1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Permaculture là gì ? Có thể áp dụng tại VN được K0 ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 08/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Làm giàu từ rác thải
    Trích Theo vnexpress.net
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/01/3B9DA963/
    Hai dự án biến rác thành hàng hóa ở TP HCM
    Thứ sáu, 14/1/2005, 23:21 GMT+7

    Rác sẽ được tái chế thành phân hữu cơ vi sinh hoặc nhựa, theo công nghệ ủ hiếu khí (ủ kín trong bao), thay thế cho hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp hiện nay. Đây cũng là những dự án xử lý rác có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam, do Công ty TNHH Thương Tuyến và hãng Emma (Mỹ) đang trình duyệt.
    Trong đó, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành phân hữu cơ vi sinh của Công ty TNHH Thương Tuyến có vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng với tổng công suất là 1.305 tấn rác/ngày. Nhà máy này sẽ lắp đặt thiết bị nhập từ Pháp, thiết kế giai đoạn 1 là 450 tấn/ngày, còn lại là giai đoạn 2. Theo Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Chiến, nhà máy xây dựng trên diện tích 20 ha, tại khu xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Phước Hiệp - Củ Chi, thời gian hoạt động là 45 năm.
    Dự án đang chờ UBND thành phố duyệt chính thức bằng văn bản.
    Dự án thứ 2 tái chế nhựa từ rác, do hãng Lemma của Mỹ đầu tư với tổng vốn là 36 triệu USD. Nhà máy có công suất 1.200 tấn rác/ngày, đăng ký hoạt động 30 năm, dự kiến cũng xây dựng tại Phước Hiệp, Củ Chi. Dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng.
    Ông Chiến cho biết, nếu 2 dự án trên được các cấp, ngành chức năng thông qua, thành phố sẽ triển khai sau Tết Nguyên đán.
    Theo thống kê năm 2004, bình quân một ngày trên địa bàn có 5.500 tấn rác sinh hoạt, 1.392 tấn rác xà bần, 7 tấn rác y tế và khoảng 1.000 tấn rác công nghiệp. Nhưng rác thu gom mới đạt 85-90% thực tế, vì lượng rác trên kênh rạch, vùng ven thành chưa được thống kê chính xác. Thành phố còn phải xử lý khoảng 70.000 m3 nước rỉ rác ở bãi rác Đông Thạnh.
    Hai dự án trên nếu được tiến hành, vừa biến lượng rác lớn thành hàng hoá, vừa có thể góp phần giải quyết tình trạng trên.
    Lương Nga


  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Làm giàu từ rác thải
    Trích Theo vnexpress.net
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/01/3B9DA963/
    Hai dự án biến rác thành hàng hóa ở TP HCM
    Thứ sáu, 14/1/2005, 23:21 GMT+7

    Rác sẽ được tái chế thành phân hữu cơ vi sinh hoặc nhựa, theo công nghệ ủ hiếu khí (ủ kín trong bao), thay thế cho hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp hiện nay. Đây cũng là những dự án xử lý rác có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam, do Công ty TNHH Thương Tuyến và hãng Emma (Mỹ) đang trình duyệt.
    Trong đó, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành phân hữu cơ vi sinh của Công ty TNHH Thương Tuyến có vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng với tổng công suất là 1.305 tấn rác/ngày. Nhà máy này sẽ lắp đặt thiết bị nhập từ Pháp, thiết kế giai đoạn 1 là 450 tấn/ngày, còn lại là giai đoạn 2. Theo Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Chiến, nhà máy xây dựng trên diện tích 20 ha, tại khu xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Phước Hiệp - Củ Chi, thời gian hoạt động là 45 năm.
    Dự án đang chờ UBND thành phố duyệt chính thức bằng văn bản.
    Dự án thứ 2 tái chế nhựa từ rác, do hãng Lemma của Mỹ đầu tư với tổng vốn là 36 triệu USD. Nhà máy có công suất 1.200 tấn rác/ngày, đăng ký hoạt động 30 năm, dự kiến cũng xây dựng tại Phước Hiệp, Củ Chi. Dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng.
    Ông Chiến cho biết, nếu 2 dự án trên được các cấp, ngành chức năng thông qua, thành phố sẽ triển khai sau Tết Nguyên đán.
    Theo thống kê năm 2004, bình quân một ngày trên địa bàn có 5.500 tấn rác sinh hoạt, 1.392 tấn rác xà bần, 7 tấn rác y tế và khoảng 1.000 tấn rác công nghiệp. Nhưng rác thu gom mới đạt 85-90% thực tế, vì lượng rác trên kênh rạch, vùng ven thành chưa được thống kê chính xác. Thành phố còn phải xử lý khoảng 70.000 m3 nước rỉ rác ở bãi rác Đông Thạnh.
    Hai dự án trên nếu được tiến hành, vừa biến lượng rác lớn thành hàng hoá, vừa có thể góp phần giải quyết tình trạng trên.
    Lương Nga


  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Em có tập hợp một số tin và tài liệu về năng lượng sinh khối, phát điện từ rác thải nông nghiệp, biogas v.v tại trang này:
    http://nlsk.blogspot.com/2005/02/nng-lng-sinh-khi-mc-lc.html
    Vầng, và cuối cùng thì em cũng đã thực hiện xong một dự định nhỏ, đó là lập trang web tập hợp các tài liệu về năng lượng để mọi người có thể truy cập dễ dàng.
    http://nangluong.blogspot.com/
    Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, tập hợp tài liệu. Sắp tới, cùng với sự giúp sức của các anh bên VnGG, hy vọng sẽ có dịp được giới thiệu với các bạn một bài viết tổng quan về bức tranh năng lượng toàn cầu hiện trạng và xu hướng trong tương lai.
    Sau này nếu có thời gian, em sẽ tiếp tục tập hợp các tài liệu về các chuyên đề khác của môi trường. Không dám hứa trước nhưng sẽ luôn cố gắng nếu có thời gian ạ.
    Cheers.
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Em có tập hợp một số tin và tài liệu về năng lượng sinh khối, phát điện từ rác thải nông nghiệp, biogas v.v tại trang này:
    http://nlsk.blogspot.com/2005/02/nng-lng-sinh-khi-mc-lc.html
    Vầng, và cuối cùng thì em cũng đã thực hiện xong một dự định nhỏ, đó là lập trang web tập hợp các tài liệu về năng lượng để mọi người có thể truy cập dễ dàng.
    http://nangluong.blogspot.com/
    Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, tập hợp tài liệu. Sắp tới, cùng với sự giúp sức của các anh bên VnGG, hy vọng sẽ có dịp được giới thiệu với các bạn một bài viết tổng quan về bức tranh năng lượng toàn cầu hiện trạng và xu hướng trong tương lai.
    Sau này nếu có thời gian, em sẽ tiếp tục tập hợp các tài liệu về các chuyên đề khác của môi trường. Không dám hứa trước nhưng sẽ luôn cố gắng nếu có thời gian ạ.
    Cheers.
  5. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Rất khâm phục sự kiên trì, và ái mộ chủ đề này của Hoailong, thật sự biết thêm rất nhiều từ các thông tin từ bạn.
    Qua Tết sạch không rác, rất nhiều ngừoi quan tâm hỏi thăm CLB là gì, làm gì, hoạt động thế nào, thành quả...? uớc gì làm đựoc cú offline với các thành viên trong TTX nhỉ
  6. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Rất khâm phục sự kiên trì, và ái mộ chủ đề này của Hoailong, thật sự biết thêm rất nhiều từ các thông tin từ bạn.
    Qua Tết sạch không rác, rất nhiều ngừoi quan tâm hỏi thăm CLB là gì, làm gì, hoạt động thế nào, thành quả...? uớc gì làm đựoc cú offline với các thành viên trong TTX nhỉ
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    HoaILong rất cãm ơn các Bạn ủng hộ củng như cổ vũ tinh thần & củng nhờ Các Bạn mà HoaiLong học được nhiều điều mới mẽ .
    Tiện đây xin tặng các bạn 1 sưu tầm áp dụng thực tế & có thể Fổ biến đại trà tại VN (nhất là các nhà nông có chăn nuôi lợn, trâu, bò ):
    Báo nông nghiệp số 34 ra ngày 17/2/2004
    Kinh nghiệm xây dựng hầm Biogas - V.A.C Vi Na
    Trần Thế Long
    Những năm gần đây ở huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) nói chung, ở xã Đoan Hạ nói riêng, kinh tế phát triển khá, nên việc chăn nuôi cũng được phát triển mạnh, nhất là đàn lợn. Nhưng đã để lại ô nhiễm môi trường do chất thải của phân lợn khá trầm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và cũng gây ra nhiều dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
    ở địa phương đã có một số mô hình làm hầm khí Biogas theo kiểu của Trung Quốc (hình thể như cái chum), hầm của Côlumbia (xây như cái giếng khơi, có nắp hình vòm cầu).
    Những mô hình này thành công ít, thất bại nhiều với lý do, hai mẫu trên bản vẽ thiết kế phức tạp, áp lực gas ở các loại hầm này rất lớn, chỉ cần một lỗ hở nhỏ, một vết nứt nhỏ, có thể làm cho gas thất thoát hoàn toàn đòi hỏi kỹ thuật xây dựng phải có độ chính xác cao. Trong khi đó trình độ thợ xây dựng hầm ở nông thôn còn rất hạn chế.
    Đầu năm 2003, anh Phạm Xuân Thư, Bí thư đoàn thanh niên xã Đoan Hạ đã nhờ một người quen ở tỉnh Hòa Bình, đã xây dựng thành công nhiều hầm khí Biogas V.A.C Vi Na (của Hội Làm vườn Việt Nam) về xây dựng giúp cho gia đình. Kết quả hầm, bếp gas hoạt động tốt. Học tập hầm của anh thư, 6 hộ khác làm theo, cả 6 hầm đó hoạt động rất tốt.
    Sau đây xin trao đổi kinh nghiệm làm hầm Biogas V.A.C Vi Na:
    - Chuẩn bị vật tư cho hầm có thểtích 7m3.
    Gạch chỉ đặc 1.500 viên, xi măng 800kg; cát vàng 2m3, sỏi 0,5m3, thép xây đựng phi 6mm - 30kg, túi dự trữ gas thể tích 1,8m3 2 túi, ống nhựa dẫn gas tùy thuộc, trung bình 15m trở lên, mỗi ngăn chuồng lợn 2 ống Si Pông, ống kẽm phi 24mm hoặc 27mm, dài 1m để đổ liền trên tấm bê tông, một số khớp nối hình chữ V, chữ T, 4 van khóa, một số phụ kiện khác, bếp gas Vi Na 2 cái.
    - Cấu tạo hầm khí Biogas Vi Na - hầm phân hủy có thể xây trong lòng chuồng lợn, chuồng trâu, bò hoặc bên ngoài chuồng, có hình khối hộp chữ nhật, đào sâu vào lòng đất với chiều rộng 1,5m, chiều cao 1,6m, chiều dài tùy thuộc vào thể tích hầm phân hủy, bể được xây bằng gạch chỉ đặc với vữa xi măng, cát vàng. Dưới đáy khi đào xong có thể dùng gạch củ đậu đầm một lượt, rồi đổ bê tông cốt thép dày 7 - 10cm, xây tường 10 xung quanh (ngâm gạch trước khi xây). Những chỗ dự kiến để ống Si Pông chừa để lại 4 hàng gạch rộng khoảng 20cm, chỗ để ống nhựa qua bể thải, để chừa rộng 20cm, cách mặt gạch giáp mặt dưới của tấm bê tông 30cm. Sau đó dùng vữa xi, cát vàng với tỷ lệ 1 - 3 trát dày 1cm, trát sau 2 tiếng lại trát lại lần 2, rồi dùng bay sắt đánh màu bằng xi nguyên chất, trừ khoảng 10cm mép tường trên giáp nắp bê tông hầm, để sau này bắt gờ, tường khô làm cốt pha gọn trong tường bể, không nên để lỗ giáo đổ bê tông cốt thép nắp hầm trên dày 10cm liền khối, khi đổ bê tông nhớ đặt luôn ống kẽm phi 24 hoặc 27mm ở chỗ đã định, sau này đưa gas từ hầm lên túi gas, để lại một lỗ thăm góc tấm bê tông với kích thước 60cm x 60cm, rồi đổ nắp đậy lỗ thăm đó hình vuông, với kích thước 70cm x 70cm cùng mác với bê tông nắp hầm, có quai để tiện nhấc lên xuống. Sau khi bắt gờ giữa tường và tấm bê tông, quét thêm một nước xi đặc rồi lắp các ống Si Pông bằng sành, sứ (chú ý để đỉnh cao của ống Si Pông giáp mặt dưới tấm bê tông nắp hầm, dùng vữa xi măng, cát chèn thật kỹ, mỗi cửa nên để 2 ống Si Pông, đặt ống nhựa nước thừa từ hầm phân hủy ra bể thải dùng ống nhựa Tiền Phong phi 90mm, hình thước thợ, một chiều cắm xuống hố phân hủy dài 45cm, chiều sang bể thải 80cm (chú ý để ống nhựa ra bể thải cách mặt dưới của bê tông nắp hầm 30cm). Bể thải nằm giáp bể phân hủy, nước bể thải bao giờ cũng phải thấp hơn ống nhựa đầu ra, nối ống nhựa phi 24mm hoặc 27mm với ống kẽm vào túi gas dự trữ bằng túi nilon dầy, dùng dây chun dài, khỏe buộc thật kỹ cả đầu vào và đầu ra, treo túi lơ lửng trong chuồng lợn. Từ đầu ra vào bếp nên dùng ống nhựa phi 24mm, sau túi dự trữ gas nên làm một khớp nối hình chữ T nối với một đoạn ống phi 21 mm, dài khoảng 20cm cho vào một cái chai bia nhựa màu trắng, đổ nước ngập đoạn ống khoảng 5cm, làm van an toàn, đề phòng túi chứa gas quá dư thừa ga sả ra đó, trước khi gas đến bếp, lắp một cái quạt điện có tác dụng vừa hút vừa thổi vào bếp. Nếu mất điện dùng pin đại hoặc đèn nạp điện chạy thay cũng được, trong mỗi gia đình nên lắp 2 bếp gas...
    Được HoaILong sửa chữa / chuyển vào 07:13 ngày 28/02/2005
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    HoaILong rất cãm ơn các Bạn ủng hộ củng như cổ vũ tinh thần & củng nhờ Các Bạn mà HoaiLong học được nhiều điều mới mẽ .
    Tiện đây xin tặng các bạn 1 sưu tầm áp dụng thực tế & có thể Fổ biến đại trà tại VN (nhất là các nhà nông có chăn nuôi lợn, trâu, bò ):
    Báo nông nghiệp số 34 ra ngày 17/2/2004
    Kinh nghiệm xây dựng hầm Biogas - V.A.C Vi Na
    Trần Thế Long
    Những năm gần đây ở huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) nói chung, ở xã Đoan Hạ nói riêng, kinh tế phát triển khá, nên việc chăn nuôi cũng được phát triển mạnh, nhất là đàn lợn. Nhưng đã để lại ô nhiễm môi trường do chất thải của phân lợn khá trầm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và cũng gây ra nhiều dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
    ở địa phương đã có một số mô hình làm hầm khí Biogas theo kiểu của Trung Quốc (hình thể như cái chum), hầm của Côlumbia (xây như cái giếng khơi, có nắp hình vòm cầu).
    Những mô hình này thành công ít, thất bại nhiều với lý do, hai mẫu trên bản vẽ thiết kế phức tạp, áp lực gas ở các loại hầm này rất lớn, chỉ cần một lỗ hở nhỏ, một vết nứt nhỏ, có thể làm cho gas thất thoát hoàn toàn đòi hỏi kỹ thuật xây dựng phải có độ chính xác cao. Trong khi đó trình độ thợ xây dựng hầm ở nông thôn còn rất hạn chế.
    Đầu năm 2003, anh Phạm Xuân Thư, Bí thư đoàn thanh niên xã Đoan Hạ đã nhờ một người quen ở tỉnh Hòa Bình, đã xây dựng thành công nhiều hầm khí Biogas V.A.C Vi Na (của Hội Làm vườn Việt Nam) về xây dựng giúp cho gia đình. Kết quả hầm, bếp gas hoạt động tốt. Học tập hầm của anh thư, 6 hộ khác làm theo, cả 6 hầm đó hoạt động rất tốt.
    Sau đây xin trao đổi kinh nghiệm làm hầm Biogas V.A.C Vi Na:
    - Chuẩn bị vật tư cho hầm có thểtích 7m3.
    Gạch chỉ đặc 1.500 viên, xi măng 800kg; cát vàng 2m3, sỏi 0,5m3, thép xây đựng phi 6mm - 30kg, túi dự trữ gas thể tích 1,8m3 2 túi, ống nhựa dẫn gas tùy thuộc, trung bình 15m trở lên, mỗi ngăn chuồng lợn 2 ống Si Pông, ống kẽm phi 24mm hoặc 27mm, dài 1m để đổ liền trên tấm bê tông, một số khớp nối hình chữ V, chữ T, 4 van khóa, một số phụ kiện khác, bếp gas Vi Na 2 cái.
    - Cấu tạo hầm khí Biogas Vi Na - hầm phân hủy có thể xây trong lòng chuồng lợn, chuồng trâu, bò hoặc bên ngoài chuồng, có hình khối hộp chữ nhật, đào sâu vào lòng đất với chiều rộng 1,5m, chiều cao 1,6m, chiều dài tùy thuộc vào thể tích hầm phân hủy, bể được xây bằng gạch chỉ đặc với vữa xi măng, cát vàng. Dưới đáy khi đào xong có thể dùng gạch củ đậu đầm một lượt, rồi đổ bê tông cốt thép dày 7 - 10cm, xây tường 10 xung quanh (ngâm gạch trước khi xây). Những chỗ dự kiến để ống Si Pông chừa để lại 4 hàng gạch rộng khoảng 20cm, chỗ để ống nhựa qua bể thải, để chừa rộng 20cm, cách mặt gạch giáp mặt dưới của tấm bê tông 30cm. Sau đó dùng vữa xi, cát vàng với tỷ lệ 1 - 3 trát dày 1cm, trát sau 2 tiếng lại trát lại lần 2, rồi dùng bay sắt đánh màu bằng xi nguyên chất, trừ khoảng 10cm mép tường trên giáp nắp bê tông hầm, để sau này bắt gờ, tường khô làm cốt pha gọn trong tường bể, không nên để lỗ giáo đổ bê tông cốt thép nắp hầm trên dày 10cm liền khối, khi đổ bê tông nhớ đặt luôn ống kẽm phi 24 hoặc 27mm ở chỗ đã định, sau này đưa gas từ hầm lên túi gas, để lại một lỗ thăm góc tấm bê tông với kích thước 60cm x 60cm, rồi đổ nắp đậy lỗ thăm đó hình vuông, với kích thước 70cm x 70cm cùng mác với bê tông nắp hầm, có quai để tiện nhấc lên xuống. Sau khi bắt gờ giữa tường và tấm bê tông, quét thêm một nước xi đặc rồi lắp các ống Si Pông bằng sành, sứ (chú ý để đỉnh cao của ống Si Pông giáp mặt dưới tấm bê tông nắp hầm, dùng vữa xi măng, cát chèn thật kỹ, mỗi cửa nên để 2 ống Si Pông, đặt ống nhựa nước thừa từ hầm phân hủy ra bể thải dùng ống nhựa Tiền Phong phi 90mm, hình thước thợ, một chiều cắm xuống hố phân hủy dài 45cm, chiều sang bể thải 80cm (chú ý để ống nhựa ra bể thải cách mặt dưới của bê tông nắp hầm 30cm). Bể thải nằm giáp bể phân hủy, nước bể thải bao giờ cũng phải thấp hơn ống nhựa đầu ra, nối ống nhựa phi 24mm hoặc 27mm với ống kẽm vào túi gas dự trữ bằng túi nilon dầy, dùng dây chun dài, khỏe buộc thật kỹ cả đầu vào và đầu ra, treo túi lơ lửng trong chuồng lợn. Từ đầu ra vào bếp nên dùng ống nhựa phi 24mm, sau túi dự trữ gas nên làm một khớp nối hình chữ T nối với một đoạn ống phi 21 mm, dài khoảng 20cm cho vào một cái chai bia nhựa màu trắng, đổ nước ngập đoạn ống khoảng 5cm, làm van an toàn, đề phòng túi chứa gas quá dư thừa ga sả ra đó, trước khi gas đến bếp, lắp một cái quạt điện có tác dụng vừa hút vừa thổi vào bếp. Nếu mất điện dùng pin đại hoặc đèn nạp điện chạy thay cũng được, trong mỗi gia đình nên lắp 2 bếp gas...
    Được HoaILong sửa chữa / chuyển vào 07:13 ngày 28/02/2005
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Chúng ta tiếp tục Fần Biogas nhé:
    Kỹ thuật vận hành và sử dụng hầm, bếp (BIOGAS)

    Để bổ sung những kiến thức cơ bản nhất trong quá trình sử dụng hầm và bếp biogas, chúng tôi có tham khảo một số giải pháp kỹ thuật của Trung tâm Năng suất Việt Nam, nhằm giúp bà con sử dụng có hiệu quả hơn.
    I. Hầm biogas.
    Sau khi được xây xong theo đúng quy trình kỹ thuật, kiểm tra độ kín và được phép đưa vào sử dụng, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
    - Nguồn phân, nước phân sử dụng không pha trộn các hoá chất.
    - Phân thải cần phải được nạp đều đặn hàng ngày.
    - Lượng phân: 0,1m3 - 0,15m3 ứng với 1m3 mặt hầm.
    - Định kỳ 6 tháng vét bã trên áp lực một hầm, 5 năm vét bã trong tầng chứa gas và 10 năm vét hầm một lần.
    Cách vét bã tầng áp lực (gồm hai cách)
    Cách 1: Múc hết bã nổi trên tầng áp lực, xả gas cho nước tụt về hầm để trơ vòm hầm. Tiếp theo, nút đầu ống lấy gas lại. Sau 6 đến 12 giờ, hầm sẽ phát sinh lượng gas tốt.
    Cách 2: Bơm khí vào hầm (qua ống nạp phân) cho đến khi khí thoát qua chân cống trào, xả cho nước tụt về hầm, vét bã trên vòm. Sau khi hoàn thành các công đoạn nói trên, bà con tiến hành bơm nước vào ngập vòm để đẩy không khí trong hầm ra ngoài, nút đầu cống lấy gas lại. Sau 6 - 12 giờ, lượng gas sẽ phát sinh đủ.
    Cách vét bã trong hầm chứa gas.
    Mặc dù hầm tự động thải bã, nhưng không hoàn toàn hết được. Do đó, sử dụng lâu năm, bã trong hầm sẽ chiếm dần chiều cao thể tích tầng chứa gas. Khi vét, bà con cần bơm nước vào hầm cho đến khi khí dư thoát ra qua chân cống trào. Xả khí cho nước tụt về hầm, kéo cống trào lên, dùng cào răng móc hết lớp bã nổi trên bề mặt sinh khối, rồi đóng cống trào lại. Bơm nước ngập vòm, đóng đầu ống lấy gas lại. Sau 6 - 12 giờ, hầm phân huỷ sản sinh lượng gas đủ dùng.
    Cách vét hầm
    Hầm sử dụng lâu sẽ có các loại chất cặn lắng tụ làm cạn đáy hầm, làm lượng gas giảm, cần phải vét. Khi vét nên múc hết nước và bã trên tầng áp lực, dùng đòn bẩy nâng cống trào lên, dùng cào răng móc bã, vét sạch hầm, xong nạp phân vào. Nếu muốn có gas dùng ngay, thì cho 20% lượng phân cũ trở lại hầm, chú ý: không lẫn bã, đất, cát?
    Khi nguồn phân đã nạp vào, thấy gas cháy có ngọn lửa xanh, phân và nước trên tầng áp lực ngả màu đen, sủi bọt ít thì hầm sản xuất gas tốt. Nếu lượng gas ít thì phải thêm phân vào hầm. Nếu gas cháy ngọn lửa vàng, khó tắt lửa, nhiệt toả thấp tức là phân trên tầng còn tươi, bốc mùi thối hoặc sủi bọt nhiều do phân huỷ chậm, cần đưa phân vào hầm cho đến khi lượng gas tiếp tục tăng lên, tăng thêm nước gas sẽ cháy tốt.
    II. Bếp gas.
    Hệ thống ống dẫn :
    Gas là loại khí sinh học, rất dễ gây sự ăn mòn và làm gỉ sét kim loại nhanh, nên dùng loại ống nhựa dẻo, ráp nối kín và độ bền cao. Đường kính của ống khoảng 16mm, một đầu ống ráp với đầu lấy gas, còn đầu kia ráp với phương tiện sử dụng. Trước phương tiện sử dụng có lắp một van chính để khoá hơi (dùng van nhựa cứng có đường kính 21mm).
    Bếp gas:
    Dùng loại bếp gas công nghiệp, lỗ phun gas có đường kính 3mm, các rãnh chia lửa phải có đường kính 2mm trở lên, lỗ hút gió rộng để gas cháy tốt. Trước khi mở bếp gas, phải chú ý mở van chính, sau đó mới mở bếp từ từ cho đến khi ngửi thấy mùi gas (mùi trứng thối) châm lửa, gas bắt cháy? Nếu gas cháy chập chờn, tia lửa mất chân, nên mở lớn gas do gas còn xấu. Gas cháy ngọn lửa vàng do trong hỗn hợp gas có nhiều hơi nước hoặc đáy nồi ướt. Gas cháy tốt cho ngọn lửa xanh da trời, mở lớn không tắt.
    Theo Khoa Học & Công nghệ

    Số 5/2004 (trang 25 )

  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Tiện đây, tặng OSHIN 1 số địa chỉ về Làng Sinh Thái tại VN:
    http://www.nea.gov.vn/tapchi/tukhoatv.asp?tu_khoa_id=làng%20sinh%20thái
    Từ khóa tiếng Việt

    làng sinh thái

    Có 7 bài có từ khóa trên

    Làng sinh thái Hải Thuỷ - Mô hình phát triển bền vững

    Số TC:5/6/2001 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Làng sinh thái cho các hệ sinh thái kém bền vững

    Số TC:11/2000 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Làng sinh thái - Nơi gắn kết cộng đồng với môi trường

    Số TC:9/2001 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Mô hình làng sinh thái ở vùng cát trắng Triệu Phong

    Số TC:1/2001 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Đi lên từ vùng đất khó

    Số TC:1/2002 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Bộ trưởng Chu Tuấn Nhạ thăm "Làng sinh thái" người Dao, Ba Vì.

    Số TC:3/2002 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Khơi dậy tiềm năng sinh học dải đất cát rộng lớn miền Trung

    Số TC:8/2002 [Chi tiết] [Tóm tắt...]

    http://www.vnecosan.org/Docs/docs.html
    Địa chỉ sau có fần Xây dựng và sử dụng nhà tiêu Sinh thái Vinasanres tại Đan Phượng, Lâm Hà, Lâm Đồng
    thực hiện theo yêu cầu của NICCO, 1 cơ quan NGO (Nhật Bản) về Permaculture tại VN
    Còn đây là Địa chỉ của NICCO:
    http://www.kyoto-nicco.org/vietnam_e.htm
    Và sau đây là cơ hội trợ cấp Tài chính (Việc làm) cho các nghiên cứu sinh :
    http://www.vnecosan.org/News/10-06-04/details.html
    10-06-04
    IFS MỜI NỘP ĐƠN ĐỂ ĐƯỢC TRỢ CẤP CHO NGHIÊN CỨU VỀ VỆ SINH SINH THÁI
    Tổ chức Quốc tế hổ trợ nghiên cứu khoa học (IFS) hân hạnh mời nộp đơn để nhận được sự hổ trợ tài chính cho những nghiên cứu có liên quan đến vệ sinh sinh thái. Lời mời được mở rộng đến các nghiên cứu viên mới khởi đầu trong công việc nghiên cứu của mình (tốt nhất là trẻ hơn 40 tuổi). Tiền hổ trợ tối đa 12 000 USD cho mỗi đề tài nghiên cứu để mua các trang thiết bị khoa học, vật liệu, tài liệu và các chi tiêu ở thực địa.
    Kinh phí hổ trợ sẽ được cấp cho cá nhân những nghiên cứu viên và cho những nghiên cứu viên muốn làm việc trong nhóm. Đơn dự tuyển cho để nhận được kinh phí hổ trợ cá nhân cần được viết theo mẫu, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, có sẵn tại văn phòng IFS hoặc có thể download từ website www.ifs.se . Để nhận được kinh phí hổ trợ phối hợp nghiên cứu các ứng viên cần tham khảo website cua IFS trong phần "IFS strategy for strengthening capacity for water resources research in developing countries" và gửi đề nghị cho Dr Cecilia -man cecilia.oman@ifs.se , Tổng thư ký IFS.
    Ứng viên phải là công dân của những quốc gia đang phát triển và thực hiện nghiên cứu tại đó. Ứng viên cũng phải là nhân viên hoặc đang làm việc với một trường đại học, viện nghiên cứu hoặc một tổ chức phi chính phủ tại một quốc gia đang phát triển. Ứng viên cần có trình độ tương đối cao, ít nhất là MSc hoặc tương đương và đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 07:27 ngày 02/03/2005

Chia sẻ trang này