1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 02/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    1h sau chúng tôi đã sẵn sàng trên xe tải, bật đèn gầm phóng ra tiền tuyến. Ai nấy đều nhìn rõ tuyến đầu rung chuyển trong ánh lửa đạn pháo, những loạt đạn vạch đường đủ màu và những quả pháo sáng lơ lửng trên bầu trời. Tiểu đoàn 8 Độc lập Trừng giới (dành cho sĩ quan) đang bố trí phòng thủ dưới hoả lực Đức bắn tới từ khắp xung quanh. Họ vẫn chưa biết gì về chúng tôi, nhưng chúng tôi đã trở nên rất gần gũi với họ. Tôi có biết đôi điều về các tiểu đoàn trừng giới nhưng chắc chắn là ít hơn những người cùng đi. Dù sao tôi cũng biết Mệnh lệnh 227 nổi tiếng của Dân uỷ Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên tình trạng thực tế khác xa những gì tôi tưởng tượng! Thật ko may, tôi ko hề có các bảng biểu thống kê tổ chức cũng như trang bị của tiểu đoàn, và thống kê này khác xa những gì bạn có thể tưởng tượng ra.
    Tham mưu trưởng kỳ cựu của tiểu đoàn là thiếu tướng F. A. Kiselev, ông đã phục vụ trong tiểu đoàn ngay từ ngày đầu thành lập cho đến tận khi nó bị giải tán sau chiến tranh. Ông có kể lại về cấu trúc tiểu đoàn trong hồi ký của mình. Tiểu đoàn gồm các binh sĩ cơ hữu và tạm thời trong đó binh sĩ tạm thời là những người bị đưa vào để chuộc tội hoặc lỗi thi hành sai nhiệm vụ, tức là các shtrafnik. Tình cờ tôi được biết tại 1 số tiểu đoàn trừng giới người ta vẫn gọi các shtrafnik theo cấp bậc cũ, chỉ thêm vào từ "trừng giới", thí dụ "thiếu tá trừng giới" hay "binh nhì trừng giới" v.v... Tôi ko biết quy định này do ai đưa ra nhưng ở tiểu đoàn tôi điều đó ko được áp dụng. Thực tế các sĩ quan cơ hữu ko muốn gây căng thẳng bằng cách gọi binh sĩ với chữ shtrafnik đứng trước, vì vậy chúng tôi gọi tất cả các binh sĩ tạm thời trong tiểu đoàn là "binh sĩ tạm thời". Ngược lại họ gọi chúng tôi theo cấp bậc thông thường, ví dụ "đồng chí đại uý".
    Tướng Kiselev viết trong hồi ký: "Các binh sĩ cơ hữu của tiểu đoàn là các sĩ quan tham mưu, đại đội trưởng, trung đội trưởng, Ctrị viên, thượng sĩ cho các đơn vị nhỏ, pháo binh, hậu cần, anh nuôi, quân lương và 1 số vị trí khác. Tiểu đoàn gồm ban tham mưu, 3 đại đội súng trường, 1 đại đội tiểu liên, 1 đại đội súng máy, 1 đại đội cối, 1 đại đội súng trường chống tăng, 1 trung đội quân cảnh, 1 trung đội hậu cần và 1 trung đội truyền tin." Ngoài ra tôi biết tiểu đoàn còn 1 trung đội quân y với 1 trạm phẫu cấp tiểu đoàn. Đương nhiên còn có cả đại diện Smersh (Smert'' Shpionam - Cái chết cho bọn gián điệp), đó là 1 bộ phận đặc biệt.
    Bạn chiến đấu của tôi, Petr Zagumennikov, cũng kể giống tôi trong cuốn hồi ký của anh về những ngày đầu của tiểu đoàn. Anh viết rằng ban đầu tại mỗi đại đội hay trung đội đều có cả chỉ huy lẫn Ctrị viên, hay Politruk. Bản thân Petr sau khi tốt nghiệp trung uý đã được đề nghị gia nhập tiểu đoàn sau 1 đợt trị thương với tư cách Ctrị viên trung đội khi còn rất trẻ, chưa đầy 19 tuổi. Petr ko đồng ý, vừa may quy định phải có Ctrị viên ở cấp trung và đại đội được bãi bỏ. Thực tế ý tưởng ban đầu phải có quá nhiều sĩ quan ở mỗi cấp như vậy sẽ khiến cho ko thể chỉ huy các shtrafnik, những người có thể vốn đã là đại tá và chỉ bị tạm thời giáng chức. Người ta nhận ra nó ko thực tế và thế là mỗi đại đội chỉ còn 1 chỉ huy phó, ko có Ctrị viên. Mỗi trung đội có 2 chỉ huy phó lấy từ các shtrafnik. Tuy nhiên việc giảm 1 số lượng lớn Ctrị viên như vậy khiến ban tham mưu tiểu đoàn có rất nhiều sĩ quan Ctrị. Tuy nhiên đó là biên chế tiểu đoàn sau khi đã thay đổi dựa trên kinh nghiệm từ những trận đánh mà tôi có tham gia.
    Vì tôi chỉ gia nhập tiểu đoàn vào cuối năm 1943 nên tôi sẽ kể về giai đoạn trước đó theo lời kể của 2 sĩ quan khác. Bạn chiến đấu Petr Zagumennikov, người đã là sĩ quan cơ hữu của tiểu đoàn từ ngày đầu thành lập, và 1 cựu shtrafnik, thiếu tá Semen Basov, binh sĩ tạm thời đầu tiên bị đưa vào tiểu đoàn và tham chiến ngay từ trận đầu.
    Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8 (dành cho sĩ quan) của Phương diện quân Trung tâm thành lập cuối tháng 4/1943 tại làng Zmievka, cách Orel ko xa. Các binh sĩ cơ hữu hầu hết là các sĩ quan đã kinh qua trận Stalingrad. Biên chế và trang bị của tiểu đoàn thực ra tương đương với 1 trung đoàn bộ binh bình thường. Tiểu đoàn trưởng (kombat) mang quân hàm đại tá, dưới có 2 phó, 1 tham mưu trưởng và 1 chính uỷ, tất cả đều mang hàm trung tá, và chỉ huy hậu cần. Tham mưu trưởng có 4 phó, G1, G2, G3 và G4, tất cả đều là thiếu tá. Mỗi đại đội có từ 200 người trở lên, trông ko khác gì 1 tiểu đoàn bộ binh bình thường. Vì vậy về mặt số lượng 1 tiểu đoàn trừng giới rất giống với 1 trung đoàn bộ binh thường. Cấp bậc của đại đội trưởng là thiếu tá và trung đội trưởng là đại uý.
    Tháng 7/1943 khi trận Kursk nổ ra, tiểu đoàn đã được biên chế đầy đủ và bố trí phòng thủ tại khu vực Ponyri - Maloarkhangelskoe trong vùng trách nhiệm của Sư 7 Bộ Binh Lithuania. Tại đây đã diễn ra cuộc thử lửa đầu tiên của tiểu đoàn. Sau những trận đánh cực kỳ dữ dội và giằng co, tiểu đoàn đã giữ vững được vị trí. Sau đó họ phản công chọc thủng tuyến phòng ngự địch và tiến về hướng Trosna. Những trận đánh đầu tiên này đã chứng minh khả năng khắc phục khó khăn vô song của binh sĩ, cho thấy khả năng của tiểu đoàn có thể đảm nhiệm 1 mũi phản công quyết định của chiến dịch, và sau đó là thẳng tiến bất chấp thương vong nặng nề. Sau trận Kursk, tiểu đoàn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác. Họ đã vượt qua những trận đánh ác liệt nhất tại khu vực Kursk, tại bắc Ukraina, trong đó có trận Putivl, và tiếp theo là tiến tới sông Dnepr và vùng ngoại ô Chernigov. Chỉ sau ngần ấy trận đánh tiểu đoàn mới được nghỉ và bổ sung quân số tại làng Dobryanka. Sau khi nhận quân bổ sung, tiểu đoàn được đưa tới đầu cầu Loev trên sông Sozh thuộc đất Belorussia với nhiệm vụ mở rộng đầu cầu. Hoàn thành nhiệm vụ này, giải phóng xong thị trấn Loev, Tiểu đoàn Trừng giới lại tham gia các cuộc tấn công về hướng Gomel.
    Lúc này Phương diện quân Trung tâm đã đổi tên thành Phương diện quân Belorussia. Tiểu đoàn trở thành 1 bộ phận của Tập đoàn quân 48 do tướng P. L. Romanenko chỉ huy. Tiểu đoàn đánh mở đường tới thị trấn Rechitsa, góp phần hợp vây thành công Gomel. Sau khi Gomel được giải phóng ngày 26/11/1943, tiểu đoàn đã duyệt binh xuyên qua thành phố, tới làng Pervomaiskoe thuộc tỉnh Zhlobin và bố trí phòng thủ tại các vị trí trên bờ trái sông Dnepr. Vài ngày sau, quân Soviet mở cuộc tấn công sau 2h pháo kích. Tiểu đoàn đã tiến được 4 - 5km nhưng các đơn vị bạn 2 bên ko tiến được khiến tiểu đoàn bị hở sườn. Quân Đức ngay lập tức tận dụng cơ hội và cắt rời tiểu đoàn bằng 1 cuộc tấn công 2 mũi kiểu càng cua. Để phá vỡ vòng vây tiểu đoàn đã chịu tổn thất nặng nề và bị đẩy trở lại vị trí phòng thủ ban đầu. Đây chính là lúc tôi đến với tiểu đoàn trong 1 nhóm gồm 18 sĩ quan từ lực lượng dự bị Phương diện quân. Chỉ có 3 sĩ quan trong số này sống sót đến ngày chiến tranh kết thúc là Michael Goldstein, Ivan Matvienko và tôi. Đúng như lời bài hát: "Chỉ còn 3 người đứng vững trong số 18 chàng trai ..."
    Đến tiểu đoàn, tôi nhận 1 trung đội mặc dù sau này mới biết tôi được chỉ định làm đại đội trưởng theo lệnh của Phương diện quân. Khi biết điều này tôi cảm thấy ngạc nhiên vì ko hiểu mình sẽ trở thành loại đại đội trưởng gì khi chưa từng chỉ huy 1 trung đội trong chiến đấu? Sai lầm này đã được tiểu đoàn chỉnh sửa chính xác. Kombat (*) gửi cho tôi 1 bức thư hỏi tôi có muốn chỉ huy 1 trung đội trinh sát ko. Đó là lần đầu tiên tôi được trò chuyện với trung tá Osipov, tôi ngạc nhiên vì lòng tốt sự chăm lo như 1 người cha của ông đối với tôi. Tôi rất sung sướng nhận lời đề nghị. Tôi từng là trung đội trưởng trinh sát ở Phương diện quân Viễn Đông, tức là nhiệm vụ này cũng khá gần gũi với tôi! Tôi xin nói thêm đây chính là lý do tại sao Kombat đề nghị tôi nhận nhiệm vụ này. Việc bố trí trái mệnh lệnh cấp trên này được chính thức hoá bằng 1 tờ lệnh của tướng Rokossovski, chỉ huy Phương diện quân, vào cuối tháng 3 mãi sau đó. Thực tế chỉ huy Phương diện quân ko có thời giờ kiểm tra những thứ ít quan trọng như vậy.
    Tiếp đó, vào cuối tháng 12, trong những ngày đầu tiên tôi chỉ huy trung đội, tôi nhận ra mình chưa hiểu tất cả những đặc thù của tiểu đoàn trừng giới và mối quan hệ giữa các shtrafnik với các sĩ quan. Điều duy nhất tôi chú ý là các sĩ quan kỳ cựu gọi cả sĩ quan cơ hữu lẫn shtrafnik bằng cùng 1 đại từ nhân xưng "anh". Điều đó khiến ko ai phải khó chịu, ngược lại cách xưng hô ko chính thức này khiến mọi người trở nên gần gũi và ko tạo ra sự phân biệt giữa các shtrafnik và các sĩ quan. Phần lớn các shtrafnik trước khi bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới đều có cấp bậc cao, họ cũng lớn tuổi hơn chúng tôi nhiều. Các shtrafnik thường có cấp bậc trước đây là thiếu tá hoặc trung tá, tuy nhiên tôi chưa từng nghe là có đại tá nào phục vụ trong tiểu đoàn tôi như 1 shtrafnik.
    Tôi đã 1 phen kinh ngạc vì sự cố đầu tiên trong những ngày đầu ở Tiểu đoàn Trừng giới. 1 shtrafnik tới bếp dã chiến dưới đường hào thì 1 shtrafnik khác nhìn thấy và chạy tới gặp, shtrafnik thứ 2 vừa từ sở chỉ huy tiểu đoàn về sau khi bàn giao 1 số tài liệu từ tuyến đầu. Đây là cuộc trò chuyện giữa họ với nhau: Người ở bếp nói với người vừa từ ban tham mưu về: "Tôi có 1 cái đồng hồ vàng của Đức rất xịn, anh có muốn nó ko?" - "Ý anh muốn nói là chúng ta trao đổi ko toan tính?" - "Ko, tôi sẽ giơ tay lên để anh bắn vào ở khoảng cách độ 5 - 6m, ko xa hơn vì như vậy có thế trượt, cũng ko gần hơn vì sẽ để lại vết thuốc súng trên vết thương." - "OK! Nhưng trước tiên cho tôi xem cái đồng hồ đã." Khi người muốn bị thương giơ cánh tay có đeo cái đồng hồ vàng lên, người thứ 2 ra lệnh: "Giờ thì mày giơ nốt tay kia lên, đồ khốn! Cao nữa lên! Tao sẽ cho mày biết ko phải ai trong đám khốn nạn này cũng như mày!" Sau đó shtrafnik thứ 2 giải người kia lên sở chỉ huy tiểu đoàn như 1 tên tội phạm. Tiểu đoàn trưởng thu cái đồng hồ rồi đưa cho 1 cảnh vệ còn tay shtrafnik muốn giả bộ bị địch bắn bị thương thì bị đưa ra toà án binh. Tôi ko biết điều gì xảy ra với hắn, nhưng điều đó ko quan trọng, điều quan trọng nhất trong câu chuyện này là mối quan hệ giữa các shtrafnik với nhau. Vấn đề ko phải cấp bậc trước đây của họ là gì hay việc họ bắt 1 người khác hoặc 1 frontovik, điều cốt yếu là thái độ của bản thân các shtrafnik với những kẻ xảo trá thối tha. Ko có nhiều shtrafnik như vậy, nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn đi qua mặt họ mà ko biết.
    (*) Kombat - cách gọi tắt của Hồng quân cho từ "komandir bataliona" (tiểu đoàn trưởng).
  2. TrungHP1988

    TrungHP1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bác Maseo xem lại chứ tiểu đoàn gì mà có đến 7 đại đội, 3 trung đội thế.
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chính xác bản gốc viết như vậy, do đó đoạn sau người ta cũng nói luôn mỗi tiểu đoàn trừng giới gần bằng 1 trung đoàn bộ binh thường về mặt số lượng. Theo Mệnh lệnh 227 mỗi tiểu đoàn trừng giới có đến 800 người, gấp 2 - 3 lần 1 tiểu đoàn bình thường.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    2
    ROGACHEV VÀ KINH NGHIỆM CHIẾN TRƯỜNG ĐẦU TIÊN​
    Ngay từ hồi ấy và cho đến tận giờ, chúng tôi vẫn nghĩ Tiểu đoàn 8 Độc lập Trừng giới đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng vùng Rogachev, khu vực Gomel thuộc Belorussia. Vấn đề nằm ở chỗ hàng loạt cố gắng của chúng tôi trong các cuộc tấn công nhằm chọc thủng các cứ điểm kiên cố trên tuyến phòng thủ Đức ở sông Dnepr và sông Druit, hay phá vỡ đầu cầu Rogachev trên sông Dnepr, tất cả đều thất bại. Kẻ địch hiểu rằng mất Belorussia có nghĩa là mở ra con đường ngắn nhất đến các nước Baltic cùng hàng loạt hậu quả khác tiếp theo. Vì vậy quân Đức liên tục tăng quân và gia cố sức phòng thủ của khu vực này. Belorussia cũng là con đường ngắn nhất tiến vào Ba Lan và Đông Phổ, điều này cũng cực kỳ quan trọng. Đó là lý do tiểu đoàn tôi được đưa tới để tham gia vào việc phá huỷ đầu cầu Rogachev và đánh chiếm nó.
    Trước trận đánh, tiểu đoàn tôi được nghỉ và nhận bổ sung tại làng Maiskoe Buda thuộc tỉnh Koshelev. Có rất nhiều người mới tới, trong đó ko chỉ có các sĩ quan frontovik phạm tội mà cả các cựu sĩ quan Hồng quân đã buông súng trốn vào dân chứ ko chịu tham gia du kích khi lọt vào các vòng vây hồi năm 1941. Chúng tôi thậm chí còn nghĩ ra 1 tên lóng dành cho họ: "những người bị vây". Ngoài ra còn 1 số cựu sĩ quan Hồng quân mới được giải thoát khỏi các trại tập trung và ko qua được cuộc thẩm vấn của các đặc vụ Smersh. Các Polizei (cảnh sát người địa phương tại các vùng tạm chiếm - Maseo) và những kẻ hợp tác với địch khác ko được đưa vào tiểu đoàn tôi, chúng có 1 số phận khác.
    Có rất nhiều tài liệu của giới sử gia ngày nay viết rằng tất cả tù binh Soviet sau khi được giải thoát lại bị đưa vào các trại tập trung Soviet theo lệnh của Stalin, rằng tất các tù binh đó đều bị coi là "kẻ thù của nhân dân". Thực tế là Tiểu đoàn Trừng giới của tôi cũng được bổ sung 1 số sĩ quan dạng này tuy nhiên những tài liệu đó viết hơi quá. Lệnh chỉ nói rằng các các cựu sĩ quan tù binh đã "ko giữ được mình" và hợp tác với địch mới bị đưa vào các tiểu đoàn trừng giới. Tuy nhiên họ ko bị đưa vào các tiểu đoàn trừng giới theo bản án của toà án binh mà theo nghị quyết của 1 ban gồm những người có phận sự xem xét các trường hợp này, các ban này được thành lập và giao trách nhiệm theo Mệnh lệnh 270 ngày 16/8/1941 của Stavka. Mệnh lệnh này ghi rõ: "Hành vi đầu hàng địch ngang với tội phản quốc". Vấn đề là các ban này ko quan tâm xem ai là người chủ động đầu hàng quân Đức, ai bị bắt làm tù binh do bị thương hay lâm vào các hoàn cảnh bi thảm khác. Nếu nhóm đầu xứng đáng bị trừng phạt vì tội phản quốc và làm trái lời tuyên thệ thì nhóm sau lại ko làm gì có lỗi với đất nước. Tôi nghĩ thật bất công khi coi tất cả các cựu tù binh là kẻ phản quốc, nhưng đó là thực tế đã xảy ra. Tôi xin nhắc lại là các ban nói trên ko có đủ thời gian để xem xét từng trường hợp đối với mọi tù binh được giải thoát. Ngoài ra thực tế là các tiểu đoàn và đại đội trừng giới chỉ mới được thành lập trong các năm 1942 - 1943, chúng rất cần người mà chẳng toà án binh nào có thể xử nhiều sĩ quan đến mức đủ cho các tiểu đoàn trừng giới. Vì vậy người ta phải sử dụng các ban đặc biệt này để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện quân số cho các đơn vị trừng giới "theo lệnh của Dân uỷ Bộ Quốc phòng, Đồng chí Stalin". Tất nhiên, họ ko quan tâm đến các số phận khác nhau của các tù binh. Nhìn bề ngoài thì việc làm của các ban này là "có lợi" cho quân đội, nó giúp giải quyết tình hình thiếu quân số cho các đơn vị trừng giới thời điểm đó. Tuy nhiên cái từ "có lợi" ấy chỉ là 1 thủ đoạn, rất nhiều chuyện bất công đã được thực hiện nhân danh "có lợi".
    Bên cạnh đó, 1 số sĩ quan lại bị tống vào các tiểu đoàn trừng giới ko phải theo bản án của toà quân sự hay nghị quyết của các ban mà đơn giản chỉ bởi lệnh của chỉ huy quân đoàn hay tập đoàn quân. Tiểu đoàn tôi có rất nhiều cựu tù binh bị đưa vào theo nghị quyết của các ban và theo lệnh của chỉ huy các cấp. Theo tôi, trong 1 số trường hợp, lệnh của các vị chỉ huy cấp cao có lẽ là công bằng. Tình hình của chúng tôi lúc đó cũng đang cần bổ sung khẩn cấp sau khi tiểu đoàn bị thiệt hại nặng nề trong trận đánh ác liệt tại Zhlobin. Chúng tôi nhận được quân bổ sung nhiều ko kém gì 1 trung đoàn bộ binh. Mỗi trung đội có tới 50 người, các đại đội có khi lên tới 300 người, toàn tiểu đoàn đôi lúc có tới 850 "tay lê" như cách chúng tôi thường gọi. Tiểu đoàn tôi đông gấp 3 lần 1 tiểu đoàn bộ binh thường trong Hồng quân.
    Chiến dịch Rogachev - Zhlobin của Phương diện quân Belorussia diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26/2/1944, đúng như tất cả các sách vở chính thức về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã viết. Tuy nhiên với chúng tôi chiến dịch bắt đầu sớm hơn. Đêm 17/2 toàn tiểu đoàn bất thần bị đánh thức và lập tức di chuyển, chỉ để lại các đơn vị hậu cần, hỗ trợ và vài cảnh vệ ở lại làng Maiskoe. Suốt đêm chúng tôi hành quân được khoảng 25km về hướng mặt trận. Sáng sớm chúng tôi tập trung trong 1 cánh rừng ngay sát tuyến đầu, tại đây người ta bắt đầu phát áo nguỵ trang mùa đông màu trắng và thức ăn khô. Sau đó 1 đội đặc nhiệm công binh chiến đấu và 1 trung đội súng phun lửa tới. Đến trưa chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu nhưng ko biết nhiệm vụ là gì. Tiểu đoàn nhanh chóng dàn đội hình, thì ra còn có cả 1 đơn vị lớn nữa đi cùng nhưng họ chỉ có quân số bằng 1/4 chúng tôi, họ cũng mặc đồ nguỵ trang đi tuyết và thậm chí có cả ván trượt. Sau đó chúng tôi được biết đó là 1 tiểu đoàn trượt tuyết. Các tiểu đoàn có quân số thật khác nhau. Chỉ mãi sau này tôi mới biết tiểu đoàn mình những ngày đó lớn đến mức nào.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    1 lúc sau, 1 nhóm "ông lớn" đến xem xét đội hình của chúng tôi trên những chiếc jeep Willy. Họ đều mang quân hàm cấp tướng hoặc đại tá. Thì ra đó là chỉ huy Tập đoàn quân 3, trung tướng Gorbatov, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã được thiên chuyển từ Tập đoàn quân 48 của tướng P. L. Romanenko sang Tập đoàn quân 3 của Gorbatov. Đó là 1 viên tướng cao và oai vệ, ông nói chuyện ngắn gọn với chúng tôi nhưng với 1 vẻ rất chu đáo, ko giống cách các tướng lĩnh thường nói. Ông nói bằng giọng nhẹ nhàng như thể cha nói với con. Tôi để ý thấy ông tựa vào 1 cây gậy gỗ lớn có nhiều mấu và nghĩ có lẽ ông mới vừa trở lại sau khi bị thương. Chỉ sau này tôi mới nghe được huyền thoại về vị tướng "vinh quang" Alexander Vasilievich Gorbatov đã "dạy dỗ những thằng ngu" bằng chính cây gậy này. Bằng những lời nói ngắn gọn đầy cảm xúc, viên tướng cho biết chúng tôi được giao 1 nhiệm vụ bất thường khó khăn nhưng quan trọng. Chúng tôi phải xuyên qua chiến tuyến địch, khuyấy đảo hệ thống thông tin của chúng, ông cũng nói ông hy vọng chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ 1 cách vẻ vang. Nhiệm vụ này, ông nói, sẽ chứng tỏ sự thật rằng công tác chỉ huy của Phương diện quân và Tập đoàn quân là có trong những tiểu đoàn như tiểu đoàn tôi. Ông cũng thông báo từ ngày 17/2, Phương diện quân Belorussia của chúng tôi đã được đổi tên thành Phương diện quân Belorussia 1. Ông hứa nếu nhiệm vụ được hoàn thành tốt, tất cả các shtrafnik đã chứng tỏ được khả năng vượt qua nghịch cảnh, ko quản ngại máu xương sẽ được trả tự do, ko phải tiếp tục ở trong tiểu đoàn trừng giới nữa mà sẽ được trở về cấp bậc cũ, những người xứng đáng thậm chí sẽ còn được tặng thưởng huân huy chương.
    Chi tiết về nhiệm vụ được kombat (tiểu đoàn trưởng) đại tá Arkadi Aleksandrovich Osipov giải thích cho chúng tôi. Nhiệm vụ là bí mật tiềm nhập qua tuyến phòng ngự địch trong đêm 18 rạng ngày 19/2. Chúng tôi sẽ tránh đụng độ với địch mà lao thẳng về phía hậu tuyến của chúng, tới vùng ngoại vi phía tây Rogachev. Tại đó, kết hợp với tiểu đoàn trượt tuyết, chúng tôi sẽ cố gắng đánh chiếm thị trấn, giữ nó cho đến khi lực lượng chính của Tập đoàn quân tới. Chúng tôi có 72h để hoàn thành nhiệm vụ, được phát đạn dược và đồ ăn khô đủ cho ngần ấy thời gian bao gồm thịt hộp, bánh mì khô và đường. Số đồ ăn khô này ko nhiều và cũng ko bổ béo lắm, đặc biệt là khi chúng tôi sẽ phải di chuyển trên những con đường phủ tuyết dày. Trung đội trinh sát của tôi được lệnh dẫn đầu. Chúng tôi nghĩ tiểu đoàn trượt tuyết sẽ có 1 khoảng thời gian dễ dàng hơn so với chúng tôi! Tuy nhiên, tôi ko cảm thấy khó chịu lắm với tình trạng tuyết dày đặc, trại lính mùa đông của Học viện vùng Viễn Đông vẫn còn tươi mới trong tâm trí tôi.
    Nhớ lại hồi đó, đầu tháng 2/1942, các học viên Học viện Bộ binh tại Komsomolsk trên sông Amur đã phải trải qua 18 ngày trong trại dã chiến. Lúc đó tuyết "ngập đến ngang bi của bạn" như thầy giáo dạy pháo binh và vũ khí cá nhân, đại uý Babkin, thường nói. Nhiệt độ xuống dưới âm 35 độ C. Chúng tôi hành quân 50 - 60km trong rừng taiga, chân quấn xà cạp và đi ủng, trong ba lô mang theo những đôi ủng dạ nữa để tiếp tế cho các đơn vị khác. Tới trại, chúng tôi dựng những căn lều lớn bằng cây thông Sibêri hoặc cây linh sam, mỗi lều dành cho 1 trung đội. Chúng tôi được cho phép đốt những đống lửa nhỏ trong lều để giữ ấm, đặc biệt là vào ban đêm. Chúng tôi bỏ ủng da vào ba lô và đi ủng dạ. Vấn đề là đống lửa chỉ giúp làm ấm cho 5 - 7 người, số còn lại đều lạnh cóng, vì vậy nhờ sự mắt nhắm mắt mở của trung đội trưởng, 1 người vừa tốt nghiệp Học viện Bộ binh Khabarovsk, chúng tôi đã thêm vào đống lửa mỗi lúc 1 nhiều củi cho đến khi cả căn lều bất thần bốc cháy. Tro và tuyết tan là tất cả những gì còn lại từ căn lều của chúng tôi. Trung đội trưởng bị khiển trách nặng còn chúng tôi bị cấm dựng 1 căn lều khác. Chúng tôi đành phải tìm cách giữ ấm bản thân trong lều của các trung đội khác nếu kiếm được 1 chỗ trong đó.
    Ban ngày thì chúng tôi ko có thời gian để rét. Chúng tôi liên tục "đẩy lui các cuộc xung phong của địch", hoặc tấn công ồ ạt các quả đồi, hoặc hành quân đường dài bằng ván trượt, hoặc hành quân bộ qua vùng tuyết phủ dày, v.v... Khi 18 ngày dài dằng dặc đó kết thúc, chúng tôi được lệnh quấn xà cạp và đi ủng da trở lại. Lúc lôi những chiếc ủng ra khỏi balô, chúng tôi nhận thấy chúng đã đóng băng cứng đơ vì bị ướt do ngấm tuyết khi chúng tôi hành quân đến trại. Chúng tôi lại phải đốt lửa đun cho tan băng, tôi đã hơ ủng quá gần ngọn lửa khiến nó bị co lại và ko làm sao cho nó trở lại kích cỡ ban đầu được. Những ngón chân to tướng lạnh cóng của tôi đã bị nhồi cứng trong cái ủng đó suốt đoạn đường về, da nứt nẻ mặc dù chưa đến nỗi chảy máu. Ban y tế Học viện đang cần thêm 1 số y tá, thế là tôi được miễn phải mang bất kỳ loại giày ủng nào, điều đó cũng có nghĩa là được miễn tham gia mọi khoá học ngoài trời. Tuy nhiên tất cả những thứ được miễn đó tôi đều phải hoàn thành cho đủ khoá học tại Học viện.
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tại Belorussia năm 1944, cách duy nhất để chuyển thương binh tử sĩ đi là dùng ván trượt kéo xe trượt tuyết. Trong trường hợp chúng tôi ko chiếm được Rogachev, nhiệm vụ sẽ chuyển thành tấn công tuyến vận chuyển hậu cần tại khu vực hậu phương chiến thuật của địch cách đó 20km. Chúng tôi sẽ cho nổ các cây cầu, tiêu diệt các sở chỉ huy và ban tham mưu, nói chung là quấy rối địch. Đây là chiến thuật gây hỗn loạn cho đối phương và ngăn chúng đưa thêm các đơn vị dự bị lên, gây thiệt hại và phân tán binh lực địch. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là thu hút sự chú ý của quân Đức, giữ chân lực lượng chúng xa tuyến đầu, khi đó quân ta sẽ mở 1 cuộc tấn công khác với hy vọng sẽ thành công hơn. Mục tiêu lớn của cuộc tấn công là tiêu diệt địch tại đầu cầu Rogachev trên sông Dnepr và giải phóng thị trấn. Theo cách thông thường lúc đó, việc giải phóng Rogachev là để chào mừng ngày thành lập Hồng quân 23/2, đây được xem như 1 món quà hiến dâng cho Tổ quốc trong ngày lễ.
    Có lệnh cấm chúng tôi mang bất cứ giấy tờ tài liệu nào vào đất địch, đây là quy định phải tuyệt đối chấp hành! Vì vậy chúng tôi phải nhanh chóng trao mọi giấy tờ, chứng minh thư và các tài liệu khác cho các Ctrị viên trong sở chỉ huy tiểu đoàn, họ vẫn ở lại chiến tuyến quân ta. Lúc này tôi chưa có huân huy chương nào, vì vậy tôi chỉ giao lại chứng minh thư sĩ quan và thẻ Đảng viên dự bị. Việc giao giấy tờ này diễn ra trong những giờ chờ đợi ngày hôm đó. Sau đó chúng tôi được ăn bữa trưa kiêm bữa tối no căng, rồi được nghỉ, tôi còn nhớ cảm giác nóng lòng chờ đợi lúc tiến vào hậu tuyến địch khi đó.
    Tướng A. V. Gorbatov kể lại cuộc đột kích này trong cuốn hồi ký "Những năm tháng và những cuộc chiến" (Years and Wars) của ông. Nhưng ông gọi tất cả chúng tôi là "đội đặc nhiệm trượt tuyết" theo ngôn ngữ kiểm duyệt thời đó.
    "Vào 18h họ được ăn vượt mức và đi nghỉ. 2 tiểu đoàn chỉ được nghỉ 1 thời gian ngắn. 23h họ được báo động và hành quân về phía tây. Đội đặc nhiệm trượt tuyết có nhiệm vụ quan trọng là vượt qua chiến tuyến tấn công thị trấn Rogachev ngay trong đêm."
    Vị tiểu đoàn trưởng dũng cảm và đầy kinh nghiệm, đại tá Osipov dẫn đầu chúng tôi trong nhiệm vụ bất thường và khó khăn này. Ông vốn sinh trưởng tại Rogachev và thêm nữa vốn là thợ săn và dân chài dày dạn kinh nghiệm, ông thông thuộc từng cánh rừng 2 bên sông Dnepr tại vùng này từ trong tim. Đó là lý do ông biết chỗ tốt nhất để áp sát các vị trí quân Đức, vượt qua tuyến chướng ngại vật và vượt qua tuyến đầu mà chúng ko biết. Tôi chưa hề có kinh nghiệm gì trong những chiến dịch như thế này và rất khâm phục khi kombat của mình đã đưa được hầu hết tiểu đoàn vượt qua tiền tuyến mà địch ko nhận ra, dù thực tế ông là thổ dân vùng này đi nữa. Tướng Gorbatov đã dùng những mỹ từ tốt đẹp miêu tả chiến dịch này. Ông kể tiểu đoàn đã đi xuyên qua chiến tuyến Đức "như sợi chỉ xuyên qua lỗ kim". Tiểu đoàn trưởng của tôi đã chỉ ra vị trí chính xác cho các công binh cắt đứt hàng rào thép gai Đức. Đó là 1 lựa chọn hoàn hảo!
    Đêm ko trăng đã giúp chúng tôi giấu mình rất tốt. Tôi tin chỉ huy Tập đoàn quân đã đặc biệt lựa chọn đêm ngay trước kỳ trăng mọc này để tạo thuận lợi cho 2 tiểu đoàn. Bọn Đức có bắn "đèn", tức là pháo sáng, nhưng bằng những mệnh lệnh cương quyết được tuyên trước khi xuất phát, bằng sự từng trải của những người lính và trên hết là bằng khát khao được sống sót, tất cả chúng tôi đều "đông cứng", nằm bất động trên mặt đất mỗi khi 1 quả pháo sáng bốc cháy trên bầu trời. Bộ áo liền quần màu tuyết trắng cũng khiến chúng tôi gần như biến mất. Sự tin tưởng của bọn Đức rằng tuyến phòng thủ của chúng rất khó lại gần cũng giúp đỡ chúng tôi, địch tỏ ra rất chủ quan. Chúng treo rất nhiều vỏ đồ hộp rỗng lên dây thép gai được rải suốt dọc tuyến chướng ngại vật, những vỏ hộp này sẽ phát tiếng động nếu ai đó chạm phải dây thép gai. Thế nhưng gần như cả tiểu đoàn tôi đã chui qua 1 lối đi hẹp mà bọn Đức ko hề phát hiện!
    Nhiệm vụ này là cuộc thử lửa đầu tiên của tôi mặc dù tôi đã có 1 số kinh nghiệm về phòng ngự tại chỗ. Tôi đoán đó là lý do tôi có thể nhớ rất rõ từng chi tiết về cuộc đột kích vào hậu tuyến quân Đức này. Thỉnh thoảng bọn Đức cũng bắn vào những vị trí dễ bị xâm nhập trên tuyến phòng thủ của chúng bằng súng máy. Tôi nhớ đúng lúc đang bò dưới hàng rào thép gai thì cảm thấy có gì đó đập vào mình. Sau đó tôi mới biết 1 viên đạn Đức đã xuyên qua bi đông gắn trên balô của tôi, 1 cái balô sidor như cách người ta thường gọi sau này. Tôi ko thể hiểu tại sao chúng tôi lúc nào cũng phải mang theo những chiếc bi đông trong khi chẳng có cách nào dùng. Tôi đoán mang chúng theo chỉ để phòng hờ, phải sau đó tôi mới hiểu 1 người lính bao giờ cũng cần 1 chiếc bi đông!
    Đi áp hậu hàng quân tiểu đoàn là đại đội do đại uý Matvienko chỉ huy, ông đến cùng 1 nhóm quân bổ sung cho tiểu đoàn tôi. Ông đã có kinh nghiệm chiến đấu đáng kể được chứng thực bằng 2 Huân chương Cờ Đỏ trên quân phục. 1 lính của ông đã ko may vướng vào hàng rào dây thép gai làm kích hoạt hệ thống báo động làm bằng vỏ đồ hộp rỗng của bọn Đức. Bọn Fritz được báo động và tập trung hoả lực súng trường, súng máy vào khu vực phát ra tiếng động trên hàng rào thép gai. Lúc này các đơn vị dẫn đầu tiểu đoàn đã vượt qua tuyến hào đầu tiên của quân Đức, nó gần như hoàn toàn trống vì hầu hết bọn Đức đã chui vào các hầm ngầm và boongke cho ấm, những tên còn trong hào chưa kịp giật mình sửng sốt thì đã bị giết chết bằng lưỡi lê. Ngay lập tức chúng tôi phải xuất đầu lộ diện để thu hút sự chú ý của những tên Đức đang chạy ra khỏi hầm, chúng tôi cần hỗ trợ các anh em đang mắc kẹt trên tuyến rào thép gai. Mọi người đều ở rất gần và nổ súng vào bọn Đức ko cần lệnh, trong khi đó trung đội súng phun lửa phóng ra hàng loạt lưỡi lửa khổng lồ vào những điểm tập trung bộ binh Đức dưới hào và các cửa hầm. Thật là 1 cảnh tượng kinh hoàng! Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy những người bị thiêu sống và nghe được tiếng gào thét của họ. Thật ghê sợ!
    Đại đội của Matvienko bị tổn thất nhưng vẫn cố chọc thủng chiến tuyến và nhập được vào lực lượng chính của tiểu đoàn. Các đại đội khác trong tiểu đoàn và các trung đội phối thuộc đã sớm vượt qua chiến tuyến mà ko hề chịu 1 tổn thất nào. Sau đó tiểu đoàn trưởng ra cho tôi 1 lệnh khác là giữ vị trí chặn hậu cho đại đội. Đây có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất với tôi khi đó vì tôi sẽ phải tách khỏi tiểu đoàn trưởng, phải tự mình quyết định 1 cách độc lập và chịu trách nhiệm về điều đó.
    Bọn Đức chẳng hiểu sao cả 1 đội đặc nhiệm lớn như vậy có thể vượt qua chiến tuyến, có lẽ vì vậy mà trong các trận đánh tiếp theo đó tại hậu tuyến quân Đức chúng thường gào lên sợ hãi: "Du kích Nga!" Như tôi biết sau này sự sợ hãi của chúng ko phải ko có cơ sở, có tới trên 350.000 du kích hoạt động tại Belorussia trong các đơn vị du kích có thể lên tới cấp lữ đoàn. Tôi ko biết tiểu đoàn trượt tuyết vượt chiến tuyến ở đâu và cũng ko gặp 1 ai là lính tiểu đoàn này trong suốt cuộc đột kích. Hình như họ có nhiệm vụ khác và họ đã ko thể gặp được chúng tôi do địa hình tại khu vực này. Sau khi cuộc tập kích bất ngờ của chúng tôi vào hậu tuyến địch kết thúc, tờ báo của Tập đoàn quân viết: "Cuộc tập kích khó tin đã được thực hiện nhờ sự táo bạo và quyết đoán của đội đặc nhiệm Osipov và tiểu đoàn trượt tuyết của Kamirny". Nhờ vậy chúng tôi biết rằng tiểu đoàn trượt tuyết cũng hoàn thành nhiệm vụ của họ.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Nhiều năm sau, tôi đọc được trong Bách khoa thư quân sự Soviet rằng những người lính tiểu đoàn trượt tuyết đó thuộc Trung đoàn 120 Bộ binh / Sư 5 Bộ binh, họ đã vượt chiến tuyến 24h sau chúng tôi tại 1 địa điểm khác chếch về phía bắc Novy Byhov. Sau 24h nữa, theo Bách khoa thư viết: "Trong 1 trận vận động chiến dũng cảm, 1 trung đoàn tách ra từ sư đoàn đã đánh chiếm được khu vực này. Sau khi hội quân được với tiểu đoàn trượt tuyết, họ đã cắt đứt đường xe lửa nối giữa Rogachev và Mogilev cùng tuyến đường cao tốc Rogachev - Novy Byhov. Quân địch ở phía bắc đã bị cắt rời khỏi đội hình." Tiểu đoàn tôi chiến đấu ở cách đó 1 quãng về phía nam, sau khi tiêu diệt 1 sở chỉ huy lớn của bọn Đức tại làng Madory, chúng tôi đã cho nổ nhiều đoạn cũng của tuyến đường ray nói trên, nó xuất phát từ Rogachev hướng về phía tây bắc, và cắt đứt ngã 3 đường đi Bobruisk và Zhlobin.
    Trở lại năm 1944, chúng tôi chỉ được biết về "cuộc đột kích anh dũng vô song" của tiểu đoàn trượt tuyết qua mẩu tin ngắn trên tờ báo của Tập đoàn quân sau khi cuộc đột kích đã kết thúc. Thật tình cờ, đây cũng là lần duy nhất 1 tiểu đoàn trừng giới được nhắc tới trên phương tiện truyền thông, dù chỉ dưới cái tên "đội đặc nhiệm", rất có thể người đọc sẽ hiểu đây là 1 đội đặc nhiệm của du kích. Tiểu đoàn trừng giới của tôi ko bao giờ được đề cập trong bất kỳ tài liệu công bố chính thức nào trong suốt cuộc chiến. Các nhà quay phim, chụp ảnh, đại diện các báo và thậm chí cả các cấp chỉ huy sư đoàn, ko 1 ai từng đến thăm chúng tôi. Hình như các "ông lớn" đã cho rằng các tiểu đoàn trừng giới và hoạt động của chúng là những "điều cấm kỵ".
    Ngay khi tiểu đoàn tôi tới được khu vực giáp vùng ngoại ô phía tây bắc Rogachev, kombat mở điện đài liên lạc với sở chỉ huy Tập đoàn quân. Tướng Gorbatov 1 lần nữa lại gọi chúng tôi là "đội đặc nhiệm". "Chúng tôi nhận được tin tức từ đội đặc nhiệm trượt tuyết. Họ đã tới Rogachev nhưng các trinh sát đã phải chiến đấu trong những căn hầm của địch ngay trước thành phố. Chỉ huy đội đặc nhiệm đã có 1 quyết định đúng đắn. Anh ta biết rằng yếu tố bất ngờ đã ko còn và ko thể mở cuộc xung phong vào thành phố, nhưng có thể rút đội đặc nhiệm vào rừng để quấy rối hệ thống liên lạc của địch." Tất cả những gì Gorbatov mô tả đều đúng. Nếu chúng tôi cố đánh chiếm thành phố, chúng tôi sẽ thất bại. Phần lớn lực lượng Đức chưa bị tiêu diệt trong khi chúng tôi ko có pháo binh, thiết giáp, thậm chí cối còn chả có! Đại đội cối tiểu đoàn do thiếu tá Pekura chỉ huy mà bạn tôi, Michael Goldstein là 1 thành viên, trong cuộc đột kích này chiến đấu như 1 đại đội bộ binh. Trong khi đó đại đội súng trường chống tăng và trung đội súng phun lửa chả có tác dụng gì trong tình hình này. Bọn Đức vẫn còn rất nhiều quân với trang bị nặng cả ở trong và xung quanh Rogachev.
    Chúng tôi nhanh chóng nhận được lệnh hành động theo kế hoạch đã đề ra, tức là phá huỷ hệ thống thông tin liên lạc của địch. Đó chính là những gì chúng tôi đã làm trong suốt thời gian ở sau lưng địch. Chúng tôi đã gây ra 1 sự hoảng loạn lớn tại hậu phương quân Đức. Tiểu đoàn tôi di chuyển và chiến đấu cả bằng những nhóm nhỏ lẫn bằng cả tiểu đoàn như 1 đội đặc nhiệm cỡ cực lớn. Các nhóm nhỏ phá các thiết bị quân sự địch, lính pháo binh Đức bị giết hoặc bị bắt, pháo chiếm được dùng để bắn vào các điểm tập trung quân Đức dễ thấy hoặc các kho tàng v.v... Trong số các shtrafnik có nhiều sĩ quan pháo binh hoặc xe tăng, thậm chí cả phi công, vì vậy ko khó để sử dụng những khẩu pháo Đức chiếm được. Sau khi bắn xong, những khẩu pháo hoặc cối đó sẽ bị cho nổ hoặc phá huỷ bằng nhiều cách. Chúng tôi cũng đốt các kho lương thực và đạn dược, chiếm các đầu mối giao thông quan trọng và cắt dây thông tin. Khi mới bị bắt, bọn Đức đều khai chỉ huy của chúng tin rằng đã có từ 1 đến 2 sư đoàn bộ binh lọt vào hậu phương cùng nhiều du kích. Tất nhiên sau cuộc thẩm vấn những tên Đức này sẽ bị bắn chứ ko được thả. Đó là giai đoạn đầu những hành động quấy rối hậu phương địch của tiểu đoàn tôi.
    1 trong các hoạt động diễn ra ở giai đoạn giữa là giải phóng những người dân Belorussia bị bắt làm nô lệ. Tôi nghĩ nó diễn ra vào khoảng trưa ngày thứ 2 của cuộc đột kích khi chúng tôi tiến đến 1 điểm tập trung và phát hiện 1 hàng dài dân thường đang đi về phía tây dưới sự áp giải của 1 số tên Đức mang vũ khí. Chúng tôi đã biết về việc bọn Đức bắt dân thường Soviet sang Đức làm lao động khổ sai. Kombat, như đã nói vốn là dân vùng này, đã ra lệnh giải thoát những người nông dân. Toán áp giải Đức ko đông với chỉ độ 15 lính gác, chúng bị giải quyết xong chỉ trong vài phút. Chúng tôi giải thoát cho khoảng 300 thường dân Soviet, họ bị bọn Đức bắt đi đào hào trên mặt đất đóng băng dưới những họng súng. Theo sự hướng dẫn của chúng tôi, tất cả các thường dân giải tán, trốn vào rừng, sau đó trở về làng.
    Tuy vậy, ở vị trí trung đội trưởng đi chặn hậu đoàn quân, tôi nhận ra có 1 nhóm 6 phụ nữ bám theo chúng tôi xuyên qua rừng. Tất nhiên nhóm phụ nữ ăn mặc rất khác chúng tôi và có thể làm lộ vị trí quân ta vào 1 lúc đen đủi nào đó. Tôi đã phải giải thích đi giải thích lại cho họ về điều đó nhưng vẫn ko ăn thua, đám phụ nữ đi theo cho đến tận tối vì họ sợ bị bọn Đức bắt lại. Khi đêm xuống, tôi 1 lần nữa giải thích với họ giờ là lúc họ có thể đi, trở về làng mà ko ai nhận ra. Có vẻ như lần này sự "khai sáng" của tôi có tác dụng. Khi chúng tôi dừng lại, ko còn thấy những phụ nữ trẻ này đâu nữa. Nhưng ngay khi trời sáng và đơn vị tiếp tục hành quân, trinh sát báo cáo có 1 nhóm người lạ đang đi theo chúng tôi. Tôi ước giá đó là bọn Đức đi theo thì tốt, nhưng khi lại gần quan sát tôi nhận ra đám "bạn cũ", những phụ nữ trẻ, và họ đang mặc 1 kiểu áo nguỵ trang đi tuyết kỳ quặc. Thì ra khi đêm xuống họ đã cởi quần áo ra và mặc lại những cái áo lót trắng ra ngoài bộ đồ nông dân. Những chiếc mũ da cừu của họ có lớp lót màu trắng cũng được họ lộn trái ra để đội. Tuy bực vì họ cứ đi theo nhưng chúng tôi ko thể nhịn được cười khi nhìn thấy bộ dạng đó! Chúng tôi buộc phải chấp nhận giải pháp của họ, cho họ đi theo 1 quãng cho đến khi có 1 phương án hay ho hơn! 1 đoàn lớn xe tải Đức xuất hiện trên đường cao tốc hướng về Rogachev, chúng tôi tấn công đoàn xe, và ngay khi trận đánh bắt đầu, "tiểu đội chị em" đã biến mất trong nháy mắt!
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tôi phải nói thêm là đội hình tiểu đoàn được sắp xếp sao cho có súng máy, súng trường chống tăng và súng phun lửa ở cả tiền, trung và hậu quân. Lính phun lửa trang bị ROKS, ống phun lửa với bình dầu KS (kerosene - Maseo) đeo lưng. Dầu KS sẽ phát cháy khi tiếp xúc với ko khí và cũng được gọi là "Molotov ****tail", tuy nhiên hồi đó chúng tôi chưa biết nickname này. Ngay khi phát hiện đoàn xe tải Đức, cả tiểu đoàn nằm im, khi những chiếc xe đi đầu phóng ngang qua vị trí đơn vị cuối cùng, chúng tôi đồng loạt khai hoả bằng tất cả các loại vũ khí vào toàn bộ chiều dài đoàn xe. Cuối hàng quân của chúng tôi là trung đội súng trường chống tăng do thượng uý Petr Zagumenikov chỉ huy, 1 sĩ quan dày dạn kinh nghiệm tuy chỉ mới 20 tuổi, anh đã từng bị thương và là bạn của tôi. Quân của anh đã hạ 2 chiếc xe đi đầu đoàn xe Đức. Cùng lúc đó, 2 chiếc xe đi cuối hàng cũng bị nhóm súng trường chống tăng đi tiên phong hạ, toàn bộ đoàn xe Đức bị khoá chặt trên mặt đường cao tốc chật hẹp, xung quanh là tuyết dày ngập. Bọn Đức nhảy khỏi xe dưới làn đạn và lao vào bất cứ chỗ nào có thể trong hoảng loạn. 1 số tên mất hết lý trí và chạy thẳng về phía chúng tôi, đâm đầu vào những luồng đạn súng máy và tiểu liên quân ta. Những tên còn lại chạy sang bên kia đường, gào lên "Du kích Nga!" và hầu hết đều bị các shtrafnik đuổi theo giết chết trong rừng. Tất nhiên 1 số tên đã thoát được, chúng tôi ko dám đuổi chúng ra xa khỏi rừng nhưng đã giết thêm nhiều tên bằng cách bắn đuổi theo.
    Tôi đã ko thể hạ 1 tên trong số chúng bằng cây tiểu liên của mình. Hắn chạy 1 cách thành thạo từ cây này sang cây khác, nấp sau chúng, tôi thì quá bị kích động với cảm giác săn đuổi này và bắn mà ko ngắm. Cuối cùng tôi phải rút khẩu súng lục Nagant ra khỏi bao, ngắm cẩn thận và bắn hạ hắn ngay phát đầu tiên ở khoảng cách chừng 100m. Đó là lần tự tay giết người đầu tiên của tôi. Niềm tin của tôi vào độ tin cậy của khẩu súng lục này, ko chỉ trong cận chiến mà cả ở khoảng cách xa, đã được chứng thực. Đây là "chiến tích" đầu tiên của tôi và nó khiến tôi có cảm giác thoả mãn ko thể tả. Tôi đã giết 1 người, lần đầu tiên trong đời, trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, giết hắn 1 cách có cân nhắc.
    Tôi phải nhắc lại 1 vụ việc xảy ra trong thời gian tôi ở trung đoàn dự bị tại Ufa. Chúng tôi được huấn luyện trong những cái gọi là "đại đội bổ sung" cho mặt trận. Tân binh của các đại đội này đến từ Bashkiria, Tatarstan và thậm chí cả Kazakhstan. Thỉnh thoảng lại có 1 vụ đào ngũ, trong 1 vụ như vậy tôi trở thành nhân chứng cho việc hành quyết 1 kẻ đào ngũ. Hắn đã bị tuyên án tử hình và bị hành quyết trước toàn trung đoàn. Kẻ đào ngũ bị buộc phải quỳ xuống trong 1 cái hố vừa mới đào cạnh bãi tập chiến thuật, quay lưng về phía trung đoàn. Tôi có thể nhớ rõ cái đầu cạo trọc và đôi tai to bất thường của hắn, nó đỏ rực và ánh mặt trời chiếu qua làm đôi tai phát ra ánh sáng màu hồng. 1 sĩ quan, có lẽ là thành viên toà án binh, đọc bản án rồi hỏi xem ai tình nguyện bước ra thực thi, câu trả lời chỉ là sự im lặng đáng sợ. Ko 1 ai trong trung đoàn tình nguyện bước ra. Sau đó có 2 người bước tới từ 1 nhóm đứng cách chúng tôi 1 quãng, súng ngắn cầm tay. Họ bước tới kẻ đã bị tuyên án đang run cầm cập, và như có 1 sự chỉ đạo nào đó, cả 2 cùng lúc nổ súng vào kẻ đào ngũ, hắn ngã vào huyệt mộ đào sẵn.
    Cả trung đoàn đứng chết lặng. Tôi có thể nghe thấy cả những tiếng nghẹn ngào hay rên rẩm trong hàng quân. Cả trung đoàn vẫn đứng im như vậy cho đến khi mấy người lính lấp xong huyệt, phủ lên 1 lớp cỏ đã chuẩn bị sẵn. Vào lúc đó, tôi nhớ mình đã suy nghĩ rất nhiều để xem cách chết nào là tốt hơn, trên chiến trường hay giống thế này, chết như 1 con chó dại. Tôi để ý thấy những nấm đất nhỏ gần đó, cũng mới được phủ cỏ. Có lẽ đây ko phải là cuộc xử bắn tại chỗ đầu tiên. Trong tôi dâng lên cảm giác vô cùng sợ hãi và chán ghét. Họ vừa mới giết 1 người mình, 1 người Soviet, chỉ vì anh ta hèn.
    Giờ đây, trong trận chiến, tôi đã tự tay giết 1 người, nhưng đó là kẻ thù, và tôi có cảm giác hoàn toàn khác. Shtrafnik ko bắt tù binh, thậm chí dù bọn Đức xin hàng bằng cách hô "Hitler kaput!" thì các shtrafnik vẫn bắn và nói: "Chúng tao đủ đạn cho cả mày nữa, đồ khốn!" Chúng tôi làm sao có thể tự cho phép mình thể hiện tình người, bắt chúng làm tù binh trong tình trạng cực kỳ hung hiểm phía sau chiến tuyến địch này? Tuy nhiên, tôi đã lệnh cho người của mình ko giết 1 kẻ mặc quân phục Đức. Hắn giơ 2 tay lên trời và kêu lên bằng tiếng Nga: "Đừng bắn! Tôi là người Nga; là người mình, dân Kaluga!" Tôi muốn biết câu chuyện của hắn, dù cho tôi ko cần phiên dịch, tôi muốn biết cái gì đã khiến hắn quay súng chống lại chính những đồng bào mình? Tuy nhiên ngay khi hắn nói hắn vốn là 1 Hồng quân bị bọn Đức bắt 1 năm trước, 1 shtrafnik đã văng tục và chĩa khẩu tiểu liên vào cổ hắn nã 1 loạt. Thế là cuộc thẩm vấn của tôi với người đàn ông đến từ Kaluga đã ko thành, nhưng tôi ko thấy tiếc lắm về vụ đó. Trong trận chiến, tên địch tốt nhất là tên địch chết!
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Thay vì kéo dài 2 - 3 ngày như kế hoạch, cuộc đột kích của chúng tôi đã diễn ra trong 5 ngày. Trong suốt thời gian đó chúng tôi đã tiêu diệt nhiều đoàn xe địch đang trên đường ra tiền tuyến. Tại làng Madory, chúng tôi tiêu diệt sở chỉ huy của 1 đơn vị Đức lớn và phá huỷ nhiều cây cầu ở phía tây Rogachev. 2 kho đạn có quân địch canh gác đã bị đốt cháy bằng súng phun lửa và chúng tôi có thể nghe thấy đạn vẫn nổ rất lâu sau đó. Nhìn chung tiểu đoàn tôi đã hoạt động rất mạnh khiến cho đến ngày thứ 4 chúng tôi đã dùng hầu hết số đạn súng máy và tiểu liên. Chúng tôi được lệnh giữ lại 10 - 20 viên đạn cho mỗi khẩu tiểu liên nhưng trong nhiều trường hợp chúng tôi chẳng còn nổi số đó! Kombat báo cho sở chỉ huy Tập đoàn quân qua điện đài rằng chiến dịch của chúng tôi đã kết thúc, ông thông báo thêm là chúng tôi đã dùng hầu hết đạn vũ khí cá nhân các loại.
    Hình như Tập đoàn quân đã quyết định gửi cho chúng tôi 1 ít đạn bằng đường ko. 2 chiếc máy bay "bắp ngô" nhỏ xuất hiện trên đầu chúng tôi vào buổi trưa nhưng bất thần xuất hiện những loạt súng phòng ko của bọn Đức. Chúng tôi sửng sốt nhận ra rằng suốt đêm qua mình đã ở cạnh 1 khẩu đội phòng ko Đức mà ko phát hiện ra chúng! Đồng thời, bọn Đức cũng ko nhận ra chúng tôi! Những chiếc máy bay hiểu ngay chuyện gì đang diễn ra, quay đầu lại và, ơn Chúa, bay thoát mà ko sứt mẻ gì. Các đội súng phun lửa lập tức bò tới chỗ mấy khẩu súng phòng ko và thiêu ra tro theo đúng nghĩa đen cả súng lẫn quân địch. Thật tuyệt khi có trung đội súng phun lửa đi cùng! Họ còn giúp chúng tôi lần nữa vào cuối ngày thứ 4 khi phát hiện 1 hàng dài bộ binh Đức. Lính phun lửa đã thiêu chết gần hết cả hàng quân Đức đó. Phe ta lúc đó gần như ko còn súng máy, tiếng thét thảm thiết của những tên Nazi đang bốc cháy làm tai chúng tôi ong ong 1 lúc lâu. Tôi nghĩ ko gì làm đám lính mệt lử chúng tôi khoái trá hơn tiếng thét của những tên địch bị thiêu sống đó, chúng tôi vô cùng căm thù chúng. Tôi xin nhắc lại 1 câu nói: "Mùi xác địch thật là thơm!" Có lẽ câu đó đúng ngay cả khi đó là xác chết cháy.
    Tất nhiên chúng tôi ko thể mang đi tất cả trang thiết bị mà bọn Đức bỏ lại. Nhưng chúng tôi có lấy tiểu liên, trung liên và tất nhiên cả súng ngắn, phần lớn là loại Walter và Parabellum. Rất nhanh sau đó nhiều người trong chúng tôi đã có trong tay 2 khẩu tiểu liên, 1 của Nga và 1 của Đức, dù có rất ít đạn cho mỗi khẩu. Chúng tôi cố phá huỷ mọi trang thiết bị của bọn Đức mà mình chiếm được, chiếm lấy khẩu phần ăn Đức để bổ sung cho số đồ khô thảm hại của mình đã gần hết nhẵn. Chúng tôi rất ngạc nhiên với bánh mì Đức, chúng được bọc nilon và có ghi năm sản xuất rất sớm như 1937 hay 1938! Đó quả là 1 vòng đời sản phẩm quá dài. Chúng tôi có thể cắt và ăn chúng thậm chí dù chúng đang đóng băng cứng ngắc, dù sao cũng ngon hơn thứ bánh mì khô của ta nhiều. Chúng tôi cũng ngạc nhiên với những thanh lớn bơ trộn mật ong Ersatz (thế phẩm - Maseo), hình như tên nó cũng là Ersatz. Thứ sandwich làm bằng bánh mì phết bơ trộn mật ong chính là thứ chúng tôi đang cần, và có rất nhiều. Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi thấy hình như cả lính lẫn sĩ quan Đức đều được phát chocolate trong khẩu phần vì thấy rất nhiều chocolate trong các kho lương thực đánh chiếm được. Rất tốt thôi, chúng sẽ cung cấp cho chúng tôi nhiều calori.
    Có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, nhưng thương vong của chúng tôi rất nhỏ. Chúng tôi kéo những người bị thương ko thể tự di chuyển bằng xe trượt, và cả những đồng chí đã hi sinh trong số đó có Bí thư Đảng uỷ thiếu tá Zheltov. Ông đã bị giết khi đang săn đuổi 1 nhóm lính Đức chạy khỏi đoàn xe tải lớn đã nhắc tới ở đoạn trước. Đó là 1 sĩ quan tuyệt vời, vốn là 1 thầy giáo làng, cực kỳ chăm chỉ trong công tác Ctrị. Đáng tiếc tôi ít khi gặp được những người làm công tác Ctrị tốt như vậy trong suốt đời binh nghiệp, cả trong và sau chiến tranh. Giờ tôi ko nhớ được từng chi tiết, nhưng tôi có thể nói trong 5 ngày đó chúng tôi ko có cơ hội nào để có được chút hơi ấm ngoại trừ những lúc đốt các kho lương thực hay sở chỉ huy địch, chúng tôi thường cho nổ tung chúng rồi đốt. Tuy nhiên chúng tôi ko thể đứng lâu cạnh những đám cháy đó vì ko đủ sức chờ đợi 1 cuộc phản công của bọn Fritz. Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi ko dám đốt lửa trại ban đêm hoặc trú tạm trong những túp lều của nông dân.
    Chúng tôi có rất ít thời gian để ngủ, chỉ thỉnh thoảng tiểu đoàn mới dừng lại 1 chút vào ban đêm. Nhiều người trong chúng tôi cố ngủ ngay khi đang di chuyển, điều này giống với hồi tôi còn ở Học viện, tôi biết cách làm điều này. Chúng tôi thậm chí ko dám mơ tới thức ăn nóng. Đến ngày thứ 5, kombat lệnh cho chúng tôi tránh giao chiến với địch trừ phi thật cần thiết để bảo toàn số đạn dược còn lại. Chúng tôi đã gây ầm ĩ quá mức ở vùng hậu phương địch, phá hoại tuyến hậu cần của chúng 1 cách đáng kể, và lúc này những người lính của Tập đoàn quân 3 đã bắt đầu tấn công.
    Trong tình hình đó, chúng tôi phải giấu mình, nhờ vậy mặc dù gần như ko còn vũ khí đạn dược gì cả, chúng tôi vẫn ko bị đại quân Đức đang rút lui phát hiện. Rồi đến khi chúng tôi nghe thấy có cuộc đọ súng ngay gần, súng máy nổ ran, ngay sau đó là tiếng pháo bắn. 1 shtrafnik vốn là sĩ quan pháo binh gần như gào lên với tiểu đoàn phó Kudryashov đang ở gần chỗ anh ta: "Đồng chí đại tá! Đó là tiếng pháo chống tăng 45mm của ta! Chắc quân ta đang tấn công!" Đầu tiên ko ai tin anh ta, đại tá quyết định kiểm tra và cử luôn anh ta cùng vài người nữa đi với tư cách vừa là trinh sát vừa là phái viên. Họ bắt đầu di chuyển về phía phát ra tiếng súng thật thận trọng, có cảm giác thời gian như dừng lại! Chúng tôi đã biết về lực lượng của Vlasov và bọn bulba, tức là những người Belorussia chống lại Hồng quân. Chúng tôi thực sự ngại phải chạm trán chúng khi đã hết đạn thế này! Nhưng 1 lúc sau chúng tôi thấy 2 người của mình thoát về cùng với ko phải những tên phản bội mà là vô số sĩ quan và binh lính Hồng quân. Mọi người mừng vui khôn xiết! Tất cả nhảy dựng lên rồi chạy về phía quân ta, y như trong phim! Thì ra họ cũng nghi chúng tôi là 1 đơn vị trong số bọn phản bội. Khi những cái ôm hôn và những lời chào đã qua, các sĩ quan tiểu đoàn tôi nói chuyện với các sĩ quan đơn vị bộ binh vừa gặp. Sau đó chúng tôi cũng được thông báo lại vắn tắt tình hình. Thì ra Tập đoàn quân 3 của chúng tôi và đơn vị bạn là Tập đoàn quân 50 đã phá được tuyến phòng thủ Đức, nhưng là chậm 2 ngày so với kế hoạch.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Họ đã chiếm được Rogachev, Tập đoàn quân 3 đã quét sạch đầu cầu trên bờ trái Dnepr của quân Đức này, nó rộng 45km và sâu 12km. Như tướng Gorbatov đã viết trong hồi ký về giai đoạn này, Tập đoàn quân chỉ mất vài người vì mìn Đức. Moscow gửi lời chào tới những người lính Tập đoàn quân vào ngày 24/2 và tổ chức lễ mừng việc giải phóng Rogachev khỏi ách chiếm đóng. Tuy nhiên lúc đó chúng tôi chưa biết gì về những sự kiện này vì pin đài đã hết sạch. Chúng tôi ko nhận được chút thông tin nào từ Tập đoàn quân trong ngày cuối cùng của cuộc đột kích. Chúng tôi cũng ko hề biết Phương diện quân Belorussia 2 đã được thành lập, 1 số đơn vị thuộc Phương diện quân Belorussia 1 được chuyển sang Phương diện quân mới. Tuy nhiên khi biết tiểu đoàn mình vẫn được ở lại Phương diện quân Belorussia 1 dưới quyền vị tướng vĩ đại Rokossovski, tất cả chúng tôi đều vui mừng, ko lâu sau đó Rokossovski trở thành Nguyên soái. Nhiều người trong số chúng tôi vẫn thường kể về cuộc viếng thăm mặt trận của Rokossovski, ông tới các chiến hào của tiểu đoàn tôi ngay sau trận ác chiến tại Zhlobin mà tiểu đoàn đã phải chịu thương vong nặng nề. Những người có vinh dự nói chuyện với ông đều cực kỳ cảm động! Mọi người đều ca tụng lối nói chuyện bình thản và tử tế của ông đối với cả các shtrafnik lẫn các chỉ huy của họ. Chỉ tiếc là tôi đã ko được gặp ông.
    Vậy là "cuộc đột kích anh dũng vô song" vào hậu tuyến địch đã thực sự chấm dứt. Chẳng có biệt đội chặn hậu nào trong những trận đánh của chúng tôi như 1 số sử gia xấu bụng ngày nay viết. Sự thật là những cựu sĩ quan này mặc dù đã phạm tội nhưng vẫn là những người Soviet lương thiện, họ sẵn sàng lấy công chuộc tội với lòng dũng cảm, sức chịu đựng và sự anh hùng. Tôi phải nói rằng hầu hết các shtrafnik đều hiểu rõ tội lỗi của mình và giờ sẵn sàng chuộc lỗi. Chúng tôi lập tức được cho về hậu tuyến tại 1 ngôi làng gần đó.
    Mệt gần chết, nhiều người đã lăn ra ngủ ngày trên đường, ko buồn chờ nhà bếp mang súp nóng đến. Lúc này chúng tôi thực sự cần căng tin tiểu đoàn! Binh lính lăn ra ngủ thậm chí ngay trước ngưỡng cửa những căn nhà gỗ ấm áp vì trời ko có tuyết. Chúng tôi đã chịu quá nhiều mệt mỏi trong 5 ngày khó khăn vừa qua. Vì sự kiệt sức đó chúng tôi đã mất thêm vài người. 3 shtrafnik ngủ bên bếp lò trong 1 căn lán mà chẳng buồn tháo thắt lưng và cởi bỏ vũ khí, 1 trong số họ vẫn còn 1 quả lựu đạn F-1 Limonka đeo trên thắt lưng, nó nổ tung khi họ đang ngủ. Chỉ còn 1 trong số 3 người sống sót và được đưa ngay vào trạm cấp cứu, 2 người còn lại chết. Tất cả chúng tôi đều shock! Khi đã vượt qua những thử thách như vậy mà lại chết khi mọi thứ đã kết thúc, chết ngay đêm trước ngày được cho rời khỏi Tiểu đoàn Trừng giới thì thật bi kịch.
    Như chỉ huy Tập đoàn quân đã hứa, tất cả các binh sĩ tạm thời, tức là các shtrafnik trong Tiểu đoàn Trừng giới, đều được phục chức và nhiều người còn được nhận huân huy chương. Huân chương Danh dự hạng 3, Huy chương vì sự dũng cảm và xuất sắc trong chiến đấu. Họ là những anh hùng! Những việc làm anh hùng của họ đã xoá sạch vết nhơ do những tội lỗi trước đây họ gây ra. Tuy nhiên các huân huy chương chưa đủ xứng đáng với sự anh dũng của họ. Tôi phải nói rằng các shtrafnik ko hứng thú cho lắm với Huân chương Danh dự hạng 3, theo quy định, Huân chương này chỉ dành cho lính trơn và hạ sĩ quan, các sĩ quan ko coi Huân chương này ra gì (*). Đương nhiên, nhiều người trong số họ ko muốn người khác biết mình đã từng có thời gian bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới với cấp bậc shtrafnik thường, và thế là tấm Huân chương bị vứt ngay. Các sĩ quan tiểu đoàn hầu hết cũng được thưởng huân chương. Bạn tôi Petr Zagumennikov được nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại hạng 2. Philip Kiselev người sau này trở thành trung đội trưởng quân cảnh, tức chỉ huy quân cảnh Tiểu đoàn, cùng sĩ quan tham mưu của anh nhận Huy chương Dũng cảm lần thứ 2. Cuối chiến tranh anh ta lên tới trung tá tham mưu trưởng tiểu đoàn. Tôi phải nói rằng các sĩ quan đều đánh giá cao Huy chương Dũng cảm, nó cũng có giá trị tương tự như Huân chương Danh dự đối với binh lính. Các đại đội trưởng Matvienko và Pekur được nhận Huân chương Cờ Đỏ, đó được xem là 1 trong những loại Huân chương danh giá nhất. Tôi ko nhớ được hết những người được tặng thưởng huân huy chương. Cùng với nhiều sĩ quan khác, tôi chẳng nhận được huân huy chương nào, hình như chúng tôi chưa khẳng định được bản thân thân trong trận đánh, hay còn lý do nào khác? Tuy nhiên ngay sau đó chỉ huy Phương diện quân, tướng Rokossovski, đã thăng chức cho tôi lên thượng uý, và tôi cho đó là phần thưởng cho cuộc đột kích.
    Các trung đội trưởng lập tức viết giấy giới thiệu và giấy chuyển quân cho mọi shtrafnik, đó là các giấy tờ cơ bản để giải phóng họ khỏi tiểu đoàn trừng giới và để trao phần thưởng cho họ. Tiểu đoàn trưởng Osipov viết giấy đề nghị thăng thưởng cho các cá nhân xứng đáng, ko đề cập gì đến phần thưởng cho cá nhân ông. Việc phân phát các phần thưởng, trong nhiều trường hợp nếu ko muốn nói là tất cả, do các cấp chỉ huy quyết định. Ví dụ tướng Gorbatov đã giải phóng tất cả các shtrafnik tham gia cuộc đột kích và đánh giá họ là những người trung thực và dũng cảm trong chiến đấu, ko cần biết họ có bị thương hay ko. Tôi nhắc tới điều này vì Tiểu đoàn Trừng giới của tôi đã từng được đặt dưới sự chỉ huy của nhiều Tập đoàn quân khác, và các chỉ huy tập đoàn quân có cách đánh giá khác nhau về tiểu đoàn tôi. Ví dụ chỉ huy Tập đoàn quân 65, tướng Pavel Ivanovich Batov, chỉ phục chức cho các shtrafnik chết hoặc bị thương trong chiến đấu và sử dụng đến cùng số còn lại. Trung tá Baturin, người thay thế Osipov ở Ba Lan, rất ham hố các loại huân huy chương và rất miễn cưỡng khi phải trao nó cho các đại đội trưởng và trung đội trưởng. Ông ta bao giờ cũng chờ đợi trước hết là phần thưởng của mình và ko muốn ai được phần thưởng cao hơn!
    Trở lại với việc viết giấy chuyển quân cho các shtrafnik, tôi xin nói thêm rằng những giấy tờ này phải được chỉ huy ký rồi chuyển cho tham mưu tiểu đoàn. Họ sẽ lên danh sách những người được giải phóng khỏi tiểu đoàn trừng giới. Sau đó, tất cả giấy tờ lại được chuyển tới sở chỉ huy Tập đoàn quân và tiếp đó là toà án binh Tập đoàn quân hoặc Phương diện quân. Giấy giới thiệu để tặng thưởng huân huy chương lại được sở chỉ huy tiểu đoàn xử lý riêng. Trong khi guồng máy quan liêu trên đang hoạt động, và tôi cho rằng ko cách nào làm cho nó nhanh hơn được, tiểu đoàn tôi được quay về làng Maiskoe thuộc tỉnh Buda - Koshelev, nơi chúng tôi đã rời đi để tiến hành cuộc đột kích vào hậu phương địch. Dân địa phương chào đón chúng tôi trở về 1 cách vô cùng nồng hậu và mến khách như thể chúng tôi đi làm họ phát ốm. Loại lương thực chính mà những người Belorussia này cung cấp cho chúng tôi là khoai tây, các loại dưa muối và rượu tự nấu cũng bằng khoai tây. Chúng tôi đã phải chờ đợi khá lâu kể từ lần nhận được 100g vodka sau khi cuộc đột kích kết thúc!
    (*) Huân chương Danh dự bắt đầu được trao năm 1943 và cả 3 hạng của nó đều chỉ để tưởng thưởng cho các lính trơn, hạ sĩ quan cho đến thượng sĩ (riêng trong Ko quân có thể trao cho đến cấp thiếu uý). Huân chương Danh dự thực chất là hậu duệ trực tiếp của danh hiệu thời trước cách mạng "Ghi nhận sự xuất sắc trong thực hiện quân lệnh" (tức Huân chương Thánh George, cũng chỉ được trao cho lính trơn và hạ sĩ quan) và cũng khá có giá trị. Người được đủ 3 hạng Huân chương Danh dự sẽ được hưởng các đặc quyền ngang với Anh hùng Liên Xô.

Chia sẻ trang này