1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Permaculture là gì ? Có thể áp dụng tại VN được K0 ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 08/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Chào bác Hoài Long,
    Em và các bạn ở đây đều biết quá đi ấy chứ, chỉ có điều là tác giả của đề tài hình như đã quên mất box Trí Tuệ Xanh nên không còn login vào diễn đàn để mọi người được cùng chia vui
    Hic hic...
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Chào bác,
    Nhờ bác gửi lời chúc mừng đến người bạn ấy nhé. Chủ đề này đã đi cùng Box từ năm 2003, nhân đây cũng phải gửi lời cảm kích đến bác Hoai Long nhiều ấy nhỉ.
    Ngần ấy năm, từ lý thuyết đến áp dụng ở Việt Nam, hiện giờ khái niệm này đang được nhân rộng, và đưa vào áp dụng nhiều. Sắp tới Rinvic rất mong được trao đổi thêm với các bạn nữa, sẽ không còn chập chững ngô nghê như 3 năm trước
    Thân ái,
    RV
  3. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nói thật với Long nhé!!! Mình cũng tò mò mấy cái và đọc thử cái mà được gọi là Permculture!!! Theo suy nghĩ của mình thì cái đó có vẻ trở về thời kỳ tự cung tự cấp quá. Cái mà bạn nói thì nhà ông tớ cũng áp dụng. Bản thân tớ cũng từng làm phân xanh, làm VAT, phơi rơm với dạ để đun, tận dụng từng thứ một để nuôi lợn gà... Bây giờ là thời nào rồi!! bạn biết rồi đấy nông dân mình thì nghèo. Nếu bạn để ý thì mỗi người đặc biệt là nông dân miền trung và bắc bộ thì chỉ có 1 sào = 300 m3 đất canh tác. Trồng cái gì, nuôi con gì cũng cần công nghệ và đầu ra của sản phẩm. Nếu Long biết là vận đồng đồng bào miền núi xoá bỏ cây thốc phiện để chồng mận và đào. Nhưng đến khi mận ra quả rồi thì hái không hết bỏ đi bán không ai mua vì cơ sở hạ tầng không có muốn đưa sản phẩm ra cái chợ gần nhất cũng mất 1 ngày đi bộ vậy có bán cho ma Tây à. Hiện giờ nhãn và Vải thiều cũng đang ở tình trạng đấy. Không có đầu ra nông dân đói nhưng không chết mà cũng không giàu lên được.
    Không hiểu Long đã bao giờ qua miền Trung ở Quảng Bình chưa. Bạn biết bao nhiêu tiền một quả dưa hấu không!! 500 đ bạn ạ!!! Mình rất nghĩ với cái đồng tiền ấy mệnh giá ấy không ai còn tiêu ở Tp. HCM và HN. Bởi vậy nên họ mới ra Bình Dương Đồng Nai để làm với lương 1.5 tr một tháng đối với họ là điều mơ màng khi làm ở quê nhà. Bạn ạ nhà nông ta thiếu đất, thiếu khĩ thuật, thiếu vốn, và cả kiến thức nữa hỏi bao giờ có thể sống bằng mức tối thiểu được. Chỉ có một cách thôi ra thành phố, công nghiệp hoá sẽ lấy bớt người. Nông đân sẽ nhiều đất hơn tất nhiên là bạn hiểu ý mình về mởi rộng sản xuất với cả kinh tế nhỉ!!!!
    Mình học về đô thị và công nghiệp, mình thấy cái lý thuyết về ecological footprint có vẻ thực tế hơn. Còn lý thuyết về Permculture có vẻ không tưởng trừ khi mình chở về thời kỳ tiền sửa 1nguời/ KM2 thì cái đấy vô tư bạn muốn permculture thì cũng Ok. Còn bạn đang sống ở TP với mật độ dân số là hàng trục nghìn người trên 1 km2 thì chắc chắn bạn cần công nghệ để cung cấp nước sạch cho bạn uống, xử lý những cái gì bạn và nhà máy của bạn thải ra. Bởi vậy mình đề cao công nghệ hơn, tất nhiên công nghệ cũng có giới hạn của nó nhưng công nghệ ngày càng phát triển để phá vỡ giới hạn của chính mình. Mình tâm niệm một điều rằng bảo vệ môi trường kiểu gì cũng phải dựa vào nhà công nghiệp, không có sản xuất thì lấy đâu ra tiền để bảo vệ môi trường nói rộng ra thì hãy để nông đân thoát nghèo và sống được trên mảnh đất của họ cái đã!!!
    Dù sao cũng chúc mừng bạn gì gì ấy học xong Thạc sỹ, thiến ở Tây chắc chắn là phải tốt hơn là thiến ở ta rồi. Nhưng hãy xét về góc độ khoa học, luận án của bạn Duong gì đó có được Giáo Sư hướng dẫn đáng giá cao không?? hay chỉ để mức độ tốt nghiệp vừa đủ. Từ kết quả luận án của mình bạn ấy có khả năng viết một bài báo báo khoa học đăng lên các international Journal hay không. Từ luận văn thạc sỹ bạn ấy có tâm và lực để phát triển lên tiến sỹ hay không hay rồi cũng vứt ở một góc giường nào đó!!! Chưa nói đến áp dụng thực tiễn.
    Đó là một vài nhận xét của mình dưới góc độ là một người làm về công nghệ!!! Mình thấy vậy đó!!!
    (bài này viết trên quan điểm của kẻ không biết gì nên không có giọng bố đời!!!)

  4. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Đúng là một phần cốt lõi của permaculture là "tự cung tự cấp". Việc thiết kế một mô hình permaculture tất nhiên phải xem xét thành phần đầu ra của nó sao cho tiện ích nhất, hiệu quả nhất cho người nông dân,phù hợp với nhu cầu tiêu thụ tại địa phương. Nghe đây đó có rất nhiều mô hình này được áp dụng thành công ở phía Bắc, nhưng tớ chưa có dịp tìm hiểu và đi thăm cụ thể.
    Dù sao, đấy cũng là nỗ lực để ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc du cư du canh, và góp phần hạn chế họ vào rừng sử dụng thêm tài nguyên rừng, ... vân vân và vân vân ...
    Còn về vấn đề "thạc sĩ" bạn đề cập, có vẻ bạn đang nhìn với con mắt quá khắt khe. Và đáng mừng là tất cả những câu hỏi khắt khe ấy rất cần thiết, theo chủ nghĩa "hoàn hảo hóa" để gọi là định hướng phát triển, . Tớ có chút ý kiến ý cò vào thêm
    Từ luận văn thạc sỹ bạn ấy có tâm và lực để phát triển lên tiến sỹ hay không hay rồi cũng vứt ở một góc giường nào đó!!! --> Đích đến của "tâm" và "lực" không chỉ đơn giản là tiếp tục tiến sĩ, và dù có "tâm" và "lực" để ra một tiến sĩ, thì chưa chắc đề tài đó không nằm ở góc giường.
    vấn đề cốt lõi vẫn là bản thân bạn đã lớn lên được bao nhiêu từ đề tài đó, và bạn sẽ sử dụng nó tiếp theo như thế nào và đó chính là :
    Chưa nói đến áp dụng thực tiễn.
  5. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nếu có mô hình nào áp dụng thành công tớ xin cái địa chỉ tớ sẽ lần ra được, Lộc này có dự định bỏ 3 tuần đi lang thang Tây Bắc vào mùa xuân tới, thăm lại các điểm đã qua xem có gì thay đổi sau 10 năm. Theo quan điểm riêng của tớ sản xuất cái gì cũng phải hướng đến thị trường, kể cả trong nước cũng như toàn cầu. Xu thế đó là tất yếu để phát triển, bạn có thể đi ngược lại và bạn tụt hậu. Nói cách khác thế giới phát triển mà bạn đứng yên thì bạn tiêu. Đừng bắt trước mấy lý thuyết của các chú Tây Nhợn over-developing để áp dụng đối với em less-developing vùng đân tộc thiểu số .
    Theo quan điểm riêng của tớ thì chỉ nên phát huy sử dụng tốt nguồn tài nguyên (rừng, đất, nước..). Ông thầy tớ đã nói, du canh du cư sẽ là tập quán tốt nếu có nhiều rừng. Nhưng nhà nước cho đồng bào đủ cái ăn cái mặc mà quên cho họ "Bao Cao Su" đẫn đến sinh đẻ vô kế hoạch---> dẫn đến lượng rừng phá nhiều hơn lượng rừng. Tóm lại bắt họ định cư thì họ cũng không thích nhưng cũng không còn con đường nào khác, lúc đó lại chống lại cái thuyết Permculture ở chỗ họ đã mất đi văn hoá, bản sắc riêng của họ đã hình thành từ ngàn năm. Tuy nhiên dân số nhiều quá rồi thì phải định cư thôi nhỉ!!! Mà lúc đó thì phải sản xuất ra hàng hoá chứ cứ tự cung tự cấp thì đói hoài nhỉ. Mà tờ đồ rằng ít ai trong số các bạn đã từ ở với người dân tộc một vài ngày nên mới phát biểu như vậy. Nói vậy một số dân tộc chăm chỉ một số lười bỏ bu. Nguyên việc day họ theo thói làm việc giống người dưới xuôi đã khó rồi. Vả lại thiên nhiên lại không ưu đãi nữa... Thôi lảm nhảm ba hoa vậy không biết đúng hay sai.
    Tớ thì tớ thấy vấn đềm MT bị toàn cầu hoá một cách khủng khiếp. Lâu lâu rồi, tớ xem một trương trình Earth report của BBC, họ nghiên cứu casestudy dùng life cycle analysis để phân tích. case 1 ăn thịt gà--> phá rừng ở Amazone vì thịt gà nuôi bằng đâu tương--> đâu tương nhập khẩu thừ Brazin--> đâu tương ấy được trồng trên đất phá rừng trên lưu vực sông Amazone. Case 2 Ăn cá hồi --> Bệnh phổi của em bé Băng la đe vì cá hồi được nuôi bằng bột cá nhập từ Băng la đet, Nhà máy chế biến bột cá ở Băng la det không có hệ thống xử lý khí thải, dẫn đến gây bệnh phổi cho khu dân cư xung quanh. Nói chung là phân tích hay khá rộng số liệu cụ thể, khoa học, tớ rất thích.
    Quay trở lại Luận án bạn Dương thấy các bạn tán tụng nghê quá nên tớ đặt câu hỏi thế thôi, đồng ý với bạn bạn khi làm việc gì đó sẽ thấy mình lớn lên. Nhưng xét cho cùng thì luận án Msc cũng là feeling about research, chưa phải là research thực thụ bởi vậy tác giả có được Giáo đánh giá cao không!! nếu bạn được 8-9 điểm thì đáng khen, còn bạn chỉ được 6,7 điểm thì thường thôi. Vả lại Msc có 6 tháng, thời gian không có nhiều cho những nghiên cứu sâu bởi vậy mình mới tưởng tượng xa với nghiên cứu hơn cho Journal với cả Phd. Còn vấn đề tâm và lực, nếu bạn có tâm, và có tài lúc đó bạn sẽ có lực. Còn đã nghiên cứu thì phải say mê thì mới có thành công, nhiều khi cũng chỉ là ý thích bản thân thôi. Mà đã say mê thì phải theo đuổi đến cùng có đúng không. Mà tác giả cũng chạy mất rồi nên say mê chắc cũng không còn nữa nhỉ. Mà một nghiên cứu không thể đã áp dụng được, cần nhiều nghiên cứu đúng không!!!
    Mà gái Rinvic này, nói thật nhé. ít ra thì bạn cũng có vẻ tử tế nhất. Tớ không phủ nhận bạn và người khác đã có công xây dựng diễn đàn. Bạn với cả MOD NTA (học trò của anh Việt hói mới biết) nên xem lại mình, nếu cảm thấy mình quá bận bịu thì đừng làm MOD nữa, hãy nhanh tìm người khác active hơn, kiến thức rộng hơn thay thế. Đừng để diễn đàng thiếu người chăm xóc thế này. Nếu bạn và NTA còn chút lòng tự trọng, tớ nói thật lòng. Tớ nhẹ nhàng và tử tế rồi đấy nhé.
  6. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu câu chuyện tớ phải nói thẳng cho rõ ràng cái nhỉ.
    Trước tiên, nếu ấy quen nói chuyện với người khác thế nào tớ không quan tâm, nhưng với tớ thì tớ không thích được gọi một cách thô thiển là gái Rinvic, thế nhá.
    Thứ hai, cám ơn bạn có ý kiến đóng góp cho sự thịnh vượng của box. Tớ cũng mong có ai đó (hoặc vài ai đó) thời gian, kíên thức, nhiệt huyết, và giàu tính xây dựng cùng xăn tay vào việc này. Tuy nhiên, đây chỉ là sân chơi online giải trí, chẳng phải là nhiệm kỳ này nọ mà tớ phải có trách nhiệm tìm người để thêm vào hay thay thế.
    Thứ ba, tớ cũng mong mỏi có nhiều thành viên nhiệt tình, đóng góp bài nhiệt tình, chủ đề ý nghĩa nhiệt tình, để các thành viên khác cũng tham gia tranh luận phản biện nhiệt tình. Như thế mod mới phát huy được hết năng lực, tiềm năng vốn có được. Mỗi ngày chỉ xóa mấy bài ?ocho em hỏi? ?ogiúp tớ với?, hay chỉ biết trả lời bằng câu ?ovào thư viện tìm em nhé??. cũng phát chán và rầu.
    Trở lại với câu chuyện permaculture:
    Tớ cũng đang dự định làm một chuyến tìm hiểu các mô hình ấy đây. Trăm nghe không bằng mắt thấy tay sờ, ấy nhỉ.
    Phần này thì tớ không thấy rõ được ý của ấy là thế nào. Tại sao ấy lại nghĩ permaculture la đang đứng yên hay đi ngược lại và tụt hậu?
    Mình có thể áp dụng các mô hình, tất nhiên sau khi xem xét cặn kẽ với điều kiện của mình,thì có gì là sai và không được?

    Mô hình permaculture cũng là một công cụ hỗ trợ sử dụng tốt nguồn tài nguyên chứ nhỉ? Tại sao việc tự cung tự cấp bạn cho là đói hoài? Theo quan điểm của tớ, mô hình này đơn giản là họ sử dụng các nguốn tài nguyên sẵn có một cách hiệu quả và bền vững nhất. Còn về phương thức thực hiện với đồng bào dân tộc thế nào là vấn đề khác, tớ mới bắt tay vào thôi nên chưa biết nhiều. Vùng tớ làm thì là người dân tộc Tày di cư từ phía Bắc vào, họ rất chăm chỉ và giỏi lắm, với người bản địa thì chậm hơn, nhưng họ sẽ làm chứ không phải vì họ lười bỏ bu.
    Chủ đề LCA cũng thú vị lắm đấy, nó thú vị là nhìn sự việc trong một chuỗi liên hòan và chỉ rõ mắt xích nào trong chuỗi đó có vấn đề. Tuy nhiên, tớ cảm thấy hơi quá chi li, lòng vòng, và mất nhiều thời gian. Tớ thắc mặc, nếu không nhờ LCA, không lẽ không thấy rõ được là việc trồng đậu tương ở Brazil là trên đất phá rừng, và không nhờ LCA, không thể tìm thấy và kiểm sóat từ ngay cái nhà máy chế biến bột cá ở Bangladesh?
    Hừm, ấy mở 1 topic về LCA cho anh em nào đã biết đã làm vào rôm rả tiếp, ở đây bàn sâu thì e rằng lạc đề và phí quá :D
    Thế cái đã, quay lại làm việc tiếp, không thì xếp lại mắng
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 23/04/2007
  7. megacrazy

    megacrazy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này lâu lắm không được ai để ý tới thì fải.
    Em lọ mọ tìm trong Google chữ Permaculture thì thấy có trang này, nên vào xem, chứ không biết là mình lạc hậu quá rùi. Hic, không biết bây chừ có ai muốn quan tâm nữa không?
    Em không hiểu lắm cụm từ "Tiếp biến CN văn hoá". Tóm lại, Permaculture tập trung chủ yếu vào việc áp dụng một cách tư duy mới vào sản xuất nông nghiệp xuất fát từ nguồn gốc là đạo đức bao gồm 3 giá trị đạo đức: Quan tâm con người, quan tâm trái đất, và chia sẻ tài nguyên.
    Ngoài ra, có các nguyên lý đinh hướng hành động tuân theo những giá trị đạo đức trên và rất linh động có thể áp dụng trên bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ với Nông nghiệp. Từ những nguyên lý đó, người thực hiện sẽ đưa ra các chiến lược hành động. Từ chiến lược hành động sẽ lựa chọn các kĩ thuật, biện pháp cụ thể (cái này đến đây nó chỉ mang "tinh thần Permaculture" chứ sẽ áp dụng theo những kinh nghiệm đã có và kiến thức khoa học và tình hình thực tế.)
    Nhưng nói chung, thường người làm nông nghiệp là những người áp dụng Permaculture nhiều nhất, nếu gọi nó là "Tiếp biến văn hoá" thì có vẻ quá trừu tượng.
    Em chỉ gọi nó đơn giản là: "Hệ thống thiết kế sinh thái bền vững", với cụm từ này, hi vọng thêm một chút giải thích nữa thì sẽ dễ hiểu hơn.
    Hi vọng sẽ có nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Hiện nay, có xu hướng đưa thực phẩm vào trồng trong thành phố với phương pháp Permaculture, nói là tự cung tự cấp cũng đúng. Như thế, thức ăn vừa sạch, ngon lại do tự tay mình sản xuất. Hấp dẫn quá!
    fù, vài lời đóng góp, xin các bác cho em ý kiến để học hỏi.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Đúng thế Bác megacrazy ạ ! Theo Bác
    >Tóm lại, Permaculture tập trung chủ yếu vào việc áp dụng một cách tư duy mới vào sản xuất nông nghiệp xuất fát từ nguồn gốc là đạo đức bao gồm 3 giá trị đạo đức: Quan tâm con người, quan tâm trái đất, và chia sẻ tài nguyên.

    Nếu xem đây là 3 fạm trù giá trị này theo quan điễm triết Đông Phương thì đây là fạm trù Tam Tài Phương Đông : Thiên (tài nguyên thiên nhiên) Địa (Trái đất) & Nhân là (con người).
    Đây là 3 fạm trù giá trị Văn Hoá cơ bản nhất của Phương Đông (nhất là Đông Á trong đó có VN) cho nên cụm từ "Tiếp biến văn hoá" khong có gì lạ.
    Ng viết có giãi thích qua trong trang 1 của chủ đề:

    http://www9.ttvnol.com//forum/ttx/430306/trang-1.ttvn

    [​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 01/04/2014
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Mẫu Chuyện Từ Học đến Hành (Ứng Dụng): làng sinh thái VN: Từ PERMACULTURE đến VAC & RVAC

    Ông "Bụt" & "viện hành động" tư nhân hay là Người biến đất hoang thành làng sinh thái

    30/01/2006 Là người tìm kiếm, tập hợp các nhà khoa học, xây dựng viện kinh tế sinh thái tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, Đó là GS.TS Nguyễn Văn Trương, người vừa được phong Anh hùng lao động ở tuổi 83.

    Vốn là 1 kiểm lâm viên từ thời Pháp thuộc, rồi trở thành 1 chuyên gia nghiên cứu về rừng, với công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng dùng phương pháp toán thống kê để "đo đếm cây rừng" đã đem lại cho ông tấm bằng tiến sĩ khoa học xuất sắc tại Đức. Vì thế các công trình nghiên cứu khoa học của ông luôn bắt nguồn từ những khó khăn của thực tiễn. Ông cho rằng; chúng ta hay có thói quen trước 1 đối tượng nào đó như rừng chẳng hạn chỉ nêu lên định tính, nhưng thực tế đòi hỏi phải có định lượng cụ thể.

    Rừng còn bao nhiêu, tăng trưởng ra sao, sản lượng như thế nào, áp dụng phương pháp của giáo sư rất đơn giản. Chỉ cần đến nơi, đứng 1 chỗ, quay 1 vòng là có thể tính ra khối lượng 1 cây hay cả 1 khoảnh rừng.
    Thuật toán thì người ta đã đưa ra, nhưng ứng dụng vào thực tế cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có ai đề cập tới.
    Chính vì lòng yêu rừng, mê rừng mà giáo sư đã biến những lý thuyết "suông" thành hiện thực. Ông nói nếu chỉ nghiên cứu thôi liệu có giữ được rừng không? Rừng là của đất nước, của người dân, nhưng người ta hiểu về rừng lại quá ít.

    Giáo sư Nguyễn Văn Trương cùng các cộng sự của mình đã em KH, kỹ thuật ứng dụng vào những vùng đất khó khăn nhất, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.
    Theo (TTCN) - Năm 68 tuổi ông mới thực hiện được ước mơ lập Viện Kinh tế sinh thái - viện khoa học tư nhân đầu tiên ở VN.
    Ông gọi đó là "Viện hành động". Viện chỉ có tám biên chế nhưng đã gầy dựng được 13 mô hình làng sinh thái; & trong 15 năm qua ông viện trưởng không nhận 1 đồng lương. Dân nghèo làng sinh thái gọi ông là "Ông Bụt".

    Với việc lập nên 13 làng kinh tế sinh thái tại các tỉnh Hà Tây, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị, Hải Dương, Thanh Hóa & Vĩnh Phúc, ông đã góp phần biến những trảng cát, đồng úng, đồi trọc thành những ngôi làng sung túc & phát triển bền vững.

    Nỗi trăn trở lớn nhất trong ông là "kinh tế phát triển" mà môi trường bị hủy hoại, làm gia tăng sự cuồng nộ của thiên nhiên. Ông nói: "Chiến tranh đã tàn phá, nay đến lượt con người hủy hoại thiên nhiên. Phát triển kinh tế nhưng phải bảo vệ được sự cân bằng sinh thái thì mới bền vững".

    Ông Trương bắt đầu xây dựng làng kinh tế sinh thái từ năm
    1993, khi ông đã 71 tuổi. Ông cùng các đồng nghiệp & học trò đến Quảng Trị, nơi mặt trời thiêu đốt những cồn cát, nơi những cây lúa vùi trong cát & cũng là nơi người dân chật vật sống trên cát. Nhiều nhà khoa học & những người dân nơi đây nghi ngờ về những việc ông làm. Nhưng bằng sự quyết tâm cộng với trí tuệ, ông Trương đã hướng dẫn các hộ dân đào cát, tạo mương dẫn nước.

    Trên những dải cát, ông hướng dẫn cách trồng cây phi lao, các loại cây keo tạo vành đai bóng râm, dưới tán trồng các loại rau xanh & cây có củ năng suất cao trong điều kiện đất xốp. Mương cát dẫn nước tưới vườn, tưới ruộng, rồi chảy vào ao thả cá. Cứ thế nhân rộng ra, các làng sinh thái tốt tươi từ cát đã mọc lên ở Quảng Trị, Quảng Bình.

    Còn những vùng "chiêm khê, mùa thối" hay mất mùa vì hạn hán & úng ngập, ông Trương lập làng sinh thái theo mô hình đào đất đắp cao tạo những vành đai trồng cây ăn quả, dưới tán cây ăn quả thì trồng rau, dưới mương nước cho thả cá. Kết quả, những mô hình này đã cho năng suất, tạo thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa.

    Rồi những người dân tộc Dao ở Hà Tây cũng đã tìm được lối thoát cuộc sống nghèo từ những làng sinh thái do ông Trương xây dựng, trên chính những mỏm đồi trơ trọc đá sỏi. Ông cùng các kỹ sư hướng dẫn các gia đình tạo đồi núi dốc thành ruộng bậc thang. Bậc trên cùng trồng các loại cây lâu năm, tiếp đến trồng các loại cây ăn quả & cây lương thực. Cuối cùng là ruộng lúa & ao cá. Bờ đá nối sáu mặt ruộng bậc thang được trồng dứa trở thành hàng cây phòng hộ, giữ độ ẩm & chống xói lở.

    Những năm sau, khi về lại các làng sinh thái, đi đến đâu ông cũng "bị" bà con níu tay, bá cổ khoe "Trước đây đến mùa lễ tết, chúng tôi phải ra chợ mua đủ thứ. Nay phải gánh hàng ra chợ bán. Khi đồng ruộng được chuyển đổi, cho thu hoạch 75 triệu đồng/ha (trước chỉ đạt 15 triệu/ha) nên thanh niên không ai bỏ làng đi kiếm ăn xa nữa".

    Năm nay, ở tuổi 83, ông Trương vẫn miệt mài, lặn lội "ba cùng" với dân, giúp họ thoát nghèo. Ông còn thường xuyên tham gia các hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu & xét thưởng các đề tài cấp nhà nước, các công trình khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Với những đóng góp to lớn của mình, Giáo sư Nguyễn Văn Trương đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động./.

    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 01/04/2014
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Từ Học đến Hành (Ứng Dụng) làng sinh thái VN Hay là Từ PERMACULTURE đến VAC & RVAC

    ".... Hết hè sen tàn
    Sang thu cúc lại nở hoa''''

    Sau khi đọc câu thơ trên của Nguyễn Du để tự họa về mình, vị giáo sư 84 tuổi này đã cười vui & giải thích: " Nở hoa có nghĩa là vẫn tràn trề sức sống".

    Đó là những gì người ta cảm nhận được khi tiếp xúc với Giáo sư- Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Trương, người vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, vẫn say sưa, tràn đầy nhiệt huyết cống hiến cho xã hội.

    Giáo sư tâm sự: "Năm 1989 khi sắp nghỉ hưu, tôi tự thấy mình còn tâm huyết, còn khả năng & nhiều nhà khoa học khác cũng như vậy, nên muốn tập hợp anh em lại để khai thác chất xám của họ đóng góp cho đất nước. Thế là nảy sinh ý tưởng thành
    lập ra Viện Kinh tế sinh thái dân lập". Nhưng thời điểm ấy hình thành tổ chức viện nghiên cứu phi chính phủ không phải là dễ, nếu không có sự quyết đoán của 1 số vị lãnh đạo cao nhất của Chính phủ.

    Đây là viện dân lập đầu tiên của VN được thành lập theo hướng xã hội hóa, làm khoa học xuất phát từ yêu cầu của thực tế cuộc sống, ứng dụng những tiến bộ khoa học & kỹ thuật vào sản xuất, huy động nguồn lực trong cộng đồng để triển khai nghiên cứu & ứng dụng.

    Mười lăm năm qua, Viện kinh tế sinh thái của giáo sư Nguyễn Văn Trương đã không ngừng lớn mạnh cả về lượng & chất, không chỉ giúp đỡ những bà con nghèo ở những vùng chiêm trũng, đồi trọc, sa mạc hóa vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình, mà còn kêu gọi được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cùng tham gia. Điều đáng nói trong suốt những năm qua, Viện kinh tế sinh thái của giáo sư lại luôn tìm đến nơi "đất cày lên sỏi đá" để triển khai dự án, giúp đỡ & hỗ trợ người nông dân thoát nghèo. Theo ông:
    nước ta đất hẹp, người đông, những nơi đồng bằng, màu mỡ đã có truyền thống canh tác, trình độ dân trí cao lại được thừa hưởng sự đầu tư của nhà nước
    & được nhiều cơ quan khoa học quan tâm. Vì vậy, mình cần hướng tới những vùng đất kém bền vững nhất, nhưng lại có diện tích rộng lớn còn có thể mở mang.

    Đó là ba dạng địa hình: cồn cát ven biển, vùng ngập nước (cả ven biển & chiêm trũng) & vùng đồi núi trọc.

    Tôi đã đi khắp mọi miền, tiếp xúc với nhiều dân tộc, chính tôi cũng càng hiểu rừng hơn & thấu hiểu hoàn cảnh của bà con, tâm tư của họ, trình độ của họ nên biết cách nói với họ, vận động họ bảo vệ rừng.
    Không chỉ là người biết lắng nghe, biết thấu hiểu, mà giáo sư Trương còn biết làm cho những dự án đầu tư của mình lan tỏa trong cộng đồng để mọi người cùng học tập, cùng được hưởng thụ thành quả đó.
    Chả thế mà nhiều dự án về mô hình làng sinh thái, khu bảo tồn, vườn sinh thái cộng đồng của giáo sư thường gắn với các danh nhân, hay các nhà lãnh đạo cao cấp.
    Có lần 1 nhà báo lão thành đã hỏi đùa ông Trương: liệu giáo sư có dụng "ý làm chính trị" không, mà lại chọn những nơi khó khăn như thế để làm?; đồng thời chủ động chờ sự phản ứng của ông, nhưng Giáo sư Trương lại cười & hóm hỉnh trả lời:
    câu hỏi hay lắm, nhưng có vẻ hơi móc máy. Mình xin trả lời rằng: Trước hết, đó là 1 sự tri ân.
    Tại sao chúng ta lại cam chịu nhìn người dân những nơi như quê Bác, hay Nguyễn Du phải sống 1 cuộc đời cơ cực cơ chứ? Quê hương của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hay quê hương của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bây giờ vẫn thế. Mặt khác khi ta làm thành công ở những nơi ấy sẽ có nhiều người đến thăm, sức thuyết phục & sự lan tỏa sẽ rộng lớn hơn gấp nhiều lần.
    Ngoài ra, dự án muốn thành công cần sự giúp sức của cộng đồng, khi chọn những nơi như thế chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nguồn lực của nhân dân & chính quyền địa phương.

    Nhưng xin thưa, những nơi được giáo sư chọn để triển khai dự án, mô hình làng sinh thái thường là nơi định cư của bà con dân tộc thiểu số còn rất nghèo, nghèo cả về vật chất lẫn đời sống văn hóa.
    Nguyên nhân chính của sự nghèo đói này, bởi theo Giáo sư Trương là do trình độ dân trí của bà con bị hạn chế. Vì thế, những mô hình làng sinh thái như vậy rất cần đối với họ để họ được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

    Có kiến thức, họ sẽ biết cách làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình, đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường chung của cộng đồng./.
    Không ít người dân xã Phú Điền, huyện Nam Sách (Hải Dương) bảo "ông già dám chống lại mệnh trời" khi thấy ông lọ mọ bước trên cánh đồng "chiêm khê, mùa thối đã hàng trăm năm". Nhưng họ biết ông đang tìm những miền quê nghèo có hệ sinh thái bị suy kiệt kiểu này để nghiên cứu nhằm đổi đời cho đất, & đổi đời cho người.
    Ông khiêm tốn: "Thật ra không phải mình sáng tạo mà nông dân đã sáng tạo lâu lắm rồi. Từ kinh nghiệm "nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền" [VAC /Permaculture], chúng tôi hướng dẫn từng hộ gia đình nông dân chia đôi thửa ruộng của mình. 1 nửa trồng lúa, 1 nửa đào sâu xuống làm ao vừa chống úng, vừa thả cá. Đất đào ao đắp lên làm vườn cây ăn quả.

    Như vậy người nông dân luôn tay luân canh từ vườn - ao - ruộng (VAR). Có người hỏi ông bí quyết "chống mệnh trời", ông cười: "Tôi ghét nhất là diễn thuyết suông. Phải chia tiền về tận tay người dân, hướng dẫn kỹ thuật cho họ.
    Phương cách của tôi là: dân biết, dân bàn, dân làm & dân hưởng. Cái quan trọng là người dân thật sự được thụ hưởng. Tất nhiên mỗi làng phải có 1 tổ chuyên gia chỉ đạo, gắn chặt với cán bộ chính quyền, đoàn thể (những người này được hưởng phụ cấp trách nhiệm để gắn kết với cộng đồng
    (1 câu nói rất hay mà Các SV sắp ra trường trong BOX này có lẻ sẻ hoan nghênh cả 2 tay 2 chân & Cả cái đầu nữa: ngũ Hành + Âm-Dương) theo tư tưỡng Phương Đông nhé)".

    Địa Chỉ: Viện Kinh tế Sinh thái (số 51 Lạc Trung, Hà Nội)

    Bốn năm sau, về lại các làng sinh thái, đi đến đâu ông cũng "bị" bà con níu tay, bá cổ khoe: "Trước đây đến mùa lễ, tết chúng tôi phải ra chợ mua đủ thứ. Nay phải gánh hàng hóa ra chợ bán, "ông Bụt" ạ.
    Khi đồng ruộng được chuyển đổi, cho thu hoạch 75 triệu đồng/ha ~ 24 triệu đồng/1 sào= 300m2(trước chỉ đạt 15 triệu/ha) nên thanh niên không ai bỏ làng đi kiếm ăn xa nữa".
    @reindeers:


    Ông tâm sự với đồng nghiệp: "Nước ta sắp tới sẽ có 100 triệu dân. Lúc ấy 1,2 triệu ha đất phải nhường chỗ cho những tuyến đường, khu nhà, vùng công nghiệp.
    Cho nên cần phải tính chuyện mở mang vùng sinh thái kém bền vững trên nửa triệu ha bãi cát hoang ven biển để bù vào. Nếu được như vậy sẽ có tác dụng cân bằng sinh thái trong cả nước".

    Khi ông & sáu nhà khoa học vác balô đến Triệu Vân, ai cũng ngợp trước cảnh đồi không mông quạnh cát là cát.
    1 đồng nghiệp lộ vẻ ái ngại: "Ông Trương ơi, chỗ này khó xơi đấy vì là vùng cát trọc bị úng về mùa mưa đã mấy thế kỷ rồi. Cây tự nhiên bị thối rễ rồi chết chỉ trơ lại sim, mua, cỏ lông chông".
    Ông trấn an: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Giáo sư phải nghĩ cách đào mương, rút nước. Trên mương đắp luống trồng những cây lâu năm thích hợp với đồi cát như phi lao, các loại keo để tạo bóng. Đất cát bỏ hoang lâu đời nên tạo
    nền vi khuẩn cố định. Đây là nguồn đạm rất dồi dào.
    Dưới bóng cây, lá rụng xuống sẽ làm giàu mùn cho đất".
    Sau 1 năm cây đã có bóng, bà con trồng khoai lang, sắn. Sau ba năm cây phi lao lên cao cỡ 3,5m, môi trường được cải thiện hơn, bà con có thể đào ao nuôi cá, trồng ngô, đậu, cà chua, kê, lạc, vừng. 41 hộ gia đình đã làm theo mô hình này, biến 60ha cát hoang trở thành làng kinh tế.

    Tiếp đến thêm 30 gia đình nữa lấn làng sinh thái ra biển. Bây giờ đi trên quốc lộ 1A đoạn xã Triệu Vân, người ta không còn thấy những triền cát hoang nữa mà chỉ thấy làng cây xanh liền biển xanh. Ông nhắc lại lời khen của ************* Trần Đức Lương (năm 2004): "Ông Trương ơi, mình đến làng sinh thái, bà con cho ăn xoài ngon lắm".

    GS.TS Nguyễn Văn Trương giới thiệu làng sinh thái Phú Điền với khách du lịch

    Trong mô hình 13 làng sinh thái dần trở thành "làng thịnh vượng" (theo cách gọi của các nhà khoa học) có 1 làng ông Trương tâm đắc nhất: làng sinh thái Hợp Nhất của người Dao thuộc vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì. Nghiên cứu nhiều tài liệu thực - động vật của các nhà khoa học, nhà du lịch trong & ngoài nước, ông nhận biết Ba Vì đang được xem là "vườn sau của ngôi nhà lớn", là "lá phổi xanh sinh quyển" của thủ đô Hà Nội.

    Năm 1993 có 90 hộ gia đình người Dao (465 nhân khẩu) thuộc thôn Sổ, xã Ba Vì, huyện Hà Tây được Nhà nước giúp đỡ gạo, tiền rời vùng đệm, xuống núi lập làng định cư.

    Nhưng do người Dao chưa biết chăn nuôi, làm vườn, đào ao thả cá, không biết trồng rau & cây ăn quả. Mỗi nhân khẩu chỉ có 4m2 ruộng lúa nước, còn lại là đồi trọc trơ đá lộ thiên. Không tạo lập được đời sống, bà con lại tiếp tục quay lên rừng săn bắt, hái lượm, phát nương làm rẫy, chặt gỗ rừng để bán trong lúc vườn nhà bỏ hoang, trẻ em bỏ học theo cha mẹ đi rừng.
    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 01/04/2014

Chia sẻ trang này