xe thiết giáp chở bộ binh cuối cùng, thậm chí cả những chiếc xe thô sơ ngựa kéo và những khẩu pháo còn lại trong việc thoát khỏi khe núi Pochapintsy. Thật vậy, nhiều người lính còn không thể cứu cánh tay nhỏ bé của họ. Tất cả những gì họ đã lưu lại chỉ là lớp da của bản thân. Đã thế, họ còn sớm phát hiện ra điều tồi tệ hơn nữa đang chờ đón họ ở phía trước.

    Khu rừng mà Đại tá Frank đã tìm thấy nơi trú ẩn tạm thời đột nhiên có nhiều tiếng la hét vọng lại. Kèm theo là những tiếng súng nổ. Hai người lính thuộc Lữ đoàn Tình nguyện viên Wallonie người Bỉ xuất hiện trước mặt Frank :” Thưa Đại tá ! Một khẩu súng máy của quân Nga đang án ngữ trên con đường rút lui từ khu rừng qua một khoảnh rừng thưa. Chúng tôi không thể nào vượt qua được. Chúng tôi bị tổn thất rất nặng – nhiều người chết và bị thương !”. Một lính tình nguyện báo cáo.

    Đại tá Franz liền cầm theo khẩu súng trường bắn tỉa của mình và cẩn thận đi cùng với hai người lính Wallonie đến gần một khoảnh rừng thưa để quan sát. Khẩu súng máy ở phía xa. Qua kính ngắm, Đại tá Frank có thể quan sát những người lính Nga một cách rõ ràng. Có 3 người lính Nga tất cả. Cự ly 300 yards. Frank lẩy cò 3 lần liên tiếp. Rồi ông vẫy tay, xông lên phía trước, chạy qua một khe cạn phủ đầy tuyết. Những người lính khác chờ đợi cho đến khi ông chạy khoảng 5 bước đầu tiên. Khi những người lính Ivan nằm ở phía sau khẩu Maksim không còn động đậy thì mọi người đều chạy theo sau Frank. Tiến lên phía trước. Theo hướng tây nam.

    Những chỉ huy Quân đoàn cố gắng ra lệnh tập hợp khoảng 3.000 đến 4.000 người còn lại vào một đội ngũ. Mọi sĩ quan và binh lính đã hết sức mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần, nhưng họ nhận ra rằng giữ kỷ luật nghiêm ngặt vẫn tốt hơn là sống trong sự hỗn loạn theo kiểu “thân ai người ấy lo”. Đột nhiên, Thiếu tá Hermani tiến đến bên cạnh Đại tá Frank :”Thưa Đại tá!” – ông ta nói tiếp :” Bây giờ chúng ta lại gặp nhau trong địa ngục khủng khiếp này mà không hề bị hề hấn gì, chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua được mọi thứ..”

    Nhưng mọi điều bất hạnh vẫn đang tiếp tục chờ đón họ. Tại ngọn đồi 222, nằm ở phía đông ngôi làng Lysyanka, nơi họ dự kiến là cuối cùng sẽ gặp được các vị trí tiền phương của “đội giải vây phía Tây”. Có tới năm đến sáu xe chiến đấu bọc thép đang án ngữ ở đó lại toàn T-34. Một lần nữa, người Đức bị tổn thất nặng nề. Khẩu tiểu liên trong tay Thiếu tá Hermani bị phá hủy hoàn toàn. Bây giờ, điều quan trọng nhất là không được phép dừng lại. Tiếp tục hướng về phía trước! Tiếp tục chạy! Và như vậy, thở hổn hển, họ cắm đầu cắm cổ đua tốc độ đến bên bờ con sông Gniloy Tikich.

    Lúc này đã là 11.00 giờ sáng. Từ một khoảng cách tương đối xa, họ có thể nhìn thấy những đám đông đang bồng bềnh, dập đờn trên con sông. Dòng sông lạnh giá, cuốn theo nhiều tảng băng lớn rộng chỉ có 30 thước Anh và ước tính sâu khoảng 6 bộ. Sông chảy rất xiết và bờ xa rất dốc, bao phủ đầy băng giá. Và không có lấy một cây cầu ở phía xa dưới con mắt nhìn của những người lính khốn khổ.

    Sự thực là Sư đoàn Panzer 1 đã tạm thời xây cất cấp tốc được một chiếc cầu phao tạm thời do Tiểu đoàn Công binh Thiết giáp 37 ‘Jena’ đảm nhiệm, dưới sự bảo vệ của những người lính Vệ binh cuối cùng thuộc Sư đoàn “Leibstandarte", cách nơi này 1 dặm rưỡi về phía bắc. Chỉ một dặm rưỡi mà thôi! Nhưng lúc này, tuyệt nhiên không một ai biết điều đó. Tất cả những người lính Đức giờ đây chỉ có một khao khát cháy bỏng ; cố sống cố chết vượt sông, đến ‘bến bờ tự do’, nơi mà các xe tăng Nga không thể đuổi theo được họ.


    Quyết định quan trọng này không làm cho những người lính Đức bình tĩnh lại được. Sự thất vọng lớn lao tại ngọn đồi 239 đã thực sự làm họ mất tinh thần. Ai cũng cảm thấy mình bị bỏ rơi và phản bội. Họ cãi nhau và chửi rủa. Nhưng rồi, tất cả mọi người đều quan tâm đến một điều là thoát ngay ra khỏi cái địa ngục đáng nguyền rủa này. Nhiệt độ lúc này là 5 độ âm, gió lạnh thổi cắt da cắt thịt. Tất cả mọi thứ giờ đây dường như không có ý nghĩa gì với họ cả? Bốn chiếc T-34 đang chỉ còn cách đám đông dày đặc có vài trăm thước Anh và đang bắn vào họ những quả đạn nổ kèm theo những tràng đạn thia lia sát mặt đất tung hê mọi thứ lên không trung. Quả là một cảnh tượng khủng khiếp. Có nhóm khoảng 30-40 người cuống cuồng nhảy xuống dòng sông chảy xiết đầy băng giá. Hầu như cả nhóm bị chết đuối. Những con ngựa đang bị dòng nước cuốn trôi cùng với những tảng băng. Chỉ cần vượt qua 30 thước Anh mà thôi ! Nhưng muốn vượt qua dòng sông chỉ rộng có 30 thước đầy băng giá này nhất thiết cần phải có đầy đủ sức mạnh và một cái đầu hoàn toàn tỉnh táo…Còn lúc này, chính là một thảm họa đáng nguyền rủa.

    Đại tá Frank đã chọn được một điểm vượt sông, cùng với vài người còn tương đối mạnh khỏe, có thể bơi lựa theo một chỗ con sông chảy không xiết lắm để sang được bờ bên kia. Tại nơi vượt sông của ông, có một cây liễu lớn với những cành cây đang rủ xuống mặt nước trông như những cánh tay cứu rỗi. Nhưng điều thuận lợi này lại mang đến cho Frank sự khốn khổ khác. Chiếc áo khoác của ông bị mắc kẹt vào cành cây. Nó làm cho Đại tá Frank rơi tõm xuống nước. Các ngón tay của ông gần như đông cứng ngay lại. Frank đã cảm nhận thấy cơ thể mình trở nên nặng nề, khó di chuyển tiếp theo được. Chả lẽ cuộc đời mình lại kết thúc tại đây ư ? Nhưng người Trung úy trẻ tuổi Güldenpfennig, đã nhìn thấy tình cảnh tuyệt vọng của Đại tá và đã hết sức cố gắng dìu ông ta lên được bờ bên kia sông Gniloy Tikich. Đó sẽ là sự kết thúc tốt đẹp dành cho một chuyến du hành qua cõi chết của Franz cũng như cho bao nhiêu người lính Đức có số phận may mắn khác. Thiếu tá Hermani cũng vượt sông một cách an toàn….

    .................................
    meo-u, huymaya, viagraless6 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại một địa điểm khác, nơi mà các đơn vị thuộc thành phần của Sư đoàn “Viking” tiếp cận tới bờ đông của con sông Gniloy Tikich, Tướng Gille đã thuyết phục được binh lính dưới quyền của mình để tổ chức vượt qua sông một cách hợp lý. Trong chiếc áo khoác lông thú và tay cầm một chiếc gậy tày, ông ta đứng cạnh bờ sông. Kiểm tra lại quân số, có tới 4.500 người chiếm 70% của Sư đoàn đã tới điểm vượt sông an toàn. Cho đến lúc này, Gille chưa phải chịu đựng bất kỳ một tổn thất lớn nào cả…

    Ông ta ra lệnh đẩy chiếc máy kéo cuối cùng xuống lòng sông. Dự định của ông định làm một cái bệ để chuẩn bị gấp rút làm một chiếc cầu đi bộ dã chiến trong tình trạng khẩn cấp. Nhưng dòng nước chảy xiết và xoáy cuồn cuộn đã quét phăng nó đi. Tiếp theo hàng loạt các xe thô sơ cũng được đẩy xuống dòng sông, nhưng mọi thứ này càng không thể trụ lại trước dòng nước xiết.

    Tướng Gille khẩn cấp tập hợp những người không biết bơi lại. Một chuỗi người được hình thành xen kẽ luân phiên là cứ một người biết bơi rồi đến một người không biết bơi. Chính vị tướng bước xuống dòng nước chảy xiết, lạnh giá dẫn đầu chuỗi người qua sông đầu tiên. Nhưng được nửa chừng thì người lính ở vị trí thứ ba bất thình lình buông lơi. Thế là cái ‘cầu người’ đã bị phá vỡ. Giúp hắn! Những tiếng la hét kèm theo tiếng nguyền rủa nổi lên. Họ bất lực nhìn những người không biết bơi trôi theo dòng nước xoáy. Trung tá Schönfelder, Trưởng phòng tác chiến của Gille cố gắng tập hợp những người còn lại. Thêm những nỗ lực mới. Lại một lần nữa, họ nhìn thấy quá nhiều người bị dòng nước chảy xiết cuốn đi.

    Đại úy Dorr thuộc Trung đoàn SS ’Germania’ đã xuất hiện cùng với đội chặn hậu. Họ kéo những người sống sót cuối cùng đã bị thương đặt trên các tấm ván thuyền hoặc các xe đẩy thô sơ trượt trên tuyết. Những người lính Vệ binh của Đại úy Dorr, trước đó cùng với một nhóm quân thuộc Sư đoàn Panzer 14 để chăm sóc những người bị thương. Trong việc đẩy lùi những đợt tấn công bằng những chiếc tăng “tử thần” của đối phương, Sư đoàn "Viking" đã phải chịu tổn thất nặng nề nhất trong toàn bộ cuộc thoát vây.

    Và lúc này, một nhóm khác đã đến bên bờ con sông. Họ đã làm điều gì ? Họ là những người Bỉ thuộc Lữ đoàn tình nguyện "Wallonie". Trên những chiếc xe thô sơ, ngoài những người bị thương, họ còn đem theo thi hài của người chỉ huy Lữ đoàn, Trung tá Lucien Lippert, đã bị giết vào ngày 13 tháng Hai. Sau khi đội hình hành quân bị các xe tăng Liên sô pháo kích dữ dội, họ cố gắng mang theo thi hài của người chỉ huy tới được bờ sông. Họ quyết không để xác người chỉ huy rơi vào tay người Nga. Bọc trong một tấm vải lều dã chiến, bốn người kéo cái xác qua sông. Tại bờ bên kia, họ kéo qua lớp tuyết dầy cũng như những bờ dốc cao, phủ đầy băng giá – vượt qua con đường để hướng đến các vị trí tiền tiêu thuộc Quân đoàn Panzer III.

    Đại úy Westphal, một nhân viên tham mưu hàng đầu của Tướng Gille, đã cố gắng hết sức mình nhằm đưa chiếc Mark III cuối cùng qua sông. Nhưng đó là nhiệm vụ bất khả thi. Westphal buộc phải bơi qua dòng sông Gniloy Tikich. Sự xuất hiện an toàn của anh ta tại bờ bên kia không chỉ giúp giải cứu cho số phận của một người sĩ quan can đảm mà anh ta còn là một nhân chứng quan trọng trong việc chứng kiến cái chết của Tướng Stemmermann.

    Hết lần này đến lần khác, người ta dựng lên những tin đồn cho rằng Tướng Stemmermann đã bị giết chết bởi vì trúng đạn của lính SS. Nhưng sự thực thì không phải như vậy; ông đã bị giết chết trên chiến trường bởi vì một khẩu súng chống tăng đến từ người Nga. Cái chết thương tâm của Tướng Stemmermann được kể lại như sau.

    Tại khu vực lòng chảo của thung lũng gần ngôi làng Pochapintsy, Stemmermann đã buộc phải rời bỏ chiếc xe của mình vì động cơ bị hỏng, ông ta cố gắng đón một chiếc xe chạy trên mọi địa hình của viên Trưởng phòng tác chiến thuộc Sư đoàn “Viking”. Nhưng chiếc xe này đã vỡ một chiếc lốp. Do đó, các sĩ quan Schönfelder và Westphal phải chạy lên đỉnh dốc phủ đầy băng giá, vẫn đang nằm dưới tầm hỏa lực kẻ thù, để quan sát tình hình . Ngay sau đó , Tướng Stemmermann đến cùng với người sĩ quan tùy tùng của ông ta; lúc này nhìn ông đang trong tình trạng khá kiệt sức. Stemmermann lên xe ra lệnh chiếc xe vẫn tiếp tục chạy lên dốc trong tình trạng một chiếc lốp đã vỡ. Nhưng người lái xe không thể điều khiển nổi chiếc xe. Nó bị mắc kẹt trên sườn dốc băng giá. Đúng lúc đó, một quả đạn chống tăng của Nga bắn trúng vào đuôi chiếc xe. Nó xé toạc chiếc xe từ phía sau. Stemmermann cùng viên sĩ quan phụ tá đã bị giết ngay lập tức bởi các mảnh đạn. Một viên phụ tá khác người Nga cũng như người lái xe còn sống sót cố gắng hết sức để kéo thi thể hai người ra khỏi xe. Sau đó, họ chạy lên dốc và báo cáo với Schönfelder cùng Westphal:

    -"Báo cáo, Tướng Stemmermann và sĩ quan tùy tùng đã chết !”

    - "Đúng là chết chưa, hay chỉ bị thương thôi ?"


    - “Chắc chắn họ chết rồi – Thưa Đại úy ! Quả đạn nổ sát ngay sau xe. Họ chết ngay lập tức!”.

    Lập tức, Đại úy Schönfelder ra lệnh không được xe nào đi qua sườn dốc này nữa.


    Đây là hồi ức chính xác nhất về cái chết của Tướng Stemmermann.

    ..............................
    meo-u, tonkin2007, DepTraiDeu5 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dòng sông chảy xiết, dữ dội Gniloy Tikich, đã biểu lộ những khía cạnh sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người – đó là những nỗi sợ hãi khôn cùng, tận cùng của sự hèn nhát nhưng cũng là những đỉnh cao sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cá nhân, tình chiến hữu, đồng đội cũng như sự hy sinh quên mình. Ví dụ, Trung sĩ Wohler đã dám bơi qua lại con sông băng giá tới 3 lần, với một cái phao đặc biệt gần giống như cái yên ngựa, mà anh ta cấp tốc chế tạo từ những chiếc thắt lưng và đai vai, anh đã kéo được 3 người lính không biết bơi cập bờ bên kia an toàn. Hai NCO thuộc Sư đoàn Bộ binh 389 đã kéo theo những người lính bị thương bằng cách cột họ vào những tấm ván, vượt qua dòng sông chảy xiết phía sau họ. Năm người lính bị tụt hậu phía sau thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn ‘Thợ săn tăng’ 389 cũng tới được con sông hung dữ. Trung sĩ tham mưu Krause là một trong số những người như vậy. Họ dẫn giải theo nửa tá người Nga mà họ đã bắt làm tù binh khi họ đột nhập vào vị trí đặt súng chống tăng của Nga.

    Khi những lính Đức định cởi bỏ chiếc những chiếc áo khoác ngoài của mình ra để lội xuống làn nước lạnh buốt, thì đám tù binh Nga lắc đầu quầy quậy. Những tay lính Nga ngố này vượt sông theo một cách khác. Họ cởi hết cúc áo khoác của họ rồi thả người xuống nước và để áo mở rộng ra trên mặt nước như một đôi cánh. Thế rồi họ bắt đầu bơi qua sông....

    Hạ sĩ Fritz Hamann không tin tưởng lắm vào phương pháp của đám tù binh Nga. Tại một khúc cua thuộc con sông, nơi sông bị đóng băng gần như một nửa, Fritz Hamann thấy một số chàng lính trẻ đang cố gắng bò sát bụng trên lớp băng mỏng. Anh ta cũng bắt chước làm như vậy. Nhưng lớp băng đột nhiên nứt ra và tan xuống sông. Hamann cố gắng thoát ra khỏi tình trạng khủng khiếp này. Anh liên tục trở mình trên khuỷu tay của mình vì quá lạnh. Liên tục, từng thước một, anh luôn luôn phải vật lộn với lớp băng tan. Thế rồi anh buộc phải bám lại vào những tảng đá băng. Đã nửa tiếng trôi qua. Hoàn toàn kiệt sức, Fritz Hamann mới nắm lấy khẩu carbin mà các chiến hữu đưa ra để kéo anh lên bờ. Thoát chết ! Còn những đồng đội anh đâu rồi ? Anh không còn thấy bất kỳ người nào nữa trong tầm mắt của mình. Trung sĩ tham mưu Krause cũng mất dạng. Fritz Hamann lảo đảo bước đi. Thôi đừng nhìn lại dòng sông định mệnh nữa, đó là một dòng sông chảy qua địa ngục chiến tranh.

    Tướng Lieb đã cố gắng vượt sông bằng con ngựa thân yêu của mình. Nhưng ông ta không thể giữ lại được nó. Con ngựa đã bị dòng sông chảy xiết cuốn trôi. Cuối cùng, Tướng Lieb cũng lên được bờ đối diện. Đại tá Dr Hohn, viên Tư lệnh đầy kinh nghiệm của Sư đoàn Bộ binh 72 cũng bơi qua con sông Gniloy Tikich cùng với phần lớn những người lính dưới quyền của mình đến từ ‘Moselle’ . Mặc xác bộ đồng phục đang mặc bị đóng băng, cứng đơ như một tấm bảng gỗ, ông đứng bên bờ tây đợi cho đến khi nhóm lính Đức cuối cùng vượt sông an toàn.

    Đại tá Fouquet, chỉ huy Quân đoàn tác chiến độc lập "B", đã không đến được bờ sông. Trong một cuộc tấn công vào một vị trí đặt súng chống tăng của người Nga ông đã bị thương nặng và bị bắt làm tù binh.Về sau, ông ta chết trong trại tù binh Sô-viết.

    Khi những người sống sót đầu tiên, ở tình trạng nửa sống nửa chết trong bộ đồng phục phủ đầy băng giá cứng đơ của họ, lảo đảo rơi vào trong vòng tay của những người đồng đội tại các vị trí tiền tiêu, cảnh giới thuộc các Sư đoàn "Leibstandarte" và Sư đoàn Panzer số 1 tại làng Lysyanka, ngay lập tức, những người làm nhiệm vụ giải vây nhận ra tình hình tuyệt vọng của những người lính thoát vây tại điểm vượt sông cách 1 dặm rưỡi về phía nam.

    Các tổ xung kích thuộc Tiểu đoàn Công binh Thiết giáp 37 cấp tốc di chuyển xuống phía hạ lưu với sự yểm trợ của những người lính Vệ binh tùng thiết và một phân đội tăng. Những người dẫn đường cố gắng báo hiệu cho phần lớn những người lính thoát khỏi túi vây khi họ tiếp cận bên bờ đông của con sông Gniloy Tikich di chuyển ngược theo hướng bắc, tới cây cầu vượt sông đã được Sư đoàn Panzer 1 xây dựng tại làng Lysyanka.......

    ..........................
    meo-u, tonkin2007, huymaya5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này