1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Permaculture là gì ? Có thể áp dụng tại VN được K0 ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 08/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Từ Permaculture VAC (Vườn - Ao - Chuồng) thật ....
    Làm giàu từ mô hình ruộng - (Vườn - Ao - Chuồng) Khép kín

    Nguồn tin: Agroviet, 23/02/04
    Tư ?oDê? là cái tên được bà con đặt ra trở thành thông dụng, sau khi anh bước vào lĩnh vực chăn nuôi. Từ ngã ba Sơn Đốc trên tỉnh lộ 885 đi về phía huyện Ba Tri, khi hỏi đến anh thì sẽ được chỉ dẫn cặn kẽ, đến trụ điện 271 rẽ phải theo lộ đất đi hơn 100m
    là đến mô hình nuôi dê rất bài bản của anh Trần Văn Phước 56 tuổi, ấp 2, xã Hưng Nhượng (huyện Giồng Trôm - Bến Tre).
    Được biết, sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, từ Mỹ Tho (Tiền Giang) anh đùm túm gia đình trở về quê vợ sinh sống. Vốn là dân sống ở thành thị, nên bước vào lãnh vực nông nghiệp không được am tường, hơn nữa đất đai có trong tay quá ít ỏi, anh chị phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày thật vất vả mà chỉ đủ ăn.
    Anh suy đi tính lại phải kết hợp chăn nuôi thì may ra mới có thể tăng thêm kinh tế gia đình, mà chăn nuôi thì phải cần vốn con giống và thức ăn. Đây là vấn đề nan giải ban đầu, chỉ có con dê là đỡ tốn kém về tiền thức ăn. Dịp may đưa đến, người anh vợ bán chịu cho anh đàn dê để đi làm ăn xa, gồm 2 nái và 4 dê con.
    Khởi nghiệp với mấy con dê, sau vài năm anh nhen nhúm đưa đàn dê càng ngày càng đông thêm, từ đó con dê giúp cho cuộc sống gia đình anh được ổn định và có của ăn của để. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục đóng chuồng làm trại thêm, số dê nái đẻ lên gần 40 con và mỗi năm cho ra ngoài 60 dê con. Để đảm bảo nguồn thức ăn, anh trồng so đũa, cỏ voi, giâm dây khoai lang trên bờ ao và ven ranh.
    Hằng năm, từ con dê cho khoảng 30 triệu đồng và mới đây sốt giá con giống, tiền thu nhập còn vượt trội.
    Anh bộc bạch: ?oChăn nuôi mà gặp dịp như vầy thì êm xuồng mát mái vô cùng?.
    Chúng tôi đi một vòng quanh xem mô hình VACR khép kín của anh, nào là khu vực nuôi trùng quế (V) , hố ủ phân và 3 ao
    (A) nuôi cá mè Vinh, tai tượng, chim trắng.
    Ao nào ao nấy đều đầy ắp cá, khi cho ăn cá tranh mồi thấy phát mê. Triển vọng về con cá sẽ có mức thu nhập rất đáng kể. Ngoài ra, nguồn sữa và phân dê (C) cũng đem lại một số tiền không nhỏ. Anh tận dụng nguồn phân sẵn có đem bón cho Ruộng (R) , vườn nên lúa trúng mùa và cây sai quả.
    Mô hình chăn nuôi của anh được KN huyện chọn làm ?oMô hình tiêu biểu? và anh cũng được xã bình chọn ?oNông dân SX giỏi? cấp huyện qua nhiều năm liền.
    (Nguồn tin: NNVN)
    LÀM GIÀU TỪ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG HỢP VAC
    Quốc Chiến- ĐTH
    Anh Nguyễn Thanh Triều ở ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Thạnh Trung,
    huyện Tam Bình là một nông dân cần cù lao động và có chí phấn đấu vươn lên làm giàu. Anh đã tận dụng đất đai và điều kiện sẵn có của gia đình để xây dựng phương thức làm ăn hợp lý với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, đồng thời áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào trong sản xuất nên hiệu quả đạt cao, mức thu nhập của gia đình trong những năm qua được nâng lên khá.
    Anh cho biết cách gia đình có 5 công vườn và 6 công ruộng nhưng trước đây do vườn chủ yếu là cây tạp, nên thu nhập chủ yếu nhờ vào cây lúa vì thế cuộc sống chỉ tạm đủ chứ không có dư. Dưới tác động của phong trào nông dân sản xuất giỏi kết hợp với chí quyết tâm vươn lên làm giàu, anh không ngừng học hỏi kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, đi tham quan nhiều nơi và tiếp cận KHKT tiến bộ qua các lớp tập huấn, khuyến nông... Với vốn kiến thức được tích luỹ, đầu năm 1995 anh đã cải
    tạo lại vườn để trồng cam sành và bưởi 5 roi. Bên cạnh đó còn thực hiện lấy ngắn nuôi dài, tận dụng đất trống ở những năm đầu cây chưa lớn trồng chuối, đu đủ để có thêm thu nhập.
    Thấy làm vườn có hiệu quả kinh tế cao nên cuối năm 2000 được sự cho phép của huyện kết hợp với hệ thống đê bao thuỷ lợi hoàn chỉnh anh tiếp tục lên liếp, đấp mô 6 công ruộng còn lại để trồng cam sành Ngoài ra anh còn chăn nuôi thêm heo, gà thả vườn và dưới mương liếp nuôi cá.
    Với mô hình tổng hợp (Vườn - Ao - Chuồng- Ruộng VACR) mà từ năm 1998 đến nay cuộc sống gia đình anh đã được nâng cao hơn trước và từng bước vươn lên khá giàu. Bình quân hàng năm anh thu nhập từ vườn cây ăn trái, chăn nuôi heo, gà và cá vài chục triệu đồng.
    Cụ thể trong 3 năm qua với mô hình này, sau khi thu nhập trừ chi phí đầu tư mỗi năm anh còn dư trên 50 triệu đồng, nhờ thế mà năm 2003 anh đã cất được một ngôi nhà tường khang trang và mua sắm đầy đủ vật dụng tiện nghi phục vụ sinh hoạt gia đình
    Theo anh có được như ngày hôm nay trước tiên là phải siêng năng lao động, thường xuyên học hỏi để nâng cao kiến thức và biết kết hợp kinh nghiệm với áp dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ... Bên cạnh làm giàu cho bản thân anh còn sẵn sàng giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất, cây giống cho bà con nghèo ở địa phương để cùng nhau tăng gia sản xuất, vươn lên có cuộc sống ổn định.
    Năm 2002 anh được Hội nông dân huyện Tam bình tặng danh
    hiệu là nông dân sản xuất giỏi.
    Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long
    Địa chỉ: 107/2 Đường Phạm Hùng, Phường 9, Thị xã Vĩnh Long
    Điện thoại: (070) 822223 Fax: (070) 823682
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Từ Permaculture VAC (Vườn - Ao - Chuồng) thật ....
    Làm giàu từ mô hình ruộng - (Vườn - Ao - Chuồng) Khép kín

    Nguồn tin: Agroviet, 23/02/04
    Tư ?oDê? là cái tên được bà con đặt ra trở thành thông dụng, sau khi anh bước vào lĩnh vực chăn nuôi. Từ ngã ba Sơn Đốc trên tỉnh lộ 885 đi về phía huyện Ba Tri, khi hỏi đến anh thì sẽ được chỉ dẫn cặn kẽ, đến trụ điện 271 rẽ phải theo lộ đất đi hơn 100m
    là đến mô hình nuôi dê rất bài bản của anh Trần Văn Phước 56 tuổi, ấp 2, xã Hưng Nhượng (huyện Giồng Trôm - Bến Tre).
    Được biết, sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, từ Mỹ Tho (Tiền Giang) anh đùm túm gia đình trở về quê vợ sinh sống. Vốn là dân sống ở thành thị, nên bước vào lãnh vực nông nghiệp không được am tường, hơn nữa đất đai có trong tay quá ít ỏi, anh chị phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày thật vất vả mà chỉ đủ ăn.
    Anh suy đi tính lại phải kết hợp chăn nuôi thì may ra mới có thể tăng thêm kinh tế gia đình, mà chăn nuôi thì phải cần vốn con giống và thức ăn. Đây là vấn đề nan giải ban đầu, chỉ có con dê là đỡ tốn kém về tiền thức ăn. Dịp may đưa đến, người anh vợ bán chịu cho anh đàn dê để đi làm ăn xa, gồm 2 nái và 4 dê con.
    Khởi nghiệp với mấy con dê, sau vài năm anh nhen nhúm đưa đàn dê càng ngày càng đông thêm, từ đó con dê giúp cho cuộc sống gia đình anh được ổn định và có của ăn của để. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục đóng chuồng làm trại thêm, số dê nái đẻ lên gần 40 con và mỗi năm cho ra ngoài 60 dê con. Để đảm bảo nguồn thức ăn, anh trồng so đũa, cỏ voi, giâm dây khoai lang trên bờ ao và ven ranh.
    Hằng năm, từ con dê cho khoảng 30 triệu đồng và mới đây sốt giá con giống, tiền thu nhập còn vượt trội.
    Anh bộc bạch: ?oChăn nuôi mà gặp dịp như vầy thì êm xuồng mát mái vô cùng?.
    Chúng tôi đi một vòng quanh xem mô hình VACR khép kín của anh, nào là khu vực nuôi trùng quế (V) , hố ủ phân và 3 ao
    (A) nuôi cá mè Vinh, tai tượng, chim trắng.
    Ao nào ao nấy đều đầy ắp cá, khi cho ăn cá tranh mồi thấy phát mê. Triển vọng về con cá sẽ có mức thu nhập rất đáng kể. Ngoài ra, nguồn sữa và phân dê (C) cũng đem lại một số tiền không nhỏ. Anh tận dụng nguồn phân sẵn có đem bón cho Ruộng (R) , vườn nên lúa trúng mùa và cây sai quả.
    Mô hình chăn nuôi của anh được KN huyện chọn làm ?oMô hình tiêu biểu? và anh cũng được xã bình chọn ?oNông dân SX giỏi? cấp huyện qua nhiều năm liền.
    (Nguồn tin: NNVN)
    LÀM GIÀU TỪ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG HỢP VAC
    Quốc Chiến- ĐTH
    Anh Nguyễn Thanh Triều ở ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Thạnh Trung,
    huyện Tam Bình là một nông dân cần cù lao động và có chí phấn đấu vươn lên làm giàu. Anh đã tận dụng đất đai và điều kiện sẵn có của gia đình để xây dựng phương thức làm ăn hợp lý với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, đồng thời áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào trong sản xuất nên hiệu quả đạt cao, mức thu nhập của gia đình trong những năm qua được nâng lên khá.
    Anh cho biết cách gia đình có 5 công vườn và 6 công ruộng nhưng trước đây do vườn chủ yếu là cây tạp, nên thu nhập chủ yếu nhờ vào cây lúa vì thế cuộc sống chỉ tạm đủ chứ không có dư. Dưới tác động của phong trào nông dân sản xuất giỏi kết hợp với chí quyết tâm vươn lên làm giàu, anh không ngừng học hỏi kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, đi tham quan nhiều nơi và tiếp cận KHKT tiến bộ qua các lớp tập huấn, khuyến nông... Với vốn kiến thức được tích luỹ, đầu năm 1995 anh đã cải
    tạo lại vườn để trồng cam sành và bưởi 5 roi. Bên cạnh đó còn thực hiện lấy ngắn nuôi dài, tận dụng đất trống ở những năm đầu cây chưa lớn trồng chuối, đu đủ để có thêm thu nhập.
    Thấy làm vườn có hiệu quả kinh tế cao nên cuối năm 2000 được sự cho phép của huyện kết hợp với hệ thống đê bao thuỷ lợi hoàn chỉnh anh tiếp tục lên liếp, đấp mô 6 công ruộng còn lại để trồng cam sành Ngoài ra anh còn chăn nuôi thêm heo, gà thả vườn và dưới mương liếp nuôi cá.
    Với mô hình tổng hợp (Vườn - Ao - Chuồng- Ruộng VACR) mà từ năm 1998 đến nay cuộc sống gia đình anh đã được nâng cao hơn trước và từng bước vươn lên khá giàu. Bình quân hàng năm anh thu nhập từ vườn cây ăn trái, chăn nuôi heo, gà và cá vài chục triệu đồng.
    Cụ thể trong 3 năm qua với mô hình này, sau khi thu nhập trừ chi phí đầu tư mỗi năm anh còn dư trên 50 triệu đồng, nhờ thế mà năm 2003 anh đã cất được một ngôi nhà tường khang trang và mua sắm đầy đủ vật dụng tiện nghi phục vụ sinh hoạt gia đình
    Theo anh có được như ngày hôm nay trước tiên là phải siêng năng lao động, thường xuyên học hỏi để nâng cao kiến thức và biết kết hợp kinh nghiệm với áp dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ... Bên cạnh làm giàu cho bản thân anh còn sẵn sàng giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất, cây giống cho bà con nghèo ở địa phương để cùng nhau tăng gia sản xuất, vươn lên có cuộc sống ổn định.
    Năm 2002 anh được Hội nông dân huyện Tam bình tặng danh
    hiệu là nông dân sản xuất giỏi.
    Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long
    Địa chỉ: 107/2 Đường Phạm Hùng, Phường 9, Thị xã Vĩnh Long
    Điện thoại: (070) 822223 Fax: (070) 823682
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    ĐẾN Permaculture VAC (Vườn - Ao - Chuồng) rỡm:
    Người có "phép hô biến"!!( có tiếng k0 có miếng)

    (15/09/2003)
    Từ lâu bệnh thành tích đã tồn tại trong xã hội ta như một thứ sâu mọt "ăn mòn" dần những thành tích thực.
    Các tỉnh, thành phố, cơ quan, Cty...đang chạy theo thứ mốt "vẻ bề ngoài" này. Họ chẳng cần biết kết cục sẽ ra sao, sẽ ảnh hưởng thế nào đến uy tín, chất lượng mà chỉ cốt nhằm kiếm cho được một cái "mác nhãn hàng đầu" để không chỉ thu hút nhiều vốn hơn từ trên "rót" xuống mà còn kiếm cái danh cho oai!!!.
    Tháng 7-2003, Tỉnh Tiền Giang tổ chức Đại hội Gia đình văn hóa toàn tỉnh lần 11 tại hội trường ấp Bắc, có 19 hộ đạt tiêu chuẩn về dự, trong đó có hộ anh Trần Văn Đậm ấp Hoà, xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè, được chính quyền xã chọn đi dự và báo cáo điển hành tại đại hội.
    Theo báo cáo, đề xuất của UBND xã gửi về cấp trên để công nhận gia đình văn hóa cho gia đình anh Đậm thì anh là một nông dân sản xuất giỏi. Chỉ với 3,5 công đất vườn anh áp dụng cách sản xuất theo mô hình vườn, ao, chuồng (VAC) thu nhập hàng năm trên 60 triệu đồng. Vườn thì trồng xoài cát Hoà Lộc, cam sành , bưởi long...ao nuôi cá,...chuồng nuôi heo....Ngoài ra hàng năm anh còn hỗ trợ kỹ thuật, con giống cho bà con nuôi khi nào bán xong mới trả vốn lại cho anh. Khi "gương điển hình" này được tuyên truyền rộng rãi thì nhiều người dân trong xã xôn xao, bàn tán và họ đã làm đơn phản ánh về sự gian dối trên.
    Sau khi điều tra, mới phát hiện ra thành tích đó không hề có mà toàn bộ là do cán bộ văn hoá thông tin (VHTT) xã cố "nặn" ra để lấy thành tích. UBND xã thì "vô tư" xác nhận vào báo cáo để gửi đi. Trả lời phỏng vấn, anh Đậm nói thật với cánh nhà báo: Trước đây nhà anh có nuôi heo nhưng từ năm 2001 đến nay không nuôi nữa, chuồng heo đã dọn dẹp cất kỹ. Xoài cát Hòa Lộc độ chừng ba mươi cây còn cam sành chỉ bắt đầu có trái. Cá nuôi
    được 2 ao, mỗi ao dài khoảng 10 mét. Như vậy có thể kết luận với quy mô như trên, hộ anh Đậm không thể có năng suất cao đến như vậy!.
    Còn việc hỗ trợ con giống cho bà con nuôi, bán xong mới trả vốn, cụ thể là hộ ông Nguyễn Hữu Nhơn, bà Nguyễn Th Tao. . . như bảo cáo là hoàn toàn không có. Các hộ trên đã phản đối chuyện này. Một vấn đề khác là trong bốn tiêu chuẩn để đạt được Gia đình văn hóa thì tiêu chuẩn thứ ba, "Giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường" thì hộ anh Đậm vẫn còn sử dụng cầu tiêu trên ao cá bên cạnh giếng nước phục vụ cho cả khu vực!!!.
    Sau khi sự việc đổ bể ra, gia đình anh Đậm rất mặc cảm với bà con hàng xóm. Một số người hiểu rõ chuyện thì thông cảm với vợ chồng anh, còn không thì họ cứ gán cho là "gia đình anh nói dóc vì hám danh". Anh nói: "Trước đây tôi không chịu đi dự đại hội này. Nhưng anh Dũng (cán bộ VHTT xã) cứ đến thuyết phục hoài, anh nói tôi không đi dự thì không có người nào khác cả, mà không có người thì xã sẽ bị mất thành tích!!!". Vì nghĩ đến
    lợi ích chung nên tôi chấp nhận, còn toàn bộ thành tích trong báo cáo là do anh Dũng viết. Nhưng nay đổ bể ra thì một mình tôi lãnh đủ, uy tín bị xuống rất nhiều, vợ chồng tôi buồn vô hạn..."
    Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hồng Dũng, Phó Bí thư xã Hòa Hưng, nói: "Người dân phản đối là có cơ sở. Chúng tôi đang nghiêm túc xem lại chuyện sai sót này. Huyện đề nghị thu hồi giấy chứng nhận Gia đình văn hóa nhà anh Đậm và xử lý cán bộ VHTT xã".
    Có thể thấy rõ một điều qua bài này là những cán bộ xã kiểu như ông Dũng chắc hẳn là biết rõ hậu quả sẽ ra sao đối với nạn nhân của "phép hô biến" nếu một khi bị lộ tẩy. Thế nhưng, những tấm bằng khen, máu ăn thua không chịu kém người khác, họ có thành tích thì mình cũng phải có đã làm mờ mắt họ.
    (Công an Tp. HCM)
    (Theo: Minh Quy - minh_quy80@yahoo.com)
    Và các sự cố có thể xảy ra :
    Vừa qua , Do dịch cúm gà & Việcxác định virus gây cúm gà có khả năng lây sang người, Việc cách ly gà cúm với các loại động vật khác ở các tỉnh phía Nam rất khó khăn và phức tạp.
    Theo lãnh đạo Chi cục Thú y các tỉnh Long An và Tiền Giang, từ khi có dịch đến nay chưa có biện pháp gì để cách ly gà bị dịch với các loại gia cầm khác như lợn, bò, chó... Khi đến các hộ gia đình và trại chăn nuôi gà ở Long An, VnExpress nhận thấy khu chuồng lợn và gà đều rất gần nhau. Gà chết thậm chí còn được vứt thành đống ngay cạnh đàn lợn mới đẻ. Đặc biệt, với mô hình
    VAC (Vườn - Ao - Chuồng), nhà anh Hai Nguyện ở thôn Nhơn Thạnh Trung, Long An đã bố trí chuồng gà trên mặt ao nhằm lấy phân gà nuôi cá. Gia đình anh Nguyện còn lo đến chuyện gà chết hàng nghìn con sẽ khiến đàn cá đói vì không có phân gà làm thức ăn. Một số người nuôi lợn ở Long An cũng đã đến Chi cục Thú y mua vacxin về tiêm trước cho đàn lợn. Tuy nhiên, ngay cả các bác sỹ thú y cũng không dám chắc vacxin đó có giúp gì được cho đàn lợn hay không.
    HoaiLong
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 26/10/2004
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Chào các Bạn
    Qua 1 số ví dụ trên, Khái niệm Permaculture có thể diễn dịch là gì ?
    Permaculture là từ hợp từ 2 chữ permanent Culture
    (từ nầy hiện nay trong từ điển Anh Việt & Anh_Anh chưa có),
    Vậy theo cách hiểu của Ta, ta có thể diễn dịch khái niệm này là gi ?
    Trong ngôn ngữ phương Tây, từ Culture
    (còn có nghiã là "văn hóa" bắt nguồn từ chữ cultus tiếng La-tinh có nghỉa là "trồng trọt".
    Nếu từ thời cổ đại ở Phương Đông của người Lạc Việt, từ mấy nghìn năm trước, trong việc ăn ở sinh sống của mình, chăn nuôi, trồng trọt cùng với các sinh hoạt này thì lợi ích của việc nuôi cá "thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền" & các quan niệm về Phong Thuỷ, Tam tài (Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa) mô hình RVAC /VAC = ( mô hình RVAC là rừng - vườn - ao - chuồng VACR=vườn, ao, chuồng, Ruộng xuất hiện cùng lúc trong triết lý Văn hóa đượm ít nhiều màu sắc vừa thực tế vừa huyền hoặc. Ảnh hưởng của quan niệm Văn hóa nầy trải qua hàng ngàn năm nay trong tư duy của Nhà nông VN.
    Với Sự xuất hiện của nền Khoa học kỹ thuật Văn Minh Phuơng Tây gần vài trăm năm nầy Với Khoa Học về CN Môi Trường sinh thái, Permaculture là 1 mô hình môi trường sinh thái chăn nuôi, trồng trọt và ăn ở làm thế nào phối hợp hài hòa và tích hợp tích cực nhất các yếu tố và các ứng dụng và xử dụng các kiến thức KHKT phù hợp với thiên nhiên, thay vì đi ngược lại thiên nhiên (Phong Thuỷ thời nay, Phuơng Tây )
    và các yếu tố như năng lượng tự nhiên sử dụng sức gió, nước và con người, thì từ "PermaCulture" xuất hiện với
    ngữ nghiã mới của nó.
    Theo Thiển ý của tôi, thì xin tạm diễn dịch khái niệm này như sau:
    Permaculture= Văn hoá Tiếp biến Hệ CN sinh thái
    Tiếp biến văn hóa được dịch từ từ tiếng Anh acculturation.
    Trong ngôn ngữ nhân loại học (anthropology), từ này được dùng để chỉ qúa trình diễn ra khi có sự cọ xát giữa hai nền văn hóa trở lên dẫn đến sự thay đổi về thuộc tính của ít nhất một nền văn hóa bị cọ xát.
    Ở mức độ cá nhân nó chỉ qúa trình một cá nhân làm quen với một nền văn hóa và dần dần học tập các hành vi và hệ thống giá trị của nền văn hóa mới.
    Nhờ các Bạn cùng đóng góp ý:
    Diễn dịch như thế có hợp và gói trọn ý chưa ?
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:33 ngày 29/10/2004
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Dạ, "tiếp biến văn hóa" thì nghe hơi ngộ ngộ ha.... Nhưng mà em cũng hổng biết dịch cách nào hay hơn.
    Có cái này hồi lâu rồi em đọc trên báo, về nhà sinh thái. Em post ở đây luôn nha.
    Nhà sinh thái: Vừa nhìn đã mê!
    Đối với Julie Starsmore, một nữ y tá đã 30 tuổi, đấy chính là tình yêu sét đánh. Chị vừa kể lại vừa cười: "Chúng tôi đang lái xe qua công trường xây dựng thì chồng tôi muốn ngắm nhìn một lúc. Vừa nhìn thấy căn hộ, tôi đã thấy yêu ngay. Đấy là vụ mua bán bốc đồng lớn nhất đời tôi."
    [​IMG]

    Toàn cảnh khu nhà sinh thái BedZED.

    Lúc đấy, Julie và Rob - chồng cô đang sống tại ngoại ô London và không hề có ý định rời khỏi căn hộ của mình. Nhưng tất cả đã thay đổi sau khi họ viếng thăm khu BedZED - mẫu làng sinh thái kiểu mới mang lại cho chủ nhân một đời sống cao và giảm bớt những tác động đối với môi trường Trái đất.
    Julie kể: "Tôi yêu không gian, lượng ánh sáng trong ngôi nhà, yêu dáng vẻ của nó. Tôi không hiểu gì về khái niệm BedZED cả, thậm chí tôi còn không nhận ra rằng ngôi nhà không có hệ thống sưởi ấm trung tâm. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận được tờ hóa đơn thanh toán tiền điện đầu tiên." Là sinh viên kiến trúc, Rob quen hơn với mẫu kiến trúc bền vững. Trước khi đến đây, anh đã biết đôi chút về BedZED. Anh tâm sự: "Tuy vậy, tôi thực sự cảm thấy ấn tượng với chất lượng không gian sống và thẩm mỹ."
    Có vẻ như hơi lạ khi cư dân của những ngôi nhà bền vững đầu tiên ở Anh quan tâm nhiều hơn về bề ngoài ngôi nhà hơn là những lợi ích môi trường mà nó mang lại. Nhưng trên thực tế, các tác giả của BedZED lại cực kỳ coi trọng vấn đề sức hấp dẫn và chất lượng cuộc sống do loại nhà này mang lại. Pooran Desai, giám đốc Tập đoàn Phát triển BioRegional, đối tác của BedZED, cho biết: "Thông thường, lựa chọn những yếu tố ít có lợi cho môi trường dễ hơn nhiều. Chẳng hạn, anh cần phải cố gắng mới tìm ra được những vật dụng tiết kiệm điện năng để bớt tiền điện nhưng giá của chúng lại thường rất cao. Bên cạnh đấy, chúng lại không có nhiều lựa chọn - thông thường, vật dụng có lợi cho môi trường nhất lại không phải là những vật dụng bắt mắt nhất."
    Jean-Paul Jeanrenaud, thành viên của Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên (WWF), tỏ ý tán thành: "Các tổ chức môi trường thường mang lại cho mọi người những lựa chọn không được hấp dẫn cho lắm, đại loại như là lời khuyên "hãy tắt lò sưởi đi và mặc áo khoác vào", "hãy đi xe đạp thay cho ô-tô", và "hãy tự mình trồng rau". Điều này chỉ phát huy tác dụng được với một số người, nhưng với đa số thì rất khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được."
    Từ những hóa đơn "dễ thương"
    [​IMG]

    Steve rạng rỡ trước căn nhà sinh thái của mình.

    Vì vậy, khi Pooran bắt tay vào triển khai chương trình phát triển BedZED, yếu tố quan trọng nhất là làm thế nào để thiết kế và xây dựng nhà ở và văn phòng hấp dẫn, giá cả phải chăng, tạo điều kiện cho người mua có thể sống và làm việc một cách bền vững. Ý tưởng này đã giúp Dự án thu hút được nhiều hỗ trợ về mặt tài chính từ các tổ chức khác nhau, trong đó có WWF. Chương trình thân thiện với môi trường bắt đầu từ vật liệu xây dựng. Nhà ở và văn phòng được xây dựng bằng thép tái chế, gỗ từ các khu rừng quản lý chặt chẽ do Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) chứng nhận. Hầu hết các vật liệu xây dựng đều được lấy cách công trường tối đa là 60km, giúp giảm thiểu ô nhiễm và tác hại với môi trường nhờ rút ngắn quãng đường chuyên chở.
    Ngoài ra, nhà ở còn được thiết kế sao cho tiết kiệm năng lượng đến mức tối đa. Nhà được cách ly tốt, có cửa sổ và phòng kính lớn hướng về phía Nam để thu thật nhiều ánh sáng mặt trời, giảm nhu cầu dùng ánh sáng và nhiệt độ sưởi ấm nhân tạo, còn văn phòng thì lại hướng về phía Bắc để giảm bớt nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ nhằm giữ cho trang thiết bị bên trong được mát. Tất cả đều được lắp tủ lạnh, bếp lò và các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng. Pin mặt trời và nhà máy điện - nhiệt kết hợp sẽ cung cấp nước nóng và điện năng cho các căn nhà.
    Kết quả theo dõi cho thấy hệ thống nhiệt giảm 90%, đồng thời lượng điện tiêu thụ giảm 25% so với các căn nhà thông thường. Dự án BedZED không sử dụng nhiên liệu khoáng và cũng không tạo ra khí CO2 từ việc tiêu thụ năng lượng. Không chỉ có lợi cho môi trường, dự án còn mang lại lợi ích thiết thực cho chủ nhân ngôi nhà. Tiền điện chỉ còn khoảng 1/3 so với trước đây. Nước mưa được hứng để xả toa-let, tất cả các vòi nước đều là vòi tiết kiệm nước, còn rác thải được xử lý ngay tại chỗ nhờ sử dụng những thảm sậy sinh học. Nhờ đó, lượng nước sinh hoạt hàng ngày cũng giảm xuống chỉ còn 50%.
    [​IMG]
    Với nhà sinh thái, hóa đơn năng lượng của bạn sẽ không còn là "nỗi kinh hoàng".

    Bên cạnh đấy, chủ nhân các căn nhà này còn được khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hoặc sử dụng xe điện chạy bằng pin mặt trời lắp đặt tại chỗ. Steve, một cư dân mới của khu làng sinh thái BedZED, cho biết: "Cái đẹp của BedZED là mọi người không cần phải thoả hiệp với nhau về nếp sống hay tiện nghi để sinh sống một cách bền vững. Bằng việc chuyển đến đây sống, chúng tôi đang làm một điều gì đấy cho môi trường. Những việc mà chúng tôi thường làm trước đây như tái chế đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hơn nữa, chúng tôi không phải trả thêm khoản chi phí nào nữa: giá nhà ở đây tương đối hợp lý, và hóa đơn điện cũng rất dễ chịu."
    Đối với Julie, cuộc sống ở BedZED đã thay đổi quan điểm của cô. Trước khi chuyển đến đây, cô không hiểu lắm về môi trường. Cô cũng thường tham gia tái chế rác, nhưng việc nhặt nhạnh rác và mang đến trạm tái chế khiến cô cảm thấy vất vả và khó chịu. Giờ đây, nhờ vào sự tiện lợi mà BedZED mang lại, Julie và Rob tái chế tất cả mọi thứ. Họ bán ô-tô để mua một chiếc xe Smart tiết kiệm nhiên liệu hơn. Khi sinh đứa con đầu lòng, họ quyết định không dùng tã giấy dùng một lần vứt đi như mọi người, đồng thời khuyến khích cả gia đình cùng... tái chế rác!
    Từ BedZED đến OnePlanetLiving
    BedZED là dự án bao gồm 90 căn nhà và văn phòng đủ cho 100 người có thể làm việc, nằm ở khu Sutton, phía Nam London (Anh). BedZED do tổ chức môi trường mang tên Tập đoàn Phát triển BioRegional khởi xướng, với sự phụ trách của kiến trúc sư Bill Dunster, và công ty nhà ở lớn nhất London là Peabody Trust triển khai thực hiện.
    Dựa trên những nguyên tắc của BedZED, Tập đoàn BioRegional và WWF đã khởi xướng Chương trình OnePlanetLiving nhằm cung cấp chất lượng cuộc sống cao hơn cho mọi người mà không sử dụng quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất. Theo tính toán của WWF, với mức sống bình quân như ở Anh, chúng ta phải cần đến ba... hành tinh (chứ không phải một) để đáp ứng nhu cầu của loài người về tài nguyên thiên nhiên. Mục đích của OnePlanetLiving chính là giảm lượng nhu cầu này xuống chỉ còn "một hành tinh" mà thôi: Đưa tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên về mức "bền vững", đồng thời vẫn không làm giảm bớt sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại, năng động.
    Chương trình này sẽ thành lập năm cộng đồng OnePlanetLiving tại châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nam Phi và Australia. Tại mỗi cộng đồng, họ sẽ cung cấp nhà ở cho trên 5.000 người với đầy đủ trường học, nhà máy, cơ sở y tế và giải trí, giao thông vận tải và thực phẩm.
    Nguyên tắc chỉ đạo của các cộng đồng này là: Không carbon, không rác thải, giao thông bền vững, nguyên vật liệu địa phương và bền vững, thực phẩm địa phương, tiết kiệm nước, bảo tồn động thực vật, tôn trọng di sản văn hóa và nếp sống lành mạnh, hạnh phúc.
    Khánh Hà (Tổng hợp)
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Dạ, "tiếp biến văn hóa" thì nghe hơi ngộ ngộ ha.... Nhưng mà em cũng hổng biết dịch cách nào hay hơn.
    Có cái này hồi lâu rồi em đọc trên báo, về nhà sinh thái. Em post ở đây luôn nha.
    Nhà sinh thái: Vừa nhìn đã mê!
    Đối với Julie Starsmore, một nữ y tá đã 30 tuổi, đấy chính là tình yêu sét đánh. Chị vừa kể lại vừa cười: "Chúng tôi đang lái xe qua công trường xây dựng thì chồng tôi muốn ngắm nhìn một lúc. Vừa nhìn thấy căn hộ, tôi đã thấy yêu ngay. Đấy là vụ mua bán bốc đồng lớn nhất đời tôi."
    [​IMG]

    Toàn cảnh khu nhà sinh thái BedZED.

    Lúc đấy, Julie và Rob - chồng cô đang sống tại ngoại ô London và không hề có ý định rời khỏi căn hộ của mình. Nhưng tất cả đã thay đổi sau khi họ viếng thăm khu BedZED - mẫu làng sinh thái kiểu mới mang lại cho chủ nhân một đời sống cao và giảm bớt những tác động đối với môi trường Trái đất.
    Julie kể: "Tôi yêu không gian, lượng ánh sáng trong ngôi nhà, yêu dáng vẻ của nó. Tôi không hiểu gì về khái niệm BedZED cả, thậm chí tôi còn không nhận ra rằng ngôi nhà không có hệ thống sưởi ấm trung tâm. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận được tờ hóa đơn thanh toán tiền điện đầu tiên." Là sinh viên kiến trúc, Rob quen hơn với mẫu kiến trúc bền vững. Trước khi đến đây, anh đã biết đôi chút về BedZED. Anh tâm sự: "Tuy vậy, tôi thực sự cảm thấy ấn tượng với chất lượng không gian sống và thẩm mỹ."
    Có vẻ như hơi lạ khi cư dân của những ngôi nhà bền vững đầu tiên ở Anh quan tâm nhiều hơn về bề ngoài ngôi nhà hơn là những lợi ích môi trường mà nó mang lại. Nhưng trên thực tế, các tác giả của BedZED lại cực kỳ coi trọng vấn đề sức hấp dẫn và chất lượng cuộc sống do loại nhà này mang lại. Pooran Desai, giám đốc Tập đoàn Phát triển BioRegional, đối tác của BedZED, cho biết: "Thông thường, lựa chọn những yếu tố ít có lợi cho môi trường dễ hơn nhiều. Chẳng hạn, anh cần phải cố gắng mới tìm ra được những vật dụng tiết kiệm điện năng để bớt tiền điện nhưng giá của chúng lại thường rất cao. Bên cạnh đấy, chúng lại không có nhiều lựa chọn - thông thường, vật dụng có lợi cho môi trường nhất lại không phải là những vật dụng bắt mắt nhất."
    Jean-Paul Jeanrenaud, thành viên của Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên (WWF), tỏ ý tán thành: "Các tổ chức môi trường thường mang lại cho mọi người những lựa chọn không được hấp dẫn cho lắm, đại loại như là lời khuyên "hãy tắt lò sưởi đi và mặc áo khoác vào", "hãy đi xe đạp thay cho ô-tô", và "hãy tự mình trồng rau". Điều này chỉ phát huy tác dụng được với một số người, nhưng với đa số thì rất khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được."
    Từ những hóa đơn "dễ thương"
    [​IMG]

    Steve rạng rỡ trước căn nhà sinh thái của mình.

    Vì vậy, khi Pooran bắt tay vào triển khai chương trình phát triển BedZED, yếu tố quan trọng nhất là làm thế nào để thiết kế và xây dựng nhà ở và văn phòng hấp dẫn, giá cả phải chăng, tạo điều kiện cho người mua có thể sống và làm việc một cách bền vững. Ý tưởng này đã giúp Dự án thu hút được nhiều hỗ trợ về mặt tài chính từ các tổ chức khác nhau, trong đó có WWF. Chương trình thân thiện với môi trường bắt đầu từ vật liệu xây dựng. Nhà ở và văn phòng được xây dựng bằng thép tái chế, gỗ từ các khu rừng quản lý chặt chẽ do Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) chứng nhận. Hầu hết các vật liệu xây dựng đều được lấy cách công trường tối đa là 60km, giúp giảm thiểu ô nhiễm và tác hại với môi trường nhờ rút ngắn quãng đường chuyên chở.
    Ngoài ra, nhà ở còn được thiết kế sao cho tiết kiệm năng lượng đến mức tối đa. Nhà được cách ly tốt, có cửa sổ và phòng kính lớn hướng về phía Nam để thu thật nhiều ánh sáng mặt trời, giảm nhu cầu dùng ánh sáng và nhiệt độ sưởi ấm nhân tạo, còn văn phòng thì lại hướng về phía Bắc để giảm bớt nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ nhằm giữ cho trang thiết bị bên trong được mát. Tất cả đều được lắp tủ lạnh, bếp lò và các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng. Pin mặt trời và nhà máy điện - nhiệt kết hợp sẽ cung cấp nước nóng và điện năng cho các căn nhà.
    Kết quả theo dõi cho thấy hệ thống nhiệt giảm 90%, đồng thời lượng điện tiêu thụ giảm 25% so với các căn nhà thông thường. Dự án BedZED không sử dụng nhiên liệu khoáng và cũng không tạo ra khí CO2 từ việc tiêu thụ năng lượng. Không chỉ có lợi cho môi trường, dự án còn mang lại lợi ích thiết thực cho chủ nhân ngôi nhà. Tiền điện chỉ còn khoảng 1/3 so với trước đây. Nước mưa được hứng để xả toa-let, tất cả các vòi nước đều là vòi tiết kiệm nước, còn rác thải được xử lý ngay tại chỗ nhờ sử dụng những thảm sậy sinh học. Nhờ đó, lượng nước sinh hoạt hàng ngày cũng giảm xuống chỉ còn 50%.
    [​IMG]
    Với nhà sinh thái, hóa đơn năng lượng của bạn sẽ không còn là "nỗi kinh hoàng".

    Bên cạnh đấy, chủ nhân các căn nhà này còn được khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hoặc sử dụng xe điện chạy bằng pin mặt trời lắp đặt tại chỗ. Steve, một cư dân mới của khu làng sinh thái BedZED, cho biết: "Cái đẹp của BedZED là mọi người không cần phải thoả hiệp với nhau về nếp sống hay tiện nghi để sinh sống một cách bền vững. Bằng việc chuyển đến đây sống, chúng tôi đang làm một điều gì đấy cho môi trường. Những việc mà chúng tôi thường làm trước đây như tái chế đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hơn nữa, chúng tôi không phải trả thêm khoản chi phí nào nữa: giá nhà ở đây tương đối hợp lý, và hóa đơn điện cũng rất dễ chịu."
    Đối với Julie, cuộc sống ở BedZED đã thay đổi quan điểm của cô. Trước khi chuyển đến đây, cô không hiểu lắm về môi trường. Cô cũng thường tham gia tái chế rác, nhưng việc nhặt nhạnh rác và mang đến trạm tái chế khiến cô cảm thấy vất vả và khó chịu. Giờ đây, nhờ vào sự tiện lợi mà BedZED mang lại, Julie và Rob tái chế tất cả mọi thứ. Họ bán ô-tô để mua một chiếc xe Smart tiết kiệm nhiên liệu hơn. Khi sinh đứa con đầu lòng, họ quyết định không dùng tã giấy dùng một lần vứt đi như mọi người, đồng thời khuyến khích cả gia đình cùng... tái chế rác!
    Từ BedZED đến OnePlanetLiving
    BedZED là dự án bao gồm 90 căn nhà và văn phòng đủ cho 100 người có thể làm việc, nằm ở khu Sutton, phía Nam London (Anh). BedZED do tổ chức môi trường mang tên Tập đoàn Phát triển BioRegional khởi xướng, với sự phụ trách của kiến trúc sư Bill Dunster, và công ty nhà ở lớn nhất London là Peabody Trust triển khai thực hiện.
    Dựa trên những nguyên tắc của BedZED, Tập đoàn BioRegional và WWF đã khởi xướng Chương trình OnePlanetLiving nhằm cung cấp chất lượng cuộc sống cao hơn cho mọi người mà không sử dụng quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất. Theo tính toán của WWF, với mức sống bình quân như ở Anh, chúng ta phải cần đến ba... hành tinh (chứ không phải một) để đáp ứng nhu cầu của loài người về tài nguyên thiên nhiên. Mục đích của OnePlanetLiving chính là giảm lượng nhu cầu này xuống chỉ còn "một hành tinh" mà thôi: Đưa tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên về mức "bền vững", đồng thời vẫn không làm giảm bớt sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại, năng động.
    Chương trình này sẽ thành lập năm cộng đồng OnePlanetLiving tại châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nam Phi và Australia. Tại mỗi cộng đồng, họ sẽ cung cấp nhà ở cho trên 5.000 người với đầy đủ trường học, nhà máy, cơ sở y tế và giải trí, giao thông vận tải và thực phẩm.
    Nguyên tắc chỉ đạo của các cộng đồng này là: Không carbon, không rác thải, giao thông bền vững, nguyên vật liệu địa phương và bền vững, thực phẩm địa phương, tiết kiệm nước, bảo tồn động thực vật, tôn trọng di sản văn hóa và nếp sống lành mạnh, hạnh phúc.
    Khánh Hà (Tổng hợp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Chào Bạn Oshin.
    Cảm ơn Bạn đả góp ý. HoaiLong
    Mong đón nhận thêm nhiều sự góp ý của bạn & các bạn khác.
    Trong diễn dịch khái niệm này
    Permaculture= Văn hoá Tiếp biến Hệ CN sinh thái
    Thì Văn hoá đi trước, Tiếp biến theo sau . Ta lấy Văn hoá Bản sắc VN của chúng ta làm cơ sở để tiếp biến cái KHKT mới & từ từ bổ sung & cải tạo theo Bản sắc của Ta .
    Còn Tiếp biến văn hóa (acculturation) thì Tiếp biến đi trước, Văn hoá theo sau; nếu ta lấy cái mô hình của Oshin mà Tiếp biến theo cái của ta thì hơi khó khăn đấy vì nhiều yếu tố khác ảnh hưởng: như môi trường sống; khí hậu; điều kiện sinh hoạt & cơ sở kinh tế & cả cái tư tưởng đả thành 1 cái vô thức tập thể ngàn đời thì 1 sớm 1 chiều khó có thể thuyết phục được.
    Thân
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 01/11/2004
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Chào Bạn Oshin.
    Cảm ơn Bạn đả góp ý. HoaiLong
    Mong đón nhận thêm nhiều sự góp ý của bạn & các bạn khác.
    Trong diễn dịch khái niệm này
    Permaculture= Văn hoá Tiếp biến Hệ CN sinh thái
    Thì Văn hoá đi trước, Tiếp biến theo sau . Ta lấy Văn hoá Bản sắc VN của chúng ta làm cơ sở để tiếp biến cái KHKT mới & từ từ bổ sung & cải tạo theo Bản sắc của Ta .
    Còn Tiếp biến văn hóa (acculturation) thì Tiếp biến đi trước, Văn hoá theo sau; nếu ta lấy cái mô hình của Oshin mà Tiếp biến theo cái của ta thì hơi khó khăn đấy vì nhiều yếu tố khác ảnh hưởng: như môi trường sống; khí hậu; điều kiện sinh hoạt & cơ sở kinh tế & cả cái tư tưởng đả thành 1 cái vô thức tập thể ngàn đời thì 1 sớm 1 chiều khó có thể thuyết phục được.
    Thân
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 01/11/2004
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49

    Tiếp biến văn hóa hay Văn hoá Tiếp biến ?
    Tôi xin trích ý kiến sau đây của 2 ông VK về thăm quê nhà:
    Ông Trần Thanh Dân:
    Chăn nuôi gia cầm là một công việc cải thiện bữa ăn gia đình cũng như nâng cao mức thu nhập của các hộ nông dân Việt Nam.
    Đó là công việc tốt. Nhưng có nhất thiết công việc chăn nuôi phải làm ô nhiễm vệ sinh môi trường, gây dịch và làm hại sức khoẻ công đồng? Tôi nhớ lại trong một chuyến xuôi Nam về vùng lục tỉnh, tôi đã gặp nhiều đồng bào thiểu số Khmer nuôi gia cầm ngay trong nhà ở.
    Hậu quả là trẻ em trong vùng mắc nhiều bệnh tật hơn trẻ em vùng lân cận.
    Tại cao nguyên Gia lai, Kontum, người Thượng ở phần trên nhà sàn; phần dưới giành cho súc vật...
    Có thể nói dân ta sinh hoạt cận kề gia súc như người Tây nuôi chó mèo trong nhà.
    Chỉ khác là Tây có thú y chăm sóc, ta lại không.
    Ai khôn thì sống, dại thì chết. Tại các nước phương Tây, người ta cấm nuôi gia cầm trong khu dân cư sinh sống như thành phố, thị xã, thị trấn vì dân sống gần nhau, đất trống không rộng đủ để có thể cách ly chuồng trạị với nhà ở.
    Cũng tại các xứ này các khâu nuôi, giết mổ, chế biến, bày bán gia cậm đều được kiềm tra nhiêm nhặt vì vậy bệnh đường ruột và dịch tể ít khi xảy ra. Và dịch bệnh cũng ít chết người hơn.
    Tôi nghĩ đã đến lúc nước ta soi gương nhìn lại chính mình, áp dụng biện pháp phòng dịch hơn là chờ dịch tới mới phòng chống.
    Nguyêfn Bi?nh, Virginia, USA
    Tôi rất thông cảm với bạn Trần Thanh Dân, bởi rất nhiều bà con của tôi ở một làng quê thuộc tỉnh Bình Thuận cũng đang phải cam chịu những đau khổ tương tự do việc chăn nuôi gia súc.
    Chú tôi đã phải ngậm ngùi bỏ ra hơn 3 triệu bạc để xây một bức tường gạch hòng "ngăn chặn" mùi phân heo (gần 20 con) của ông hàng xóm. Năm ngoái tôi ăn Tết ở VN, khi đến thăm nhiều gia đình đã được "nếm" mùi hôi nồng nặc chính từ những chuồng vịt của gia chủ.
    Nghĩ cũng tội nghiệp cho họ, tôi đến chơi Tết chỉ ngửi mùi phân vịt có mấy phút mà đã thấy muốn "bịnh" rồi, còn họ vì sinh kế mà phải chịu đựng từ ngày này qua tháng nọ. Tôi cũng mấy lần phải phóng xe máy thật lẹ để dọt qua những bãi phân heo lầy lội người ta dội chảy tràn lan ra đường! đất.
    Mấy năm nay, trung ương đưa ra chính sách Vườn Ao Chuồng (VAC) với mục đích giúp cải thiện đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình nông thôn, nhưng do trong áp dụng còn chưa có sự lưu tâm đúng mức về vệ sinh môi trường, VAC áp dụng 1 cách bừa bãi cũng đã làm ảnh hưởng rất xấu đến môi trường nông thôn, đặc biệt nguồn nước sông, ao hồ và nước ngầm.
    Ngoài ra, người dân miền quê bây giờ đã "đô thị hóa" nhiều hơn, ăn xài và xả rác cũng nhiều hơn xưa,
    nhưng ý thức về vệ sinh môi trường lại chẳng tiến bộ tí nào. Các con mương dẫn nước vào ruộng vườn,
    từ nhỏ đến lớn, bây giờ luôn tràn đầy rác rưởi.
    Quê tôi bây giờ quá nhiều rác! Rác khắp nơi, bao nhựa, giấy vệ sinh, gà chết... từ kênh mương cho đến các gò mả.
    Chỗ nào có một khoảng đất trống là người ta đô? rác vào đó. Rác nhiều khi ứ đọng trên mặt nước dâng lên tới những chiếc cầu bắc qua mương làm tắt cả dòng chảy.
    Tôi có hỏi ông chú: "Sao làng xã không ai có biện pháp gì mà để rác rưởi đầy làng thế này?".
    Ông lắc đầu ngao ngán: "Các ông xã cả ngày chỉ biết ăn nhậu, có ai thèm lưu ý".
    Thêm vào đó, tôi để ý là người VN có tật quăng rác ở mọi nơi, mọi lúc, từ trong nhà, ngoài đường, cả trên xe đò, bất kể vệ sinh môi trường. Với một dân trí kém cỏi như vậy, và với những vị "lãnh đạo" suốt ngày chỉ biết lo cho bản thân ăn nhậu và hưởng thụ, thì cúm gà cũng như "cúm người" chỉ là những tai nạn tất yếu đã âm ỉ từ lâu đến nay mới bùng phát mà thôi.
    (Trich BBC)
    Dịch cúm ga? trước hết gây hại cho các nha? nuôi gia câ?m với tư cách la? một bộ phận cu?a nê?n kinh tế.
    Ngoa?i ra, các nga?nh dịch vụ khác, thậm chí các sinh hoạt văn hóa như nuôi chim thú ca?nh, cufng bị a?nh hươ?ng.
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 04/11/2004
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Vào cuối năm 2002, đả có 1 số chương trình đào tạo & phổ biến áp dụng Permaculture tại VN do các chương trình của các Cơ quan của Úc & Nhật tài trợ .
    Sau đây là 1 số các nối kết trên mạng:
    http://www.kyoto-nicco.org/vietnam_e.htm (TP HCM) (Làng Đan Phượng Tỉnh Lâm Đồng)
    http://photos.permaculture.org.au/gallery/displayimage.php?album=lastup&cat=-7&pid=172&slideshow=5000
    http://photos.permaculture.org.au/gallery/thumbnails.php?album=7
    (Huyện Lâm Hạ vùng cao nguyên)
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 07:21 ngày 10/11/2004

Chia sẻ trang này