Các bác ơi! Em thấy trên báo đài nói loan hết cả lên về mấy món này. Cách đây mấy năm thì chê ầm chê ĩ. (Bác Khánh nào đấy bên Gia lâm bị báo Văn nghệ phê mấy bài liền). Hôm vừa rồi qua cái triển lãm của Đức Cát lợi ở Vân hồ em lại thấy báo đài khen nhặng cả lên. Em là dân ngoại đạo nhưng mà cũng hay tí toáy tí mẻ nghệ thuật để làm le với mấy em gái (tất nhiên là không phải dân Mỹ thuật). Bác nào bảo em với trong performance Art như thế nào mới là "Ông vua thật sự cởi truồng" Xin được chỉ giáo
Chào chuột con thông minh. Phải kéo cái ảnh thấp xuống tí nữa thì mới gọi là "truổng cời". Cái này thì đẹ đây có biết nhưng tưỏng thông minh thế lào!! Chứ thế lày thì hỏi nàm gì
OK! Vui vẻ nhé không định gây sự đâu. Tơ hỏi nghiêm chỉnh đấy. Tớ đã tra trên các trang encyclopedia và cũng hiểu sơ bộ nhưng vẫn thấy ở VN các bạn làm Mỹ thuật phát biểu về vấn đề này khá nhiều điều trái ngược nhau. Bọn tớ với nhu cầu cố gắng thưởng thức hết những cái gì mà cuộc sống có và có thể đồng cảm với nhiều người nên cũng tò mò tợn. Tơ thấy các bạn làm Mỹ thuật khi có trình diễn hay gì đấy thường rủ nhau đi, sau khi về nhìn những kẻ như tớ với con mắt thương hại lắm nên càng AKAY. Các bạn cho một loạt bài tổng quan về vấn đề này đi Cám ơn!
Theo cá nhân tôi, người làm nghệ thuật thường có độ rung cảm với cái mới, cái "đẹp" (theo nghĩa của họ) nhanh hơn và "sâu" hơn người không làm nghệ thuật. Nói vậy không phải là người ngoài không có cái lợi thế (vì người làm nghệ thuật có thể biết sâu hơn về kỹ thuật và phương pháp tạo cảm giác "đẹp", nên họ có thể xem và hiểu kỹ hơn, thấm sâu hơn - chẳng hạn tán tụng về kỹ thuật của người biểu diễn hoặc của người sáng tác). Những lúc này, người không làm sẽ hưởng thụ cái tinh tuý của buổi biểu diễn với những tình cảm đơn sơ, mộc mạc, không thiên vị, trong khi người làm nghệ thuật lại để ý đến phần kỹ thuật của nó nhiều hơn (chẳng hạn trang trí, hòa sắc, trang phục, âm nhạc, diễn đạt v.v... ). Vì thiên về kỹ thuật nhiều hơn nên tình cảm của họ không còn trong sáng như người ngoài cuộc, nên nhiều khi họ không còn những tình cảm mà chính tác giả, đạo diễn của buổi biểu diễn muốn truyền sang cho người xem. Như vậy, trong trường hợp này, người làm nghệ thuật "bị hố" hơn là người không. Một cái nữa, những người làm nghệ thuật, vì họ có cùng một hiểu biết, cảm thông, và số lượng kiến thức tương đương, nên họ thường nhóm lại, nói chuyện với nhau, hơn là nói chuyện với những người "ngoài cuộc". Tương tự như những người thích bóng đá chỉ nói chuyện với những người hâm mộ bóng đá mà thôi. Không biết tôi đã giúp bạn được phần nào chưa. Nói chung, không nên để ý về thái độ của họ. Nếu mình cảm thấy không hợp với "môi trường", hoặc không "nhập hội" được với họ, thì mình tránh đi là hơn hết. Chẳng ai hơn ai đâu. Là con người ai cũng như nhau cả. Cái khác nhau là ở chỗ mỗi người có một hoàn cảnh riêng, bối cảnh lớn lên và kiến thức riêng. Nên nhớ, có những cái họ biết, mình không, song cũng có những cái mình biết nhưng họ lại mù tịt.