1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 02/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cleopart

    cleopart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đều đều đi bác,
    Chiến tranh luôn khắc nghiệt, bản thân cuộc sống cũng thế
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ngay trên bờ sông Rita gặp Putrya, ông già mà tôi luôn cảm thấy rất tiếc vì bị tống vào tiểu đoàn trừng giới chỉ vì mất mấy bánh xà phòng. Putrya khóc kể: "Con gái ạh, thế đấy. Ta tận mắt nhìn thấy cậu ẫy ngã nhào xuống nước và chiếc xuồng kéo lê cậu ấy đi." Bất ngờ Rita quyết định: "Nếu chiếc xuồng đã kéo lê anh ấy đi thì tại sao sau đó anh ấy còn kêu được? Vẫn còn 1 tia hy vọng!" Cô bắt đầu bò dưới làn đạn pháo từ hố đạn này sang hố đạn khác, hỏi mọi người mà cô gặp xem họ có thấy "1 đại uý to cao đẹp trai ria mép đen" ko? Rita đã ở 2 ngày 2 đêm dưới những hố đạn pháo đó, cô đã có thể ra khỏi đó sớm hơn, nhưng trong nhiều hố đạn cô gặp những tiếng kêu cứu: "Chị ơi, chị ơi, giúp tôi!" Cô lại băng bó những người bị thương rồi mới bò tiếp, hỏi han tiếp để rồi cuối cùng được trả lời: "Cao to đẹp trai ria mép đen hả? Họ đã mang anh ấy tới tiểu đoàn quân y. Ko rõ anh ấy có thoát được ko vì bị thương nặng vào đầu."
    Thế là cô đứng dậy, ngay dưới làn đạn, và chạy tới 1 chiếc xe tải đang xếp thương binh lên, 1 lần nữa lại bám vào thành xe. Cô ko dám xin 1 chỗ trên thùng xe vì các thương binh thậm chí còn phải đứng bám vào cửa cabin lái, nhiều người khác còn đang chờ được đưa đi. Đi bộ có thể đồng nghĩa với mất tôi, vì thế cô bám vào thùng xe bằng đôi tay của 1 cựu nữ sinh trường ballet, đôi tay gầy của 1 cô gái đã sống sót qua cuộc phòng thủ Leningrad, cô đã bám như vậy để đi suốt 3km. Bám vào thùng xe bằng tay, cô ko chỉ phải mang trọng lượng bản thân mà còn cả con chúng tôi vượt qua chiến địa, nó đã hoài thai trong mình cô được vài tháng. Đứa bé được sinh ra ngay sau Ngày Chiến thắng, hôm đó chúng tôi đã khắc tên mình lên tường toà nhà Reichstag, Alexander và Margarita Pylcyn.
    Cô mất rất nhiều thời gian để tìm tôi trong tiểu đoàn quân y vì chẳng có sĩ quan "đẹp trai với ria mép đen" nào ở đó. Nếu nhìn vào gương, thậm chí cô còn ko nhận ra cả chính mình. Mái tóc cô đã chuyển màu muối tiêu dù chỉ mới 20 tuổi. Tôi bị băng kín mít như 1 xác ướp và cô nhận ra tôi chỉ nhờ vào đôi môi. Lúc đó tôi vẫn còn đang bất tỉnh và ko nhận ra nụ hôn của cô. Rita đã ở gần 2 tuần trong quân y viện, trong ký ức tất cả những ngày đó trộn lẫn vào nhau thành 1 ngày dài vô cùng khó khăn mà cô ko thể nhớ nổi 1 chi tiết hay 1 khuôn mặt nào. Chỉ biết là nhờ những việc cô làm trong 2 tuần khủng khiếp đó mà cô đã được nhận Huân chương Sao Đỏ. Rita chỉ còn nhớ mỗi 1 điều là vào ngày cuối cùng cô đã hiến máu bằng cách truyền trực tiếp, sau đó thì ngất luôn. Tôi tỉnh lại vào tối hôm đó, vì 1 số lý do tôi đoán biết được Rita đang ở bên tôi.
    Có lẽ tôi tỉnh lại được là nhờ sự chăm sóc của cô, nhờ cảm nhận được sự đau khổ, quan tâm lo lắng trong từng ánh nhìn của cô đối với tôi. Tất nhiên, tôi ko ngạc nhiên lắm và nghĩ: "Vợ mình còn ở đâu khác được nữa cơ chứ?" Mặc dù lúc đó tôi vẫn chưa biết mình đang ở cách sông Oder bao xa và đã bao lâu. Con sông đã trở thành nấm mồ tập thể cho gần như cả đại đội tôi. Họ đã muốn được sống đến ngày chiến tranh kết thúc biết bao nhiêu, muốn được tẩy rửa vết nhơ và vứt bỏ cái mác shtrafnik biết bao nhiêu, muốn được trở lại làm 1 sĩ quan bình thường vào Ngày Chiến thắng mong đợi đã lâu biết bao nhiêu. Con sông chắn ngang đường tới Berlin này cũng tí nữa trở thành nầm mồ của chính tôi.
    Suy nghĩ về nấm mồ tập thể đó bám riết lấy tôi rất lâu. Tất nhiên ko ai muốn nằm lại 1 miền đất xa lạ để sau khi chết những người thân thuộc ko thể đặt hoa lên mộ. Còn tệ hơn nữa là chết chìm dưới con sông sâu thẳm xa lạ này. Tôi đã cố gắng thoát khỏi số phận nghiệt ngã đó và sung sướng làm sao, 1 lần nữa tôi lại gặp may đến mức ko thể tin được. Khi tôi biết được làm thế nào mà Rita tìm tới đây được, tôi cũng vẫn ko ngạc nhiên lắm. Tôi chỉ thêm khâm phục sự thuỷ chung, lòng dũng cảm và cương quyết mà cô 1 lần nữa chứng tỏ trong hoàn cảnh khó khăn. Vài ngày sau tôi đã có thể đứng dậy trong khi Rita vẫn làm việc suốt ngày đêm trong quân y viện, chỉ dành cho tôi 1 khoảng thời gian ngắn.
    Tại quân y viện này, tôi đã ngạc nhiên trước ý chí độc nhất vô nhị của 1 thương binh. Cũng như tôi, anh ta bị thương vào đầu. Những thương binh cùng phòng nhận thấy anh ta suốt ngày lấy ngón tay gõ vào thành giường làm bằng gỗ dù vẫn đang bất tỉnh. 1 thương binh khác, có lẽ là 1 liên lạc viên, nhận ra anh ta dùng mã Morse để chuyển đi 1 thông điệp dù vẫn đang bị thương nằm bất động. Ai đó khuyên hãy dùng mã Morse trả lời anh ta rằng đã nhận thông điệp để anh ta giữ im lặng, anh liên lạc viên bèn vỗ vào tay anh để nói thông điệp đã nhận được và người thương binh đang bất tỉnh dừng lại thật. 15 phút sau thì tim anh ngừng đập. Anh đã bị thương vì trúng đạn cối và suốt từ lúc đó tới khi chết, anh đã cố gắng truyền đi thông điệp để hoàn tất trách nhiệm của mình. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ và chỉ sau đó mới chịu chết, khó có thể tưởng tượng được sức mạnh ý chí nào đã giữ anh sống cả ngày hôm đó!
    Trong năm đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc đã có rất nhiều cuốn sách xuất bản về đề tài chiến tranh. 1 trong số đó tôi đã đọc thấy mô tả chi tiết đúng như trường hợp này khiến tôi phải đi đến kết luận là tác giả đã ở cùng quân y viện với tôi hoặc chí ít là ai đó đã kể lại cho anh ta câu chuyện khó tin này. Tôi nghĩ đây là 1 trường hợp độc nhất vô nhị.
    Vài ngày sau tôi bắt đầu nói với Rita về chuyện trở lại tiểu đoàn cùng tôi. Trước hết tôi ko muốn cô bị xem như 1 kẻ đào ngũ vì cô đã chạy khỏi tiểu đoàn đi tìm tôi mà ko báo cáo ai! Thứ 2 tôi muốn cô báo cho ban tham mưu tiểu đoàn biết tôi đang ở đâu, thứ 3 tôi muốn biết điều gì đã xảy ra với mảnh đất mà chúng tôi đã trả giá rất đắt để có được nó, và thứ 4 tôi muốn đề nghị họ đưa tôi về! Tôi muốn trở lại đơn vị trước khi chiếm Berlin! Tôi ko biết Rita đã giải quyết thế nào với tiểu đoàn để được bố trí vào bệnh viện này, nhưng chúng tôi lập tức tới gặp bác sĩ giám đốc quân y viện để xin cho tôi ra viện.
    Rita biết ông rất rõ, đó là thiếu tá quân y Borovikov như tôi đã kiểm tra trong giấy chứng thương của tôi. Ông vừa mới trao Huân chương Sao Đỏ cho Rita nên cô hùng dũng lôi tôi tới văn phòng ông. Thật ngạc nhiên, ông đồng ý ngay lập tức và nói ông rất tin tưởng giao tôi cho 1 y tá giỏi như Rita, sau đó viết giấy ra viện cho tôi luôn. Chúng tôi chỉ mất có vài giây chuẩn bị hành lý, bước ra khoảnh sân ngập nắng kiếm 1 cỗ xe ngựa 4 bánh tao nhã có giảm sóc đang đứng chờ với 1 chú ngựa non rất thuần đã đóng sẵn vào xe. Ko bỏ phí 1 giây, chúng tôi nhận bánh mì và đồ hộp cho 2 ngày từ sĩ quan hậu cần rồi lên đường.
    Chuyến du hành thật là vừa ý. Tôi ko biết có bao giờ được đi 1 cách vui vẻ thảnh thơi với 1 người đánh xe duyên dáng đến thế này nữa ko! Tôi ngạc nhiên vì Rita có thể điều khiển chú ngựa 1 cách dễ dàng làm sao dù cô chưa từng làm việc này. Trên đường cô cho tôi biết những tin tức mới nhất về tiểu đoàn. Tin quan trọng nhất là đầu cầu vẫn được giữ vững, sau khi tôi bị thương các shtrafnik đã tiếp tục đẩy lùi được 2 - 3 cuộc phản công của bọn Đức. Đến tối công binh đã đặt được cầu phao cho bộ binh và pháo hạng nhẹ và hơn chục tay shtrafnik anh hùng của tôi đã được tiếp viện bởi chính những người đã cho Rita đi nhờ tới bờ sông Oder. Các đơn vị bộ binh đang mở rộng đầu cầu mà đại đội tôi thiết lập được.
  3. teppy2004

    teppy2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hay quá bác maseo ơi, ngày nào em cũng phải vào đây mấy lần để chờ đọc bài của bác.
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Trước đó đã có lúc Rita từ quân y viện về tiểu đoàn, mới đầu ko ai tin là tôi còn sống, mọi người đều nghĩ tôi đã hy sinh. 1 số bạn bè còn bí mật nói với Rita rằng ban tham mưu tiểu đoàn đã chuẩn bị sẵn 1 giấy chứng tử và 1 đề nghị truy tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô cho tôi. Cảm giác của tôi thật lẫn lộn. Tất nhiên điều đó thật là hay, nhưng tôi vẫn còn sống nên tôi muốn nhận phần thưởng cao quý này khi đang tại ngũ chứ ko phải truy tặng. Tuy nhiên người xứng đáng với danh hiệu cao nhất này hơn tất cả chúng tôi là đại uý shtrafnik Smeshnoi! Kể cả nếu anh ta trở thành shtrafnik duy nhất của Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8 nhận danh hiệu này thì cũng là 1 biệt lệ tuyệt vời! Tôi nghĩ anh xứng đáng với danh hiệu đó với sự hy sinh anh dũng của mình.
    Dù sao thì thực tế điều sung sướng nhất với tôi vẫn là mình còn sống và mẹ tôi sẽ ko phải nhận giấy chứng tử cho đứa con trai cuối cùng còn lại này. Bà chẳng cần tôi được truy tặng 1 phần thưởng nào sất. Vậy là tôi đang rong ruổi trên cỗ xe ngựa êm ái này trong 1 ngày xuân nắng đẹp, cây cối nở hoa 2 bên đường thật rực rỡ! Cảnh vật xung quanh chúng tôi đẹp tới mức đôi lúc chúng tôi quên mất là đã có chiến tranh! Thỉnh thoảng chúng tôi gặp 1 nhóm phụ nữ, đàn ông, thậm chí cả trẻ em vừa mới được giải thoát khỏi các trại lao động khổ sai Đức. Những con người đói khát, kiệt sức nhưng trên môi nở nụ cười rạng rỡ và ánh mắt vui vẻ. Nhiều người vẫy tay với chúng tôi và gào to tiếng cám ơn.
    Tới 1 chỗ mà tôi ko rõ là ở đâu thì chúng tôi vượt 1 chiếc cầu phao bắc qua con sông quỷ quyệt Oder, lúc này nó đã yên tĩnh hoàn toàn. Tôi hỏi Rita xem chúng tôi đang đi đâu và làm thế nào mà tìm được tiểu đoàn tôi, cô trả lời cô biết đường vì tham mưu trường Philip Kiselev đã cho cô 1 tấm bản đồ ghi tuyến đường mà tiểu đoàn sẽ đi, tuyến đường này được vạch bằng bút đỏ trên bản đồ, dẫn tới 1 thị trấn Đức nhỏ. Tới đó nếu ko tìm thấy tiểu đoàn chúng tôi sẽ hỏi sĩ quan quân quản địa phương để nhận các chỉ dẫn tiếp theo.
    Tôi ko định mô tả chi tiết chuyến du hành này. Chúng tôi rời quân y viện ngày 28/4 và theo tôi nhớ là bắt kịp tiểu đoàn vào ngày 1/5 tại đâu đó gần thị trấn Freienwalde, ngoại ô phía bắc Berlin. Chỉ có 1 chi tiết quan trọng nhất là trong chuyến đi, qua mỗi căn nhà tôi đều thấy gần như mọi cửa sổ đều treo 1 mảnh vải trắng, dấu hiệu đầu hàng. Vài đứa trẻ Đức đã xuất hiện trên phố và người lớn phải kêu chúng vào nhà mỗi khi có xe tải hay xe tăng ta chạy qua.
    Thỉnh thoảng chúng tôi gặp 1 hàng dài tù binh Đức mệt mỏi âu sầu với vài lính Soviet áp giải. Dân địa phương nhìn họ bằng con mắt buồn bã. Vì lý do nào đó, tôi ko thấy 1 người Đức nào đưa thức ăn cho tù binh Đức như những phụ nữ Ukraina và Belorussia đã làm với tù binh ta khi họ bị giải về Đức. Có lẽ mỗi quốc gia có quan niệm riêng về lòng nhân đạo.
    Chúng tôi đã quyết định nghỉ qua đêm tại 1 thị trấn nhỏ và chọn 1 căn nhà trông có vẻ tử tế nhất vì quân đội ko bố trí tại đây. Ko thể nói rằng những người Đức tỏ ra vui mừng khi gặp chúng tôi nhưng có lẽ chúng tôi là những binh sĩ Soviet đầu tiên ở lại đây. Các thường dân Đức xem việc cho chúng tôi ở lại như 1 trách nhiệm, và họ thực hiện trách nhiệm đó 1 cách chính xác và nghiêm túc như khi làm mọi việc khác trong đời.
    Chúng tôi ở trong căn phòng được họ giao cho, trong đó có mọi thứ cần thiết, bàn ghế và 2 chiếc giường đôi trải đệm lông chim dày. Trên 1 chiếc bàn nhỏ màu tối có đặt 1 cái chậu cùng 1 bình kim loại đựng nước để rửa tay. Người Đức thường ngủ trong những chiếc giường trải đệm lông chim dày nhưng với chúng tôi nó quá nóng. Chúng tôi chưa từng ngủ trên loại đệm này và thích trải 1 tấm mền bình thường hơn.
    Tôi nhờ bà chủ nhà đun nước pha trà. Bà già Đức mặt lạnh tanh gật đầu tỏ ý hiểu thứ tiếng Đức còn lâu mới được coi là hoàn hảo của tôi. Bà chỉ nói "Jawohl" (Vâng - Maseo) rồi đi. Sau này trong thời gian phục vụ tại Đức tôi nhận thấy Jawohl là 1 trong những từ cửa miệng trong giao tiếp của người Đức. Trong lúc đó chúng tôi dỡ gói đồ ăn, mở 1 hộp dăm bông Mỹ và đặt 1 ít đường lên bàn. Bà chủ nhà bưng lên 2 cốc nước nóng và khi nhìn thấy đường bà hỏi chúng tôi có muốn uống cafe ko. Nhìn ánh mắt thèm khát của bà ta chú mục vào mấy viên đường trắng tinh, chúng tôi hiểu bà mời cafe ko đơn thuần vì lòng mến khách. Tất nhiên chúng tôi thoả thuận với nhau đưa bà 1 nửa số đường mình có, có lẽ bà ta ko ngờ tới sự rộng rãi quá mức này và khuôn mặt lập tức trở nên sống động, bà ta đổi giọng hoàn toàn và liên tục nói: "Danke, Danke schon" (Cám ơn, cám ơn nhiều), thậm chí còn cúi đầu cảm ơn. Sau này tôi mới biết nước Đức đã lâu ko còn đường thực sự, họ phải dùng đường hoá học thứ phẩm thay thế. Sáng hôm sau bà chủ nhà chủ động mang cho chúng tôi 2 cốc cafe nóng khi chúng tôi chuẩn bị ăn sáng. Tuy nhiên đó cũng là thứ cafe thứ phẩm, dù sao hương vị nó cũng khá ngon vì rất giống với thứ cafe tôi thường uống hồi ở Viễn Đông, làm bằng lúa mạch và quả đầu, thứ quả mà mẹ tôi đã dùng để làm bánh nướng trong những năm đói kém. Việc này cũng là bù đắp cho lòng mến khách của bà ta.
    Chúng tôi cho ngựa ăn chút yến mạch, cám ơn bà chủ nhà rồi đi. Số yến mạch này chúng tôi tìm thấy trong 1 cái bao để dưới ghế, và Rita bảo chắc Valery Semykin và Moses Seltzer đã lo vụ này. Suốt cả ngày chúng tôi đi qua những hàng tù binh Nazi, nhiều tên trong số đó là tự ra hàng, cả những đám người mới được giải phóng khỏi các trại lao động khổ sai Đức. Xe tăng và pháo tự hành cùng những chiếc xe tải chở đầy lính ta thì đi vượt qua chúng tôi. Vì 1 số lý do ko người lính nào muốn gây chú ý khi gặp 1 nữ trung sĩ trẻ đi với 1 đại uý đầu quấn băng, chẳng ai hô "Báo động ko kích! 1 chiếc "khung ảnh"!" Có lẽ họ đang lo lắng, Berlin vẫn kháng cự, và họ đang tới đó.
    Chúng tôi nghỉ đêm thứ 2 trong 1 thị trấn nhỏ ko khác nhiều so với những thị trấn khác. Nếu 1 căn nhà chưa bị chiến tranh phá huỷ, nó cũng gần như chìm ngập giữa khu vườn nở đầy hoa bao quanh. Nhà được xây chủ yếu bằng đá, lợp ngói đỏ. Điều kiện sống của cư dân rất tốt, nhưng họ lại còn muốn tốt hơn nữa nên đã ủng hộ Hitler và chính sách "Tiến về phía Đông" (Drang nach Osten) của hắn. Giờ là lúc họ trả giá cho việc này.
  5. cadic94

    cadic94 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    4
    E đợi đọc đoạn 2 người khắc tên lên toà nhà Quốc Hội Đức - Chúc bác Maseo và gia đình mạnh khoẻ, rùi post nốt cho chúng em!
    Được cadic94 sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 17/07/2009
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chúng tôi dậy từ sớm và nóng lòng đi tiếp, vì vậy sau bữa sáng chóng vánh chúng tôi lại tiếp tục hành trình và vài giờ sau đã tới thị trấn cuối cùng được đánh dấu trên bản đồ. 1 ông già Đức mà chúng tôi gặp đầu tiên chỉ chỗ ban quân quản địa phương. Thật ngạc nhiên khi hoá ra sĩ quan quân quản thị trấn này là 1 sĩ quan tiểu đoàn tôi, anh bạn cũ Petr Zagumennikov! Tất cả đều vui mừng, Petr thậm chí còn đề nghị uống mừng cuộc gặp gỡ này nhưng vì việc này đã bị bác sĩ nghiêm cấm và Rita cũng cấm tôi uống rượu nên tôi đành từ chối. Chúng tôi ngồi vài giờ với Petr, dùng bữa sáng lần thứ 2. Petr giải thích anh ta chỉ được chỉ định làm sĩ quan quân quản địa phương tạm thời và sẽ sớm có 1 sĩ quan quân quản chuyên nghiệp tới thay thế, khi đó anh sẽ quay lại tiểu đoàn. Anh cầm bản đồ của chúng tôi chỉ ngôi làng mà ban chỉ huy tiểu đoàn trừng giới đang hướng tới.
    Chúng tôi nhận lương thực bổ sung và cỏ khô cho "cỗ xe 1 mã lực" rồi tiếp tục hành trình. Đã gần tới nơi nên chúng tôi quyết định ko dừng nghỉ qua đêm để sớm được về với tổ ấm của mình, Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8. Chúng tôi đi suốt đêm trên đường trong tiếng ngựa gõ móng đều đều. Sáng hôm sau chúng tôi đã tới 1 ngôi làng và nhìn thấy 1 tấm biển trước 1 nhà thờ, nó làm bằng gỗ, đẽo bằng rìu từ 1 tấm biển chỉ đường Đức trên ghi dòng chữ Nga "07380 (số hòm thư đơn vị tôi), gia đình nhà Baturin".
    Ko nghi ngờ gì nữa, chúng tôi đã gần về đến nhà! Hôm nay là ngày lễ 1/5! Tuy nhiên trên đường phố ko có ko khí lễ hội, với người Đức hôm nay chỉ là 1 ngày thứ 3 bình thường, đầy lo lắng và căng thẳng vì họ biết rằng Berlin đang ở vào những giờ khắc cuối cùng. Đang có giao tranh ác liệt tại khu vực toà nhà Reichstag, trên mỗi khuôn mặt Đức đều thấy rõ nỗi buồn, nhiều người mặc áo tang, có lẽ là để cho những người thân chết trận. Chắc họ đã biết tin Hitler và Goebbel tự sát, mặc dù chúng tôi còn chưa biết tin này.
    Theo biển chỉ đường chúng tôi đã tới ngoại ô phía bắc Berlin, tại đây có nhiều khu nhà nghỉ mát mùa hè. Mọi vườn cây đều xanh tốt, cây cối nở đầy hoa nhưng hương thơm của chúng ko át được mùi súng đạn. Người ta ko chỉ thấy dấu vết của những trận đánh trước đó mà còn ngửi được mùi khói súng theo gió bay tới từ Berlin. Thậm chí còn có thể cảm nhận được thứ mùi hơi ngòn ngọt của thuốc nổ TNT và mùi hôi thối của xác chết phân huỷ, thứ mùi đã ám ảnh chúng tôi rất lâu sau chiến tranh, cả lúc thức lẫn lúc ngủ.
    Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ đầu nòng của đại bác, như thể đang có 1 trận sấm sét gần đây vậy. Hàng đàn máy bay hướng tới Berlin hết đợt này đến đợt khác, thành phố này đang đến ngày tàn. Như chúng tôi được biết từ sĩ quan quân quản Petr, trận công phá thành phố đã bắt đầu từ 26/4. Đường tới Berlin thật là dài và gian khổ. Những chiến thắng dễ dàng chỉ tạo ra những kẻ thắng cuộc kiêu ngạo. Chúng ta lại 1 lần nữa làm nên chiến thắng với thiệt hại khủng khiếp, sự anh dũng vô song, vắt kiệt sức mình và sẵn sàng hy sinh tất cả. Những người còn lại chúng tôi đã được nhận phần thưởng quý giá nhất: sống sót. Phần thưởng chung cho mọi người là máu của chúng ta đã ko đổ ra vô ích. Ngay từ ngày chiến tranh bắt đầu chúng ta đã có niềm tin ko gì lay chuyển nổi rằng "Chính nghĩa thuộc về chúng ta, kẻ thù sẽ bị tiêu diệt và chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta."
    Chúng tôi đã tới sở chỉ huy tiểu đoàn trừng giới thân yêu trong tâm trạng lạc quan và suy nghĩ minh triết như vậy. Tâm trí kích động khiến tim tôi đập nhanh và tôi bị 1 cơn nhức đầu bất thường hành hạ. Các sĩ quan tại sở chỉ huy nhìn thấy và họ nhấc bổng cả 2 vợ chồng xuống đất theo đúng nghĩa đen, ôm ghì lấy chúng tôi chặt đến mức tưởng gãy xương, hôn hít và lắc lắc đôi tay. Fillip Kiselev đã nhận ra sự mệt mỏi của chúng tôi, Rita bảo anh rằng chúng tôi đã đi suốt đêm để mong được về tiểu đoàn. Anh nhìn thấy khuôn mặt tái nhợt và mồ hôi lấm tấm trên trán tôi nên lệnh cho mọi người để chúng tôi yên. "Các cậu sẽ nghe tin tức mới sau!" Kiselev đột ngột nói và thêm, "giờ cần vụ của cậu sẽ là "cựu" trung uý Putrya, ông ta đã tình nguyện xin chân này từ mấy hôm trước."
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Qua câu nói này tôi hiểu Putrya đã được phục hồi danh dự, mặc dù sau này tôi được biết Baturin ko sẵn lòng ký quyết định giải thoát cho ông với lý do ông chưa hoàn thành đủ thời hạn 1 tháng tại tiểu đoàn trừng giới, đó là mức án được quy đổi từ số thời gian ngồi tù còn lại. Thật đúng là con người nguyên tắc!
    Vị cựu trung uý sung sướng đưa tôi xuống tầng hầm 1 căn nhà kiên cố được phân cho chúng tôi. Phòng ốc đã sẵn sàng. Ông đã giặt sạch cả khăn mặt và chuẩn bị mọi thứ cần thiết để chúng tôi tẩy rửa cơ thể sau 1 chuyến hành trình dài. Ngay sau đó, Putrya phục vụ bữa trưa với 2 cốc sữa đầy. Hoá ra ông đã lo lắng chờ đợi chúng tôi về suốt 24h qua.
    Sau bữa trưa tôi nhận thấy cơn đau đầu đã giảm bớt, vì vậy tôi quyết định tới báo cáo cho Baturin rằng mình đã về để khỏi vi phạm nghi thức quân đội. Cùng với nhiều sĩ quan khác, Baturin được phân 1 căn hộ trong 1 toà nhà lớn, tuy nhiên căn hộ của ông được trang hoàng đẹp hơn và có nhiều đồ đạc hơn. Có lẽ đây từng là hầm tránh bom cao cấp dành cho các quan chức Nazi địa phương. Có nhiều toà nhà kiêm hầm tránh bom như vậy, có lẽ các quan chức sợ 1 quả đạn pháo bay lạc tới. Sẽ an toàn hơn khi ở trong 1 căn hộ như vậy. Sau này tôi biết việc vào ở trong các căn hộ này là lệnh của kombat.
    Kombat nghe bài báo cáo trình diện chính thức của tôi vẫn với vẻ xa cách và lạnh lùng. Ông ko nói 1 lời đánh giá nào về những việc tôi làm trong trận đánh chiếm đầu cầu mà chỉ bảo tôi hãy nghỉ ngơi và tối nay mang vợ tới chỗ ông. Tôi hơi shock trước sự chào đón lạnh lùng đó và quay ra cửa đi thẳng, vẫn ko nghe thấy ông nói thêm lời nào. Việc này cũng giống như lần tôi trở về từ bệnh viện ở Warsaw mùa hè vừa qua, tuy nhiên khi đó chúng tôi chưa hiểu gì về nhau còn bây giờ, chúng tôi đã cùng nhau làm quá nhiều việc ở Narev và nhiều nơi khác. Tôi nghĩ đây chỉ là lối đối xử với cấp dưới của ông, nó ko phù hợp chút nào với suy nghĩ của tôi về 1 "thợ làm Ctrị" hay Ctrị viên, công việc mà Baturin từng làm.
    Rita, George Sergeev và George Razhev cùng 1 số sĩ quan khác đang chờ tôi, trong số đó có cả 1 trợ lý của Kiselev là Nikolai Gumenyuk. Anh ta phụ trách việc khen thưởng và đang chờ tôi ngoài cửa, bước lại gần tôi 1 chút như thể muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi và bỏ đi ko nói lời nào, có vẻ như anh muốn tìm cách nói chuyện riêng với tôi nhưng ko thể tìm được phút nào.
    Tôi ko buồn ngủ chút nào nhưng vẫn cố nghỉ 1 chút và cảm thấy khá hơn. Rita đã sửa soạn xong cho cuộc viếng thăm Baturin tối nay. Cô chuẩn bị cho tôi bộ quân phục diễu binh vốn nằm vô dụng trong đống tư trang của tôi đã lâu, khâu quân hàm vào cổ áo. Sau đó cô là phẳng quân phục của cô, đính vào đó tấm Huân chương Sao Đỏ mới nhận được ở quân y viện và Huy chương Giải phóng Altdamm. Hôm nay là ngày lễ 1/5, Baturin đã nhân dịp này để tổ chức 1 lễ mừng và mời chúng tôi. Nhiều tin đồn lan truyền rất nhanh rằng ko giống như lễ mừng Năm Mới, buổi tiệc này sẽ chỉ gồm những người gần gũi với kombat.
    Khi chúng tôi đến ngoài kombat và vợ còn có thêm Ctrị viên Kazakov, các tiểu đoàn phó, gần như toàn thể ban tham mưu tiểu đoàn, George Sergeev và George Razhev, bác sĩ tiểu đoàn và bí thư chi bộ đại đội Chaika. Chaika cũng bị thương trong trận đánh vượt sông Oder nhưng đã cố lên được bờ, anh từ chối đến quân y viện và giống như George Sergeev được bác sĩ tiểu đoàn Stepan Buzun chữa trị. Ngoài ra còn 1 số người nữa mà giờ tôi ko nhớ.
    Như việc nó phải thế, kombat là người đầu tiên nâng cốc. Ông nói rất lâu về ý nghĩa của ngày 1/5 rồi mới chuyển đề tài sang trận đánh trên sông Oder vừa qua. Giờ tôi mới biết chỉ còn đúng 4 người ko bị thương trong số các shtrafnik đã cùng tôi thiết lập đầu cầu, trong số đó có Sapunyak, người đã nắm quyền chỉ huy sau khi tôi trúng thương. Thật sung sướng khi nghe điều đó! Baturin nói 4 người này đã được giải thoát mà ko cần "rửa sạch tội lỗi bằng máu" và được gửi trở lại đơn vị hoặc 1 trung đoàn sĩ quan dự bị nào đó. Kèm theo bài diễn thuyết tràng giang đại hải ko phù hợp với bàn tiệc này chút nào, kombat còn nói thêm về chuyện thăng thưởng. Trước nhất là Đại uý Smeshnoi được đề nghị truy tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô. Tiếp đó là tôi được đề nghị tặng Huân chương Cờ Đỏ và thăng 1 cấp với "1 ngôi sao to thay cho tất cả đống sao trên cầu vai hiện nay của cậu". Kombat cho thấy ông quả thật là con người kỳ lạ và phức tạp.
    Đại uý Nikolai Gerenuk kể lại câu chuyện cho tôi nghe theo cách đơn giản hơn. Đầu tiên đề nghị truy tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô được chuẩn bị cho tôi nhưng sau Baturin được Rita cho biết tôi vẫn còn sống và sẽ trở về từ quân y viện. Vậy là ông lập tức ra lệnh đổi đề nghị tặng thưởng "theo nguyện vọng của đại đội trưởng" sang Smeshnoi. Tôi nghĩ có lẽ kombat cho rằng với tiểu đoàn trừng giới chỉ nên truy tặng phần thưởng quân đội cao quý nhất này, hoặc cũng vẫn như trước đây ông ko muốn ai trong tiểu đoàn được phần thưởng cao hơn ông. Lúc này ông đã có Huân chương Cờ Đỏ, tôi đoán ông cũng sẽ có thêm 1 tấm nữa cho trận Oder.
    1 sự cố bất ngờ xảy ra trong buổi tiệc đêm đó. Sau bài diễn văn mọi người bắt đầu uống mừng sự trở lại của tôi và nói họ đã nhớ tôi đến thế nào, Rita tìm kiếm tôi ra sao và tình yêu của chúng tôi mới vĩ đại làm sao. Đúng lúc đó 1 người bạn tôi đứng dậy nói với 2 sĩ quan đang nói chuyện với nhau: "Các anh thậm chí còn ko đáng được nhắc tên ở đây!" Theo lời anh thì 2 sĩ quan này đã thoả thuận với nhau xem ai được quyền "an ủi" Rita trước. Như Rita kể lại sau này, tôi đã tái mặt và bất tỉnh ngay tại chỗ, mọi người phải đỡ. Thực ra lúc đó tôi ngất vì 1 cơn đau đầu dữ dội đột ngột. Tôi đã uống 1 chút mặc dù việc này bị bác sĩ nghiêm cấm. Tôi ko uống vodka hay rượu mạnh nhưng có làm tí cognac Pháp để mừng việc mình "hồi sinh", thứ rượu này có rất nhiều trong đống chiến lợi phẩm.
    Người khơi mào vụ scandal vẫn là George Razhev, anh ngày 1 trở nên nóng tính và ưa đánh lộn. Anh đã uống rất nhiều thậm chí trước cả buổi tiệc này của Baturin. Trí tưởng tượng bệnh hoạn của anh được hâm nóng bằng rượu đã bóp méo 1 câu nói thành 1 hình ảnh truỵ lạc gây hiểu lầm cho chính anh. 2 tay sĩ quan kia cuống quýt giải thích họ cũng rất buồn vì cái chết của tôi và thoả thuận sẽ an ủi người goá phụ trẻ đang mang thai thế nào thôi. Tính cho đến những ngày chiến tranh kết thúc đó George đã gây vô số vụ scandal với cả sĩ quan chiến trường lẫn sĩ quan tham mưu. Tất cả các vụ đó đều bắt đầu khi George đang say. Ngay hôm sau anh ta bị thiên chuyển khỏi tiểu đoàn.
  8. Po210

    Po210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    45
    Chỗ này cũng rất thú vị. Theo như nhà sử học nổi tiếng Nga (Vadim Kodzinov) trong chiến tranh thế giới lần II tại nước Đức "không vang lên những thơ ca, bài hát trữ tình " -( liric songs)- dạng như kiểu bài hát "Lá đỏ" nhà mình mà chỉ có những bài hành khúc quân đội và những bài hát bình thường hàng ngày không liên quan gì đến chiến tranh.
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tuy nhiên việc thiên chuyển Razhev đã được kombat ra quyết định từ trước, người bất ngờ được thay thế anh là Sergey Piseev. Việc này được giải thích bằng 1 bức thư của cha Razhev, 1 đại tá giữ chức vụ cao trong Tập đoàn quân Xung kích 5 lúc này đang tiến công ở phía nam chúng tôi theo hướng từ đầu cầu Kuestrin. "Ông bố tốt bụng" chắc đã được con trai cho biết tiểu đoàn trừng giới đang chuẩn bị vượt sông Oder, vì vậy ông gửi 1 bức thư đề nghị chỉ huy Tiểu đoàn 8 Trừng giới Độc lập ko để con mình tham chiến trong trận đánh cuối cùng này, cậu ta đã từng bị thương, bị sức ép đạn pháo, ko đáng để cậu ta bị giết vào đúng lúc chiến tranh kết thúc. Tất nhiên ai cũng hiểu suy nghĩ của người cha, mọi bậc sinh thành đều muốn bảo vệ con mình. Ông biết Razhev có thể được thay thế vì chúng tôi có đủ sĩ quan cho 4 đại đội nhưng chỉ có 1 đại đội tham chiến.
    Vụ scandal cuối cùng này của Razhev đã vượt quá khả năng chịu đựng của 1 người vốn trầm tĩnh như Baturin và George bị chuyển khỏi tiểu đoàn về đơn vị của cha mình ngay sáng hôm sau. Anh ta đi mà ko nói lời tạm biệt với bất kỳ ai, tôi nghĩ anh quá xấu hổ. Nhiều năm sau chiến tranh khi tôi tìm kiếm những bạn chiến đấu cũ trong Tiểu đoàn Trừng giới, tôi đã tìm thấy anh ở Penza, chúng tôi duy trì quan hệ thư từ với nhau cho tới khi anh mất. Quãng đời sống cùng nhau trên mặt trận, mọi hiểm nguy mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau mạnh hơn những ký ức tồi tệ về các vụ scandal như vụ anh ta đã gây ra trong lễ mừng ngày 1/5/1945 ở Berlin. Sau đó 1 thời gian tôi ko nhận thêm được bức thư nào của anh, thêm vài năm nữa tôi nhận 1 bức công thư từ cục quân nhu Penza trả lời câu hỏi của tôi: "Đại uý George Razhev (đã nghỉ hưu) mất ngày 14/5/1993, an táng tại Nghĩa trang Danh dự Penza". Có lẽ anh đã chỉ "suy sụp" khi ở tiểu đoàn trừng giới còn sống suốt quãng đời còn lại 1 cách tử tế.
    Trong suốt thời gian đó sở chỉ huy tiểu đoàn đã nhiều lần di chuyển tới các vị trí khác nhau xung quanh Berlin. Những đơn vị nhỏ bé còn lại ko phải nhận thêm nhiệm vụ nào nữa dù chúng tôi vẫn nhận thêm shtrafnik bổ sung. Chiến tranh đã đến hồi kết nhưng các toà án binh vẫn hoạt động, có lẽ họ đang vội vã hoàn thành nốt kế hoạch đề ra.
    Chúng tôi đã có 1 buổi chia tay cảm động với ông già tốt bụng Putrya, ông rời đơn vị với nước mắt trên mi và nỗi buồn thực sự trong mắt. Ông sẽ về ban nhân sự Phương diện quân hoặc 1 trung đoàn sĩ quan dự bị nào đó. Ông rời tiểu đoàn trừng giới với tư cách trung uý, tôi thậm chí đã biếu ông quân hàm của tôi, đã gỡ bớt đi số ngôi sao tương ứng (!). Ông được phục viên ngay sau ngày Chiến thắng và tôi sung sướng vì đã góp phần cứu đời ông, chắc chắn ông ko thể sống sót trong trận vượt sông Oder.
    Cần vụ đầu tiên của tôi đã hy sinh tại đầu cầu Oder, sau đó Putrya thay thế và nay ông đã rời tiểu đoàn. Theo lệnh của kombat tất cả các sĩ quan đều sẽ có cần vụ tuyển từ các shtrafnik, tôi nhận 1 đại uý pháo binh tên là Sergey làm cần vụ cho mình. Tôi ko nhớ chính xác họ anh, hình như là Kostryukov, dân Moscow, tóc vàng, chiều cao trung bình, vẻ mặt lịch sự, sinh trưởng trong 1 gia đình có học. Anh ta chơi piano rất giỏi và đã được học hành tốt về âm nhạc và văn chương. Tôi ko nhớ rõ anh ta đã làm gì sai quấy ngay trước ngày chiến tranh kết thúc để đến nỗi bị tống vào tiểu đoàn tôi.
    Vậy là những người mới tới đã ko phải tham chiến dù chúng tôi vẫn huấn luyện họ 6 - 7h mỗi ngày. Số phận của họ thật tốt, gần như ngay sau Ngày Chiến thắng họ được xá miễn. Sergey cho tôi địa chỉ nhà ở Moscow, trong lần nghỉ phép đầu tiên cuối năm 1946, trên đường về Viễn Đông, Rita và tôi đã lần đầu tiên ghé qua Moscow và tới thăm anh ở phố Kropotkinskaya. Tại đó có Cung Soviet đang xây dở và Nhà thờ Chúa Cứu thế. Sergey ko có nhà, dù từng phải vào tiểu đoàn trừng giới nhưng anh vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội ở đâu đó ko xa Moscow. Dù chỉ gặp những người thân của anh nhưng mọi người cũng thật vui vẻ và cảm động, họ đều đã biết chúng tôi qua những câu chuyện của anh.
    Berlin thất thủ ngày 2/5, trước Ngày Chiến thắng đúng 1 tuần như chúng tôi biết sau này. Hôm 4/5 Baturin và Kazakov bằng cách nào đó đã kiếm được giấy phép cho tất cả chúng tôi vào Berlin thăm toà nhà Reichstag. Lại 1 lần nữa, giống như ở Rogachev, Brest hay Warsaw, chúng tôi đã ko được tham gia trận tấn công thành phố dù đã góp sức vào cuộc tiến công đó bằng rất nhiều mạng sống. Giống như ở Warsaw, chúng tôi đi vào Berlin chỉ như những du khách.
    Phải mất rất nhiều thời gian mới tới được toà nhà Reichstag, trong nhiều trường hợp các con phố bị chặn bởi những toà nhà đổ hay xác tăng pháo. Ko hiểu sao tham mưu trưởng Philip Kiselev lại ngồi cùng xe với Baturin và bằng cách nào đó đã tìm được đường đi giữa thành phố xa lạ bị phá huỷ này. Berlin, thủ đô của Đế chế thứ 3, gây 1 ấn tượng u ám với tất cả chúng tôi ko chỉ bởi sự tàn phá của chiến tranh mà còn bởi hầu hết phố xá đều thẳng tắp đến mức nhàm chán, toàn bộ quy hoạch thành phố đều chính xác từng ly từng tí đến phát rầu.
    Những dãy nhà hiện ra trước mắt chúng tôi với vẻ đáng ngờ, các cửa sổ hầu hết đều đã mất kính, 1 số có treo 1 mảnh vải trắng trông như những lá cờ tang, đó là dấu hiệu đầu hàng. Phía sau những cửa sổ còn giữ được kính hay được che tạm bằng thứ gì đó khác cuộc sống vẫn tiếp diễn. Nhiều cánh cửa đã mất cùng với cả mảng tường xung quanh khiến căn nhà trông như hàm răng móm của 1 cụ già. Những phần tường còn lại đều xám xịt bẩn thỉu. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng thấy có người đang nhìn qua cửa sổ hay xuất hiện trên phố, trông họ cũng mệt mỏi và xám xịt. Phần lớn họ là phụ nữ, người già hay những đứa trẻ hiếu kỳ, giống như tại khắp các quốc gia khác.
    Thỉnh thoảng chúng tôi đi qua 1 đám Volkssturm hay Hitlerjugend vị thành niên, tất cả trông đều thảm hại, chúng đang được áp giải tới điểm tập trung tù binh. Chúng đã hy vọng bảo vệ được Đế chế của chúng khi nó đã ở bên bờ vực sụp đổ, nhiều kẻ đã bỏ mạng chỉ vì ý tưởng điên loạn của tên Fuehrer rồ dại. Nhiều tên khác cố trốn trong các toà nhà, thay quân phục bằng đồ dân sự để hoà lẫn vào đám đông dân chúng.
    Tôi còn nhớ chúng tôi vào thành phố theo đường qua sông Spree và bị tắc đường trước 1 cây cầu gãy. Những khung cầu thép vẫn còn nằm dưới nước và nhờ đó chúng tôi qua được sông, tới thẳng quảng trường trước toà nhà Reichstag. Chúng tôi đi thẳng tới toà nhà, còn cách 1 quãng đã ngửi thấy mùi khói bốc ra từ những đám cháy vẫn còn âm ỉ. Khói vẫn còn đang bốc ra từ vài cửa sổ trên toà nhà khổng lồ đen xạm. Trông nó chẳng có vẻ lộng lẫy chút nào! 1 lá cờ đỏ, cờ Soviet của ta, đang tung bay trên khung thép của mái vòm vốn được ốp kính! Đó ko chỉ là 1 lá cờ bình thường, đó là Ngọn cờ Chiến thắng!
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Cầu thang lớn và những hàng cột trước mặt tiền đầy vết đạn. 1 trung uý trẻ bước ra gặp nhóm sĩ quan chúng tôi, Baturin nói gì đó với anh ta. Ông bảo chúng tôi chờ rồi vào trong với viên trung uý. Ngay sau đó viên trung uý quay ra bảo chúng tôi được phép vào. Chỉ có vài binh sĩ tại tiền sảnh khi chúng tôi vào, kombat đang đứng cùng 1 viên đại tá vừa lùn vừa gầy, khác hẳn vóc người mập mạp của Baturin. Viên đại tá gầy nhẳng đang kể chuyện gì đó cho Baturin kèm với những cử chỉ sống động.
    ... Như sau này tôi được biết viên đại tá đó là chỉ huy trung đoàn đã tấn công toà nhà Reichstag và sau đó được chỉ định luôn làm sĩ quan quân quản toà nhà. Số phận đã đưa tôi gặp lại ông 30 năm sau, khi đó tôi là trưởng khoa ROTC Học viện Cầu đường Kharkov đang hướng dẫn học viên tại Cherkassy, Ukraina. Trước khi các học viên tuyên thệ, tôi được giới thiệu tới chào Anh hùng Liên Xô, đại tá Fedor Matveevich Zinchenko. Cả khuôn mặt và bộ dạng ông trông rất quen, và khi ông tự giới thiệu là chỉ huy trung đoàn đánh chiếm toà nhà Reichstag, tôi lập tức nhận ra ông chính là vị sĩ quan quân quản đầu tiên của toà nhà này ...
    Trở lại năm 1945, khi chúng tôi bước vào toà nhà Reichstag, mọi tường, cột và các cấu trúc khác đều bị tàn phá nặng nề và ám đầy khói, mọi bề mặt đều phủ đầy chữ ký của các binh sĩ Soviet. Hôm đó mới là 2 ngày sau khi toà nhà này thất thủ nhưng các bức tường đã phủ đầy các thông điệp dài ngắn đủ kiểu mà vì hết chỗ người ta phải viết cả ở độ cao đến khó tin. Các dòng chữ được viết bằng phần, gạch hoặc than.
    Petr Zahumennikov, người đã trở lại từ quân y viện, giúp tôi đặt 1 tảng bê tông cạnh tường để tôi trèo lên, Rita và Petr đỡ 2 bên để tôi khỏi ngã. Với 1 mẩu gỗ cháy dở, 2 vợ chồng tôi ghi chữ Viễn Đông - Leningrad - Berlin lên rồi ký tên. Rita khi đó vẫn ghi họ mình là Makarievskaya, cô ko còn cơ hội nào để sửa lại chữ ký trên tường toà nhà Reichstag nữa.
    Chúng tôi bỏ túi vài mảnh vữa và gạch đá làm kỷ niệm, để cho bản thân và cho cả những người ko tới đây được, cả con cháu sau này nữa. Tiếc là tôi đã ko giữ được chúng, cũng giống như cái thìa cong gập vì đạn trước đây. Thậm chí cả viên đạn xuyên vào mông tôi được lấy ra sau chiến tranh tôi cũng ko còn, nó được phẫu thuật lấy ra tại Brest 1 năm sau khi xuyên vào.
    Vì 1 số lý do, hồ đó chúng tôi ko muốn lưu giữ bất cứ kỷ vật gì liên quan đến cuộc chiến ghê rợn này. Chiến thanh với chúng tôi như 1 vết thương, cả thể xác lẫn tinh thần, ký ức về chiến tranh đã quá đủ cho suốt phần đời còn lại.
    Chúng tôi chờ đợi sự kiện nước Đức đầu hàng hết ngày này qua ngày khác. Tôi phải nhắc lại 1 bài thơ tôi viết từ năm 1944 trong đó có đoạn: "Tiếng reo mừng Chiến thắng sẽ vang lên như sấm tháng 5!" Vậy mà mùa xuân đã sắp hết, tháng 5 đã bắt đầu nhưng Chiến thắng chưa tới. Tham mưu phó Valery Semykin đặt đường điện thoại cho Baturin, các tiểu đoàn phó, Kiselev, Rita và tôi cùng 1 số sĩ quan khác. Các điện đài viên được lệnh sẽ thông báo chúng tôi ngay khi có tin Chiến thắng.
    Thời khắc đó đã đến vào đêm 8/5! Ít phút sau nửa đêm 1 điện đài viên lao vào phòng tôi gào lên: "Chiến thắng, chúng đầu hàng rồi! Hurrah!" Lễ mừng Chiến thắng bắt đầu còn trước cả khi chúng tôi kịp mặc quần áo. Mọi người đều nã súng lục, súng tiểu liên, súng máy lên trời. Tôi thậm chí còn nghe thấy cả những tiếng "bang" rất to của súng trường chống tăng. Thứ duy nhất chúng tôi ko dùng để bắn chỉ thiên khi đó là súng cối. Hàng trăm ánh chớp đủ màu sắc, kích cỡ phóng lên trời cùng với khói mù mịt. Đạn vạch đường bắn đầy trời từ mọi hướng. Ko cần phải tiết kiệm đạn nữa! Ai nấy đều ôm chầm lấy nhau hôn hít, nhiều người khóc, chẳng ai cần xấu hổ vì những giọt nước mắt hạnh phúc.
    Chúng tôi thậm chí còn nghe thấy cả tiếng đại bác bắn từ ngôi làng bên cạnh, nơi có 1 đơn vị pháo binh đang đóng. Chắc họ bắn đạn ko đầu chứ nếu là đạn thật thì ko hiểu nó sẽ rơi xuống đâu? Tôi nhớ đã tự hỏi mình rằng ko hiểu tất cả số đạn đang được bắn lên trời này sẽ rơi xuống đâu? Mặc dù đây là đất Đức nhưng là khu dân cư sống dày đặc. Lấy gì đảm bảo 1 viên đạn ko rơi trở lại trúng người đã bắn nó ra hay 1 thường dân Đức hiền hoà? Đương nhiên tôi ko muốn ai bị giết vì màn pháo hoa trong cái đêm ko ngủ mừng hoà bình đó.
    Đến sáng sớm thì chúng tôi đã bắn sạch đạn và tập trung tại sở chỉ huy, Baturin và Kazakov bước ra trước đám sĩ quan và kombat tuyên bố đúng giữa trưa giờ Moscow, tiệc mừng chiến thắng sẽ được tổ chức cho toàn tiểu đoàn. Ông cũng yêu cầu chuẩn bị bàn riêng cho cho các shtrafnik.
    Mọi người đều diễn thuyết, có cái dài, có cái ngắn nhưng tất cả đều nói về niềm vui Chiến thắng và nỗi đau mất mát cùng hy vọng hoà bình hạnh phúc trong tương lai. Mọi bài diễn thuyết đều kết thúc bằng 1 lần nâng cốc và sau đó là uống 100%. Có lẽ đó là lý do chúng tôi ko để cốc uống trà trên bàn mà thay vào đó là chén hạt mít chỉ dùng trong thời bình. Ko hiểu người ta kiếm đâu ra thứ chén này? Tuy nhiên vẫn có nhiều sĩ quan thực sự xỉn. Có lẽ Baturin cũng vui vẻ quá mức và bất ngờ gọi tôi ra nói riêng về chuyện tôi đã bị nghi ngờ trong 1 thời gian dài như thế nào.
    Thì ra tướng Batov quả thực đã lệnh cho đại đội tôi tấn công qua bãi mìn. Mặc dù tôi đã có câu trả lời chắc chắn với mối nghi ngờ này nhưng nó vẫn tra tấn suy nghĩ của tôi. Ko hiểu tướng quân có ra lệnh này theo đề nghị của Baturin ko? Tin này làm tôi bị shock, tôi lại đau đầu kinh khủng và ngất xỉu. Cả lần này tôi cũng nghĩ mình ngất vì đã uống quá nhiều dù bị Rita theo dõi nghiêm ngặt để ko ai rót vodka vào cốc của tôi. Cô chỉ rót cho tôi ít vang nhẹ vốn được bác sĩ Stepan Buzun đưa cho cô để đặc biệt dành riêng cho tôi. Có vẻ như nhiều người chưa uống nhiều lắm, những bài diễn văn của họ vẫn nhạy bén và tràn đầy hy vọng.
    Chúng tôi đã mơ ước về cuộc sống hoà bình sau chiến tranh thậm chí từ rất lâu trước ngày Chiến thắng. Chúng tôi đã vẽ nên những bức tranh lạc quan nhất về tương lai. Tôi nghĩ điểm chính trong mọi suy nghĩ đó là được trở về nhà, tất nhiên là với những người vẫn còn nhà mà về. Giờ đây, rất nhiều năm sau cái ngày Chiến thắng đầy nắng đó, tôi nhìn lại quãng đời sau chiến tranh. Chúng tôi đã làm việc vất vả, có đủ con, cháu và cả chắt. Vậy mà buồn làm sao Tổ quốc vĩ đại của chúng tôi đã bị huỷ hoại và tan vỡ làm nhiều mảnh năm 1991, chẳng phải do cuộc xâm lăng nào! Tổ quốc vinh quang mà vì nó biết bao người đã hiến dâng mạng sống trong WW2!
    Dù sao thì cuộc chiến tranh tang tóc, ghê rợn và kéo dài nhất đó đã qua. Cái gì tiếp theo? Số phận chúng tôi sẽ ra sao? Ko phải tất cả sẽ được về nhà, vẫn còn cần quân đội. Nhiều sĩ quan, mà với tiểu đoàn trừng giới là hầu hết sĩ quan còn lại, vẫn phải tiếp tục phục vụ quân đội. Tham mưu các cấp đều đã nhận được lệnh và bố trí sĩ quan. 1 số được giải ngũ, số còn lại vẫn tiếp tục phục vụ, 1 số trong đó sẽ còn phải chiến đấu và chiến thắng nước Nhật!
    Sau này tôi biết được kombat Baturin đã đánh giá xác đáng về chất lượng chỉ huy chiến đấu của tôi trong bản giới thiệu cho đơn vị mới, tuy nhiên ông viết thêm rằng tôi "ko có quan hệ tốt với binh sĩ". Có lẽ ý ông là tôi đã dành 1 phần quỹ thời gian cho vợ! Mặc dù chính tôi mới là người có được nickname âu yếm "bố" trong đám shtrafnik nhưng ông ta vẫn thêm 1 câu kết như vậy. Ngoài ra trong bản giới thiệu của ông có đoạn như sau:
    "Là 1 sĩ quan dũng cảm và cương quyết, đọc trận đánh tốt, chịu được gian khổ, sức khoẻ tốt. Có khả năng tổ chức phối hợp giữa các đơn vị nhỏ và các đơn vị phối thuộc, kiên cường cả về thể chất lẫn tinh thần, chăm chỉ học tập nâng cao kiến thức. Đề nghị giữ lại quân đội với chức vụ tiểu đoàn trưởng bộ binh."
    Vậy là tương lai của tôi đã được quyết định cho dù Baturin chẳng bận tâm đến việc nghe nguyện vọng của bản thân tôi. Tôi ko bực vì chuyện này vì đề nghị giữ tôi lại quân đội phù hợp với mong muốn của tôi. Dù sao khi còn là 1 Hồng quân trẻ được gửi vào Học viện, tôi đã từng tự nhủ: "Tốt thôi! Mình sẽ phục vụ quân đội 1 cách "nồi đồng cối đá", tức là càng lâu càng tốt!" Vậy là tôi đã phục vụ quân đội 40 năm, từ 1941 đến 1981, 1 cách trung thành và ngay thẳng.

Chia sẻ trang này