1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chính vì vậy, Tập đoàn quân XVII Đức đã ở trong tình trạng chờ đợi. Họ đợi người Nga tấn công và chờ mệnh lệnh di tản. Kể cả Quân đoàn V của Tướng Allmendinger với các Sư đoàn Bộ binh 73, 98 cũng như các Sư đoàn kỵ binh số 6 và Sư đoàn 3 Sơn cước của đồng minh Rumani đang bảo vệ phần phía đông bán đảo Crime, thuộc eo biển Kerch.

    Quân đoàn Sơn cước XLIX (49) của Tướng Konrad đã lập các chốt ngăn chặn tại phía bắc eo đất Perekop và chạy dọc theo con đập tại ‘vịnh lầy’ Sivash ; Quân đoàn bao gồm các Sư đoàn Bộ binh Đức 50, 336 kết hợp với các Sư đoàn Bộ binh 10, 19 và Sư đoàn kỵ binh số 9 của Rumani. Ngoài ra, còn có Quân đoàn Sơn cước Rumani I gồm 2 Sư đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ vùng duyên hải cũng như tảo thanh các lực lượng du kích bên trong nội địa bán đảo. Sư đoàn Bộ Binh 111, mới được chuyển sang Crimea vào đầu tháng Ba năm 1944, sẽ là lực lượng dự trữ thuộc Tập đoàn quân. Một lữ đoàn pháo tự hành có trách nhiệm tăng cường bảo vệ các vị trí nằm ở phía bắc và phía đông bán đảo…




    ☆ ☆ ☆ ☆ ☆




    Kể từ giữa tháng ba năm 1944, bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy thời điểm cuộc tấn công quy mô lớn của Liên Xô ngày càng tiến gần hơn. Khu vực đầu cầu Nikopol đã thất thủ. Tuyến mặt trận thuộc Cụm Tập đoàn quân “A” trên đất liền buộc phải lùi về tận phía sau sông Dnestr. Odessa, cơ sở cung cấp chiến lược quan trọng nhất cho Tập đoàn quân XVII đã bị phơi bầy ra trước cơn “Bão táp Sô-viết” và ngày 10 tháng Tư năm 1944, người Nga đã dành quyền kiểm soát thành phố. Toàn bộ khu vực cánh phía nam của người Nga đã thoát ra khỏi vị trí bị người Đức cắm vào sâu giữa khúc cong sông Dnieper và eo đất Perekop cho nên lúc này mọi thứ có thể tự do di chuyển rất dễ dàng. Giờ đây, nếu tổ chức một đòn đột kích vào bán đảo Crime là một động thái chiến lược hợp lý. Và Stalin sẽ làm được điều đó….

    Chiến dịch của người Nga bắt đầu từ chiều ngày 7 tháng Tư năm 1944. Bảy đến tám tiểu đoàn của người Nga đã mở đòn cuộc tấn công thăm dò vào cụm cứ điểm phòng thủ ‘con nhím’ thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn Bộ binh số 10 Rumani tại Sivash. Cuộc tấn công toàn diện vào các tuyến mặt trận ở phía bắc của Crimea bắt đầu vào khoảng 9.00 sáng ngày hôm sau. Phương diện quân Ucraina do Tướng Tolbukhin đã đánh vào với 2 Tập đoàn quân. Sau màn hỏa lực pháo binh hạng nặng mở màn, khoảng 500 xe tăng cùng với 18 Sư đoàn Bộ binh ào ạt tấn công các vị trí bảo vệ do 3 Sư đoàn trực thuộc Quân đoàn Sơn cước XLIX (49) của Tướng Konrad bảo vệ….

    Sư đoàn Bộ binh 50 ‘Đông Brandenburger’ vẫn đứng vững trên các vị trí tại ‘con hào Tartar’ và họ kết hợp cùng với các lực lượng thuộc Sư đoàn Bộ binh 111 ‘Hạ Saxon’ đã ngăn chặn được các cuộc xâm nhập đến từ người Nga bằng các cuộc phản công mẫu mực. Còn Sư đoàn Bộ binh 336 ‘Saxon’ cũng bảo vệ được khu vực mặt trận thuộc phía tây ‘vịnh lầy’ Sivash. Tuy nhiên,Sư đoàn Bộ binh 10 Rumani, bị thiệt hại nặng nề bởi lực lượng thiết giáp từ khu vực đổ bộ của Nga tại đầu cầu Sivash đã bị chùn bước. Sau những cố gắng phòng ngự, nhiều Trung đoàn đã bị người Nga đập nát tại vô số điểm phòng vệ của họ….

    Ngày 9 tháng Tư năm 1944, Đại úy Hensel, khi nhìn thấy các báo cáo tình hình chiến sự gửi về trụ sở Tập đoàn quân, đã ghi lại trong cuốn nhật ký của mình: “Các trận địa tại phía bắc Crime đã báo về tình hình kẻ thù đã mở một cuộc tổng công kích vào ‘con hào Tartar ’ với màn hỏa lực pháo binh, súng cối hạng nặng cực kỳ mạnh. Sư đoàn Bộ binh số 5 buộc phải lùi về phòng tuyến mới ở phía sau. Tình hình còn nghiêm trọng hơn tại Sư đoàn Bộ binh số 10 Rumani đang bảo vệ khu vực ‘vịnh lầy’ Sivash. Tập đoàn quân yêu cầu Cụm Tập đoàn quân kích hoạt mã lệnh 'Eagle', nghĩa là cho phép rút lui về Sevastopol. Quyết định sẽ đến trong đêm. Chiến dịch 'Eagle' đang bắt đầu"…

    Vào ngày 10 tháng Tư, Hensel viết tiếp : "Mặt trận phía bắc không thể giữ lâu hơn được nữa. Sư đoàn Bộ binh 50 gặp những tổn thất hết sức nặng nề nên sắp sửa rút về tuyến phòng thủ A-1. Nhưng các đơn vị thiết giáp cơ động mạnh của người Nga đang xuất hiện tại lỗ hổng thuộc khu vực do người Rumani bảo vệ, tạo nên mối đe dọa tới hậu phương của các đơn vị chiến đấu khác. Chúng tôi đang phải làm việc điên cuồng để chuẩn bị công việc cho phòng tuyến ‘Gneisenau’. Tôi đã được lệnh phải bay ra phía khỏi mặt trận tại bán đảo Kerch, tới Sở chỉ huy Quân đoàn, mang theo các giấy tờ liên quan đến kế hoạch chuẩn bị rút về Sevastopol. Đó chính là những tài liệu thuộc loại ‘bí mật nhất’. Chiếc máy bay Storch của chúng tôi liên tục lắc lư, chao đảo dữ dội khi phải vượt qua những cơn gió lớn hun hút thuộc dãy núi Yayla . Sau đó, chúng tôi hạ cánh tại Leninskoye báo cáo tình hình với Đại tá Bruhn, chỉ huy trưởng lực lượng pháo binh thuộc Quân đoàn, và đưa cho ông ta cặp tài liệu. Quân đoàn V nhận được mệnh lệnh triệt thoái ngay trong đêm và hành quân trở lại khu vực Sevastopol"….

    ..................................
    tonkin2007, DepTraiDeu, meo-u4 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các Sư đoàn Bộ binh 73 và 98 và hai Sư đoàn Rumani thuộc Quân đoàn V đã nhận được mật mã "Eagle" vào ngày Chủ nhật Phục Sinh. Các đơn vị được phép di chuyển vào lúc 19.00. Thế là đã đến lúc phải thực hiện điều này, không thể cưỡng lại được. Hướng di chuyển quay lại theo phía Tây, thông qua phòng tuyến Parpach để tới phòng tuyến Gneisenau, khoảng cách là 150 dặm đường.

    Một cuộc đua bi thảm bắt đầu. Ngay sau khi các đơn vị Đức lui về một vị trí mới thì người Nga theo sát ngay sau. Và họ gây áp lực rất mạnh mẽ. Chúng ta sẽ gặp lại một người chỉ huy không hề xa lạ với người Đức trước đây – Tướng Yeremenko. Giờ đây, ông ta đang là Tư lệnh Tập đoàn quân Độc lập Duyên hải bao gồm ; 12 Sư đoàn Bộ binh, 1 Lữ đoàn tăng độc lập với hàng trăm xe tăng. Ông ta còn có trong tay 1 Tập đoàn quân Không quân để lúc này, các máy bay Nga luôn uy hiếp tới các đội chặn hậu thuộc Quân đoàn V của Đức…

    Yeremenko thừa biết điều gì đang xảy ra ngay khi chiến dịch triệt thoái của người Đức bắt đầu. Việc đối phương bắt đầu di chuyển đã mang đến cho ông ta một cơ hội không thể bỏ lỡ. Không phải là do những tin tức của trinh sát hoặc gián điệp đưa về, mà sự căng thẳng, lo lắng trong lúc này đã thường xuyên biến các đơn vị Đức ở trong tình trạng vô kỷ luật. Một số đơn vị Rumani, các đơn vị đến từ Hải quân và Luftwaffe Đức không hề tuân theo mọi biện pháp nghiêm ngặt về an ninh. Thay vì phải để radio, vô tuyến trong tình trạng im lặng thì đã có rất nhiều cuộc điện đàm vô nghĩa. Các lính Rumani cũng như các pháo thủ Hải quân Đức lại “sử dụng” hết lượng đạn dược mà họ không thể mang theo được. Hơn nữa họ còn đốt các Sở chỉ huy đơn vị, các tháp quan sát, sau đó họ tiến hành phá hủy sân bay dã chiến Bagerovo. Trong cơn giận dữ, các viên Tư lệnh, chỉ huy Đức đã nhìn thấy hậu quả của những màn ‘báo hiệu’ nguy hiểm này nhưng đều bó tay không thể làm gì được…

    Thế là, người Nga đã được sự cảnh báo khi chiến dịch sơ tán của đối phương thực sự bắt đầu. Cho nên, khi các đơn vị chiến đấu cuối cùng của Đức rời bỏ vị trí theo thời gian dự định thì người Nga bám theo sau ngay lập tức. Một cuộc chạy đua khủng khiếp đã bắt đầu giữa lực lượng cơ giới di động của người Nga với những người lính Đức thuộc Quân đoàn V, những người trong suốt những ngày tháng của chiến tranh, chỉ đóng quân tại một vị trí nên đã mất hẳn thói quen vận động nhanh chóng và mọi phương tiện vận tải của họ trong bất cứ trường hợp nào cũng chủ yếu là xe ngựa kéo. Quả là một cuộc đua vô vọng nếu Yeremenko biết khai thác triệt để lợi thế kỹ thuật của ông ta.

    Lực lượng thiết giáp và cơ giới của Nga tiến rất nhanh. Tuy nhiên, các Sư đoàn bộ binh 73 và 98 của Đức đã tới được phòng tuyến Parpach vào ngày 12 tháng Tư mặc dù phải chịu nhiều thiệt hại đáng kể. Người Ngabị cầm chân cho đến tối. Các khẩu đại bác thuộc các trung đoàn pháo binh được sử dụng trong dải phòng thủ chính. Hỏa lực của họ đã gây ra sự tàn phá rất nhiều giữa các đội xe tăng đến từ người Nga.

    Kể từ khi Hồng quânđã tạo ra một lực đẩy hướng vào Simferopol từ phía bắc và nếu họ đủ sự táo bạo, thì họ có thể sẽ xuất hiện ở hậu phương thuộc Quân đoàn V vào bất cứ lúc nào. Người Đức lúc này phải di chuyển xuống phía nam để tiếp tục cuộc rút quân về hướng tây dọc theo con đường quốc lộ ven biển thông qua Sudak và Yalta.

    Ngày 13 tháng Tư, Quân đoàn đã bắt đầu tiến vào con đèo để tiến vào các dãy núi Yayla ở phía bắc Saly. Hai nhóm xung kích chiến đấu thuộc Sư đoàn Bộ binh 98 dưới sự chỉ huy của các Đại tá Faulhaber và Schmidt, đã tổ chức các chốt bảo vệ trước khi rạng sáng. Các đơn vị Đức bắt đầu di chuyển qua con đèo…

    Vào lúc 9.00 giờ sáng, những chiếc xe-tăng Sô-viết đầu tiên đã xuất hiện từ hướng Staryy Krym. Chính thời điểm này, những người lính cuối cùng trong các đơn vị thuộc nhóm Allmendinger đang di chuyển qua đèo. Một số khẩu pháo chống tăng thuộc Tiểu đoàn Thợ săn tăng (Panzerjager) 198 đã khai hỏa vào đội hình xe-tăng Nga. Chỉ huy khẩu đội cũng như các pháo thủ dưới quyền làm việc y hệt như trong buổi tập bắn. Có tới 9 xe-tăng Sô-viết phải nằm lại dưới chân đèo, cái thì bất động hoặc là chìm trong ngọn lửa làm chặn đà tiến của những chiếc tăng đang lao tới phía sau. Điều kỳ diệu này đã cứu nguy cho đội hình rút lui của người Đức….

    Trước chiến công của người NCO pháo binh, Tướng Reinhardt – chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 98 – đã đề nghị lên trên trao cho anh ta Huân chương Chữ thập sắt. Nhưng thật đen đủi cho tay NCO, anh ta đã không được nhận huân chương. Lý do rất dễ hiểu khi Thống chếKeitel sau đó đã giải thích lý do cho Reinhardt: Không thể trao huân chương trong việc rút quân !

    Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên mà ai cũng thấy được là những khẩu pháo nặng nề này không thể vượt đèo được. Mỗi khẩu pháo có 6 chú ngựa kéo theo. Hậu quả cuối cùng là pháo và xe kéo phải cho nổ tung, ngựa thì buộc phải bắn chết. Vào buổi tối ngày 13 tháng Tư, Quân đoàn V đã tới Sudak. Đến sáng ngày hôm sau họ đến được Alushta. Dọc theo những con đường từ những ngọn núi chạy tới con đường quốc lộ chính ven biển, đều có các nhóm xung kích chiến đấu làm nhiệm vụ yểm trợ, bảo vệ cho Quân đoàn chống lại những sự bất ngờ khó chịu từ lực lượng du kích Nga đóng trong vùng. Một khi các đơn vị Đức hành quân qua hết, các nhóm yểm trợ này lại gia nhập vào tốp lính cuối cùng, tăng cường thêm sức mạnh của đội quân chặn hậu…

    ......................
    tonkin2007, huymaya, DepTraiDeu2 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 15 tháng Tư, Quân đoàn đã đến sớm hơn so với mệnh lệnh trong việc tiếp cận tới Yalta. Đội chặn hậu thuộc Sư đoàn Bộ binh 98. Kể từ khi Tướng Gareis bị bệnh trong những ngày đầu của tháng Hai năm 1944, Sư đoàn nằm dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Reinhardt. Ông ta ngồi trên một chiếc xe chỉ huy có gắn đèn tín hiệu cùng hành quân với đội chặn hậu của mình. Lúc này và sau đó, đội hình của Sư đoàn phải hành quân dưới màn hỏa lực súng trường đến từ các du kích Nga trong vùng. Vào lúc 13.00 giờ, mọi người tới được Yalta. Trên con phố chính, Tham mưu trưởng Quân đoàn V – Đại tá Hepp, đang đứng đợi. Reinhardt chào ông ta và báo cáo: "Sư đoàn Bộ binh 98 đã hiện diện và không gặp sự cố nào đáng kể. Họ sẽ nhận được sự cung cấp về thực phẩm và nhiên liệu, và sẵn sàng tiếp tục hành quân sau 15.00 giờ chiều !”...

    Tuy nhiên, Tham mưu trưởng Quân đoàn lại có ý kiến khác. Ông ta nói :”Thưa Tướng quân, Tư lệnh Quân đoàn mời Ngài đến Câu lạc bộ Tướng lĩnh Ru-mani. Ông ta muốn Ngài nghỉ ngơi tại đây cho đến sáng mai !”…

    “Cái gì đấy! Việc gì phải nghỉ ngơi tại đây cho đến tận sáng mai !”. Reinhardt càu nhàu : “Nhưng chúng ta không thể tự bảo vệ mình ở đây được đâu. Ngài cứ thử để ý xung quanh mà xem. Những ngọn núi Yayla dốc đứng này đi thẳng tới rìa của thị trấn. Và còn bãi biển hẹp này nữa chứ. Những người lính của chúng ta sẽ bị giết hết. Họ sẽ ngủ quên và bị giết chết như những con chó. Vâng, mời ngài hãy theo tôi !”…

    Cùng với Đại tá Hepp, Reinhardt đi đến Câu lạc bộ Tướng lĩnh Rumani. Ông ta bước vào phòng ăn, đứng nghiêm và đưa tay lên chào. Sau đó, ông ta báo cáo với Tư lệnh Quân đoàn V, Tướng Allmendinger: "Sư đoàn Bộ binh 98 hiện diện tại đây mà không có sự cố nghiêm trọng nào , bây giờ chúng tôi muốn được cung cấp thực phẩm và nhiên liệu càng sớm càng tốt, và sẵn sàng chuẩn bị tiếp tục di chuyển sau 15.00 chiều nay !”.

    Allmendinger vẫy tay một cách sang trọng: "Bỏ quân phục ra đi, Reinhardt, và ngồi đây ăn trưa với chúng tôi. Chúng ta sẽ nghỉ ngơi tại đây cho đến sáng mai."

    Nhưng Allmendinger, mặc dù bản thân ông ta xuất thân từ vùng Württemberg, không biết tính cách của Reinhardt xuất thân từ Swabian. "Không đâu ! Thưa tướng quân ! ". Ông ta chỉ nói ngắn gọn như vậy. Tướng Allmendinger nhìn ông ngạc nhiên. Nhưng Reinhardt đã không để cho ông ta nói tiếp : “Thưa tướng quân! Nếu chúng ta bị tấn công, chúng ta sẽ không thể tự bảo vệ mình ở đây được đâu. Số phận những người lính của tôi sẽ đến hồi kết. Chúng tôi phải luôn giữ họ trong tình trạng di chuyển. Nếu họ dừng lại nghỉ ngơi, họ sẽ ngủ quên ngay trước khi chúng tôi có thể đưa ra bất cứ sự đề kháng nào, mà chúng tôi muốn thực hiện. Do đó tôi yêu cầu, với sự tôn trọng, ngài cho phép tiếp tục cuộc hành quân vào lúc 15.00 chiều nay!".

    Một tướng Rumani nói tiếng Đức đã can thiệp, chỉ ra nguy cơ bị các nhóm du kích Nga tấn công vào ban đêm. Nhưng Reinhardt kiên quyết bỏ cuộc. Cuối cùng, Tướng Allmendinger phải đồng ý. Cuộc hành quân được tiếp tục vào đúng lúc 15.00 giờ. Dẫn đầu là Đại tá Faulhaber cùng với nhóm chiến đấu dưới quyền. Tiếp theo sau là những khẩu pháo phòng không kiểu 4 nòng. Sau nữa là các sĩ quan tham mưu của Đức, Rumani, lực lượng thông tin liên lạc cũng như một số đơn vị hậu cần. Theo sau họ là phần thứ hai của đội hình hành quân, đi đầu là nhóm chiến đấu dưới quyền của Trung tá Göttig, sau đó lại quay trở lại các đơn vị hậu cần Đức và Rumani, và đi cuối là Cụm chiến đấu dưới quyền của Thiếu tá Mez, có nhiệm vụ như là một điểm chặn hậu, bảo vệ và chống lại mọi cuộc tấn công của kẻ thù từ phía sau. Và tận cùng của đội hình rút quân là những khẩu pháo tự hành thuộc Lữ đoàn Pháo xung kích 191….

    Tất cả những người chỉ huy thuộc mọi nhóm chiến đấu đều ra mệnh lệnh đưa lính của mình lên xe vận tải để họ có thể bắn được ra cả hai bên đường. Không được phép dừng lại, kể cả khi gặp hỏa lực của đối phương. Xe nào bị phá hủy sẽ bị đẩy xuống vực và những người còn sống sót sẽ đi tiếp trên các chuyến xe sau. Cuộc hành quân sẽ tiếp tục cho đến 22.00 giờ. Sau đó họ được phép dừng lại, nghỉ ngơi chút ít và chờ trăng lên. Khoảng 2.00 sáng, cuộc hành quân sẽ tiếp tục....

    Ngay sau khi đội hình dẫn đầu – Cụm chiến đấu Faulhaber - vừa ra khỏi thị trấn là họ đã nằm dưới tầm hỏa lực của du kích từ các ngọn núi cao bắn ra. Theo mệnh lệnh, những người lính Đức phải bắn lại bằng tất cả những vũ khí mà họ có trong tay và không được phép dừng lại. Những khẩu pháo phòng không 4 nòng cũng ra sức bắn trả về phía có dấu vết bắn của các du kích quân. Điều này chứng minh là thực sự hiệu quả. Các nhóm du kích buộc phải bỏ cuộc và rút lui. Người Đức không gặp rắc rối gì nữa cho đến tận Sevastopol.

    Ngày 16 tháng Tư, trong khoảng 10.00 – 11.00 sáng, các nhóm rút lui cuối cùng thuộc Quân đoàn V đã tới được khu vực pháo đài Sevastopol. Khoảng 10.000 lính thuộc Quân đoàn đã lên các con tàu hải quân tại các quân cảng phía nam Crimea để sau đó được đưa lên bờ tại quân cảng Balaclava bởi Đội tàu L-Flotilla số 1 dưới quyền Trung úy Giele. Nhiệm vụ đã hoàn thành. Cuộc chạy đua dưới sức ép đến từ một kẻ thù có số lượng đông gấp 10 lần đã được giành được thắng lợi. Họ chiến thắng bởi có một sự chỉ huy đúng đắn, hợp lý, thành thạo bình tĩnh cùng với tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất của người lính Đức. Giờ đây, tất cả mọi người đều mong chờ một cuộc di tản càng sớm càng tốt đến từ bán đảo có số phận bi đất này. Nhưng họ đã gặp phải sự thất vọng. Quân đoàn V hành quân vào một khu vực toàn là pháo đài trước mặt họ. Tấm rèm cho hồi kết tại bán đảo Crimea đã bắt đầu được kéo lên….

    .................................
    tonkin2007, huymaya, tatpcit6 người khác thích bài này.
  4. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Cái thằng quân đoàn V của Đức tháo chạy nhanh thật. Chỉ 3 ngày thôi mà rút lui tận 220km từ Feodosia tới Sevastopol. Với tốc độ này thì LX vã mồ hôi cũng không truy đổi kịp.:-)
    tatpcitgaume1 thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đã thế nó còn đến trước tiến độ nữa....Nhưng tôi vừa kiểm tra lịch trình rồi...Ngày Cn Phục sinh 9/4/1944 nhận được mật mã Eagles.....Thứ hai 10/4 bắt đầu rút.....Tối 13/4 mới đến đc Sudak......Sáng 14/4 đến Alusta.....,Sáng 15/4 đến Yalta......Sáng 16/4 đến khu vực pháo đài Sevastopol (có nghĩa là vòng bảo vệ ngoại vi thành phố...chứ không phải vào trong thành phố)....Tưc là di chuyển 200 km trong 6 ngày cả ngày lẫn đêm... Tạm coi là hợp lý....
    Lần cập nhật cuối: 30/04/2018
    tatpcit thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cùng thời gian này, điều gì xảy đến với với Quân đoàn Sơn cước XLIX (49) dưới quyền Tướng Konrad? Vào ngày 12 và 13 tháng Tư, các trung đoàn đã bị ít nhiều thiệt hại dưới quyền ông ta đã trở về được phòng tuyến ‘Gneisenau’ sau khi có cuộc phản kích đến từ 2 Lữ đoàn pháo tự hành 191 và 279, vì vậy đã tạm thời làm giảm áp lực lên họ. Họ tiếp tục đào hào, công sự. Các đơn vị thiết giáp bám sát ngay sau và thi nhau tấn công thẳng vào các vị trí đề kháng của họ.

    Lực lượng Luftwaffe và các phân đội pháo phòng không của Tướng Pickert đã đem lại cho họ một thời gian nghỉ ngơi quí giá. Nhóm máy bay ném bom thuộc Không đoàn Geschwader 27, được điều hành trực tiếp từ Tướng không quân Deichmann, từ trên trời cao (dưới đôi cánh họ là những cao điểm do bộ binh Đức bảo vệ), bổ nhào thẳng xuống mặt đất, thực hiện các cuộc ném bom tầm thấp vào đội hình thiết giáp Nga và loại khỏi vòng chiến tới 50 xe tăng. Nhưng rồi chiến công này cũng chẳng mang lại lợi ích gì nhiều ? Ngày 13 tháng Tư, người Nga đã đột nhập vào Simferopol. 12 giờ trước đó, Đại tướng Jaenecke cùng Sở chỉ huy Tập đoàn quân XVII vẫn còn đóng tại đó. Thế mới biết tình hình chiến sự thay đổi nhanh đến mức chóng mặt như thế nào ?

    Sang ngày 14 tháng Tư, phần lớn Quân đoàn Konrad với bộ phận pháo binh hạng nặng được cứu thoát một cách may mắn đã di chuyển được vào phần phía bắc thuộc tuyến phòng thủ pháo đài Sevastopol. Theo sau họ là nhóm chiến đấu dưới quyền của Trung tướng Sixt, tiếp theo là các nhóm hỗn hợp thuộc các đơn vị phòng không, đơn vị vận tải, một phần của Sư đoàn Bộ binh 50, tiếp quản các vị trí bảo vệ sân bay tại Satabus trước những đòn tấn công như vũ bão của quân Sô-viết.

    Sau đó, các xe tăng của Liên Xô tiếp tục tấn công một cách mãnh liệt, nhưng Đại tá Betz, chỉ huy các đơn vị phòng thủ thuộc pháo đài của Sevastopol, đã ghìm chân họ tại Bakhchisaray với các ổ đề kháng do 2 Tiểu đoàn Bộ binh, sáu Cụm pháo phòng không cũng như nửa tá pháo tự hành. Hạt nhân của các đơn vị phòng thủ chính là một đoàn tàu lửa bọc thép của Tướng Pickert; chuyến tàu này đã được sử dụng thành công tại khu vực con hào ‘Tartar’ vào tháng Mười năm 1943. Nó đã cho Quân đoàn Sơn cước XLIX (49) có 12 giờ cần thiết để di chuyển vào khu vực pháo đài….

    Vào 16 tháng Tư, Tập đoàn quân XVII thực sự bắt đầu tác chiến tại khu vực pháo đài Sevastopol nhằm chống lại các cuộc tấn công của Hồng quân. Khi Đại tá Betz từ bỏ các chiến lũy của mình tại Bakhchisaray và rút vào phía trong pháo đài, cuộc sơ tán của ông đã được yểm trợ bằng các khẩu pháo đặt trong Sevastopol của các Sư đoàn Bộ binh 336 và 111.

    Thật kỳ diệu là chiến dịch rút quân này được tiến hành dưới áp lực của một kẻ thù mang ưu thế về mọi mặt mà vẫn đạt được thành công. Rõ ràng, chính người Nga nghĩ rằng nó không thể thực hiện thành công, và vì lý do đó, họ không thực hiện thêm bất kỳ một biện pháp dự phòng nào cả. Hạm đội hùng mạnh Sô-viết còn không tạo ra một cuộc đổ bộ nào vào khu vực bờ biển thuộc phía nam bán đảo Crimea nhằm cắt đứt đường rút quân của Quân đoàn V Đức. Họ cũng không hề sử dụng lực lượng không quân để tấn công hai con đường quốc lộ chạy dọc ven biển mà tại đây, đông nghẹt những các đơn vị hành quân của Đức và Rumani đang tiến hành rút lui. Không có động thái táo bạo nào được tạo ra từ phía Liên Xô. Tướng Konrad đã tận dụng tối đa những cơ hội của mình ở phía bắc cũng giống như Quân đoàn V đã làm tại ven biển phía nam…..

    Tất nhiên, các Sư đoàn đều nằm trong tình trạng xấu khi họ rút được về khu vực pháo đài. Các đơn vị Rumani gần như nằm trong tình trạng tan rã, còn các Sư đoàn Đức cũng giống như các Trung đoàn được tăng cường thêm quân số mà thôi. Họ chỉ tiếp ứng cho sức mạnh chiến đấu thuộc Tập đoàn quân XVII thêm có 19.500 người trong ngày 16 tháng Tư năm 1944. Tổn thất phía Đức là 13.113 và Rumani là 17.652 người. Khẩu phần ăn thuộc toàn bộ Tập đoàn quân được báo trong ngày 18 tháng Tư chính xác là 124.233 người…
    tonkin2007, caonam_vOz, tatpcit1 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Việc sơ tán với các lực lượng hải quân đã diễn ra suôn sẻ từ ngày 12 tháng Tư. Các dịch vụ hậu cần , các đơn vị vận tải, các thành viên thuộc Lực lượng ‘Tình nguyện Phương Đông’, tù nhân chiến tranh cũng như những người không trực tiếp chiến đấu đang được cấp tốc di tản. Vào ngày 20 tháng Tư, tổng số là 67.000 người – mỗi ngày đưa được trên 7.000 di tản. Cần thêm 18 ngày nữa, nhiệm vụ có thể hoàn thành. Có thể! Nhưng một từ mang tính chất lạc quan "có thể" lại đánh dấu một điểm mốc quan trọng của thảm họa Crimea.

    Kể từ ngày 12 tháng Tư, việc sơ tán đã diễn ra suôn sẻ và không bị tổn thất. Luftwaffe Đức vẫn bảo vệ khu vực bầu trời trên bán đảo Crimea một cách thành công với Không đoàn thuộc Quân đoàn Không quân I. Họ vẫn có đầy đủ sân bay và đường băng thì nằm trong khu vực pháo đài và họ vẫn giữ lực lượng Không quân Hồng quân trong tầm kiểm soát của mình. Các chuyến bay tầm xa và hỗ trợ cho các lực lượng dưới mặt đất của Tolbukhin và Yeremenko chỉ do dự bắt đầu tấn công một số sân bay, bến cảng, và các khu phòng thủ chính của Đức. Những đợt tấn công vào các đoàn xe Đức-Rumani cũng quá thận trọng nên không tạo ra được các kết quả khả quan. Các cú tấn công đến từ Tập đoàn quân Sô-viết số VIII và IV rõ ràng là thiếu kinh nghiệm về chiến thuật.

    Một sự thật quan trọng hơn là trong suốt tháng tư năm 1944, Hạm đội Biển Đen của Liên Xô đã thất bại trong việc đưa ra bất kỳ cuộc tấn công nào đối với đội tàu vận tải của người Đức. Lực lượng tàu ngầm thì hoạt động quá ít. Không khi nào có nhiều hơn 5-8 tàu ngầm Sô-viết hoạt động cùng một lúc, và chúng luôn bị ngăn chặn từ các cuộc chiến đấu anh hùng đến từ các đơn vị chống tàu ngầm của Đức. Đội tàu ngư lôi của người Nga dường như chỉ có một quy tắc là tấn công vào ban đêm nên lúc nào cũng thế, không hề đạt được một thành công nào cả. Hạt nhân của Hạm đội Biển Đen Sô-viết tiếp tục ẩn náu tại các quân cảng. kết quả là, hải cảng được trang bị đầy đủ Sevastopol có thể sử dụng hết công suất trong việc giao nhận vận tải hàng hóa dành cho khu vực đất liền….

    Mọi thứ trông thật tràn trề hy vọng. Các vị trí bảo vệ và các ổ đề kháng nằm trong vành đai phòng thủ được tăng cường có thể cầm chân người Nga ít nhất được từ 2-3 tuần lễ. Do vậy, cho đến tận thời điểm đó, các sân bay dã chiến thuộc khu vực pháo đài trong khu vực bảo vệ được tăng cường một cách an toàn nhằm chống lại hỏa lực đến từ pháo binh Sô-viết. Mọi việc đều ở trong tình trạng cheo leo như thế; phòng tuyến bảo vệ khu vực pháo đài sẽ cầm cự càng lâu càng tốt miễn là Luftwaffe Đức luôn có mặt. Một khi họ còn ở tại đây thì việc sơ tán có thể tiếp diễn. Quả là một hình ảnh lạc quan. Tập đoàn quân XVII có thể được cứu thoát cho đến từng đơn vị cuối cùng, thậm chí được coi là những hành động anh hùng, thông minh và dũng cảm khi tham gia các đội cản hậu cuối cùng. Tập đoàn quân XVII đã bị thuyết phục về điều này - như đã được chứng minh bởi một bài tiểu luận đến từ Trung tá Freiherr von Weitershausen, Trưởng phòng tác chiến vào thời điểm đó…..




    ☆ ☆ ☆ ☆ ☆




    Nhưng sự thất bại của nó đã được gửi đến từ 'chín tầng mây'. Tất cả mọi hy vọng đều tan vỡ. Vào thời điểm hứa hẹn nhất, một lần nữa Hitler lại thực hiện một trong những quyết định khó hiểu của mình. Ngày 12 tháng Tư, ông ra lệnh: "Sevastopol sẽ được bảo vệ vô thời hạn, không có đơn vị chiến đấu nào được phép di tản". Ngược lại, các tiểu đoàn chiến đấu sẽ phải làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực pháo đài. Sevastopol phải giữ vững! Thế là kể từ đây, chính là lúc này, bắt đầu một tấn bi kịch dành cho 6 Sư đoàn Đức, phần lớn trong số đó đều nổi tiếng và có một truyền thống lâu đời…

    Jaenecke, cũng như Schorner– người đã chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine kể từ khi Thống chế Kleist sa thải vào ngày 31 tháng Ba, và thực sự trong đó cũng có cả vai trò của Tổng tham mưu trưởng Lục quân Zeitzler, tất cả đều cố gắng vô ích trong việc thuyết phục Hitler hủy bỏ mệnh lệnh vô nghĩa của ông ta. Còn Tướng Allmendinger cũng nhân tiện chuyến công tác tại Tổng hành dinh Fuhrer để thuyết phục Quốc trưởng. Nhưng tất cả đều vô ích ! Lập luận của Hitler cho rằng việc mất bán đảo Crimea sẽ làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và phá hoại độ tin cậy đến từ người Rumani và Bungari . Điều này có cơ dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm không lường trước được cho đến tận lúc Cụm Tập đoàn quân “A” rút quân ra khỏi khu vực sông Dnestr ở phía tây Odessa. Những lập luận đã được sử dụng để biện minh cho hoàn cảnh khó khăn này không đề cập đến một điều là sức mạnh quân sự tương đối trên chiến trường của người Đức khó có thể giữ nổi pháo đài Sevastopol trong hơn ba tuần lễ nữa?

    “Trò chơi kéo co” dằng dai giữa Hitler và một viên Tư lệnh chiến trường được phản ánh trong một nỗ lực của Schörner để thuyết phục Führer hủy bỏ mệnh lệnh. Schörner từng được mệnh danh là ‘người đàn ông hiểm độc’ đã sử dụng một chiến thuật đúng đắn với Hitler: vào lúc 10.30 ngày 18 tháng Tư, ông gọi điện cho Zeitzler. Lập luận của ông như sau: "Nhiệm vụ của Führer để giữ Sevastopol tất nhiên sẽ phải được thực hiện nhưng tôi muốn chỉ ra rằng bất kỳ loại vũ khí, đạn dược nào được gửi đến Crimea, chính là đã lấy đi của các chiến dịch sống còn thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine trên sông Dnestr – đó là cuộc chạm trán quyết liệt và chúng ta phải giành thắng lợi bằng bất cứ giá nào. "

    ........................

    huymaya, madpriest, tatpcit4 người khác thích bài này.
  8. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    360
    Mình thấy Hitler đúng đấy chứ, nếu các tướng lĩnh giỏi và quân đội Đức anh hùng thế sao cứ chạy hoài ?

    Anyway , cảm ơn bác chủ thớt nhiều.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Schörner đã ghi nhận đúng về câu trả lời của Tổng tham mưu trưởng Zeitzler: "Tôi hoàn toàn đồng ý với Ngài !" – rồi ông ta nói tiếp: "Nhưng để có được mệnh lệnh từ Führer để cho phép sơ tán Sevastopol, rất hữu ích cho tôi nếu có thêm các dữ liệu chính xác về Tập đoàn quân XVII! "..

    Lúc 22.05, Schörner, trong một cuộc điện thoại khác với Zeitzler, đã nhấn mạnh rằng: "Quyết định liên quan đến Sevastopol phải được đưa ra trong ngày 20 tháng Tư bởi vì vào thời điểm đó, tất cả các đơn vị vận tải không cần thiết sẽ phải rời khỏi Sevastopol". Tiếp tục, Schörner giải thích lịch trình của mình cho Zeitzler: Vào tối ngày 19 tháng Tư, việc sơ tán của nhân viên Wehrmacht không nằm trong đội ngũ chiến đấu sẽ phải được hoàn thành; sau đó đó lần lượt đến các đơn vị Rumani. Công suất là đưa đi khoảng 7.000 người/1 ngày. Tuy nhiên, tình hình trên bầu trời bán đảo Crimea ngày càng bất lợi cho chúng ta theo theo thời gian. Pháo binh của kẻ thù giờ đây đã bao phủ toàn bộ khu vực pháo đài ngoại trừ mũi Kherson (Khersonnet.ND). Schörner kết luận: "Số phận của Cụm Tập đoàn quân sẽ được quyết định tại đất liền, thuộc Cụm Tập đoàn quân Wöhler, chứ không phải ở Sevastopol”…..

    Ngày hôm sau, vào lúc 21.30, Schörner tiếp tục yêu cầu Zeitzler qua điện thoại đường dài :”Quyết định về Crimea phải được thực hiện ngay bây giờ. Lúc này, vận chuyển hàng không và đường thủy bắt đầu gặp tổn thất, lực lượng Hải quân đã phải tác chiến cả hai mặt, trong lẫn ngoài, bên Luftwaffe đã bị mất mát nhiều nên sẽ khó tiếp tục hoàn thành được nhiệm vụ. Cuộc sơ tán sẽ mất thời gian khoảng 2 tuần. Đó là lý do tại sao dẫn đến một sự khởi đầu ngay trong lúc này là điều cần thiết. Và đừng quên một điều. Trong tay chúng ta không thực sự có 5 sư đoàn để phòng thủ - thực ra chỉ tương đương với 5 Trung đoàn của Đức mà thôi. Lực lượng người Rumani hoàn toàn không có một giá trị chiến đấu nào cả !”….

    Mặc dù những lời lẽ cầu khẩn nặng nề này của Schörner đã đến tai Hitler trong cuộc họp buổi tối ngày 19 tháng Tư năm 1944, nhưng Quốc trưởng vẫn tiếp tục bác bỏ đề xuất của Schörner. Một lần nữa, ông lại cấm việc sơ tán các đơn vị chiến đấu. Nhưng Schörner quyết không bỏ cuộc....

    Ngày 21 tháng Tư, đích thân ông ta bay đến ‘lâu đài’ Berghof để thuyết phục Hitler hủy bỏ lệnh giữ vững vô thời hạn của ông ta. Đại tướng Schörner đưa ra mọi lý lẽ nhằm chứng tỏ trước ‘Ông Chủ tối cao’ của mình là Sevastopol không thể bảo vệ được lâu dài.

    Hitler chống lại quan điểm của Schörner bằng những lời lẽ ngọt ngào. Ông ta nói, thái độ của nước Thổ đã trở nên không chắc chắn vì sự sụp đổ mặt trận của chúng ta tại eo Perekop và bán đảo Kerch, cho nên bây giờ chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào việc Crimea nói chung, hay là Sevastopol nói riêng, có giữ vững được một thời gian dài hay không. Đây là yếu tố quyết định trong các chỉ thị của ông nhằm tiếp tục bảo vệ Sevastopol:”Có hai điều tôi cần nhất cho chiến tranh trong lúc này trên tất cả mọi điều khác - dầu Rumani và quặng crôm Thổ Nhĩ Kỳ. Cả hai sẽ bị mất nếu tôi từ bỏ Crimea." Sau đó, ông khẳng định lời nói của mình: “Crimea không nhất thiết phải được bảo vệ vô thời hạn, nhưng chỉ cần đứng vững trong vòng tám hoặc mười tuần. Một khi cuộc xâm lược đang chờ đợi ở phương Tây được đẩy lui thành công, Sevastopol có thể được di tản sau một vài tuần, mà không có bất kỳ sự rủi ro chính trị nào!”.

    Những vị tướng lĩnh khác trước đây nhiều người đã từng phải chịu thua tài hùng biện của Hitler. Trong nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục Quốc trưởng cho phép sơ tán khỏi Crimea, Schörner đã mắc sai lầm. Ông ta thừa biết lúc này không còn một lực lượng dự trữ nào, nhất là ở Crimea, chính vì vậy ông ta cố gắng lừa phỉnh Hitler bằng cách nói tháu cáy : “Thưa Quốc trưởng của tôi ! Sevastopol chỉ có thể giữ được nếu như Ngài tăng viện thêm quân cho Tập đoàn quân XVII !”…

    Đó là một sai lầm. Schörner đã đánh giá thấp Hitler. Giờ đây, nói chung Hitler luôn có một từ “Nếu!” trong đầu và ông ngay lập tức nắm bắt lấy nó. "Rất tốt, tôi sẽ gửi cho Ngài quân tiếp viện tới ngay."

    Thế là Schörner đã bị một người láu cá hơn qua mặt. Tất nhiên, Hitler sẽ không giữ được lời hứa và không gửi cho Schörner bất cứ thứ gì ngoài hai tiểu đoàn với 1300 người, 15 khẩu pháo chống tăng, 10 súng cối, cùng với 4 khẩu trọng pháo. Nhưng ông ta đã thực hiện lời hứa của mình và do đó hy vọng của Schörner để có đượcmột mệnh lệnh thủ tiêu việc bảo vệ pháo đài Sevastopol đã bị biến mất. Và như vậy tại Crimea, pháp lệnh của Hitler về công cuộc phòng thủ chiến lược trong thời điểm này dĩ nhiên vẫn buộc phải thực hiện…

    .......................
    huymaya, madpriest, caonam_vOz6 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tháng Bảy năm 1942, khi Thống chế von Manstein tấn công Sevastopol, khu vực pháo đài được bảo vệ bởi 7 Sư đoàn Bộ binh, 4 Lữ đoàn hải quân và 1 Sư đoàn kỵ binh Nga. Những người lính Sô-viết ẩn nấp dưới các boong-ke bê-tông cũng như trong các công sự ngầm, nơi có những khẩu trọng pháo hiện đại, kích thước lớn nhất được lắp đặt trong các pháo đài ngầm ăn sâu xuống mặt đất. Ngay cả thời điểm mà người Nga buộc phải rút khỏi Sevastopol thì Manstein phải mất một tháng sau mới giành được quyền kiểm soát pháo đài này…

    Vào tháng Tư năm 1944 pháo đài này đã được bảo vệ bởi 5 Trung đoàn Đức. Pháo binh của họ bao gồm các thiết bị thanh lý của một Quân đoàn. Sự thực , tuyến phòng thủ chính được thiết lập tốt, mọi vị trí đã được bảo vệ bởi các chướng ngại vật bằng dây thép gai, nhưng những chốt đề kháng mạnh, có chiều sâu chỉ tồn tại một vài điểm mang tính chất chiến thuật quan trọng. Các tuyến phòng thủ thứ hai và thứ ba, có người trấn giữ hoặc dự trữ chính thức thì hầu như không tồn tại. Các boong-ke và pháo đài cũ của người Nga không được sửa chữa lại và chỉ có thể được sử dụng như các bệnh viện dã chiến hoặc các vị trí tập kết lực lượng.

    Các vị trí nằm ở phía đông nam Sevastopol thì được xây dựng kém. Đường hầm dành cho bộ binh không đủ sâu. Quân đoàn V không có pháo binh hạng nặng và rất khan hiếm vũ khí bộ binh hạng nặng. Thậm chí, Sư đoàn Bộ binh 98 không hề có công cụ đào hào, công sự . Tướng Reinhardt đã phải ra lệnh chọn và thu gom hết cuốc và xẻng trong khu vực phòng thủ pháo đài. Các công binh Tập đoàn quân phải chế tạo các dụng cụ lao động cầm tay cho họ. Chỉ đến lúc đó, việc xây dựng các công trình phòng thủ trên mặt đất mới được bắt đầu. Và "pháo đài" này hiện đang bị tấn công bởi 29 sư đoàn Sô-viết, 1 Quân đoàn xe tăng, 3 Sư đoàn Pháo binh và hàng tá Lữ đoàn độc lập có quân số tổng cộng lên tới 470.000 người. Nó đang nằm dưới màn hỏa lực đến từ 6.000 họng súng pháo binh cũng như 600 xe-tăng Sô-viết…

    Vào thời điểm cuối cùng, ngày 27 tháng Tư, khi thảm hoạ ngày càng trở nên không thể tránh khỏi, Đại tướng Jaenecke đã gửi một bức điện tín cho Hitler tới Cụm Tập đoàn quân. Ngay lập tức, Tướng Schörner chuyển tiếp bức điện ngay tới Tổng hành dinh Führer. Vào ngày 24 tháng Tư, Jaenecke, đã yêu cầu Quốc trưởng thông báo thông tin và 2 Sư đoàn mà ông ta đã hứa tăng viện và giờ đây, Jaenecke thêm 1 Sư đoàn nữa đến cùng một lúc. Ngoài ra, ông ta còn yêu cầu xin phép được "tự do hành động".

    Tự do hành động
    ! Đó là một cụm từ mà Hitler ghét đến tận xương tủy (y như ghét ma quỉ). Đại tướng Jaenecke liền được lệnh triệu tập đến gặp Hitler để báo cáo. Ông ta đã bị sa thải. Thay thế cho vị trí lãnh đạo Tập đoàn quân XVII là Tướng Bộ binh Allmendinger. Viên Tư lệnh Quân đoàn Sơn cước XLIX (49) – Tướng Konrad – cũng bị huyền chức. Vị trí của ông được Tướng Hartmann kế nhiệm, người mang Lá Sồi, một người đàn ông dũng cảm nhưng có những khiếm khuyết đáng kể về thể chất - ông ta chỉ còn một tay và một chân......

    Cuộc tổng công kích của người Nga đã bắt đầu vào 9.30 giờ ngày 5 tháng Năm. Trận chiến được chuẩn bị bằng màn hỏa lực đến từ 400 khẩu pháo hạng nặng cùng với 400 khẩu súng cối các loại. Đòn tấn công cực mạnh đến từ 5 Sư đoàn Bộ binh Sô-viết rơi vào các vị trí của Sư đoàn Bộ binh 336. Nhưng những người lính Saxons dưới quyền Tướng Hagemann vẫn đứng vững vàng không hề lay chuyển. Họ cầm cự được 12 giờ…rồi 24 giờ….đến 36 giờ…..Ngày 7 tháng Năm, mặt trận phía Bắc Crime vẫn đang được giữ vững.

    Nhưng bây giờ mới đến lượt Yeremenko ra tay, ông ta tấn công vào các mặt trận ở phía nam và phía đông thuộc vùng trách nhiệm của Quân đoàn V. Tập đoàn quân Độc lập Duyên hải đã tấn công sau màn mưa thép của 320 khẩu pháo dành cho mỗi dặm phía trước. Họ đập thẳng vào các vị trí phòng thủ mạnh cũng như các vị trí pháo binh của người Đức. Sau đó mới đến các Lữ đoàn của Yeremenko. Đối thủ của họ là các Trung đoàn yếu kém thuộc các Sư đoàn 73, 111 và Sư đoàn Bộ binh 98…

    Tuyến mặt trận thuộc Sư đoàn Bộ binh 73 đã bị phá vỡ. Người Nga đã thọc sâu vào các trận địa thuộc Sư đoàn Bộ binh 111. Đến 18.00 giờ , thì tổng số thiệt hại của người Đức tại 2 khu vực mặt trận lên tới 5.000 người. Những người lính thuộc Quân đoàn V đã chiến đấu xả thân ở tất cả những điểm mốc cổ xưa nổi tiếng - Sapper Gorge, Nghĩa trang Anh cổ , các ngọn đồi Sapun, tất cả đều được biết đến từ sau cuộc Chiến tranh Crimea năm 1855.

    .............................
    huymaya, tonkin2007, caonam_vOz5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này