1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 48 : BỐN PHƯƠNG DIỆN QUÂN SÔ-VIẾT VỚI 2.500.000 NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC SẴN SÀNG TẤN CÔNG CHỐNG LẠI CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM CỦA ĐỨC. ĐỂ BẢO VỆ KHU VỰC ‘BAN CÔNG BELORUSSIA' NÀY, THỐNG CHẾ BUSCH CHỈ CÓ TRONG TAY 4 TẬP ĐOÀN QUÂN VỚI 400.000 NGƯỜI. NHƯNG HITLER ĐÃ KHÔNG TIN TƯỞNG VÀO MỘT CUỘC TẤN CÔNG TRỰC DIỆN CỦA NGƯỜI NGA. ÔNG TA SỢ NGƯỜI NGA MỞ MỘT CUỘC TẤN CÔNG TỪ VÙNG GALICIA THÔNG QUA LVOV ĐẾN TẬN KONIGSBERG BÊN BỜ BIỂN BALTIC. DO ĐÓ, HITLER CÀNG LÀM SUY YẾU HƠN CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM BỞI VÌ ĐÃ CHUYỂN GẦN NHƯ TOÀN BỘ LỰC LƯỢNG THIẾT GIÁP CỦA MÌNH TẠI NGA TỚI KHU VỰC CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN BẮC UKRAINA (XEM BẢN ĐỒ)…
    meo-u, ngthi96, tonkin20076 người khác thích bài này.
  2. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Ý tưởng khá đơn giản. Các trung tâm liên lạc quan trọng, trung tâm tiếp liệu, và các địa danh chính trị và lịch sử, phải được phòng thủ bằng mọi giá. Bằng cách đó, các “pháo đài” này sẽ kìm chân lượng lớn quân địch vốn dùng tiếp viện cho mũi nhọn đột phá, từ đó làm gián đoạn và bẻ gãy sức tấn công của đối phương.

    Trong khu vực của Cụm TĐQ Trung Tâm, các thị trấn Slutsk, Bobruysk, Mogilev, Orsha, Vitebsk,và Polotsk được chọn làm các “pháo đài” kiểu đó; một sư đoàn thường trực chịu trách nhiệm mỗi pháo đài, ngoại lệ là Vitebsk được bố trí 03 sư đoàn.

    Kế hoạch khá có lý nhưng mắc một sai lầm. Ý tưởng chỉ có tác dụng khi kẻ địch thực sự tấn công các “pháo đài” và tập trung lực lượng vào đó. Nhưng giả sử họ không làm thế thì sao? Giả sử họ không tấn công chúng, mà vòng qua, chỉ để các đội trinh sát theo dõi bên ngoài, không để tốc độ hành tiến bị làm chậm lại?

    Và còn một điều nữa. Trong tình huống phòng tuyến bị địch đột phá, các TĐQ và QĐ Đức không thể bịt lỗ hổng lại vì tất cả các sư đoàn đều bị gắn chặt vào những “pháo đài” rồi.

    Nhưng Hitler bỏ qua tất cả phản đối từ các chỉ huy TĐQ. Ông ta từ chối nhìn nhận rằng có một Hồng Quân hoàn toàn khác trên chiến trường mùa hè năm 1944. Họ không còn như những năm 1941 và 1942. Sĩ quan và binh lính ngoài mặt trận đã học được nhiều bài học quan trọng trong năm 1943. Họ đã biết, trên hết, làm cách nào tập trung sức mạnh vào trọng điểm, làm cách nào phát huy hết năng lực của các đơn vị cơ động, và làm cách nào sử dụng các đơn vị thiết giáp trên quy mô lớn.

    Hơn nữa, người Nga còn được trang bị thừa mứa vũ khí và đạn dược. Cỗ máy kinh tế thời chiến đạt tới đỉnh cao của nó năm 1944. Bằng cách kêu gọi long yêu nước của người dân Nga, hệ thống Bolshevik đã đạt hiệu quả khích lệ đáng kinh ngạc với mọi tầng lớp người dân Liên Xô. Những thắng lợi quân sự giải phóng những khu vực rộng lớn và chính sách chiếm đóng khắc nghiệt với triết lý “chủng tộc hạ đẳng” càng đổ thêm dầu vào lửa. Và cuối cùng là viện trợ từ Hoa Kỳ, cũng đạt đỉnh cào nắm 1944: nhiều sư đoàn Hồng Quân di chuyển bằng xe tải Mỹ, bắn đạn Mỹ, mặc quân phục may bằng vải Mỹ và sống bằng lúa mì Canada.

    Trận chiến quyết định mùa hè được Liên Xô triển khai trên cơ sở tiềm lực chiến tranh đạt tới đỉnh cao, cả vật chất lẫn tinh thần. Nước Đức, ngược lại, đã chạm tới đáy. Vào ngày 20 tháng 07, cái ngày mạng sống Hitler gặp nguy hiểm, càng phủ bóng mờ xuống cả Đế Chế Thứ 03, Liên Xô trải qua một cơn sóng tình cảm ái quốc sục sôi. Hàng trăm ngàn lời thề trang trọng được thốt ra, hang trăm ngàn công dân Xô Viết nguyện chiến đấu vì tổ quốc tới giọt máu cuối cùng.

    Ta chỉ trích ra một trong số chúng ở đây: trong cuộc tập hợp quần chúng, Vera proshina, một nữa điện đài viên Lữ đoàn Tăng 103, đã bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc như thế này: “Hôm nay giấc mơ của tôi đã thành sự thật – tiêu diệt bọn Hitler từ một chiếc xe tăng, để báo thù cho những đau khổ mà nhân dân ta và bản thân tôi đã phải chịu đựng. Bọn Phát xít đã giết cả cha và mẹ tôi. Tôi sẽ cho chúng thấy một cô gái Liên Xô có thể làm được gì và giết chúng không chút xót thương. Cái chết dành cho bọn xâm lược đáng nguyền rủa!”

    Lời thề chiến đấu này, cùng những lời hứa tương tự khác của binh lính và sĩ quan, được đưa ra mặt trận trong hàng triệu tờ rơi. Nó đã làm thành một làn sóng ủng hộ trên toàn quốc với binh sĩ ngoài mặt trận, khích lệ sự cống hiến, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu của họ.

    Về các quyết định chiến lược phía sau “Chiến dịch Belorussian”, chúng ta có ở đây một nhân chứng còn nổi tiếng hơn Vera Proshina. Nguyên soái Rokossovskiy, Tư lệnh PDQ Belorussian 01, đơn vị đã tấn công khu vực phòng thủ của TĐQ 09 của Đức, người viết cả một bài tiểu luận dài nhằm làm sáng tỏ nhiều sự thật chưa được biết tới nay về tranh chấp kịch tính giữa các tướng và với Stalin về kế hoạch của chiến dịch.

    Rokossovskiy, hai lần Anh hùng Liên Bang Xô Viết, từng là thợ xây và trung sĩ Long Kị Binh của quân đội Sa hoàng, là một viên tướng sinh ra từ cách mạng điển hình – dũng cảm, điềm tĩnh, với tài năng quân sự bẩm sinh và tính kiên quyết đúng kiểu một Long kị binh. Một người đàn ông dễ chịu, và quyến rũ – có lẽ thừa hưởng từ gốc gác Ba Lan. Rokossovskiy, ở nhiều điểm, chẳng khác gì Manstein.

    Mục tiêu giải phóng Belorussia, Rokossovskiy viết, đã được quán triệt cho các PDQ ngay đầu thu 1943, “khi chúng tôi tiến tới song Dnieper. Nhưng nhiệm vụ lúc đó là bất khả thi, vì chúng tôi đã thiệt hại rất nặng từ các trận đánh mùa hè. Lúc PDQ của tôi tới được sông Sozh và sông Dnieper, kháng cự của địch mạnh lên đáng kể và chúng tôi phải dùng hết sức vượt song Sozh và đưa các TĐQ đến khu vực nằm giữa hai con sông, Dnieper và Pripet. Sức mạnh đơn vị tôi không đủ cho các hoạt động tiếp theo. Chúng tôi buộc phải tạm ngừng bổ sung lực lượng.”

    Khoảng giữa tháng 03 năm 1944, Rokossovskiy nhận một cuộc điện thoại từ Stalin. Stalin muốn ông làm quen với phác thảo nhiệm vụ PDQ của mình. Đầu tháng 05 năm 1944, kế hoạch đã vào giai đoạn soạn thảo chi tiết. Khu vực của Rokossovskiy sẽ là trọng điểm chiến dịch. Giai đoạn đầu là chiếm Bobruysk, đường bộ và đường sắt ngay trung tâm các khu rừng và đầm lầy tại cùng trũng Berezina.

    Bobruysk là điểm sống còn cho các chiến dịch tới Brest-Litovsk. Rokossovskiy cùng ban tham mưu đi tới kết luận cuộc tấn công phải tiến hành theo phương thức gọng kìm, với lực lượng 02 TĐQ bộ binh và 02 QĐ xe tăng ở mỗi cánh – cánh đầu đánh tới Bobruysk từ Tây Bắc, khu vực Rogachev, và cánh thứ hai từ phía nam, nhắm tới Bobruysk và Slutsk. Nhưng các tướng Nga cũng phải đối mặt với một nhà độc tài có ý tưởng của riêng mình – bướng bỉnh không khác gì Hitler.

    Hội nghị diễn ra tại chỗ của Stalin trong hai ngày, 22 và 23 tháng 05. Quyết định của Rokossovskiy vấp phải chỉ trích nặng nề. Stalin và một số thành viên STAVKA yêu cầu ông phải tập trung lực lượng vào một mũi thọc sâu duy nhất từ đầu cầu Dnieper. Ý kiến của các tướng lĩnh giàu kinh nghiệm rằng khu vực tác chiến quá nhỏ cho quy mô mũi tấn công và địa hình quá bất lợi và phía bắc bị hở sườn, đều bị bỏ qua.

    Stalin khăng khăng giữ ý kiến về một mũi đột kích duy nhất. Như Hitler có “pháo đài địa phương” thì Stalin có học thuyết riêng về mũi đột kích tập trung, cái ông cứng rắn yêu cầu phải áp dụng mọi nơi. Về cơ bản, ý tưởng của Stalin là chính xác, nhưng với tình huống đặc thù này yêu cầu sự ứng biến và áp dụng khác đi so với nguyên tắc. Nhưng Stalin từ chối nhìn nhận nó. Khá thú vị khi chúng ta nhìn cách Stalin cố áp đặt ý chí bản thân cho các nguyên soái và chỉ huy PDQ.

    Rokossovskiy giải thích: “Stalin lệnh cho tôi qua căn phòng kế bên và nghĩ về đề nghị của STAVKA trong 20 phút. Sau đó tôi quay lại. Nhưng chẳng có gì để nghĩ cả. Sau khi hết giờ tôi quay lại và vẫn giữ quan điểm. Tôi lại bị kêu sang căn phòng kế bên. Thêm 20 phút nữa. Trong cuộc gặp kế tiếp Bộ Tưởng Ngoại Giao Molotov và Malenkov, cánh tay phải của Stalin, gặp tôi. Họ không hài lòng vì tôi chống lại ý kiến của Tổng Tư Lệnh Tối Cao. Họ yêu cầu tôi chấp nhận đề nghị của STAVKA. Tôi trả lời rằng mình vẫn cho suy nghĩ ban đầu là đúng đắn và, nếu STAVKA ra lệnh cho tôi tuân theo kế hoạch của họ, tôi sẽ yêu cầu từ nhiệm vị trí Tư Lệnh PDQ. Tôi quay lại phòng họp. Nhưng tiếp tục thất bại khi thuyết phục Stalin cùng các cố vấn. Tôi lại bị ném sang phòng bên lần thứ 03. Nhưng khi trở lại lần 03 và vẫn khăng khăng với cách nhìn của bản thân, kế hoạch của tôi được duyệt.”

    Tất nhiên, không thể thiếu một nhận xét gay gắt từ Stalin cho sự cứng đầu của các chỉ huy chiến trường hay cảnh báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm của chiến dịch. Rokossovskiy đã nhận toàn bộ trách nhiệm. Ông đã cứu được kế hoạch tác chiến của mình.
    huymaya, gaume1, tonkin20075 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    ẢNH : “TÔI ĐANG TÌM CÁCH THOÁT VÂY” - HÌNH ẢNH THIẾU TƯỚNG BAYERLEIN TẠI KIROVOGRAD…
    ...............................
    Chú thích : "Fortified localities" có thể hiểu là “củng cố phòng thủ địa phương” hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa “pháo đài địa phương”, một ý tưởng được Hitler đưa ra vào năm 1944 trước sức tiến công như vũ bão của Hồng quân và sự kiệt quệ về mọi mặt của người Đức
    .................................
    --- Gộp bài viết: 06/06/2018, Bài cũ từ: 06/06/2018 ---
    CÁM ƠN BÁC HUNTERXMN....TỚ SẼ TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC TỪ THỨ SÁU NGÀY 8/6/2018
    viagraless, meo-u, gaume13 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CHƯƠNG II. TẤN CÔNG




    "Bão táp 555" – Sự do dự chết người - Chiếc bẫy tại Bobruysk – Sông Berezina hung bạo - Vitebsk bị kẹp chặt trong gọng kìm - "Mọi cá nhân cố gắng nỗ lực để chiến đấu đến cùng" – Bí ẩn được sáng tỏ : Người Nga nắm quyền chủ động trên không.



    Trong nỗ lực đầu tiên của mình, Liên Xô đã đạt được sự thâm nhập sâu vào cánh trái thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, trong khu vực tại Tập đoàn quân Panzer III. Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, ‘pháo đài địa phương’ đã bị kẹp chặt trong những gọng kìm của Hồng quân.

    Mọi thứ đều diễn ra y hệt với Tập đoàn quân IV. Các Sư đoàn Sô-viết thuộc Phương diện quân Belorussia 2 đã tấn công theo hướng Orsha và Mogilev. Họ đã nhanh chóng xé toạc một lỗ thủng lớn trên tuyến mặt trận do Tập đoàn quân của Tướng Tippelskirch bảo vệ tại phía đông Mogilev. Phía sau Mogilev là dải phòng thủ do Sư đoàn Vệ binh Panzer "Feldherrnhalle", tiền thân là Sư đoàn Bộ binh, Moto Cơ giới 60 đến từ vùng Đông Phổ và Danzig; Bản thân Sư đoàn mang tên mới vì được tăng cường thêm 1 Trung đoàn Vệ binh SA vào biên chế của họ…

    Sư đoàn bước vào những trận đọ sức đầu tiên trong chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1944 là một hình ảnh cho những gì xảy ra ở giữa sông Dnieper and Berezina. Kể từ giữa tháng năm, sau một số trận đụng độ thuộc phía bắc Vitebsk, Sư đoàn đã được chuyển về vị trí dự trữ, nghỉ ngơi và tái bổ sung. Một phần thuộc lực lượng Trung đoàn pháo binh cũng như Tiểu đoàn xe tăng vẫn còn đang nằm lại tại nước Đức. Một số khác thay thế họ sẽ đến từ Na-uy; đó là những người luôn có cuộc sống yên tĩnh tại một đất nước bị chiếm đóng chưa hề có sự chuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh tàn bạo ở phương Đông. Chuyến tàu tiếp vận cuối cùng đến đích vào khoảng giữa tháng Sáu, khoảng tám ngày trước khi người Nga mở màn cuộc tấn công. Không hề có một chút kinh nghiệm chiến đấu nào, những người lính Đức đã phải bước vào trận chiến tàn nhẫn và không hề thương xót như vậy….

    Trong buổi tối ngày đầu tiên của chiến dịch, Sư đoàn "Feldherrnhalle – tên kỷ niệm vụ bạo động nhà hàng bia tại Munchen 1923" đã nhận được mệnh lệnh bịt ngay “lỗ thủng tại phía đông Mogilev”. Khi người chỉ huy Sư đoàn, Tướng Steinkeller, báo cáo tình hình chiến sự về cho Tướng Tư lệnh Quân đoàn XXXIX (39), Tướng Martinek – đã lắc đầu quầy quậy :”Ngài báo cho chúng tôi phải bịt lỗ thủng nào ? Chúng tôi không còn gì khác ngoài những lỗ thủng tại đây. Ngài phải quay trở lại sông Berezina, và nên tổ chức cấp tốc một phòng tuyến đánh chặn tại đó khi chúng ta không thể giữ được Dnieper lâu hơn nữa. Và điều này không chóng thì chầy sẽ sớm xảy ra !”

    Tướng Martinek đã nói đúng. Sông Berezina cách Dnieper khoảng 45 dặm về phía tây. Nếu trên thực tế mà Sư đoàn "Feldhermhalle" đã được sử dụng ở đó, cùng với Sư đoàn Vệ binh Panzer 18 đã sẵn sàng tại Berezina, với ý định kết hợp với các Sư đoàn thuộc Tập đoàn quân IV nhằm ngăn cản ‘cơn bão Sô-viết’ thì có thể tránh được rất nhiều điều xảy ra. Bởi vì thảm họa lớn tại sông Berezina xảy ra ngay sau lúc đó…

    Mặt khác, có những mệnh lệnh yêu cầu Sư đoàn"Feldherrnhalle" phải tham gia tác chiến ở một số nơi cách sông Berezina tới 60 dặm về phía đông, thậm chí ở bên kia sông Dnieper. Đó là một vị trí vô vọng được ví như một giọt nước trong biển cả : ”Suốt đêm ngày 25 rạng ngày 26 Tháng Sáu…”, Tướng von Steinkeller báo cáo sau đó:” Tôi đã thành công, may mắn hơn nhờ sự điều hành tốt, đã đưa Sư đoàn rút an toàn qua sông Dnieper tại Mogilev…."

    Trong khi các tướng chỉ huy các Sư đoàn Thiết giáp Đức đang ra sức cản bước làn sóng xe tăng Sô-viết, thì người Tham mưu trưởng chiến dịch – Trung tá Felsch, đã nhận một bức điện sau từ Quân đoàn XII vào lúc 14.00 ngày 24 Tháng Sáu năm 1944 :”Mọi đơn vị chiến đấu theo cách của mình để quay trở về hướng tây. Sư đoàn Bộ binh 12 thì tham gia vào công cuộc phòng thủ Mogilev". Từ thời điểm này trở đi, hầu như không còn sự kiểm soát nào trong khu vực chiến sự nữa. Các tuyến đường quốc lộ hướng về phía tây bị tắc nghẽn bởi mọi phương tiện chuyên chở hành lý và các đơn vị thuộc nhiều sư đoàn khác nhau, trở lại không hề có mục đích rõ ràng và chạy theo bất kỳ hướng nào có thể di chuyển được. Và lúc này, mọi xe-tăng Xô viết đều thi nhau ào ạt đổ đến sau những đội hình rút lui này.

    Ngay sau đó, quân Sô-viết đã chính thức phát động đòn quyết định của họ trên cánh phải thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức – Phương diện quân Belorussia I dưới quyền Đại tướng Rokossovskiy (sẽ được phong Nguyên soái vào ngày 29/6/1944) đã tấn công vào Thành phốBobruysk.....
    --- Gộp bài viết: 07/06/2018, Bài cũ từ: 07/06/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 49 : NGÀY 22/6/1944, NGƯỜI NGA TUNG RA MỘT ĐÒN TẤN CÔNG TOÀN DIỆN VÀO KHU VỰC ‘BAN CÔNG BELORUSSIA’ THUỘC CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM ĐỨC. CÁC KHU VỰC ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ ‘PHÁO ĐÀI ĐỊA PHƯƠNG’ TẠI VITEBSK, ORSHA, MOGILEV VÀ BOBRUYSK ĐƯỢC BAO QUANH BỞI CÁC TUYẾN PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC, NHƯNG PHẦN LỚN LỰC LƯỢNG SÔ-VIẾT LẠI TRÀN VỀ PHÍA TÂY. THẾ LÀ CHIẾN LƯỢC ‘CỦNG CỐ PHÒNG THỦ ĐỊA PHƯƠNG’ CỦA HITLER BỊ SỤP ĐỔ; PHÒNG TUYẾN QUÁ YẾU ỚT, PHẦN LỚN LỰC LƯỢNG THUỘC TẬP ĐOÀN QUÂN IV VÀ IX BỊ MẮC KẸT GIỮA MINSK VÀ BEREZINA. THỐNG CHẾ MODEL, CHỈ HUY CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM MỚI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ĐÃ CỐ GẮNG VÔ ÍCH ĐỂ THIẾT LẬP MỘT TUYẾN PHÒNG THỦ LÂM THỜI GIỮA BARANOVICHI VÀ SÔNG DVINA BẰNG CÁC CUỘC PHẢN CÔNG ĐẾN TỪ CÁC SƯ ĐOÀN ĐƯỢC CẤP TỐC ĐIỀU CHUYỂN ĐẾN MỘT CÁCH VỘI VÃ. NĂM TUẦN LỄ SAU KHI BẮT ĐẦU CHIẾN DỊCH ‘BAGRATION’, NGƯỜI NGA ĐÃ CÓ MẶT TẠI SÔNG VISTULA VÀ TIẾN SÁT TỚI BIÊN GIỚI ĐÔNG PHỔ……
    ................................
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2018
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tướng Batov, Tư lệnh Tập đoàn quân LXV (65) Sô-viết đã lựa chọn cho điểm xuất phát dành cho lực lượng thiết giáp của ông để tấn công Bobruysk ở một vị trí mà Tướng Jordan cũng như Tập đoàn quân IX Đức không bao giờ dự kiến có một cuộc tấn công bằng xe tăng tại nơi đó – phải vượt qua 500 thước anh tại khu vực đầm lầy được đánh giá rằng không thể có vật gì di chuyển qua được. Quả là một kế hoạch khéo léo và tài tình. Những súc gỗ lớn và thân cây, cành cây được chuẩn bị từ trước được rải trên khắp mặt đầm lầy bởi các lực lượng công binh quân đội dưới sự ngụy trang của các màn khói dày đặc che chở, theo cách tương tự để làm một cây cầu dã chiến để vượt qua một con sông nào đó…

    “Storm 555” được ré lên trên hệ thống liên lạc RT của các chỉ huy xe tăng Sô-viết. Đó là mã lệnh bắt đầu cuộc tiến công của Quân đoàn Tăng Sông Don Sô-viết vượt qua một con đường lát bằng thân cây dài khoảng 400 thước Anh trên khu vực đầm lầy trong ngày 24 tháng Sáu. Bộ binh Sô-viết cũng nhận được tín hiệu tấn công. Họ cũng đã vượt qua khu đầm lầy nguy hiểm chỉ được canh gác bởi một hàng rào quân Đức mỏng đến từ Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 36. Họ vượt qua đó như những người trượt tuyết đang băng qua một vùng tuyết mới chưa được khám phá – dưới đôi chân của họ là những chiếc ván tự chế, được bện bằng những cành liễu gai nhỏ. Đó là một ví dụ khác về khả năng ứng biến tuyệt vời của người Nga. Đầm lầy, các khu rừng nguyên sinh, và đêm tối là những yếu tố yêu thích của họ và họ đã phải đương đầu với những thách thức đó một cách xuất sắc.

    Quân đoàn Panzer XLI (41) hoàn toàn bị bất ngờ. Tướng Hoffmeister đã làm những gì? Quân đoàn của ông chỉ còn lại cái tên là một Quân đoàn Panzer – ngoại trừ Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 36 còn lại chỉ có thêm 2 Sư đoàn Bộ binh. Còn việc ngăn cản đòn đột kích quá rõ ràng và bất ngờ của kẻ thù đang hướng về xa lộ Mogilev-Bobruysk sẽ là công việc của Sư đoàn Panzer 20, họ đang nằm tại một vị trí cực kỳ thuận lợi gần thành phố Bobruysk. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, viên Tư lệnh Tập đoàn quân IX – Tướng Jordan – lại nghĩ rằng Quân đoàn Panzer XLI (41) có thể trụ vững trước tình huống nguy kịch của họ nên đã do dự một ngày trước khi đưa ra một quyết định đúng đắn kịp thời. Đó là một sự do dự chết người. Nhưng từ lúc này về sau, hàng loạt thất bại kiểu này đến từ những người chỉ huy có kinh nghiệm bình thường là một loại điển hình trong trận đánh thảm khốc này. Và đó là một cơ hội hiển nhiên đã bị bỏ qua.

    Bảo vệ cây cầu ở phía đông Bobruysk bắc qua sông Berezina là Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Panzer 21 thuộc Sư đoàn Panzer 20 ‘Hessian’. Nó được đặt ở vị trí rất thuận lợi. Nó có thể được sử dụng chống lại các hướng tấn công từ quân Nga cả hướng bắc hoặc hướng nam. Cả tiểu đoàn được trang bị đầy đủ. Biên chế có khoảng một trăm chiếc Mark IV tham gia chiến đấu. Nhưng họ không hề nhận được một mệnh lệnh nào cả. Cuối cùng, người chỉ huy Tiểu đoàn, Thiếu tá Paul Schulze, buộc phải hành động theo sự hiểu biết từ chính bản thân mình, đã ném vào trận chiến 3 đại đội nhằm chống lại sự càn lướt của những xe tăng đến từ Tập đoàn quân XLVIII (48) Sô-viết ở phía bắc thành phố Bobruysk.

    Nhưng rồi, Schulze cũng không làm cách nào ngăn chặn được cả một Quân đoàn xe tăng đến từ Tập đoàn quân III Sô-viết đang đạt tiến bộ trong một bước đột phá xa hơn về phía bắc, dọc theo đường tiếp giáp với Tập đoàn quân IV. Schulze buộc phải để lại một đại đội với khoảng 20 chiếc Mark IV ở phía sau để làm lực lượng dự trữ chiến thuật và với số xe-tăng còn lại, một lần nữa ông ta phải di chuyển để mở đòn tiến công vào các mũi tiền phương của quân Nga đã phá vỡ tuyến phòng thủ Đức tại khu vực này.

    Không lâu sau, Schulze tạm ngừng cuộc tấn công của mình theo một mệnh lệnh trái ngược từ Tập đoàn quân gửi tới: phải quay xuống phía nam thành phố Bobruysk. Sở chỉ huy Tập đoàn quân IX cuối cùng mới thực sự nhận ra rằng mối nguy hiểm chính yếu nhất đang đe dọa họ đến từ Quân đoàn Tăng Sông Don của Batov đang ào ạt đâm thẳng vào hướng đường cao tốc Bắc-Nam. Mặc dù vậy đó là một sai lầm lớn khi ra lệnh cho nhóm xe tăng của Thiếu tá Schulze dừng lại tấn công ở phía Bắc để điều chuyển về phía nam theo mệnh lệnh. Kết quả , cả một lực lượng thiết giáp cơ động mạnh của người Đức chạy như đèn cù, không thể can thiệp có hiệu quả vào bất kỳ điểm trọng yếu nào đang bị đe dọa.

    Thiếu tá Schulze đã quan sát tình hình khá đúng : ”Trong lúc chúng tôi di chuyển từ Bắc xuống Nam, kẻ thù đã đập tan các cứ điểm phòng thủ mạnh mẽ của các Sư đoàn bộ binh và tràn ngập trận địa của họ. Vì vậy, trong lúc di chuyển tới khu vực phía nam thuộc Tập đoàn quân IX, tôi chỉ thấy các đơn vị chúng ta đang tháo chạy như một lũ chuột…”

    Tuy vậy, cuộc phản kích đến từ nhóm thiết giáp đã có hiệu quả tốt khi bắt đầu tiến hành. Nhưng trong khi các xe tăng vẫn đang phải đối phó với sự thâm nhập của xe-tăng Nga ở phía trước mặt, thì các ngôi làng ở phía sau lưng họ đã chìm trong ngọn lửa. Người Nga đã xuyên thủng phòng tuyến theo hướng tây bắc và đe dọa hậu phương nhóm thiết giáp xung kích của Thiếu tá Schulze......
    --- Gộp bài viết: 09/06/2018, Bài cũ từ: 09/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH I : SƯ ĐOÀN PANZER 24 ĐANG PHẢI RA SỨC ĐỐI PHÓ VỚI MÙA RASPUTITSA - MÙA BÙN LẦY MÙA XUÂN TẠI UCRAINA....
    huymaya, tonkin2007, tatpcit5 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trước tình thế đó, Đại đội Panzer dưới quyền Trung úy Begemann buộc phải rút ra mọi hoạt động của chiến dịch, đua tốc độ chạy về hướng bắc nhằm chốt giữ các đầu mối giao thông quan trọng cũng như cây cầu nằm ở phía đông thành phố Bobruysk.

    Thật đáng kinh ngạc khi thấy một đội hình đơn độc, mạnh mẽ, một nhóm cơ giới di động dưới sự lãnh đạo táo bạo, kiên quyết có thể đạt được vài mục đích. Nhưng đáng tiếc nó chỉ là một đơn vị duy nhất đang tác chiến trong khu vực chiến sự sôi động này. Đúng như vậy, toàn bộ Cụm Tập đoàn quân Trung tâm chỉ có thêm 2 Tiểu đoàn Panzer và một số lượng nhỏ đơn vị pháo tự hành. Trong số này, hơn 1/3 lực lượng bị đặt sai vị trí…thuộc phòng tuyến thuộc Tập đoàn quân II (tít tận phía nam…cách xa khu vực xảy ra chiến sự…). Với chút lực lượng khiêm nhường như vậy, dù được trang bị tốt và xuất sắc như thế nào cũng không thể chặn đứng được một đòn tấn công đến từ 14 Tập đoàn quân Sô-viết kết hợp với nửa tá Quân đoàn xe-tăng độc lập….

    Sự chỉ huy đầy do dự, thiếu quyết đoán của Tướng Jordan đã trở thành nguyên nhân chính cho thất bại thảm khốc đầu tiên thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Vị tướng buộc phải trả giá bằng vị trí Tư lệnh của mình. Ông trở thành ‘con dê tế thần’ đầu tiên của cuộc chiến vĩ đại mùa hè. Jordan bị sa thải và được thay thế bởi Tướng von Vormann, một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm và tràn đầy sinh lực. Nhưng ông ta cũng không thể làm gì được khi nắm quyền chỉ huy Tập đoàn quân IX vào một thời điểm không thể tồi tệ hơn.

    Vào buổi sáng ngày 28 tháng Sáu năm 1944, không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình chiến sự từ các Quân đoàn báo về cho thấy mọi thứ đang ở mức độ thảm họa. Phần lớn lực lượng thuộc Tập đoàn quân IX đã bị rơi vào tình trạng hợp vây gần thành phố Bobruysk ở bờ đông con sông Berezina. Các đơn vị tiên phong Sô-viết đang hành quân vượt qua con sông và tiến thẳng theo hướng tây.

    Sang tới ngày hôm sau, 29 tháng Sáu năm 1944, thành phố ‘pháo đài địa phương’ Bobruysk thất thủ. Trong trận phá vây tuyệt vọng suốt một đêm quang đãng, các Vệ binh cũng như Đại đội Panzer thuộc Sư đoàn Panzer 20 đã phải chiến đấu hết mình để xuyên qua các chốt chặn bao vây đến từ quân Sô-viết, tìm cách thoát ra khỏi thành phố. Lãnh đạo với một phong cách điềm tĩnh của một nhóm quân tập hợp từ 3 Sư đoàn mạnh, Trưởng phòng tham mưu thuộc Sư đoàn Panzer 20 – Trung tá Schöneich bước vào chiến dịch thoát vây cuối cùng....

    Xông vào trận là những người lính Vệ binh Panzer. Họ bám theo những chiếc xe-tăng cuối cùng của Thiếu tá Schulze. Đi cùng với họ 10 khẩu pháo tự hành dưới quyền Đại úy Brade. Tất cả đều lao vào một trận chiến sinh tử và họ đã phá vây thành công. Do vậy, một phần lực lượng đến từ Quân đoàn Panzer XLI(41) và Quân đoàn Bộ binh XXXV(35) đã tái lập được mối liên lạc với hậu phương….

    Nhưng khoảng 5.000 người bị thương buộc phải để lại tại Bobruysk. Thêm khoảng 30.000 người thoát ra khỏi ‘cái bẫy Bobruysk’ trong ngày 4 tháng Bảy khi Đại tá Demme, chỉ huy Trung đoàn Vệ binh Panzer 59 đã tiếp cận được với các người lính chặn hậu thuộc Sư đoàn Panzer 20. Chỉ có 30.000 người còn lại trong tổng số 100.000 người. Không thể biết có tới bao nhiêu người lính Đức bị chết đuối dưới dòng sông Berezina hung bạo, hoặc mất mạng trong những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, những đầm lầy cũng như các vùng đất trũng xung quanh ..

    Đòn đánh kinh hồn của Đại tướng Rokossovskiy trên cánh phía Nam, chống lại Tập đoàn quân IX của Đức, đã thành công rực rỡ. Ông đã hoàn thành kế hoạch của mình trước thời hạn đề ra: công cuộc bao vây thành phố Bobruysk đã được dự kiến bởi STAVKA trong ngày thứ tám của chiến cuộc tấn công mùa hè, nhưng trên thực tế đã đạt được vào ngày thứ tư của chiến dịch.

    Đại tướng Rokossovskiy được trọng thưởng xứng đáng. Ngày 29 tháng Sáu năm 1944, ông ta được phong hàm Nguyên soái Liên bang Sô-viết….Stalin từ nay còn gọi tên ông ta lẫn cả phụ danh là Konstantin Konstantinovich để biểu lộ lòng kính trọng về tài năng theo phong tục của người Nga…..
    --- Gộp bài viết: 10/06/2018, Bài cũ từ: 10/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH II : SƯ ĐOÀN PANZER 24 ĐANG PHẢI RA SỨC ĐỐI PHÓ VỚI LỚP BÙN LẦY MÙA XUÂN TẠI UCRAINA....
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong lúc này, tình hình chiến sự tại nơi mà Tập đoàn quân Panzer III đang bảo vệ các vị trí trên cánh bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức, nơi mà họ đang phải chống chọi lại với các đòn tấn công vu hồi đến từ Phương diện quân Belorussia III và Phương diện quân Baltic I, đã tiến triển như thế nào ? Tại đây, thành phố Vitebsk là mục tiêu chiến lược đầu tiên của người Nga. Trung tâm “củng cố phòng thủ địa phương” trên sông Dvina được bao bọc bởi hai hàm gọng kìm khổng lồ của người Nga nhưng không bị tấn công trực tiếp. Đó chính là một minh chứng khác về sự thiếu hiệu quả trong chiến lược của Hitler về các "Pháo đài địa phương".

    Đòn tấn công mạnh mẽ của người Nga cũng làm cho Sở chỉ huy của Tập đoàn Panzer III hoàn toàn bất ngờ. Thật sự là nhiều lần trước đây, Đại tướng Reinhardt,Tư lệnh Tập đoàn quân đã hướng mọi chú ý tới sự nguy hiểm bên phía tuyến phòng thủ của ông. Khoảng giữa tháng Năm, trong một sự đánh giá về tình hình, ông đã đề cập với Thống chế Busch về sự dàn quân ồ ạt của lực lượng kẻ thù ở phía đối diện bên cánh trái, và từ đó đã rút ra kết luận rằng mọi sự nỗ lực phòng ngự chính phải được tập trung vào khu vực phía bắc thuộc Vitebsk. Nhưng Thống chế Bush và đại diện của OKH (Bộ Tư Lệnh Lục Quân Đức) lại không đồng nhất quan điểm của trong việc đánh giá tình hình. Họ không tin tưởng sẽ có một chiến dịch nhắm qua Vitebsk để rồi sau đó sẽ thọc sâu vào hậu phương quân Đức ; họ vẫn nghĩ một cách mơ hồ rằng đòn tấn kích thọc sâu này sẽ liên quan trực tiếp tới Vitebsk và chắc chắn sẽ được chặn lại bởi các đơn vị đồn trú trong thành phố hành động như một con đê chắn sóng…

    “Tôi có thể làm gì ?”, Busch đã nhiều lần đặt câu hỏi với Tham mưu trưởng của ông – Trung tướng Krebs – tại Sở chỉ huy Cụm Tập đoàn quân tại Minsk. “Tôi có thể làm gì ?” . Đó là một công việc bất khả thi nếu muốn tác động tới sự thay đổi trong cách đánh giá của Hitler về tình hình thực tế. Không thể có một câu trả lời cho câu hỏi của ông, cho nên ông đã tự an ủi bản thân; rồi có một sự đảm bảo rằng Tập đoàn Panzer III đầy kinh nghiệm chắc chắn sẽ xả thân vì nhiệm vụ phải giữ vững con đê chắn sóng của mình bằng cách này hay cách khác….

    Nhưng giờ đây, Tập đoàn quân Reinhardt đâu còn sở hữu sức mạnh chiến đấu như lúc ban đầu được nữa. Gần một phần ba các Sư đoàn trong biên chếđã được gửi đến các khu vực khác của mặt trận. Sức mạnh pháo binh cũng bị giảm tới một nửa. Lực lượng dự trữ duy nhất thuộc Tập đoàn quân là Sư đoàn Bộ binh 14 và một vài Tiểu đoàn Công binh. Sau lưng Tập đoàn quân chỉ còn Sư đoàn Phòng vệ địa phương 201 cũng như 1 Tiểu đoàn Bảo vệ hậu phương. Nhưng Tổng hành dinh Fuhrer vẫn hành động như thể không có điều gì xảy ra. Suy cho cùng, lực lượng bớt đi một chút cũng như nhiệm vụ có nhiều hơn – nhưng trong thâm tâm của họ luôn luôn có một ý nghĩ – đối với người lính Đức thì không có điều gì là không thể thực hiện được !

    Vì thế, tiếp tục hành động theo chỉ thị của Hitler, một lần nữa Thống chế Busch lại ra lệnh cho Tập đoàn quân Panzer III phải tập trung 3-4 Sư đoàn, nói theo cách khác là 1/3 sức mạnh chiến đấu của toàn bộ Tập đoàn quân, trong cái gọi là "Pháo đài địa phương" Vitebsk. Mọi sự phản đối đều vô ích. Quả là một mệnh lệnh kỳ cục…

    Nhưng Đại tướng Reinhardt có thể làm gì? Ông ta đã nhận được mệnh lệnh. Một mệnh lệnh gây ra sự tranh cãi, nhưng đó là một mệnh lệnh quân sự không hơn không kém (...buộc phải thi hành...). Và mệnh lệnh đó đòi hỏi Vitebsk phải được củng cố càng mạnh càng tốt với Quân đoàn LIII (53) bao gồm tới 4 Sư đoàn trong thành phần sẽ phải được tập kết bên trong ‘pháo đài’.....

    Tổng hành dinh Fuhrer luôn bị thuyết phục rằng người Nga tấn công trực diện vào Vitebsk , qua đó họ sẽ có thể giữ chân trước tuyến phòng vệ xung quanh thành phố từ 20-30 Sư đoàn Sô-viết. Nhưng người Nga đã không tấn công vào đó. Đơn giản là họ chỉ làm nhiệm vụ đi vòng qua thành phố, rồi họ đưa khoảng 4 Sư đoàn bao vây, khống chế và bằng cách ấy họ làm đảo lộn hoàn toàn kế hoạch phòng thủ "Pháo đài địa phương" Vitebsk của người Đức….

    Một câu hỏi sẽ được đặt ra: làm sao mà các chỉ huy cấp cao Đức lại có thể phán đoán hoàn toàn sai lầm về sức mạnh và ý định của kẻ thù?....
    --- Gộp bài viết: 11/06/2018, Bài cũ từ: 11/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TÚI VÂY KORSUN (1). ĐÓ LÀ LÚC NGƯỜI ĐỨC CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU THOÁT RA KHỎI VÒNG VÂY….
    ……………………….
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Có ý kiến cho rằng phía Đức không hề có cái nhìn sâu sắc về những dự định chiến lược của Đại bản doanh Sô-viết tối cao, thực ra không phải là một điều bất bình thường – chỉ một lý do đơn giản là người Đức không thể nào có một cơ sở gián điệp trà trộn vào trong các chỉ huy cấp cao Sô-viết. Người Đức không có Tiến sĩ R.Sorge cũng như Điệp viên "Weither". Thế nhưng ngay cả những ý định đến từ các cấp chỉ huy thấp hơn của người Nga tại khu vực mặt trận cũng được giấu kín trước con mắt sục sạo của người Đức – thì đây chắc chắn là điều không bình thường nhất. Như một qui luật, các hoạt động trinh sát trên không, những tin tức của tù binh, các đơn vị bảo vệ nội tuyến, nghe trộm đường dây điện thoại, xâm nhập vào hệ thống RT để tạo lên những mảnh ghép về ý định chiến thuật, chiến lược của kẻ thù. Hệ thống tình báo và giám sát RT thường xuyên đạt được những thành công đáng kể trong lãnh vực này. Thế mà tại sao tất cả đều thất bại với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vào mùa hè năm 1944.

    Câu trả lời dành cho câu hỏi đó được cung cấp bởi Trung tướng S. Pokrovskiy, sau đó là Tham mưu trưởng Phương diện quân Belorussian III Sô-viết. Trong một hồi ức khá thú vị, ông tiết lộ những chi tiết đáng kinh ngạc về phương pháp lừa dối và ngụy trang của Hồng quân. Ví dụ, các chiến sĩ, vẫn thực hiện công việc đào hầm hào, công sự chiến đấu và xây dựng tuyến phòng thủ cho đến một vài ngày trước khi xảy ra cuộc tấn công. Bằng cách này, họ tạo ra niềm tin rằng các Sư đoàn đã sẵn sàng cuộc chiến tranh phòng thủ lâu dài. Và tất cả những gì đã được thực hiện chỉ để đánh lừa trinh sát đường không, các hoạt động do thám và mọi nguồn tìm hiểu thông tin mới nhất của người Đức. Để bảo mật cho kế hoạch của Hồng quân, các quy tắc an ninh nghiêm ngặt đã được áp đặt ngay cả đối với nhân viên tham mưu cấp cao. Các tài liệu bằng văn bản liên quan đến hoạt động của chiến dịch Bagration chỉ có thể được chuẩn bị bởi một số cán bộ đã được liệt kê và phải viết bằng tay. Có một lệnh cấm nghiêm ngặt về việc truyền tải bất kỳ thông tin nào liên quan đến chiến dịch bằng các phương tiện cơ học — như qua điện thoại, teleprinter hoặc radio. Các chỉ thị bằng văn bản được ban hành riêng cho mỗi Tập đoàn quân và cho đến tận ngày 20 tháng Sáu - tức là hai ngày trước khi bắt đầu cuộc tấn công mới có. Đây là những biện pháp rất khắc nghiệt, gây ức chế, hoàn toàn đặc biệt ngoài tiền lệ, nhưng họ chắc chắn có kết quả đơm hoa kết trái và sẽ được đền đáp xứng đáng..

    Kể từ khi triển khai một lực lượng khổng lồ bao gồm tới 20 Tập đoàn quân với 207 Sư đoàn trong biên chế thì không thể hoàn toàn che giấu được tất cả trong vùng nội địa nước Nga, Bộ Tổng tham mưu Sô-viết đã áp dụng một số biện pháp đặc biệt để kìm hãm các hoạt động trinh sát đường không của người Đức. Các phi đội bay đặc biệt liên tục giao chiến với các máy bay trinh sát đối phương. Tất nhiên, những biện pháp này không phải là hoàn toàn thành công nhưng họ đã kịp thời cản trở vừa đủ vào công việc trinh sát đường không, qua đó đã ngăn chặn công việc thu thập bằng chứng thuyết phục của người Đức….

    Tuy nhiên, kế hoạch không bao giờ hoàn hảo cả, thường đồng hành với những sự việc bất ngờ xảy ra thuộc loại ‘sai một ly, đi một dặm’…Vào đầu tháng Sáu năm 1944, một chiếc máy bay thuộc loại “máy khâu” của người Nga, ám chỉ những chiếc máy bay có tốc độ chậm, lỗi thời đã bị bắn hạ trong khu vực do Sư đoàn Bộ binh 252 ‘Silesian’ bảo vệ. Trên máy bay có một Thiếu tá tham mưu thuộc một Sư đoàn Không quân Sô-viết, anh ta đã bị bắt trong tình trạng không hề có một vết thương nào trên người. Trong cặp tài liệu thu giữ được của anh ta, có một số tài liệu viết tay cực kỳ thú vị đến từ Tập đoàn quân Không quân III Sô-viết, các tài liệu đó cho phép rút ra một kết luận sâu sắc về mối đe dọa xảy ra cuộc tấn công sắp tới. Trung tướng Melzer – tư lệnh Sư đoàn, ngay lập tức đã chuyển tất cả mọi thứ đến Sở chỉ huy Quân đoàn IX. Nhưng không có một ai lại tin tưởng vào những giấy tờ tuyệt mật mà Melzer tình cờ thu giữ được ?





    ☆☆☆☆☆





    Đại tướng Ivan Danilovich Chernyakhovskiy, Tư lệnh Phương diện quân Belorussia III là đại diện cho một thế hệ tướng lĩnh mới, tài giỏi, năng khiếu bẩm sinh của Hồng quân. Giờ đây, không phải một chiến binh tóc bạc, đứng tuổi đi phục vụ Cách mạng nữa, mà là một người sĩ quan thuộc thế hệ trẻ, chỉ mới tròn 38 tuổi. Ông chính là Tư lệnh Phương diện quân trẻ nhất Sô-viết. Đó là một chỉ huy táo bạo trên chiến trường, nhiệt tình quan tâm đến tất cả các loại vũ khí và thành tựu kỹ thuật hiện đại. Về mặt cá tính, đó là một loại hình mẫu lý tưởng cho hệ thống lãnh đạo Sô-viết, theo đó họ làm việc nhóm giữa Tổng chỉ huy, Tham mưu trưởng và Ủy viên Hội đồng quân sự - tạm gọi là ‘chỉ huy tập thể’… Chernyakhovskiy đã hy sinh trong khi chỉ huy chiến đấu tại Đông Phổ vào ngày 18 tháng Hai năm 1945….
    --- Gộp bài viết: 12/06/2018, Bài cũ từ: 12/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TÚI VÂY KORSUN (2). TRUNG ĐOÀN PANZER HẠNG NẶNG CỦA BAKE ĐANG CHUẨN BỊ MỞ CUỘC GIẢI CỨU TỪ BÊN NGOÀI VÒNG VÂY…..ẢNH SỐ 1
    ..........................
    Lần cập nhật cuối: 12/06/2018
    hunterxmn, huymaya, gaume17 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đại tướng Chernyakhovskiy cùng với ông bạn đồng nghiệp bên cánh phải, Tướng Bagramyan hói đầu và có đức tính luôn cẩn thận đã bắt đầu tiến hành công việc theo đúng khuôn mẫu của STAVKA. Đầu tiên là một trận pháo kích vĩ đại đến từ 10.000 khẩu pháo. Tiếp theo là một đợt oanh tạc từ trên không do 2 Tập đoàn quân Không quân với hơn 1.000 máy bay ném bom đảm nhiệm. Sau đó, các đơn vị quân đội bắt đầu tấn công. Khởi điểm là 4 Tập đoàn quân Bộ binh thuộc Phương diện quân Belorussia III đột kích vào phòng tuyến do Quân đoàn VI Đức bảo vệ ở phía nam Vitebsk. Cú đòn chủ lực đánh vào Sư đoàn Bộ binh 299. Mọi thứ đều sụp đổ. Tiếp theo là cú đột kích thứ hai. Chernyakhovskiy có một Quân đoàn xe tăng và một nhóm các đơn vị cơ động càn lướt khác thuộc thành phần cơ giới hóa kết hợp với kỵ binh sẵn sàng lao ra tấn công bất thình lình từ các vị trí bí mật từ trước. Ngay sau khi tuyến phòng thủ Đức bị xé toạc thì xe tăng và các Lữ đoàn Cơ giới Sô-viết ào ạt lao vào các lỗ thủng, tràn ngập các trung tâm kháng cự cuối cùng của người Đức và băng qua phía nam thành phố Vitebsk…

    Cũng khuôn mẫu như vậy, Phương diện quân Baltic I dưới quyền Tướng Bagramyan tấn công vào khu vực thuộc vùng trách nhiệm của Quân đoàn IX Đức do Tướng Wuthmann chỉ huy ở phía bắc Vitebsk với 3 Tập đoàn quân Bộ binh và 1 Quân đoàn Xe-tăng. Đã xảy ra một trận kịch chiến hết sức dữ dội và khốc liệt tại khu vực do Sư đoàn Bộ binh 252 ‘Silesian’ bảo vệ. Người Nga thâm nhập vào phòng tuyến.... Một cuộc phản công của quân Đức.... Xe-tăng Sô-viết đột phá.... Một đợt ném bom dữ dội.....Sau 12 giờ, những người lính đến từ ‘Silesian’ buộc phải rời bỏ trận địa. Quân đoàn IX buộc phải rút lui về các vị trí phòng ngự cách phía sau Vitebsk 25 dặm. Tại thời điểm này, Tướng Wuthmann đã có thể thiết lập một tuyến phòng thủ lâm thời mới…

    Thế nhưng Wuthmann chẳng làm gì với tuyến phòng thủ mới cả ? Bagramyan và Chernyakhovskiy cùng hiệp đồng tấn công mở rộng sang hai cánh của họ. Chỉ trong vòng có 3 ngày, Trung tâm “củng cố phòng thủ địa phương” Vitebsk đã bị rơi vào tình trạng hợp vây. Hy vọng lớn nhất của người Đức khi cho rằng “pháo đài” Vitebsk trở thành một rào cản – được phòng thủ kiên cố trong nội đô thành phố - với 4 Sư đoàn thuộc biên chế Quân đoàn LIII (53) dưới quyền chỉ huy của Tướng Gollwitzer với mục tiêu ghìm chặt phần lớn chủ lực Hồng quân đã hoàn toàn tiêu tan…

    Đại Tướng Reinhardt nhận ngay ra thảm họa đang ập đến và vào đúng thời điểm cuối cùng, ông ta cấp tốc rút một trong những Sư đoàn đó – Sư đoàn Không quân Dã chiến 4 ra khỏi Vitebsk. Nhưng vào sáng sớm ngày 24 tháng Sáu, động thái này không còn sử dụng được nữa. Mọi việc đã quá muộn. Tập đoàn quân Xe-tăng Cận vệ V của Rotmistrov đã chộp ngay lấy cơ hội, lao thẳng vào phía dưới của một dải đất hẹp nhưng có nền đất cứng giữa hai con sông Dnieper và Dvina xuyên qua các đầm lầy và hướng thẳng tới Thủ phủ Minsk. Nếu đòn đột kích của Hồng quân thành công, Tập đoàn quân Rotmistrov sẽ đạt được mục tiêu chiến lược thực sự trong khu vực tác chiến của Phương diện quân Belorussia III – đó là uy hiếp con đường cao tốc hướng tới Minsk. Đây chính là con đường cao tốc vĩ đại mà các Sư đoàn Panzer của Guderian đã từng chạy theo hướng ngược lại từ Brest-Litovsk đến Dnieper, chỉ có mười lăm ngày trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Xô-Đức.

    Ngày 24 tháng Sáu, các Tập đoàn quân Sô-viết đã thọc rất sâu vào hậu phương quân Đức, họ vòng qua Vitebsk, do vậy làm cho "pháo đài địa phương" mất đi hết ý nghĩa của nó. Số phận các Sư đoàn Đức bên trong thành phố đã được định đoạt. Trong lúc này, tại khu vực mặt trận bị Hồng quân chọc thủng, tình hình ngày càng xấu đi một cách tồi tệ. Đến bây giờ, điều này ngày càng trở nên rõ ràng ngay cả đối với một đứa trẻ. Nhưng Tổng hành dinh Quốc trưởng vẫn từ chối trước sự thật hiển nhiên và đưa ra một quyết định nửa vời. Vào 18.30 giờ cùng ngày, Hitler gửi cho Tướng Gollwitzer một bức điện cho phép Quân đoàn LIII (53) được rút lui về tuyến sau. Nhưng đồng thời, Quốc trưởng vẫn chỉ thị :”Một Sư đoàn vẫn tiếp tục công cuộc phòng thủ Vitebsk. Hãy báo cáo lại cho tôi tên người chỉ huy Sư đoàn!" (Việc này mang ý nghĩa giữ danh dự cho người lính Đức. ND)…

    Thế là, một Sư đoàn bây giờ buộc phải ở lại để bảo vệ những gì mà 4 Sư đoàn không thể giữ nổi! Với một trái tim trĩu nặng, Tập đoàn quân đã giao cho Sư đoàn Bộ binh 206 của Trung tướng Hitter đảm nhiệm trách nhiệm vinh quang và chết chóc này. Nhưng không thể cứu vãn nổi tình hình được nữa. Tối ngày 24 tháng Sáu, bức điện cho phép các Sư đoàn khác phá vây cũng trở nên quá muộn. Lúc 13.12 giờ ngày 25 tháng Sáu, Tướng Gollwitzer đã gửi một điện văn tuyệt vọng về Trụ sở Tập đoàn quân Panzer III:”Tình hình chiến sự liên tục thay đổi. Hoàn toàn bị bao vây... Sư đoàn Không quân 4 không còn tồn tại. Sư đoàn Bộ binh 246 và Sư đoàn Không quân 6 đang giao tranh khốc liệt theo nhiều hướng. Kịch chiến xảy ra trong khu vực nội đô Vitebsk".

    Như vậy, Quân đoàn LIII (53) cùng với 35.000 người đã đi tới sự diệt vong. Lúc 19.30, Tư lệnh Quân đoàn từ Vitebsk đã gửi bức điện cuối cùng :”Cam đoan chiến đấu đến cùng. Gollwitzer". Việc này làm chúng ta liên tưởng đến một bức điện lịch sử vào thời điểm Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Trong bức điện cuối cùng chuyển đến Hoàng đế Đức Wilhelm II với một khoảng cách xa tới 7.000 dặm, Đại úy Meyer-Waldeck, chỉ huy Pháo đài Tsingtao (Thanh Đảo) ở Đông Á đã thông báo :” Cam đoan thi hành nhiệm vụ đến cùng!”…Từ “…The end..” kéo dài thêm tới 2 tháng rưỡi của 4.000 người Đức trong vòng vây Tsingtao (Thanh Đảo) chống lại một lực lượng vượt trội của 40.000 lính Nhật….
    --- Gộp bài viết: 14/06/2018, Bài cũ từ: 14/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TÚI VÂY KORSUN (3). TRUNG ĐOÀN PANZER HẠNG NẶNG CỦA BAKE ĐANG CHUẨN BỊ MỞ CUỘC GIẢI CỨU TỪ BÊN NGOÀI VÒNG VÂY…..ẢNH SỐ 2
    ngthi96, huymaya, meo-u6 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    SUỐT NGÀY BÓNG ĐÁ CŨNG KHỔ ;;);;):drm1(:|(:|....SORRY CÁC BÁC !


    Gollwitzer chỉ kéo dài lời hứa “cam đoan chiến đấu đến cùng” gần có hai ngày. Tin tức cuối cùng về ông ta là bức điện khi vừa thoát ra khỏi thành phố. Vào buổi sáng ngày 26 tháng Sáu, Gollwitzer sẵn sàng cho một cuộc phá vây theo hướng tây nam Vitebsk. Với các lực lượng còn lại, ông ta đã vượt qua khoảng cách 12 dặm theo hướng tây nam thành phố trong ngày 27 tháng Sáu. Điều gì xảy ra sau đó đã được các nhà viết sử Sô-viết đề cập tới trong cuốn sách ‘Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại’: ”Một Cụm quân Đức bao gồm 8.000 người đã thành công trong việc thoát vây tại Vitebsk nhưng họ sớm bị chúng ta bao vây lại một lần nữa. Sáng ngày 27 tháng Sáu năm 1944, tàn quân thuộc các Sư đoàn kẻ thù đã chấp nhận Tối hậu thư của Bộ Tổng tư lệnh Sô-viết Tối cao và đầu hàng. Quân địch mất 20.000 người chết, và hơn 10.000 binh sĩ và sĩ quan bị bắt làm tù binh. Trong số các tù binh có thể kể đến Tư lệnh Quân đoàn LIII (53) – Tướng Bộ binh Gollwitzer và Tham mưu trưởng Quân đoàn, Đại tá Schmidt"…

    Còn số phận của Sư đoàn Bộ binh 206 ‘Đông Phổ’ đã nhận nhiệm vụ bảo vệ Vitebsk cho đến giờ phút cuối cùng thì sao? Điều gì xảy đến với Sư đoàn? Một dòng chỉ thị vô tận các mệnh lệnh được gửi từ Tổng hành dinh Fuhrer đã gim chặt số phận của họ :” Sư đoàn Bộ binh 206 phải giữ vững Vitebsk cho đến khi được giải cứu!” không thể nào thay đổi được tình hình trên thực tế là chống lại các làn sóng tấn công của Hồng quân trong tình trạng không còn gì trong tay. Các Sư đoàn bảo vệ khu vực bị kẻ thù xâm nhập bên cánh trái Cụm Tập đoàn quân đã bị nghiền nát. Vitebsk trở thành một ngôi mộ khổng lồ. Do đó, vào lúc 16.45 giờ ngày 26 tháng Sáu, Trung tướng Hitter đã ra lệnh phá vây theo trách nhiệm của chính mình. Thời gian dự định khoảng 22.00 giờ. Những người bị thương được đặt trên xe ngựa kéo và trên xe đầu kéo pháo binh…

    Những nhóm quân tiền phương đã tiến về phía trước được 9 dặm. Rồi họ buộc phải dừng lại. Họ bị chặn đứng và bị các đơn vị đến từ Tập đoàn quân XXXIX Sô-viết bao vây. Một nỗ lực cuối cùng nhằm vượt qua phòng tuyến bao vây của Hồng quân bằng lưỡi lê cũng như tiếng la hét "Urra" Đức cổ truyền đã hoàn toàn thất bại. Đó là trận chiến cuối cùng của các Trung đoàn Vệ binh ’Đông Phổ’ 301-312-413. Những kẻ sống sót đã bị giết, bị bắt làm tù binh trong khi lẩn trốn vào rừng. Chỉ một vài toán sĩ quan và binh lính nhỏ bé trong khó khăn và tuyệt vọng đã tìm cách tự cứu mình bằng cách tiến hành một cuộc vượt qua phòng tuyến Hồng quân đầy phiêu lư, mạo hiểm. Sau nhiều lần hành quân, họ đã tiếp cận với phòng tuyến mới của người Đức và kể lại câu chuyện về sự tan vỡ của Sư đoàn của họ.

    Một văn phòng phục vụ công việc giải ngũ Sư đoàn được cấp tốc thành lập tại Rudolstadt thuộc Thuringia. Không thể đặt tại Đông Phổ, nơi xuất thân của Sư đoàn Bộ binh 206 bởi vì vùng đó đang bị kẻ thù đe dọa. Trong công việc vất vả đòi hỏi sự cần mẫn này, tên của 12.000 người thuộc Sư đoàn phải được viết lại một lần nữa – bởi vì thảm họa tại Vitebsk cũng dẫn đến việc mất tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan đến Sư đoàn. 12.000 bản thông báo cuối cùng đã tới được những người thân của các binh lính cũng như sĩ quan thuộc Sư đoàn đã được coi là trong tình trạng mất tích. Vào ngày 18 tháng Bảy năm 1944, Sư đoàn đã chính thức được coi là ‘Sư đoàn chết’ và tiếp nhận mệnh lệnh giải thể Sư đoàn Bộ binh 206 . Các nhân viên thuộc văn phòng giải ngũ đã ghi ngày chấm dứt hoạt động của ‘Sư đoàn chết’ bằng một con số mới trong hồ sơ lưu trữ :18744. Quả là y hệt như khắc ngày chết trên bia mộ…

    Trong tất cả hồ sơ thuộc Văn phòng giải ngũ Rudolstadt, một câu hỏi ngắn cứ lặp đi lặp lại : Làm thế nào mà toàn bộ một Sư đoàn có thể bị diệt vong một cách nhanh chóng và khủng khiếp đến như vậy ? Làm thế nào mà Hồng quân đã quét sạch trên chiến trường rất rất nhiều Sư đoàn tiên phong dũng cảm, giàu kinh nghiệm, cứng cỏi thuộc Mặt trận miền Đông chỉ trong vòng có 48 giờ đồng hồ đã khiến cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức rơi vào thảm họa ?...
    --- Gộp bài viết: 19/06/2018, Bài cũ từ: 19/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TÚI VÂY KORSUN (4). NHỮNG GÌ CÒN LẠI SAU TRẬN ĐÁNH…
    hunterxmn, meo-u, tonkin20074 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này