1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MD_2015

    MD_2015 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2017
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    6
    38 sư đoàn x 2.000 =76.000/700.000 quân của cụm tập đoàn quân, liệu ước tính này có ổn không?
    Một thống kê cụ thể




    Quân số


    Pháo binh

    Quân đoàn 39


    12.417


    349=248+43 (P88)+58 xe tăng

    Trung bình 1 Sư đoàn

    3104.25


    248/4=62

    Quân đoàn 39 ở phía trước đoạn Orsa-Moghilep trung tâm mặt trận có 1,2 vạn. Em thấy con số nó cứ thế nào ấy các bác ạ
    danngoc thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    THÔNG TIN TỪ CÁC NGUỒN NHIỀU LÚC RẤT KHÁC NHAU...ANH CHỈ LÀ NGƯỜI DỊCH...SÁCH GHI NHƯ THẾ NÀO....ANH VIẾT LẠI NHƯ VẬY.....ANH CŨNG XEM QUA CẢ MỘT MỚ TÀI LIỆU VÀ GOOGLE....NHƯNG THÔI, MÌNH CỨ COI NHƯ LÀ OK....ĐƯỢC MD 2015 VÀ ÔNG BẠN GIÀ DANNGOC NHẢY VÀO LÀ ANH VUI RỒI...MỌI NGƯỜI CỨ THƯỞNG THỨC NHÉ...
    danngocMD_2015 thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong ngày 25 tháng 6, Tập đoàn quân IV cũng phải đối mặt với một tình huống bi đát. Tại khu vực trung tâm, Quân đoàn Panzer XLI (41) đã bị quân Nga xuyên thủng và áp đảo hoàn toàn. Các Tập đoàn quân láng giềng ở phía nam và bắc – Tập đoàn quân Panzer III và Tập đoàn quân IX – đang trên đà sụp đổ. Tướng von Tippel-skirch tự nhận trách nhiệm về mình và ông ra lệnh rút lui về sông Berezina, mà không cần thông báo về Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Busch phản ứng dữ dội khi biết được tin này, truyền ngay một công văn hỏa tốc cho Tippelskirch, yêu cầu Tập đoàn quân IV phải dừng lại ngay, nhưng Tippelskirch cũng phớt lờ mệnh lệnh này. Ông đã chỉ đạo các tướng Voelkers và Martinek, Tư lệnh các Quân đoàn XXVII và Quân đoàn Panzer XXXIX chỉ để đội chặn hậu bảo vệ các vị trí hiện tại, còn đại bộ phận phải tiếp tục rút lui đồng thời cũng cảnh báo họ hết sức lưu ý những gì họ trình bày trong các bản báo cáo gửi về Cụm Tập đoàn quân. Rõ ràng Tippelskirch đã làm trái với mệnh lệnh của cấp trên, nhưng hai tư lệnh quân đoàn được yêu cầu đã làm theo mệnh lệnh của ông ta chứ không phải là Busch và Tham mưu trưởng, tướng Krebs. “Mệnh lệnh yêu cầu đứng vững đến cùng là những mệnh lệnh mang tính chất hủy diệt của Hitler….sẽ dẫn đến một sự sụp đổ nếu chúng ta chấp hành và phục tùng mệnh lệnh này…”. Tướng Gerd Niepold (*) đã viết tiếp sau đó: ”Đối với các chỉ huy chiến trường, lòng trung thành với quân đội của họ có ý nghĩa nhiều hơn là tuân theo những mệnh lệnh vô nghĩa và lố bịch như vậy….”

    Ngoài việc thể hiện kỹ năng tuyệt vời trong việc đánh lừa kẻ thù, Tippelskirch còn chứng minh được khả năng chiến thuật đáng kể trong cuộc rút lui của mình, mặc dù trên thực tế là Không quân Đỏ đã phóng ra một cuộc không kích ném bom hiếm hoi vào trụ sở Tập đoàn quân trong đêm 26-27 tháng Sáu, phá hủy hầu hết các thiết bị thông tin liên lạc của họ. Ông đã rút lui về Minsk và đã chuẩn bị phá hủy cầu treo bắc qua sông Benezina. Tuy nhiên,Tippelskirch không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đứng vững tại phía đông của Minsk, hoặc phải bỏ rơi 2 Quân đoàn XXVII và Panzer XXXIX. Khi ông chuẩn bị để bảo vệ thành phố với các đội quân bảo vệ và bất kỳ lực lượng nào mà ông có thể tìm được (gồm 5 Trung đoàn cảnh sát cũng như đám tàn quân thuộc 2 Sư đoàn Bộ binh 31 và 267), để chờ đợi lực lượng tăng viện đầu tiên – cũng là xuất sắc nhất – của Hitler tới được chiến trường (bản đồ 5 cho thấy tình hình chiến sự trong khu vực của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vào đêm ngày 26 tháng Sáu).

    Hồng quân bắt đầu bao vây Minsk trong ngày 27 tháng Sáu, trùng với thời điểm Sư đoàn xe-tăng 5 tới thành phố. Trước mắt những người lính xe-tăng Đức là một quang cảnh có thể làm mất tinh thần bất cứ một Sư đoàn nào. Tất cả đang trong cơn hoảng loạn. Tất cả các con đường quốc lộ kẹt cứng những người bị tụt hậu, lạc đơn vị, nhiều người trong số họ không hề có vũ khí, tạo thành những đám đông vô tổ chức, chỉ cố gắng đào thoát ra khỏi nước Nga. Tuy nhiên, Sư đoàn xe-tăng 5 không hề tỏ ra hoảng sợ. Sư đoàn là một trong những đơn vị được trang bị tốt nhất của Wehrmacht, đặc biệt được dẫn dắt bởi một chỉ huy dày dạn kinh nghệm là Trung tướng Karl Decker. Những người lính tăng trong Sư đoàn đã từng chiến đấu ở Ba Lan, Bỉ và Pháp và đã trải qua ba năm lăn lộn tại Mặt trận miền Đông. Sư đoàn đúng là một sự phù hợp với tiêu chuẩn Đức, rất mạnh mẽ trong năm 1944 bao gồm 70 Panthers và 55 PzKw IV. Cùng tăng cường cho Sư đoàn là Tiểu đoàn xe-tăng hạng nặng 505, có tới 29 chiếc Tigers loại tối tân nhất (PzKw Vis).Mặc dù những người lính của Sư đoàn có thể giật mình bởi những gì họ đã trông thấy ở Minsk, nhưng điều đó không có nghĩa là họ bị mất tinh thần.

    Tippelskirch đã giao nhiệm vụ bảo vệ Minsk và duy trì mối liên kết với Tập đoàn quân Panzer III cho một tướng người Đông Phổ, có uy tín và năng lực cao, đó là Trung tướng Dietrich von Saucken. Người gầy, tóc đen, Saucken thực sự xuất sắc trên cương vị chỉ huy Sư đoàn xe-tăng 4 và cho tới gần đây đã từng giữ chức Phó Tư lệnh Quân đoàn Panzer III. Xuất thân ban đầu là một sĩ quan kỵ binh, ông thường mang bên mình hai thứ; thanh kiếm và cái kính một mắt.

    Tập hợp những người xung quanh, Saucken thành lập ra chiến đoàn von Saucken, bao gồm lực lượng đặc biệt tạ Sở chỉ huy Quân đoàn, rút ra chủ yếu từ các Sĩ quan tham mưu đang làm việc ở phía sau hậu phương Quân đoàn Panzer XXXIX. (Sau khi Quân đoàn này tan vỡ, chiến đoàn von Saucken được nâng cấp và trở thành các nhân viên tham mưu cho Quân đoàn Panzer XXXIX mới). Ông đã bố trí Sư đoàn xe-tăng 5 bảo vệ ga Krupki nằm ở phía đông bắc Minsk, thuộc bờ đông con sông Berezina, nơi mà ông dự kiến đòn tấn công chính của Nga sẽ đánh vào đó. Mục tiêu của Sư Đoàn xe-tăng 5 hết sức rõ ràng: phải giữ các lối thoát hiểm qua sông Berezina càng lâu càng tốt….

    …………………………….

    (*).Gerd Niepold là Tư lệnh Sư đoàn Tăng 12 trong trận chiến Bạch Nga. Ông tốt nghiệp Học viện Chiến tranh và là thành viên của Bộ Tổng Tham Mưu, ông từng chiến đấu ở Ba Lan và Pháp và phục vụ gần bốn năm trên Mặt trận miền Đông trước khi được chuyển đến làm nhân viên của Học viện Chiến tranh lúc gần cuối Thế chiến thứ II. Sau chiến tranh, ông tiếp tục đi học và trở thành kỹ sư xây dựng, trải qua nhiều năm làm kiến trúc sư ở Frankfurt trên sông Main trước khi gia nhập lực lượng vũ trang Tây Đức (Bundeswehr) vào năm 1956. Tại đây, ông chỉ huy một đoàn Lữ đoàn tăng, một Sư đoàn cơ giới hóa, và Quân Đoàn III tại Kolbenz. Cuốn sách Trận chiến tại Bạch Nga lấy nguồn chính trong thời điểm này. Gerd Niepold sinh năm 1913 tại Stargard, Pomerania (nay là một phần của Ba Lan), và gia nhập Trung đoàn Bộ binh 11 với tư cách là một Học viên Sĩ quan vào năm 1932. Ông có một con trai (luật sư) và một con gái (giáo viên hội họa và thiết kế).
    --- Gộp bài viết: 10/11/2018, Bài cũ từ: 10/11/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 5 : TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ THUỘC KHU VỰC TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM TRONG ĐÊM 26.6.1944.....
    huymaya, ngthi96, tatpcit3 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vị trí mà Saucken và Decker (1) dự kiến sắp xếp cho Sư đoàn tăng số 5 thật là hoàn hảo, cũng giống như Quân đoàn xe-tăng Cận vệ III Sô-viết, mũi giáo chủ công của Phương diện quân Belorussian III chuẩn bị tiếp cận tới ga Krupki. Thật không may cho Decker, Trung đoàn tăng số 31 thuộc Sư đoàn (di chuyển bằng đường sắt) chưa đến kịp, nhưng ông ta có Tiểu đoàn xe-tăng hạng nặng 505, Tiểu đoàn tăng trinh sát số 5, Tiểu đoàn Công binh 89, và 2 Trung đoàn Bộ binh Cơ giới số 13 và 31 ở vị trí sẵn sàng khi cú đánh đầu tiên của người Nga đập xuống.

    Tối ngày 28 tháng Sáu, Quân đoàn xe-tăng Cận vệ III Sô-viết đã lao tới địa ngục gần ga Krupki; nó đã bị tàn sát bởi những chiếc Tiger của Tiểu đoàn 505. Mặc dù số lượng tăng nhiều hơn, nhưng thành phần xe-tăng của người Nga toàn là xe tăng M4A2 Sherman, ít có cơ hội chống trả những nòng pháo hạng nặng của Tiger, loại 88 mm có tầm bắn xa hơn so với những khẩu 75 mm trên những chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất. Tuy thế, người Nga vẫn tấn công suốt đêm, kết hợp với bóng đêm đã giảm thiểu tầm bắn đang chiếm ưu thế của những chiếc Tiger. Cuối cùng, Hồng quân vẫn chiếm được ga Krupki vào 7.00 sáng hôm sau, nhưng bị thiệt hại hàng chục chiếc xe bọc thép. Đúng là toàn bộ một quân đoàn tăng Sô-viết đã bị trừng phạt bởi một tiểu đoàn được tăng cường của người Đức.

    Với lợi thế chiếm được ga Krupki, người Nga cố gắng vượt sông Berezina tại Borisov và thọc vào sườn Sư đoàn tăng số 5. Nhưng họ chạy vào một cái bẫy phục kích được dựng lên bởi Tiểu đoàn tăng Công binh 89. Bị đánh bật lại, quân Sô-viết vẫn cố gắng tiến xa hơn về hướng bắc, để bắt liên lạc với Quân đoàn xe-tăng XXIX đang muốn vượt qua sông Berezina tại Studenka, nơi có những chốt bảo vệ thuộc Tiểu đoàn tăng trinh sát số 5. Một lần nữa, người Nga buộc phải dừng chân….

    Đúng vào thời điểm này, 5 Sư đoàn Bộ binh cơ giới thuộc Tập đoàn quân Cận vệ XI đã bắt kịp được với đội tiên phong Sô-viết. Tướng Pavel Rotmistrov, tư lệnh Quân Đoàn Tăng V đã ném ngay vào chiến trận gần làng Kostritsa, được Trung đoàn Bộ binh Cơ giới 31 Đức phòng ngự một cách bền bỉ, ngoan cường. Hồng quân buộc phải tạm ngừng đà tiến trong một trận chiến hết sức khốc liệt.

    Nếu như Tippelskirch có trong tay 5-6 Sư đoàn có sức mạnh và chất lượng tương tự như Sư đoàn tăng số 5 thì ông ta có thể chiến thắng trong trận Minsk. Nhưng trong tay ông ta không hề có, và Sư đoàn không thể giăng ra nhiều nơi trong cùng một lúc. Đêm 29 tháng Sáu, Quân đoàn xe-tăng XXIX kết hợp Quân đoàn Cơ giới hóa Cận vệ III Sô-viết đã thọc sâu vào sườn Sư đoàn tăng số 5, vượt qua phía bắc con sông Berezina gần Borisov. Phía nam Borisov, hai Sư đoàn Bộ binh thuộc Tập đoàn quân Cận vệ XI Sô-viết đã đánh bại các Trung đoàn cảnh vệ của Tippelskirch và đang tìm cách băng qua dòng sông….Ở phía nam, Tập đoàn quân XXXI Sô-viết đã loại bỏ những đám tàn quân thuộc các Sư đoàn 31 và 267 Đức và tiến hành vượt sông tại một số điểm. Thế là quá đủ cho tướng Decker. Ông ra lệnh cho Trung đoàn Bộ binh Cơ giới 31 triệt thoái về Borisov, và sau đó ông ta vượt sông trở về với phần lớn lực lượng của Sư đoàn (riêng Chiến đoàn von Saucken, được tăng cường thêm quân của Sư đoàn tăng số 5 đã bảo vệ một cây cầu nối với bờ đông tại Shukovets cho tới tận đêm mồng 2 rạng ngày 3/7/1944) ..Khi người Đức rút lui, một mũi tiên phong của Hồng quân đã hung hăng đuổi theo, cố gắng chớp thời cơ để chiếm đoạt cây cầu còn nguyên vẹn. Các công binh xe-tăng Đức vẫn bình tĩnh chờ đợi khi một số lớn quân cùng với 2 xe-tăng Sherman ở bên trên mới điểm hỏa cho nổ tung cầu hất toàn bộ mọi thứ xuống sông…

    Khi Sư đoàn tăng số 5 chuẩn bị cho cuộc phản kích tiếp theo, tình cờ bắt được một bức điện từ các lãnh đạo Hồng quân, đã dành một sự tôn trọng cao nhất khó có thể tưởng tượng được từ kẻ thù. Bức điện có ghi : ” Một khi bạn chạm trán với Sư đoàn tăng số 5, hãy cố gắng đi vòng qua chúng…”

    Vào ngày 28 tháng Sáu, Busch ra lệnh cho Tippelskirch quay trở lại phía sau sông Berezina. Thực sự ông ta còn trụ tại đây trong thời điểm này, nhưng ông đã để mất 130.000 trong số 165.000 binh sĩ, sĩ quan của mình, Ông buộc phải bỏ rơi 2 Quân đoàn XXVII và XII, đang bị mắc kẹt trong một túi vây lớn hình thành ở phía đông thành phố Minsk. Theo mệnh lệnh đến từ Hitler, Tập đoàn quân IV đã phải rút lui về phía sau làm cho Sư đoàn Xung kích 78 của Trung tướng Hans Traut (2), đang làm nhiệm vụ bảo vệ “pháo đài địa phương” Orsha bị rơi vào tình trạng hợp vây, buộc phải đầu hàng trong ngày 27 tháng Sáu. Tập đoàn quân IX buộc phải bỏ lại Sư đoàn Bộ binh 12 (Trung tướng Rudolf Bamler), (3) nhóm quân phòng vệ thành phố Mogilev (Thiếu tướng Gottfried von Erdmannsdorff)(4). Sau vài ngày chống cự tuyệt vọng, cả hai đã bị bắt làm tù binh trong ngày 30 tháng Sáu (Sau đó Stalin đã treo cổ Erdmannsdorff). Và như vậy, do Tippelskirch buộc phải phục tùng Busch, cũng như Busch phục tùng Hitler, làm cho Tập đoàn quân IV hoàn toàn bị xóa sổ. Tại thời điểm này, cả 2 Tập đoàn quân IV và IX chỉ còn lại phiên hiệu, Tập đoàn quân Panzer III chỉ còn lại có 3 Sư đoàn với vẻn vẹn 70 khẩu pháo…

    Mức độ thảm họa thật là khủng khiếp. Mặc dù Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã nhận được viện binh lớn trong ngày 15 tháng Bảy, nhưng rõ ràng nó hoàn toàn bị sụp đổ. Một số nhóm chiến đấu đặc biệt được hình thành dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Hermann Floerke và Thiếu tướng Friedrich Stephan (5), những chỉ huy thuộc các Sư đoàn 14 và 267 chỉ tồn tại trên giấy tờ cũng lần lượt chịu số phận tương tự. Họ cố gắng kiểm soát, khôi phục đám tàn quân bằng nhiều mệnh lệnh cấp tốc nhưng đạt được kết quả khác nhau. Cần phải lưu ý rằng, với thành phần đầy đủ thuộc 4 Tập đoàn quân, bao gồm 15 Sư đoàn Bộ binh, 2 Sư đoàn bảo vệ hậu tuyến, 3 Sư đoàn tăng hoặc Bộ binh Cơ giới chỉ được liệt kê rất đơn giản bằng dòng chữ “chưa xác định vị trí hiện tại” trong ngày 15/7/1944. Toàn bộ Cụm Tập đoàn quân Trung tâm có tới 36 Sĩ quan cấp tướng bị giết, tự sát hoặc đầu hàng (theo số liệu mới nhất khác với số liệu của cuốn Hitler-Mặt trận miền Đông) giúp cho bạn đọc hiểu rõ về tầm quan trọng của thảm họa xảy ra như thế nào…

    Trong số các lực lượng bị rơi vào thảm họa thuộc Tập đoàn quân IV thì có Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 60 đã bị hy sinh một cách không cần thiết. Tối ngày 25 tháng Sáu, khoảng 100 xe tăng Nga đã tràn ngập các vị trí của họ tại Sukhari, trên sông Dnieper. Tướng Steinkeller (6) đã trốn thoát qua sông với đám tàn quân dưới quyền nhưng sau đó bị bắt làm tù binh gần Berezina. Chỉ có một số ít người còn sống sót thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Feldherrnhalle (FHH) là trốn thoát khỏi thảm họa. Tướng Martinek (7) vẫn lên phòng tuyến chỉ huy trong ngày 28/6 và bị giết vào buổi chiều hôm đó. Người thay thế ông là Trung tướng Otto Schuenemann (8) của Sư đoàn Bộ binh 337 gắng sức chọc thủng vòng vây để chạy về phía tây, nhưng đã quá muộn. Ngày hôm sau, Otto Schuenemann bị giết gần Pagost, Quân đoàn Panzer XXXIX tan rã, các Sư đoàn của nó không còn tồn tại trên thực tế nữa…

    Sau đó, Hitler đã ra lệnh sa thải Busch vào ngày 28/6/1944 và cử Thống chế Model thay thế. Viên chỉ huy Cụm Tập đoàn quân bị thất nghiệp đã tạm trú tạm thời tại Trại huấn luyện Neuhammer, nơi đó, khoảng ngày 9/7/1944, ông ta được Đại úy (??)Alexander Stahlberg đến thăm theo lệnh của OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân). Đại úy mở một tấm bản đồ tình hình và trải nó lên một tấm bàn lớn. Khi Busch “nhìn thấy những gì còn lại thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vài ngày sau kể từ khi ông ta bị sa thải” - Stahlberg bồi hồi nhớ lại – “ông ta úp cả hai bàn tay lên mặt, khóc nấc lên rồi thả bịch cả cơ thể khổng lồ của mình xuống tấm bản đồ…”…

    Busch (9) cảm thấy bị tổn thương sâu sắc bởi mệnh lệnh sa thải, vì chính ông ta luôn là người phục tùng mệnh lệnh từ Quốc trưởng. Điều này cũng đúng đắn, nhưng trong quá trình thi hành mệnh lệnh, ông ta đã để mất hơn 300.000 người thuộc 28 Sư đoàn, cũng như 215 xe-tăng cùng trên 1.500 khẩu pháo. Đương nhiên, hầu hết các đơn vị trốn thoát chỉ là những đơn vị hậu cần, tiếp vận hoặc là phục vụ tại hậu phương. Các đơn vị thuộc tuyến đầu đã bị loại bỏ một cách không thương tiếc trong các trận chiến khốc liệt. Đó là thảm họa lớn nhất mà người Đức phải gánh chịu ở Mặt trận miền Đông trong năm 1944. Hiện tại, Walter Model, được mệnh danh là “người lính cứu hỏa của Fuehrer”, sẽ phải cố gắng để cứu được một thứ gì đó từ trong đống đổ nát hoang tàn…..

    ………………………..

    (1).Karl Decker sinh ra ở Pomerania năm 1897 và gia nhập quân đội với tư cách là một Sĩ quan Học viên một vài tuần sau khi Thế Chiến thứ nhất nổ ra. Là một sĩ quan Thiết giáp tuyệt vời đồng thời là một người lãnh đạo mẫu mực. Đầu tiên, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Chống Tăng 1 (1936-40), Trung Đoàn tăng 1/3 (1940-41), Trung Đoàn xe-tăng số 3 (1941-43), Lữ đoàn tăng số 21 (1943), Sư đoàn tăng 5 (1943-44), và Quân đoàn Panzer XXXIX (1944-45). Ông được thăng chức nhanh chóng: Trung tá (1939), Đại tá (1942), Thiếu tướng (1943), Trung tướng (ngày 1 tháng 6 năm 1944), và Tướng xe-tăng (1/1/1945). Bị mắc kẹt trong” túi” Ruhr và cảm thấy tuyệt vọng vì nỗi thất trận của nước Đức, Tướng Decker đã tự lấy mạng sống của mình vào ngày 21 tháng Tư năm 1945, thay vì đầu hàng người Mỹ…..

    (2).Hans Traut phục vụ trong quân đội Hoàng gia trên tư cách là một Sĩ quan Học viên. Sauk hi phục vụ trong Thế chiến thứ nhât và là Sĩ quan của các lực lượng vũ trang Đức sau chiến tranh (1919-1935), ông ta làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn Bộ binh 90 (1937-40), Trung đoàn Bộ binh 40 (1940-42), và Sư đoàn Bộ binh 263 (1942-43). Ông nắm quyền chỉ huy Sư đoàn Xung kích 78 (1/4 đến 1/11/1943)…đó là ngày ông ta bị thương. Sau đó lành vết thương (15/2/1944), ông ta tiếp tục sự nghiệp chỉ huy cho đến khi bị bắt làm tù binh (12/7/1944)…Ông phải trải qua thân phậm bị giam giữ cho đến năm 1955. Sau đó, ông ta về sống tại Darmstadt .

    (3).Rudolf Bamler là sĩ quan tham mưu thuộc Quân khu VII (1939), XX (1939-40), Quân đoàn Panzer XLVII (1940), and Tập đoàn quân tại Nauy (1942-44). Chức vụ quyền Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 12 (1/6/1944) là chức vụ chỉ huy đầu tiên của ông trong thế chiến thứ II cho đến khi đầu hàng vào ngày 27/6/1944. Tức giận vì nghĩ rằng bị hy sinh tính mạng một cách vô ích cũng như bị thúc đẩy bởi tham vọng chính trị, ông đã nhận lời làm việc cho người Nga. Từ năm 1946 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1962, ông là một sĩ quan cảnh sát của Đông Đức. Tướng Rudolf Bamler qua đời vào năm 1972. Ôngtừng là một sĩ quan pháo binh và chỉ huy Trung Đoàn Pháo Binh 74 trước Thế chiến….

    (4). Gottfried von Erdmannsdorff trước từng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 171 (1939-42) và Sư Đoàn Trù bị 465 (1942-44). Ônglên nắm quyền chỉ huy lực lượng phòng vệ thành phố Mogilev trong tháng 4/1944. Bị kết án là tội phạm chiến tranh, ông bị Stalin ra lệnh treo cổ tại Minsk vào năm 1946…

    (5). Hermann Floerke được tạm quyền chỉ huy Quân đoàn năm 1945. Còn Friedrich Stephans được sinh ra ở Danzig năm 1892. Ông chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 467 (1939-1942) trước khi chịu trách nhiệm về Sư đoàn Bộ binh 267 (tháng 1/1942). Sau đó, ông được chỉ huy Sư đoàn Khinh binh hạng nhẹ số 104 (1945) nhưng đã bị báo cáo mất tích trong trong chiến đấu vào cuối năm đó.

    (6.)Friedrich-Carl von Steinkeller gia nhập quân đội với tư cách là một Sĩ quan Học viên Kỵ binh vào năm 1914. Ông giải ngũ vào năm 1919 nhưng trở lại làm nhiệm vụ với tư cách là một Rittmeister (đội trưởng kỵ binh) vào năm 1934. Ông đã trải qua toàn bộ cuộc chiến trong đội hình xe tăng và cơ giới với tư cách là Phụ trách Mô-tô số 7 (1939-42), Trung đoàn Bộ binh Cơ giới 7((1942-44). Được phong cấp bậc Thiếu tướng vào ngày 1/6/1944 và trải qua 11 năm trong các nhà tù Sô-viết….

    (7).Robert Martinek sinh ra ở Áo năm 1889 và gia nhập quân đội Áo-Hung với tư cách là một Sĩ quan học viên vào năm 1907. Ông ta vẫn phục vụ trong quân đội Áo cho đến khi bị sát nhập vào Đế chế thứ ba trong năm 1938. Chấp nhận gia nhập Wehrmacht, ông là chỉ huy pháo binh thuộc Quân khu XVIII khi chiến tranh nổ ra. Sau đó ông chỉ huy Arko 7 [Chỉ huy pháo binh số 7] (1940-41), Tạm quyền chỉ huy Sư đoàn 267 Bộ binh (cuối năm 1941), Sư đoàn Sơn cước số 7 (1942), và Quân đoàn Panzer XXXIX (từ ngày 1/12/ 1942).

    (8).Otto Schuenemann gia nhập quân đội vào năm 1906 trên tư cách cá nhân. Ông ta bắt đầu chiến đấu trên chiến trường vào năm 1915 nhưng không được giữ lại trong quân số 100.000 người khi WW I kết thúc. Sau đó ông gia nhập cảnh sát vào năm 1920 nhưng lại trở lại phục vụ trong quân ngũ với cấp bậc Thiếu tá vào năm 1936. Trong suốt WW II, ông là Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh 184 (1939-42), Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 337 ((1942-44) trước khi nắm tạm quyền chỉ huy Quân đoàn Panzer XXXIX…

    (9).Nhờ ân sủng lớn của Quốc trưởng, Ernst Busch trở lại làm việc vào ngày 20/3/1945 với chức vụ Tham mưu trưởng thuộc Bộ chỉ huy khu vực Tây Bắc nước Đức (OB Northwest). Khu vực hoạt động của ông bao gồm bờ Biển Bắc, Schleswig-Holstein và rìa phía đông nước Hà Lan. Mặc dù ông đã cố gắng để giữ vững phòng tuyến của mình bằng cách tổ chức các Tòa án Quân sự lưu động, nhưng nhiệm vụ trở thành bất khả thi vì ông ta không còn lực lượng để ngăn cản quân Anh và Canada dưới sự chỉ huy của Thống chế Sir Bernard Law Montgomery. Ông đầu hàng “Monty” vào ngày 4/5/1945. Bị dẫn giải đến Anh Quốc như một tù nhân chiến tranh, ông qua đời vào ngày 17 tháng 7 năm 1945…..
    huymaya, bloodheartvn, danngoc1 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    CHƯƠNG II - ĐỂ MẤT UKRAINA




    Model lại đến “chữa cháy” – Chiến sự tại Minsk – Thảm họa vẫn tiếp diễn – Cụm Tập đoàn quân Bắc bắt đầu rút chạy – Vụ ám sát ngày 20 tháng Bảy – Tiếp tục rút lui - Chiến sự tại Bắc Ukraina – Nước Ukraina trong Thế chiến thứ hai – Reichskommissar Erich Koch - Sư đoàn tình nguyện Ukraine – Trận chiến Brody….


    Otto Moritz Walter Model là một trong những tướng lĩnh Nazi hữu hiệu nhất, và lại một lần nữa, Hitler luôn phải vời ông ta hết lần này đến lần khác, điều ông ta tới những nơi nóng bỏng nhất trong Đế chế đang trên đà vụn vỡ để cứu vãn những tình huống vô vọng. Tên tuổi các Thống chế Nazi khác, thường liên quan đến các địa danh cụ thể: Ví dụ như Paulus, làm cho chúng ta nhớ tới Stalingrad, Rundstedt với Mặt trận phía Tây, von Bock với Moscow, Weichs với vùng Balkans, Kesselring với Italian, Dietl với phương Bắc xa xôi, Rommel với sa mạc Bắc phi và Normandy, Manstein với miền nam nước Nga, vv…vvv. Walter Model được nhắc đến nhiều từ giai đoạn sau của cuộc chiến. Ông ta chỉ đến nhận nhiệm vụ tại những nơi khó khăn và nguy hiểm nhất.

    Thống chế Model tất nhiên bề ngoài trong ra dáng như một vị tướng Phổ: cứng rắn, thấp hơn so với chiều cao trung bình, đôi chút mập mạp, cắt tóc ngắn gần như sát chân tóc, và tất nhiên không thể thiếu cái kính một mắt mà ông ta luôn mang theo bên người. Tuy nhiên, ông lại sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp hạ trung lưu, chứ không phải thuộc dòng dõi con nhà lính – tất nhiên không thuộc tầng lớp quí tộc Junker của nước Phổ. Ông sinh ra tại Genthin, gần Magdeburg, vào ngày 24 tháng Giêng năm 1891, con trai của một giáo viên dạy nhạc ở trường nữ sinh địa phương. Trong những ngày cuối cùng bi thương của Thế chiến thứ hai, ông đã ra lệnh đốt sạch các giấy tờ và chứng thư cá nhân nên giờ đây mọi người ít được biết nhiều về thời thơ ấu của ông, xem ra họ chỉ biết gần như là gia đình muốn ông trở thành một nhà giáo, giáo viên, thậm chí là một nông dân hay là một ông chủ quán trọ chứ không phải theo nghiệp sĩ quan nhà binh. Ông lớn lên trong một gia đình sùng đạo Luther (hình thành từ phong trào cải cách bên trong đạo Cơ đốc giáo), luôn đi lễ nhà thờ, thiếu tiền liên tục và thường xuyên phải di chuyển (rõ ràng cha anh đã không có một công việc ổn định). Tuy thế, thời trẻ, Walter Model là một sinh viên có năng lực. Ông theo học một trường học dạy xã hội nhân văn tại Erfurt, và ở đây ông học xuất sắc trong các môn tiếng Hy-lạp, Latin, môn lịch sử và là thành viên một tổ chức xã hội về văn học tại địa phương. Lý do tại sao ông lại quyết định tham gia Quân đội Hoàng gia Phổ là điều chúng ta không được biết đến. Vào ngày 27 tháng Hai năm 1909, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh 52 (Brandenburger) trong một vai trò là sĩ quan học viên, phần lớn dựa vào sự giúp đỡ của một ông chú, một chủ ngân hàng có vị thế. Ông tham dự Kriegsschule (Trường dự bị quân đội) tại Neisse và - mặc dù ông gần như học rất ít – nhưng vẫn được phong chức Thiếu úy vào ngày 22 tháng 8 năm 1910.

    Thời trẻ trong quân ngũ, Model được biết đến như một sĩ quan đầy tham vọng, háo thắng, có năng lực và luôn làm cho cấp dưới cảm thấy khó chịu bởi vì ông ta không có sự khéo léo và không hề ngần ngại bày tỏ ý kiến của mình, ngay cả với cấp trên. Ông làm việc rất chăm chỉ, tràn đầy năng lượng một cách đáng kinh ngạc, và gần như không có lấy một tình bạn thân thiết. Những đặc điểm này đã tồn tại trong suốt cuộc đời của Model. Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, ông phục vụ trên Mặt trận phía Tây với tư cách phụ tá Trung đoàn và bị thương nặng gần Sedan vào năm 1915. Sau khi ông từ bệnh viện trở về, tư lệnh sư đoàn, Hoàng tử Oskar xứ Phổ (một trong sáu người con trai của Hoàng đế), đề cử ông theo học một khóa huấn luyện ngắn thuộc Bộ Tổng tham mưu Đức. Ông trở lại tiền tuyến vào năm 1916, phục vụ với chức danh là một Lữ đoàn phó, sau đó là chỉ huy đại đội. Ông bị thương nhiều lần (trong đó có lần bị thương nặng) được ban thưởng huân chương Chữ Thập sắt hạng nhất dành cho sự can đảm, và một số huy chương khác. Ông ta đã kết thúc Thế chiến thứ nhất khi đang phục vụ Bộ Tổng tham mưu Tối cao tại Berlin. Model được phép ở lại phục vụ cho Reichsheer (Lực lượng phòng vệ Đế chế nhưng bị giới hạn bởi quân số) năm 1919, được nắm quyền chỉ huy Trung đoàn bộ binh số 2 tại Allenstein, ở Đông Phổ. Năm 1920, ông được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh và tham dự các chiến dịch thanh trừng đẫm máu các cuộc nổi dậy của công nhân cộng sản trong các cuộc đình công lớn. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ tại Eberfeld-Barmen (nay gọi là Wuppertal) thuộc vùng kỹ nghệ Ruhr, sở chỉ huy dã chiến của ông được tạm thời đặt ở nhà cô Herta Huyssen; họ phải lòng nhau và dẫn đến kết hôn vào năm sau. Liên minh này tạo ra ba đứa con, trong đó có một vị tướng Tây Đức tương lai. Rất kỳ lạ, Model ghét những câu chuyện chiến tranh và không bao giờ thảo luận chủ đề chiến tranh và chính trị ở nhà hoặc với người vợ của ông ta.

    Không giống như một số sĩ quan, Model đã không và sẽ không bao giờ cho phép bản thân mình liên quan đến chính trị trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ông chỉ cảm thấy sự nghiệp chuyên nghiệp của mình như là một nghề nghiệp cao quí và tin rằng đó là nghĩa vụ của một sĩ quan để giữ nguyên chế độ chính trị và liên quan đến chính bản thân chỉ có một mục đích mà mình phải theo đuổi: phục vụ cho Nhà nước. Vốn là một người liêm khiết, Walter Model thể hiện các giá trị điển hình của một người Đức về gia đình, tôn giáo, sự cống hiến, kết hợp với những hiểu biết về khả năng kỹ thuật, có nghị lực và đầy tham vọng; sự kết hợp này cho phép ông ta đạt được danh tiếng là tinh hoa của một Sĩ quan Phổ trong thời đại nhiễu nhương Weimar. Tuy nhiên, sau đó, trong thời kỳ Hitler lên nắm quyền, ông đã chấp nhận tầm nhìn thế giới mới của Đức Quốc xã, ngày càng bành trướng với một tham vọng tàn nhẫn. Ông tin vào chủ nghĩa bảo thủ, sự phục tùng mệnh lệnh, đặt niềm tin vào sự phục vụ cá nhân trong một nhà nước kết hợp với chính sách chính trị của Hitler đã làm hỏng kỹ năng quân sự của ông trở thành một điều gì đó không đáng để chúng ta khâm phục nữa. Nhưng điều này đang đi trước vào câu chuyện của chúng ta…..
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giữa hai Thế chiến, Model được biết đến nhiều như là một chuyên gia bậc thầy về kỹ thuật, thậm chí ông đã đến Liên bang Sô-viết để nghiên cứu, học hỏi những vấn đề kỹ thuật quân sự hoặc các khả năng trong việc tái vũ trang. Ông giữ chức Trưởng ban Huấn luyện thuộc Bộ quốc Phòng trước những năm 1930, sau đó chỉ huy Trung đoàn Bộ binh vào năm 1934, tiếp theo phụ trách Cục kỹ thuật của Quân đội vào năm 1935. Trên nền tảng là một sĩ quan Bộ binh, Model sớm trở thành một người ủng hộ ý tưởng quân đội được cơ giới hóa, được không quân hỗ trợ và nhất là tư tưởng chiến tranh cơ động (blitzkrieg) của Heinz Guderian, người sau này đã từng ca ngợi chính Model như là “một người lính có khả năng làm việc vô tận và sáng tạo”….

    Vào tháng Ba năm 1938, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đoàn IV ( có trụ sở tại Dresden) nơi ông phải trải qua những phút giây làm việc trong một bầu không khí không mấy được ưa thích. Nhà sử học Carlo d’Este đã viết về Model “là một con người hay đòi hỏi và thiếu kiên nhẫn, luôn làm việc với cấp dưới bằng một chế độ khắc nghiệt”. Trong suốt sự nghiệp của mình Model bị các nhân viên và cấp dưới trực tiếp không ưa nhưng các lính trơn lại đánh giá cao sự can đảm mạnh mẽ của ông. Thêm nữa là ông đối xử với quân lính của mình tốt hơn (với sự kính trọng hơn rất nhiều) so với các sỹ quan dưới quyền, những người mà ông luôn làm việc với một phong cách khắc nghiệt, độc đoán, chuyên quyền và đáng ghét….

    Thời gian cuối những năm 1930, lần đầu tiên, Model đã có những mối liên hệ với Đảng Quốc xã. Ông đã gặp và gây ấn tượng rất mạnh với Tiến sĩ Joseph Goebbels, người sau đó cũng rất nhiệt tình giới thiệu ông với Hitler. Năm 1938, ông được thăng chức Thiếu tướng và trở thành Tham mưu trưởng của đội quân trong cuộc hành quân dự kiến xâm lăng Tiệp khắc cho đến khi Hiệp định Munich được ký kết dẫn đến việc này không cần thiết nữa. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đoàn IV trong chiến dịch chinh phục Ba lan và Tập đoàn quân XVI trong cuộc xâm lược Pháp vào năm 1940 (Khá trớ trêu là Tập đoàn quân này được đặt dưới sự lãnh đạo của Ernst Busch)..

    Được thăng chức Trung tướng vào tháng 11 năm 1940, Walter Model đã lãnh đạo Sư đoàn tăng số 3 tiến vào nước Nga trong ngày 22 tháng Sáu năm 1941, trong thành phần thuộc Cụm xe-tăng số II của Guderian. Ở đây, trên mặt trận miền Đông, ông đã thể hiện khả năng tuyệt vời của chính bản thân mình. Ông vượt qua sông Bug, sau đó là Berezina và Dnieper, chiếm được Bobruisk, và tham gia vào các trận chiến bao vây tại Bialystok, Minsk và Smolensk. Ông cũng dẫn đầu mũi chủ công của Guderian trong chiến dịch hợp vây Kiev 1941. Khi Sư đoàn của ông bắt liên lạc được với Sư đoàn tăng số 9 tại khu vực Sencha trong ngày 15/9/1941, ông đã hoàn thành xong cuộc bao vây lớn nhất trong Thế chiến thứ II. Nhờ có khả năng tạo ra những chiến thắng tuyệt vời như vậy, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy Quân đoàn xe-tăng XLI (41) vào tháng Mười năm 1941 và tham gia vụ hành quân cuối cùng tới Thủ đô Moscow. Trong lần tiến quân này, ông đã được đề bạt lên vị tướng của lực lượng thiết giáp...

    Ngày 12 tháng Giêng năm 1942, Tập đoàn quân số IX (làm nhiệm vụ bảo vệ cánh bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm) đang ở trên bờ vực của sự sụp đổ cũng như rơi vào tình trạng bị đe dọa bao vây. Chỉ huy Tập đoàn quân, Đại tướng Adolf Strauss, đã từ bỏ chức vụ vì lý do sức khỏe. Trước sự ngạc nhiên của hầu như tất cả mọi người, Walter Model — một chỉ huy sư đoàn mới chỉ có ba tháng trước và là một trong số những chỉ huy có ít thâm niên lãnh đạo trong số các tướng lĩnh – đã được đặt vào vị trí kế nhiệm cho Adolf Strauss.

    "Đó là một điều kỳ lạ," như Paul Carell đã viết sau đó, "….thời điểm mà Model được thăng chức Tư lệnh Tập đoàn quân IX thì các Trung đoàn Đức dường như tăng thêm sức mạnh. Bởi vì không chỉ là những mệnh lệnh chính xác dứt khoát của vị Tư lệnh mới mà ông cũng đích thân xuất hiện khắp nơi trong khu vực chiến sự. Ông có thể bất thình lình nhảy ra khỏi xe jeep chỉ huy bên ngoài Sở chỉ huy tiểu đoàn, hoặc xuất hiện trên lưng con ngựa xuyên qua tuyết sâu trên các vị trí tiền duyên trước tiên để khích lệ, khen ngợi, phê bình và thỉnh thoảng còn tấn công về hướng quân Nga xâm nhập ở vị trí nóng bỏng của tiểu đoàn, với khẩu súng lục trong tay. Vị tướng sôi nổi hăng hái này có mặt ở khắp mọi nơi. Và thậm chí có những nơi ông không có mặt thì người ta cũng cảm thấy sự hiện diện của ông….”.

    Khi Model đến, Tập đoàn quân IX gần như sụp đổ. Quân đoàn XXIII trực thuộc bị cặt rời tại đông nam hồ Volga, ở phía tây Rzhev; Mô hình đã giải cứu quân đoàn bằng cách phản công và cắt đứt đà tấn công của Tập đoàn quân XXXIX (39) Sô-viết.. Trong khi đó, ông vẫn khống chế thành công 5 Tập đoàn quân Sô-viết khác đang tấn công dữ dội vào các phòng tuyến của người Đức bằng chiến thuật “biển người” dưới nhiệt độ thấp tới âm 38 độ C (-37 độ Fahrenheit)…
    --- Gộp bài viết: 26/11/2018, Bài cũ từ: 26/11/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TƯỚNG WALTER MODEL .....
    huymaya, caonam_vOz, tatpcit2 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    adjutant dịch là trợ lý, ko phải là phụ tá (phó) đâu...nếu ko hóa ra Model bị giáng chức à...đang là lữ đoàn phó xuống làm đại đội trưởng???
    bloodheartvn thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok Ngthi ...anh sẽ sửa lại...
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    OK ngthi..anh sẽ sửa lại ngay...Nhưng quá hạn rồi...không biết sửa thế nào...Hu...Hu....
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong trận chiến ở phía tây Rzhev, ông là người đầu tiên dám tranh cãi với Hitler, vì Quốc trưởng đồng ý điều quân tiếp viện nhưng lại đến một nơi cách xa gần 100 dặm về phía nam so với khu vực mà Model dự tính. Sau đó nổ ra một cuộc “tranh luận gay gắt” mà Tướng F. W. von Mellenthin nhớ lại…Rất lạnh lùng, Model nhìn chằm chằm vào Hitler qua cái kính một mắt nổi tiếng của mình và đặt câu hỏi :”Thưa Quốc trưởng ! Ai là người chỉ huy Tập đoàn quân IX – Ngài hay là tôi ?”..Không cần chờ đợi câu trả lời của nhà độc tài đang giật nảy mình, Model nói một cách quả quyết rằng, ông biết tình hình trên phòng tuyến tốt hơn nhiều so với Hitler, vốn thường chỉ nhìn qua bản đồ..Thật kinh ngạc, Hitler đã để cho Model muốn làm gì thì làm. Các cuộc tấn công tiếp theo của người Nga đến đúng nơi mà Model đã tiên liệu; họ đã bị ném vào “cối xay thịt” bởi quân tiếp viện Đức đang giăng bẫy chờ sẵn. “Ngài thấy gì trong mắt của ông ta ?”. Quốc trưởng nhận xét sau cuộc tranh luận :”Tôi tin tưởng người đó. Nhưng…tôi không muốn làm việc dưới quyền hắn…”. Sự kiện này đã thiết lập nên một tiền lệ trong suốt cả cuộc chiến tranh…”Chỉ có Model dám đương đầu với Hitler theo một cách mà không ai dám làm như vậy !...”. Tướng Baron Hasso von Manteuffel đã từng nhận xét như thế…

    Trong lúc đó, các Sư đoàn dưới quyền Model đã kết liễu số phận Tập đoàn quân XXXIX (39) Sô-viết, họ đã giết 27.000 người và bắt được 5.000 tù binh Nga. Đòn tấn công mùa đông của Stalin gặp phải một thất bại nhớ đời và hoàn toàn bất ngờ tại Rzhev, và Walter Model đã cứu được vận mệnh của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Ông được vinh thăng Đại tướng (Generaloberst), lần thăng chức thứ tư của ông trong vòng ba năm, và đích thân Hitler gắn thêm chiếc lá sồi trên tấm Huân chương Hiệp sĩ chữ thập sắt…

    Stalin vẫn nung nấu ý định tiêu diệt Tập đoàn quân IX, bởi vì người Đức đang chiếm lĩnh một bàn đạp nhắm vào thủ đô Moscow có 112 dặm đường. Thủ lĩnh Đỏ liên tục tổ chức các cuộc tấn công lớn vào tháng Ba, tháng Tư, từ cuối tháng Bảy cho tới tận tháng Mười năm 1942. Model vẫn kiểm soát được tình hình. Sau khi Stalingrad sụp đổ, Model hoàn thành xuất sắc cuộc triệt thoái ra khỏi mấu lồi Rzhev vào tháng Ba năm 1943, khi phải đối mặt với 10 Tập đoàn quân Sô-viết, giải thoát hầu hết lực lượng của mình để dành cho Chiến dịch Citadel, một chiến dịch tấn công lớn tại Vòng cung Kursk của Quốc Trưởng. Ông đã thuyết phục được Hitler nên trì hoãn cuộc tấn công cho đến khi thế hệ pháo tự hành kiểu mới nhất thời bấy giờ - khẩu Ferdinand – được giao cho các Sư đoàn xe tăng của mình. Điều này hóa ra lại là một sai lầm nghiêm trọng, vì người Nga đã tận dụng được khoảng thời gian quí báu này để xây dựng dầy đặc các bãi mìn, củng cố các khu vực phòng thủ bị đe dọa, làm giảm hẳn hiệu quả được mong đợi của loại pháo tự hành Ferdinand. Cuộc tấn công lớn cuối cùng của Hitler ở phương Đông (và đó là trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử) đã dẫn đến một thất bại quyết định của người Đức.

    Vị trí của Model dưới con mắt Quốc trưởng chỉ bị giảm đi chút ít sau thất bại của Chiến dịch Citadel. Quốc trưởng vẫn chỉ định ông ta làm Tư lệnh Tập đoàn quân Panzer số II (trước đó ông ta đang làm Tư lệnh Tập đoàn quân IX) và thậm chí cho phép ông ta thực hiện chiến thuật "phòng thủ linh động" trong khu vực Orel, nơi đây Model đang bị tấn công bởi 82 Sư đoàn Bộ binh, 14 Quân đoàn xe tăng dưới sự yểm trợ của một tá Sư đoàn pháo binh Sô-viết. Chiến thuật phòng thủ siêu việt của Model được hỗ trợ bởi những cơn mưa giông lớn mùa hè tại miền Trung nước Nga đã cho phép ông ta ngăn cản được phần nào bước đột phá thần tốc của Hồng quân. Trong lúc rút lui, Model đã cho phép thực hiện chính sách “tiêu thổ” nhằm đốt sách các cây hoa màu, lương thực của Nga (đang sẵn sàng thu hoạch), xua đẩy 250.000 thường dân Sô-viết với bất cứ thứ gì họ có thể mang theo được về hướng tây. Ông ta cũng tịch thu gia súc, tàn phá theo kiểu ‘vườn không nhà trống’ những gì mà người dân Nga không thể đem theo được. Theo các chỉ dẫn của Hitler, Model không thể phủ nhận được việc cư xử khắc nghiệt của ông đối với các thường dân Nga và dường như ông đã hợp tác với các ‘biệt đội tử thần’ SS trong việc tàn sát người Do Thái, mặc dù một số nguồn thông tin không đồng ý về vấn đề này…..

    Model luôn hoạt động với trạng thái tràn đầy năng lượng, sáng tạo và can đảm, nhưng ông luôn có xu hướng giám sát và can thiệp vào công việc nội bộ của các đơn vị trực thuộc – một việc thực sự không phải là công việc của ông. Ông ta khá ích kỷ, đôi khi còn nhúng tay ‘cướp’ lực lượng của các viên chỉ huy đồng cảnh với mình. Ví dụ rõ nhất vào ngày 28 tháng Ba năm 1944, Model đã báo cáo rằng trên cương vị chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Bắc, ông ta có thể giải phóng cho 2 Sư đoàn dưới quyền để chuyển sang Cụm Tập đoàn quân Nam, nơi đang phải chịu những đợt tấn công nặng nề đến từ người Nga. Sự thực ra, vào thời điểm đó, Tướng Rudolf Schmundt, phụ trách Văn phòng Nhân sự quân đội, đã thông báo cho Model rằng ông ta sẽ thay thế vị trí chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Nam trong một vài ngày tới (Model được bổ nhiệm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân (Nam – sau là Bắc Ucraina – thay thế vị trí của Manstein trong ngày 30/3/1944). Thế là Model sửa đổi lại ngay ước tính của mình, ông nói rằng Cụm Tập đoàn quân Bắc có thể giải phóng được tới 5 Sư đoàn, một Sở chỉ huy Quân đoàn, cũng như Sư đoàn tăng 12, 2 Lữ đoàn pháo tự hành, 1 Tiểu đoàn xe tăng độc lập đến ngay tức thời. Ngày hôm sau, Model nâng tổng số lên 6 Sư đoàn và chỉ thị cho Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Bắc – Trung tướng Eberhard Kinzel – bắt đầu thực hiện việc điều chuyển ngay lập tức. Chỉ có sự can thiệp kịp thời của Đại tướng Zeitzler, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, mới ngăn chặn được việc ‘cướp giật’ quân của Cụm Tập đoàn quân Bắc về tay Model trên cương vị mới ….

    Đại tướng Model được thăng chức Thống chế vào ngày 1/3/1944) tiếp tục hành động như là người lính “cứu hỏa” của Hitler tại Mặt trận miền Đông trong suốt năm 1943-1944, liên tục chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Bắc – Cụm Tập đoàn quân Nam (sau đó là Cụm Tập đoàn Bắc Ukraina), và thời điểm này là Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Ông được công nhận là một “bậc thầy phòng thủ” và thường được coi là một thiên tài chiến thuật. Tướng Niepold đã viết về Thống chế Model như sau :”….là một người chuyên gia có một không hai trong trận chiến phòng thủ với quy mô lớn. Luôn luôn thể hiện bản thân tại những thời điểm nóng bỏng nhất, ông đòi hỏi rất nhiều với thuộc hạ. Thường thì ông ta tỏ ra khắc nghiệt, đôi khi tàn nhẫn. Nhưng ông ấy luôn tìm ra câu trả lời cho những tình huống khó khăn nhất, không bao giờ rời bỏ những người lính dưới quyền trong cơn hoạn nạn….”.
    --- Gộp bài viết: 02/12/2018, Bài cũ từ: 02/12/2018 ---
    [​IMG] ẢNH : ẢNH : THỐNG CHẾ MODEL VỚI KIỂU ĐẦU BẤT HỦ....
    meo-u, caonam_vOz, tunghpvn3 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này