1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Permaculture là gì ? Có thể áp dụng tại VN được K0 ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 08/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.600
    Đã được thích:
    49
    Tiện đây, tặng OSHIN 1 số địa chỉ về Làng Sinh Thái tại VN:
    http://www.nea.gov.vn/tapchi/tukhoatv.asp?tu_khoa_id=làng%20sinh%20thái
    Từ khóa tiếng Việt

    làng sinh thái

    Có 7 bài có từ khóa trên

    Làng sinh thái Hải Thuỷ - Mô hình phát triển bền vững

    Số TC:5/6/2001 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Làng sinh thái cho các hệ sinh thái kém bền vững

    Số TC:11/2000 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Làng sinh thái - Nơi gắn kết cộng đồng với môi trường

    Số TC:9/2001 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Mô hình làng sinh thái ở vùng cát trắng Triệu Phong

    Số TC:1/2001 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Đi lên từ vùng đất khó

    Số TC:1/2002 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Bộ trưởng Chu Tuấn Nhạ thăm "Làng sinh thái" người Dao, Ba Vì.

    Số TC:3/2002 [Chi tiết] [Tóm tắt...]
    Khơi dậy tiềm năng sinh học dải đất cát rộng lớn miền Trung

    Số TC:8/2002 [Chi tiết] [Tóm tắt...]

    http://www.vnecosan.org/Docs/docs.html
    Địa chỉ sau có fần Xây dựng và sử dụng nhà tiêu Sinh thái Vinasanres tại Đan Phượng, Lâm Hà, Lâm Đồng
    thực hiện theo yêu cầu của NICCO, 1 cơ quan NGO (Nhật Bản) về Permaculture tại VN
    Còn đây là Địa chỉ của NICCO:
    http://www.kyoto-nicco.org/vietnam_e.htm
    Và sau đây là cơ hội trợ cấp Tài chính (Việc làm) cho các nghiên cứu sinh :
    http://www.vnecosan.org/News/10-06-04/details.html
    10-06-04
    IFS MỜI NỘP ĐƠN ĐỂ ĐƯỢC TRỢ CẤP CHO NGHIÊN CỨU VỀ VỆ SINH SINH THÁI
    Tổ chức Quốc tế hổ trợ nghiên cứu khoa học (IFS) hân hạnh mời nộp đơn để nhận được sự hổ trợ tài chính cho những nghiên cứu có liên quan đến vệ sinh sinh thái. Lời mời được mở rộng đến các nghiên cứu viên mới khởi đầu trong công việc nghiên cứu của mình (tốt nhất là trẻ hơn 40 tuổi). Tiền hổ trợ tối đa 12 000 USD cho mỗi đề tài nghiên cứu để mua các trang thiết bị khoa học, vật liệu, tài liệu và các chi tiêu ở thực địa.
    Kinh phí hổ trợ sẽ được cấp cho cá nhân những nghiên cứu viên và cho những nghiên cứu viên muốn làm việc trong nhóm. Đơn dự tuyển cho để nhận được kinh phí hổ trợ cá nhân cần được viết theo mẫu, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, có sẵn tại văn phòng IFS hoặc có thể download từ website www.ifs.se . Để nhận được kinh phí hổ trợ phối hợp nghiên cứu các ứng viên cần tham khảo website cua IFS trong phần "IFS strategy for strengthening capacity for water resources research in developing countries" và gửi đề nghị cho Dr Cecilia -man cecilia.oman@ifs.se , Tổng thư ký IFS.
    Ứng viên phải là công dân của những quốc gia đang phát triển và thực hiện nghiên cứu tại đó. Ứng viên cũng phải là nhân viên hoặc đang làm việc với một trường đại học, viện nghiên cứu hoặc một tổ chức phi chính phủ tại một quốc gia đang phát triển. Ứng viên cần có trình độ tương đối cao, ít nhất là MSc hoặc tương đương và đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 07:27 ngày 02/03/2005
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.600
    Đã được thích:
    49
    1 số Kinh Nghiệm sử dụng mô hình hầm Biogas & mô hình cải tiến Vacvina
    Ô nhiễm môi trường, nguồn nước sạch ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ báo động. Bởi thế việc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cộng đồng nông thôn, thuộc Hội Làm vườn Việt Nam, đưa ra mô hình hầm Biogas Vacvina cải tiến đã được bà con nông dân các địa phương trong cả nước đánh giá cao và được coi là một giải pháp tốt để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nông thôn.
    Mô hình hầm Biogas Vacvina và vấn đề xử lý chất thải ở Nghệ An :Những dấu hiệu đáng mừng
    Ông Phan Xuân Tích, Chủ tịch hội làm vườn xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ cho biết: Những cái được lớn nhất mà các hộ xây dựng hầm Biogas Vacvina cải tiến (sau đây gọi tắt là Biogas cải tiến) mang lại là chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò của họ rất sạch sẽ, không có ruồi muỗi, mọi thứ mùi hôi thối trước đây đã được giải quyết triệt để; vừa có gas để đun nấu không phải trả tiền, tránh được tình trạng chặt phá rừng lấy củi vừa có lượng phân bón, sau khi xử lý tại hầm, gas thải ra rất đảm bảo vệ sinh, cây cối dễ hấp thu, rau màu sử dụng loại phân này không mang mầm dịch bệnh, giun sán?
    Chúng tôi đến thăm nhà ông Trần Trung Thông, một cựu chiến binh, trú tại xóm 1, xã Nghĩa Bình, Tân Kỳ, được tận mắt xem hầm Biogas cải tiến. Đây là một trong 6 mô hình điểm được Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn hỗ trợ một phần kinh phí và kỹ thuật vừa mới xây dựng xong đầu tháng 4/2003.
    Ông Thông phấn khởi cho biết: Gia đình ông nuôi thường xuyên trong chuồng 3-4 tạ lợn hơi, sau khi xây xong hầm Biogas cải tiến, ông nạp vào 500kg phân lợn, khoảng 7 ngày bắt đầu có gas, từ đó đến nay mỗi ngày nạp thêm lượng phân và nước giải lợn thải ra (cứ 1 xô phân dội thêm 5 xô nước lã) là đủ gas sử dụng. Ông cho biết thêm: Hầm Biogas cải tiến có rất nhiều ưu điểm, vừa tiết kiệm được diện tích xây dựng, vừa có thể làm chuồng trại chăn nuôi lợn, đặt bệ xí tự hoại cho gia đình trên bề mặt hầm nên rất tiện lợi. Nếu mỗi nhà có 2 tạ lợn hơi thì chỉ đủ nấu nướng cho 4-5 người.
    Những hộ gia đình nuôi từ 30-40 con lợn nếu làm hầm Biogas cải tiến thì không gì bằng. Nó vừa sử dụng nấu ăn, thắp sáng trong gia đình vừa có thể cho các hộ lân cận sử dụng hàng ngày.
    Nước thải từ hầm gas chảy xuống ao cá còn có thể làm thức ăn cho một số loại cá.
    Ông Doãn Trí Tuệ, Trưởng phòng kỹ thuật, Sở NN&PTNT Nghệ An, sau khi tìm hiểu mô hình hầm Biogas cải tiến của Trung tâm nghiên cứu & phát triển cộng đồng nông thôn triển khai tại Nghệ An đã khẳng định: Hầm Biogas cải tiến là một tiến bộ kỹ thuật rất quan trọng nhằm xử lý chất thải động vật tạo ra khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường nên rất cần áp dụng và nhân rộng ra các gia đình đang tập trung phát triển chăn nuôi theo mô hình sản xuất hàng hóa.
    Ở Nghệ An, trong thời gian qua UBND tỉnh đang chủ trương phát triển mạnh mô hình chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc theo qui mô lớn từ 60-70 con, hiện đã có hộ nuôi hàng trăm con nên việc xây dựng mô hình hầm Biogas cải tiến của Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn vào các hộ nói trên thực sự là một cứu cánh, một giải pháp tích cực để giúp họ xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực dân cư và chuồng trại?
    Những người trong cuộc nói gì?
    Ông Phạm Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn, thuộc Hội làm vườn Việt Nam, tác giả của mô hình hầm Biogas Vacvina cải tiến, tâm sự: Việc ứng dụng công nghệ sản xuất khí sinh học (Biogas) từ nguồn chất thải chăn nuôi đã được các nhà khoa học trên thế giới thực hiện từ những năm 30 của thế kỷ 20. Ở Việt Nam các dạng hầm Biogas của Trung Quốc, Ấn Độ, Cô-lôm-bi-a đã lần lượt được một số tổ chức quốc tế giới thiệu vào nước ta.
    Tuy nhiên, sau một quá trình sử dụng, các loại hầm Biogas nói trên đã bộc lộ một số hạn chế khi đưa vào địa bàn nông thôn: Loại mô hình bằng túi ni-lon rẻ tiền dễ lắp đặt và sử dụng nhưng chưa giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm và rất chóng hỏng: loại hầm Biogas được xây dựng kiên cố dưới lòng đất, có nắp vòm (hình cầu) giá thành thường cao nhưng do kỹ thuật xây dựng ở nông thôn không đảm bảo nên sau khi hoàn thành khoảng 6-7 tháng thường bị nứt, khí gas thoát ra ngoài nên sử dụng kém hiệu quả; loại hầm này có nhược điểm là diện tích xây dựng chiếm 25m2 nên phải xây dựng phía ngoài chuồng trại chăn nuôi. Hầm Biogas hình cầu sau khi sử dụng từ 15-18 tháng đã xuất hiện lớp váng dày từ 10-15cm nên phải dỡ nắp hầm để phá váng thì vi khuẩn yếm khí mới hoạt động được. Một thực tế đã xẩy ra tại huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng, toàn huyện xây 430 hầm Biogas hình cầu nhưng đến nay chỉ có 8 hầm còn sử dụng được. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi cho rằng do áp suất phía trong vòm quá lớn làm nứt vòm khiến khí gas tích tụ tại đây thoát hết ra ngoài nên không sử dụng được. Từ thực tế trên, qua tham quan nghiên cứu tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cộng đồng nông thôn đã mày mò, hoàn thiện và đưa ra mô hình Biogas Vacvina cải tiến khắc phục được các nhược điểm nói trên để áp dụng vào địa bàn nông thôn nước ta.
    Đặc điểm của loại hầm Biogas cải tiến nói trên đã đáp ứng được các yêu cầu của nông dân về chất lượng, sự bền vững và hợp túi tiền của bà con. Chỉ cần kinh phí từ 2,2-2,3 triệu đồng (bao gồm cả thiết bị) là bà con có thể xây dựng được một hầm Biogas cải tiến để sử dụng lâu dài. Mô hình hầm Biogas cải tiến được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn làm mô hình thí điểm từ năm 1998 tại một số tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và vùng ngoại thành Hà Nội đến nay đã có 2.800 hầm đang hoạt động có hiệu quả được bà con nông dân thừa nhận. Đến thời điểm hiện nay, phong trào xây dựng hầm Biogas cải tiến đang được nhân rộng ra 22 tỉnh, thành trong cả nước.
    Riêng tại Nghệ An, năm 2003, theo báo cáo của 10 huyện đã có danh sách trên 12.000 hộ chăn nuôi đăng ký xây dựng hầm Biogas cải tiến. Trong đó huyện Diễn Châu 1.266 hộ đăng ký, Quỳnh Lưu có 510 hộ, Yên Thành 389 hộ, Đô Lương 189 hộ, Thanh Chương 186 hộ?
    Cũng theo kỹ sư Phạm Văn Thành: Hầm Biogas cải tiến của Trung tâm nhờ phá váng tự động nên có nhiều ưu điểm nhưng phải xây dựng đúng qui trình kỹ thuật, người sử dụng phải thực hiện đúng các qui trình như nạp phân lần đầu từ 700-800 kg và xả nước đủ liều lượng (sau đó mỗi ngày phải nạp thêm phân theo tỷ lệ 1 phân/5 nước, khoảng 1 xô phân) thì chỉ sau 5-7 ngày là có gas sử dụng đun nấu cho 4-5 người.
    Một điều cần lưu ý là các hộ xây dựng hầm Biogas cải tiến cần phải nhớ là không được xả nước mưa, nước xà phòng vào hầm chứa chất thải, không để nước tắm cho lợn và nước tắm người vào hầm chứa sẽ làm chết hết vi khuẩn yếm khí đồng thời đẩy lượng phân chưa bị phân huỷ ra ngoài.
    Hiện nay một số hộ gia đình nông dân đang băn khoăn là sử dụng hầm Biogas cải tiến sẽ không có phân hữu cơ bón ruộng. Điều này hoàn toàn không đúng, hầm Biogas cải tiến chỉ chuyển phân bón từ dạng phân khô sang dạng phân nước, hợp vệ sinh hơn cho môi trường.
    Theo Võ Thanh Mai
    Báo Nông nghiệp Việt Nam
    VP đại diện KV Bắc Trung Bộ

    Sau đây là hình ảnh & Sơ đồ 1 hỆ thống Biogas do V.A.CVina
    thiết kế giá thành khoãng đVN700.000 ~ $US40,00
    Ngoài ra Các ống Polyethylene dẩn gas củng được VĐHNL Thủ Đức nghiên cứu đưa vào sử dụng fù hợp vào môi trường & điều kiện VN rất dể cho Nông dân thay thế & sử dụng .
    1 số Địa chỉ cần thiết (liên hệ)
    Pham Van Thanh
    VAC Co Ltd
    Thanh cong - Q. Ba Dinh, Hanoi, Vietnam
    ĐT: 844-835-0489
    Fax: 844-835-0489
    E-mail: tvc-vacvina@netnam.org.vn
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 11:41 ngày 10/03/2005
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bài của bác Hoài Long rất độc đáo. Kinh nghiệm về hầm BioGas thì em cũng có rồi. Trước đây, thời bao cấp, nhà em còn dùng hố xí xổm, bể phốt bị nứt vỡ lung tung. Thế là một lần tình cờ, em đánh que diêm ở gần khe nứt, tự nhiên thấy có ngọn lửa bắt vào ngay, cháy rất lâu. Lúc đó em đi hỏi người lớn thì mới được biết đấy là khí Metal được thoát ra từ bể phốt.
    Nhưng còn cái này nữa mới hay chứ: hôm trước có người chê mĩ phẩm làm từ giun thì sẽ không dùng, hôm nay bác lại muốn lấy nước thải từ hầm Biogas (nơi mà ai cũng biết trong đó chứa những cái gì) để nuôi cá. Bác có thể cho em biết những loại cá nào có thói quen ẩm thực kiểu đó không, để em đi siêu thị còn biết ... hì hì hì ...
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bài của bác Hoài Long rất độc đáo. Kinh nghiệm về hầm BioGas thì em cũng có rồi. Trước đây, thời bao cấp, nhà em còn dùng hố xí xổm, bể phốt bị nứt vỡ lung tung. Thế là một lần tình cờ, em đánh que diêm ở gần khe nứt, tự nhiên thấy có ngọn lửa bắt vào ngay, cháy rất lâu. Lúc đó em đi hỏi người lớn thì mới được biết đấy là khí Metal được thoát ra từ bể phốt.
    Nhưng còn cái này nữa mới hay chứ: hôm trước có người chê mĩ phẩm làm từ giun thì sẽ không dùng, hôm nay bác lại muốn lấy nước thải từ hầm Biogas (nơi mà ai cũng biết trong đó chứa những cái gì) để nuôi cá. Bác có thể cho em biết những loại cá nào có thói quen ẩm thực kiểu đó không, để em đi siêu thị còn biết ... hì hì hì ...
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Dạ, cám ơn bác Hoài Long nhiều nhiều về mấy cái địa chỉ làng sinh thái nha!
    Em xin góp tiếp mấy bài sưu tầm ạ:
    Biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ
    Mỗi năm cả nước ta có gần 382.500 tấn vỏ cà phê được thải ra. So với các phế phẩm nông nghiệp khác, chất thải này phân hủy lâu hơn, gây ô nhiễm môi trường. Thạc sĩ Lê Hồng Phú (ĐH Bách khoa TP HCM) mới đây đã thành công trong việc biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ, khắc phục tình trạng ô nhiễm này.
    Anh Phú cho biết vỏ chiếm khoảng 40-45% trọng lượng hạt cà phê. Tại các vùng nhiệt đới, đây là nguồn phế thải quan trọng. Trong khi các nước trên thế giới đã có những công trình xử lý vỏ cà phê để sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm, trồng nấm ăn, ứng dụng lên men tạo phân bón; sản xuất hương thơm tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng nhiệt năng... thì ở nước ta, rất ít công trình nghiên cứu đến việc ứng dụng của phế phẩm này. Một chương trình sử dụng năng lượng từ chất phế thải sinh thái do chính phủ Australia tài trợ, được Viện Cơ điện Nông nghiệp thực hiện, thì mới thử nghiệm trên trấu, chưa xét đến cà phê.
    Cũng theo thạc sĩ Phú, vỏ cà phê chậm phân hủy do nó có hai thành phần khó phân hủy là pectin và cellulose. Các phế phẩm nông nghiệp khác có thời gian phân hủy nhanh hơn vì ít hai thành phần chất này hơn. Do vậy, nghiên cứu của anh Phú tập trung tìm ra cách rút ngắn tối đa thời gian phân hủy của pectin và cellulose trong vỏ cà phê.
    Đối tượng được chọn là chủng nấm mốc Aspergillusniger (chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose rất mạnh), nhằm tạo ra chế phẩm enzym có hoạt tính phân giải mạnh pectin và cellulose. Sau hàng trăm thí nghiệm, cuối cùng, anh Phú cũng tìm được công thức tối ưu hóa môi trường nhân giống cũng như các điều kiện ly trích enzym để thu được hoạt tính phân giải pectin và cellulose cao nhất. Thử nghiệm enzym trên cà phê phế thải cho thấy, chỉ trong vòng 14 ngày, hàm lượng pectin và cellulose giảm đáng kể. Quá trình lên men đã giảm 53% tổng lượng pectin và 33,4% tổng lượng cellulose có trong vỏ ban đầu.
    Đánh giá các chỉ tiêu hóa học như nitơ, kali, phốt pho và vi sinh cho thấy phân bón sản xuất từ vỏ cà phê thỏa mãn những tiêu chuẩn của một phân hữu cơ cao cấp.
    Công trình của thạc sĩ Phú đã mở ra khả năng tận dụng, xử lý phế phẩm vỏ cà phê thành phân hữu cơ, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất cho nhà nông, vừa giữ gìn môi trường. Không dừng lại ở thành quả đạt được, Phú dự kiến sẽ tiếp tục đi sâu "nghiên cứu, xử lý một tổ hợp các vi sinh vật như xạ khuẩn, vi khuẩn nhằm phân giải đến mức triệt để hai thành phần khó phân hủy nhất là pectin và cellulose".
    (Theo Tài Hoa Trẻ)
    "Công nhân" giun tham gia dự án tái chế rác
    Bạn đã bao giờ nghe nói đến "công nhân" giun đất chưa? Một công ty của Anh đang cần tuyển khoảng 18 tỷ... giun đất cho dự án tái chế của mình. Chuyện thật 100%!
    Người bạn thân thiết của nhà nông.
    Wormtech Limited là một công ty tư nhân tại hạt Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập rác thải để tái chế. Tuy nhiên, giờ đây Công ty lại muốn áp dụng một phương pháp hoàn toàn mới: sử dụng giun đất để làm phân rã rác thải, từ đấy sản xuất phân bón và các loại sản phẩm khác. Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các "công nhân giun" làm việc.
    Theo dự tính, công việc biến rác thải thành sản phẩm hữu cơ đòi hỏi phải có khoảng 30.000 tấn giun đất, nhờ đó tạo được công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương. Graham Owen, thành viên của Wormtech, cho biết: "Chúng tôi bắt đầu thu thập rác thải từ tháng 6 năm ngoái. Trong địa phận hạt Monmouthshire có khoảng 30.000 hộ gia đình, và cho đến nay chúng tôi đã thu thập đủ rác để phục vụ mục đích tái chế thành phân bón. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn quyết định thử cho giun đất "tham gia" sản xuất phân bón hữu cơ và các sản phẩm khác. Công việc chuẩn bị cho nhà xưởng sẽ mất khoảng ba tháng, sau đó chúng tôi sẽ mang giun tới để chúng tự hoàn tất nốt phần việc còn lại. Lũ giun cần khoảng một tháng để làm phân rã toàn bộ chỗ rác, cung cấp nguyên liệu cho chúng tôi sản xuất khoảng 12 loại sản phẩm hữu cơ".
    Từ trước đến nay, giun đất vẫn được coi là bạn của nhà nông và giới làm vườn do chúng tạo thức ăn bằng cách làm phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Đống đất đùn lên mặt đất chính là thức ăn mà giun thải ra sau khi đã được tiêu hóa - chỗ chất thải này là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng vì chúng chứa rất nhiều khoáng chất. Owen cho biết: "Trên khắp nước Anh có khoảng 700 trại nuôi giun, và họ sẽ cung cấp giun cho chúng tôi. Còn trong tương lai, chúng tôi sẽ tự mình nuôi lấy giun đất. Với một loại máy nhặt giun đặc biệt, chúng tôi sẽ đảm bảo sao cho không có bất cứ con giun nào lọt được vào sản phẩm cuối cùng. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, chúng tôi sẽ chính thức đưa giun vào hoạt động từ cuối tháng 5 năm nay."
    Giun đất (tên khoa học là Lumbricus terrestris) sống trong lòng đất ở độ sâu tối đa 2m. Cơ thể chúng dài từ 9-30 cm, bao gồm nhiều ngăn nhỏ có tên là annuli. Các annuli này có cấu trúc nhấp nhô, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ giúp cho giun bám chặt vào đất, nhờ đó giun mới di chuyển được. Khoảng 1/3 chiều dài cơ thể giun là một dải mềm có tên gọi là clitellum, chịu trách nhiệm tiết chất nhờn dính, trong suốt, bao phủ lấy thân giun.
    Giun đất là sinh vật lưỡng tính - chúng có cả cơ quan sinh dục đực lẫn sinh dục cái. Mặc dù vậy, chúng không thể tự sinh sản được mà phải tìm một con khác để trao đổi tinh trùng. Giun trưởng thành khi được bốn tuần tuổi và bắt đầu trồi lên mặt đất để giao phối. Khi giao phối, hai con giun nằm ngược đầu với nhau, đóng tất cả các cơ quan kích thích khác nên không phản ứng với ánh sáng và tiếp xúc. Một lượng lớn chất nhầy được cả hai tiết ra, nhờ đó giun trao đổi tinh trùng. Sau khi giao phối khoảng 1 giờ, hai cá thể tách rời nhau ra và ai đi dường nấy. Lúc này, các clitellum bắt đầu tiết ra một chất đặc biệt, tạo nên chiếc kén hình vòng chứa trứng của con giun và tinh trùng của ********. Chiếc kén dài 2mm này tuột ra khỏi đầu giun và đóng lại, tạo thành hình quả chanh. Toàn bộ quá trình sinh sản diễn ra trong chiếc kén này - đây là hình thức tiến hóa nhằm chống lại hiện tượng tự sinh sản.

    Nuôi giun trong bếp để giảm rác thải
    Đối với các cư dân đô thị có ý thức về môi trường, chẳng có căn bếp nào hoàn thiện nếu vắng một thiết bị chiêu đãi hàng trăm vị khách uốn éo tới ăn tối: Thùng giun! Bên trong thùng, giun biến thức ăn thừa thành một loại mùn hữu ích cho cây, đồng thời giúp giảm lượng rác ở bãi chôn lấp.
    Sử dụng giun để làm phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada), tới mức thành phố này đã thiết lập một đường dây điện thoại nóng cho loại hình này.
    Từ sách tới thực tế
    Cuốn sách ''''Giun ăn rác của chúng ta'''' do Mary Appelhof xuất bản năm 1982 đã trình bày một hệ thống sản xuất phân bón từ giun và kỹ thuật này được nhân rộng trong nhiều năm. Hơn 170.000 cuốn sách đã được bán hết và Appelhof được gọi là... ''''Bà Giun''''. Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bà nói: ''''Giun là một trong những sinh vật tầm thường nhất trên hành tinh, nhai phần lớn rác thải của chúng ta và biến nó thành phân bón. Tôi nhận ra rằng mình càng nuôi nhiều giun hoặc khuyến khích những người khác làm theo, Trái đất sẽ là một nơi tốt đẹp hơn''''.
    Một thùng giun (cao 61cm, dài 51cm và rộng 30,5cm) có thể xử lý khoảng 2,25kg rác trong một tuần. Quản lý một thùng giun tương đối đơn giản. Thùng thoáng khí với độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, có lớp lót bên dưới là báo, lá khô hoặc rơm, một lượng đất nhỏ và có lẽ là 0,5kg giun đỏ. Vi khuẩn và các sinh vật khác phân huỷ thức ăn thừa. Sau đó, giun bắt đầu làm việc, ăn mọi thứ trên đường đi - chất thải, sinh vật và lớp nền. Sau đó, giun tiết ra một chất mùn màu tối, giống như đất.
    Khi hệ thống hoạt động tốt, sẽ chỉ có một chút mùi đất thoang thoảng trong bếp mà thôi. Theo Appelhof, bã cà phê, rau và vỏ trái cây trong một thùng rác bếp bình thường toả ra mùi còn khó chịu hơn. Tuy nhiên, chỉ có những loại giun nhất định mới làm được công việc này. Appelhof cho biết: ''''Không thể đi ra vườn, đào giun và bắt chúng làm việc. Có khoảng 4.500 loài giun đất song chỉ có sáu tới tám loài được sử dụng để sản xuất phân bón. Một trong số đó là Eisenia fetida, hay giun đỏ. Tôi cũng hiểu phản ứng ban đầu của mọi người khi nghe nói để giun trong bếp. Mũi của họ thường nhăn lại''''.
    Chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ em lại thích việc làm này và không sợ mùi cũng như chất dịch do giun tiết ra. Sản xuất phân bón từ giun cũng được giảng dạy tại trường học. Appelhof ước tính gần bốn triệu trẻ em được tiếp cận với phương pháp này tại lớp học thông qua cuốn sách "Giun ăn rác của chúng ta". Theo Appelhof, sản xuất phân bón từ giun là việc trẻ em có thể làm. Phần lớn trẻ 18 tháng tuổi có thể hiểu điều gì đang diễn ra. Trẻ em cảm thấy tốt về điều đó bởi họ đang làm một việc tích cực cho môi trường. ''''Tôi rất vui khi thấy trẻ em say mê với giun.'''' - bà nói.
    Giun thành phố
    Rất dễ sản xuất phân bón ở sân sau. Tuy nhiên, chỉ có thể làm điều đó nếu mọi người có không gian xanh. Đây chính là lý do thùng giun trở thành vật thay thế phổ biến đối với cư dân đô thị. Trên mười năm qua, chính quyền thành phố Vancouver đã tài trợ cho một chương trình sản xuất phân bốn từ giun. Chương trình do City Farmer điều hành. Michael Levenston, giám đốc City Farmer, cho biết: ''''Tôi thường nói đùa rằng chúng ta có chương trình giun lớn nhất trong vũ trụ''''.
    Vào thứ bảy hàng tuần, 25 người quan tâm tới sản xuất phân bón từ giun tham dự một lớp học kéo dài 1 giờ tại khu vườn thí nghiệm của City Farmer. Tại đó, họ học cách chăm sóc và quản lý giun. Đối tượng tham gia rời khu vườn với một chiếc thùng, lớp lót đáy, khoảng 0,5kg giun đỏ và sách hướng dẫn. Đó là tất cả đồ nghề họ cần để ''''vận hành'''' giun tại nhà. Levenston nói: ''''Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là giun thu hút được sự quan tâm của công chúng. Mọi người thuộc đủ mọi tầng lớp tham gia lớp học và có một danh sách chờ khá dài''''.
    Cho tới nay, chương trình đã phân phát khoảng 3.500 thùng giun. Mỗi thùng như vậy ngăn khoảng 60kg rác hữu cơ được chuyển tới bãi chôn lấp của thành phố mỗi năm. Ngoài lợi ích có thể thấy được, chương trình còn thúc đẩy ý thức giảm rác thải của công chúng. Levenston nhớ rằng cách đây nhiều năm năm, công chúng còn thờ ơ khi nghe nói về sản xuất phân bón từ giun. Ngày nay, chương trình này đã phổ biến tới mức một dịch vụ mới ra đời: đường dây nóng phân bón.
    Người trực đường dây nóng Spring Gillard giải đáp cho mọi cư dân trong thành phố về thùng giun cũng như các vấn đề về phân bón. Trong 14 năm làm công việc này, bà đã ghi lại mọi câu hỏi, đủ để viết một cuốn sách. Gillard nói rằng thỉnh thoảng bà phải trấn an những người hoảng sợ khi giun thoát khỏi thùng. Câu trả lời thường là nếu giun thoát khỏi thùng, chúng đang muốn nói với bạn một điều gì đó. Phần lớn mọi người có mối quan hệ gắn bó với giun đỏ trong bếp của họ.
    Minh Sơn (Tổng hợp)
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Dạ, cám ơn bác Hoài Long nhiều nhiều về mấy cái địa chỉ làng sinh thái nha!
    Em xin góp tiếp mấy bài sưu tầm ạ:
    Biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ
    Mỗi năm cả nước ta có gần 382.500 tấn vỏ cà phê được thải ra. So với các phế phẩm nông nghiệp khác, chất thải này phân hủy lâu hơn, gây ô nhiễm môi trường. Thạc sĩ Lê Hồng Phú (ĐH Bách khoa TP HCM) mới đây đã thành công trong việc biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ, khắc phục tình trạng ô nhiễm này.
    Anh Phú cho biết vỏ chiếm khoảng 40-45% trọng lượng hạt cà phê. Tại các vùng nhiệt đới, đây là nguồn phế thải quan trọng. Trong khi các nước trên thế giới đã có những công trình xử lý vỏ cà phê để sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm, trồng nấm ăn, ứng dụng lên men tạo phân bón; sản xuất hương thơm tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng nhiệt năng... thì ở nước ta, rất ít công trình nghiên cứu đến việc ứng dụng của phế phẩm này. Một chương trình sử dụng năng lượng từ chất phế thải sinh thái do chính phủ Australia tài trợ, được Viện Cơ điện Nông nghiệp thực hiện, thì mới thử nghiệm trên trấu, chưa xét đến cà phê.
    Cũng theo thạc sĩ Phú, vỏ cà phê chậm phân hủy do nó có hai thành phần khó phân hủy là pectin và cellulose. Các phế phẩm nông nghiệp khác có thời gian phân hủy nhanh hơn vì ít hai thành phần chất này hơn. Do vậy, nghiên cứu của anh Phú tập trung tìm ra cách rút ngắn tối đa thời gian phân hủy của pectin và cellulose trong vỏ cà phê.
    Đối tượng được chọn là chủng nấm mốc Aspergillusniger (chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose rất mạnh), nhằm tạo ra chế phẩm enzym có hoạt tính phân giải mạnh pectin và cellulose. Sau hàng trăm thí nghiệm, cuối cùng, anh Phú cũng tìm được công thức tối ưu hóa môi trường nhân giống cũng như các điều kiện ly trích enzym để thu được hoạt tính phân giải pectin và cellulose cao nhất. Thử nghiệm enzym trên cà phê phế thải cho thấy, chỉ trong vòng 14 ngày, hàm lượng pectin và cellulose giảm đáng kể. Quá trình lên men đã giảm 53% tổng lượng pectin và 33,4% tổng lượng cellulose có trong vỏ ban đầu.
    Đánh giá các chỉ tiêu hóa học như nitơ, kali, phốt pho và vi sinh cho thấy phân bón sản xuất từ vỏ cà phê thỏa mãn những tiêu chuẩn của một phân hữu cơ cao cấp.
    Công trình của thạc sĩ Phú đã mở ra khả năng tận dụng, xử lý phế phẩm vỏ cà phê thành phân hữu cơ, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất cho nhà nông, vừa giữ gìn môi trường. Không dừng lại ở thành quả đạt được, Phú dự kiến sẽ tiếp tục đi sâu "nghiên cứu, xử lý một tổ hợp các vi sinh vật như xạ khuẩn, vi khuẩn nhằm phân giải đến mức triệt để hai thành phần khó phân hủy nhất là pectin và cellulose".
    (Theo Tài Hoa Trẻ)
    "Công nhân" giun tham gia dự án tái chế rác
    Bạn đã bao giờ nghe nói đến "công nhân" giun đất chưa? Một công ty của Anh đang cần tuyển khoảng 18 tỷ... giun đất cho dự án tái chế của mình. Chuyện thật 100%!
    Người bạn thân thiết của nhà nông.
    Wormtech Limited là một công ty tư nhân tại hạt Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập rác thải để tái chế. Tuy nhiên, giờ đây Công ty lại muốn áp dụng một phương pháp hoàn toàn mới: sử dụng giun đất để làm phân rã rác thải, từ đấy sản xuất phân bón và các loại sản phẩm khác. Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các "công nhân giun" làm việc.
    Theo dự tính, công việc biến rác thải thành sản phẩm hữu cơ đòi hỏi phải có khoảng 30.000 tấn giun đất, nhờ đó tạo được công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương. Graham Owen, thành viên của Wormtech, cho biết: "Chúng tôi bắt đầu thu thập rác thải từ tháng 6 năm ngoái. Trong địa phận hạt Monmouthshire có khoảng 30.000 hộ gia đình, và cho đến nay chúng tôi đã thu thập đủ rác để phục vụ mục đích tái chế thành phân bón. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn quyết định thử cho giun đất "tham gia" sản xuất phân bón hữu cơ và các sản phẩm khác. Công việc chuẩn bị cho nhà xưởng sẽ mất khoảng ba tháng, sau đó chúng tôi sẽ mang giun tới để chúng tự hoàn tất nốt phần việc còn lại. Lũ giun cần khoảng một tháng để làm phân rã toàn bộ chỗ rác, cung cấp nguyên liệu cho chúng tôi sản xuất khoảng 12 loại sản phẩm hữu cơ".
    Từ trước đến nay, giun đất vẫn được coi là bạn của nhà nông và giới làm vườn do chúng tạo thức ăn bằng cách làm phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Đống đất đùn lên mặt đất chính là thức ăn mà giun thải ra sau khi đã được tiêu hóa - chỗ chất thải này là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng vì chúng chứa rất nhiều khoáng chất. Owen cho biết: "Trên khắp nước Anh có khoảng 700 trại nuôi giun, và họ sẽ cung cấp giun cho chúng tôi. Còn trong tương lai, chúng tôi sẽ tự mình nuôi lấy giun đất. Với một loại máy nhặt giun đặc biệt, chúng tôi sẽ đảm bảo sao cho không có bất cứ con giun nào lọt được vào sản phẩm cuối cùng. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, chúng tôi sẽ chính thức đưa giun vào hoạt động từ cuối tháng 5 năm nay."
    Giun đất (tên khoa học là Lumbricus terrestris) sống trong lòng đất ở độ sâu tối đa 2m. Cơ thể chúng dài từ 9-30 cm, bao gồm nhiều ngăn nhỏ có tên là annuli. Các annuli này có cấu trúc nhấp nhô, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ giúp cho giun bám chặt vào đất, nhờ đó giun mới di chuyển được. Khoảng 1/3 chiều dài cơ thể giun là một dải mềm có tên gọi là clitellum, chịu trách nhiệm tiết chất nhờn dính, trong suốt, bao phủ lấy thân giun.
    Giun đất là sinh vật lưỡng tính - chúng có cả cơ quan sinh dục đực lẫn sinh dục cái. Mặc dù vậy, chúng không thể tự sinh sản được mà phải tìm một con khác để trao đổi tinh trùng. Giun trưởng thành khi được bốn tuần tuổi và bắt đầu trồi lên mặt đất để giao phối. Khi giao phối, hai con giun nằm ngược đầu với nhau, đóng tất cả các cơ quan kích thích khác nên không phản ứng với ánh sáng và tiếp xúc. Một lượng lớn chất nhầy được cả hai tiết ra, nhờ đó giun trao đổi tinh trùng. Sau khi giao phối khoảng 1 giờ, hai cá thể tách rời nhau ra và ai đi dường nấy. Lúc này, các clitellum bắt đầu tiết ra một chất đặc biệt, tạo nên chiếc kén hình vòng chứa trứng của con giun và tinh trùng của ********. Chiếc kén dài 2mm này tuột ra khỏi đầu giun và đóng lại, tạo thành hình quả chanh. Toàn bộ quá trình sinh sản diễn ra trong chiếc kén này - đây là hình thức tiến hóa nhằm chống lại hiện tượng tự sinh sản.

    Nuôi giun trong bếp để giảm rác thải
    Đối với các cư dân đô thị có ý thức về môi trường, chẳng có căn bếp nào hoàn thiện nếu vắng một thiết bị chiêu đãi hàng trăm vị khách uốn éo tới ăn tối: Thùng giun! Bên trong thùng, giun biến thức ăn thừa thành một loại mùn hữu ích cho cây, đồng thời giúp giảm lượng rác ở bãi chôn lấp.
    Sử dụng giun để làm phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada), tới mức thành phố này đã thiết lập một đường dây điện thoại nóng cho loại hình này.
    Từ sách tới thực tế
    Cuốn sách ''''Giun ăn rác của chúng ta'''' do Mary Appelhof xuất bản năm 1982 đã trình bày một hệ thống sản xuất phân bón từ giun và kỹ thuật này được nhân rộng trong nhiều năm. Hơn 170.000 cuốn sách đã được bán hết và Appelhof được gọi là... ''''Bà Giun''''. Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bà nói: ''''Giun là một trong những sinh vật tầm thường nhất trên hành tinh, nhai phần lớn rác thải của chúng ta và biến nó thành phân bón. Tôi nhận ra rằng mình càng nuôi nhiều giun hoặc khuyến khích những người khác làm theo, Trái đất sẽ là một nơi tốt đẹp hơn''''.
    Một thùng giun (cao 61cm, dài 51cm và rộng 30,5cm) có thể xử lý khoảng 2,25kg rác trong một tuần. Quản lý một thùng giun tương đối đơn giản. Thùng thoáng khí với độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, có lớp lót bên dưới là báo, lá khô hoặc rơm, một lượng đất nhỏ và có lẽ là 0,5kg giun đỏ. Vi khuẩn và các sinh vật khác phân huỷ thức ăn thừa. Sau đó, giun bắt đầu làm việc, ăn mọi thứ trên đường đi - chất thải, sinh vật và lớp nền. Sau đó, giun tiết ra một chất mùn màu tối, giống như đất.
    Khi hệ thống hoạt động tốt, sẽ chỉ có một chút mùi đất thoang thoảng trong bếp mà thôi. Theo Appelhof, bã cà phê, rau và vỏ trái cây trong một thùng rác bếp bình thường toả ra mùi còn khó chịu hơn. Tuy nhiên, chỉ có những loại giun nhất định mới làm được công việc này. Appelhof cho biết: ''''Không thể đi ra vườn, đào giun và bắt chúng làm việc. Có khoảng 4.500 loài giun đất song chỉ có sáu tới tám loài được sử dụng để sản xuất phân bón. Một trong số đó là Eisenia fetida, hay giun đỏ. Tôi cũng hiểu phản ứng ban đầu của mọi người khi nghe nói để giun trong bếp. Mũi của họ thường nhăn lại''''.
    Chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ em lại thích việc làm này và không sợ mùi cũng như chất dịch do giun tiết ra. Sản xuất phân bón từ giun cũng được giảng dạy tại trường học. Appelhof ước tính gần bốn triệu trẻ em được tiếp cận với phương pháp này tại lớp học thông qua cuốn sách "Giun ăn rác của chúng ta". Theo Appelhof, sản xuất phân bón từ giun là việc trẻ em có thể làm. Phần lớn trẻ 18 tháng tuổi có thể hiểu điều gì đang diễn ra. Trẻ em cảm thấy tốt về điều đó bởi họ đang làm một việc tích cực cho môi trường. ''''Tôi rất vui khi thấy trẻ em say mê với giun.'''' - bà nói.
    Giun thành phố
    Rất dễ sản xuất phân bón ở sân sau. Tuy nhiên, chỉ có thể làm điều đó nếu mọi người có không gian xanh. Đây chính là lý do thùng giun trở thành vật thay thế phổ biến đối với cư dân đô thị. Trên mười năm qua, chính quyền thành phố Vancouver đã tài trợ cho một chương trình sản xuất phân bốn từ giun. Chương trình do City Farmer điều hành. Michael Levenston, giám đốc City Farmer, cho biết: ''''Tôi thường nói đùa rằng chúng ta có chương trình giun lớn nhất trong vũ trụ''''.
    Vào thứ bảy hàng tuần, 25 người quan tâm tới sản xuất phân bón từ giun tham dự một lớp học kéo dài 1 giờ tại khu vườn thí nghiệm của City Farmer. Tại đó, họ học cách chăm sóc và quản lý giun. Đối tượng tham gia rời khu vườn với một chiếc thùng, lớp lót đáy, khoảng 0,5kg giun đỏ và sách hướng dẫn. Đó là tất cả đồ nghề họ cần để ''''vận hành'''' giun tại nhà. Levenston nói: ''''Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là giun thu hút được sự quan tâm của công chúng. Mọi người thuộc đủ mọi tầng lớp tham gia lớp học và có một danh sách chờ khá dài''''.
    Cho tới nay, chương trình đã phân phát khoảng 3.500 thùng giun. Mỗi thùng như vậy ngăn khoảng 60kg rác hữu cơ được chuyển tới bãi chôn lấp của thành phố mỗi năm. Ngoài lợi ích có thể thấy được, chương trình còn thúc đẩy ý thức giảm rác thải của công chúng. Levenston nhớ rằng cách đây nhiều năm năm, công chúng còn thờ ơ khi nghe nói về sản xuất phân bón từ giun. Ngày nay, chương trình này đã phổ biến tới mức một dịch vụ mới ra đời: đường dây nóng phân bón.
    Người trực đường dây nóng Spring Gillard giải đáp cho mọi cư dân trong thành phố về thùng giun cũng như các vấn đề về phân bón. Trong 14 năm làm công việc này, bà đã ghi lại mọi câu hỏi, đủ để viết một cuốn sách. Gillard nói rằng thỉnh thoảng bà phải trấn an những người hoảng sợ khi giun thoát khỏi thùng. Câu trả lời thường là nếu giun thoát khỏi thùng, chúng đang muốn nói với bạn một điều gì đó. Phần lớn mọi người có mối quan hệ gắn bó với giun đỏ trong bếp của họ.
    Minh Sơn (Tổng hợp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.600
    Đã được thích:
    49
    Chào các Bạn, hầm BioGas được thiết kế trên nguyên tắc sử dụng khí Metan (CH4) chứa trong hầm . dùng để nấu ăn hay thắp sáng . Khí biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện hiếm khí (không có không khí). Khí biogas gồm khoảng 60% metan (CH4), khoảng 40% khí cacbonic (CO2) và <1% khí khác trong đó có hydrosunfua (H2S). Bản thân metan là khí không màu, không mùi, không vị và nó làm cho khí biogas có thể cháy được, còn khí H2S chiếm số lượng ít nhưng nó làm cho khí biogas có mùi hăng khó chịu.
    V/đ là tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn của hầm BioGas
    * Cách khử mùi hôi trong bếp khi nấu bếp ga:
    - ở các siêu thị thường có bán các loại nến khổ lớn. Khi trong bếp có mùi khó chịu do dùng bếp gas hay do nấu nướng chỉ cần thắp nến một lúc là hết ngay các mùi đó.
    * Sự an toàn của hầm Biogas chủ yếu ở cấu trúc của hầm và chất lượng đường ống dẫn khí. Cần làm theo các mẫu đã được thẩm định, không nên tự ý thiết kế xây dựng.
    Trên thực tế sử dụng khí biogas từ hầm biogas là an toàn, không gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Bởi vì bản thân khí biogas không phải khí độc hại, mà nó chỉ gây ngạt và gây mùi hôi khó chịu khi nó bị xì ra ngoài.
    Vì vậy, trong quá trình sử dụng khí biogas không để khí biogas xì qua các chỗ nối, khe hở. Đặc biệt chú ý là nếu để khí biogas xì ra ngoài mà ở trong phòng kín, hẹp thì có thể tạo hỗn hợp nổ với không khí, vì vậy cũng cần phải mở cửa thông thoáng nhà bếp trước khi dùng.
    Nói chung, dùng khí biogas rất nhiều tiện lợi như sạch sẽ, không khói bụi, không gây độc hại, hợp vệ sinh và tiện lợi cho nấu nướng.
    Những loại cá có thói quen ẩm thực trong các hố phân thì thường là ở ĐBSCL người ta gọi là cá Vồ hay cá tra; ở khu vực ĐBSCL Ao cá còn có tên là Hầm cá Vồ (xem ảnh trong trang 2 thì rỏ
    http://ttvnol.com/ttx/430306/trang-2.ttvn
    (post ngày 15/12/2004).
    .
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:18 ngày 21/03/2005
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Trời ơi ! Nếu đúng như bác Hoài Long nói thì cái loại cá tra mà mình xuất khẩu sang Mĩ chính là loài cá được nuôi bằng chất thải của dân VN mình. Thế cũng hay lắm, ngày xưa giặc Mĩ gây rất nhiều tội ác ở đất nước ta, nay ta phải cho chúng nó xực loại cá ấy mới đúng. Đọc đến đây em lại nhớ đến câu chuyện cây cải của Trạng Quỳnh tiến chúa, ... hì hì hì ...
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Trời ơi ! Nếu đúng như bác Hoài Long nói thì cái loại cá tra mà mình xuất khẩu sang Mĩ chính là loài cá được nuôi bằng chất thải của dân VN mình. Thế cũng hay lắm, ngày xưa giặc Mĩ gây rất nhiều tội ác ở đất nước ta, nay ta phải cho chúng nó xực loại cá ấy mới đúng. Đọc đến đây em lại nhớ đến câu chuyện cây cải của Trạng Quỳnh tiến chúa, ... hì hì hì ...
  10. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Hì, chết chết, vừa đọc thấy em NVL nói vầy mình phải vào đính chính ngay. Cá tra, cá ba sa, cá da trơn nói chung xuất khẩu là những loại nuôi trong các bè ***g với thức ăn công nghiệp em à.

Chia sẻ trang này