1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 02/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Truyện quá hay, thank bác Maseo.
    Híc, chắc còn cái phần kết luận. Hay là bác Maseo làm nốt đi, chứ chờ đến thứ 3 tuần tới thì lâu quá.
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    11
    CHIẾN THẮNG!​
    Ngày hoà binh đầu tiên, dù ai nấy đều hạnh phúc, vẫn phủ bóng đen trong suy nghĩ của tôi với việc Baturin thừa nhận đã cố tình đưa đại đội tôi vào bãi mìn. Tôi cảm thấy suy sụp vì thương xót cho những người đã hy sinh tại đó. Giờ họ đang nằm cùng nhau trong nấm mồ tập thể trên mảnh đất ngoại quốc xa lạ, dưới 1 bầu trời xám xịt xa lạ, việc họ chiến đấu chống kẻ thù sẽ chỉ còn tồn tại trong ký ức vĩnh cửu và niềm tiếc thương vô hạn của chúng tôi, những đồng đội và người thân. Vâng, tất cả chúng tôi đều biết lệnh đã ban ra thì phải theo ko được ý kiến gì hết, đặc biệt là trong thời chiến. Tuy nhiên chúng tôi cũng hiểu chính xác rằng 1 mệnh lệnh cần được đưa ra 1 cách hợp lý, có tính toán và trên hết là phải có tình người, kể cả trong chiến tranh.
    Dân Đức đã dần làm quen với thực tại mới. Họ chấp nhận thực tế rằng "Đế chế ngàn năm" đã sụp đổ và ko bao giờ khôi phục nổi. Chúng tôi cũng bắt đầu chú ý tới phong tục tập quán của họ, 1 số trong đó hoàn toàn trái ngược với cách hiểu của chúng tôi về văn hoá và đạo đức. Ví dụ, mặc dù đã quen với tất cả những bất tiện của cuộc sống tiền tuyến, chúng tôi vẫn cho rằng tè trước mặt người khác là ko tốt, dù là vào 1 gốc cây hay tô hô. Vậy mà thật kỳ quặc, chúng tôi đã thấy cả đàn ông lẫn đàn bà Đức làm vậy.
    1 trường hợp khác, ông chủ căn hộ chúng tôi ở biết rằng vợ tôi đang mang bầu. 1 đêm ông ta gõ cửa phòng chúng tôi và sau khi tôi nói "Ja, bitte!" (Vâng, xin mời vào), ông ta bước vào cùng 2 cô con gái vị thành niên. Ông ta bảo "Bà Thiếu tá" đang mệt và cần được ngủ, vì vậy tôi nên qua đêm với 1 trong 2 cô con gái ông. Có lẽ đó chỉ là 1 trò khiêu khích, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy bị xúc phạm và chuyển đi ngay sáng hôm sau.
    Về cơ bản người Đức khiến chúng tôi ngạc nhiên vì sự vô đạo đức và ko biết xấu hổ là gì của họ. 1 ngày nắng ấm có mấy người bạn tôi tới, họ vừa có 1 chuyến thăm thú khu vực xung quanh Leipzig và rủ chúng tôi ra hồ bơi và tắm nắng. Khi tới nơi chúng tôi thấy cái hồ rất đẹp và định dọn tới ở. Có rất nhiều người tốt sống ở đây, đặc biệt là có nhiều thanh niên Đức. Chúng tôi thấy có nhiều căn lều nhỏ dựng đây đó và đoán nó dùng để tránh nắng hay thay đồ bơi. Nhưng rồi chúng tôi nhận ra có những cái chân thò ra khỏi nhiều căn lều và căn cứ vào vị trí cũng như nhịp chuyển động của chúng, chúng tôi hiểu chính xác đó là 1 cặp đôi Đức và họ đang làm gì, gần như hoàn toàn công khai. Chúng tôi cảm thấy kinh tởm và rời hồ ngay lập tức, chuyện đó là vào khoảng 1 năm sau Ngày Chiến thắng.
    1 số sĩ quan ta sống ở ngoại ô Berlin tháng 5/1945 cũng ko tỏ ra tốt đẹp cho lắm. Ví dụ 1 lần chúng tôi được chuyển tới 1 căn hộ mới, chủ nhân của nó là 1 nhà quay phim của xưởng phim Defa nổi tiếng nước Đức, khi tới nơi chúng tôi nghe thấy có tiếng chó sủa rất to ở tiền sảnh. Chúng tôi biết trong nhà ko có chó và rất ngạc nhiên. Khi bước vào trong, chúng tôi thấy Nick Slautin, lúc này đã là thiếu tá, đang đứng trước mặt toàn thể gia đình chủ nhà cùng các đầy tớ trong tình trạng say xỉn và sủa như chó. Tôi lay anh ta, đá vào chân và trước khi tôi kịp hỏi anh đang làm cái trò gì thế, tự anh ta đã giải thích rằng anh ta đang chứng minh cho đám người Đức này Goebbel là loại "chó" nào.
    Thường dân Đức nói chuyện với chúng tôi với vẻ dè dặt và tỏ ra lo lắng, tôi ko thể nói rõ được nhưng có thể kể tóm tắt 1 bộ phim, ví dụ tốt nhất về chính sách tuyên truyền của Goebbel. Ctrị viên Kazakov đã kiếm được 1 bản copy bộ phim này, 1 cuốn phim ghê tởm được làm theo đúng ý tưởng của Bộ Truyền thông Đức. Vấn đề là sự dối trá càng quá quắt thì lại càng có nhiều người tin. Dù đã rất lâu rồi nhưng lương tâm và đạo đức vẫn ko cho phép tôi kể chi tiết những gì đã thấy trong phim, nó là 1 bộ phim màu.
    Trước hết, tất cả binh sĩ Soviet trong phim đều có 1 ngôi sao đỏ to tướng trên mũ và 2 sừng trên thái dương. Họ hiện lên trên phim như những tên đồ tể giết hại thường dân Đức bằng lưỡi lê hoặc bằng cách đập đầu vào cạnh tường, nhiều thứ khác còn kinh khủng hơn nữa. Mọi thứ trong phim được làm y như thật. Cuốn phim kinh dị kéo dài 20 phút này là 1 lời giải thích rõ ràng cho việc dân Đức sợ hãi bỏ chạy qua sông Oder đi càng xa càng tốt.
    Ngay sau Ngày Chiến thắng, 1 nhóm sĩ quan Nga tổ chức ăn mừng việc gì đó, 1 người đã hỏi xin bà chủ nhà 1 cái đĩa nhỏ. Từ đó được đọc bằng thứ tiếng Đức "tan nát" của anh ta nghe giống như là 1 đĩa trẻ con. Bà chủ nhà rú lên lao về phía đứa bé vì nghĩ tay sĩ quan đang muốn xin đứa bé đặt trên đĩa. Ko may là chẳng có gì thú vị trong chuyện này. Chắc người phụ nữ đã đã xem cuốn phim tệ hại đó hoặc ai đó kể cho chị ta. Nó khiến chúng tôi phải tỏ ra hết sức lịch sự và khoan dung nhằm xoá bỏ ấn tượng mà bộ máy tuyên truyền Nazi ghê tởm đã tạo ra trong suy nghĩ người dân Đức.
    Trở lại đêm 1/5, sau khi ngất xỉu trong bữa tiệc của Baturin tôi đã bị sốt suốt 3 ngày. Hôm đi thăm toà nhà Reichstag tôi đã đỡ nhưng đến hôm 9/5 tôi lại sốt, mặc dù ko ngất nữa nhưng tôi vẫn mê man suốt cả ngày. 2 - 3 hôm sau mọi thứ mới trở lại bình thường. Cơn sốt đã tra tấn tôi suốt mấy ngày đó dù tôi ko uống 1 giọt rượu mạnh nào. Sau đó những cơn sốt cứ quay lại sau mỗi 7 - 9 ngày. Rita kể lại khi đi tìm tôi trong quân y viện, có bác sĩ đã nói: "Bị thương vào đầu àh, vậy thì anh ta sẽ sốt, thường là do nhiễm trùng. Tốt hơn cô nên tìm anh ta trong nhà xác ..." Bác sĩ tiểu đoàn tôi cũng ko hiểu nổi điều gì đang xảy ra.
    Tôi cố ko làm gì kích thích để cơn sốt trở lại và nghĩ nó ko phụ thuộc vào rượu. Thậm chí khi chúng tôi, những người đã tham gia trận đánh vượt sông Oder, nhận huân chương nhờ trận này, tôi cũng ko uống ngụm rượu nào trong bữa ăn mừng. Các trung đội trưởng đều nhận Huân chương Alexander Nevski hoặc Bogdan Khmelnicky (*), tôi và Nikolai Slautin, người thay thế tôi trong trận đánh, được nhận Huân chương Cờ Đỏ Chiến đấu (**). Ai nấy đều muốn những tấm huân chương sáng bóng lên, vì thế họ định bọc phần oxite màu đen trên đó bằng thuỷ ngân lấy từ 1 chiếc nhiệt kế bị đập vỡ cho mục đích này. Tuy nhiên Huân chương Cờ Đỏ chỉ có 2 chỗ màu đen, đó là cái liềm và cái búa, còn toàn bộ nền là men trắng, những chỗ còn lại mạ vàng. Những người nhận các loại huân chương khác cũng muốn tấm huân chương của mình trông đẹp hơn. Nhưng thuỷ ngân khi tiếp xúc với lớp mạ vàng đã lập tức biến lớp mạ này thành màu bạc lờ nhờ, vậy là tôi có 1 tấm huân chương mạ bạc thay vì vàng.
    Tôi đã phải bọc phần mạ bạc này bằng sơn màu đồng với ý định làm cho nó trông giống với màu nguyên thuỷ. Chỉ đến khi đi học tại Học viện Quân Sự Leningrad mới có người chỉ cho tôi viết thư gửi Soviet Tối cao Liên Xô đề nghị đổi cái cũ hỏng lấy 1 tấm huân chương mới. Nói thật là tôi ko mong sẽ được như ý, nhưng 1 tuần sau tôi đã nhận được 1 bức Công thư do Chủ tịch Soviet Tối cao Liên Xô Nikolai Mikhailovich Shvernik ký. Bức thư giới thiệu tôi mang huân chương tới Sở Đúc tiền Leninrad đồng thời lệnh cho Giám đốc Sở sửa nó, "số quý kim tiêu tốn vào việc này sẽ được lấy từ kho dự trữ của Soviet Tối cao". Tôi giao tấm huấn chương và 5 ngày sau nhận lại nó, trông nó hoàn toàn mới, thậm chí cả phần mạ vàng và phần búa liềm màu đen. Tôi thậm chí đã ko dám chắc nó là tấm huân chương của mình, nhưng khi nhìn hàng số dập trên mặt trái, tôi vẫn thấy vết trầy rất dễ thấy của tấm huân chương cũ còn nguyên. Đó là tấm huân chương "yêu quý" của tôi có được trong trận Oder, đến giờ nó vẫn lấp lánh với đầy đủ lớp mạ trên quân phục tôi.
    Bác sĩ tiểu đoàn Buzun thông báo cho kombat rằng cần cho tôi đi viện gấp vì 1 căn bệnh chưa rõ. Họ đưa tôi tới thị trấn Neu - Ruppin, có 1 bệnh viện tại đó. Sau vài ngày mà chẳng có thêm cơn sốt nào, họ cho ra viện với chẩn đoán viêm nhiễm sau hôn mê, như họ giải thích thế nghĩa là viêm nhiễm trên vỏ não là kết quả của sự chấn động sau khi tôi bị thương. Như thực tế chứng minh, đó vẫn ko phải lý do chính dẫn tới những cơn sốt kỳ quái này! Tới tháng 6, những cơn sốt tồi tệ của căn bệnh chưa được biết tới đã khiến cơ thể tôi suy nhược thấy rõ. Tiểu đoàn bắt đầu giải thoát cho các shtrafnik đã được lệnh xá miễn nhân dịp Đại Thắng, thậm chí cả những người chưa hề tham chiến.
    Tôi báo cáo kombat xin được đưa vợ về Leningrad, nơi cô từng sống trước chiến tranh, hoặc về Rembertuv ở Warsaw, nơi quân y viện cũ của cô từng đóng và mẹ cô, 1 thượng uý quân y, vẫn còn đang phục vụ tại đó. Đường sắt đã hoạt động và tàu tốc hành Moscow - Berlin chạy rất đúng giờ. Kombat chấp nhận đề nghị này, có lẽ để đỡ phải mang gánh nặng trách nhiệm với căn bệnh kỳ quái của tôi. Các giấy tờ cần thiết được làm nhanh chóng và ngày hôm sau kombat giao chiếc jeep Willy của ông cho tham mưu trưởng Kiselev chở tôi ra ga Silesian, Berlin. Valery Semykin và Vasily Tsigichko xin ra tiễn nhưng kombat ko chịu để quá nhiều người lên chiếc jeep của ông.
    (*) Các loại huân chương dành cho sĩ quan trong chiến tranh này được đặt theo tên các tướng lĩnh Nga và Ukraina tài ba. Alexander Nevski được xem như thần hộ mệnh của quân đội Nga, đã đánh bại quân Thập tự chinh Thuỵ Điển trên sông Neva năm 1240 và quân Hiệp sĩ Teutonic trên mặt hồ Peipus đóng băng năm 1242. Bogdan Khmelnicky lãnh đạo quân Ukraina trong cuộc chiến tranh dành độc lập trước người Ba Lan và đã nhiều lần đánh bại quân Ba Lan.
    (**) Cách gọi tên Huân chương Cờ Đỏ thường dùng để phân biệt với Huân chương Cờ Đỏ Lao động (có từ năm 1928) trao cho các thành tích đặc biệt về công nghiệp, khoa học, quản lý Nhà nước hoặc đời sống xã hội.
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Lại 1 lần nữa chúng tôi phóng xe qua Berlin, thành phố ko có nhiều thay đổi kể từ tháng 5/1945 ngoại trừ việc những đống đổ nát trên phố xá đã được dọn sạch, ko còn cờ trắng trên cửa sổ và đã có nhiều người đi trên đường hơn. Chúng tôi thường xuyên bắt gặp những bếp dã chiến quân ta đang cung cấp đồ ăn cho người già và trẻ em. "Vậy đấy," tôi nghĩ, "Hồng quân đâu có "nướng" trẻ em Đức mà là cho chúng ăn. Dân chúng đang đói, họ kêu gào chen lấn xung quanh những bếp dã chiến".
    Philip tìm đường giữa thành phố khổng lồ này 1 cách dễ dàng ko thể tưởng, anh quyết định lái xe qua Cổng Brandenburg theo đại lộ Unter Den Linden nổi tiếng. Chúng tôi nhanh chóng tới ga và đến gặp ban quân quản. Tất cả vé tàu đã bán hết, chỉ còn vé đặt sẵn. Đây là số vé do ban tham mưu của Nguyên soái Zhukov đặt, nếu họ ko cần nữa thì mới được bán 1h trước khi tàu chạy, đã có rất nhiều sĩ quan trẻ đứng trước quầy vé, 1 cáo thị dán trước cửa sổ quầy cho biết các sĩ quan cấp tướng và người sở hữu Sao Vàng Anh hùng Liên Xô sẽ được phục vụ trước (*), tiếp đó là các sĩ quan cao cấp. Ko thấy vị anh hùng hay viên tướng nào quanh đó nên chúng tôi bước luôn lên hàng đầu! Mong sao sẽ có tối thiểu 2 vé thừa! Tuy nhiên vài phút trước khi cửa quầy mở, 1 thượng sĩ pháo binh với Sao Vàng và 2 hàng huân chương trên ngực xuất hiện. Tim tôi chìm xuống tận dạ dày, điều gì sẽ đến nếu chúng tôi ko mua được vé? Tuy nhiên mọi thứ đều tốt đẹp. Viên thượng sĩ mua được vé đầu tiên, sau đó là chúng tôi và thêm 2 - 3 sĩ quan nữa. Thật là sung sướng! Đoàn tàu đã chờ sẵn trong ga, mọi người đã lên gần hết. Vài người nhanh chóng đỡ chúng tôi lên tàu và chúng tôi tạm biệt họ, cũng có thể là vĩnh biệt. Vậy là chuyến hành trình bắt đầu.
    Đoàn tàu nhanh chóng tăng tốc trong khi chúng tôi vẫn còn đứng trên hành lang. 1 cửa sổ mở toang vẫn ko làm át đi mùi Đất Mẹ trong ko khí, chúng tôi gần như đã đứng trên đất nước mình. Viên thượng sĩ với Sao Vàng Anh hùng đứng bên cửa sổ cạnh đó. Bất đồ tôi nhận thấy khi ko còn ai khác trong khoang, ko còn ai theo dõi nữa thì anh ta tháo luôn Sao Vàng và mấy hàng huân huy chương trên áo ra, ném tất cả qua cửa sổ! Nhận thấy vẻ sửng sốt và bối rối của tôi, anh ta bước lại và kể toẹt câu chuyện của anh ra: "Thậm chí cả anh, 1 đại uý cũng có thể ko kiếm được vé lên tàu, rất nhiều sĩ quan khác cũng đang phải ở lại vì ko có vé, vậy 1 thượng sĩ nhỏ nhoi như tôi làm sao mà kiếm được 1 vé trong khi vợ tôi ở Moscow đang sắp sinh. Tôi là 1 thợ rèn của pháo binh, vì thế tôi đã làm rởm ngôi Sao Vàng này và cả dãy huân huy chương, trong đó có cả 1 chiếc theo mẫu Huân chương Lenin (**). Thật may là ko ai hỏi giấy chứng nhận những danh hiệu đó ở quầy vé. Thế là tôi đã ở đây, trên chuyến tàu về thẳng nhà. Giờ tôi chẳng lo người ta kiểm tra giấy tờ gì nữa. Tự tôi có thể thoả thuận với lương tâm về trò bịp bợm này." Tôi có thể hiểu sự táo tợn và cương quyết của anh, thậm chí còn hiểu rất rõ nữa là khác vì chính tôi cũng đang đưa vợ đi đẻ.
    Những đợt vận chuyển quy mô lớn đã bắt đầu, binh lính được tàu hoả đưa tới Viễn Đông để hoàn tất cuộc chiến chống Nhật hoặc phục viên về Moscow và các thành phố khác. Nhiều người hẳn còn nhớ những sự kiện này qua tài liệu và phim ảnh, ví dụ như phim "Ga Belorussia" (***), chúng tôi thì đã tận mắt chứng kiến tất cả những chuyện đó. Chúng tôi đã thấy rất nhiều người đi lậu, thậm chí họ ngồi cả trên nóc toa tàu Berlin - Moscow, họ ko muốn bỏ tiền mua vé và đợi chuyến sau vì đang vội về nhà sau quá nhiều năm xa cách. Ai cũng nhận thấy hệ thống đường sắt Đức rất tốt, nhiều điểm giao cắt được thay bằng cầu vượt, đường ô tô nằm trên đường sắt. Những cây cầu vượt này gây nguy nhiểm cho những người ngồi trên nóc toa, 1 tai nạn như vậy cũng đã xảy ra trên chuyến tàu của tôi. 1 người lính ở ngay trên nóc toa của tôi vì cũng muốn về nhà sớm, có lẽ anh ta đã ko chú ý đoàn tàu đang tới gần 1 cây cầu vượt và đã đứng hoặc đi bộ trên nóc toa. Đầu anh ta đập vào cầu và thân thể bay ra khỏi đoàn tàu, chết ngay. Có lẽ trưởng tàu đã phát hiện thấy và đoàn tàu dừng lại. Tuy vậy sau đó đoàn tàu vẫn đi tiếp với 1 vết máu chạy dài bên sườn. Thật là 1 cảm giác cực kỳ khó chịu khi thấy người lính đã sống sót qua chiến tranh mà lại ko thể sống sót trở về nhà, cảm giác này khiến chúng tôi buồn mất 1 lúc lâu.
    Chúng tôi sớm vượt qua sông Oder và sau đó là biên giới nước Đức. Sự tương phản giữa thường dân nước Đức bại trận và nước Ba Lan mới được giải phóng thật rõ ràng! Tại mỗi ga mà đoàn tàu dừng lại dù chỉ trong vài phút, cả đám người bán hàng lập tức vây kín nó theo đúng nghĩa đen. Họ bán đủ thứ từ đồ ăn thức uống đến đồng hồ, bật lửa, giày và các loại quân phục Đức. Trong giàn hợp xướng những lời rao có thể nghe thấy "mleko zimne, kawa goronza" tức là sữa lạnh và cafe nóng; "zapalki, bibulki" là bật lửa và giấy cuốn thuốc lá. Cũng nghe thấy cả "bimber" và "Monopolka" nhưng hiếm hơn. Dân Ba Lan gạ mua bán mọi thứ, hình như toàn thể dân chúng sống quanh các ga, làng mạc và thị trấn đều trở thành con buôn, thật khó nói nhóm nào đông hơn, trẻ con, trẻ vị thành niên, đàn ông hay đàn bà, tất cả đều bị cuốn vào cơn lốc thử thời vận và săn tìm lợi nhuận. Họ sử dụng tất cả các loại tiền, zloty Ba Lan, mark Đức hoặc Reichsmark, rouble Liên Xô. Tình trạng vẫn tiếp tục cho tới tận Warsaw.
    Chúng tôi nhận thấy tại Warsaw đoàn tàu sẽ chỉ dừng lại ga Rembertuv 1 - 2 phút. Chúng tôi cũng ko cần nhiều thời gian để xuống tàu vì chẳng có nhiều hành lý, Rita chỉ có vài bộ váy bầu. Đoàn tàu vượt sông Vistula, trông nó thật đẹp và yên bình, trên cây cầu đã được sửa lại, qua Praga, ngoại ô Warsaw nằm trên bờ trái sông Vistula và vài phút sau đã tới Rembertuv, điểm cuối chuyến hành trình của chúng tôi.
    (*) Các anh hùng Liên Xô và người được tặng thưởng Huân chương Danh dự (cả 3 hạng) có nhiều đặc quyền trong xã hội Nga, trong đó có quyền ko cần xếp hàng tại bất kỳ cửa hàng hay cơ quan nào.
    (**) Huân chương Lenin là huân chương quân đội cao quý nhất của Liên Xô, được trao tặng cùng với Sao Vàng Anh hùng Liên Xô.
    (***) Các đoàn tàu chở đoàn quân chiến thắng trở về ga Belorussia tại Moscow.
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đó là 1 ngày nắng đẹp giữa tháng 6. Chúng tôi hỏi sĩ quan quân quản tại ga vị trí quân y viện và anh ta thậm chí đã lệnh cho 1 xe tuần cảnh chở chúng tôi đi, vì vậy chúng tôi ko cần tìm địa điểm. Trước khi chiếc xe tiến vào toà nhà lớn của quân y viện người ta đã nhận ra chúng tôi và cả 1 đám bạn gái của Rita chạy ra đón. Tôi lập tức nhận ra Lusya Pegova và Zoya Farvazova, những người đã dự đám cưới tiền tuyến. Bác sĩ mổ Mira Gurevich cũng ở đó cùng 1 số cô gái nữa nhưng ko thấy Ekaterina Nikolaevna đâu. Đám chị em vui nhộn đó tình nguyện tổ chức 1 meshkanne cho chúng tôi theo cách nói của dân Ba Lan, tức là 1 buổi gặp mặt thân mật, mọi người đều rơm rớm nước mắt.
    Có lẽ mẹ Rita đã biết chúng tôi đang đến qua thư, vì thế đã có sẵn 1 phòng bày biện rất đẹp dành sẵn cho chúng tôi tại ngôi nhà Ekaterina Nikolaevna đang ở. Stas, em trai Rita đã ko còn ở đây, cậu ta tròn 18 tuổi hồi tháng 5 và đã đi nghĩa vụ quân sự tại 1 cơ sở huấn luyện tân binh dã chiến đâu đó bên Đức, cậu đã chuyển từ đánh xe ngựa sang xe tải vì đã học lái xe trong thời gian rảnh hồi còn ở quân y viện. Trong những ngày chiến tranh cuối cùng, cậu đã chiến đấu ở đâu đó trên mặt trận gần Elbe vài ngày trước khi hội quân với lực lượng Đồng Minh tại đó, với tư cách lái xe hoả tiễn Katyusha. Cậu đã lái cỗ xe tới vị trí bắn và khi nó khai hoả, như sau này cậu kể, cậu đã sợ thực sự, tuy nhiên chính loạt đạn đó đã khiến cậu có quyền được xem là đã tham chiến trong WW2!
    Cả nhà quyết định Rita sẽ ở lại quân y viện cho đến khi nào mẹ cô còn phục vụ tại đó. Đủ ngày đủ tháng cô sẽ sinh nở tại đây luôn, dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ quen biết và đích thân bà ngoại tương lai. Tôi lại lên cơn sốt 3 ngày sau khi tới Ba Lan và cũng bị đưa vào quân y viện này luôn nhưng chẳng bác sĩ nào biết được đó là bệnh gì. Lại 1 lần nữa, sau 2 - 3 ngày mê man nhiệt độ của tôi đã trở lại bình thường. Tôi cảm thấy kiệt sức, các cơn sốt càng lúc càng làm tôi thấy khó khăn hơn.
    Có 1 bệnh viện nữa, ko phải ngoại khoa như bệnh viện này, mà là nội khoa đóng trong 1 thị trấn cách Rembertuv ko xa. Tôi nhớ thị trấn đó tên là Vesela Gura. Họ giới thiệu cho tôi 1 chuyên gia từ bệnh viện đó là Pilipenko, 1 trung tá già tóc muối nhiều hơn tiêu với hàng ria rậm. Ông khám tôi rất kỹ và làm mọi xét nghiệm máu cần thiết rồi mang mẫu bệnh phẩm đi. Sau vài ngày vị bác sĩ quay lại với kết luận: "Bệnh nhân đã nhiễm bệnh sốt rét nhiệt đới!" Thật là 1 tin động trời, ko hiểu tôi đã nhiễm căn bệnh này từ nơi nào trên quả đất này khi mà nơi xa nhất về phía nam tôi từng đặt chân tới là Ufa? Quá trình truy tìm nguyên nhân đã xong, ơn Chúa, người ta đã biết tên bệnh và bắt đầu điều trị tích cực.
    Tôi phải chuyển tới quân y viện nội khoa nơi người ta bắt đầu điều trị chuyên sâu với những mũi tiêm chống sốt rét và chống bệnh thiếu máu là kết quả của bệnh sốt rét. Binh sĩ bị đủ mọi thứ bệnh đều được mang tới đây. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ 1 lần người ta đang mang cả 1 đám cả sĩ quan lẫn binh lính bị ngộ độc rượu tới. Hậu quả thật thảm thương. Nhiều người bị mù hẳn, số khác chết. Đó là khoảng 1 - 2 tháng sau chiến tranh. Thật cay đắng với những người sẽ phải sống trong mù loà cũng như người thân của những người chết, tất cả chỉ vì họ ko thể từ chối sự cám dỗ khi muốn uống 1 thứ gì đó mạnh hơn.
    Khi thể trạng cho phép, tức là giữa các cơn sốt của căn bệnh ngoại lai mà may là còn chữa được này, tôi lại tới thăm Rita lúc này đang chuẩn bị làm mẹ. Thể trạng tôi tốt dần lên từng tí một, các cơn sốt nhẹ dần và ít dần đi. Tôi được biết các nhân viên quân y viện của Rita đều rất tốt, cô lại tiếp tục làm việc tại bệnh viện và nhận tem phiếu lương thực ở đây, hồi đó việc này rất quan trọng.
    1 học viện quân đội Ba Lan đóng cạnh quân y viện, ban nhạc quân y viện cũng tham gia vào đó. Có lẽ theo phong tục của Woisko Polsko (Quân đội Ba Lan - Maseo) họ còn bắt buộc phải học cả khiêu vũ cổ điển và thường tổ chức các đêm vũ hội. Rita thỉnh thoảng lại xin tôi đưa cô tới đó, tất nhiên tôi lo cho cô và ko chịu nhưng thật kỳ lạ, mẹ cô lúc nào cũng đứng về phía cô và thế là tôi buộc phải đồng ý. Trong 1 đêm khiêu vũ như vậy, 1 sĩ quan Ba Lan khá già đã mời Rita nhảy điệu nhảy rất phổ biến mazurka. Ông ta quì 1 chân trước cô và đặt lưỡi kiếm trước mặt, bạn nhảy sẽ phải nhảy hoặc bước qua lưỡi kiếm đó. Bạn phải thấy khuôn mặt sung sướng của Rita khi hoàn thành bước nhảy đó 1 cách cực kỳ tao nhã mới hiểu. Ông bạn nhảy cúi rạp xuống chào cô khi điệu nhảy kết thúc, hôn tay và nói lâu lắm rồi mới được nhảy với 1 bạn nhảy giỏi đến thế. Rita cực kỳ hạnh phúc và tự hào, đỏ cả mặt, nhưng khi về đến nhà cô nhận thấy quá trình sinh nở đã bắt đầu mặc dù như vậy là quá sớm so với tính toán của chúng tôi.
  5. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Bác maseo có ảnh của cụ tác giả không? Chỉ cần thêm cái ảnh là hoàn hảo. Lần theo từng bài của bác maseo qua bao ngày tháng rồi mà vẫn chưa biết cụ tác giả trông thế nào.
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Có ảnh nhưng mờ lắm, scan lên chả còn thấy gì, bác có thể xem tạm bìa sách vậy, nó có ảnh chân dung bác Pyl''''cyn chụp năm 46.
    http://www.amazon.com/gp/product/images/1874622639/ref dp_image_0?ie UTF8 n 283155 s books
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 15:06 ngày 27/07/2009
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đêm đó Rita đã sinh hạ đứa con trai đầu lòng tại quân y viện Rembertuv. Chúng tôi đã phải chạy bộ tới viện xuyên qua cả thị trấn. Mẹ cô, Ekaterina Nikolaevna là bác sĩ phụ trách việc đỡ đẻ, bác sĩ phụ đỡ đẻ là Mira Gurevich. Bé chỉ nặng hơn 1kg chút. Tất nhiên việc sinh sớm ko phải hậu quả của điệu nhảy marzuka mà là cả 1 quá trình Rita và "ông nhóc" trong bụng đã phải trải qua trong chiến tranh, đặc biệt là trên mặt trận. Chiến tranh rõ ràng ko phải 1 bà đỡ tốt.
    Đầu tiên chúng tôi muốn đặt tên con là Arkadi để nhớ tới kombat Osipov, vị chỉ huy đầu tiên của tôi trên chiến trường và là vị chỉ huy được yêu quí nhất. Tuy nhiên sáng hôm sau Rita nước mắt lưng tròng nói với tôi đêm qua cô đã mơ thấy cha. Ông đã chết đói khi Leningrad bị vây hãm, vì thế cô muốn đặt tên đứa con trai đầu lòng là Sergey để tưởng nhớ cha mình. Tốt thôi, tôi chẳng có lý do gì để phản đối. Con trai chúng tôi cũng dần có được cân nặng và chiều cao bình thường. Trong khi đó, ngay sau khi tôi có con, người ta đã quyết định phẫu thuật lấy viên đạn vẫn nằm trong người tôi suốt 1 năm qua ra, từ hồi tôi bị thương ở Brest. Ca phẫu thuật thành công dù viên đạn đã bắn trúng 1 vị trí cực kỳ bất tiện là mông tôi, khiến tôi ko thể ngồi hay nằm ngửa. Họ đã lấy viên đạn ra khá dễ dàng, chỉ cần gây tê cục bộ, tuy nhiên cơ thể tôi đã yếu nhiều do hậu quả của bệnh sốt rét dai dẳng và phản ứng lại 1 cách khó lường. Khi vừa bước ra sân quân y viện, tôi gần như ngất xỉu, thái dương và mặt vã mồ hôi lạnh và tôi chỉ vừa đủ sức để đứng vững. Thật may là có cái ghế dài cạnh cửa và tôi ngồi xuống đó, các nhân viên bệnh viện đi qua cho tôi ngửi "nước đái quỷ" và vài viên thuốc, nhờ đó tôi mới trở lại bình thường.
    Căn bệnh sốt rét dần khỏi, các cơn sốt hiếm dần và ko nặng, ko làm tôi mê man nữa, tôi đã có thể và cần phải trở về tiểu đoàn. Tôi còn có 1 nhiệm vụ là phải khai sinh cho con và làm giấy hôn thú cho cuộc hôn nhân của mình. Tôi tới ban quân quản Warsaw với hy vọng sẽ nhanh chóng hoàn thành các thủ tục giấy tờ đó nhưng họ giải thích cho tôi rằng Lãnh sự quán Soviet đã được mở tại Warsaw và tôi cần chứng thực mọi vấn đề dân sự tại đó.
    Tôi tìm thấy cơ quan này và nhận ra phải có mặt đủ 2 vợ chồng người ta mới cấp hôn thú, và muốn làm khai sinh cho con thì phải mang theo giấy chứng sinh. Vài ngày sau tôi quay lại Lãnh sự quán trong bộ quân phục oách nhất, huân huy chương lấp lánh đầy ngực trên chiếc xe của giám đốc quân y viện. Thủ tục đăng ký kết hôn lập tức trở nên đơn giản và nhanh chóng ko ngờ. Chẳng cần nhẫn, chẳng cần bản nhạc "Wedding March!" của Mendelssohn, tôi vẫn được đóng dấu "đã kết hôn" vào các giấy tờ cùng giấy chứng nhận kết hôn cho 2 vợ chồng và giấy khai sinh cho con. Tấm giấy khai sinh được ghi nơi sinh là "Warsaw, Ba Lan".
    Đó là giữa tháng 9/1945. Tôi biết khi chiến tranh kết thúc, các Tiểu đoàn Trừng giới sẽ ngừng tồn tại nên quay về Berlin gấp. Tôi ko tìm thấy tiểu đoàn tại đó vì nó đã bị giải tán. Tôi đi sang Postdam tới sở chỉ huy GSOTG - Quân Soviet đồn trú tại Đức, vào ban nhân sự và được đại tá Kirov giải thích về trường hợp của mình cũng như đọc bản giới thiệu tôi cho đơn vị mới mà cựu kombat đã viết: "Thiếu tá Pylcyn là 1 sĩ quan đầy triển vọng, thích hợp để giữ lại lực lượng vũ trang". Tay thiếu tá này khi đó mới chưa đầy 22 tuổi.
    Đại tá Kirov bới tìm đống giấy tờ, nhún vai rồi bảo tôi vì lý do nào đó tôi ko được đề cử huân huy chương nào nhân dịp kết thúc chiến tranh. Tôi nhận thấy mình chỉ được thêm Huy chương Vượt sông Oder và Huy chương Đã tham chiến trận Berlin. Đại tá nói thêm huân chương chỉ được trao cho các sĩ quan đã phục vụ tiểu đoàn trên 12 tháng tính đến Ngày Chiến Thắng và có mặt khi tiểu đoàn giải tán. Lúc này tôi đã có 4 huân chương và 1 Huy chương Dũng cảm nên ko thấy tiếc lắm, chỉ nghĩ rằng câu nói "xa mặt, cách lòng" sao mà đúng thật. Baturin đã nhân dịp này báo thù thói cứng đầu của tôi.
    Tại ban tham mưu tôi gặp Vasily Nazykov, anh ta từng là thượng sĩ phụ trách hồ sơ nhân sự tiểu đoàn và nay đã lên trung uý, phục vụ tại ban tham mưu GSOTG. Anh ta xác nhận suy đoán của tôi, cho tôi biết khi thiếu tá Matvienko, cựu đại đội trưởng của tôi, nêu đề cử tặng huân chương cho tôi, Baturin đã gạt đề cử đó sang 1 bên, nói rằng tôi đã có những huân chương rất cao quý rồi. Khi các cựu sĩ quan tiểu đoàn trừng giới tập trung nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng, tướng Kiselev, vốn là tham mưu trưởng tiểu đoàn Philip của chúng tôi, đã kể lại chuyện Ctrị viên Kazakov. Khi Kazakov nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc theo đề cử của kombat, anh ta đã tới ban Ctrị Phương diện quân làm phiền họ với yêu cầu thưởng thêm 1 Huân chương Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, thật đúng là 1 sự xúc phạm tất cả những người khác trong tiểu đoàn. Anh ta chẳng quan tâm đến chuyện đó, ngay sáng hôm sau anh ta rời tiểu đoàn tới đơn vị mới mà ko từ biệt ai.
    Quay lại lúc đó, đại tá Kirov nói với tôi ở Postdam: "Chẳng có chỗ nào để bổ nhiệm anh làm tiểu đoàn trưởng bộ binh vì rất có thể tiểu đoàn đó sẽ được giải tán ngay ngày mai. Cũng đã quá muộn để đưa anh tới Viễn Đông tham chiến chống Nhật. Tôi nghĩ với anh chiến tranh ở châu Âu này cũng đã là quá đủ." Đại tá đề xuất tôi nhận nhiệm vụ tiểu đoàn phó 1 tiểu đoàn quân cảnh độc lập trực thuộc ban quân quản Leipzig, 1 trong những thành phố lớn nhất có khu vực quân Soviet chiếm đóng tại Đức. Như tôi biết sau này, trước khi chính phủ Đức được tổ chức với đầy đủ chức năng, toàn bộ việc quản lý hành chính tại Đức nằm trong tay Ban Quân quản Soviet tại Đức (SMAG) nằm ngay trong ban tham mưu GSOTG và có chi nhánh tại 1 ban có trách nhiệm quản lý đất đai liên bang tại Saxony.
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    1 thời gian sau, tôi nhận thấy hầu hết bạn chiến đấu cũ đều nhận công việc sĩ quan quân quản 1 thị trấn hoặc 1 làng hay 1 nhà ga. Công việc của họ là quản lý về mặt Ctrị, hành chính và kinh tế địa phương, nói đúng ra là họ phải làm việc như 1 quan chức địa phương. Tôi ko có gì phản đối việc được bố trí về tiểu đoàn quân cảnh, thậm chí còn thấy thoải mái vì nó là 1 tiểu đoàn độc lập giống như Tiểu đoàn Trừng giới trước kia. Điều đó có nghĩa là tiểu đoàn sẽ có quyền hoạt động như 1 trung đoàn trong khi tôi với tư cách tiểu đoàn phó có quyền hành như 1 tiểu đoàn trưởng ngoài mặt trận, điều đó hoàn toàn phù hợp với mong muốn của tôi. Tôi tới Leipzig ngay hôm sau và đã phục vụ vài năm tại đó.
    Tiểu đoàn Quân cảnh Độc lập có trách nhiệm canh gác các cơ sở quân sự và công nghiệp cũ cùng các trạm điện tại Leipzig. Tiểu đoàn cũng phải canh gác các trụ sở quân quản, tuần tiễu đường bộ và đường xe lửa trong thành phố. Tham gia với các đơn vị quân đội bình thường khác trong việc truy tầm nhưng tên Waffen SS, SD (*) và Wehrmacht vẫn còn lẩn lút trong rừng. Tôi có thể kể 1 trường hợp điển hình khi bắt được mấy tên Đức và phát hiện ra cả 1 kho vũ khí bí mật, phải mất 20 chuyến xe tải Studebaker mới chở hết số vũ khí đó ra khỏi kho. Sau khoảng 1 năm phục vụ tại tiểu đoàn quân cảnh, tôi được thăng chức làm sĩ quan chính quy cao cấp về các hoạt động phối hợp tại ban quân quản thành phố.
    Tôi phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước chỉ huy quân quản thành phố, đại tá Borisov. Tôi ko biết tin đồn này có đúng ko, nhưng chúng tôi thường nghe kể rằng cựu chính uỷ quân đội hạng nhất này từng bị giáng chức xuống làm hạ sĩ quan sau sự cố ở Kerch. Tuy nhiên sau đó ông vẫn leo lên được đến đại tá. Ông là người cực kỳ chu đáo và tốt bụng, được tất cả các thuộc cấp kính trọng. Mùa hè năm 1947 ông bị triệu hồi về Moscow gấp, tại đó ông bị đưa ra toà vì lý do nào đó và phải vào trại cải tạo ở Siberia trong 1 thời gian dài. Có lẽ đó vẫn là hậu quả tiếp theo của vụ Kerch. Việc trừng phạt và trấn áp 1 cách máy móc vẫn còn. 6 tháng sau, đầu năm 1948 khi tôi đang phục vụ tại Thành Đội Moscow thì tìm gặp được gia đình Borisov, vợ ông vẫn còn nhớ tôi khi ở Leipzig. Mọi người kể ông bị cách tuột mọi cấp hàm và hiện làm văn thư cho ban quản lý trại cải tạo. Tôi ko biết phần đời còn lại của vị cựu chính uỷ, cựu đại tá, cựu chỉ huy quân quản 1 trong những thành phố lớn nhất nước Đức sau này ra sao.
    Tôi được phân 1 căn hộ mới gần trụ sở ban quân quản tại số 24 phố Montbestrasse, đây vốn là 1 lâu đài của 1 nhà buôn Đức giàu có đã chạy sang phía tây. Tôi cũng được cấp 1 ô tô loại Opel Super 6 và 1 người lái xe. 1 trong các nhiệm vụ mới của tôi là đưa đón các vị khách quan trọng tới Leipzig, nhờ đó tôi được gặp những người nổi tiếng hồi đó như Nguyên soái Thiết giáp Pavel Alekseevich Rotmistrov, Nguyên soái Semen Mikhailovich Budenny và "Nguyên soái Chiến thắng" George Konstantinovich Zhukov.
    Tôi gặp Zhukov lần đầu khi ông tới Leipzig săn hươu, khi đó tôi vẫn còn là tiểu đoàn phó quân cảnh. Tôi được lệnh canh gác khu rừng nơi xe của Zhukov và các sĩ quan hộ tống đỗ. Tôi được thấy ông ở khoảng cách 10 - 15m, ông ko to lớn như tôi tưởng, thậm chí là hơi thấp nhưng khoẻ mạnh và rất nhanh nhẹn. Ông ko mặc quân phục Nguyên soái mà mặc jacket da và quần bình thường, đi ủng lính, nếu trí nhớ của tôi còn tốt, ông đội 1 kiểu mũ da lưỡi trai khá đặc biệt.
    Chúng tôi ko nhìn thấy hươu nhưng biết nó ở gần đấy vì nghe thấy nhiều tiếng súng. Sau đó đám thợ săn tập trung lại chỗ để xe mang theo 2 con hươu chết. 1 trong số thợ săn là kombat khi đó của tôi, thiếu tá Milstein tới báo cáo với Nguyên soái lúc này trông có vẻ ko vui. Mặt Nguyên soái đỏ gay, ông nhìn chằm chằm viên thiếu tá và gào rất to khiến tất cả chúng tôi đều nghe thấy, đó là 1 câu chửi tục và 1 câu mà tôi còn nhớ rõ: "Tôi tới đây để săn hươu chứ ko phải để ăn thịt nó!" Sau này kombat kể cho tôi nghe rằng phát đạn của Zhukov đã ko thành công cho lắm, ông bắn vào con hươu đang chạy đúng lúc nó lấp sau thân cây, sau đó con hươu chạy mất, trong khi các sĩ quan chỉ đi để phụ cho ông đã bắn được 2 con. Kombat Leonid Milstein đã lãnh nhiệm vụ xin với Nguyên soái được tặng ông 1 con, rõ ràng nhiệm vụ đó đã ko hoàn thành!
    Chỉ huy GSOTG là Nguyên soái Zhukov, ko lâu sau đó thay bằng Nguyên soái Vasily Sokolovski, ông này vừa mới được thăng cấp lên Nguyên soái, trước đây ông là tham mưu trưởng của Zhukov. Việc thiên chuyển Nguyên soái Zhukov bất ngờ và việc chỉ định Sokolovski thay thế đã làm nảy sinh nhiều tin đồn. Các tin đồn đó nhanh chóng biến mất khi Zhukov được nhận Sao Vàng Anh hùng Liên Xô lần thứ 3, tuy nhiên nó vẫn kịp lây lan như 1 tiếng sét giữa trời quang! Chúng tôi đã được nghe vài câu chuyện mơ hồ về quan điểm "sai trái" với các Đồng Minh phương tây. Tuy nhiên ngay sau đó tôi đã được gặp Nguyên soái Solokovski và ông khiến chúng tôi tin rằng đó là 1 người thay thế tốt cho Zhukov. Tôi cũng đã gặp Chánh Công tố Liên Xô Andrei Vyshinski khi ông đang trên đường tới phiên toà Nuremberg xét xử những tên tội phạm Nazi đầu sỏ. Tôi từng nghe nhiều câu chuyện về ông từ tay cựu phi công shtrafnik trước đây chiến đấu trong sư đoàn ko quân do đại tá Vasily Stalin chỉ huy.
    Gần 1 tháng sau khi đại tá Borisov bị triệu hồi, tôi bị điều về 1 ban quân quản cấp 2 tại 1 thị trấn nhỏ tên là Debeln theo lệnh của lãnh đạo thành phố Leipzig. Hầu hết sĩ quan quân quản các quận huyện trong thành phố cũng bị thiên chuyển. Tôi ko biết điều đó có liên quan đến số phận của Borisov ko nhưng nghĩ lý do chính của sự thay đổi này liên quan đến tân chỉ huy quân quản, đại tá Litvin. Sự căng thẳng lập tức xuất hiện trong quan hệ giữa chúng tôi. 1 lần tôi được mời tới dự buổi meeting giữa các sĩ quan quân quản và kombat, người tôi sẽ thay thế sau khi ông ra đi. Tôi ko nhớ rõ tại sao nhưng đã ko kịp thay quần chẽn và ủng quân phục mà vẫn mặc nguyên như thế tới dự meeting, thậm chí còn ngu tới mức lên ngồi ngay hàng đầu. Đại tá Litvin tới tham gia meeting, ngồi ghế chủ toạ, trước mặt là 1 cái bàn lớn phủ len đỏ, sau lưng là tấm ảnh Stalin. Litvin nhận thấy tôi mặc quân phục ko đúng và bắt đầu nhiếc móc. Ông bảo tôi ko phải sĩ quan vì đi ủng lính và chỉ những thằng ngu mới mặc quần chẽn, đại khái thế. Tôi khoái trá nhìn và nghĩ ko hiểu ông ta làm thế nào để kết thúc bài khiển trách nếu liếc lên tấm ảnh Stalin, trong ảnh Stalin cũng mặc quân phục với quần chẽn trùm cả ra ngoài ủng lính, mặc dầu trong phần lớn trường hợp tôi thấy trong ảnh Stalin đi ủng dài. Vậy là tôi bắt đầu nhìn chăm chú, ko phải vào thượng cấp mà vào tấm ảnh Tổng Tư lệnh. Rút cục thì đại tá cũng chú ý tới hướng nhìn của tôi và bất thần dừng bài thuyết giáo, sau đó giận dữ ra lệnh cho tôi: "Ngồi xuống!"
    Ông ta ghét tôi từ sau vụ đó. Thậm chí khi tôi được Chính phủ Ba Lan đề nghị tặng thưởng huân chương vì đã tham gia giải phóng Warsaw và nhiều thành phố Ba Lan khác, đích thân Litvin đã gạch tên tôi khỏi danh sách. Đó là cách ông ta trả thù tôi, tôi ko được nhận Huân chương Virtuti Militari dù rất nhiều bạn bè được nhận.
    1 thời gian dài sau khi chuyển tới Debeln tôi ko có việc gì làm. Em trai Rita, Stanislav làm lái xe cho trung đoàn trưởng Katyusha tại 1 thị trấn gần đó, vì thế chúng tôi thường tổ chức bữa tối tại chỗ tôi hoặc chỗ trung đoàn trưởng, thiếu tá Gilenkov, người đã trở thành bạn tốt của tôi. Đầu tháng 12/1947 có lệnh chuyển tôi về Moscow và ko lâu sau chuyến tàu thân thuộc Berlin - Moscow đã đưa chúng tôi về phía đông, trở về mảnh đất Liên Xô yêu thương.
    (*) SD - Sicherheitsdienst - Quân cảnh SS
    HẾT
  9. cleopart

    cleopart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    ặ hỏt rỏằ"i àh
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Bác nào thích đọc thêm về đề tài này thì liên hệ em, còn lão Mõ dịch thế này là quá rùi, tội nghiệp hắn.

Chia sẻ trang này