1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Permaculture là gì ? Có thể áp dụng tại VN được K0 ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 08/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Permaculture là gì ? Có thể áp dụng tại VN được K0 ?

    Khái niệm về Permaculture trong các Nươc ảnh hưởng
    Văn Minh Anh_Saxon (Anglo Saxon) có thể áp dụng tại Việt nam được K0 ?
    Mời các bạn góp ý:
    Đây là các Địa Chĩ các trang WeB:

    http://www.permacultureinternational.org/backissues.htm
    http://www.permaculture.net/
    http://www.permaculture.co.uk/
    http://www.permaculture.org.au/
    http://www.thefarm.org/permaculture/
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Mình thì chưa biết gì về khái niệm này cả, nhưng có vẻ ''dao to búa lớn'' quá.
    Cũng có lẽ chưa biết rõ về vấn đề này, nhhưng cá nhân mình nghĩ, VN cần cái thực tế hơn, ví như xử lý ô nhiễm. Giống như thật chất về MT, VN vẫn còn cố ăn no mặc ấm chứ chưa ăn ngon mặc đẹp.
    Không biết cái này có lêin quan đến "phát triển bền vững'' hay không? nhưng cái này thì quá xa, chỉ là lý thuyết suông, tuỳ điều kiện khu vưc. Cả khối nhà hùng biện các nước phát triển, đấu tranh, lên án ....rằng chưa "bền vững".
    Ấy, mình có lạc đề không nhỉ,
  3. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Mình thì chưa biết gì về khái niệm này cả, nhưng có vẻ ''dao to búa lớn'' quá.
    Cũng có lẽ chưa biết rõ về vấn đề này, nhhưng cá nhân mình nghĩ, VN cần cái thực tế hơn, ví như xử lý ô nhiễm. Giống như thật chất về MT, VN vẫn còn cố ăn no mặc ấm chứ chưa ăn ngon mặc đẹp.
    Không biết cái này có lêin quan đến "phát triển bền vững'' hay không? nhưng cái này thì quá xa, chỉ là lý thuyết suông, tuỳ điều kiện khu vưc. Cả khối nhà hùng biện các nước phát triển, đấu tranh, lên án ....rằng chưa "bền vững".
    Ấy, mình có lạc đề không nhỉ,
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Chào Bạn Rinvic
    Bạn có hơi lạc đề đôi chút rồi đấy.
    Đây là 1 mô hình môi trường sinh thái chăn nuôi, trồng trọt và ăn ở làm thế nào phối hợp hài hòa
    và tích hợp tích cực nhất các yếu tố năng lượng hầu cân bằng các yếu tố như năng lượng tự nhiên sử dụng sức gió
    , nước và con người .
    Mục đích là tạo ra 1 hệ thống sinh thái co'''' chu kỳ trong đó mọi yếu tố cộng tác với nhau hầu đạt tới 1 hiệu quả tối ưu .
    Mô hình này k0 phải vĩ đại như bạn tưởng mà là 1 mô hình nhỏ cho 1 gia đình nhà nông chẳng hạn.
    Sau Đây là các Địa Chĩ các trang WeB hệ thống sinh thái mô hình nhỏ cho 1 gia đình nhà nông :
    http://www.humboldt.edu/~farm/studentprojects/fmf1/
    http://www.home.earthlink.net/~clrwater/RDD/rddtechnologies.html
    http://users.lia.net/neweden/images_from_keag.htm
    http://www.ibiblio.org/london/
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 09/10/2004
  5. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Ôi bạn ơi, vậy nó cũng giông giống như phát triển bền vững quá. Nôm na là phát triển nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ sau --> cũng là phát triển không sử dụng "quá" năng lượng ---> giống cái của bạn
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Mục đích là tạo ra 1 hệ thống sinh thái co'''''''''''''''''''''''''''''''' chu kỳ trong đó mọi yếu tố cộng tác với nhau hầu đạt tới 1 hiệu quả tối ưu .[/QUOTE]
    Bạn làm mình nhớ đến 1 bài giảng của ông thầy 2 năm trước, nói về hệ thống nhỏ, trong đó tự tạo, sử dụng và bảo quản năng lượng (nhưng cuối cùng họ không thành công), và, nhiều nhiều ý nữa, có vài website hữu ích, nhưng thời đấy tiếng anh con2 bập bẹ nen6 chẳng vào đầu mấy , giờ thì quên luôn nó là gì rồi, có khi lai la đề tài bạn đang đề cập
    Mình đã bõ lỡ môn học về triết phát triển bền vững (vì khả năng có hạn ) tuy là rất hứng thú về những lý thuyết đấy. Và thêm đây là đề tài, khái niệm mới nữa chứ
    Tiếc là mình có đến 3 bài luận đang làm, không có thời gian đọc để thảo luận thêm với bạn nhỉ. Hay là vậy nè, mình chia nửa việc cùng tìm hiểu, xong góp ý, hề hề, group work sẽ tốt hơn chứ nhỉ
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 09/10/2004
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 09/10/2004
  6. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Ôi bạn ơi, vậy nó cũng giông giống như phát triển bền vững quá. Nôm na là phát triển nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ sau --> cũng là phát triển không sử dụng "quá" năng lượng ---> giống cái của bạn
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Mục đích là tạo ra 1 hệ thống sinh thái co'''''''''''''''''''''''''''''''' chu kỳ trong đó mọi yếu tố cộng tác với nhau hầu đạt tới 1 hiệu quả tối ưu .[/QUOTE]
    Bạn làm mình nhớ đến 1 bài giảng của ông thầy 2 năm trước, nói về hệ thống nhỏ, trong đó tự tạo, sử dụng và bảo quản năng lượng (nhưng cuối cùng họ không thành công), và, nhiều nhiều ý nữa, có vài website hữu ích, nhưng thời đấy tiếng anh con2 bập bẹ nen6 chẳng vào đầu mấy , giờ thì quên luôn nó là gì rồi, có khi lai la đề tài bạn đang đề cập
    Mình đã bõ lỡ môn học về triết phát triển bền vững (vì khả năng có hạn ) tuy là rất hứng thú về những lý thuyết đấy. Và thêm đây là đề tài, khái niệm mới nữa chứ
    Tiếc là mình có đến 3 bài luận đang làm, không có thời gian đọc để thảo luận thêm với bạn nhỉ. Hay là vậy nè, mình chia nửa việc cùng tìm hiểu, xong góp ý, hề hề, group work sẽ tốt hơn chứ nhỉ
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 09/10/2004
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 09/10/2004
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Chào Bạn Rinvic.
    Group work là 1 việc tốt đấy.
    Còn bạn nói về V/Đ phát triển bền vững, có lẽ theo từ (Sustainable development) có phãi k0?. Cái này thì quá xa hơi ''''dao to búa lớn'''' , chỉ là lý thuyết suông, tuỳ điều kiện khu vưc. Cả khối nhà hùng biện các nước phát triển đã bàn nhiều với Triết phát triển bền vững.

    Trái lại, Permaculture thực tế hơn, nó k0 đề cập đặt nặng sự bảo trì bảo tồn nhiều cho các ảnh hưởng đến thế hệ sau và các sự cố có thể xảy ra.
    Nhưng nó đặt trọng tâm vào việc ứng dụng và xử dụng các kiến thức KHKT phù hợp với thiên nhiên, thay vì đi ngược lại lại với thiên nhiên & môi trường thực tế cụ thể của 1 nhà nông hay 1 nông trường (Farm) chẳng hạn, với khả năng (Nhân, Tài, Vật, Lực) hiện có.
    Các kiến thức KHKT phải là những kiến thức KHKT phù hợp & trung gian (Appropriate /intermediate Technology) có chọn lọc và hệ thống hoá.

    Ví dụ cụ thể:
    Các nhà Nông mình cũng đã ứng đúng v/d nầy những kiến thức KHKT 1 cách cụ thể như là:
    Dụng Phân xanh từ bèo hoa dâu hay Phân chuồng, xử dụng lại với Ruộng Nương.
    Dẫn thủy nhập điền (bằng nhiều hình thức khác nhau từ đon giãn dến qui mô, Nuôi cá trong ruộng ao hồ
    các hồ cá nhân tạo: Cá tra, Trê dưới đáy, cá Rô Phi trên mặt nước, Thức ăn cung cấp từ hèm rượu VV...

    Sau Đây là Địa Chĩ 1 vài trang về 1 hệ thống sinh thái mô hình nhỏ, cụ thể & đơn giãn:

    http://www.gburnett.unisonplus.net/Perma/
    Lần cập nhật cuối: 07/04/2014
  8. pinkautumn

    pinkautumn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý là khái niệm SD nói chung là quá lí tưởng, nói chung là rất khó để đạt được nó, tuy nhiên ít ra nó cũng là mục tiêu để phấn đấu. 5 mục tiêu chính của phát triển bền vững (SD) là:
    1 biodiversity conservation
    2.intrageneration equity
    3. intergeneration equity
    4. precautionary principles
    5. linkages between environment and economic
    Nếu theo như anh Hoailong nói thì permaculture thì nó không tập trung vao hai muc tiêu 3 va 4 của phát triển bền vững, nhưng ví dụ đưa ra có thể thấy nó quan tâm đến mục tiêu 5.
    Nói chung theo em là khái niệm đưa ra thế, còn việc áp dụng như thế nào là tuỳ mỗi người interpret thôi. Em chưa được biết đến thuật nữ này nhưng mà qua các ví dụ thì thấy nó hơi giống y tưởng của industrial ecology.
  9. pinkautumn

    pinkautumn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý là khái niệm SD nói chung là quá lí tưởng, nói chung là rất khó để đạt được nó, tuy nhiên ít ra nó cũng là mục tiêu để phấn đấu. 5 mục tiêu chính của phát triển bền vững (SD) là:
    1 biodiversity conservation
    2.intrageneration equity
    3. intergeneration equity
    4. precautionary principles
    5. linkages between environment and economic
    Nếu theo như anh Hoailong nói thì permaculture thì nó không tập trung vao hai muc tiêu 3 va 4 của phát triển bền vững, nhưng ví dụ đưa ra có thể thấy nó quan tâm đến mục tiêu 5.
    Nói chung theo em là khái niệm đưa ra thế, còn việc áp dụng như thế nào là tuỳ mỗi người interpret thôi. Em chưa được biết đến thuật nữ này nhưng mà qua các ví dụ thì thấy nó hơi giống y tưởng của industrial ecology.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Chào các Bạn
    Việt Nam củng có 1 mô hình tương tự như Pemaculture nhưng với ý nghiã hạn hẹp hơn đôi chút: đó là mô hình RVAC /VAC = ( mô hình RVAC là rừng - vườn - ao - chuồng /vườn, ao, chuồng (VAC) )
    Sau đây là 1 số thông tin về V/đ này :
    VAC là vườn - ao - chuồng, RVAC là rừng - vườn - ao - chuồng. Thật ra, đây là kinh nghiệm lâu đời của cư dân đồng bằng sông Hồng. Thừa kế tài sông nước và đánh cá của người Lạc Việt, từ mấy nghìn năm trước, họ đã thấy rõ lợi ích của việc nuôi cá "thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền". Nhất nuôi cá, nhì làm vườn, ba làm ruộng. Hay là, "cơm với cá như mạ với con". Đồng bằng sông Hồng có nhiều ao, có nơi "đào đá" "vượt thổ" để có đất cư trú. Vì vậy, cùng nhà ở, một số nông dân còn cả vườn và ao với cách bố trí "trước cau, sau mít, cá vít chân bèo", cùng với chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Theo quan điểm ngày nay, đây là một hệ sinh thái nông nghiệp nhỏ với quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần, cho nên giảm hao phí năng lượng, giảm năng lượng vô công trong chuyển hóa năng lượng tất yếu. Phân bón lấy từ chuồng ra dùng bón ruộng, bón vườn. Màu của đất vườn trôi xuống ao, sinh vật phù du dễ phát triển làm thức ăn cho cá. Các loại chất thải đổ xuống bùn ao, bùn ao xúc lên để bón vườn. Bèo cái trên mặt ao là thức ăn của lợn. Nhiều hệ sinh thái nông nghiệp nhỏ ấy, kết hợp với nhau và đồng ruộng quanh làng.
    Mô hình VAC đã được hưởng ứng ở vùng châu thổ, và RVAC được hưởng ứng ở các nơi có đồi núi. Tỉnh Hưng Yên đất hẹp người đông ở đồng bằng sông Hồng, đến tháng 10-1998 đã có 78 nông trại gia đình từ VAC phát triển lên, có tính hàng hóa cao hơn. Cũng đã có nông trại gia đình ở Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Tây... Riêng ở Hà Tây, một nông trại trồng hoa và sản xuất cây giống bán kết hợp nuôi lợn quy mô nhỏ (chỉ 600m2) ở gần thị xã Hà Đông (xã La Khê) đã có thu nhập mấy chục triệu đồng/năm. Còn RVAC đã phát triển rộng khắp ở các tỉnh có đồi núi từ bắc vào nam qua các tỉnh Trung Bộ... Có những cơ sở đã thu nhập hằng năm ba bốn triệu đồng, vài ba chục triệu đồng, có nơi hàng trăm triệu đồng và cả tỷ đồng. Có cơ sở đã đấu thầu 10 ha ruộng trũng ở Chương Mỹ (Phú Xuyên, Hà Tây) trồng sen lấy hạt, kết hợp nuôi cá, nuôi trai lấy vỏ với trồng lúa, trồng bạch đàn rồi nhãn ở bờ được đắp to, đã thu nhập 600 triệu đồng (năm 1993); 920 triệu đồng (năm 1997), và dự kiến hơn một tỷ đồng (năm 1998), thành tỷ phú đồng chiêm.
    Lại có cơ sở nuôi tôm sú ở thị trấn Ba Ngòi (Khánh Hòa) chỉ với hai ha nuôi tôm và một bể sản xuất tôm giống đến tháng 10-1998 đã thu nhập một tỷ 66 triệu đồng, saukhi trừ mọi chi phí (công lao động, tiền mua thức ăn và thuốc phòng bệnh cho tôm...). Cả huyện Cam Ranh có 491 trại tôm giống sản xuất một tỷ con có giá trị 34 tỷ đồng. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1) (Khóa VIII) ban hành ngày 10-11-1998 ghi rõ: Ơở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình (báo Nhân dân ngày 23-11-1998).
    Thực tiễn của phong trào VAC, RVAC phong phú, đa dạng trong cả nước cho một số nhận xét đầu tiên: Tính hàng hóa ở đây rõ. Đó không còn là cách làm ăn để tự túc, hay để có thêm chất dinh dưỡng, mà chủ yếu là để thoát nghèo, để làm giàu, và thực tế đã hình thành nhiều vùng có nông sản để bán: vùng mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai), vùng cam, quýt Bắc Sơn (Lạng Sơn), vùng vải thiều Lục Ngạn và nhiều huyện khác (Bắc Giang), vùng nho Phan Rang (Ninh Thuận), vùng thanh long Hàm Thuận (Bình Thuận), một số vùng cây ăn trái nổi tiếng ở miệt vườn Nam Bộ cùng với các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển. Vùng chăn nuôi bò, dê, cừu (Ninh Thuận), vùng cây công nghiệp lâu năm và bò thịt (Tây Nguyên) VAC và RVAC là một cơ cấu nông nghiệp hợp lý, phù hợp điều kiện sinh thái vàkinh tế xã hội từng nơi. Xã Mễ Sở (Châu Giang, Hưng Yên), trước đây thiếu đói, nay với việc chuyển ruộng xấu ngoài đồng thành vườn trồng táo, dược liệu, quất cảnh để thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng với xe tải về ăn hàng thường kỳ. Cũng như vậy, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình) với các vườn táo cảnh, hoa ngâu, hoa hòe, cây cảnh và dâu tằm đã cho thu nhập mỗi năm tới 30 tỷ đồng, với 50% số hộ trong xã trở thành giàu có. Xã Mê Linh (Mê Linh, Vĩnh Phúc) chuyển từ 40 mẫu hoa hồng Đà Lạt (năm 1994) thành 400 mẫu đã thu nhập hơn ba chục tỷ đồng năm 1997.
    Nước ta nói chung có 2 loại đất. Đất sa bồi châu thổ đã được sử dụng tốt từ lâu, nay là những vùng nông sản nông nghiệp trù phú, đất hình thành tại chỗ, đất cao, đất dốc miền đồi núi, sử dụng kém hơn, nay là vùng đất trồng đồi núi trọc mênh mang. Nông trại kiểu RVAC đã bắt đầu sử dụng loại đất này tốt và có xu thế đi vào bền vững. Hai lần Vĩnh Phú (cũ) lên đồi thất bại, nay với những RVAC từ 2 đến 3 ha, đến vài ba chục ha, Vĩnh Phúc, Phú Thọ đã trụ lại được.
    Các mô hình VAC, RVAC cho những nhận xét khoa học mới. Vùng vải thiều Lục Ngạn và nhiều huyện khác (Bắc Giang) đã phủ định nhận định cũ về đất đồi bạc màu, cho là "không thể đảo ngược". Cũng như vậy, vùng thanh long Bình Thuận với đất cát khô nóng ven biển cực nam Trung Bộ; và trang trại ở Lệ Thủy (Quảng Bình) cho thấy khả năng sử dụng các loại cồn cát di động này VAC và RVAC, chứng minh cho tư tưởng phương Đông: "Đất không nói dối, nó trả lại sòng phẳng những gì đã đầu tư vào nó". Chúng còn phù hợp khoa học phương Tây trước đây là quan điểm của nhà thổ nhưỡng học Xô-viết (Liên Xô cũ) Vi-li-am (1930): "Không có đất xấu, chỉ có phương pháp canh tác chưa tốt". Hay gần đây với quan điểm "nông nghiệp sinh thái học thích hợp" của nhà nông học Đức B. Neuge-bauer (1995): Nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp, phải bảo vệ cả nước và đất, phải phù hợp điều kiện sinh thái địa phương, không sản xuất lương thực với bất cứ giá nào. Sử dụng nhiều lao động, dùng ít đầu vào từ bên ngoài. Từ VAC, RVAC mà tiến dần lên nông trại gia đình nhiều tính hàng hóa.
    Nhà văn Đức Gớt (Goeth), có câu viết nổi tiếng: "Lý thuyết màu xám, cây đời mãi mãi xanh tươi".
    Đối với VAC và RVAC cũng vậy. Do mãi mãi xanh tươi mà phong trào này còn cho nhiều kinh nghiệm tốt,
    nhiều bài học hay, chưa hề có trong sách vở.
    Bùi Huy Đáp, Giáo sư nông học, (Nhân Dân - 31/12/1998)
    ---
    PHáT TRIểN Hệ SINH THáI VAC GIA ĐìNH Để Có NHIềU THựC PHẩM ĐA DạNG CảI THIệN BữA ǍN
    & PHòNG CHốNG SUY DINH DuỡNG

    I. Hệ SINH THáI VAC Và kHOA HọC TáI SINH NǍNG LƯợNG .
    Trong vòng 10 nZm gần đây, VAC một danh từ được đùng nhiều trong hoạt động thúc đẩy sản xuất lương thực và thực phẩm, ý tưởng của tác giả đưa ra từ này là tóm tắt hệ sinh thái có từ lâu đời
    ở các gia đình nông thôn Việt Nam: Vườn rau, Ao cá, Chuồng chZn nuôi.
    Tuy nhiên cần đặt hệ sinh thái truyền thống này. trên một cơ sở khoa học, đó là khoa học tái sinh nZng lượng mặt trời
    qua quang hợp của cây trồng và tái sinh các vật thải bằng cách tận dụng các thứ con người thải ra và các chất thải từ hệ thống
    VAC của mình (Tái sinh=Renew/ Renouveler). V đã không còn chỉ có nghĩa Vườn đơn thuần mà được mở rộng
    ra tất cả các loại cây trồng ở vườn ở ruộng, ở rừng, ở nương, ở rẫy... (V= Vegetation).
    A không chỉ riêng cái Ao cạnh nhà mà là kí hiệu chung chỉ các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ngọt,
    nước lợ, nước mặn ven biển (A = Aquaculture ). Nếu V ký hiệu các loại cây trồng thì A còn ký hiệu
    một yếu tố không thể thiếu cho phát triển cây trồng là Nước.
    C không chỉ riêng chuồng chZn nuôi gia súc trâu, bò, gia cầm, gà, vịt, ngan, ngỗng mà cả nuôi chim, nuôi ong...
    (C = Cage ), C không chỉ ký hiệu các sản phẩm thịt, trứng, sữa dùng nuôi con người mà còn ký hiệu các vật thải của chZn nuôi,
    hết sức cần cho sự phát triển của cây trồng là phân gia súc, gia cầm.
    Như vậy, VAC vừa là ký hiệu của hệ sinh thái quen thuộc ở quanh nhà nông thôn Việt Nam: Vườn, ao, chuồng chZn nuôi, mà là ký hiệu của một tư tưởng phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững tái sinh nZng lượng mặt trời và tái sinh các vật thải. VAC cũng khẳng định cho một mối quan hệ hữu cơ cho sự phát triển của hê sinh thái, ''''''''tận dụng các vật thải. Khái niệm mở rộng của hệ sinh thái VAC (Cây trồng- Nước - Phân) đã đưa hệ sinh thái VAC ở phạm vi quanh nhà ra một phạm vi rộng hơn, các trang trại lớn để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Chính sự mở rộng này tránh được sự bó hẹp coi hệ sinh chát VAC chỉ đơn thuần là cái vườn, ao, chuồng chZn nuôi cụ thể, mà then chốt là sử dụng cơ chế linh hoạt, tiết kiệm và hiệu quả sinh học cao tạo ra giá trị thực phẩm phù hợp với điều kiện đất đai, khoảng không gian trên mặt đất, khoảng không gian ở dưới nước, cũng như vật thải của quá trình sản xuất Chính với tinh thần này, đại hội nghị chuyên gia FAO khu vực châu á Thái Bình Dương ở BZng cốc tháng 7-1991 đã khuyến khích các nước phát triển vườn với việc tận dụng ánh sáng mặt trời, vườn có nhiều lớp cây theo mô hình rừng nhiệt đới nhiều- tầng, tận đụng các .vật thải, chú ý tới hai yếu tố nước và phán, đồng thời ở những nơi có điều kiện kết hợp trồng với chZn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Như vậy chúng ta sẽ làm ra nhiều sản phẩm dả dạng từ nguồn thực -vật và cả động vật, đáp ứng nhu cầu thực tế Zn uống của con người. ở hội nghị Montreal (Canada) bàn về biện pháp phòng chống thiếu vi châu vitamin A, Iot) cũng khuyến nghị cần cải thiện bữa Zn đa dạng dựa vào sự phát triển các vườn theo khái niệm VAC vì từ đó các nguồn thực phẩm sẽ đa dạng, phong phú với các toại rau quả từ vườn, các thức Zn động vật qua chZn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
    II. HIệU QUả CủA Hệ SINH THáI VAC Với Sự PHáT TRIểN NÔNG THÔN BềN VữNG
    Phát triển hệ sinh thái VAC dựa trên hai tính chất dân tộc và khoa học, không những thế còn khuyến khích mòi người dân ở cộng đồng vào việc giải quyết vấn đề lương thực và thực phẩm. ở mọi nơi mỗi gia đình đều có thể làm VAC và các lứa tuổi đều có thể tham gia vào công việc này như học sinh, người già...
    Chính vì vậy phong trào phát triển VAC đã được nhân dân hưởng ứng rộng rãi với khái niệm tái sinh, tận dụng nZng lượng mặt trời và các vật thải đã đem lại các hiệu quả sau:
    1. Về mặt kinh tế.
    Cùng một diện tích đất làm VAC đã đem lại hiệu quả ít nhất từ 3 đến 5 lần so với đem trồng lúa, dù nZng suất lúa đã đạt nZng suất cao 10tấn/ha/nZm.
    2. Về mặt đời sống và phát triển.
    Làm VAC sẽ có nhiều thực phẩm đa dạng trước hết người dân không phải, bỏ tiền ra mua mà còn có thể bán một phần ra thị trường để tZng thu nhập gia đình, giúp tạo thêm tiện nghi cho dời sống. Các sản phẩm dư thừa cũng có thể dùng để chế biến, để bảo quản và lưu thông phân phối sang các địa phương khác hoặc xuất khẩu.
    3. Về mặt môi trường.
    Hệ sinh thái VAC đã cải thiện điều kiện môi trường với cây xanh và hoa quả với sự điều tiết nhiệt độ môi trường của ao. Không những thế với việc tận dụng các vật thái môi trường xung quanh sẽ trở nên sạch sẽ hơn. Phát triển hệ sinh thái VAC tạo điều kiện tZng việc làm, tZng thu nhập đưa đến sự cải thiện môi trường xã hội lành mạnh.
    4. Về mặt dinh dưỡng.
    Các gia đình làm VAC có nhiều thực phẩm đa dạng làm cho bữa Zn được phong phú cân đối. Do nguồn thức Zn động vật từ VAC cung cấp đã làm giảm lượng gạo sử dụng và tZng lượng protein và lipit trong khẩu phần. Đồng thời với nguồn rau quả từ vườn đảm bảo cho bữa Zn đủ vitamin nhất là vitamin C, và Caroten, không những thế rau quả từ vườn nhà giữ nguyên được giá trị và ít hao hụt, không bị đe dọa lượng thuốc trừ sâu cao hoặc nhiễm giun sán. Hiệu quả của hệ thống VAC tới dinh dưỡng là một trong những biện pháp duy trì sự bền vừng cũng như loại trừ nguyên nhân cơ bản của thiếu các yếu tố vi chất dinh dưỡng.
    5. Về mặt sức khỏe.
    Cùng một lúc hệ sinh thái VAC tác động vào nhiều khía cạnh của việc làm tZng sức khỏe. Trước hết tạo điều kiện tZng mức sống của gia đình, làm thay đổi yếu tố vi khí hậu nhà ở với cây xanh, bóng mát, không khí trong lành. VAC làm thay đổi cơ cấu của khẩu phần Zn, tạo điều kiện cho người dân có được đủ thực phẩm và các chất dinh dưỡng cần thiết. VAC tạo điều kiện có thêm việc làm vừa sức với người già và những người có bệnh mạn tính, tạo điều kiện cho việc cải thiện tình trạng bệnh tật.
    6. VAC với việc ổn định và bền vững của cuộc sống nông thôn.
    Chính việc tZng thêm cáe việc làm của hệ sinh thái VAC và phát triển các ngành nghề thủ công, tZng thu nhập, đồng thời giải quyết việc làm lúc nông nhàn, hạn chê'''''''' số người ra thành phố kiếm sống. Chính tác động này cũng làm giảm cả những bệnh dịch xã hội, ngay cả đại dịch thế kỉ là AIDS cũng lấy lũy tre xanh làm hàng rào bảo vệ ngZn cản sự lan truyền của nó.
    Chính những lợi ích của VAC với những hiệu quả nhiều mặt của nó, ngay ở thành phố việc tận dụng nguồn nZng lượng mặt trời, vật thải mà người dân ở thành phố vẫn có thể làm VAC được. Nhiều gia đình đã dùng chậu trồng rau trồng gia vị, trồng hoa, giàn nho, trồng mướp, trồng bầu, đậu ván, đậu rồng... nuôi gà, nuôi chim, ong và sinh vật cảnh. Những công việc đó vừa đem lại lợi ích thiết thực, tạo điều kiện cho người dân thành phố lao động chân tay, thư giãn, cũng như gần gũi với thiên nhiên, và có cuộc sống tâm linh khỏe mạnh.
    Hệ sinh thái VAC với khái niệm rộng và uyển chuyển của nó đã có những tác dụng to lớn, và là biện pháp tổng hợp:có hiệu quả giúp giải quyết nạn đói và suy dinh dưỡng.
    ___
    Sau đây là Địa Chĩ 1 vài trang &1 số thông tin (tieng Anh) về Permaculture & VAC :
    - http://www.fao.org/DOCREP/005/Y1187E/y1187e10.htm do co quan FAO
    - VAC And Permaculture In Viet Nam Nguyen Van Man (Viet Nam)
    http://www.rosneath.com.au/ipc6/ch06/vanman/index.html
    ____
    HoaiLong
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 10:55 ngày 21/10/2004

Chia sẻ trang này