1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 02/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Một lần nữa trở lại cuộc sống tại tiểu đoàn trừng giới sau cuộc điều trị dài, tôi khá shock khi hay tin nhiều đồng đội đã hy sinh, trong đó có các shtrafnik trung đội phó của tôi cùng nhiều tiểu đội trưởng. Tôi cũng cảm thấy buồn vì nhiều người vẫn chưa trở về từ bệnh viện. Như tôi từng nói Puzyrei là tiểu đội trưởng tốt nhất của tôi, anh ta cũng đã hi sinh. 60 năm sau chiến tranh tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh anh ta như đang đứng trước mặt, dáng người dong dỏng trong bộ quân phục bó sát, đôi môi mỏng và ánh mắt sắc sảo, luôn sẵn sàng hành động. Tất nhiên tôi cũng muốn biết tin tức về Geft, kẻ đã biến mất ngay ngày đầu tấn công. Tôi rất bực khi biết rằng hắn đã xuất hiện trở lại ngay sau khi tiểu đoàn được nghỉ ở Kalushin, cùng với 1 tấm giấy chứng thương. Giấy chứng thương của hắn do 1 bệnh viện đóng tại nơi hắn từng phục vụ trước khi bị tống vào tiểu đoàn trừng giới cấp, tôi chỉ có bản copy, nó ghi rằng Geft bị thương vào dái tai và do thiếu tá quân y Epstein ký. Tôi nhớ rõ cái tên này. Ko biết có đúng ko nhưng tôi nghĩ viên thiếu tá quân y quen Geft nên đã giúp hắn thoát khỏi tiểu đoàn trừng giới. Nhưng ai làm gì được, giấy chứng thương đã có, và Geft giống như mọi shtrafnik bị thương khác được giải thoát và phục chức. Nếu tôi đoán ko lầm hắn đã hối lộ viên thiếu tá quân y, chẳng hề quan tâm đến chuyện cắn rứt lương tâm giống như mọi việc hắn từng làm với các nữ binh sĩ trước đây.
    Tôi được vui mừng chào đón trở lại tiểu đoàn, các sĩ quan chúc mừng cả sự trở lại lẫn tấm huy chương tôi mới được nhận. Đại đội trưởng Ivan Matvienko, người từng nhận Huân chương Suvorov hạng 3 từ tay cựu kombat, vì lý do nào đó vẫn tiếp tục nắm đại đội. Viên sĩ quan được cử tới thay vị trí của Matvienko được giữ lại tiểu đoàn. Có lẽ hơi xiên xẹo, nhưng tôi nghĩ Baturin khó chịu khi nhìn thấy những tấm huân huy chương cao quý trên ngực áo viên đại đội trưởng. Tất nhiên có thể tôi sai! Matvienko nhất định đòi tôi trở lại đại đội ông và tôi vui vẻ nhận lời.
    Tôi được giới thiệu với 1 số sĩ quan mới tới. Trung đội trưởng súng máy, thượng uý George Sergeev, được đặc biệt chú ý vì có vẻ rất lúng túng và kiệm lời, vậy mà anh ta lại là 1 sĩ quan dũng cảm và thông minh, từng trải qua nhiều thử thách trên mặt trận, bằng chứng là 1 vết sẹo khổng lồ che kín 1 bên má. Lúc này lính súng máy đã được nhận loại đại liên mới Goryunov chỉ nặng bằng hơn phân nửa loại Maxim cũ, 40kg thay vì 70kg! Tuy nhiên băng đạn ko hề thay đổi và vẫn là 250 viên. 1 trung đội trưởng thay vị trí của Fyodor Usmanov vẫn còn đang điều trị tại bệnh viện, nhưng đại đội trưởng đoan chắc rằng anh ta sẽ sớm trở lại. Trung đội trưởng mới là thiếu uý Ivan Karasev, 1 sĩ quan cao to và rất khoẻ, có khả năng giữ bình tĩnh khó tin, hình như Mayakovski đã viết về mẫu người này như sau: "Tôi sẵn sàng đương đầu với 2 đối thủ, và nếu bạn làm tôi cáu, thì là 3!"
    Nói ngắn gọn, tiểu đoàn tôi đang được tích cực tái tổ chức dưới sự chỉ đạo của tân tiểu đoàn trưởng cùng ban tham mưu của ông ta. Vì quân bổ sung tới rất nhỏ giọt nên chúng tôi trước hết chỉ tổ chức 1 đại đội bộ binh chứ ko phải tất cả các đại đội cùng lúc như trước. Đại đội này bao gồm cả các trung đội súng máy, cối và súng trường chống tăng, lúc này toàn tiểu đoàn cũng chỉ có 1 đại đội đó có khả năng tham chiến. Tất nhiên ban tham mưu tiểu đoàn vẫn còn giữ lại trung đội truyền tin, trung đội này có trách nhiện giữ liên lạc ổn định giữa tham mưu tiểu đoàn và đại đội trong bất kỳ điều kiện chiến trận nào. Mỗi ngày trôi qua đều dài, từ sáng sớm chúng tôi đã phải tiến hành huấn luyện. Sau bữa trưa chúng tôi tiếp nhận những người mới tới, nghiên cứu các bản án của họ, kiếm cho họ 1 chỗ trong các trung đội. Tất nhiên chẳng ai nói gì đến y lệnh "17 ngày điều trị tại nơi điều dưỡng" của tôi! Đại uý quân y Stepan Buzun của chúng tôi chỉ gửi tới 1 nhân viên y tế, trung uý quân y Ivan Demenkov, để băng bó lại những chỗ vết thương chưa lành hẳn, massage chân cho tôi. Sau đó Buzun dạy tôi kỹ thuật massage để tôi tự lấy lại cảm giác chân dần dần.
    Chúng tôi được biết cuộc nổi dậy ở Warsaw đã bắt đầu. Thậm chí ngay cả các sĩ quan ít kinh nghiệm như chúng tôi cũng cảm thấy tiếc vì thời điểm nổi dậy được lựa chọn quá tồi. Quân ta chẳng thể giúp họ, mà họ cũng ko thể giúp gì cho chúng tôi. Phương diện quân Belorussia 1 đã phải chiến đấu qua 250km chiều sâu phòng thủ của bọn Đức trên 1 địa hình phức tạp với nhiều chướng ngại vật tự nhiên, và các đơn vị hậu cần thì luôn tụt lại 1 cách vô vọng ở phía sau. Thậm chí ngay cả chúng tôi, 1 đơn vị ko tham chiến, cũng rơi vào tình trạng thiếu tiếp tế. Pháo binh đã bắn gần sạch số đạn được phân trong trận pháo phủ đầu trước chiến dịch Bagration, binh sĩ thì đã cạn cả đạn dược lẫn sức lực, vô số xe tăng và chiến cụ khác đang chờ sửa. Như tôi được biết, cuộc nổi dậy bắt đầu rất sớm, vào ngày 1/8, theo hiệu lệnh từ chính phủ Ba Lan lưu vong tại London. Thời điểm đó chúng tôi vẫn còn đang dọn dẹp khu vực Brest trong đội hình Tập đoàn quân 70, trong khi lực lượng chính của tập đoàn quân vừa chiếm Byala Podlyaska và đang chiến đấu tại khu vực Sedlec, cách Warsaw gần 100km. Mặc dù các lực lượng tiền tiêu Phương diện quân đã chiếm đầu cầu Magnushev bên kia sông Vistula ở phía nam Warsaw nhưng quân ta ko còn đủ sức tiếp tục tấn công. Lúc đó tuyến phòng thủ quân Đức đã được củng cố và chúng còn tổ chức được nhiều đòn đánh thọc sườn mạnh vào các cánh quân khác đang hướng tới Vistula. Vậy mà sau này đã có rất nhiều lời kết tội nhằm vào các lãnh đạo Soviet và cá nhân Tổng Tư lệnh Stalin vì "sự thận trọng thiếu thiện ý" nên ko hỗ trợ những chiến sĩ Ba Lan.
    Hôm 10 hay 11/9 gì đó, từ ngôi làng nơi chúng tôi đóng quân có thể nhìn rõ 1 phi đội máy bay ném bom "pháo đài bay" khổng lồ của Mỹ bay trên bầu trời Warsaw, khoảng 80 chiếc ném bom cùng nhiều máy bay tiêm kích hộ tống. Thật là 1 cảnh tượng lạ mắt khi xem họ thả đồ tiếp tế cho những người Ba Lan đang chiến đấu tại Warsaw như thế nào. Để tránh hoả lực phòng ko Đức, họ đã bay ở độ cao trên 4,5km! Đương nhiên khi hàng tiếp tế được thả từ độ cao đó chúng sẽ bị tản mát trên diện rộng và tiếp đất ở ngoài phạm vi kiểm soát của những người Ba Lan. Phần lớn các kiện hàng tiếp tế đã rơi xuống sông Vistula hoặc vào khu vực bọn Đức kiểm soát. Tuy vậy pháo phòng ko Đức vẫn bắn hạ được 2 máy bay và các "pháo đài bay" ko bao giờ xuất hiện trở lại trên bầu trời Warsaw nữa. Sau đó từ ngày 13/9 trở đi, theo lời đề nghị muộn màng của lãnh đạo những người khởi nghĩa Ba Lan, cuối cùng họ cũng bắt liên lạc với các sĩ quan tham mưu của Rokossovski, quân ta bắt đầu tiếp tế cho những người Ba Lan. Hàng tiếp tế được thả xuống từ độ cao thấp, các phi vụ phần lớn được thực hiện bởi những chiếc máy bay kukuruznik, tên lính tráng vẫn gọi loại máy bay ném bom đêm hạng nhẹ Po - 2.
  2. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Minh họa một số ảnh strafnik
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được chipheovd sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 09/04/2009
  3. SSX100

    SSX100 Guest

  4. Colt1911

    Colt1911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    [/quote] Gần 1 tuần chờ đợi! Em thấy thời gian qua nhanh quá! Đi làm về là online vô topic ngay và đã chờ đợi từ 9/4 cho đến nay!!!!
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Nhớ lại chi tiết các sự kiện xảy ra trong quãng thời gian phức tạp đó, tôi phải nói rằng chúng tôi đã tập trung huấn luyện rất chuyên sâu. Đại đội trưởng lấy thêm 1 sĩ quan nữa về đại đội, thượng uý Davletov. Anh ta hướng dẫn tôi cách phối hợp chiến đấu theo đội hình trung đội và lập giáo án huấn luyện hoàn chỉnh về đầy đủ các khoa mục quân sự cần thiết. 1 thời gian sau đại đội trưởng chuyển tôi sang ngạch dự bị, có lẽ vì xét tới vết thương chưa khỏi hẳn của tôi và sự cần thiết phải "điều trị tại nơi điều dưỡng". Vậy là Davletov hoàn toàn nắm trung đội, đó là 1 chàng trai tốt, đẹp trai và là người bạn tốt để thế chỗ cho Fedor Usmanov đang vắng mặt. 2 người họ rất giống nhau, cùng là dân Ural, 1 đến từ Bashkiria, người kia từ Tatarstan, cùng thích hài hước, nhân cách tốt nhưng cứng rắn. Davletov có nước da ngăm đen và gò má cao, lưng hơi còng khiến lúc nào trông cũng có vẻ sẵn sàng hành động ngay tức khắc. Fedor Usmanov trở lại tiểu đoàn ngay sau đó, thế là chúng tôi có 2 "tên Tatar" trong đại đội, đó là cách họ vẫn tự gọi mình.
    Dù sao chúng tôi cũng đã có nhiều ngày nghỉ ngơi vui vẻ trong giai đoạn đó. Đội chiếu bóng lưu động tới và chúng tôi được xem nhiều bộ phim hài như Volga - Volga, Rạp xiếc, Những anh chàng may mắn, cùng nhiều bộ phim về các tướng lĩnh Hồng quân nổi tiếng thời Nội chiến. Các bộ phim ngắn về các anh hùng nổi tiếng được chiếu vào buổi tối, thí dụ như bộ phim ngắn về Komdiv Chapaev (*) với câu nói ưa thích "Chúng mày ko thể làm gì được tao", trong phim ông nói câu này khi đang dẫn đầu sư đoàn bơi qua sông xung trận trong WW2. Nikolai Schor (**) và trung đoàn Bogun của ông cũng được dựng phim là đang tiêu diệt bọn Nazi. Rồi cả Maxim, nhân vật nổi tiếng do Boris Chirkov đóng trong bộ phim cùng tên dài 3 tập, cũng trở thành "anh hùng huyền thoại" trong cuộc chiến chống bọn Fritz. Thậm chí "Anh lính Schweik tốt bụng" do Boris Tenin thủ vai cũng khéo lừa những tên tướng Đức! Các bộ phim buổi tối nâng cao sĩ khí quân ta và làm họ vui cười. Điều duy nhất chúng tôi ko được hưởng là người ta đã ko cho các đoàn văn công, lúc này đang là ngôi sao trên mặt trận, tới biểu diễn. Có lẽ các Ctrị viên sợ họ vướng vào các mối quan hệ với shtrafnik, mà đó là 1 sai phạm. Chỉ mỗi 1 lần chúng tôi mời được 1 nhóm nhạc Ba Lan gồm các cô y tá từ 1 quân y viện đóng bên cạnh tập hợp thành 1 nhóm nhảy amateur. Đó là sự kiện được cả các shtrafnik và sĩ quan yêu thích nhất. Chúng tôi cũng có nhiều thời gian để cười đùa. Chỉ huy thông tin tiểu đoàn, thượng uý Pavel Zorin, thỉnh thoảng lại đùa như sau: anh ta đặt điện đài viên ngồi cạnh 1 nhóm sĩ quan đang tán gẫu và yêu cầu dò kênh nào có nhạc, cùng lúc đó anh ta truyền theo cùng tần số bằng giọng nhái Levitan, phát thanh viên nổi tiếng của Đài phát thanh TW Liên Xô, 1 "tin khẩn" về Lệnh của Tổng Tư lệnh tặng thưởng cho các sĩ quan sau đây những danh hiệu vô cùng cao quý, trong đó anh ta nhắc tên 1 trong các sĩ quan đang ngồi đấy. Bạn phải thấy mặt tay sĩ quan đó mới hiểu cả đám đã buồn cười đến thế nào về trò đùa.
    Tôi nhớ có lần chúng tôi trò chuyện về binh chủng nào vất vả nhất trong chiến tranh. Nhiều sĩ quan tranh luận rồi hầu hết mọi người đều đồng ý bộ binh là vất nhất. Các shtrafnik cựu phi công phải chiến đấu như bộ binh thường bảo nhẽ ra phải cấp khẩu phần hạng nhất trong Ko Lực cho bộ binh. Sau đó Valery Semykin, trung đội trưởng truyền tin, 1 trong các sĩ quan được khâm phục nhất trong tiểu đoàn, tham gia cuộc trò chuyện. Anh nói: "Bộ binh chiếm lấy chiến hào địch hoặc đào hào tạo thành tuyến phòng thủ của ta, vậy thôi, sau đó bộ binh có thể nghỉ trừ phi phải đào hầm hào tiếp hay bị quân địch tấn công. Trong khi đó các liên lạc viên phải vác những cuộn dây và thiết bị đàm thoại có khi cực kỳ nặng chạy quanh các chiến hào để rải dây và thiết lập đường liên lạc với khoảng cách tối thiểu là 500m nối với đơn vị bạn hoặc hậu tuyến. Nếu pháo bắn hỏng đường dây liên lạc viên lại phải chạy đi chạy lại, vác nặng như 1 con lừa ko chỉ những đồ kể trên mà cả balô và vũ khí cá nhân. Họ phải chạy khắp nơi hoặc hành quân bộ hàng chục km với máy điện đài nặng trịch, tối thiểu là 20kg, và khi bộ binh được dừng nghỉ giữa cuộc hành quân lính thông tin lại phải bật điện đài để bắt liên lạc cho các thượng cấp."
    Thế là tất cả đều im lặng, ko thể nói được gì trước lý lẽ của Valery, rồi ai đó, hình như là Vasily Tsigichko, kết thúc quãng im lặng đó bằng giọng trầm và tỉnh bơ: "Và mọi việc làm đó đều vô dụng!" 1 giây sau tất cả sĩ quan và binh lính đều cười vang, Valery cười to nhất. Tôi phải nhắc rằng Valery là người có vẻ cực kỳ trầm tĩnh, tối thiểu anh ta có 3 đức tính: ngay thẳng, sẵn sàng làm việc rất nặng nhọc và thực sự khiêm tốn, sau này khi đại đội bước vào chiến đấu anh đã cho thấy trong thực tế mình còn có thể làm những gì.
    Lúc này, các đơn vị nhỏ trong tiểu đoàn đã định hình thành 1 đại đội sẵn sàng độc lập chiến đấu với ko chỉ các trung đội súng trường mà cả các trung đội hoả lực yểm trợ là súng máy, súng trường chống tăng và cối. Binh lính trong các trung đội đều đã học xong mọi khoa mục vũ khí, họ ko chỉ học tháo lắp mà cả sử dụng súng trường chống tăng PTR, súng máy và cối rất thành thạo. Theo bạn tôi, tham mưu trưởng Fillip Kiselev, chúng tôi được biết tiểu đoàn đã nhận được 1 nhiệm vụ chiến đấu.
    Tình hình mặt trận ko hề thuận lợi với quân ta chút nào. Ngay từ hôm 5/9, tập đoàn quân 65 đã chiếm 1 đầu cầu qua sông Narev tại khu vực Pultusk - Serotsk, phía bắc Warsaw, tuy nhiên quân ta chỉ vừa đủ sức giữ đầu cầu. Sau ngày 15/9, bọn Đức đã sử dụng tới "quả đấm thép" của chúng, tức là lực lượng thiết giáp, khiến cho vành đai phòng thủ do lực lượng của Batov trấn giữ nhỏ hẳn lại với 2 cánh gần như bị đập tan, tuy vậy đầu cầu vẫn giữ được. Lãnh đạo quân đội Đức gọi đầu cầu Narev là "khẩu súng ngắn nhắm thẳng vào trái tim nước Đức" và tiếp tục cố hết sức tiêu diệt quân ta tại đó. Theo chỉ huy tập đoàn quân 65, tướng Pavel Ivanovich Batov viết trong cuốn hồi ký "Giữa các trận đánh và các chiến dịch", hôm 4/10 "bọn Đức đã tung ra 1 đòn phản công sắc bén, nó hoàn toàn gây bất ngờ cho quân ta. Địch đã chuyển sang tấn công! Xe tăng Đức chọc thủng tuyến phòng ngự quân ta và gần tới được bờ sông." Vậy là ko phải mọi lực lượng ta phòng thủ đầu cầu đã đứng vững được trước đòn đánh. "Nhiều tiểu đoàn rút lui, thương vong ngày 1 tăng. Quân địch đánh vào điểm tiếp giáp giữa 2 đơn vị và tới được sông Narev. Chiều 6/10, xe tăng Đức đã chọc thủng tuyến phòng ngự quân ta. Cho đến tận 10/10 cuộc tấn công của chúng mới chấm dứt."
    Dạo đó tôi mới chỉ là 1 trung đội trưởng nên cái nhìn của tôi thực sự mới chỉ ở tầm chiến thuật rất thấp, vì vậy tôi thậm chí ko thể đoán được lý do tại sao quân ta ko thành công như mong đợi. Tình hình tại đầu cầu nghiêm trọng tới mức chỉ huy Phương diện quân, Nguyên soái Rokossovski, phải chuyển sở chỉ huy Phương diện quân về sở chỉ huy Tập đoàn quân 65 để lãnh đạo trực tiếp. Rokossovski lệnh cho 1 quân đoàn tăng cùng nhiều sư bộ binh thuộc lực lượng dự bị Phương diện quân vượt sông tới đầu cầu để hỗ trợ Batov. Có lẽ Nguyên soái cũng nhớ tới "những tên kẻ cướp của Rokossovski", tên lóng mà bọn Đức gọi tiểu đoàn trừng giới của tôi, nhớ tới mức huấn luyện và tinh thần ko biết sợ là gì của các shtrafnik. Vì vậy, ngày 16/10 chúng tôi được lệnh lên xe tải, toàn tiểu đoàn được đưa tới đầu cầu. Giống như 1 dòng suối nhỏ, chúng tôi nhập vào dòng chảy lớn của những đoàn quân đang ngày đêm ko ngừng nghỉ vượt sang đầu cầu.
    1 hàng nhỏ gồm những con người kiệt sức chỉ còn có thể lê bước chân, những đứa trẻ chân đất sưng vù đi ngược hướng chúng tôi, họ là những người vừa được giải thoát khỏi các trại tập trung của bọn Đức. Chúng tôi cũng vượt qua những chiếc xe tải quân sự chở đầy nữ binh sĩ từ các tiểu đoàn quân y, các đơn vị vệ sinh dịch tễ hay giặt là, thực sự chúng tôi có cả các đơn vị kiểu này trên mặt trận. Tôi ko hiểu tại sao, nhưng ngay khi đang vượt qua những chiếc xe tải đó thì người của tôi la lên: "Báo động ko kích! Có gì đó trên trời!" Tôi đoán đó là cách lính tráng gây sự chú ý với các cô gái. Trong quãng nghỉ ngắn tại thị trấn Vyshkuv, vừa được đánh chiếm cùng lúc với đầu cầu tức là đầu tháng 9, trên tấm biển chỉ đường tôi nhìn thấy có 1 viện điều dưỡng tại tiền tuyến dành cho các sĩ quan đóng tại đây. "Thì ra đây chính là nơi được ghi trong giấy ra viện", tôi nghĩ. Có lẽ các vị bác sĩ tại quân y viện nghĩ ngay cả 1 sĩ quan cấp uý trung đội trưởng như tôi cũng có thể tìm được 1 chỗ trong viện điều dưỡng này. Tôi ko biết có sĩ quan cấp uý nào được vào đây ko, chắc là ko.
    Ngay sau đó chúng tôi đã tới sông Narev, vượt sông bằng cầu phao rồi dừng lại trong 1 ngôi làng nhỏ. Vì 1 số lý do những ngôi làng thế này đều được gọi là Volwark, ban tham mưu tiểu đoàn dừng lại đóng trong 1 Volwark như vậy. Kombat mới đã được 1 sĩ quan liên lạc của Tập đoàn quân đợi sẵn, đại đội trưởng Matvienko cũng được triệu tới ngay sau đó. Sau khi ra khỏi toà nhà nơi đóng ban tham mưu tiểu đoàn, đại đội trưởng tập hợp các trung đội trưởng chúng tôi lại để thông báo vắn tắt tình hình. Tôi tự dưng so sánh Baturin và cách làm việc của ông ta với kombat cũ Osipov. Tôi lập tức nhớ lại cựu kombat luôn ra ngoài để nói với ko chỉ các sĩ quan mà cả các shtrafnik bình thường, khích lệ mọi người bằng những lời chúc may mắn. Tuy nhiên, tân kombat ko cho việc đó là cần thiết, hoặc có lẽ ông ta nghĩ việc nói chuyện với những người sẽ bị ông đẩy vào trận chiến sẽ hạ thấp ông. Trong số họ sẽ có những người ko bao giờ trở về. Là 1 cựu Ctrị viên đáng lẽ ông phải hiểu tầm quan trọng của những lời chúc từ miệng cấp trên đối với binh sĩ, hiểu rằng ông sẽ thực sự được biết ơn nếu nói vài lời vui đùa hay khích lệ tinh thần. Lúc đó chẳng có Ctrị viên nào nói gì ngoại trừ Olenin, ông đã tình nguyện tham chiến cùng đại đội.
    Theo tôi được biết căn cứ vào tờ lệnh mà đại đội trưởng đọc cho mọi người nghe, đại đội sẽ di chuyển tới tuyến đầu của đầu cầu. Chúng tôi phải phối hợp phản công với 1 trung đoàn khác, tôi ko nhớ số, nhằm đẩy bọn Đức càng xa càng tốt khỏi vị trí quân ta, hướng về phía Serotsk. Tân tiểu đoàn trưởng ko cho phép bí thư Đảng uỷ tiểu đoàn Olenin đi cùng đại đội, có lẽ ông ta nghĩ thiếu tá bí thư sẽ gây ảnh hưởng đến các quyết định của đại đội trưởng, hoặc lý do nào đó khác, tôi ko biết. Ngay sau đó chúng tôi bắt đầu các trận đánh tái chiếm 1 số vị trí mà quân Tập đoàn quân 65 đã để mất.
    (*) Chỉ huy Hồng quân thời Nội chiến Nga, hy sinh trong chiến đấu và trở thành nhân vật chính trong 1 bộ phim cực kỳ nổi tiếng.
    (**) Cũng là 1 chỉ huy Hồng quân huyền thoại thời Nội chiến.
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    6
    ĐẦU CẦU NAREV​
    Tôi ko tham gia trận chiến tại đầu cầu Narev ngay từ đầu. Đầu tiên chỉ có đại đội của Matvienko với toàn bộ 3 trung đội, các trung đội trưởng là Bulgakov, Davletov và Karasev. Sau đó là trung đội súng trường chống tăng do Smirnov chỉ huy và trung đội súng máy của Sergeev. Tất cả lên tuyến đầu, tại đây mọi người được chuẩn bị để bắt đầu các trận đánh tái chiếm các vị trí đã mất. Yanin vẫn là đại đội phó. Sáng hôm sau, tôi ko nhớ rõ đó là ngày 18 hay 19/10, đại đội xông ra khỏi chiến hào mà ko có trận pháo chuẩn bị nào theo kế hoạch để mở 1 cuộc tấn công bất ngờ, chỉ trong quá trình xung phong mới có máy bay cường kích mặt đất yểm trợ. Đại đội xông lên nhanh tới mức bọn Fritz ko sao tránh khỏi 1 trận đánh giáp lá cà mà các shtrafnik muốn lôi chúng vào, theo những người tham gia, đó là 1 trận đánh ngắn ngủi nhưng rất tàn bạo. Đại đội phó Ivan Yanin kể cho tôi nghe về trận đánh trong đó anh bao giờ cũng "đi đầu mũi xung phong chính", tôi sẽ cố kể lại câu chuyện của anh ngay sau đây vì thượng uý Ivan Yanin sẽ chẳng thể kể lại câu chuyện này cho bất cứ ai nữa:
    Khi các shtrafnik xung phong tới gần tuyến hào tiền tiêu của bọn Đức, Yanin là người đầu tiên ném lựu đạn xuống hào rồi lao xuống theo ngay sau khi quả lựu đạn nổ. Anh bắn nhiều loạt PPSh sang cả 2 bên, nhắm vào những tên Đức đang cố chạy khỏi tuyến hào. Bên cạnh anh là nhiều shtrafnik đang sử dụng lưỡi lê, báng súng và cả xẻng đào hào mà anh chỉ nghe thấy tiếng thịt bị xẻ và xương gãy răng rắc dưới những cú đánh của họ! Trận chiến giáp lá cà nóng bỏng và nhanh gọn tiếp tục từ trong chiến hào ra tới đằng sau, tới khi ko ai còn nghe thấy 1 hơi thở nào của bọn Đức. Những tên ở gần bị giết bằng lê, ở xa bị giết bằng súng.
    Kết quả đợt tấn công với công đầu thuộc về Yanin, sĩ quan được yêu quí nhất đại đội, là toàn bộ tuyến hào đầu tiên của bọn Đức đã về tay quân ta. Đại đội ko dừng lại tại đó mà tiếp tục truy kích những tên lính bộ binh Đức đang bỏ chạy, chúng còn bị thêm những chiếc Shturmovik và tiêm kích ta ko kích. Quân dự bị Đức trong tuyến hào thứ 2 nổ súng, bắn cả vào các shtrafnik đang xung phong và quân của chúng đang chạy về vì các shtrafnik thực sự đã đuổi sát sau lưng những tên bỏ chạy. Bị kích thích bởi mùi chiến trận và sự thành công của trận đánh giáp lá cà vừa xong mà quân ta chỉ chịu thương vong ko đáng kể, các shtrafnik đánh bật luôn quân Đức khỏi tuyến hào thứ 2. Sau đó họ dừng lại theo lệnh của đại đội trưởng nhằm lấy lại hơi và nạp lại đạn. Bọn Đức tận dụng từng giây quãng thời gian nghỉ đó để tổ chức 1 cuộc phản kích với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo tự hành, cũng là 1 loại tăng nhưng tháp pháo ko quay được. Theo những người tham gia, phải rất khó khăn mới chặn được cuộc phản công này, nhiều lúc ta và địch trộn trấu với nhau, nhiều cuộc đấu giáp lá cà diễn ra cùng lúc khiến ko ai biết bên nào kiểm soát tuyến hào. Chỉ sau đó 1 lúc mới biết các vị trí vẫn nằm trong tay ta.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Fedor Usmanov và tôi nằm trong lực lượng dự bị, chỉ có thể nghe tiếng động từ trận đánh gần đó và phấn khích chờ đến lúc người ta cần đến mình. Bất ngờ chúng tôi nhìn thấy tham mưu phó thứ 2 của tiểu đoàn, Valery Semykin, và 1 Ctrị viên mới về tiểu đoàn là trung uý Mirny xuất hiện, ngay sau đó chiếc jeep Willy của kombat phóng tới. Thì ra đại đội trưởng đã gửi thông điệp qua điện đài cho biết ông cần chúng tôi có mặt gấp tại trận địa. Vậy đấy, chúng tôi nghĩ, chắc tình hình ngoài đó thực sự nóng, vì vậy chúng tôi cần có mặt để thay thế ai đó vừa thương vong! Cầu cho đó chỉ là người bị thương chứ ko phải hi sinh! Cả 4 chúng tôi nhảy vào chiếc jeep và lái xe phóng đi như điên, ko thèm quan tâm nhiều đến đường xá đầy ổ gà ổ trâu. Chúng tôi phi với tốc độ như vậy ngay cả khi vượt qua những công sự nổi và những tuyến hào, chiếc jeep đơn giản là vọt qua tất cả chúng.
    Khi chúng tôi đến nơi thì đại đội vừa đẩy lui 1 đợt tấn công của bọn Đức, 2 chiếc tăng còn đang bốc cháy ngay sau vị trí ta, ngoài ra cũng tại chỗ đó còn 1 cỗ pháo tự hành Đức trông có vẻ còn nguyên vẹn. Chúng tôi lao tới đúng lúc 1 tay súng trường chống tăng to lớn đang xông vào 1 nhóm lính Đức đang đứng cạnh mấy chiếc tăng cháy, có vẻ chúng muốn đầu hàng. Anh lính nắm khẩu súng trường chống tăng đằng nòng và xoay tít nó với vẻ hăm doạ, thứ vũ khí này dài tới gần 2m và nặng hơn 20kg. Anh ta gào thét gì đó và hình như định phang vỡ sọ mấy tên Đức hoặc hất chúng bay ra đâu đó. Lúc đó trông anh ta thật đẹp, y như người chiến binh Nga Vasily Buslaev trong phim "Alexander Nevski", người đã xẻ đôi hàng lính thập tự chinh Đức trên mặt băng hồ Chudskoe chỉ với 1 cây gậy. Người ta đã cho chúng tôi cùng nhiều người khác xem bộ phim này ngay trước khi tới đầu cầu Narev, vì vậy ấn tượng về nó vẫn còn tươi mới.
    Nhiều lính ta đang chạy quanh cỗ pháo tự hành Đức. Bất ngờ nó động đậy, máy gầm lên, chiếc xe xoay ngược lại và nã đạn về phía quân Đức. Thì ra mấy tay cựu sĩ quan tăng của chúng tôi đã khởi động lại được con quỷ thép này mặc dù 1 bên xích của nó đã đứt. Tôi dám chắc nếu cỗ pháo tự hành còn đi được thì thể nào quân ta cũng nhảy vào nó để tiếp tục truy kích bọn Đức đang bỏ chạy. Lúc này phía trước chúng tôi, vì chúng tôi vẫn còn đang phóng xe thẳng về hướng đang có đánh nhau, các trung đội kiên cường của ta đang truy đuổi kẻ địch, bám sát theo đúng nghĩa đen những tên Đức đang rút lui. Chúng tôi được yểm trợ mạnh từ trên ko với những chiếc cường kích mặt đất Il - 2 Shturmovik mà chúng tôi thường gọi là "xe tăng bay" hay "vua chiến trường". Đó là người bạn tốt của các "nữ hoàng chiến trận" - cánh bộ binh. Bọn Đức gọi chúng là "Thần chết đen". Những chiếc máy bay này có thể bắn tên lửa và trang bị nhiều đại liên, chúng là nguồn động viên lớn với những người lính đang xung phong, vì vậy khoảng cách giữa các shtrafnik và bọn Đức đang bỏ chạy rút ngắn từng phút.
    Chỉ vài phút sau thì 1 tai nạn bất ngờ xảy ra. Ko rõ trung đội trưởng Davletov đã vượt lên quá xa quân ta hay tay phi công Shturmovik ko phân biệt được giữa quân ta và quân Đức mà 1 loạt đại liên từ chiếc Shturmovik đã giết chết viên trung uý ngay tại chỗ. Ngay khi tôi gặp được đại đội trưởng và được biết về tai nạn thảm khốc này, tôi đã đề nghị và được chấp nhận trở về trung đội lúc này đang ko có người chỉ huy. Lúc này trung đội đã củng cố vững chắc vị trí của mình tại tuyến hào Đức tiếp theo, mọi người đều biết tôi vì tôi cũng tham gia huấn luyện họ cùng Davletov. Trung đội phó báo cáo thương vong, thật may là con số rất thấp, tuy nhiên cái chết của trung đội trưởng là 1 tổn thất lớn. Fedor Usmanov thay thế 1 trung đội trưởng khác bị thương nặng là Bulgakov.
    Ngay sau đó chúng tôi đã phải chặn 1 đợt tấn công nữa, bọn Đức cố chiếm lại những vị trí đã mất, chúng đã vượt qua được cú shock đầu tiên nhưng ko thể tập trung đủ lực lượng, vì vậy quân ta đã đẩy lui được cuộc tấn công. Đã sắp hết ngày và đại đội trưởng hạ lệnh gìn giữ những thành quả thu được, củng cố vững chắc các vị trí chúng tôi đang có. Chúng tôi chuẩn bị vũ khí cho trận đánh đêm có thể xảy ra và sẵn sàng đẩy lui mọi cuộc phản kích đêm của bọn Đức. Chúng tôi nhìn thấy mấy căn nhà xây bằng đá, nhà có khung hoặc tầng 1 xây bằng đá trong khi những phần làm bằng gỗ đã bị phá huỷ, cần phải chiếm chúng vào sáng sớm mai. Đó là nhiệm vụ cuối cùng của quân ta trong giai đoạn đầu chiến dịch này.
    Quân ta cần tiếp tế đạn và được ăn, chí ít là thực phẩm khô. Tôi ko thể giúp gì cho việc này nhưng đáng ca ngợi làm sao các sĩ quan hậu cần, những người trông ko giống các anh hùng trận mạc chút nào, đã mang đồ ăn tới vào buổi tối trong những chiếc phích. Chúng tôi ko được cấp tí rượu nào mặc dù lúc sáng rượu đã được cấp trong khẩu phần hàng ngày, trước khi cuộc tấn công đầu tiên bắt đầu. Ctrị viên mới, 1 trung uý với huy hiệu Cận vệ trên ngực áo, hoá ra là 1 tay cực kỳ dũng cảm và cởi mở, mọi người khoái anh ta ngay lập tức.
    Đêm khá yên tĩnh. Các liên lạc viên nhanh chóng đặt đường dây nối giữa các trung đội và ban chỉ huy đại đội cũng như giữa đại đội với tham mưu tiểu đoàn. Có lẽ sự hiện diện của tham mưu phó thứ 2 (chuyên về thông tin liên lạc và mật mã) Valery Semykin đã giúp hệ thống thông tin được thiết lập nhanh chóng. Valery ko muốn ngồi ở ban tham mưu tiểu đoàn và nghĩ sự hiện diện của anh ở đây, tại đại đội, sẽ có ích hơn. Tất cả chúng tôi đều nhận được danh sách viết tay các mật danh, mật danh của tôi là 18, của đại đội trưởng là 12, con số 12 xướng lên nghe thật quen thuộc - Bug. Mật danh của tham mưu tiểu đoàn là Vistula, vì vậy thật thú vị khi nghe các cuộc đàm thoại trên điện đài: "Vistula, Vistula, tôi là Bug", y như chúng tôi đang kể lại các trận đánh trước vậy, ngay cả sông Narev cũng chỉ là 1 nhánh sông Bug mà chúng tôi vừa vượt qua. Sau này khi chúng tôi chuyển vị trí tới hết tuyến phòng ngự này tới tuyến phòng ngự khác, các mật danh đều được thay đổi. Tất cả đều theo lệnh của Semykin, anh ta có 1 khả năng vô hạn trong việc tưởng tượng ra những cái tên. Tôi viết chi tiết vậy vì sau này Valery còn thể hiện khả năng của mình trong nhiều vấn đề vượt xa 1 tham mưu hay 1 chuyên gia mật mã.
    Đêm trôi qua thực sự hoàn toàn yên tĩnh. Bọn Đức ko mở 1 cuộc phản công nào. Có lẽ chúng cũng cũng cố vị trí của mình vì biết quân ta sẽ tiếp tục tấn công khi trời sáng. Tất nhiên chúng cũng nã cối và súng máy vào vị trí ta gây nên nhiều phiền toái. Tuy vậy các lính giác của ta ko nhận thấy động thái chuẩn bị nào của bọn Đức. Trong đêm đại đội trưởng đã giữ liên lạc bằng điện thoại với sở chỉ huy sư đoàn để phối hợp về thời điểm bắt đầu tấn công, tầm bắn của pháo và tín hiệu xung phong sáng hôm sau. Những ngôi nhà mà chúng tôi nhìn thấy còn cách khá xa, tôi đoán phải vài km, như vậy chúng tôi sẽ phải dàn quân tối thiểu 1,5km tính từ tuyến hào vừa chiếm được.
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đại đội trưởng quyết định cho dàn trận ngay trong đêm. Ko 1 tiếng động, lợi dụng địa hình và cây lá, quân ta đã vào vị trí sẵn sàng trước cả khi trận pháo kích bắt đầu và nằm đó đợi tín hiệu xung phong. Vì 1 số lý do tôi nhớ được là đêm đó ko có trăng, vậy là 1 lần nữa mặt trăng đã đứng về phe ta. Quân ta di chuyển đến vị trí xuất phát bằng cách chạy từng quãng ngắn trong thời gian nghỉ giữa các loạt đạn, bằng cách bò trên mặt đất, giấu mình trong thảm cỏ xám cuối thu. Chúng tôi đã kiểm tra balô từ tối để đảm bảo ko có gì gây tiếng động hay bỏ quên tại vị trí cũ. Nhờ vậy chúng tôi đã tới được khu vực xuất phát tấn công mà bọn Đức ko hề phát hiện thấy, nguỵ trang vị trí thật tốt khiến chúng ko thể tưởng tượng rằng chúng tôi đã ở rất gần. Ai nấy đầm đìa mồ hôi vì phấn khích và căng thẳng dù đang là cuối tháng 10, ban ngày ấm nhưng ban đêm rất lạnh. Vì vậy đến nơi mọi người đều run như cầy sấy dưới tấm áo choàng ướt đẫm, cả vì phấn khích chờ đợi cuộc tấn công lẫn vì hơi lạnh buổi sớm mai.
    Ngay khi vừa hửng sáng, bầu trời đã bị xé toạc. Trận pháo kích bắt đầu bằng những loạt Katyusha trông như những ngôi sao chổi trên bầu trời buổi sớm. Tôi hơi sợ chúng lại hụt tầm lần nữa và rơi xuống vị trí quân ta như hồi ở sông Drut trên đất Belorussia, tuy nhiên lần này mọi thứ đều làm việc tốt. Pháo và cối tiếp tục bắn khoảng 10 phút nữa rồi những quả pháo hiệu màu đỏ bay lên trời ngay trước loạt Katyusha cuối cùng. Dường như những quả pháo hiệu đỏ đã ném tất cả chúng tôi lên khỏi mặt đất. Cuộc xung phong diễn ra trên toàn bộ trận tuyến đại đội với tốc độ nhanh nhất có thể, tiếp ngay sau trận pháo phủ đầu khủng khiếp khiến quân địch ko kịp lấy lại tinh thần sau cú sốc đầu tiên ngay cả khi quân ta đã xông vào tận trong hào. Ngay cả tay "thợ làm Ctrị" mới tới, cách chúng tôi thường gọi các Ctrị viên tốt bụng, cũng ko hề hô "Vì Tổ quốc, vì Stalin!" mà chỉ xung phong và làm tốt mọi việc với tư cách 1 người lính bình thường. Đúng như chúng tôi mong muốn, bọn Đức ko thể tưởng tượng được là quân ta ở quá gần và trận pháo phủ đầu ngắn đã lấy mất mọi cơ hội để chúng có chút thời gian chuẩn bị chống trả cuộc xung phong. Súng trường chống tăng và súng máy tạo hoả lực yểm trợ tốt cho quân xung phong, bắn chính xác vào từng cửa sổ nhỏ trên những căn nhà đá, lúc này giống như lỗ châu mai boongke. Hoả lực yểm trợ đó đã đảm bảo cho bước tiến nhanh chóng của đại đội những người lính trừng giới ko bị ngăn trở.
    Chúng tôi đánh chiếm được mấy căn nhà ngay đợt tấn công đầu tiên và thu được 1 số lượng chiến lợi phẩm đáng kể gồm cả đạn dược và lương thực. Tình cờ đây cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy loại đèn mà bọn Đức dùng thay cho nến, nó gồm 1 hộp carton hoặc bình tròn nhỏ chứa paraffin, giữa có bấc đặt trong 1 cái đế đặc biệt. Loại đèn này thật thuận tiện, ko sợ lật, paraffin chảy ra cũng ko nhỏ giọt như nến thường, mùi rất thơm! Chúng tôi đã dùng những cây đèn này trong nhiều trường hợp, mặc dù đèn Katyusha mới là thứ được dùng nhiều hơn. Katyusha ở đây là những vỏ đạn pháo rỗng, miệng đập dẹt để cắm bấc vào, bấc thường là 1 sợi vải cotton. Dầu được trộn thêm muối cho khỏi nổ được đổ vào trong vỏ đạn theo 1 lỗ khoan đặc biệt. Đèn Katyusha sáng hơn đèn Đức nhưng tạo ra rất nhiều bồ hóng.
    Bây giờ, nhiều năm sau chiến tranh, người ta vẫn hỏi tôi shtrafnik có bắt tù binh hay ko. Trong giai đoạn này chúng tôi đã bắt nhiều tù binh, trái với hồi trước. Nhiều tên Đức trong những ngôi nhà đá đã đầu hàng. Quân ta bao giờ cũng chỉ xông vào nhà sau khi đã quẳng lựu đạn vào, nhưng khi tập hợp tất cả bọn Đức còn sống sót lại thì chúng còn đông hơn cả quân số toàn đại đội cùng các trung đội phối thuộc cộng lại. Tôi nghĩ đây là trường hợp đầu tiên các shtrafnik bắt được nhiều tù binh 1 lúc đến thế. Chúng tôi tống tất cả chúng vào 1 căn nhà, thu vũ khí và sau đó là cả đồng hồ, đèn pin, hộp đựng thuốc lá và các tư trang khác coi như chiến lợi phẩm. Xong xuôi chúng tôi cắt vài lính gác ngoài cửa và chỉ chuyển chúng về ban tham mưu tiểu đoàn khi đêm xuống. Áp giải tù binh về tuyến sau là các shtrafnik bị thương nhẹ, các thương binh nặng ko thể tự đi bộ được khiêng về bằng cáng tự làm, chúng tôi bắt tù binh Đức khiêng. Sau này tôi được biết bọn Đức khiêng thương binh ta rất cẩn thận, có lẽ chúng cho rằng lính áp giải sẽ trừng phạt nặng nếu có bất kỳ điều ko hay nào xảy ra cho các thương binh.
    Lúc này còn lâu mới tới tối. Đại đội trưởng lệnh củng cố thành quả thu được chứ ko rút về Volwark hay khu trại mà chúng tôi từng ở. Chúng tôi phải báo cáo hoàn thành nhiệm vụ, tình hình mọi mặt, và nhận các mệnh lệnh về các hành động tiếp theo. Tuy nhiên điện đài của chúng tôi cũng "bị thương" nốt, 1 viên đạn hay mảnh đạn gì đó đã bắn trúng nó, dù sao độ 10 - 15 phút sau đường dây liên lạc hữu tuyến cũng đã được thiết lập. Ai nấy đều nghe thấy tiếng: "Vistula, Vistula, tôi là Bug! Chúng tôi nghe rõ!" Tất cả đều cảm thấy nhẹ cả người khi đã kết nối liên lạc thành công.
    Binh lính bắt đầu củng cố các cửa sổ bằng gạch và những thanh bê tông vương vãi trên sàn, nhờ vậy những căn nhà đã biến thành boongke. Có vẻ như chúng tôi đã giết và bắt sống toàn bộ quân Đức cố thủ trong mấy ngôi nhà này vì ko thấy tên nào bỏ chạy. Điều đó cũng có nghĩa là địch có 1 phòng tuyến thứ 2 cách đây 1 quãng và đang chuẩn bị 1 điều bất ngờ đáng ghét cho quân ta, nhất là khi tại đó chúng có các đơn vị nguyên vẹn và pháo binh chúng chắc chắn đã có đủ phần tử bắn cho khu vực chúng tôi đang đóng, có điều là chúng chưa bắn thôi. Bất ngờ giữa ko gian thinh lặng chúng tôi nghe thấy ngựa gõ móng và nhìn thấy xe nhà bếp quân ta, với ống khói nghi ngút, đang lao hết tốc lực về phía chúng tôi, trông y như xe súng máy của sư đoàn Chapaev thời Nội chiến! Đó là bữa sáng được chờ đợi đã lâu, kiêm luôn bữa trưa và có lẽ cả bữa tối, đánh xe là thượng sĩ Jacob Lazarenko, cánh tay phải của sĩ quan chỉ huy hậu cần tiểu đoàn. Lúc này đã sang buổi chiều nhưng có 1 quy định bất thành văn trong tiểu đoàn và có lẽ là trong mọi đơn vị tại tiền tuyến, đó là đừng có nói đến chuyện ăn uống trước cuộc xung phong sáng! Trước hết chúng tôi tin rằng xông lên với 1 cái bụng đầy anh ách là vô cùng khó khăn, thứ đến và đây mới là điều quan trọng nhất, sẽ có cơ hội sống sót hơn nhiều nếu bị thương vào bụng khi nó đang rỗng. Niềm hy vọng luôn giúp chúng tôi bình tĩnh, đem lại cho chúng tôi niềm tin và sự đảm bảo mạng sống dù là hão huyền!
    Chúng tôi vừa ăn vừa củng cố vị trí, mỗi người được uống 1 cốc vodka. Rượu được rót ra từ những chai tiêu chuẩn nửa lít, cứ 5 người 1 chai. Ko hiểu cánh sĩ quan hậu cần làm thế nào mà mang được vodka đựng trong chai thuỷ tinh ra đây mà ko làm vỡ chúng trong cuộc phi xe ngựa băng đồng! Xe nhà bếp thường xuyên lao xuống những hố bom hoặc đạn pháo, nảy tưng tưng trên những con đường mấp mô, vậy làm thế nào mà những chai rượu này vẫn nguyên vẹn? Tôi thường xuyên nhắc tới việc cung cấp thức ăn tại tiền tuyến vì nó cũng quan trọng như cung cấp đạn dược, ko thể đánh giá thấp cả 2 hoạt động hậu cần này. Việc cung cấp đạn dược đảm bảo điều kiện kỹ thuật cho các chiến binh trong chiến đấu, trong khi điều kiện tâm lý và sức lực của họ hoàn toàn được quyết định nhờ việc cung cấp thức ăn. Tinh thần binh sĩ được quyết định bởi điều kiện tâm lý, mà tinh thần lại là thứ quan trọng nhất trong chiến thắng.
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hôm đó ko hiểu sao chúng tôi lại có được 1 quãng thời gian yên tĩnh! Ko súng bắn, ko tiếng đạn pháo hay cối, máy bay ko rít trên đầu. Chúng tôi hoàn thành việc củng cố các vị trí, cả các ngôi nhà, các tầng trệt xây đá sót lại, các chiến hào nối giữa chúng. Chúng tôi thậm chí còn có thời gian kéo xác lính Đức khỏi các căn nhà bị chiếm và đem chôn trong 1 đoạn hào quân Đức đào sẵn. Chúng đã tự đào huyệt chôn mình! Thậm chí còn có thời gian để nghỉ ngơi và ngủ 1 chút. Tuy nhiên cuối cùng 1 trận bão lửa của đạn pháo và cối đã phá tan hy vọng có được 1 đêm yên tĩnh.
    Đại đội trưởng chưa kịp báo cáo tiểu đoàn trưởng thì dây thông tin đứt, chúng tôi ko còn cách nào liên lạc với tham mưu tiểu đoàn. Hình như 1 dây thông tin đã đứt ngay trong trận pháo kích trước đó và chúng tôi chỉ còn mỗi 1 dây thông tin nối "trung đội - đại đội - tiểu đoàn". Điều tồi tệ là cánh lính thông tin đã chỉ đặt mỗi 1 sợi dây thông tin giữa các máy điện thoại, sợi thứ 2 nằm dưới đất và chúng tôi phải cắm nó xuống đất khiến chất lượng âm thanh cực kém, nhưng dù sao cũng còn giữ được 50% tín hiệu đường truyền! Đến lúc này, khi chúng tôi đang cần cấp báo tình hình chiến trận có thể thay đổi từng phút thì chẳng còn cách liên lạc nào, ko điện đài, ko điện thoại! Valery Semykin ngồi bên máy bộ đàm, cố gắng khởi động lại nó.
    Shtrafnik Kasperovich, 1 chàng Belorussia cao to tóc vàng thuộc trung đội tôi tình nguyện chạy đi tìm chỗ dây đứt. Tôi đã chú ý đến anh này từ trước trận đánh vì chúng tôi có rất ít "người bị vây" mà anh ta là 1 trong số đó. Anh ta thậm chí cũng chỉ có cấp bực cũ, ko còn tồn tại trong Hồng quân là quản đốc kỹ thuật, hay kỹ thuật viên quân đội cấp thấp. Anh ta lúc nào cũng có vẻ ít nói, ít hoạt động, nhút nhát và theo tôi nghĩ, chỉ quan tâm đến mỗi làn da mình. Vì vậy tôi hơi bất ngờ khi anh tình nguyện nhận nhiệm vụ nhưng cũng thực sự sung sướng khi thấy anh cuối cùng đã vượt qua được sự sợ hãi và chán nản. Tôi mừng cho anh. Tuy nhiên, 10 rồi 20 phút sau đường dây vẫn ko được nối lại. Sau 1 trận pháo kích kéo dài, bọn Đức tiếp tục bắn từng loạt vào các vị trí ta và cả khu vực sát phía sau mỗi 5 - 7 phút, và tôi nghĩ tay shtrafnik người Belorussia chắc đã bị giết giống như tay súng máy đã hun khói bọn Đức ra khỏi khu trại ở Belorussia. 1 lần nữa tôi lại nhớ đến thứ logic kỳ lạ của chiến tranh, tôi ko muốn lo lắng về chuyện đó, nhưng nó cứ hiện ra.
    Đại uý Matvienko, đại đội trưởng, thúc giục lính thông tin cố khôi phục đường truyền càng nhanh càng tốt. Sau đó thượng uý Valery Semykin, tham mưu phó tiểu đoàn, quẳng toẹt máy bộ đàm mà anh đã cố sửa nhưng ko được đi, lao ra khỏi hầm chỉ với 1 câu: "Tôi sẽ đi!" và biến mất trong ánh chiều tà đang tối dần. Xin nói thêm 1 chút về Valery, anh có vẻ là người khó kiềm chế và dễ xúc động, nhưng rất có ý chí và luôn biết kiềm chế cảm xúc. Tuy có thể xúc động mạnh nhưng khả năng kiềm chế của anh còn mạnh hơn, vì thế trước mặt mọi người trông anh luôn bình tĩnh trong hầu như mọi tình huống. Khoảng 10 phút sau thì tay lính thông tin, người vẫn gào liên tục vào ống nói "Vistula, Vistula, tôi là Bug!" mà chẳng có kết quả gì, bất thần hét lên "Đã có tín hiệu!" Ngay lúc đó bọn Đức lại tiếp tục pháo kích.
    Đại uý túm lấy điện thoại và sau vài giây đường truyền đã ổn định, đại đội trưởng kịp báo cáo tình hình, nhận 1 số lệnh, và rồi đường truyền lại đứt lần nữa. Rồi bất ngờ lại có tín hiệu và chừng 10 - 15 phút sau thì Valery quay về, anh ko tìm thấy tay shtrafnik đã ra trước mình. Anh đã tìm được 1 đầu dây đứt nhưng mãi ko tìm ra đầu kia. Thì ra 1 quả đạn pháo Đức đã bắn trúng đường dây khiến đầu kia văng ra xa. Bò dưới làn đạn pháo khắp 1 khu vực rộng, Valery hy vọng tìm thấy cả đầu dây thứ 2 và tay shtrafnik có lẽ đã chết hay bị thương. Anh sớm tìm được đầu dây kia nhưng ko thể nối chúng lại dù đã nắm được mỗi tay 1 đầu dây, khoảng cách giữa chúng quá lớn khiến tay anh phải căng ra. Valery hiểu rằng mỗi giây đều rất quý báu, khi loạt pháo kích tiếp theo diễn ra thì anh mới nối được đường truyền bằng cách ngậm 1 đầu dây giữa 2 hàm răng, đầu dây kia nắm trong tay, biến thân mình thành 1 phần đường dây.
    Sau chiến tranh tôi đã đọc nhiều chuyện về những người lính hi sinh thân mình trong trận đánh trong đó có 1 trường hợp tương tự. 1 lính thông tin đã ngậm chặt 2 đầu dây vào miệng, nhưng anh ta đã hy sinh. Có nhiều điều tương tự trong chiến tranh.
    Khi Valery cảm thấy cuộc điện đàm đã chấm dứt, anh mới lấy cuộn dây mà anh lúc nào cũng mang theo để phòng hờ nối 2 đầu dây lại và thậm chí còn dùng băng vải bọc lại mối nối. 1 lính thông tin thực thụ luôn mang theo 1 ít dây. Đúng là dân chuyên nghiệp! Khi chúng tôi hỏi làm sao anh biết được cuộc điện đàm đã chấm dứt, Valery trả lời anh có thể cảm thấy 1 luồng điện nhẹ xuyên qua cơ thể khi có đàm thoại và 1 luồng điện mạnh khi liên lạc viên cúp máy, có lẽ điều này chưa từng được biết tới. Valery Semykin đã được tặng Huân chương Dũng cảm vì hành động này. Chúng tôi vẫn là bạn của nhau cho đến tận giờ, sau 60 năm.
    Nói về Kasperovich, thì ra hắn đã chạy khỏi chiến địa và đào ngũ. Hồi đó tôi còn ít kinh nghiệm và dễ bị lừa, tôi tưởng nhầm hắn là người tử tế dù đã có 1 trường hợp là Geft. Rất lâu sau tôi vẫn nghĩ Kasperovich mất tích trong khi làm nhiệm vụ, mãi tới tháng 1/1945 sau trận Warsaw hắn mới bị bắt ở đâu đó bên Belorussia và tống trở lại tiểu đoàn tôi.
    Những trận pháo kích ngắn nhưng dữ dội kéo dài suốt đêm, và suốt đêm chúng tôi chờ đợi 1 cuộc phản công. Nhưng cuộc phản công chỉ bắt đầu vào sáng sớm, bọn Đức làm theo đúng bài bản cổ điển. Lại 1 trận pháo kích dữ dội nữa, nó chẳng làm gì được ai vì chúng tôi được bảo vệ vững chắc sau những bức tường dày, thậm chí ngay cả các tuyến hào cũng ko bị viên đạn nào bắn trúng. Trong khi trận pháo kích đang diễn ra, thiết giáp và bộ binh Đức tiến về phía chúng tôi tới khoảng cách đủ gần để ngắm bắn hữu hiệu vào các vị trí ta, tuy nhiên điều đó có nghĩa là quân ta cũng có thể bắn trả. Mặc dù vậy, đại đội trưởng vẫn hạ lệnh giữ im lặng, chỉ nổ súng khi nào thấy pháo hiệu khói màu đỏ. Chúng tôi chờ đợi quả pháo hiệu, đó thật là điều đáng sợ! Nhìn thấy kẻ địch đang tiến tới, ngón tay đặt trên có súng mà ko được bắn. Nhưng sau đó trên tuyến xuất phát tấn công của quân Đức xuất hiện thêm nhiều bộ binh đi sau 5 - 6 chiếc xe tăng, bọn bộ binh nấp sau những con quỷ thép đang chạy thẳng ra trước. Đây mới thực sự là những gì đại đội trưởng đang chờ đợi.
    Ông bắn pháo hiệu và toàn bộ súng máy quân ta, cả trung liên lẫn đại liên của trung đội George Sergev, đều khai hoả. Hàng quân tấn công của bọn Đức mỏng hẳn đi trước mắt tôi. Súng máy và súng trường chống tăng tập trung bắn vào các lỗ quan sát trên những chiếc tăng đang tiến tới. Tên lái chiếc tăng đi đầu có lẽ bị mất phương hướng vì trúng đạn vào lỗ quan sát nên xoay ngang xe, phơi phần giáp yếu bên sườn ra trước các tay súng trường chống tăng quân ta. Nó bị hạ lập tức. Chiếc Panther bốc cháy và tổ lái chui ra. Thượng uý Sergeev nhảy khỏi hào, tay cầm súng lục chạy thẳng về phía bọn lính lái tăng, hô lên "Yểm trợ tôi!" với trung đội phó, 1 shtrafnik râu ria xồm xoàm với cái tên rất nổi tiếng Pushkin. Tôi ko hiểu sao cậu ta có thể phân biệt được tên sĩ quan giữa nhóm lính tăng Đức đều bận quân phục đen, nhưng Sergeev đã bắn nhiều phát về phía bọn Đức, chạy thẳng đến 1 tên trong số đó và đánh gục hắn, sau đó đè hắn xuống đất cho đến khi 1 số shtrafnik chạy tới.
    Đó là bước ngoặt của trận đánh. Những chiếc tăng còn lại định quay lui, phơi sườn ra trước quân ta. Thêm 1 chiếc nữa bị hạ, số còn lại chạy mất. Đại đội trưởng phát tín hiệu "Xung phong!", các shtrafnik xông lên và trong cơn giận dữ giết sạch những tên bộ binh Đức nào còn chưa chạy kịp. Trong khi đó, George Sergeev và những người cùng xông lên với anh dựng tên lính tăng Đức dậy, thu vũ khí, thì ra hắn là 1 Hauptmann, tức là đại uý, chỉ huy tiểu đoàn tăng. Sergeev đã vớ được 1 tù binh đáng giá! Tên tù được gửi về hậu cứ dưới sự áp giải của tổ súng trường chống tăng đã hạ hắn và theo cách đánh giá thông thường, họ xứng đáng được cho ra khỏi tiểu đoàn trừng giới sớm kèm 1 số phần thưởng. Đó là cố gắng cuối cùng của bọn Đức nhằm tái chiếm các vị trí đã mất bên cánh này, chúng ko dám mở thêm cuộc phản công nào nữa. Trong khi đó, chúng tôi phát huy chiến quả và truy kích chúng thêm vài km nữa, chiếm được điểm xuất phát phía sau, có lẽ thuộc lớp phòng thủ thứ 3 của địch trong 1 ngôi làng cạnh thị trấn Serotsk mà chúng tôi có thể nhìn thấy rất rõ bên tay trái, rồi dừng lại.
    Bọn Đức có thêm vài lần định tái chiếm các vị trí đã mất, nhưng có lẽ đó chỉ là các cuộc tấn công thăm dò nhằm tìm hiểu khả năng phòng thủ của ta và khả năng thắng lợi của chúng. Chúng tôi đẩy lui các cuộc tấn công đó 1 cách dễ dàng nếu so sánh với các trận đánh trước đây. 2 ngày sau, đại đội tôi được 1 tiểu đoàn bộ binh thay thế, thiếu tá tiểu đoàn trưởng có vẻ hứng thú với gốc gác các binh sĩ đại đội tôi hơn là tìm hiểu sức mạnh của địch trong khu vực này. Hình như họ ko có kế hoạch tiếp tục tiến, chúng tôi đã làm hết phần việc của họ. Đại đội tôi cũng như toàn tiểu đoàn trước đây đóng vai trò quả đám thép đập vỡ tuyến phòng ngự Đức rồi giao lại vị trí cho các đơn vị bình thường khác. Đó là số phận của chúng tôi. Tuy vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ trong 3 ngày với thương vong tương đối thấp là 1 kết quả rất tốt. Đại đội ko chỉ tái chiếm được các vị trí đã mất mà còn tiến xa thêm 2 - 3km so với vành đai phòng thủ đầu cầu trước đây. Tất nhiên, lệnh cho ra nghỉ của chỉ huy Tập đoàn quân, tướng Batov, được các shtrafnik trong đại đội xem là sự thừa nhận họ đã tỏ ra dũng cảm, anh hùng, kiên quyết như 1 cựu sĩ quan. Các shtrafnik nghĩ họ sẽ được xá miễn và cho ra khỏi tiểu đoàn trừng giới dù ko bị thương, thậm chí có thể được khen thưởng nếu xứng đáng. Chí ít đó là điều mà 1 chỉ huy tập đoàn quân khác, tướng Gorbatov, đã làm, và cả tiểu đoàn đều biết chuyện này.
    Khi đi qua mấy căn nhà đá quen thuộc, giờ là nơi đóng quân của ban chỉ huy hay các đơn vị hậu cần gì đó của tiểu đoàn mới lên thay, đại đội trưởng ra lệnh dừng lại nghỉ 1 lúc. Tôi đến bên mấy chiếc tăng bị hạ cùng vài sĩ quan khác để được tận mắt nhìn chúng thật gần, thật ngạc nhiên khi tại những chỗ giáp xe bị vỡ chỉ có phần bê tông bọc ngoài giáp là bị phá huỷ. Tôi nghĩ Hitler đã thôi ko dùng thứ giáp thép đáng khâm phục của hãng Krupp mà chuyển sang dùng thứ giáp Ersatz (phế phẩm) này cho xe tăng của hắn. Chắc chắn là tôi sai, nhưng đó là ấn tượng đầu tiên của tôi về những chiếc tăng rất được ca ngợi này của bọn Đức. (*)
    Đại uý của tôi lại có lệnh toàn đại đội tập hợp thành hàng, ông cám ơn tất cả mọi người đã gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao. "Giờ ta hát 1 bài chăng?" Đó là câu kết thúc bài diễn thuyết ngắn của ông. Hoá ra tay politruk trẻ, trung uý Mirny, có chất giọng rất to và khoẻ. Ngay từ bước hành quân đầu tiên, chúng tôi luôn coi đó là 1 dấu hiệu tốt, anh ta đã bắt đầu hát bài hát nổi tiếng của cánh pháo binh: "Pháo binh, Stalin đã ra lệnh, Pháo binh, Tổ quốc đang kêu gọi." Hình như tay này phục vụ trong pháo binh trước khi về tiểu đoàn trừng giới. Các shtrafnik hào hứng hát theo và tiếp tục hát nhiều bài khác cho đến khi tới căn nhà của chỉ huy tiểu đoàn. Đại đội trưởng dừng tiểu đoàn trước nhà, ra lệnh "Nghiêm!" rồi bước vào trong báo cáo. Vài phút chờ đợi kombat Baturin kéo dài như vô tận, và rồi ông ta bước ra, bình thản như thường lệ, đại đội trưởng theo sau trông như 1 con chó vừa bị đòn. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều linh tính 1 điều gì đó tồi tệ.
    Chẳng có lệnh "Nghỉ!" hay có lẽ ông ta chẳng hề chú ý đến việc cả đại đội đang đứng trong tư thế nghiêm, trung tá Baturin phát biểu 1 bài dài, đầy những lời sáo ngữ chung chung. Điểm chính của bài phát biểu là ông ta, kombat tức tiểu đoàn trưởng, thay mặt cho Tổ quốc cám ơn tất cả chúng tôi vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Thay mặt chỉ huy Tập đoàn quân 65, và với danh nghĩa Tổ quốc, ông tập hợp chúng tôi tại đây để phục vụ trung thành và hiến dâng tất cả. Chúng ta sẵn sàng hy sinh mạng sống nếu điều đó là tốt cho Tổ quốc. "Chúng ta nhất định sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ mới mà Liên bang Soviet đề ra để đi tới chiến thắng," vân vân và vân vân. 1 số binh lính bắt đầu xì xào và cử động mặc dù chưa hề có lệnh nghỉ. Baturin cảm thấy binh lính đã đủ xúc động nên nhanh chóng kết thúc bài diễn văn bằng cách thay mặt chỉ huy Tập đoàn quân trao cho chúng tôi 1 nhiệm vụ mới. Đó là mở rộng cánh phải đầu cầu, 1 nhiệm vụ cũng "dễ dàng" như nhiệm vụ mà chúng tôi vừa hoàn tất. Tôi nghĩ tôi đã nghe thấy vài giọng nói bất bình, hy vọng ông ta biết nhiệm vụ vừa hoàn thành "dễ dàng" đến mức nào. Hay ông ta đã biết rồi? Bằng giọng yêu nước giả hiệu, kombat kết thúc bài diễn văn lâm ly bằng câu: "Tổ quốc đang kêu gọi những hành động anh hùng của các bạn!" Tôi nghĩ đó chính là lời bài hát "Tổ quốc gọi" mà chúng tôi vừa hát. Chúng tôi đã mời vận rủi tới, và thiêng thế chứ, nó đến thật!
    Sự chán nản, niềm hi vọng cuối cùng bị đập vụn khi nhận thức rõ tình hình khiến các shtrafnik ăn tối mà ko ai buồn cười đùa hay trò chuyện. Ngay cả 100g vodka cũng ko làm họ lên tinh thần. Ngay sau bữa ăn, ko được nghỉ, đại đội lại buộc phải hành quân 15km để sang 1 khu vực mặt trận khác nằm bên cánh phải đầu cầu trước khi trời sáng. Chúng tôi vừa đi vừa chạy, và trước khi trời sáng khá lâu đã nhào được xuống các tuyến hào của Sư 37 hay Sư 108 Bộ binh gì đó, chao ôi, tôi ko thể nhớ nổi. Ai nấy đều nhễ nhại mồ hôi như những con ngựa sau cuộc chạy đua.
    (*) Có lẽ tác giả đang nói tới zimmerit, 1 hợp chất phi kim loại được thêm vào giáp xe tăng Đức nhằm chống lại mìn chống tăng nam châm.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Mãi sau này, trong cuốn hồi ký của tướng Batov ?oGiữa các chiến dịch và các trận đánh? tôi mới đọc được những lời của chỉ huy Sư 108 Bộ binh. Ông viết: ?oTrận đánh tại đầu cầu Narev là 1 trong những trận khó khăn nhất đối với sư đoàn tôi trong suốt cuộc chiến?. Với tiểu đoàn tôi cũng vậy. Các trung đoàn bộ binh 444, 407 và 539 chiến đấu tại khu vực này nhưng tôi ko nhớ nổi đơn vị nào đã chuẩn bị trận địa cho chúng tôi trước cuộc tấn công và đơn vị nào thay thế sau khi chúng tôi thành công. Ngay cả sau này tôi cũng vẫn ko biết, tiểu đoàn trừng giới hoạt động hầu như độc lập hoàn toàn với các đơn vị khác.
    Rất lâu trước khi trời sáng, ngay khi chúng tôi tới các tuyến hào là các đơn vị kia rời đi ngay, vì vậy bọn Đức ko nhận thấy có sự đổi quân. Điều duy nhất chúng tôi biết được từ những người đang rời khỏi hào là tuyến hào tiền tiêu quân Đức chỉ cách chúng tôi có 150m. Họ nói bọn Đức pháo kích dữ dội cả ngày lẫn đêm và vô số tên bắn tỉa cùng xạ thủ súng máy rình rập suốt ngày. Chúng tôi chưa được giao nhiệm vụ cụ thể nhưng đều hiểu mình có mặt ở đây ko phải chỉ để củng cố tuyến phòng ngự. Ngày hôm đó chúng tôi được nhận đạn dược bổ sung trong đó có rất nhiều lựu đạn tấn công RG ?" 42 và RPG ?" 43, chúng có tầm sát thương ngắn hơn loại lựu đạn phòng thủ F ?" 1. Những loại lựu đạn mới nhận được chế tạo để sử dụng khi di chuyển, tức là trong khi xung phong. Mỗi tiểu đội cũng được phát 1 quả mìn chống tăng RPG ?" 40, từ đó chúng tôi kết luận rằng có khả năng đụng độ với xe tăng Đức tại khu vực này.
    Xin người đọc lưu ý 1 thực tế là tiểu đoàn tôi luôn được nhận những vũ khí mới với số lượng rất đầy đủ. Chúng tôi dùng loại tiểu liên mới PPS thay cho loại PPSh, chúng tôi cũng được trang bị loại súng trường chống tăng PTRS với hộp tiếp đạn 5 viên. Nhìn chung chúng tôi ko bao giờ cảm thấy thiếu vũ khí. Tôi phải viết điều này vì nhiều sách báo bây giờ nói rằng các shtrafnik hay bị tống ra trận mà ko có vũ khí, 5 hay 6 người mới có 1 khẩu súng trường, vì thế những người ko vũ khí chỉ mong người có vũ khí chết càng sớm càng tốt. Các đại đội trừng giới trực thuộc tập đoàn quân đôi khi có quân số lên tới trên 1.000 người, theo lời Vladimir Grigorievich Mikhailov, chỉ huy đại đội trừng giới Tập đoàn quân 64 kể cho tôi sau chiến tranh, vì vậy có khi ko mang theo đủ vũ khí cho tất cả. Nếu ko đủ thời gian chuẩn bị vũ khí cho đại đội trước khi thực hiện nhiệm vụ thì 1 số strafnik sẽ có súng trường còn số khác chỉ có lưỡi lê. Tôi sẵn sàng thề rằng điều đó ko bao giờ xảy ra ở tiểu đoàn trừng giới dành cho các sĩ quan. Chuyện cố tình tống các shtrafnik ra trận mà ko có vũ khí là nói láo. Tiểu đoàn tôi bao giờ cũng có đủ vũ khí, đôi khi còn là những thứ hiện đại nhất.
    Binh lính đã dần bình tĩnh lại và sự bất mãn với kombat bắt đầu giảm bớt. Có lẽ kombat ko muốn hoặc ko dám đề nghị tướng Batov cho tiểu đoàn ra nghỉ và phóng thích những người đã chứng tỏ mình trong trận chiến. Trên hết tôi cảm thấy tiếc cho nhóm xạ thủ súng trường chống tăng, những người mà Baturin có vài lý do để ghét. Nhiều lần các đề nghị phóng thích và thăng thưởng của tôi đã bị ông ta trả lại. Tại sao tôi kể lại chi tiết điều này ư? Vì tôi vẫn còn bực Baturin về mấy vụ này, dù đã gần 60 năm trôi qua. Ngoài ra còn bởi các trận đánh sau đó đã phải trả giá bằng rất nhiều mạng sống của các sĩ quan có kinh nghiệm. Họ đã phải chiến đấu trong tiểu đoàn vì 1 số ?ohành vi sai trái?, tuy nhiên họ hiểu rõ sai phạm, can đảm và sẵn sàng hiến dâng mạng sống để chứng minh lòng trung thành với lời tuyên thệ và với Tổ quốc.
    Dù sao tình hình ngày hôm đó cũng cho phép chúng tôi có thể ngủ 1 chút. 1 số ngủ ngồi, số khác thậm chí còn có thể nằm lăn ra trong những cái gọi là công sự nổi, thực chất là những hốc lớn đào vào thành hào. Trần công sự chỉ đắp đất, thứ đất pha cát dễ dàng đổ sập nếu có 1 vụ nổ gần đó. Trong các hốc rất nông khiến người ta chỉ có thể nằm hẳn xuống mới đủ kín đáo để nghỉ ngơi. Các trận pháo kích dữ dội mà đơn vị tiền nhiệm đã thông báo nã lên đầu chúng tôi rất sớm. Hình như bọn Đức tại khu vực này có rất nhiều pháo trong đó có cả loại cối phản lực 6 nòng thường gọi là Vanyusha (*). Chúng tôi gọi chúng là "lợn lòi" vì tiếng rít nghe giống tiếng lợn kêu. Đạn "lợn lòi" rơi gần như thẳng đứng xuống các tuyến hào khiến chúng rất nguy hiểm với những người ngồi trong hào khi nổ. Đó là lý do những người lính tiền nhiệm đào các hốc vào thành hào.
    Tôi cần nhắc rằng các shtrafnik thường cố hết sức bảo vệ các chỉ huy của họ. Như đã từng nói, đại đội phó thượng uý Ivan Yanin là 1 sĩ quan cực kỳ dũng cảm, được cả đại đội khâm phục và yêu quý. Để giữ mạng sống cho Ivan trước những viên đạn "lợn lòi" 6 nòng, các shtrafnik đã kiếm 1 hốc cho anh và để cho thêm an toàn, họ đào rộng cái hốc ra để đủ chỗ cho 2 người nữa nằm kẹp 2 bên, che chở cho anh khỏi những mảnh đạn. Trong 1 trận pháo kích các strafnik đòi chui vào nằm cùng trong hốc để che chắn cho Yanin bằng chính thân mình họ, khi tất cả vừa nằm vào thì 1 quả pháo hạng nặng nổ ngay gần đó khiến cái hốc đổ sập, chôn sống cả 3 bên trong. Mọi người đào được người thứ nhất ra, rồi người thứ 2, cả 2 đều còn thoi thóp, nhưng đến khi đào được Yanin ra thì anh đã chết. Người sĩ quan dũng cảm nhất tôi từng biết, Ivan Yanin, đã chết ngạt dưới sức nặng của khối đất dù ko hề bị 1 vết thương nào. Anh ta chưa từng sợ đạn hay mảnh đạn và cũng chưa từng phải vào bệnh viện ngày nào. Đó cũng là 1 nghịch lý của chiến tranh.
    Tất cả chúng tôi đều shock nặng vì cái chết bất ngờ của Yanin, theo chúng tôi đó là 1 cái chết hoàn toàn vô duyên. Mặc dù ở mặt trận những cái chết ko phải là chuyện gì bất thường nhưng đây thật là 1 cái chết ngược đời. Chúng tôi vĩnh biệt người đồng đội và gửi xác anh về tuyến sau chôn cất. Tham mưu trưởng tiểu đoàn Philip Kiselev tới hào vào buổi tối, đi cùng với tham mưu trưởng 1 tiểu đoàn bộ binh, nhiều sĩ quan khác cũng tới trong đó 1 số người chúng tôi ko biết. Philip chia buồn cùng chúng tôi và nói Ivan đã có 1 đám tang tươm tất. Tôi và tất cả binh lính, sĩ quan sẽ nhớ đến anh trong suốt phần đời còn lại.
    (*) Cũng được biết tới dưới cái tên Đức là Nebelwerfer.

Chia sẻ trang này