1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Pháo đài Maksim Gorkiy II, bị phá hủy năm 1942, lúc này được sử dụng làm bệnh viện dã chiến. Những người bị thương nằm thành một hàng dài. Những tiếng rên la và mùi hôi hám ám ảnh khắp mọi nơi. Có một con mương cắt sâu vào trong bờ biển dốc đứng cho phép đưa những nạn nhân bị thương nặng xuống các cảng tầu để đưa đi sơ tán. Mặt nước ở đây được bao phủ bởi các rác thải, vật lạ y tế dập dềnh lên xuống theo làn nước…

    Mọi điều xảy ra trong thời điểm này được mô tả lại bởi những dòng nhật ký của Đại úy Hensel trong ngày : ”Theo mệnh lệnh sơ tán, tất cả các con ngựa đều bị bắn chết và liệng xuống biển. Các con ngựa xếp thành hàng dài, mỗi con ngựa đều kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình bị ‘Thần Chết’ mang đi. Chỉ cần nhìn thoáng qua vịnh, đã thấy mặt nước được nhồi nhét hàng nghìn xác ngựa chết, những thi thể ngựa trương phềnh lên xuống theo nhịp đập của sóng biển..”. Việc sát sinh các chú ngựa là một trong những điều vô nghĩa nhất được thực hiện tại Crimea. Người Rumani nghĩ rằng quá lãng phí thời gian để hạ sát lần lượt các chú ngựa đã từng là chiến hữu ‘vào sinh ra tử’ với họ. Cho nên, thay vào đó, họ dẫn những chú ngựa tội nghiệp tới cạnh vách đá và xả súng máy vào chúng. Đó là giờ kết thúc….

    Thảm kịch xảy ra trong ngày 8 tháng Năm . Quân Nga đã vượt qua được vùng đất cao thuộc khu vực các ngọn đồi Sapun. Tất cả mọi nỗ lực nhằm ngăn họ và để lấy lại các ngọn đồi có nhiều vườn nho nổi tiếng, nhất là đồi Nikolayevka, và khu vực nghĩa trang đã trở nên vô ích. Quân Đức đang đứng trước tình cảnh tuyệt vọng tại khu đồi Sapun. Cũng có thời điểm, Đại úy Dr Finke cùng với Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn Vệ binh 282 đã thành công trong việc giành lại được vùng đất cao, nhưng ông lại bị quân Nga đánh bật trở lại. Dr Finke đã tử trận. Tập đoàn quân vẫn duy trì mệnh lệnh tấn công. Nhưng họ có thể làm được điều gì khác ? Không có mệnh lệnh sơ tán nào được đưa ra. Vì thế, Sevastopol đã phải được bảo vệ. ? Nhưng khi nếu khu đồi Sapun không trụ vững được thì mệnh lệnh đó trở nên bất khả thi. Điều gì sẽ xảy ra khi người Nga chiếm được nó ? Trong trường hợp xảy ra như vậy, Tập đoàn quân XVII chỉ có thể thoát ra khỏi Crimea từ một vị trí cuối cùng, mũi của bán đảo được mang tên là Khersonet. Nếu họ không thấy đội tàu thủy ở đó thì sao ?

    Khi nghe tin về khu đồi Sapun bị thất thủ, Tập đoàn quân XVII gom lại tất cả các lực lượng dự trữ còn trong tay để phản công nhằm chiếm lại bằng được. Vào giữa trưa, Trung tá Freiherr von Weitershausen, trưởng phòng tác chiến, đã báo cáo về Tập đoàn quân qua radio rằng cuộc phản công đang tạm dừng lại : "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để lấy lại được vùng đất cao sống còn đó!”. Nhưng bất chấp tất cả sự dũng cảm của lính Đức, thành công không đến được với họ. Cao điểm quan trọng nhất trong vùng đã rơi vào tay người Nga.

    Trước tình huống đó, vào lúc 21.15 ngày 8 tháng Năm, Đại tướng Schorner đã thông báo qua tín hiệu điện báo tới Tổng hành dinh Fuhrer có nội dung như sau : ”Xin được phép di tản vì việc bảo vệ Sevastopol không thể kéo dài hơn được nữa !”…

    Bây giờ, Hitler mới chấp nhận tình hình thực tế. Khoảng 1 giờ 45 phút sau, tức là đúng 23.00 giờ đêm, ông đã đồng ý cho phép rút quân. Hitler chua chát nhận xét với viên Tổng tham mưu trưởng, Tướng Zeitzler: ”Điều tồi tệ nhất trong việc sơ tán này, theo tôi nghĩ, là bây giờ người Nga sẽ giải phóng toàn bộ quân đội của họ tại ra khỏi Crimea và sử dụng chúng để chống lại Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine". Lúc này, không hề có một lời nào đề cập tới Thổ Nhĩ Kỳ.....

    Lúc 2.15 đêm ngày 9 tháng Năm, Tướng Allmendinger đã cầm trên tay bản mệnh lệnh cho phép sơ tán pháo đài. Ngay lập tức, Tập đoàn quân XVII lùi về vị trí tập kết cuối cùng của họ - mũi Khersonet nằm ở vị trí cận tây thuộc bán đảo Crimea…

    Khoảng 16.00 chiều hôm đó, các toán chiến đấu cuối cùng thuộc Sư đoàn Bộ binh 50 đã rút khỏi thành phố Sevastopol hoang tàn và di chuyển vào khu vực phía bắc của tuyến phòng thủ mới. Vào buổi tối, Đại tá Betz, vị chỉ huy pháo đài hào hoa , đã bị giết chết. Kể từ ngày 1 tháng Năm, khi tướng Sixt bị thương, Đại tá Betz đã chỉ huy Sư Đoàn Bộ Binh 50 với một sự khôn ngoan và dũng cảm......

    Khu vực Khersonet được bố trí lại một cách hiệu quả và được xây dựng tốt. Vành đai phòng thủ chính được hình thành bởi những con hào bộ binh liên tục kết hợp với các đường hầm thông tin liên lạc. Ngoài ra, còn có vô số các công sự cá nhân, dự trữ đầy đủ đạn dược và thực phẩm. Đó là liều thuốc tốt cho tinh thần. Rất nhiều kho lưu trữ thực phẩm loại tốt. Vì không có nước tại mũi Khersonet, nguồn nước soda đã được đưa đến…
    .........................
    tonkin2007, tatpcit, caonam_vOz2 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các lính Vệ binh và các sĩ quan Bộ binh có kinh nghiệm sẽ chỉ huy các nhóm chiến đấu nhỏ bao gồm các tàn dư còn lại của tất cả các đơn vị thuộc Wehrmacht. Trong phân khu thuộc Sư đoạn Bộ binh 98, tất cả các nhân sự được gom lại cùng nhau sau các chốt đề kháng mạnh của những lính Vệ binh, miễn là họ có bất cứ ít nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường trước đây, được tổ chức thành một lực lượng đột kích và dự trữ chiến lược luôn trong tình trạng sẵn sàng. Họ lên tới 250 người. Thời gian này, đó là một quân số đáng kể….

    Không cần phải nói nhiều, người Nga bám theo sau một cách mạnh mẽ và cố gắng vượt qua đầu cầu đổ bộ cuối cùng của Tập đoàn quân XVII, đẩy mạnh tấn công và quét sạch các vị trí phòng thủ. Tuy nhiên, bất chấp sự vượt trội to lớn về nhiều mặt, lần đầu tiên họ đã không thành công trong công việc như vậy.

    Nhưng mà lúc này phải sử dụng đến lòng can đảm như thế nào ? Thời điểm này là lúc Tập đoàn quân XVII đang bắt đầu mất đi quân bài chính trong việc phòng thủ của mình – không quân dưới quyền Tướng Deichmann trên bán đảo đang ngày bị người Nga lấn ướt. Sân bay dã chiến cuối cùng tại Khersonet đã nằm trong tầm bắn của người Nga, chính xác ra là từ những ngọn đồi Sapun, người Nga lúc này có một tầm quan sát tuyệt hảo về phía mũi của bán đảo. Vào tối ngày 9 tháng Năm, trên sân bay dã chiến lỗ chỗ hố bom đạn, Tướng Deichmann buộc phải ra mệnh lệnh cho 13 máy bay chiến đấu cuối cùng của ông : Được phép sơ tán về đất liền. Và như vậy, sự yểm trợ từ trên không trung của Khersonet đã bị mất. Đất liền lúc này trở lên quá xa so với tầm bay của các kế hoạch do các máy bay chiến đấu hoặc cường kích yểm trợ mặt đất của Đức thực hiện.

    Trước đó, những máy bay chiến đấu 2 động cơ luôn sẵn sàng thực hiện những yêu cầu hộ tống cho các máy bay vận tải hạng nặng để thực hiện nhiệm vụ. Lúc này, chỉ có những phi công thực sự dũng cảm thuộc Không đoàn vận tải Ju-52 mới dám hạ cánh trong đêm tối xuống đường băng dã chiến cuối cùng tại Khersonet để sơ tán những người bị thương. Trong đêm 10 tháng Năm, 1.000 người bị thương đã được đưa ra ngoài vòng vây bằng máy bay.

    Hồi cuối cùng của tấn bi kịch được khai mào vào ngày 10 tháng 5 năm 1944 bằng những tiếng nổ khủng khiếp. Những tiếng nổ làm minh chứng cho những mối liên hệ chặt chẽ trong cuộc chiến tranh đến từ không trung, mặt biển và trên đất liền…

    Ngay sau khi Hitler ban hành lệnh cho phép sơ tán, Hải quân đã đưa ra kế hoạch chuyên chở cỡ lớn nhất và được chuẩn bị rất cẩn thận. Nhưng liệu có thành công hay không ? Những lời giải đáp cho câu hỏi này sẽ mang tới kết quả là cứu rỗi hay hủy diệt số phận của Tập đoàn quân XVII. Những chuyến tàu thủy vận tải được xuất phát ngay lúc đó. Chuyến đi từ Constanta đến bán đảo Crimea phải mất một hoặc hai đêm cộng với một ngày. Đó là sự khác biệt lớn so với Dunkirk, nơi người Anh đã thành công trong việc vận chuyển toàn bộ quân đội của mình qua eo biển Manche năm 1940 bởi vì thời gian vượt biển chỉ mất vài giờ.

    Khoảng 2.00 đêm ngày 10 tháng Năm, 2 tàu vận tải Totila và Teja xuất hiện ngoài khơi Crimea. Họ thả neo cách phía bắc mũi Khersonet 2 hải lý vì nếu không họ sẽ nằm trong tầm bắn của pháo binh Sô-viết. Các chuyến phà và đội thuyền công binh thực hiện công việc đưa người lên tàu thủy. Họ đã đưa 5.000 người lên tàu Teja và 4.000 người lên tàu Totila. Đến lúc này đã xảy ra thảm họa. Một làn sóng máy bay Sô-viết ập đến. Máy bay cường kích bổ nhào, máy bay ném bom đã gầm lên cùng với nhiều máy bay chiến đấu hộ tống. Không hề có máy bay chiến đấu Đức nghênh chiến bảo vệ. Lúc 5.45 giờ, con tàu Totila nhận 3 cú đánh trực tiếp và bắt đầu trôi dạt trên biển, bốc cháy rừng rực. Hai tiếng rưỡi sau, tàu đã bị chìm. Chỉ có vài trăm người được cứu sống. Còn Teja phải chịu chung số phận tương tự. Quả ngư lôi Sô-viết đã phá hủy con tàu quá nặng và 15.00 chiều nó cũng chìm nghỉm xuống mặt biển. 400 người được cứu thoát - 400 trong tổng số 5000 người. 8.000 người mất mạng vì một chiến dịch không kích đến từ các máy bay Sô-viết. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

    Tập đoàn quân XVII dự định khởi hành vào đêm 10 rạng ngày 11 tháng Năm. Có khoảng 30.000 chuẩn bị rời Khersonet theo kế hoạch. Hải quân đồng ý. Cá nhân Đô đốc Donitz cũng can thiệp vào. Bất cứ những thứ gì có thể chuyên chở đều được gửi tới. Có tới hơn 190 tàu chiến Đức và Rumani và các tàu buôn trên biển. Tổng công suất ước tính khoảng 87.000 người. Thế là quá đủ. Đặc biệt là vào ngày 8 tháng Năm, nhiều người bị thương và không phải làm nhiệm vụ chiến đấu đã được vận chuyển tới đất liền cho nên chỉ còn có hơn 50.000 binh lính và sĩ quan trên bán đảo.....

    ..........................
    huymaya, DepTraiDeu, tatpcit5 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Công việc đã sắp đặt vào kế hoạch. Mọi thứ không phải trong tình trạng quá tệ. Nhưng người đời thường hay nói :“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên“. Bất thình lình, ‘Ông Trời’ nổi hứng chống lại Tập đoàn quân Đức tại Crimea. Một cơn bão ập tới. Thời gian biểu dành cho kế hoạch sơ tán bị đảo lộn. Người lãnh đạo hải quân Đức thuộc bán đảo Crimea – Thiếu tướng Hải quân Schulz – đã phải làm việc cuống cuồng với các sĩ quan dưới quyền. Nhưng họ có thể làm được gì để chống lại cơn bão số 8? Nhiều đội tàu không phải là những con thuyền đi biển một cách chuyên nghiệp buộc phải quay lại hoặc neo cố định tại chỗ. Những chiếc tàu vận tải khác buộc phải nằm trong trạng thái ‘delay’. Rõ ràng đội tàu thủy vận tải không thể tiếp cận với Khersonet trước ngày 11 tháng Năm.Do vậy, việc sơ tán buộc phải hoãn lại sang đến ngày hôm sau, đêm 11 rạng ngày 12 tháng Năm. Nhưng điều đó đồng nghĩa với những nhân viên thuộc Sở chỉ huy Tập đoàn quân XVII không thể có thời gian thực hiện kế hoạch di tản các đơn vị còn lại thuộc Tập đoàn quân một lần trong suốt đêm 10 rạng ngày 11 tháng Năm. Và như vậy, trừ khi toàn bộ nhân viên thuộc Tập đoàn quân bị giết hết, nếu không họ phải kéo dài thời gian bảo vệ Khersonet thêm 24 giờ nữa…

    Các Tiểu đoàn lại tiếp tục bảo vệ phòng tuyến của họ. Toàn bộ nỗi ác mộng trên tuyến phòng thủ liên tục xuất hiện một cách đầy đủ trong bản báo cáo của Tướng Reinhardt, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 98. “Ngày 10 tháng 5 năm 1944, quân Nga 7 lần tấn công dữ dội, mỗi lần được chia thành nhiều đợt. Lần nào họ cũng bị đẩy lùi. Một chiếc xe tăng kẻ thù đã bị tiêu diệt ngay trước tuyến hào quan trọng nhất và nằm bất động ở đó. Nó tạo lên một tấm bình phong để che chắn hỏa lực đến từ đối phương !”…

    Buổi tối, khi Tướng Reinhardt từ tuyến phòng thủ chính trở về Sở chỉ huy Sư đoàn, Tư lệnh Quân đoàn Sơn cước XLIX (49) – Tướng Hartmann – đang đợi ông ta trên máy điện thoại. Hartmann là người kế nhiệm Tướng Konrad, được mọi người đặt cho một biệt danh là “Gustav Sắt thép”.

    - "Reinhardt" - Hartmann thân mật nói: "Reinhardt, cậu là điểm quan trọng nhất đấy. Nếu trận địa của cậu bị phá vỡ thì tất cả mọi người sẽ không biết lên tàu như thế nào đâu !”

    Các sĩ quan tham mưu đang lắng nghe cuộc hội thoại và họ hiểu lý do tại sao mà Reinhardt lại trả lời : “Nhưng , thưa Tướng quân! Chả có lý do gì mà phải lo lắng. Ngày hôm nay, người Nga 7 lần đã tấn công vào khu vực trận địa của chúng tôi và đều bị đánh bật lại cả 7 lần. Họ không thâm nhập được vào bất cứ nơi nào cả. Còn công việc, tàu thủy đâu hết rồi ? Tôi không nhìn thấy bất kỳ một con tàu nào ! Chúng tôi có thể giữ trận địa thêm được 24 giờ nữa ! Miễn là các con tàu phải tới !”

    Sau đó, Tướng Reinhardt ngả lưng trên một cái ghế gỗ để kéo vài giờ ngủ ngon lành. Cũng trong khoảng thời gian đó, đội tàu cứu hộ đã đến để làm nên một biên niên sử khác trong Trận chiến Crimea….

    Cuốn Nhật ký của Đại úy Hensel cũng đã đề cập đến việc sơ tán các nhân viên thuộc Sở chỉ huy Tập đoàn quân XVII: “Ngày 10 tháng 5 năm 1944, khu vực Pháo đài liên tục phải hứng chịu hỏa lực của pháo binh và súng cối Nga, nhưng các địa đạo ngầm đã được mở ra trên các vách đá bên cạnh bờ biển. Chúng tôi phải leo xuống trong bóng tối, trên những chiếc thang dây và từ 1.00 giờ trở đi phải chờ đợi bên cạnh các vách đá cheo leo. Thêm 2 giờ trôi qua mà chưa thấy dấu hiệu của sự sống. Lúc này chỉ có những quả đạn của Nga thi nhau rít trên đầu, hướng về phía biển khơi. Chúng tôi đang ở một vùng đất chết bên cạnh những vách đá. Mọi hy vọng của chúng tôi dường như tắt ngấm. Nếu bình minh xuất hiện thì sẽ là quá muộn. Nhưng bất thình lình họ đã tới. Qua những tiếng ồn lớn, có tiếng nói của một sĩ quan chỉ huy gọi chúng tôi lên tàu. Đó là 2 tàu phóng ngư lôi. Bởi vì bờ biển toàn đá nên họ không thể cập vào bờ được. May mắn cho chúng tôi, biển đã lặng hơn. Vì vậy, chúng tôi lên các con thuyền nhỏ, cứ tám người mỗi thuyền. Đó là một công việc rất chậm chạp cho đến lúc tảng sáng. Nhưng rốt cuộc, chúng tôi cũng đến được đích trên biển. Mỗi chiếc tàu phóng lôi chứa khoảng 50 người. Hai con tàu nối đuôi nhau thoát ra theo hướng tây nam càng ngày càng gia tăng tốc độ. Thực sự chúng tôi có thể thoát ra khỏi địa ngục rồi ?

    Chúng tôi vẫn còn một chặng đường 250 dặm ở phía trước với tất cả các mối nguy hiểm thường trực đe dọa như tàu ngầm hoặc máy bay quân thù. Bờ biển bán đảo Crimea dần dần biến mất trong ánh sáng nhạt của một ngày mù sương. Dưới boong tàu, những người lính ngồi bên nhau rất đông. Tôi vẫn đứng trên boong. Chỉ khi tôi bị ngã vào lan can, cùng với cái hộp thép nặng nề mà tôi đang bám vào, tôi mới rời khỏi chỗ nghỉ thoáng mát của tôi ở đuôi tàu. Sau đó, tôi tìm được một chỗ nghỉ ngơi tốt hơn một chút dọc theo kho chứa ngư lôi dự trữ. Tám giờ đã trôi qua và chúng tôi đã tới vùng biển yên tĩnh thuộc quân cảng Constanta. Chúng tôi đã được cứu thoát…... "


    .............................
    tonkin2007, caonam_vOz, tatpcit3 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi đó, cuộc chiến khốc liệt vẫn diễn ra trong các pháo đài cuối cùng. Người Nga đã mở lại các cuộc tấn công vào ngày 11 tháng Năm. Vào lúc 20.00 giờ, họ tập trung hỏa lực pháo binh vào các điểm mà tàu có thể cập bến được. Thời gian sau , họ rút ngắn tầm bắn của pháo binh và thi nhau đập xuống tuyến phòng thủ chính của Đức. Tiếp theo, họ tổng tấn công trên toàn bộ chiều dài của mặt trận. Họ đã xâm nhập được vào khu vực do Sư đoàn Bộ binh 98 bảo vệ, gần “Đồi Battery”. Nơi này đã bị người Nga tràn ngập bởi một cuộc phản công trực tiếp.

    Trong ngày 11 tháng Năm, tất cả các đơn vị đều nhận được lệnh quay trở lại các điểm chờ khác nhau để lên tàu cứu hộ vào lúc 23.00 giờ đêm và phải đào các công sự, giao thông hào tại các nơi đó nhằm tiến hành phòng thủ cục bộ. Các mệnh lệnh được đưa ra đồng thời cùng một lúc với điều kiện là; trong trường hợp, tàu cứu hộ không tới được điểm tập kết, các đơn vị có thể lên bất kỳ một con tàu cứu hộ khác mà họ có thể tìm thấy. Đó là một mệnh lệnh rất cần thiết tùy theo diễn biến của tình hình chiến sự, nhưng lại mở toang cánh cửa cho sự hỗn loạn và hoảng loạn xảy ra.

    Thật may mắn, Người Nga chẳng hề biết một chút nào về kế hoạch đào thoát cuối cùng của người Đức. Đường giây điện thoại giữa các Sở chỉ huy vẫn còn hoạt động và Reinhardt gọi điện cho các Trợ lý Trung đoàn. Một trò lừa được sắp đặt trước với những câu hỏi và câu trở lơi ngay sau đó : “Tốt! Công việc thế nào ? Mọi thứ vẫn tốt chứ ?”….Đến câu trả lời :”Thưa Ngài! Mọi thứ đều tốt! Tình hình mặt trận vẫn yên tĩnh!”. Reinhardt nói tiếp : "Có thế chứ, tôi có thể uống một tách trà mà không bị ai quấy rầy...". Đó là câu nói ám hiệu và có thể hiểu là : Hãy quay trở lại các điểm chờ tàu…

    Thời gian dự định là khoảng 24.00 giờ. Reinhardt dùng radio để liên lạc với các điểm chờ tàu của Sư đoàn. Mọi câu hỏi liên tục lặp đi lặp lại và nhận được mọt câu trả lời giống hệt nhau. Ở đó vẫn chưa có tàu! Chưa có tàu! Điều gì đã sai ở đây ? Các con tàu được trang bị đầy đủ: đội tàu cứu hộ đã nằm tại chỗ neo đậu với đầy đủ phương tiện cần thiết – nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chúng ở đâu, neo đậu gần bờ ở chỗ nào.

    Lúc 21.30 giờ, Thiếu tướng Hải quân Schulz bước lên con tàu chỉ huy thuộc Đội tàu phóng ngư lôi cao tốc số 1 (MTB -Motor torpedo boat), ông ta có dự định hướng dẫn cho các đoàn xe chở người đi tới chỗ neo đậu của tàu cứu hộ trong khi thiết bị chỉ huy bằng vô tuyến điện đã bị hỏng hóc. Các tần số chỉ xuất hiện trên một kênh sóng duy nhất đã bị kẹt lại, không thể chuyển tiếp được tín hiệu cho các con tàu cứu hộ khác. Nhưng đó vẫn chưa phải là sự kết thúc của thảm họa. Dường như ma quỉ cùng sát cánh phía bên người Nga chiến đấu chống lại người Đức. Schulz gửi một tín hiệu cho tất cả các con tàu, hướng dẫn họ di chuyển đến cửa vịnh Kamyshevaya càng gần càng tốt. Từ đó, ông sẽ hoa tiêu cho họ đến các điểm đón người sơ tán. Tuy nhiên, mệnh lệnh trên radio của con tàu chỉ huy gửi cho các nhân viên thuộc trung tâm liên lạc, đã không bao giờ tới đích. Hoặc nó đã không truyền đi được, hoặc nó đã biến mất, hoặc nó đã bị mất trên kênh sóng duy nhất bị kẹt lại.

    Đó là một đêm đen tối, mặt biển đen như mực. Nhưng Thiếu tướng Hải quân Schulz đã đặt hết hy vọng vào sự đêm tối hôm đó. Trong bóng tối, pháo binh Liên Xô không thể xác định được bất cứ mục tiêu nào và Không quân Sô-viết càng chưa có kinh nghiệm về các cuộc không kích vào ban đêm.

    Con tàu ngư lôi cao tốc phóng như bay trên mặt biển. Các viên sĩ quan trợ lý mắt như dán vào ống nhòm quan sát trên mặt biển. Cái quái gì thế? “Sương mù??”..Viên Sĩ quan trưởng nhóm lẩm bẩm. Họ ngây người ra vì kinh ngạc :”Nhưng nó từ đâu đến cơ chứ ?”. Một làn sương mù trắng dày đặc đang trôi từ phía bán đảo ra biển. Càng ngày càng nhiều và trở nên đậm đặc hơn. Các cầu tàu và cầu cảng chỉ được nhìn thấy từ cự ly rất gần. Nhưng đó không phải mà sương mù – trông kỹ thì có vẻ như một màn khói trắng dày đặc thì đúng hơn. Làm thế nào lại có chuyện đó nhỉ ?

    Trong những tháng gần đây, Hải quân đã lắp đặt một hệ thống ống khói dọc theo các bến cảng và các vịnh với vài trăm thùng tạo màn khói. Trong trường hợp các cuộc tấn công lớn đến do sự hình thành của các thế lực kẻ thù, các mục tiêu quân sự quan trọng, đặc biệt là các điểm neo đậu và cầu cảng đã được che giấu bằng các màn khói để làm cho việc ném bom có chủ ý của kẻ thù sẽ không thể thực hiện được chính xác. Nhưng bây giờ, một sự thay đổi đáng buồn xảy ra. Nhiều thùng tạo khói này đã bị hỏa lực pháo binh địch bắn trúng. Ngạc nhiên và hài lòng khi thấy mình được che khuất trước những cặp mắt sục sạo của kẻ thù, một vài đơn vị Đức tiếp tục “hào phóng” sử dụng màn khói dày đặc như thể để đảm bảo rằng họ sẽ được an toàn hơn. Họ đang làm điều đó mà không một chút nghi ngờ nào cả. Đúng là thảm họa không biết bao giờ mới được dừng lại….

    Sự thực ra, Thiếu tướng Hải quân Schulz cũng tìm thấy con tàu vận tải Dacia và hướng dẫn đưa nó cập bờ. Ông ta cũng tìm thấy một vài con tàu khác. Nhưng có tới 60 con tàu đang thả neo chờ đợi trong khu vực này, và hầu hết không thể tìm thấy địa điểm dự định cần thiết . Bên cạnh đó, họ cũng không chờ đợi được lâu. Ngày mới đã lên, nhiều con tàu trong số đó đã quay đầu trở lại quân cảng Constanta với tình trạng hoàn toàn trống rỗng.......

    ...........................
    MD_2015, tatpcit, caonam_vOz4 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Có thể có thêm một phương án tăng cường tìm kiếm những con tàu cứu hộ - nếu như hạm đội sẽ dùng những con tàu MTB cố gắng tìm kiếm các con tàu cứu hộ khác và đưa chúng đến các địa điểm đón người đi sơ tán. Tuy nhiên, đội tàu MTB là đơn vị hoạt động duy nhất thuộc hạm đội có khả năng chống lại được những đòn tấn công của các lực lượng Sô-viết trên mặt biển. Liệu khi rút một số con tàu ra thì hạm đội sẽ mất khả năng chống cự với lực lượng hải quân Sô-viết không? Họ sẽ làm gì nếu bị người Nga tấn công ?

    Trong trường hợp đó, tất cả các tàu thủy còn lại đều có nguy cơ rơi vào tình trạng thảm khốc nhất. Không một ai có thể trách cứ hạm đội trong việc buộc phải giữ nguyên vũ khí duy nhất cuối cùng còn lại trong tay họ. Và như vậy, thảm họa đã ập đến tới 10.000 binh lính, sĩ quan đang còn kẹt lại thuộc Tập đoàn quân Đức tại bán đảo Crimea. Họ bắt buộc phải chiến đấu đến giây phút cuối cùng…

    Một phần nhờ bản năng tuyệt vời của người lính cộng thêm một chút may mắn, Tướng Reinhardt tìm thấy được 5 con phà đáy phẳng tại một cái kho hiu quạnh bên bờ biển. Người chỉ huy dũng cảm này đã chỉ đạo gia cố, luyện tập để điều khiển những con tàu này ngay bên bờ biển. Reinhardt cũng tìm thấy mười con tàu tuần tiễu nhỏ. Những lính tiền trạm, những người sử dụng loa có cường độ lớn nhằm mục đích tập hợp lại những đơn vị còn lại thuộc Sư đoàn, Trung đoàn Vệ binh 117 thuộc Sư đoàn Bộ binh 111, cố gắng tiếp cận và gấp rút đưa họ di tản trên những con phà này.

    Tướng Reinhardt giữ lại con phà cuối cùng. Ông ta không hề bỏ cuộc, vẫn đứng vững ở vị trí chỉ huy đưa ra các mệnh lệnh cho đến tận lúc lên phà. Ông ta không lên tàu di tản vội, vì khi bước chân lên tàu ông ta sẽ không còn quyền hạn nào nữa. Reinhardt muốn chờ đợi càng lâu càng tốt với hy vọng rằng những người bị tụt hậu vẫn có thể đến được đích. Chính vì vậy, một trong số những người bị tụt hậu đã xuất hiện, đáng kể có Đại tá Haidlen, Tham mưu trưởng Quân đoàn XLIV (44), Trung tá Becker, Trưởng phòng hành quân thuộc Sư đoàn Bộ binh 73. Và rất nhiều sĩ quan và quân nhân Đức khác nữa. Vào lúc 3:00 giờ sáng, Reinhardt đã ra lệnh cho con phà cuối cùng rời bỏ Crimea. Họ đã đi thoát ra biển khơi. Thế là phần còn lại thuộc Sư Đoàn Bộ Binh 98 được cứu thoát.

    Tấn bi kịch tại điểm sơ tán thuộc Sư đoàn Bộ binh 50 được báo cáo lại một cách lãnh đạm, đơn giản đúng như tình hình thực tế trong cuốn biên niên sử của Sư đoàn. Các trung đoàn đã giữ vững phòng tuyến của họ đến tận giây phút cuối cùng. Tại đây, người Nga cũng không nhận thấy sự rút lui của người Đức đến các điểm tập kết sơ tán.

    Trung đoàn 121 bắt đầu lên tàu. Nhưng tại điểm sơ tán thuộc Trung đoàn Vệ binh 123 chỉ có một con phà túc trực. Nó chỉ có thể chứa được vài trăm người. Thêm một con phà khác tới. Những người Đức xếp thành 2 hàng ngũ để lên phà. Buộc phải tạm dừng. Vài người bị thương được khiêng lên trước. Không còn chỗ trên phà nữa….

    Thiếu tá Teschner ra lệnh cho các sĩ quan quay trở lại bờ biển. Họ nín lặng tuân theo, như thể đây là điều tự nhiên nhất, tất cả mọi người quay lại. Nhiệm vụ chính của họ bây giờ là yểm trợ cho cuộc sơ tán. Họ lầm lũi đào công sự cho trận chiến cuối cùng. Lưng của họ quay về phía biển, một nhóm chiến đấu nhỏ thuộc Sư đoàn Bộ binh 50 đã sẵn sàng tại chốt đề kháng. Họ giữ vững được thêm 6 giờ nữa. Sau đó trận địa của họ bị quân Sô-viết tràn ngập. Nhưng 2.800 người thuộc Sư đoàn đã được di tản kịp thời. Những người còn lại vẫn ở trên bán đảo.

    Mọi việc xảy ra tương tự tại Sư đoàn Bộ binh 336, kể cả lúc viên Tư lệnh dũng cảm đã bị thương nặng và đưa ra bằng máy bay. Còn đối với Sư đoàn Bộ binh 73, phần lớn những người lính được cứu thoát bằng phà, và phần còn lại được sơ tán bằng tàu ngầm. Nhưng Tướng Böhme, chỉ huy Sư đoàn 73 bị bắt làm tù binh tại Trụ sở chỉ huy.

    39.808 người đã được sơ tán từ mũi Khersonet trong suốt ba ngày qua. Và 31.708 người đã đến được đích. Còn về số phận của các Trung đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh 111, mới được điều chuyển đến bán đảo vào tháng Ba năm 1944 để tăng viện cho hệ thống phòng thủ Crimea ? Chính Sư đoàn này đã bị thiệt hại nặng nề nhất. Không một con tàu nào trong số 60 tàu thủy vận tải có thể di chuyển trong bóng tối mịt mù và màn khói nhân tạo dày đặc men theo bờ biển để tới được các vũng tàu, nơi có những điểm tập kết sơ tán của Sư đoàn. Không một con tàu nào cả !

    Bình minh ngày 12 tháng 5 năm 1944 đã lên. Bầu trời xanh ngắt. Những chiếc T-34 đã lao vào các vị trí tiền đồn trên những trận địa cuối cùng nhằm che chở cho các điểm đáp tàu sơ tán của Sư đoàn ‘Hạ Saxon’. Lính Đức chỉ còn lại trong tay một vài khẩu súng trường và súng máy. Các thiết bị nặng của họ đã bị phá hủy…

    Trung tá Franz - sĩ quan tình báo - đang đốt hết các giấy tờ bí mật trên bãi biển. Cuộc kháng cự đã chấm dứt. Sự hoảng sợ lan tràn. Trung úy Gottlieb, sĩ quan phụ tá thuộc Trung đoàn pháo binh 117, tự tìm cho mình một tấm ván vội ôm xuống nước để bơi ra biển. Nhưng hỏa lực súng máy trên chiếc phi cơ Sô-viết đã không buông tha cho anh ta, Gottlieb đã bị chết đuối. Chỉ mới 4 tuần trước đây, viên sĩ quan trẻ tuổi này đã phải đưa xác người em mình dưới hỏa lực dữ dội của kẻ thù để chôn cất sau phòng tuyến của người Đức…
    ..............................
    tatpcit, caonam_vOz, tonkin20074 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đột nhiên, một vài chiếc tàu đổ bộ Đức xuất hiện. Một trung sĩ hỏi : ”Thưa ngài Trung tá, chúng ta đến Thổ nhĩ kỳ phải không?”. Nói rồi anh ta nhảy lên con tàu đã được lèn chặt bởi những lính công binh thuộc Tập đoàn quân. Xong, con tàu vội vàng thoát ra biển khơi.

    Các xe tăng Sô-viết vẫn giữ nguyên khoảng cách. Pháo binh của họ thi nhau trút đạn loạn xạ xuống bãi biển. Hỏa lực cứ dần dần mở rộng lên phía trước. Mỗi lúc tiến vào gần hơn. Rẻo đất hẹp giữa vách đá và mặt nước biển rộng chưa đầy 30 mét Anh. Vài ngàn người lính Đức tội nghiệp đã bị nhồi nhét trong những bãi đất nhỏ lẫn lộn với bùn, đá cuội và các tảng đá. Sau đó, những chiếc xe-tăng Sô-viết di chuyển chậm lại. Tháp tăng được mở ra. Tướng Grüner đứng thẳng lên, đi bộ về phía chiếc T-34. Pháo trên xe tăng nổ vang. Chầm chậm, vị tướng ngã xuống mặt đất.

    Những lính bộ binh Xô-viết tháp tùng theo các xe tăng dường như đang giận dữ về chuyện gì đó. Họ thi nhau la hét, nổ súng và dùng cả báng súng trường để đánh đập. Một trung sỹ Đức không chịu nộp cây thánh giá Đức bằng vàng của mình. "Ti-ên sư cái thằng lính đẹp mã này!! " rồi sau đó anh ta bị đốn gục….

    Các sĩ quan Đức đã được chọn ra và dẫn giải đi. Fritz Niedszwedski, lính truyền tin của Đại đội, trước đây là một phục vụ viên du lịch tại Khách sạn Eden tại Berlin cùng với Sepp Prötzner, tài xế của viên Trung tá Tình báo đã chộp lấy Frank và đưa lẫn vào một nhóm người đang đứng trong hàng. Họ ép sát hai bên Frank. Họ cố gắng che giấu những sọc đỏ trên ống quần thể hiện là Sĩ quan tham mưu trước những con mắt soi mói của lính Nga.

    Những Hiwis Nga phục vụ cho người Đức bị dẫn giải tới xếp hàng ngay ngắn bên vách đá và bị xả súng giết sạch. Quả là một sự kết thúc tàn bạo….

    ....Sáu tháng sau, Trung tá Franz đã phải đối mặt với một viên chức thẩm vấn Liên Xô trong một nhà tù ở Mátxcơva. Người hỏi cung tỏ ra chính xác, lịch sự và điều tra một cách tỉ mỉ. Ông ta đặc biệt quan tâm đến hoạt động của Sư đoàn Bộ Binh 111 tại Crimea. Và ông ta nói: "Chúng tôi đã không vội vàng nắm quyền kiểm soát Crimea ngay - vì rốt cục - đó là một trại giam tù binh lớn nhất của chúng tôi. Người Đức hầu như đã làm tù nhân trên bán đảo kể từ tháng 11 năm 1943. Họ tự tiếp tế, tự bảo vệ và tự lên kế hoạch đào thoát ra khỏi nơi đó. Thậm chí họ còn chủ động chạy trốn ra khỏi Crimea nữa…”.

    Nếu sự kết thúc của Crimea mà không khủng khiếp như thế thì người ta có thể đồng ý với những lời nói đến từ viên chức thẩm vấn Nga. Nhìn vào Bảng thống kê quá tàn nhẫn khó có thể được hủy bỏ bởi một lời nhận xét dí dỏm như vậy. Số người chết và bị thương trong khoảng thời gian từ ngày 18 tháng Tư đến ngày 13 tháng 5 năm 1944 tại Crimea là 57.500 – gồm 31.700 người Đức và 25.800 người Rumani. Hơn nữa, so sánh số liệu di tản cho thấy số phận của 20.000 người nữa đã được đưa vào diện mất tích. Đó là một thảm hoạ trên quy mô của Stalingrad.

    Bán đảo nhỏ này là một dạng siêu nhỏ của toàn bộ cuộc chiến tranh. Tất cả những gì đã xảy ra khu vực chỉ rộng khoảng một trăm dặm vuông là một sự điển hình của toàn bộ mặt trận miền Đông từ Petsamo trên tận cùng Cực bắc xuống tận vùng cực nam Caucasus.

    Tính kỷ luật, sự dũng cảm, sự phục tùng mệnh lệnh và sự hy sinh quên mình cũng luôn đi đôi với sự hèn hạ, tính dã man, tàn bạo, thêm bớt bởi sự ngu xuẩn, sai lầm, lòng tham lam với nỗi sợ hãi, sự cuồng tín và chứng nghiện rượu. Toàn bộ cuộc chiến tranh tại Nga đã được phản ánh một cách đầy đủ tại bán đảo này.

    Nhưng đó cũng là những điều bất khả kháng - những sai lầm chiến lược, những cân nhắc về lợi ích kinh tế và chính trị, và các điều luật trong cuộc chiến tranh trên đất liền, trên biển và cả trên không trung. Tất cả những vấn đề trên đều có một vai trò rõ ràng tại một không gian nhỏ hẹp này, nhưng mọi thứ đã xảy ra ở đây đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển vượt bậc của cuộc chiến tranh tại Mặt trận miền Đông.

    Hitler và Stalin đụng độ nhau trên một chiến trường bị giới hạn này. Chính nơi đây,họ đã bộc lộ những điểm yếu của họ và cũng như cách thức sử dụng con ‘át chủ bài’ của mỗi người.

    Và những người lính Đức quả cảm hoặc đã trải qua những trận chiến kinh hồn giữa biển Putrid và những bãi biển tại Yalta là điển hình của những người lính ở bất cứ nơi đâu thuộc mặt trận miền Đông, những người đã từng chiến đấu trên các phòng tuyến hoặc là những người đã phác thảo ra mọi kế hoạch trên những tấm bản đồ. Cuộc chiến tại Crimea thực sự là một mô hình thu nhỏ của tất cả các chiến dịch thuộc nửa cuối cuộc chiến tranh tại nước Nga…..
    ..............................
    ĐẾN ĐÂY HẾT PHẦN NÀY...XIN MỜI BÁC HUNTER TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC....
    tatpcit, meo-u, caonam_vOz6 người khác thích bài này.
  7. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Phần 08: Sự hủy diệt của Cụm TĐQ Trung Tâm

    1. Bố Trận

    Tấm gương từ quá khứ - Hitler chờ đợi cuộc tấn công từ Galicia – Stalin chọn đúng điểm yếu nhất – Ưu thế tuyệt đối – Tranh cãi tại Kremlin – Rokossovskiy đạt được mong muốn.

    Vào ngày 02 tháng 08 năm 216 trước Công Nguyên, quân đội Carthage của Hannibal đối mặt quân La Mã dưới quyền Quan Chấp Chính Terentius Varro gần làng Cannae nơi bình nguyên Apulian Nam Ý. Người La Mã có lợi thế quân số, nhưng quân kị binh tinh nhuệ của Hannibal đã khiến chênh lệch này chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

    Trận đánh bắt đầu. Hai đội quân tiến vế phía nhau. Hannibal tung ra con bài tẩy của mình: Hasdrubal, chỉ huy kị binh, cùng lực lượng kị binh hùng mạnh dưới quyền đôt kích vào kị binh yếu ớt nơi cánh phải quân La Mã. Các kị sĩ La mã bị hất văng xuống sông Aufidus. Ngay sau đó, ông vòng sau lưng bộ binh La Mã, lao thẳng tới cánh trái nơi 3,000 kị binh La Mã khác đang giao chiến với khinh kị Carthage. Ông tấn công vào lưng và đánh bại họ. Và cuối cùng quay lại tập hậu bộ binh La Mã.

    Bộ binh trang bị nặng của Terentius Varro đang chiếm ưu thế trước bộ binh nhẹ Carthage lúc này hoàn toàn vô dụng. Với kị binh của Hasdrubal sau lưng và bộ binh Carthage hai bên cánh, số phận của quân La mã đã được định đoạt. Trận đánh hủy diệt đầu tiên đi tới kết cục của nó – bao vây chủ lực bằng lực lượng cơ động mạnh, tiếp ngay sau là gọng kiềm tấn công của bộ binh vào hai cánh quân đối phương.

    Bá tước von Schlieffen, Thống chế Phổ, có một bài nghiên cứu xuất sắc về trận này. Quân La Mã, ông giải thích, đã co rút đội hình quá mức cần thiết. Hannibal phóng ngựa dọc chiến trường đẫm máu, khích lệ các chiến sĩ dũng cảm và cười nhạo những người tỏ ra uể oải. Quân Carthage cuối cùng bắt 3,000 quân địch làm tù binh sau khi mệt mỏi vì giết chóc. 48,000 xác chết chồng chất lên nhau, phủ đầy cả khu vực chật hẹp, trong đó có cả Quan Chấp Chính Aemilius Paulus và Nguyên Lão Servilius. Varro chạy thoát với vài kị binh và một số bộ binh nặng. Người chiến thắng còn bắt được thêm hàng ngàn người nữa tại làng Cannae và hai khu trại của quân La Mã.

    Schlieffen viết vào năm 1909: “Đây là một trận đánh hủy diệt hoàn hảo. Vũ khí và phương thức chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi sau 2,000 năm qua. Binh lính thay vì cận chiến bằng gươm ngắn thì bắn nhau cách xa hang ngàn bộ; pháo giật hậu thế chỗ cung tên và sung máy thay cho ná bắn đá. Giờ người ta có thể đầu hàng thay vì bị tàn sát. Nhưng kiểu mẫu chung của trận đánh vẫn chẳng khác gì. Một trận đánh hủy diệt có thể tiến hành ngày nay với cùng kế hoạch – dựa trên suy nghĩ của Hannibal từ rất lâu trước đó.”

    Bá tước Schlieffen đã đúng. Trận Cannae tiếp tục tái hiện tại Nga, trên bờ sông Berezina vào hè năm 1944.

    Tương tự như toàn cuộc chiến Nga- Đức nổi bật bởi những sai lầm, chương cuối của nó mở đầu bằng một sai lầm chí mạng của Bộ Chỉ Huy Đức.

    Vào năm 1941 ai có thể ngờ Cụm TĐQ Trung Tâm hùng mạnh phải chịu một thảm họa khủng khiếp nhất lịch sử quân sự chỉ trong chưa tới 03 năm, một trận đánh hủy diệt, một trận Cannae không thể bàn cãi?

    Cụm TĐQ Trung Tâm từng là mũi xung kích của Chiến dịch Barbarossa. Với lực lượng 02 TĐQ thiết giáp và 03 TĐQ bộ binh mạnh, nó đập nát chủ lực Xô Viết tại bờ tây Dniepr tới Smolensk. Sau đó Hitler lại có một phút do dự tai hại. Ông ta tạm thời đình chỉ “Kế hoạch Moscow”. Quân Đức bẻ ngoặt tới Kiev nhằm chiếm Ukraine trước. Mũi thọc sâu vào Moscow chỉ tái khởi động hàng tuần sau đó, trong bùn lầy của mùa đông đang tới. Và nó quá muộn mằn. Mùa đông nước Nga với giá rét và quân dự bị sung sức từ Siberia quá sức chịu đựng của quân Đức. Cụm TĐQ Trung Tâm bị đánh bại ngay cửa ngõ Moscow.

    Sự kiện mùa đông năm 1941 đánh dấu một bước ngoặt quyết định cho cuộc chiến.

    Trọng tâm chiến lược của người Đức chuyển từ Trung Tâm và mục tiêu quân sự thuần túy, nhắm thẳng vào thủ đô đối phương với hệ thống đầu mối giao thông liên lạc của nó, thành các mục tiêu kinh tế phía nam Liên Xô, mà chỉ Hitler, chứ không phải các tướng lĩnh, cho rằng quan trọng sống còn với chiến tranh – than, thép và dầu. Khu vực Donets và Caucasus trở thành chiến trường quyết định. Những quả đấm lớn được tung ra. Xúc xắc đã tung quyết định thành bại.

    Cụm TĐQ Trung Tâm, sau khi rút lui từ cửa ngõ Moscow, trong mắt Bộ Chỉ Huy Đức chỉ còn là “chiến trường thứ yếu”. TĐQ Thiết Giáp 02 dũng cảm của Guderian, sẽ bao vây và chiếm Moscow từ phía Nam theo kế hoạch Barbarossa, án binh bất động gần 20 tháng, tới tận tháng 08 năm 1943, tại các vị trí phòng ngự quanh Orel, nơi họ rút về từ thạm kịch tại Tula. Bên cạnh đó, sau chiến thắng tại Volga, Stalin quyết định đánh tan quân Đức tại phía nam thay vì trung tâm.

    Thống chế von Manstein đã khẩn cầu Bộ chỉ huy của Fuhrer trong vô vọng từ trận Stalingrad: “Quyết chiến sẽ tiến hành ở phía nam – chúng ta cần có lực lượng mạnh ở đó.” Ông yêu cầu tang cường cánh nam hết lần này đến lần khác, nếu cần thiết thậm chí có thể rút quân từ các Cụm TĐQ khác. Hitler không dám làm vậy.

    Kết quả quân Đức thua hết trận này tới trận khác ở phía nam. Thất bại cả trong việc chiếm nguồn tài nguyên sắt và than, nicken và quặng mangan, cũng như vựa lúa Ukraine – chưa nói tới Crimea. Thua trận chỉ vì một sai lầm!
    viagraless, tatpcit, tonkin20077 người khác thích bài này.
  8. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    TDQ panzer 2 bất động ở Orel là đúng rồi. Sau khi bị đẩy khỏi Tula, nó trụ lại được ở Orel, chỉ huy của nó mất chức thay bằng người khác. Quân chủ lực cũ của nó bị đưa về đánh nhau với du kích Nam Tư và làm dự bị cho 2 hướng Nam là Hy Lạp và Ý. Các đơn vị xe tăng còn lại của nó thì đưa cho TDQ panzer 4 để đánh xuống phía nam trong năm 1942. Bọn lính mới sang chưa có nhiều kinh nghiệm chỉ phòng thủ thôi. TDQ panzer 2 mới này có nhiệm vụ rất quan trọng là chốt giữ cái cổ chai từ Orel đến Gomel - nối giữa cụm quân Trung tâm và Cụm quân Nam. Vì thế khi LX đánh phía Nam thì bọn Trung tâm đi qua cái cổ chai này xuống cứu bọn Nam và ngược lại. Đến tháng cuối 8/1943 thì cái cổ chai này bị LX dùng 2 TDQ xe tăng là số 2 và 4 (dự phòng TDQ xe tăng 3 - thực tế không dùng đến) cắt bỏ, sau lúc này Đức phải chạy vòng qua Balan vòng lại. Không chạy thẳng do đầm lầy chắn giữa 2 cánh. Việc LX đự định dùng tới 3/4 tập đoàn quân xe tăng hiện có của họ để bịt cái cổ chai cho thấy việc giữ cái cổ chai của TDQ panzer 2 này tối quan trọng như thê nào !.
    nhoccongsan, meo-u, hunterxmn5 người khác thích bài này.
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Bản đồ tình thế tháng 06 năm 1944 lộ rõ những biến chuyển đầy bi quan tại khu vực phía nam. Quân Xô Viết đã đẩy rất xa về phía tây. Chiến tuyến bây giờ chạy từ Odessa tại Biển Đen men theo sườn dốc phía bắc dãy Carpathian tới Kolomyya rồi ngoặt về phía bắc, với rìa những đầm lầy Pripet phía bắc Kovel. Từ đó có một mấu lồi lớn của Cụm TĐQ Trung Tâm kéo dài về phía đông 250 dặm, và bang qua sông Dniepr ở Orsha và Mogilev tới 30 dặm. Sau lưng mấu lồi đã thường trực mối đe dọa từ phía nam tại góc tây của đầm lầy Pripet.

    Hiểm họa này, may thay, hầu như được ghìm xuống nhờ bùn lầy mùa xuân nước Nga, và Bộ Chỉ Huy Đức thắng được khoảng thời gian thở dốc quý giá. Và nhờ nó xuất hiện cơ hội bình ổn, mặc dù chỉ là tạm thời, mối đe dọa tại khu vực giữa Carpathian và đầm lầy Pripet.

    Việc hang Sói và Mauerwald lo lắng là: Stalin định làm gì sau khi bùn khô? Nơi nào ông ta phát động đợt tấn công mùa hè? Đó là vấn đề quyết định của cả năm 1944.

    Câu trả lời Hitler và các cố vấn dự đoán là sai lầm. Và sai lầm đó, dựa trên các đánh giá tình hình không chính xác, đã dẫn tới một thảm họa.

    Suốt 18 tháng Hitler từ chối công nhận Stalin rõ ràng đang cố đánh đòn quyết định cả cuộc chiến tại cánh nam. Suốt 18 tháng ông ta đánh giá thấp Hồng Quân và kinh nghiệm chiến trường ngày càng dày dạn của họ. Bây giờ ông phạm một sai lầm mới. Ông ta tin tưởng Stalin tìm kiếm quyết chiến điểm ở phía nam – đơn giản vì Stalin có cơ hội chiến lược tuyệt vời tại Galicia để tiến thẳng tới Warsaw và sông Vistula; rồi bọc hậu Cụm TĐQ Trung Tâm. Hitler bác bỏ mọi nghi ngờ: Người Nga, ông ta nói, sẽ tấn công vào khoảng giữa đầm lầy Pripet và dãy Carpathian! Họ phải đánh vào đó!

    Đêm qua đêm ông ta chúi mũi vào bản đồ. Nghiên cứu và lên kế hoạch. Và mọi kế hoạch Hitler đều áp đặt suy nghĩ của mình cho đối phương. Tất nhiên, việc dùng một gọng kìm tấn công khổng lồ chiếm lấy mấu lồi chiến lược và cắt rời hai Cụm TĐQ với 07 TĐQ của chúng quả thực rất hấp dẫn. Sau tất cả, từ đầu mút của Pripet tới bờ biển Baltic là 280 dặm hầu như trống trải, không có chướng ngại vật nào đáng chú ý. Một nơi hành quân tuyệt hảo. Một ý tưởng mê người đầy táo bạo cho một chỉ huy bạo dạn với lực lượng đầy đủ. Nó thú vị với cả các cố vấn của Hitler, như Đại tướng Jodl và Tướng Heusinger, chỉ huy Phòng Hành Quân, bị hút hoàn toàn vào sự hấp dẫn của kế hoạch này. Nó hấp dẫn tới nỗi Bộ Chỉ Huy của Quốc Trưởng, dù nhận được ngày càng nhiều báo cáo về hoạt động chuẩn bị của địch trước mặt Cụm TĐQ Trung Tâm, vẫn khăng khăng chỉ là sự đánh lạc hướng của người Nga. Bóng ma chiến dịch Vistula-Baltic ám ảnh Bộ Chỉ Huy của Quốc Trưởng tới mức chẳng ai mảy may suy nghĩ, dù một chút xíu, rằng người Nga đang âm mưu gì đó khác. Mọi cảnh báo và kháng nghị từ những chỉ huy chiến trường đều rơi vào khoảng không.

    Kết quả OKH (Bộ Tư Lệnh Lục Quân) tập trung hết lực lượng dự trữ vào Galicia. Kể cả các Sư đoàn Thiết Giáp. Bốn QĐ Thiết Giáp gồm 08 Sư Xe Tăng và 02 Sư Bộ Binh Cơ Giới. Một lực lượng đáng kể.

    Các mặt trận khác, tiêu biểu là Cụm TĐQ Trung Tâm, bị rút ruột nghiêm trọng. Tổng Hành Dinh Đức tự tin đón chờ trận đánh dọc theo chiến tuyến của Cụm TĐQ Bắc Ukraine. Và Tư lệnh mới, Thống chế Model, cũng lạc quan tương tự OKH: lần đầu tiên, ông ta phát biểu, người Đức mới tập trung một lực lượng tương xứng để đối đầu với cuộc tấn công của người Nga. Thật là một hi vọng rỗng tuếch. Nó chỉ cho thấy Tổng Hành Dinh Đức nhận định tình hình thực tế kém như nào. Hàng năm trời, Bộ Chỉ Huy của Quốc Trưởng xem nhẹ Liên Xô; giờ thì họ lại đánh giá cao quá mức sự táo bạo trong chiến lược của đối phương.

    Vào hè năm 1944, STAVKA (Tổng Hành Dinh Xô Viết) không có các chiến lược xa vời như Hitler suy nghĩ. Những kinh nghiệm đau đớn tại Donets và Dnieper làm Stalin chùn tay với các kế hoạch quá táo bạo. Thảm kịch Cụm Thiết Giáp của Popov và TĐQ 06 trong trận Krasnoarmeyskoye và Kharkov khiến ông ta cẩn thận hơn nhiều. Bên cạnh đó, Stalin rất hiếm khi tấn công điểm đối phương phòng thủ mạnh nhất. Và các nỗ lực trinh sát tuyệt vời cho phép ông ta lên kế hoạch sát nhất với tình hình kẻ địch.

    “Tình hình hè 1944 hoàn toàn ngược lại dự kiến của quân Đức. Stalin làm đúng việc Manstein muốn làm tại Kursk vào những phút cuối, khi nhận ra quân Nga phòng thủ mạnh nhất dọc theo 02 cánh – tấn công vỗ mặt các vị trí yếu phía trước mấu lồi, hay mọi nơi phòng thủ yếu hơn hai nách. Đó chính xác là lí do Stalin thiết lập mọi bước trong kế hoạch tấn công mấu lồi của Cụm TĐQ Trung Tâm. Tổng Hành Dinh của Quốc Trưởng, bất hạnh thay, không có “Werther” nào ở STAVKA để cung cấp thông tin đó cho họ.

    Việc Tổng Hành Dinh Đức vẫn trung thành với sai lầm chiến lược này tận phút cuối được hé lộ trong bản nhắc nhở gửi cho Thống Chế Keitel, Chỉ huy OKW (Bộ Tư lệnh Tối cao Quân Phòng vệ), vào ngày 20 tháng 06 năm 1944, về tình hình chung. Ông ta được giải thích rằng quân Nga sẽ không tấn công tới khi Đồng Minh đạt các thành công quân sự đáng kể sau khi đổ bộ Normandy ngày 06 tháng 06. Và mũi nhọn của quân Xô Viết sẽ chĩa vào Galicia mà không phải Cụm TĐQ Trung Tâm.

    48 tiếng sau khi Chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh tối cao nhận được báo cáo. Người Nga tấn công. Nhưng không phải vào Galicia

    Ngày 22 tháng 06 năm 1944, là kỉ niệm Chiến dịch Barbarossa – kỉ niệm lần ba cuộc tấn công vào nước Nga. Bằng trực giác nhạy bén nhận ra ảnh hưởng ngày này tới suy nghĩ của người Nga, Stalin đã tận dụng cảm xúc và sự kích động của họ nhằm đẩy cao tinh thần binh sĩ lên mức tận cùng. Tương tự khi ông ra lệnh chiếm Kiev để kỉ niệm Cách mạng tháng 10, vào ngày 07 tháng 11 năm 1943, bây giờ thời điểm Đức tấn công Liên Xô được chọn làm ngày bắt đầu chiến dịch Tổng tấn công hè năm 1944.
    tonkin2007, meo-u, bloodheartvn8 người khác thích bài này.
  10. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Nhằm tiếp tục đánh lạc hướng khiến Bộ Tư Lệnh Đức phán đoán sai hướng tấn công chính mùa hè càng lâu càng tốt, Nguyên Soái Zhukov, một trong hai Đại Diện Toàn Quyền của STAVKA, quyết định dùng cách mở màn từng phân đoạn dọc theo 450 dặm chiến tuyến của Cụm TĐQ Trung Tâm. Thời khắc quyết định đã điểm.

    Chương đầu tiên thuộc về lực lượng du kích. Suốt đêm 19-20 tháng 06, khu vực hậu tuyến Đức rung chuyển bởi hoạt động phá hoại cường độ cao. Ngay sáng sớm 10,500 vụ nổ gây hư hại nặng toàn bộ hệ thống đường sắt từ Dnieper tới phía tây Minsk. Các cây cầu quan trọng bị thổi tung. Giao thông vận tải gián đoạn, thường kéo dài hơn 24 giờ.

    Không chỉ đường sắt tê liệt – tệ hơn nữa, cáp điện thoại dọc theo đường ray bị phá hoại tại hàng ngàn điểm. Và vào năm 1944 chưa có cái gọi là hệ thống thông tin vô tuyến cho đường sắt, toàn bộ hệ thống của “Trung tâm giao thông vận tải Trung Ương” rơi vào tê liệt. Chính việc hệ thống đường sắt hoàn toàn bị vô hiệu hóa là nguyên nhân chính cho những thảm kịch liên tiếp 48 giờ sau đó. Đường sắt, trên tất cả, là linh hồn của mọi hoạt động quân sự. Nga khi nó bị gián đoạn, mọi hoạt động khác cũng phải dừng lại.

    Đại tá Teske, “Chỉ huy trưởng Bộ phận giao thông vận tải”, nhận ra sự sụp đổ toàn diện khi thị sát khu vực trên chiếc Storch của mình. Tắc nghẽn diễn ra tại mọi trạm và khu vực đường ray. Đầu máy chỉ nhích được từng chút một. Vài đoàn tàu còn hoạt động được chất đầy người, thậm chí leo lên cả đầu máy - hầu hết là thương binh từ tiền tuyến.

    Các số liệu sau đây đã minh họa cho vấn đề. Khoảng 8,000 thương binh phải di tản khỏi Minsk vào ngày 01 tháng 07. Có 98 đoàn tàu vận tải đang hướng tới Cụm TĐQ Trung Tâm vào ngày 07 tháng 07. Cùng ngày có 216 đoàn tàu đang kẹt cứng tại khu vực của Cụm TĐQ Trung Tâm, bao gồm 138 đoàn chở quân, 59 đoàn tàu tiếp liệu, 12 đoàn tàu của Không Quân, và 07 dành cho kĩ sư đường sắt. Toàn bộ đều bị kẹt không thể tới mục tiêu đã định. Những kiện hàng tiếp tế khẩn cấp không thể tới chiến trường – cả binh lính lẫn đạn dược.

    Chương hai khai màn ngày 22 tháng 06. TĐQ Thiết Giáp 03 của Đại tướng Reinhardt bị tấn công cả hai mặt từ Vitebsk tới sông Dvina bởi PDQ (Phương Diện Quân) Baltic 01 và một bộ phận PDQ Belorussian 03. Sau 24 tiếng, giao tranh lan tới khu vực TĐQ 04 của Tướng von Tippelskirch. Tại đây PDQ Xô Viết Belorussian 02 tiến hành tấn công vào khu vực sông Dnieper giữa Orsha và Mogilev. Cuối cùng, ngày 24 tháng 06, STAVKA tung PDQ Belorussian 01 dưới quyền Rokossovskiy công kích TĐQ 09 của Tướng Jordan. Mục tiêu là chọc thẳng tới Bobruysk bên bờ sông Berezina.

    Do vậy, Bộ Tư Lệnh Đức vẫn chưa nhận ra người Nga đã tung quả đấm quyết định trên toàn tuyến vào Cụm TĐQ Trung Tâm cho tới tận ngày 24 tháng 06. Ngày 23 tháng 06, Bộ Chỉ Huy của Quốc Trưởng vẫn chìm đắm trong ảo tưởng đây chỉ là đòn nghi binh cho chiến dịch Galicia. Hai mươi bốn tiếng sau Hitler mới nhận ra sai lầm trí mạng của mình.

    Sức nặng quả đấm quyết định phía Xô Viết, ưu thế nghiền ép vể pháo binh, xe tăng, không quân chiến trường đã lộ ra sau 48 tiếng đầu tiên. Lúc này Hitler và cố vấn mới thất kinh liếc qua các cảnh báo từ mặt trận. Họ rùng mình nhận ra trinh sát Đức hoàn toàn thất bại trong việc phát hiện – Liên Xô tập trung lực lượng trên quy mô lớn nhất tới giờ, một cơn sóng thần quét sạch chỉ trong vài giờ cả phòng tuyến đã trụ vững qua 06 trận đánh phòng ngự khốc liệt suốt năm vừa rồi.

    Thống chế Busch phòng ngự khu vực phía đông của Cụm TĐQ Trung Tâm, chiến tuyến dài gần 450 dặm, với 03 TĐQ gồm tổng cộng 34 sư đoàn. TĐQ 02 yếu ớt tại Pripet che chắn cánh nam và kết nối với Cụm TĐQ Bắc Ukraine. Một Sư đoàn Thiết Giáp, Sư đoàn 20, bố trí phía sau TĐQ 09 tại Bobruysk nhiều ngày trước. Hầu như toàn bộ các đơn vị thiết giáp khác trên Mặt Trận Phía Đông đang ở Galicia hoặc phía tây Kovel, chờ đón quân thù không bao giờ đến.

    Còn các đơn vị dự bị tại chỗ khác thì sao? Phía sau TĐQ 04, Busch chỉ có Sư đoàn Bộ Binh 14; bên cánh phải TĐQ Thiết Giáp 03 có Sư đoàn Bộ Binh 95. Tại Mogilev – i.e, khu vực TĐQ 09 – là Sư đoàn Bộ Binh Cơ Giới “Feldherrnhalle”, đang trong quá trình tái bổ sung, và cánh trái là Sư đoàn Bộ Binh 707. Tất cả chỉ có vậy. Hoặc không chỉ vậy – còn có TĐQ Không Quân 06 dưới quyền Đại tướng Ritter von Greim. Nhưng tất cả những gì nó có trong ngày bị tấn công là 40 máy bay sẵn sàng chiến đấu. Chỉ 40 máy bay.

    Mọi thứ còn lại đã ở Đức hoặc Pháp, nơi khoảng 03 tuần trước, ngày 06 tháng 06, Đồng Minh đổ bộ với sức mạnh không quân áp đảo. Chính là Mặt trận thứ 02 mà Stalin nài nỉ Đồng Minh mở nhiều năm qua. Stalin chờ đợi thêm 16 ngày nhằm chắc chắn nó chính là sự hỗ trợ quy mô lớn, đang mong chờ và thành công từ Phương Tây. Ngay khi biết rõ Normandy không phải một Dieppe khác, mà là cuộc đổ bộ đúng nghĩa, huy động toàn bộ sức mạnh Phương Tây có thể tập hợp, Stalin ngay lập tức tấn công. Hiện tại ông ta chắc chắn Hitler không thể rút từ Pháp dù chỉ một sư đoàn, một chiếc tăng, hay một máy bay nào để hỗ trợ Cụm TĐQ Trung Tâm đang bị ép mạnh.

    Nguyên Soái Zhukov và Nguyên Soái Vasilevskiy, hai chủ bài của Liên Xô, cùng chỉ huy quân Xô Viết đối đầu 34 sư đoàn của Busch. Người Nga chiếm ưu thế 6:1 về quân số, nhưng tới 10:01 về trang bị vũ khí. 04 PDQ Liên Xô gồm 14 TĐQ, tăng cường thêm các đơn vị thiết giáp, và 05 TĐQ Không Quân yểm trợ. Quân số khoảng gần 200 sư đoàn với 2,500,000 quân. Còn trang thiết bị! Tổng cộng 6,000 xe tăng và pháo tự hành, 45,000 pháo cối các cỡ, và 7,000 máy bay chiến đấu chưa tính không quân tầm xa. Chưa nhắc tới vũ khí tự động, thuốc nổ và phương tiện cơ giới khác.

    Đối đầu với lực lượng áp đảo đó, các TĐQ Đức, đã chiến đấu và đứng vững trước quân Xô Viết suốt mùa đông 1943-1944, rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng. Không chỉ vì trang bị thua sút, mà còn mệnh lệnh bám giữ cứng nhắc của Hiler, không chỉ tước đoạt không gian cơ động chiến lược mà còn cản trở hoạt động công thủ chiến thuật của họ. Bất lợi thứ 03, cuối cùng, là rất nhiều sư đoàn bị ràng buộc vào cái gọi là “củng cố phòng thủ địa phương”. Củng cố phòng thủ địa phương, thật vậy! Nó là một dãy pháo đài và đồn bốt như các cuộc chiến trước đây, (nó là kinh nghiệm của Hiler trong Thế Chiến 1, chiến thuật của Verdun và Douaumont). Hitler xây dựng chiến lược phòng ngự mới dựa trên các kinh nghiệm lỗi thời này – chiến lược của bên ít quân hơn – và ông ta hi vọng vào nó nhằm bắt bài chiến thuật tấn công quy mô lớn của quân Nga.
    meo-u, bloodheartvn, huytop6 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này