1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 02/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Dù sao tôi cũng ko thể đồng ý với đề xuất vì ko phải là chỉ huy trực tiếp, vì vậy tôi đề nghị Afonin trước hết hãy thông báo ý tưởng với đại đội trưởng. Sau khi được chấp thuận còn phải giải thích chi tiết nhiệm vụ cho các trung đội khác nữa để mọi người đều nắm rõ mưu kế và bắn vào "tên đào ngũ phản bội" y như thật, đồng thời bắn cả vào các lỗ châu mai địch.
    Chúng tôi thu thập được 2 túi mặt nạ phòng độc đựng đầy lựu đạn để đưa cho Yastrebkov, anh lèn chúng vào trong balô. Chọn 1 thời điểm tốt, anh bò tới trước, nhảy vọt lên, ném khẩu tiểu liên đi và giơ cao 2 tay cầm 1 mảnh vải trắng, hét to hết mức có thể: "Nicht schiessen! Nicht schiessen!" Vừa chạy vừa nhảy hết bên này sang bên kia, trồi lên hụp xuống, anh đã tới được căn nhà bên kia đường, trong khi đó toàn đại đội nổ súng vào "kẻ đào tẩu". Tất cả chúng tôi đều lo lắng cho người lính dũng cảm! Ko hiểu đó có phải 1 ý tưởng điên rồ ko? Hoặc liệu anh có chết vô ích trước khi đến được mục tiêu ko? Và rồi tất cả đều cực kỳ sung sướng khi thấy anh đã tới được căn nhà bên đường, nép mình vào tường. Vừa kịp lấy hơi, anh đã dán mình vào tường theo đúng nghĩa đen để từ từ tiến tới ô cửa sổ gần nhất, ném liên tiếp vào đó 2 quả lựu đạn, và ngay sau khi chúng nổ anh chạy tới ô cửa sổ tiếp theo. Cứ thế anh di chuyển qua hết cửa sổ này tới cửa sổ khác, tiêu diệt từng ổ súng máy Đức chết chóc.
    Ngay sau đó pháo hiệu đỏ lóe sáng báo hiệu cuộc xung phong của đại đội bắt đầu. Trung đội của Afonin chồm dậy đầu tiên, tiếp đó là toàn bộ phần còn lại của đại đội đều xung phong. Các shtrafnik lao qua con phố chó má, làm câm miệng lưới hỏa lực súng máy Đức vẫn còn tiếp tục bắn trả, bao vây các tòa nhà ko cho bọn Đức tẩu thoát. 1 số tên cố trốn trong các nhà kho hoặc chạy xuyên qua vườn ruộng ra sông Oder. Thành công ngoài sức tưởng tượng! Trung đội của Afonin phát hiện 1 ngôi làng nhỏ gần đó, tại đây có 1 trung đội Fritz đang trên đường tới Altdamm cứu đồng bọn đang bị đại đội của Beldugov tiêu diệt. Trung đội trưởng Afonin nhanh chóng nhận rõ tình hình, anh bố trí trung đội để chặn ngang đường. Các shtrafnik trước hết chặn lũ phát xít lại, sau đó buộc chúng đầu hàng. Đó là 1 trường hợp bắt tù binh hiếm thấy của shtrafnik, khoảng 20 tên Đức đã bị bắt sống.
    Gần như ngay sau đại đội trừng giới, các đơn vị của trung đoàn thuộc sư 23 đã tấn công trên khu vực của họ và chiếm được thành phố vào giữa trưa. Các đơn vị bộ binh củng cố trận địa phòng ngự trên bờ sông Oder trong khi đại đội trừng giới đã hoàn thành nhiệm vụ được cho ra nghỉ. Altdamm đã được giải phóng! Đó là ngày 20/3.
    Thương vong của quân ta là đáng kể. Như Rita nói với tôi sau đó, cô đã phải băng bó và sơ tán nhiều thương binh khỏi chiến địa. Khi tôi hỏi cô chính xác là bao nhiêu cô trả lời: "Em ko biết, em ko đếm." Tôi bèn hỏi thượng uý quân y Ivan Demenkov và được biết Rita đã sơ tán được khoảng 20 thương binh. Tốt đấy, Rita, em đã ko phạm sai lầm nào. Tôi tự hào về em! Sau này Rita kể cô cũng chứng kiến màn kịch "trá hàng" và lo lắng cho người lính shtrafnik quả cảm.
    Ban tham mưu tiểu đoàn đến khi đêm xuống. Kombat lệnh cho Beldugov giải thoát các shtrafnik đã tỏ ra xứng đáng được cho ra khỏi tiểu đoàn và bàn giao phần còn lại của đại đội. Vậy là tôi sẽ trở thành sĩ quan tiếp theo dẫn dắt đại đội trong các trận đánh sắp tới. Tôi ko hiểu sao các đại đội trưởng khác ko bao giờ xuất hiện tại các trận đánh, nhưng lệnh là lệnh. Tôi sớm nhận ra sau các trận đánh ở Narev, Baturin đã đặc biệt "ưa thích" tôi. Chúng tôi được chuyển tới ngoại ô Altdamm, tại đây chúng tôi bắt đầu tái tổ chức đại đội, 1 công việc thường lệ.
    Tôi đã có chút thời gian rảnh. Tôi chọn 1 căn nhà nhỏ cho riêng mình và ở đó cùng Rita. Afonin, Kuznetsov và tất cả các sĩ quan khác của tiểu đoàn đều ở quanh đó. Ko phải tất cả xác chết của bọn Đức đều đã được đưa đi hết. Lúc này đã là cuối tháng 3, đã có nắng ấm nên chúng tôi ko mặc áo khoác và áo trấn thủ da cừu nữa mà chỉ mặc kubanka nhưng vẫn đội mũ mùa đông chứ ko đội mũ lưỡi trai hay pilotka.
    Rita trông đằm thắm, xinh đẹp hơn hẳn, thậm chí còn hơi mũm mĩm, mãi sau này mới biết cô đã có thai. Tôi từng hỏi cô có sợ tuyến đầu ko, cô trả lời:
    "Sợ, nhưng em cố ko nghĩ đến nó."
    "Em có dám giết 1 tên Đức, 1 người còn sống, tại đây, trên mặt trận ko?"
    "Em nghĩ là có, ko biết nữa."
    Thế là tôi đưa cho cô khẩu súng ngắn Browning chiến lợi phẩm mà chúng tôi vẫn gọi là súng dành cho quý bà. Tôi đề nghị cô thử bắn vào 1 xác lính Đức nằm chết trong rãnh bên đường, chúng tôi bước tới gần và cô bắn vào cái xác mà gần như ko cần ngắm. Bụng xác chết tóp lại và 1 luồng hơi kinh tởm xì ra, mùi của cái xác này ko được thơm tho cho lắm. Sau đó Rita bảo: "Nếu cần phải làm thì thà em bắn 1 tên địch sống còn hơn. Sẽ ko trượt đâu."
    Chúng tôi cũng được chú ý nhờ các hoạt động có hiệu quả trong chiến dịch Vistula - Oder. Đại uý Ivan Ivanovich Beldugov nhận được huân chương chiến đấu danh giá nhất lúc đó là Huân chương Cờ Đỏ. Afonin và Kuznetsov nhận Huân chương Alexander Nevski còn shtrafnik Yastrebkov được Huân chương Danh dự hạng 3. Hơi tiếc vì anh đã ko được nhận Huân chương Dũng cảm như đề xuất của Beldugov, ko hiểu ai đã gợi ý hay bản thân tự nghĩ ra mà Baturin đã chỉ đề xuất tặng 1 huân chương chỉ dành cho lính trơn là Huân chương Danh dự cho Yastrebkov, 1 người đã sắp được phục chức sĩ quan. Nhiều người khác cũng được thăng thưởng, tôi ko nằm trong danh sách cán bộ đơn vị nên đương nhiên ko nhận được gì. Tuy nhiên Rita được nhận Huân chương Xuất sắc trong Chiến đấu từ bác sĩ tiểu đoàn Stepan Buzun khiến cả 2 chúng tôi đều cực kỳ sung sướng.
    Vài ngày sau chúng tôi được biết trận tuyến của Phương diện quân Belorussia 1 đang thu hẹp dần để chuẩn bị cho cuộc tấn công quyết định vào Berlin. Chúng tôi sẽ phải di chuyển xa hơn về phía nam. Trong khi tôi đang tổ chức đại đội để chuẩn bị hành quân thì chỉ huy Phương diện quân Belorussia 2, Nguyên soái Rokossovski, bất ngờ đến thăm sở chỉ huy tiểu đoàn. Ông là 1 vị nguyên soái nổi tiếng hay đến thăm binh lính ngay tại mặt trận. Tại đây, ông cũng đến thăm 1 khu vực mà Phương diện quân Belorussia 2 của ông sẽ tiếp quản. Hoặc có lẽ vì ông biết "những tên kẻ cướp của Rokossovski" đang đóng ngay tại đây và muốn đến thăm, đây chính là lý do chúng tôi muốn tin. 1 lần nữa tôi đã ko gặp may, cũng giống như hồi ở Zhlobin, chẳng hiểu sao tôi đã ko có mặt để gặp gỡ vị tướng nổi tiếng. Tuy nhiên Rita đã kể lại những gì đã xảy ra.
    Vấn đề là đã có nghiêm lệnh ko được đưa phụ nữ vào tiểu đoàn trừng giới, và nó do chính Rokossovski đưa ra. Ngay khi vị tướng bước ra khỏi xe, 1 người đàn ông cao to đẹp trai, ông đã quát: "Cái gì thế này? Phụ nữ làm gì ở đây? Vợ 1 đại đội trưởng àh? Thế thì có khác gì? Tống cổ cô ta ra khỏi đây ngay!" Trong khi ông quát lác thì trong xe còn 1 người phụ nữ khác! Gương mặt xinh đẹp của cô đã nổi tiếng cả nước qua các bộ phim, và cô ta đang cười. Rita quyết định đối đầu với vị Nguyên soái, cô đã làm mọi thứ để được ở bên tôi trong những lúc khó khăn nhất, cô nói: "Có 1 người phụ nữ nữa ở đây, bên cạnh tôi, thưa đồng chí Nguyên soái." Cô chắp 2 tay trước mặt như đang cầu nguyện và Rokossovski chợt liếc thấy cái bụng đã to thấy rõ của cô, ông phẩy tay và nói: "Thôi được, cô có thể ở lại, trung sĩ ạh."
    Sau đó tôi được biết đại đội sẽ tham gia vượt sông Oder tại khu vực phía bắc đầu cầu Kuestrin, nơi Phương diện quân Belorussia 1 vừa chiếm được. Chúng tôi nhanh chóng được chuyển tới đó.
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    10
    VƯỢT SÔNG ODER TỚI BERLIN​
    Sau 1 cuộc hành quân dài đến kiệt sức, chúng tôi đã tập trung tại 1 ngôi làng Đức nhỏ xinh đẹp cách sông Oder vài km. Trong làng hầu hết là những căn nhà đá 2 tầng, ko có dân làng nào ở lại, tất cả đã chạy qua bên kia sông. Ko thấy ngôi làng bị huỷ hoại gì, người Đức bỏ lại tất cả, đồ đạc, giường có đệm êm như phải có tại mỗi ngôi nhà Đức, thậm chí cả dao kéo. Nói tóm lại tiện nghi của chúng tôi là rất thoải mái, thậm chí xa xỉ. Tất cả sĩ quan đại đội ở chung trong 1 căn nhà 3 - 4 phòng. Rita và tôi có 1 phòng, các trung đội trưởng, thượng sĩ và sĩ quan văn thư trong các phòng còn lại.
    Cánh hậu cần nhanh chóng thiết lập căng tin sĩ quan theo đúng phong cách của Baturin bên cạnh nhà. Rita và tôi lúc nào cũng phải ngửi mùi thức ăn nồng nặc. Rita trở nên rất kén cá chọn canh và 1 số loại đồ ăn khiến cô phát ốm. Sau cuộc viếng thăm của Nguyên soái Rokossovski, người đã chú ý đến vòng eo ngày 1 lớn của cô, chúng tôi ko còn nghi ngờ gì về việc cô sắp làm mẹ. 1 cảm giác mới chưa từng biết đến lớn dần lên trong tôi. Sau đó thỉ cả tiểu đoàn đều biết Rita sắp có em bé và các sĩ quan đều đưa hết cho cô số cá trích ngon nhất trong khẩu phần mỗi người vì Rita bắt đầu thèm ăn mặn. Bác sĩ tiểu đoàn Stepan Buzun đến thăm chúng tôi 1 lần và lập tức ra lệnh, căn cứ vào tình trạng đang mang thai của Rita, ông cấm cô làm việc trên tuyến đầu mà chỉ được phụ giúp ông tại trạm phẫu tiểu đoàn. Ông thêm rằng sẽ đề nghị tiểu đoàn trưởng phê chuẩn lệnh này.
    Sau khi ổn định chỗ ở trong làng và biết được kombat cùng ban tham mưu ở đâu, chúng tôi phát hiện ra có phụ nữ sống trong cùng nhà với kombat. Đầu tiên chúng tôi nghĩ ông ta sống cùng 1 phụ nữ Đức đã ở lại ko chạy. Đó là 1 phụ nữ thấp nhỏ hơi mập nhưng khuôn mặt rất xinh. Sau này chúng tôi mới biết đó là vợ Baturin, ko phải "vợ chiến trường" hay "vợ doanh trại" như trong quân đội thường hay có mà là vợ thực sự. Ko hiểu bằng cách nào mà Baturin đã đưa được vợ từ Nga sang tận đây dù bà ko phải sĩ quan hay quân nhân. Chúng tôi biết có nhiều sĩ quan cao cấp chia sẻ với vợ mọi khó khăn nguy hiểm trên chiến trường. Nhiều người đã thấy nữ nghệ sĩ nổi tiếng Serova trong xe Nguyên soái Rokossovski, lúc đó họ đang hẹn hò nhau. Sau chiến tranh tôi được biết vợ tướng Gorbatov cũng ở cùng ông trong suốt cuộc chiến. Điều kiện sống của tiểu đoàn trưởng khi tiểu đoàn chỉ còn chiến đấu với mỗi 1 đại đội cũng cho phép ông mang vợ theo. Tôi cảm thấy khá dễ thở. Từ lúc này Rita và tôi đã ko còn là đối tượng bị ghen tị duy nhất trong đám sĩ quan, và Baturin cũng đối xử với chúng tôi tử tế hơn hẳn.
    Trong lúc này việc xây dựng đội ngũ và huấn luyện chiến đấu tại đại đội vẫn tiếp tục. Tất cả đều hiểu việc vượt con sông lớn cuối cùng nằm giữa chúng tôi với Berlin, thủ đô nước Đức phát xít, sẽ là trận đánh quyết định cuối cùng. Tiểu đoàn vẫn còn đủ nhân lực để tới Berlin. Đó là lý do tôi muốn nói đến mức nhiều nhất về từng chi tiết những người đã cùng tôi đi đến tận cùng cuộc chiến chết chóc này, tất cả những gì còn lại trong trí nhớ già cỗi của tôi.
    Như đã nói, trung đội súng máy được phối thuộc vào đại đội tôi dưới sự chỉ huy của George Sergeev, anh được 1 trung đội trưởng khác của đại đội súng máy là thượng uý Sergey Sisenkov hỗ trợ. Tôi đã nói nhiều về George Sergeev và những gì liên quan đến cá nhân anh. Có vẻ như anh luôn tìm ra những vị trí nguy hiểm nhất trong trận đánh và có mặt tại đó để ko 1 tên Đức nào có thể ngờ được. Đó là thứ logic kỳ cục để sống sót trong chiến tranh của anh. Anh ko điên mà dũng cảm. Đó là sự kết hợp giữa tính toán lạnh lùng, sự cương quyết và những kỹ năng chiến thuật. 2 đồng sự của anh trong đại đội súng máy, Sergey Sisenkov và Sergey Piseev, đều là những học trò tốt. Họ cố bắt chước George trong mọi việc và dù ko phải lúc nào cũng thành công, họ vẫn thường xuyên hành động đơn giản theo cách bắt chước người đồng đội. Tôi rất sung sướng vì có được Sergeev, người sĩ quan đáng tin cậy, bên mình.
    Trung đội trưởng thứ nhất của tôi lúc đó lại 1 lần nữa là George Vasilievich Razhev. Anh đã trở thành 1 người dễ nổi nóng, mất tự chủ và rất khó giữ bình tĩnh. Tôi cũng nhận thấy anh bắt đầu uống nhiều rượu, điều đó khiến quan hệ giữa chúng tôi trở nên căng thẳng. Cách cư xử của anh buộc tôi phải xem xét lại vấn đề kỷ luật quân đội. Tất nhiên tôi đi đến kết luận rằng kỷ luật, sự tuyệt đối tuân lệnh thượng cấp dù cấp hàm của anh ta là gì, cũng là thực sự cần thiết. Tuy nhiên điều đó ko đồng nghĩa với việc tuân lệnh mù quáng và triệt tiêu sáng kiến cá nhân. Sự phục tùng phải xuất phát từ trong tâm với mong muốn hoàn thành nhiệm vụ 1 cách tốt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, nó ko phải là vì chỉ huy mà vì chiến thắng trước kẻ thù. Chiến thắng ko chỉ đến nhờ sự tuân phục theo kiểu "làm bất kỳ điều gì bạn muốn" mà còn bởi sự chủ động làm những gì cần thiết. Về cơ bản tôi vẫn quản lý được, dù có khó khăn, những sĩ quan bất kham như George Razhev.
    Trung đội trưởng thứ 2 của tôi là trung uý mới tới Chaika, hơi mập, đầu to, chiều cao trung bình, trông khá già mặc dù mới chỉ 35 tuổi. Anh ta có mái tóc bạc đến bất thường và trụi ở nhiều chỗ, đôi mắt xanh sắc sảo và lông mày mảnh, giọng nói nhẹ nhàng có vẻ ko hợp với 1 sĩ quan. Giọng anh lúc nào cũng bình thản và chậm rãi trong khi từ ngữ thì rất thuyết phục và đầy sức nặng. Anh ta lập tức được chọn làm bí thư chi bộ đại đội, chi bộ gồm các đảng viên thuộc số cán bộ cơ hữu đại đội, đó là các chỉ huy, các thượng sĩ và sĩ quan văn thư. Ai cũng thấy Chaika có đầu óc sắc sảo và tính cương quyết ẩn sau vẻ ngoài có vẻ rất bình thường.
    Thiếu uý Yuri Semenov có khuôn mặt to trông như của trẻ con vì có rất nhiều tàn nhang, như thể ai đó lấy sơn xám chấm lên mũi và má cậu ta vậy. Cậu ta chưa có kinh nghiệm chiến đấu và nhiều khi tỏ ra sợ hãi nhưng tôi chưa từng thấy cậu hoàn toàn mất tự chủ bao giờ.
    Đại đội phó, hay còn gọi là đại đội trưởng dự bị theo kiểu của Baturin, là đại uý Nikolai Aleksandrovich Slautin. Anh từng là chỉ huy đại đội 2 bộ binh, đơn vị chưa bao giờ được thành lập, người lùn tịt, tròn quay như 1 cái thùng gang 16kg mặc dù ko ai dám gọi anh là béo. Đại uý gây ấn tượng rằng đúng anh ta làm bằng gang thật, đặc biệt là nắm đấm. Tính khí anh bền bỉ, ít lời và hơi thô lỗ. Trong trường hợp ko đủ từ ngữ anh sẽ tuôn ra những lời tục tĩu hoặc dùng đến nắm đấm nặng cân của mình thay cho lý lẽ. Anh ko đóng vai trò thực tế nào trong đại đội mặc dù lúc nào cũng ở đây. Tôi hiểu anh ta sẽ ko tham gia cuộc vượt sông Oder vì chỉ được bố trí để thay thế tôi trong trường hợp cần thiết. Có 3 khả năng cho trường hợp cần thiết đó là tôi bị thương nặng, bị giết hoặc bị chìm nghỉm xuống sông Oder. Mong ước duy nhất của tôi là anh ta sẽ ko cần phải thay thế tôi!
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    George Yemelyanovich Kuzmin là chỉ huy trung đội súng trường chống tăng phối thuộc vào đại đội tôi. Từ khi anh tới đại đội đã có 3 người tên George, vì vậy nhận nickname là "Đại đội 3 George". Anh hơn tôi đúng 1 tuổi nhưng trông già hơn nhiều vì tính tình cực kỳ nghiêm túc. Tuy vậy anh cũng là người rất biết đùa.
    Tôi chưa từng có kinh nghiệm về việc làm thế nào để sử dụng 1 trung đội trang bị nặng như trung đội súng trường chống tăng trong 1 trận đánh vượt qua sông rộng. Mỗi khẩu súng trường chống tăng cần 2 người. Dù sao cũng vẫn còn thời gian để nghiên cứu cách sử dụng họ. Các trung đội phó được chỉ định từ các shtrafnik, như thường lệ họ đều là các cựu sĩ quan cùng ngạch chống tăng, ko may tôi chỉ còn nhớ tên mỗi 1 người trong số đó. Đó là 1 người Gruzia cao lớn, có nụ cười đẹp và kinh nghiệm trận mạc khổng lồ, tên anh ta là Gaguashvili hoặc Gogashvili gì đó. Có 1 chi tiết hài hước là anh ta đã chiến đấu suốt 4 năm chiến tranh chưa hề nghỉ phép, chỉ có 3 lần bị thương phải nằm viện, như anh nói: "Khi Goga nằm viện thì Shvili chiến đấu và khi Shvili nằm viện thì Goga chiến đấu."
    Tôi còn nhớ rất rõ 1 shtrafnik khác người thấp đậm, mặt tròn với đôi mắt híp điển hình của người gốc Á, anh ta khoẻ như 1 con bò đực và bình tĩnh như 1 con voi. Tôi cũng nhớ có 1 shtrafnik nữa da sẫm màu, mắt đen, luôn cạo râu cẩn thận khiến khuôn mặt ánh lên màu xanh và mang 1 vẻ tốt bụng điển hình. Anh ta đúng là mẫu người lính hành động và cương quyết, mặc cho vẻ ngoài tốt bụng. Anh ngay lập tức nắm rõ trung đội trong lòng bàn tay và trợ giúp đắc lực cho viên trung đội trưởng còn ít kinh nghiệm là thiếu uý Semenov.
    Tôi nhớ có 1 tiểu đội trưởng, 1 cựu đại uý có cái tên thú vị Redki. Anh ta được chỉ định làm tiểu đội trưởng chỉ vì tính tình cực nhộn. Anh lúc nào cũng kể chuyện và đùa cợt về các trận đánh từng tham gia và những chuyến phiêu lưu thời còn là thường dân, ai cũng có thể nhận ra những chỗ phóng đại và bịa đặt trong những câu chuyện đó. Lúc đó tôi ko chú ý đến việc này vì nghĩ tính tình vui nhộn sẽ giúp anh ko ngã lòng trước nghịch cảnh.
    Khi đại đội đã tổ chức gần xong, các shtrafnik mới tới đã ko còn làm xáo trộn số lượng mỗi trung đội nữa thì 1 shtrafnik già với cái tên lạ tai Putrya bị đưa tới. Ông quá gầy gò ốm o khiến cho việc gửi ông ra tiền tuyến thật là kỳ cục, trông ông rất già dù tuổi chưa tới 50. Tôi đã có 1 buổi nói chuyện dài với ông và được biết người ta đưa ông về tiểu đoàn sau nhiều năm ở tù. Ông vốn là "Quản đốc kỹ thuật bậc 2", 1 cấp bậc đã bị loại bỏ từ năm 1943, phụ trách 1 kho quân đội lớn gần Moscow. Ông bị kết tội ẩn lậu 1 số xà phòng để ngoài sổ sách, kiểm tra viên đã phát hiện 1 thùng đầy xà phòng mà Putrya đã lấy đi 1 số để đổi lấy bánh mì cho gia đình đông đúc của mình. Theo luật thời chiến, ông bị kết án nhiều năm tù. Lương tâm ông đã cắn rứt suốt chừng ấy năm vì đã trải qua chiến tranh trong xà lim chứ ko phải ngoài mặt trận! Vậy là ông xin vào tiểu đoàn trừng giới. Ông nói thà chết ngoài trận tiền cho đất nước còn hơn sống với cái mác tội phạm, kẻ định làm giàu bằng cách ăn cắp xà phòng dành cho những người lính. Rút cục người ta đã đổi thời hạn ngồi tù còn lại của ông thành 1 thời hạn ngắn trong tiểu đoàn trừng giới.
    Trong đại đội tôi trước đây đã có nhiều cựu tội phạm, họ bị chuyển tới từ các nhà tù hoặc trại cải tạo, càng về cuối chiến tranh số này càng nhiều. Tôi định chọn lấy 1 người trong số đó, hắn còn khá trẻ và từng phục vụ tại bếp ăn trại cải tạo, để làm anh nuôi đại đội. Tôi ko ngạc nhiên với đôi tay gần như phủ kín hình xăm cùng thứ ngôn ngữ và bộ dạng cực kỳ gangster của hắn. Hắn thuyết phục tôi rằng trước chiến tranh từng làm đầu bếp tại 1 nhà hàng ở miền nam Nga và có thể nấu 1 bữa tối tươm tất chỉ với đồ ăn lính.
    Thế rồi Putrya đến, ông có đôi mắt buồn của 1 người đã chuẩn bị để chết, đôi tay gầy gò như cẳng chân chim khiến tôi nghĩ ông ko thể nâng nổi 1 khẩu trung liên chứ đừng nói đại liên hay súng trường chống tăng. Vậy là tôi quyết định để ông làm anh nuôi thay vì tay shtrafnik xăm trổ kia, điều đó sẽ khiến ông đỡ phải đối mặt với những hiểm nguy. Thêm vào đó, tôi chọn ông còn vì ông ko biết bơi, giống như tôi. Bạn phải nhìn vào đôi mắt ánh lên niềm vui của ông mới hiểu được, 1 hy vọng mới đã nhen nhóm trong nụ cười mà ông cố nén lại. Tôi còn nhớ câu nói cửa miệng mà Putrya thích nhắc lại trong mọi tình huống: "Khẩu phần khô của bạn còn ngon hơn bánh của khối người khác!"
    Tay cựu tù xăm trổ đã ko kìm được sự tức giận khi bị tôi chuyển tới trung đội của Chaika. Lần đầu tiên trong quãng thời gian phục vụ tại tiểu đoàn trừng giới tôi đã phải nghe 1 lời đe doạ. Hắn nói: "OK, đại uý, để xem ai sẽ ăn đạn trước." Tôi chưa bao giờ là 1 người quá tự tin, tuy nhiên tôi có thể quyết định hoặc cự tuyệt nếu cần thiết và những lời nói của tay cựu tù chỉ làm tôi thêm tin tưởng vào sự đúng đắn trong quyết định của mình. Khi bạn làm việc gì và chịu trách nhiệm về nó thì đừng do dự, chỉ sau khi hoàn thành nó hẵng phân tích tình thế, tìm cách làm tốt hơn và suy nghĩ về những sai lầm. Tuy nhiên hồi đó tôi ko nghĩ nhiều về sự cố nhỏ này, theo quan điểm của tôi đó ko phải 1 lời đe doạ mà giống 1 mong muốn hơn.
    Nhìn chung mọi người trong tiểu đoàn đều nhận thức được sự gian khổ trong nhiệm vụ sắp tới. Họ có vẻ buồn bã và căng thẳng, thậm chí chán nản, về sự thiếu chắc chắn của trận đánh đang đến gần, vào lúc chiến tranh đã gần đi đến hồi kết. Đó là 1 phản ứng tự nhiên. Ai cũng biết điều gì đã xảy ra, nhiều người đã chết nhưng chúng tôi vẫn may mắn còn sống, nhưng ai biết được ngày mai sẽ mang tới điều gì. Cánh chỉ huy chúng tôi cũng hiểu mình cần xung trận bên cạnh binh lính ngay cả trong 1 trận đánh tự sát, và tôi lại còn là người dẫn dắt họ. Tất nhiên, tất cả họ đều nghĩ chính tôi, với kinh nghiệm và khả năng của mình, sẽ là người quyết định cao nhất đối với tương lai của họ. Nhưng cũng ko có gì nghịch lý khi tôi lại có 1 suy nghĩ gần nhưng hoàn toàn ngược lại, đó là mạng sống của tôi phụ thuộc vào việc họ sẽ chiến đấu và thực hiện các mệnh lệnh của tôi như thế nào. Đó chính xác là lý do tại sao tôi rất chú ý đến việc huấn luyện binh sĩ thao tác các loại vũ khí và đảm bảo họ luôn có tình trạng sức khoẻ tốt. Phải thừa nhận rằng tất cả chúng tôi đều có suy nghĩ hết sức lo lắng khi chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng mà chúng tôi gọi là "đòn trừng phạt" dành cho kẻ thù.
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tôi ko nhớ nhiều shtrafnik nhưng có nhớ 1 cựu đại uý phi công có cái tên lạ tại Smeshnoi. Anh ta cao, tóc vàng, còn khá trẻ và có khuôn mặt nông dân an phận điển hình. Tôi biết vợ anh cũng đang ở ngoài mặt trận, làm sĩ quan cơ yếu cho 1 bộ tham mưu cao cấp. 2 con anh sống với bà trong 1 thị trấn nhỏ đâu đó bên Nga. Viên đại uý này là 1 frontovik thực sự với 3 Huân chương Cờ Đỏ và từng là phi đội trưởng. Anh ta bị tống vào tiểu đoàn trừng giới vì dẫn phi đội đi lĩnh máy bay mới rồi bay thẳng ra tiền tuyến từ nhà máy, 1 trong các phi công dưới quyền Smeshnoi đã phạm sai lầm làm máy bay mất điều khiển và đâm xuống đất, máy bay bị phá huỷ và phi công hy sinh.
    Smeshnoi hết sức cố gắng luyện tập, trong những ngày huấn luyện tập trung kỹ năng bộ binh, anh ta tập xung phong cự ly ngắn và trườn bò cho đến lúc ngã lăn ra đất, "cho đến lúc chân tay gãy rời ra" như cách anh ta nói. Anh là người kiên trì và bền bỉ, chịu khó học hỏi và cố gắng trong mọi việc. Mặc dù được bố trí vào trung đội tiểu liên nhưng anh đã học cách sử dụng súng trường chống tăng và súng máy rất thành thạo. Anh muốn biết mọi thứ cứ như thể anh sẽ cần tất cả các kiến thức và kỹ năng đó trong trận chiến. Thậm chí anh ta học cả cách sử dụng Panzerfaust chiến lợi phẩm, bắn thử vào xác 1 chiếc xe tăng Đức cháy. "Bạn phải học mọi thứ. Ko có kỹ năng thậm chí bạn ko thể đóng nổi 1 chiếc giày!" Anh ta nói vậy. Có vẻ như viên đại uý này làm việc 24h/ngày. Anh ta cũng nói nên trao tất cả khẩu phần ăn cao cấp của phi công cho cánh bộ binh, anh bảo phi công có nhiều điểm khác biệt, nhưng so với 1 người lính bộ binh họ chỉ bị đòi hỏi về mặt thể chất tương đương 10%. Anh mô tả sự khác nhau trong cuộc chiến giữa 1 phi công với 1 bộ binh: "Bạn chỉ việc cất cánh bay tới nơi cần tới rồi làm mọi việc tuỳ theo tình hình. Và chỉ thế thôi! Còn ở đây, trên mặt đất này, bạn phải thực sự đổ rất nhiều mồ hôi cho chỉ riêng việc đến mục tiêu!"
    1 lần vợ anh, cũng là 1 đại uý, đến thăm tiểu đoàn 1 cách hoàn toàn bất ngờ. Tôi cố bố trí cho họ 1 khoảng thời gian riêng tư. Sau đó cô ta nói chuyện với tôi bằng giọng mềm mỏng, cố gắng giữ bình tĩnh trước những khó khăn hiện hữu. Cô ko xin tôi tha mạng cho bố của các con cô mà chỉ đề nghị 1 điều là hãy cứu sống anh ta nếu bị thương. Tôi nhớ rõ người phụ nữ khiêm tốn và quảng đại đó, khâm phục cô vì quyết định xa con ra tiền tuyến để được gần gũi với người chồng cô yêu và góp phần vào chiến thắng chung. "Rita thân yêu của ta cũng giống người phụ nữ này", tôi nghĩ vậy.
    Chỉ có mỗi đại đội tôi luyện tập vất vả cho các trận đánh sắp tới, các đơn vị khác trong tiểu đoàn ko cần, vì thế các sĩ quan có thời gian làm việc khác. Lúc này đã có nghiêm lệnh cấm cướp bóc thường dân Đức nhưng chúng tôi lại được phép gửi đồ về nhà. Các sĩ quan ko bận rộn với việc chuẩn bị vượt sông đều cố kiếm các thứ đồ hợp pháp gửi về nhà. Cánh sĩ quan trẻ chúng tôi thì ko có thời gian, mà chúng tôi cũng ko cần tất cả những thứ đó. Cánh trẻ có suy nghĩ cực kỳ bất cần, nhiều người chỉ nghĩ đến trận đánh sắp tới. Chúng tôi luôn phải kìm nén suy nghĩ này, thậm chí sau đó, khi chiến tranh đã chấm dứt mà chúng tôi vẫn còn rất hăng hái dù cho có bị thương hay những vất vả tích tụ suốt những năm chiến tranh. Chỉ cần 1 giấc ngủ sâu là chúng tôi lại tràn đầy năng lượng. Chúng tôi chỉ hơi buồn khi nhớ về những cánh rừng Nga, về Đất Mẹ, về những người mẹ, người chị vẫn còn ở đó. Nhưng ngay cả nỗi nhớ nhà cũng bị chìm lấp dưới gánh nặng chính là làm sao để chuẩn bị những gì tốt nhất có thể cho trận đánh sắp tới.
    Phần còn lại của tiểu đoàn có nhiều thời gian hơn cho những việc khác, những trò đùa rất phổ biến trong thời chiến chẳng hạn. Tôi đã từng kể mình ko thể hiểu sĩ quan đặc vụ Smersh Gluhov làm gì, nhưng vào mùa xuân năm 1945 đó, anh ta bắt đầu quan tâm mỗi lúc 1 nhiều hơn tới việc săn lùng các đồ lưu niệm Đức. Anh ta tịch thu súng ngắn Đức của các sĩ quan, cả huân huy chương Đức, hộp đựng thuốc lá chạm trổ, thậm chí cả các thanh chocolate Đức. 1 lần có 1 nhóm nhỏ sĩ quan tụ tập ngồi nghỉ hút thuốc, trung đội trưởng quân quản thượng uý Slava Kostik nhận thấy Gluhov đang tới. Vậy là Kostik rút trong túi ra 1 cái hộp tròn rồi làm ra vẻ đang ăn thứ gì đó rất ngon lành. Gluhov bước lại thật và hỏi Kostik đang ăn gì bằng giọng xin xỏ, Kostik giấu cái hộp sau lưng rồi trả lời là anh còn nhiều loại kẹo rất độc đáo nữa nhưng sẽ ko chia cho ai hết. Tất nhiên điều đó chỉ kích thích sự thèm muốn của Gluhov và anh ta bắt đầu nài nỉ Kostik chia cho ít kẹo. Rốt cuộc Kostik làm ra vẻ rất miễn cưỡng mở chiếc hộp, bên trong có nhiều vật gì đó nho nhỏ bọc trong giấy thiếc. Gluhov sung sướng nhót 1 cái, gỡ giấy bọc rồi bỏ tọt vào mồm. Bạn phải nhìn thấy khuôn mặt nhăn nhúm của anh ta khi nhai thứ "chiến lợi phẩm" đó! Anh ta nhổ toẹt nó ra với vẻ ghê tởm, giận dữ hỏi: "Cái quỷ gì thế này?" Mọi người cười lăn lộn trong khi Kostik trả lời tỉnh queo: "Đó là 1 viên thuốc trị lòi dom của Đức, đáng lẽ anh phải dùng nó bằng đường đút đít, sếp ạh!" Tôi ko rõ mối quan hệ giữa 2 người này vì cả 2 chỉ toàn ở ban tham mưu tiểu đoàn, công việc của họ cũng tương tự nhau, có khi họ là bạn thân ko chừng, nhưng sau trò đùa tai quái này Gluhov ko bao giờ đề nghị ai chia kẹo cho nữa, kể cả đó là 1 thanh chocolate Đức đã mở.
    Lúc này những ngày huấn luyện chuyên sâu đang trôi qua rất nhanh, đại đội lớn mạnh dần. Chúng tôi đã có khoảng 120 người, tức là gần 40 người/trung đội, chưa kể các trung đội súng trường chống tăng và súng máy phối thuộc. Các toà án binh cũng cực kỳ bận rộn! Chúng tôi thực hành bắn đạn thật, hành quân và các bài tập chiến thuật khác từ sáng tới tối. Ban ngày trời ấm nên chúng tôi bỏ áo khoác chỉ còn mặc áo trấn thủ, tuy vậy vẫn đội mũ kubanka lệch theo mốt thời đó. Cả Baturin và Ctrị viên của ông, thiếu tá Kazakov, cũng chỉ bỏ kubanka nhiều ngày sau Chiến thắng, khi cả 2 được lệnh lên báo cáo tại sở chỉ huy của Nguyên soái Zhukov. Tất nhiên gần như tất cả chúng tôi đều theo mốt này mặc dù các sĩ quan đều có mũ mùa đông đã được phát từ lâu để thay cho mũ calô và mũ lưỡi trai.
    1 vụ việc ko rõ ràng đã xảy ra với George Razhev. Baturin bất ngờ thay anh ta bằng trung uý Sergey Piseev, người mà ai cũng biết là 1 tay lắm mồm và ăn nói dễ nghe. Thực ra tôi sung sướng với tin này vì ngày càng xung đột với Razhev, vì nhiều lý do khác nhau. Vậy là đại đội tôi ko còn là "Đại đội 3 George", thay vào đó lại có 3 sĩ quan tên Sergey. Mãi sau này tôi mới biết lý do thực sự của việc Razhev bị thiên chuyển.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    1 thiếu tá đến từ sư đoàn mà chúng tôi sẽ chiến đấu trong khu vực của họ, tôi nghĩ đó là Sư 234, cũng thuộc Tập đoàn quân 61 của tướng Pavel Alekseevich Belov. Chúng tôi được biết 1 nhóm trinh sát nhỏ của sư đoàn này đã bơi sang bờ đối diện và hoàn thành công việc trinh sát 1 cách hết sức chuẩn mực. Nhóm trinh sát trở về mà ko bị thiệt hại gì và viên chỉ huy, 1 thượng sĩ, được đề nghị tặng thưởng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô. Nhiều sĩ quan bắt đầu nói đến chuyện nếu chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ và sống sót thì cũng có cơ hội nhận được phần thưởng quân đội danh giá nhất đó. Lúc đó chúng tôi đã biết trong các trận đánh vượt các con sông lớn như Dnepr và Vistula, nhiều binh lính và sĩ quan đã được tặng thưởng danh hiệu cao quý này.
    Người ta bảo sẽ đem ra sông đủ số thuyền chèo tay cần thiết được bọc kỹ bằng hắc ín vào đêm trước cuộc vượt sông. Những chiếc thuyền này do 1 tiểu đoàn công binh chế tạo, họ cũng có trách nhiệm bắc 1 cây cầu ngay sau khi chúng tôi thiết lập được đầu cầu. Đương nhiên tôi lại 1 lần nữa lo lắng vì vẫn chưa biết bơi nhưng sau đó bình tĩnh lại vì thực tế là ko ai lệnh cho tôi phải bơi qua sông Oder. Mùa xuân đã đến, trời ấm, băng trên sông Oder đã tan từ tháng 2 nhưng nước vẫn rất lạnh, khoảng +5 độ C. Các thông tin khác về con sông cũng làm chúng tôi e ngại, độ sâu trung bình của nó là 10m nhưng vào mùa xuân, tức là hiện nay, thì còn sâu hơn. Dù sao với tôi thì 10m hay hơn cũng chẳng khác nhau nhiều. Chiều rộng sông Oder tại khu vực này là khoảng 200m, tốc độ dòng chảy trên 0,5m/giây. Chúng tôi tính toán tốc độ tương đối của thuyền đi trên sông, thậm chí lấy kích thước thật 200m trên mặt đất để đo. Từ kết quả tính toán thời gian vượt sông, chúng tôi tính được dòng chảy sẽ đẩy mình đi lệch bao xa và nhờ vậy chọn được hành trình cho mình. Dòng chảy sẽ chỉ đẩy đi khoảng 100 - 150m! Chúng tôi cũng vui mừng vì biết rằng tại khu vực này con sông chỉ có 1 dòng chảy duy nhất, nó sẽ chỉ phân thành 2 dòng ở cách đây khoảng 5km về phía hạ nguồn.
    Đặc điểm và những khó khăn trong nhiệm vụ trở nên rõ ràng hơn khi thời điểm vượt sông tới gần. Tôi nhận thấy đã có trăng non nhưng đêm vẫn còn rất tối. Tôi đoán các chỉ huy sẽ chọn thời điểm trời tối nhất, khoảng giữa 10 và 20/4, để vượt sông. Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Ngay sau đó chúng tôi được lệnh sẵn sàng vào ngày mai và đêm 14/4, đại đội hành quân bộ với đầy đủ vũ khí đạn dược tới bờ sông Oder.
    1 đại uý, phái viên của sư đoàn, là người dẫn đường cho chúng tôi trong bóng đêm. Anh nghiêm khắc nhắc nhở chúng tôi ko hút thuốc, ko bật đèn, 1 tí cũng ko được. Đó là lần đầu tiên mà ko chỉ trung đội trưởng, cả tiểu đội trưởng cũng được nhận đèn tín hiệu với 2 màu xanh đỏ. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy mọi tín hiệu trong chiến đấu đều dùng đèn hiệu thay vì pháo sáng như trước. Chúng tôi cũng có pháo sáng nhưng sẽ chỉ sử dụng chúng tại đầu cầu, chỗ đất mà chúng tôi đặt chân được xuống đầu tiên.
    Chúng tôi hành quân vội vã, theo sau viên đại uý nhanh nhẹn dáng người mảnh dẻ, những người cuối hàng thậm chí phải chạy mới theo kịp. Ko ai nói gì. Tất cả đều im lặng, suy nghĩ về những gì đang chờ đợi phía trước. Trước khi tới được sát sông Oder, viên đại uý phát tín hiệu "Dừng!" bằng cách nháy đèn đỏ trước 1 khu nhà lớn. Anh ta tập trung các trung đội trưởng lại, cho phép mọi người hút thuốc nếu được các dãy nhà kho che chắn, ko có thì dùng áo mưa plash - palatka hoặc tay áo nguỵ trang mà che. Rồi anh dẫn đám sĩ quan chúng tôi xuống 1 con hào gần đó, tại đây có 1 viên thiếu tá khoác áo choàng, tay chống gậy, anh ta vẫn còn đang trong quá trình hồi phục vết thương, đó là phái viên ban tham mưu sư đoàn. Ngoài ra còn 1 viên thiếu tá nữa, kombat của 1 tiểu đoàn các "tay súng" như cách chúng tôi vẫn gọi các đơn vị bộ binh trang bị súng trường.
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    2 viên thiếu tá giải thích nhiệm vụ, binh sĩ sẽ phải xuống ngay tuyến hào này, bỏ lại vũ khí nặng tại đây. Họ sẽ mang xuồng tới từ hẻm núi gần đó, nhờ chúng mà người của tôi sẽ, như viên thiếu tá chống gậy nói: "Chiếm lĩnh mặt sông Oder". Cứ 4 người 1 xuồng. Khi tôi hỏi tại sao ko mang xuồng ra từ trước, anh ta trả lời: "Bọn Đức sẽ bắn thủng xuồng ngay, chúng bắn sang phía ta rất thường xuyên!" Bọn Đức cũng tự xác nhận điều này bằng 1 cuộc pháo kích ngắn nhưng dữ dội ngay khi đại đội tôi vừa xuống hết tuyến hào. Ơn giời là chúng tôi đã xuống hào vì nếu còn ở sau dãy nhà kho nhất định quân ta sẽ bị thiệt hại nặng. Trong hào ko có ai bị trúng đạn. "Giờ thì bọn Fritz sẽ ngừng bắn trong độ 3h. Các anh phải tận dụng khoảng thời gian này để nhận xuồng," thiếu tá nói.
    Người ta điều cho mỗi trung đội 1 người dẫn đường, các trung đội trưởng phân phó đơn vị vào các xuồng. Sẽ mất 2h để mang xuồng tới, giấu sau dãy nhà kho. Tuy nhiên xuồng quá nặng và 1 số cần tới 6 người mới vác nổi, các shtrafnik khoẻ mạnh nhất được giao quay lại vác nốt số xuồng còn lại. Viên thiếu tá kombat nói anh ta dành cho tôi 1 chiếc xuồng đặc biệt có mái chèo, viên thượng sĩ và nhóm trinh sát của anh đã dùng chính chiếc xuồng này trong nhiệm vụ của họ và trở về an toàn, vì vậy đây là chiếc xuồng may mắn!
    Sau lưng chúng tôi, bầu trời phía đông đã chuyển sang màu xám. Trong suốt những năm chiến tranh, dù ở Belorussia hay như lúc này là ở Đức, chúng tôi vẫn dùng giờ Moscow, vì vậy tại đây mặt trời mọc chậm hơn Moscow 3h. Phải sau 6h trời mới bắt đầu sáng. Tôi hỏi viên kombat địa phương về việc trinh sát 2 bờ sông. Phía bên này sông có thể nhìn thấy rõ ràng từ bên phía bọn Đức vì bờ sông thấp hơn. Vì vậy quân ta phải bò sát đất khi vượt qua những đoạn giao thông hào đã bị những trận pháo kích trước đây phá huỷ. Cuối cùng chúng tôi cũng đã tới được tuyến hào được đào ngay trên bãi sông, nó ko đều, nhiều đoạn rất nông.
    1 cây cầu đường sắt bắc qua sông nằm bên phải chúng tôi, nó ngay lập tức làm tôi chú ý. Căn cứ vào bản đồ, tuyến đường sắt này dẫn tới 1 thành phố khá lớn, tên tôi ko nhớ rõ lắm, hình như là Frankfurt trên sông Oder. Tôi nghĩ có thể dùng 1 trận pháo kích hoặc ko kích vào các vị trí phòng thủ xung quanh cầu của bọn Đức, sau đó chúng tôi có thể xông qua cầu để thiết lập 1 đầu cầu. Nhưng viên kombat đoán được suy nghĩ của tôi và bảo: "Cây cầu này chính là 1 cái bẫy mìn khổng lồ của bọn Đức". Thế là xong, chẳng còn con đường nào khác cho chúng tôi, chúng tôi sẽ phải vượt qua con sông Đức ******** này bằng xuồng chèo tay!
    Tôi nghiên cứu địa hình thật kỹ và bố trí các trung đội trong tuyến hào, đồng thời ra lệnh ko mang trung đội súng trường chống tăng theo. Tôi lệnh cho trung đội này yểm trợ quân ta từ bờ bên này, bắn vào các boongke Đức và các ụ hoả lực khác nếu chúng xuất hiện. Sau khi suy nghĩ 1 lúc, tôi cũng ra lệnh tương tự với trung đội súng máy. Loại súng máy Goryunov và Maxim mà chúng tôi được trang bị đều rất nặng, những chiếc "chiến hạm" của chúng tôi có thể chìm nghỉm dưới sức nặng của khẩu súng và xạ thủ.
    Trung đội trưởng súng trường chống tăng George Kuzmin có lẽ đã vui mừng khi nghe lệnh này mặc dù anh ko hề thể hiện điều đó. Ko chỉ mừng cho bản thân, anh ta cũng nên mừng cho cả trung đội vì đó toàn là những người khoẻ mạnh và dũng cảm nhất. Trung đội trưởng súng máy cũng giữ sự im lặng tương tự 1 lúc nhưng sau đó đề nghị tôi để đại đội phó thay vị trí anh ta, còn anh ta sẽ dẫn tối thiểu 2 - 3 khẩu đội súng máy vượt sông. Anh ta ướm hỏi tôi, gần như thì thào: "Anh hoàn toàn chắc chắn vào quyết định đấy chứ?"
    Tôi tính toán vị trí tiếp đất trên bờ bên kia và vui mừng được biết nó hoàn toàn phù hợp với tính toán của ban tham mưu sư đoàn. Khu vực mà họ lệnh cho chúng tôi đổ bộ nằm chếch khoảng 150m về phía hạ nguồn so với nơi chúng tôi đang đứng. Tôi lệnh cho 2 trung đội súng máy và súng trường chống tăng di chuyển sang cánh phải tới vị trí đối diện với nơi chúng tôi sẽ thiết lập đầu cầu.
    Tới giờ tôi vẫn ko hiểu sao đại đội phó của tôi lại được bố trí ở ban tham mưu tiểu đoàn. Nhưng lúc này anh ta và Sergeev đang ở bờ sông và theo lệnh tôi 2 người sẽ ở lại bờ bên này. Vì vậy tôi chỉ định trung uý Piseev làm đại đội phó trong quá trình vượt sông, chí ít thì anh ta cũng đã có 1 chút kinh nghiệm chiến đấu. Chúng tôi ngồi cả ngày trong tuyến hào thứ 2, đối với các shtrafnik hôm đó gần như 1 ngày nghỉ, họ chỉ có mỗi việc kiểm tra vũ khí trước trận đánh, nhiều người lăn ra ngủ bù cho những đêm ko ngủ trước đó và có thể cả sau này. Cánh chỉ huy chúng tôi thì có nhiều việc hơn, cả ngày chúng tôi tìm hiểu bờ sông phía ta, xác định các vị trí để vác xuồng ra sông, thiết lập hệ thống tín hiệu v.v... Tất cả đều được làm cùng với viên thiếu tá từ ban tham mưu sư đoàn. Đêm nay khá tối, 1 vài nhà máy đang bốc cháy gần đó, bọn Đức vẫn liên tục bắn pháo sáng lên trời.
    Đến nửa đêm thì trời hoàn toàn tối đen, sau 1 trận pháo kích khác của bọn Đức, các trung đội trưởng lệnh cho binh lính vác xuồng ra sông, tin tưởng vào tính đúng giờ nổi tiếng của người Đức. Lính các trung đội súng máy và súng trường chống tăng cũng tới dù chưa cần thuyền ngay, họ chỉ muốn giúp cánh bộ binh đỡ phải quay lại hẻm núi lần 2. Chúng tôi cũng cần thêm người để phòng hờ. Khoảng 3h sáng thì các thuyền đã sẵn sàng trên bãi sông bao gồm cả chiếc mà viên thiếu tá dành riêng cho tôi. Đó là 1 chiếc xuồng thực sự nhẹ, làm bằng nhôm, mái chèo cũng bằng nhôm, chính là chiếc mà viên thượng sĩ đã dùng trong nhiệm vụ trinh sát vừa qua. Đây đúng là 1 "chiếc thuyền của những người anh hùng" dù có nhiều lỗ đạn trên mình, chúng đều đã được bịt lại cẩn thận. Chiếc xuồng làm tôi có thêm sự tự tin.
    Những chiếc xuồng gỗ thì rất nặng. Có lẽ người ta đã phải đóng chúng rất vội từ gỗ còn tươi, dù sao cũng đào đâu ra gỗ khô tại mặt trận này. Xuồng được trát kín bằng hắc ín, đây quả là 1 thành tựu trong điều kiện chiến trường. Binh lính cẩn thận giấu chúng dưới những hố đất hay lỗ đạn pháo, hoặc sau những gò đụn. Họ chăm lo cho chúng như thể đó là hy vọng cuối cùng cho sự sống sót. Mỗi nhóm tay chèo đều nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực của mình, tìm đoạn đường phù hợp nhất cho việc vác xuồng ra sông. 1 số xuồng ko có mái chèo và kể cả có thì cũng ko thuận tiện lắm, vì vậy nhiều người quyết định dùng xẻng đào hào thay cho mái chèo, thứ này thì tất cả đều có.
    Tôi nghĩ mọi người chúng tôi đều có cảm giác ghen tức hay đố kị. Lại 1 lần nữa đám bộ binh thường ở lại phía sau trong khi các sĩ quan shtrafnik được nhận vinh dự đi đầu đánh chiếm đầu cầu. Từ đó sư đoàn có thể tiếp tục thẳng tiến tới Berlin, hoàn tất cuộc chiến dài hơi. Gần như chắc chắn là chúng tôi sẽ ko thể tới được bờ bên kia nguyên lành. Nhóm trinh sát của viên thượng sỹ đã vượt sông 1 cách bí mật, ko cần để lộ mình và sau đó cũng lặng lẽ trở về, còn chúng tôi sẽ phải tấn công ồ ạt lên bờ bên kia.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chính xác như vậy, đây ko phải lần đầu tiên! Chúng tôi lại phải trông mong vào vận may! Chí ít thì vài 3 người trong đại đội hơn trăm mạng của tôi cũng sẽ có may mắn qua được bờ bên kia, và đó sẽ ko phải trường hợp duy nhất các shtrafnik ko hoàn thành nhiệm vụ! Ngay cả khi họ chiếm được 1 đầu cầu dù là nhỏ nhất, họ cũng còn phải giữ vững nó cho đến người cuối cùng. Các shtrafnik ko có đường về, ko có gì ngoài mặt sông sau lưng họ, mọi thứ đều ở phía trước. 1 vài người lính đơn lẻ chẳng thể làm gì trong trận chiến, nhưng nếu có tối thiểu 1 trong 3 trung đội của tôi chiếm được 1 chỗ đứng chân thì tôi đã có thể 1 lần nữa nói rằng đó là 1 chiến thắng!
    Viên kombat đi cùng chúng tôi gần như cả ngày nhưng tôi ko gặp trung đoàn trưởng mặc dù đầu cầu này được đánh chiếm là để giao cho trung đoàn của ông ta. Ông ta chỉ gửi tới 1 điện đài và 2 điện đài viên, cả 2 đều là lính thường chứ ko phải shtrafnik. Họ được lệnh theo sát tôi để chuyển tải các thông tin về quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong thâm tâm tôi đã định sẵn "thuỷ thủ đoàn" cho "chiếc thuyền của những người anh hùng", đó là giao liên của tôi, 2 điện đài viên và 1 shtrafnik có thể sử dụng điện đài, anh ta và giao liên sẽ chèo thuyền. Tôi muốn họ kiểm soát tốt tốc độ để ko tụt lại sau các trung đội.
    Các trung đội trưởng gửi các giao liên tới từ trước. 1 trong số họ báo cáo lực lượng dự bị đã được bố trí 1 chỗ an toàn trong 1 căn hầm kiên cố. Tôi rất ngạc nhiên vì chưa từng ra lệnh gì liên quan đến việc để 1 bộ phận làm dự bị. Tôi hỏi lại anh đang nói về lực lượng dự bị quái nào thế? Thì ra ý anh ta nói tới tiểu đội của tay cựu sĩ quan Hải quân vui tính Redki, tiểu đội này thuộc trung đội mà nay do Piseev chỉ huy sau khi Razhev ra đi. Đây là tiểu đội gồm phần lớn là cựu sĩ quan Hải quân và tôi đặc biệt hy vọng vào đơn vị này. Cánh Hải quân có tiếng là những người lính kiên cường! Tôi lệnh cho tay giao liên dẫn tôi tới hầm và khi tôi bước vào, bật đèn pin, tôi thấy cả đám cựu sĩ quan Hải quân ở trong đó cùng với tay tiểu đội trưởng. Khi tôi hỏi ai đã chỉ định anh làm chỉ huy lực lượng dự bị và đó là thứ dự bị kiểu gì, tay tiểu đội trưởng bắt đầu bốc phét, đại khái là hắn đã báo cáo việc này với Sergey Piseev. Có lẽ lúc này vẻ can đảm và vui tính của hắn đã bay đâu mất, thay vào đó là vẻ e sợ thường gặp khi nói những lời phét lác rành rành. Mọi lời nói láo đều hèn hạ và ko thể chấp nhận hay tha thứ trong thời chiến, nó có thể làm phí phạm rất nhiều máu mà trong nhiều trường hợp là máu của người khác chứ ko phải của bản thân kẻ dối trá.
    Khi những người còn lại trong hầm nhận thấy điều gì đang thực sự xảy ra, 1 shtrafnik thường được gọi là moryak (thuỷ thủ) Sapunyak vì có cái tên rất vần với công việc của anh ta, đã bật ra tiếng chửi: "Thằng con hoang! Đồ chó!" Rồi tự tin nói thêm: "Đồng chí đại uý! Loại chó má này trong Hải quân sẽ bị xử bắn tại chỗ. Hãy để chúng tôi tự xử lý hắn." Tôi nhận ra tất cả những người này giờ mới biết mình bị lừa, họ đã bị sử dụng làm bình phong cho sự hèn mạt và phản bội của 1 thằng khốn. Căn hầm xấu xa giờ tràn ngập những tiếng chửi rủa tục tĩu. Tôi lập tức tịch thu vũ khí của Redki, cách chức tiểu đội trưởng và chỉ định anh chàng Sapuniak lúc này vẫn còn đang nộ khí xung thiên thay thế. Sau đó tôi rút súng lục khỏi bao và lệnh cho Redki ra khỏi hầm. Lúc này tôi vẫn còn chưa nghĩ ra sẽ làm gì với hắn hay sẽ viết báo cáo thế nào về trường hợp này, ai sẽ giải hắn về ban tham mưu tiểu đoàn? Tôi muốn có 1 toà án binh để xử lý vụ này.
    Ai mà ngờ được chứ! Ngay khi hắn vừa bước ra khỏi hầm thì 1 quả đạn pháo Đức bay tới nổ tung dưới chân hắn, giết chết tại chỗ tên dối trá hèn hạ. "Chúa có mắt!" Tôi nghĩ, và cảm thấy sung sướng vì hắn đã bước ra đầu tiên chứ ko phải tôi hay 1 shtrafnik thuỷ thủ khác. Thứ đến, tôi sung sướng vì ko còn phải lo chuyện sẽ phải làm gì với hắn. Có lẽ những suy nghĩ thế này thật tàn nhẫn, nhưng tôi thừa nhận là đã nghĩ vậy. 1 shtrafnik ra khỏi hầm để xem xét xác chết của Redki thậm chí còn nói: "Con chó đã nhận cái chết xứng đáng với 1 con chó!" Tôi ko trách anh ta. Trong trường hợp này số phận đã tự trừng phạt tên phản bội định chuồn khỏi trận chiến bằng 1 lời nói dối. Trong cái đêm hung hiểm đó chúng tôi vẫn còn chưa biết cái gì đang chờ phía trước.
    Sau nửa đêm thì tôi đã hoàn toàn trở lại bình tĩnh sau sự cố kể trên và những vấn đề khác. Sai lầm của tôi là đã ko nhận rõ được chân tướng 1 thuộc cấp. Qua các giao liên, tôi ra lệnh mang xuồng xuống sông. Các shtrafnik nhảy khỏi hào chạy tới chỗ giấu những chiếc xuồng, lợi dụng bóng tối trong 1 đêm ko trăng. Họ nằm im bất động hoặc náu mình dưới những lỗ đạn pháo mỗi khi có 1 quả pháo sáng Đức bắn lên. 1 số chiếc xuồng đã bị trúng mảnh đạn pháo Đức, binh lính cố bịt các lỗ thủng mà họ sờ thấy bằng đủ thứ vật liệu kiếm được, thậm chí là từ 1 mảnh cắt ra từ áo choàng hay áo trấn thủ. Chúng tôi đã có 1 số người chết hoặc bị thương vì pháo kích, đó là lý do tôi đã ra lệnh đào hầm. Đúng như tôi đoán, lệnh chuẩn bị hạ thuỷ xuồng đến trước bình minh rất lâu, khi đó chúng tôi chỉ còn phải "nhổ neo".
    Lại có giao liên tới mang theo 1 thông điệp cho biết chúng tôi sẽ bắt đầu vượt sông 5 phút sau khi trận pháo dọn bãi bắt đầu, tín hiệu là đèn xanh. Trận pháo kích bắt đầu vào 5h30 sáng, nó ko kéo dài và sẽ chấm dứt ngay sau khoảng thời gian đủ để chúng tôi vượt sông. Sau đó pháo sẽ chuyển làn bắn vào sâu trong tuyến phòng ngự Đức theo yêu cầu của chúng tôi được thông báo qua radio. Tuy nhiên những điều ko may thì thường nằm ngoài kế hoạch.
    Tôi cầu trời cho có sương mù trên sông, dù ít thôi cũng được, để bọn Đức ko nhìn thấy chúng tôi và khai hoả ngay khi bắt đầu vượt sông. Trận pháo phủ đầu diễn ra ngay trước bình minh, từng loạt đạn pháo gầm lên làm tất cả đều sung sướng, ngay sau đó những chiếc xuồng đầu tiên đã xuống nước. Lệnh của tôi là càng chạy nhanh thì bọn Đức càng có ít cơ hội bắn vào quân ta, thật là những lời ngu ngốc và ko cần thiết, xuồng nào cũng chạy cực nhanh. Có sương mù nhưng nó chỉ che phủ 1 phần mặt sông, và cũng chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn. Đêm nay là đêm thứ 3 hay 4 của tuần trăng, 1 mảnh trăng lưỡi liềm chỉ xuất hiện khi bình minh bắt đầu, đó là 1 điềm tốt với chúng tôi.
    Pháo và súng máy Đức bắn dữ dội, súng trường chống tăng và súng máy phía sau tôi cũng bắn dữ dội ko kém. Chúng tôi có thể nhìn thấy những viên đạn vạch đường bay sát ngay trên đầu, chúng cũng làm chúng tôi lên tinh thần y như trận pháo phủ đầu vậy. Lúc này tôi chưa biết tại sao chúng tôi ko được yểm hộ đường ko, chỉ mãi sau này khi chiến tranh đã kết thúc tôi mới biết toàn bộ ko quân lúc đó đang phải hỗ trợ cho đòn đánh chính của Phương diện quân tại đầu cầu Kuestrin.
    Dòng nước lạnh đen ngòm như sôi lên vì những tiếng nổ, nuốt chửng những chiếc xuồng và người bơi xung quanh chúng. Sau này tôi mới biết 1 số xuồng đã chở quá nặng và bắt đầu chìm chỉ vì trọng lượng của 4 người mang vũ khí ngồi trên, vì vậy các shtrafnik phải bỏ lại vũ khí trên thuyền rồi nhảy xuống bơi bên cạnh, bám vào thuyền để chống lại cơn chuột rút dưới dòng nước lạnh như băng. Tôi ko biết có bao nhiêu người đã sống sót và bơi qua được dòng sông lạnh giá hoặc bao nhiêu người chết chìm khi chưa hề phải nhận 1 viên đạn Đức nào. Những chiến binh dũng cảm đó vẫn tiếp tục bơi dọc bờ sông phía Đức nhưng họ bơi quá chậm và dòng chảy đẩy họ đi xa khỏi đầu cầu. 1 số người bỏ cuộc và để mặc cho dòng nước cuốn trôi, 1 số khác cũng trôi nhưng với mặt úp xuống, họ đã chết đuối.
    Tôi chỉ có thể chú ý đến số xuồng vẫn có người bên trên còn thấy được trên mặt sông, trong sương mù và ánh sáng mờ nhạt lúc tảng sáng. Mọi người cuống cuồng chèo bằng mái chèo, xẻng đào hào và cả bằng tay. Nước như sôi lên vì những tiếng nổ, những loạt đạn và nhịp chèo của họ. 1 số người ko còn cả mũ pilotka, ko phải vì nóng mà vì đã dùng nó để bít những lỗ thủng trên xuồng.
    Chiếc thuyền nhẹ của tôi chạy nhanh hơn những chiếc khác và thậm chí trước cả khi tới được bờ bên kia, tôi đã ra lệnh cho các điện đài viên phát tín hiệu chuyển làn pháo. Cùng lúc đó tôi nhận ra thuyền mình đang nằm trong ống ngắm của 1 tên Fritz, có lẽ là 1 tay bắn tỉa. Tay điện đài viên thét lên vì trúng đạn vào vai. Tôi cảm thấy cú đập của 1 viên đạn vào mũi xuồng làm bằng nhôm, mảnh của nó bay ra làm trầy cổ tay trái tôi. Binh lính trên các xuồng bắn trả lên bờ, tôi thậm chí còn thấy có 1 khẩu súng máy đang bắn từ 1 trong các xuồng!
    2 hoặc 3 xuồng đang cập bờ thì bị pháo Đức bắn trúng ngay trước mắt tôi, cả thuyền lẫn người bay tung lên trời. Ơn Chúa, chiếc thuyền súng máy ko bị trúng đạn. Bọn Đức bắn vào quân ta cả bằng Panzerfaust. Tôi ko biết có bao nhiêu xuồng đã bị bắn chìm ở giữa sông vì chỉ nhìn ra đằng trước. Nhiều xuồng đã cập được vào bờ, binh sĩ xông lên, che ngực và bụng bằng xẻng đào hào lúc này được dùng như 1 tấm khiên nhỏ, vừa chạy vừa nã tiểu liên. Chúng tôi đã chiếm được những mét đầu tiên trên bờ sông phía địch. Nhưng sao chỉ có ít thuyền, ít người thế này! Tất cả chỉ độ 20 người! Khi tôi nhìn lại sau lưng thì ko thấy có thêm xuồng hay người nào trên mặt nước nữa. Điều đó có nghĩa là chỉ có ngần này người vượt được sông. Những người khác ra sao rồi? Ko lẽ họ chết hết? Ko thấy có 1 trung đội trưởng nào trên bãi sông cùng với tôi. Điều gì đã xảy ra với tất cả bọn họ? Với 2 trong số 3 trung đội trưởng thì đây là trận thử lửa đầu tiên, trong khi Sergey Piseev đã trở thành người hỗ trợ đắc lực cho tôi nhờ đã có kinh nghiệm trận mạc. Ai đó có thể đã đọc câu "nước sông nhuộm đỏ vì máu" trong các sách về chiến tranh, tôi cũng có thể tưởng tượng rằng con sông này đã trở thành màu đỏ, hay chí ít là hồng vì máu của gần 100 binh sĩ dưới quyền tôi, nhưng trong ký ức của tôi nó chỉ có 1 màu đen kịt.
    Khi nhảy khỏi xuồng lên bờ, tôi hét lên với điện đài viên: "Gửi thông báo là ta đã lên bờ." Anh ta gào lên trả lời: "Tôi ko thể! Radio bị phá huỷ rồi!" Tôi bèn rút súng bắn pháo hiệu ra bắn 1 quả đạn xanh lên trời. Đó là tín hiệu để quân ta biết rằng chúng tôi đã làm được và đang chiến đấu tại đầu cầu. Đó cũng là lúc 1 lần nữa tôi thấy tiếc vì ko thấy ko quân đâu cả dù trời rất trong và mọi thứ có thể nhìn được rõ ràng. Bờ bên kia nhìn rất rõ, cũng có nghĩa là quân ta bên đó nhìn rõ chúng tôi. Quả pháo hiệu cũng là tín hiệu cho súng trường chống tăng và súng máy của đại đội tôi chuyển hướng sang 2 cánh và vào sâu bên trong bờ. Tôi nghĩ đang có 2 - 3 chiếc tăng Đức hiện ra từ hướng đó.
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Từ lúc này, trên bờ trái các sự kiện diễn ra liên tiếp với tốc độ ánh sáng. 1 quả đạn pháo hoặc Panzerfaust Đức rít lên lao về phía tôi. Đại uý phi công Smeshnoi chạy như bay từ cánh trái sang cánh phải, gào lên gì đó mà tôi ko thể nghe thấy. Tôi cũng để ý thấy cựu sĩ quan Hải quân Sapunyak với quân phục mở phanh để lộ chiếc áo lót thuỷ binh kẻ sọc ngang. Anh ta lao về phía trước khiến ko chỉ các cựu sĩ quan Hải quân mà cả những người khác đã lên được bờ cũng lao theo. Số còn lại thì chạy theo sau phi công Smeshnoi trong đó có tôi. Cả 2 nhóm nhỏ quân ta đều xông lên. Tôi ko nghe được quân ta có hô "Hurrah!" hay những câu chửi tục tĩu ko dù thấy mồm ai cũng ngoác ra. Các shtrafnik đã tiêu diệt được nhóm cảnh giới tiền tiêu Đức trong tuyến hào đầu tiên, phía ta cũng mất 1 số người. 3 - 4 người ngã lăn ra đất ngay trước tuyến hào Đức, chỉ cách độ 2 - 3m. Phi công Smeshnoi có lẽ đã để ý đến 1 tên Đức mang Panzerfaust từ lúc còn ở dười xuồng nên lao thẳng về phía hắn. Tên Đức có lẽ bị shock trước kiểu chạy lao cả người tới của anh, hắn bắn Smeshnoi nhưng trượt, thế là hắn nhảy khỏi hào chạy tháo thân. Nhưng Smeshnoi đã hạ được hắn bằng 1 loạt tiểu liên. Tôi bắn pháo hiệu đỏ đồng thời huýt sáo để phát tín hiệu dừng, cần phải cho quân ta có chút thời gian thở lấy hơi và nạp lại đạn. 3 chiếc tăng Đức mà chúng tôi đã nhìn thấy từ xa vẫn tiếp tục tiến lại.
    Tôi đếm được còn 13 người mình trong hào. Chúng tôi vẫn tiếp tục bắn đuổi theo bọn Nazi đang bỏ chạy. Quân số quá ít, nhưng dù sao ta cũng đã kiểm soát được mẩu đất này! Giờ nhiệm vụ của chúng tôi là giữ lấy nó dù lực lượng quá yếu. Tôi có thể thấy nhóm bộ binh Đức sau những chiếc tăng sắp phản công. Ta có thể giữ được ko? Chúng có bao nhiêu tên? Bất thần 1 chiếc tăng Đức khựng lại và xì khói. Thì ra Smeshnoi đã thu lấy khẩu Panzerfaust của tên Đức và dùng nó hạ chiếc tăng. Làm tốt lắm! Việc anh ta học sử dụng thứ vũ khí này đã ko vô ích. Thêm 2 phát Panzerfaust nữa bắn trúng chiếc tăng thứ 2. Phát thứ nhất làm tháp pháo của kẹt cứng, phát sau làm cả chiếc tăng bùng cháy. Quân ta đã nạp lại đạn xong và bắt đầu bắn dữ dội vào những tên bộ binh Đức đang xông tới từ sau những chiếc tăng. Nhiều tên bị giết, số còn lại quay lui.
    Lúc này binh lính đều hành động tự phát ko theo sự chỉ huy của tôi hoặc có thể họ hiểu sai 1 cử chỉ nào đó của tôi là tín hiệu tấn công, vậy là tất cả nhảy lên khỏi hào xông lên tiếp. Tôi nhìn thấy Smeshnoi trong số họ. Bọn Đức đang tháo chạy, nhiều tên vứt cả súng nhưng ko tên nào giơ tay hàng. Tôi nghĩ chúng cho rằng việc đầu hàng những tay hung thần Nga này là vô dụng, và chúng đã đúng. Bất ngờ khi người anh hùng phi công của chúng tôi đang chạy qua xác 1 tên Đức thì hắn chồm dậy nã cả băng đạn MP vào lưng Smeshnoi, thì ra hắn đã giả chết hoặc chỉ bị thương. Hắn bắn cho đến khi bị tôi hạ bằng 1 tràng dài tiểu liên.
    Tôi chạy tới chỗ viên phi công, lật anh ta lên và thấy anh đã bất động, đôi mắt xanh của anh phản chiếu bầu trời buổi sáng, bầu trời mà anh đã rất yêu và vì nó anh nguyện dâng hiến cả cuộc đời cho lực lượng ko quân. Ngực anh đã bị phá nát, miệng mở to như thể đang hô tiếng hô chiến thắng. Cả 1 loạt đạn đã chấm dứt cuộc đời con người dũng cảm, trái tim anh ngừng đập ngay lập tức. Tôi vuốt mắt cho anh, cảm nhận hơi ấm vẫn còn trên cơ thể anh. Tôi ko thể ở lại bên anh dù rất muốn. Giờ tôi mới hiểu lời đề nghị của 1 số binh lính trong các trận đánh trước đó muốn kết liễu những tên Nazi bị thương. Ko bao giờ được để kẻ địch còn sống.
    Nhưng tôi cần phải quyết định ngay nên làm gì. Chúng tôi đã chiếm được tuyến hào thứ 2. Tôi chỉ còn lại có 12 người, thêm tôi nữa là 13, ko tính mấy điện đài viên lúc này vẫn còn ở dưới xuồng trên bờ sông. Tôi 1 lần nữa ra tín hiệu "Dừng!" và quát to những mệnh lệnh bố trí phòng thủ. Tôi quyết định gửi 1 thông điệp cho tay kombat qua các điện đài viên, 1 trong 2 người đó chưa hề bị thương. Ko có radio thì tôi cũng chẳng cần họ làm gì nữa. Tôi cũng ko rõ khi nào người ta mới gửi 1 cái radio mới cho tôi. Tôi quyết định gửi 2 - 3 shtrafnik bị thương nặng theo các điện đài viên quay về. Tôi nhanh chóng viết báo cáo ngắn rằng đã chiếm được tuyến hào thứ 2, đang chốt giữ tại đó với 13 người, và nói thêm: "Chúng tôi cần yểm trợ đường ko." Ko còn 1 trung đội trưởng nào, tôi chỉ định shtrafnik Sapunyak làm phó. Tôi cũng báo cáo đại uý Ko quân Smeshnoi đã hi sinh trong trận đánh "sau khi đã thể hiện lòng dũng cảm vô hạn và chủ nghĩa anh hùng ko gì sánh kịp." Tôi viết rõ chức danh của anh là ĐẠI UÝ KHÔNG QUÂN. Smeshnoi đã trả giá đủ để phục chức, bằng máu của anh! Ko may là tôi ko nhớ tên đầu của anh, hình như Valentin hay Viktor gì đó.
    Sau khi quyết định xong, tôi lệnh sơ tán 2 shtrafnik bị thương nặng xuống xuồng để chuyển họ về hậu phương cứu chữa. Họ sẽ ko thể sống sót nếu còn ở đây. Trước khi mang những thương binh ra bờ sông, tôi đang cúi xuống xem xét anh chàng điện đài viên bị thương thì bất ngờ, lại bất ngờ! Ko phải nghe mà là tôi cảm thấy 1 tiếng nổ lớn bên tai phải và tôi lập tức rơi tõm vào 1 vực thẳm ko đáy. Mãi sau đó khi tỉnh lại tôi mới nghĩ chuyện toàn bộ quá khứ của bạn hiện ra như 1 ánh chớp trong khoảnh khắc trước khi chết là nói láo. Chẳng có gì giống thế cả. Thứ duy nhất tôi nghĩ đến lúc đó là mình chết rồi. Thế đấy. Sau này tôi được biết mình trúng 1 viên đạn vào đầu như giấy chứng thương đã ghi: "Bị thương vì đạn xuyên vào thái dương bên phải trong trận đánh tại sông Oder ngày 17/4/1945." Tôi nghĩ 1 tay bắn tỉa Đức đã chơi tôi cú này.
    Có lẽ những người đứng quanh tôi thấy tôi vẫn còn sống. Họ khiêng tôi từ dưới nước lên và băng sơ cứu vết thương. Tôi đoán vậy vì cả người ướt sũng khi tỉnh lại. Sau đó họ đặt tôi lên xuồng quay sang bờ bên kia. Thật buồn cười là những người quan sát từ phía bờ bên ta lại giải thích những gì nhìn thấy theo cách khác, họ nói với Rita là tôi "đã chết". George Sergeev cũng bị thương và quan sát trận đánh qua kính tiềm vọng nói: "Tôi nhìn thấy rất rõ. Anh ấy ngã nhào xuống nước. Anh ấy hy sinh rồi." Anh nuôi Putrya của tôi nói với Rita: "Con gái ạh, vậy đấy, chính mắt ta trông thấy. Cậu ấy ngã xuống nước và cái xuồng kéo lê cậu ấy đi."
    Thực ra đúng là tôi ngã xuống nước nhưng người của tôi lập tức nhấc tôi lên xuồng. Tôi ko biết gì khi tỉnh lại, chỉ thấy mặt trời ở trên cao và nắng ấm. Mặt trời ấm áp có lẽ là lý do khiến tôi sớm tỉnh lại. Tôi định xem đồng hồ thì nhận ra tay mình đầy máu, tôi đã ko có thời gian băng nó lại lúc ở trên đầu cầu. Chiếc đồng hồ đã hỏng khi 1 viên đạn bắn trúng xuồng tôi lúc đang đổ bộ, nó dừng lại đúng thời điểm đó. Nhờ mặt trời còn đang ở trên cao, tôi nhận ra mình đã rời đầu cầu được 2 tiếng mà chiếc xuồng vẫn còn trôi rất gần bờ trái, nó đã bị dòng nước cuốn đi cách vị trí chúng tôi vượt sông khoảng 5km.
    Anh lính điện đài bị thương đang cố chèo bằng 1 tay thay vì mái chèo. Cả 2 mái chèo đã rơi mất ở đâu đó. Điện đài viên thứ 2 đã chết. 1 trong 2 shtrafnik bị thương cũng đã chết, người kia bị thương ở bụng đang cầu xin chúng tôi vứt anh xuống nước hay cho 1 phát đạn vì đằng nào cũng ko thể cứu sống được anh ta, mà anh thì ko muốn chết trong đau đớn. Tôi hiểu rõ anh nhưng cũng nhớ rằng "lúc nào cũng còn hy vọng" và ko thể để mất lý trí dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Tôi cố hết sức khuyên nhủ anh, thậm chí còn nói nhiều hơn vì chúng tôi vẫn còn gần như ở sát bờ bên địch.
  9. teppy2004

    teppy2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ hồi còn nhỏ đọc Bác Sĩ Zhivango, Pháo đài Bress, Tên anh chưa có trong danh sánh... đã để lại trong tôi những ấn tượng không thể phai mờ về lòng dũng cảm của Hồng quân.
    Lần này đọc chuyện do bác MASEO dịch, tôi lại có cảm giác y như vậy. Rất cảm ơn bác MASEO, không biết bác có phải nhà văn không nhưng dịch thuật của bác thật là hay, giống hệt như những cuốn sách tôi đã đọc trước đây.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Lúc này tôi đã định thần lại và có thể nhìn rõ. Kiểm tra bản đồ là vô dụng vì chiếc xuồng đã trôi ra xa khỏi khu vực có trong bản đồ. Tôi đã có thể thấy chỗ con sông tách thành 2 dòng chảy, chúng tôi đang trôi tới gần rìa phải của dòng chảy bên trái sông Oder. Đó là 1 hòn đảo, có lẽ khá nhỏ, nhưng ai đang kiểm soát nó? Ko hiểu nó đã về tay quân ta hay vẫn còn trong tay bọn Đức? Tôi có 1 cái còi Đức gắn vào 1 chiếc compa nhỏ và tay tôi tự động mò tìm nó, dù nó chẳng có tác dụng gì trong trường hợp này.
    Tôi cùng với điện đài viên bị thương đã chèo xuồng được vào bờ đảo, chúng tôi thậm chí còn kéo được mũi xuồng lên bãi sông phủ đầy lau lách từ mùa hè trước để nó ko bị dòng nước cuốn đi. Sự căng thẳng làm tôi mệt lả. Tôi lệnh cho anh điện đài viên kéo xuồng lên càng cao càng tốt còn mình thì đi trinh sát, thực ra là bò, để xem con sông Oder và số phận đã mang chúng tôi đến với bạn hay thù. Tôi bảo anh điện đài viên rằng nếu nghe thấy tiếng súng nổ thì có nghĩa là tôi gặp chuyện rủi rồi. Tôi quyết sẽ ko đầu hàng nếu hòn đảo vấn nằm trong tay bọn Đức. Tôi nói trong trường hợp đó tốt nhất anh hãy cho xuồng trôi đi tiếp, rồi chắc chắn anh sẽ gặp được quân ta. Tôi biết điều mình nói đó là hão huyền, nhưng đó là điều tốt nhất tôi có thể làm với anh. Tôi cũng lệnh cho anh canh chừng người shtrafnik bị thương, ko để anh ta nhảy xuống nước hoặc vuốt mắt cho anh ta nếu cần. Người lính trả lời anh ta hiểu mệnh lệnh của tôi.
    Tôi khó nhọc bò đi, thỉnh thoảng bị cạnh lau lách cứa rách thịt. Hòn đảo rất ẩm ướt, phủ đầy những bụi lau và có những cây nhỏ trụi lá. Có vẻ như tôi đã bò rất lâu, cả người như bốc cháy vì cơn sốt, nhiều khi tôi quá mệt và phải nằm lăn ra. Chúa mới biết tôi đã bò quãng đường 1 vài trăm mét đó mất bao lâu, và khoảng cách đó lúc này mới xa xôi làm sao. Thế rồi tôi thấy ngay trước mặt 1 công sự nổi lên trên 1 đoạn hào, trên đó có đặt 1 cái mũ sắt Đức. "Thế đấy. Ko may rồi," tôi nghĩ. Dù sao tôi cũng vẫn quyết định bò tới với ý nghĩ: "Mình sẽ ko bỏ cuộc."
    Trong khi bò tới đoạn hào, tôi để ý thấy đạn pháo bay qua đảo từ cả 2 phía, điều này làm cho trí não đờ đẫn của tôi có chút hy vọng. Tôi rút khẩu súng ngắn TT ra, lên đạn và tiếp tục bò tới. Đầu tiên tôi định sẽ tự sát nếu gặp bọn Đức trong hào nhưng sau nghĩ lại, tôi quyết định sẽ dành viên đạn đầu tiên cho tên Đức đầu tiên mình gặp, viên thứ 2 mới dành cho tôi vì tôi ko muốn bị bắt. Những năm chiến tranh đã qua khiến tôi hiểu rằng ko thể chấp nhận để bị bắt, nó sẽ chỉ đem lại 1 cách chết chắc chắn kiểu khác mà thôi.
    Vậy là chỉ còn cách cái công sự 3m, rồi 2m, rồi 1m, rồi nửa mét. Tôi đã có thể nhìn thấy căng tin Đức ở 1 nhánh hào, nhưng ko nhìn thấy tên Đức nào để cho hắn ăn đạn. Thêm 1 cú chuồi tới nữa và bất thần, 1 chiếc mũ mùa đông gắn sao đỏ của quân ta thò ra khỏi công sự! Ngôi sao màu đỏ chứ ko phải màu kaki như loại chúng tôi thường dùng. Sau đó thì mọi việc diễn ra như trong 1 đoạn phim quay chậm, dưới chiếc mũ tôi thấy khuôn mặt đẹp đẽ vô ngần của 1 người lính Uzbek, hay Kazakh, hay Kalmyk gì đó với gò má cao và đôi mắt híp điển hình của người Châu Á. Có lẽ anh ta cũng phát hoảng khi nhìn thấy khuôn mặt 1 đại uý Soviet đầy máu, tay cầm súng lục đang bò tới từ phía địch. Vừa nhìn thấy tôi là anh ta đã bỏ chạy ngược lại theo đường hào, trong khi đó tôi vẫn bò tới trong 1 cố gắng cuối cùng để lăn xuống hào và 1 lần nữa bất tỉnh nhân sự.
    Tôi tỉnh lại thì thấy mình đã được khiêng vào trong 1 căn hầm. 1 sĩ quan cũng là đại uý đang ra lệnh cho y tá băng đầu cho tôi. Tranh thủ khi vẫn còn đang tỉnh, tôi cố nói với anh rằng trước hết hãy tìm chiếc xuồng trên bờ đảo, tại đó đang có 1 sĩ quan bị thương nặng (tôi bảo tay shtrafnik là sĩ quan) và 1 điện đài viên cũng bị thương. "Hãy giúp họ!" Người ta thậm chí còn lau mặt cho tôi rồi mới băng lại cẩn thận. Viên đại uý trấn an tôi và bảo cả 2 người bị thương đã được băng bó và gửi về bờ bên ta trên 1 chiếc thuyền. Người ta hứa sẽ sớm chuyển tôi đi nhưng chưa thể làm ngay vì bọn Đức đang pháo kích khu vực này. Tôi đã hoàn toàn tỉnh lại, tâm trí sáng láng 1 cách kỳ lạ, ko hiểu đó là do hậu quả của cơn mê trước đó hay do người ta đã cho tôi ăn pelmeni! Đến giờ tôi vẫn ko biết rõ đó là ảo giác hay sự thực.
    Chiều tối hôm đó, khi mặt trời đã ngả sang bờ tây sông Oder, cơn sốt của tôi đã trở nên ko thể chịu nổi và người ta đưa tôi xuống thuyền. Tôi nhớ có 1 thượng sĩ để ria trên thuyền và anh ta chèo rất mạnh. Thực tế đoạn sông này nằm dưới tầm đạn Đức và 1 viên đạn thậm chí đã làm chân tôi trầy nhẹ, nhưng nó ko làm tôi quan tâm lắm. Tôi ko nhớ người ta đã mang tôi vào 1 trạm phẫu như thế nào, 1 lần nữa tôi lại bất tỉnh và chỉ tỉnh lại khi đã ở trong quân y viện, lúc đó người ta đang băng lại vết thương cho tôi. Tiếp đó tôi lại ngủ suốt và chỉ tỉnh lại hoàn toàn khi Rita tìm thấy tôi trong quân y viện.
    Tôi sẽ kể lại câu chuyện này theo những gì Rita kể cho 1 nhà báo.
    Rita đang xuống cầu thang căng tin thì nghe được tiếng George Sergeev, anh ta cùng các sĩ quan ở đó ko nhìn thấy cô. Theo cô biết, anh ta đã được bố trí để vượt sông và hôm qua cô đã nói lời tạm biệt anh. "Tôi thấy rõ ràng. Cậu ấy ngã úp mặt xuống nước. Cậu ấy đi rồi, đi rồi. Tôi biết nói sao với cô ấy đây?" Chỉ sau đó Rita mới hiểu tại sao Misha Goldstein, bạn chung của 2 vợ chồng tôi, lại đòi cô đưa khẩu súng ngắn cho anh, đúng hơn là ép cô: "Đưa nó cho tôi, tôi cần tháo hết đạn ra! Cứ đưa đây!"
    Rita ko khóc. Cô ko đơn giản là 1 phụ nữ đang nghe về cái chết của chồng mình mà cô là 1 trung sĩ. Cô cố hết sức đi đứng ngay ngắn và bình tĩnh ra khỏi căng tin. Khi bước ra ngoài, cô thấy lực lượng tăng cường đang lên xe tải, trong đó có đại đội trưởng "dự bị", người thay thế cho tôi Nikolai Slautin. Anh ta đang ra trận để thay tôi, đại đội trưởng đã hy sinh. Thế là cô chạy đến xe tải, bám vào thùng xe cầu xin: "Các bạn, các bạn tốt, hãy cho tôi theo, giấu tôi vào đâu đó. Tôi phải nhìn thấy anh ấy lần cuối!" Binh sĩ nhấc cô lên thùng xe, giấu cô giữa những người khác trong khi chiếc xe phóng ra bờ sông Oder dưới làn đạn pháo và cối Đức.
    Sông Oder đang rực cháy. Bờ bên kia, nơi mà Rita biết tôi đã sang được cùng 12 người nữa, đó là tất cả những gì còn lại của đại đội, cũng đang bùng cháy dưới hoả lực dữ dội của bọn Đức. Bờ bên này sông cũng đang cháy, khắp nơi đầy mảnh đạn và những quả đạn pháo Đức vẫn đang nổ tung xung quanh.

Chia sẻ trang này