1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Peter Pan

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Sota, 27/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    PETER PAN​

    James Matthew Barrie sinh ở Scotland vào năm 1860. Xuất thân khiêm tốn, ông theo học tại Glasgow, ở Dumfries, rồi trường Đại học Tổng hợp Édimbourg, trước khi khởi nghiệp báo chí tại Nottingham, rồi London. Đó là khi ông bắt đầu cho xuất bản những tiểu thuyết và vở kịch mà ngay lập tức đạt thành công vang dội. Peter Pan là tác phẩm nối tiếng nhất trong số đó. Một câu chuyện với trí tưởng tượng mãnh liệt không thể không gợi ta nhớ tới Alice ở xứ sở diệu kỳ của Lewis Carroll.

    James Matthew Barrie mất năm 1937



    Chú bé kỳ lạ Peter Pan một đêm đã mò đến phòng trẻ của nhà Darling gồm Wendy, John và Micheal. Chú đã dạy chúng bay, và mang chúng qua bầu trời tới Neverland, xứ sở thần thoại có những người Da đỏ, sói, Tiên cá và? lũ cướp biển.

    Cầm đầu lũ cướp là Thuyền trưởng Hook nham hiểm. Một tay hắn đã bị đớp mất bởi một con cá sấu, con vật mà, như Hook giải thích, ?ođã thích tay tao đến mức nó cứ bám riết lấy tao từ đó, thèm thuồng muốn liếm nốt cái phần còn lại?. Sau rất nhiều biến cố, câu chuyện đã đạt tới đỉnh điểm khi Peter, Wendy và lũ trẻ phải đối mặt trong trận chiến với Hook và lũ kẻ cướp.

    Peter Pan, một chú bé tự yêu mình, một đứa trẻ mãi mãi chẳng chịu lớn, đã trở thành nguyên mẫu của tất cả những người chỉ thích ở mãi trong tuổi thơ mà không muốn chấp nhận những trách nhiệm của người lớn. Câu chuyện của J.M.Barrie, như các tác phẩm kinh điển vĩ đại khác, đã bao hàm cả bóng tối và ánh sáng, cả thiện và ác. Tuy vậy, từ khi hãng Disney làm phim về Peter Pan, câu chuyện, bị cắt xén, đã trở nên lãng mạn hơn và cũng tầm thường hơn. Vì thế tôi khuyên mọi người, người lớn và trẻ em đã đủ lớn, hãy đọc lại nguyên tác để có thể thưởng thức được các sắc thái và ngôn ngữ kỳ tài của truyện.


    Kathy Egner, Children?Ts Literature


    Một tác phẩm được xếp trong số những cột mốc của văn học thiếu nhi và luôn được tái bản cho mỗi thế hệ.

    Publisher?Ts Weekly


    ?oTất cả trẻ con, trừ một đứa, đều lớn lên?. Đã bắt đầu như vậy áng văn cổ điển của văn học thiếu nhi mà tất cả chúng ta giờ đây đều biết là kỳ diệu?

    Richard Farr, Amazon.com

    Trẻ em thuộc mọi lứa tuổi sẽ sung sướng với câu chuyện đầy hài hước về cậu chàng Peter Pan này.

    AudioFile
  2. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Tố Châu dịch
    CHAPTER 1
    CUỘC VIẾNG THĂM CỦA PETER​
    Tất cả trẻ em, trừ một đứa, đều lớn lên. Và chúng biết rõ điều đó từ rất sớm. Wendy khám phá ra sự thật như thế này: hồi lên hai, một hôm bé đang chơi trong vườn, bé hái một đóa hoa và chạy ù vào tặng mẹ, chắc lúc đó nom bé rạng rỡ và đáng yêu lắm vì mẹ bé, bà Darling đã xúc động đưa tay ôm ngực thốt lên : "Ôi, ước gì con cứ như thế này mãi !" Mẹ chẳng nói gì thêm nữa nhưng Wendy hiểu ngay rằng bé sẽ phải lớn lên. Mọi đứa trẻ hai tuổi đều biết điều này. Hai tuổi là khởi đầu của con đường đi tới sự kết thúc.
    Gia đình Darling sống ở số nhà 14 và cho tới khi Wendy ra đời, bà Darling là nữ chủ nhân tuyệt đối trong nhà. Bà là một thiếu phụ duyên dáng, tâm hồn lãng mạn với một nét nhăn hơi giễu cợt nơi khóe miệng. Tâm hồn bà cũng tựa như các loại hộp đồ chơi phương Đông bí ẩn đối với chúng ta - bạn cứ thử mở một hộp, thế là lại thấy ngay một chiếc hộp bé hơn nằm trong. Và trên khóe môi hơi giễu cợt của mẹ phảng phất một nụ hôn mà Wendy chẳng bao giờ hái được, dù nó vẫn đậu chếch trên khóe miệng phải.
    Còn ông Darling đã chinh phục bà Darling bằng cách như sau : lúc bà còn là một thiếu nữ, tất cả các chàng thanh niên đồng thời phát hiện rằng mình mê côgái và đều bổ nháo bổ nhào đến xin cưới nàng làm vợ. Riêng ông Darling nhanh chân hơn hết thảy, đã nhảy lên một chiếc xe ngựa và chiếm chỗ đầu tiên. Chàng được nàng trao cả trái tim, trừ chiếc hộp nhỏ nhất và nụ hôn. Về chuyện chiếc hộp thì ông không bao giờ đoán ra, còn về nụ hôn thì mãi rồi ông cũng đành thôi không cố thử nữa. Wendy cho rằng nếu ba là hoàng đế Napoleon thì mẹ sẽ xiêu lòng nhưng tôi có thể tưởng tượng ra là kể cả ông vua đó, cứ cố mãi cuối cùng cũng phát cáu, bỏ cuộc ra đi sau khi sập cửa cái rầm.
    Ông Darling sẵn lòng giải thích trước mặt Wendy rằng không những mẹ yêu ba mà còn tôn trọng ba. Ông là một nhà thông thái rất rành về sự tăng giảm trên thị trường chứng khoán. Tất nhiên chẳng ai hiểu gì nhiều về những vấn đề tài chính đó cả nhưng ông thì tỏ ra đặc biệt sành sỏi và cái cách ông tuyên bố rằng cổ phiếu này đang lên hoặc trái phiếu kia đang sụt giá khiến phụ nữ kính trọng vô cùng.
    Ngày cưới bà Darling vận đồ trắng và sau khi cưới, bà thích thú lập và theo dõi sổ chi tiêu gia đình một cách thật hoàn hảo, coi như một trò chơi, đến một cây cải Bruých-xen bé xíu cũng không lọt khỏi sổ. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, bảng chi tiêu bỏ qua cả từng cây súplơ to đùng và được thay bằng hình vẽ các em bé không có mặt. Đáng ra phải cộng các khoản chi, bà Darling lại ngồi vẽ. Điều này cũng hợp với một số hy vọng của bà.
    Wendy sinh ra đầu tiên, rồi đến John, và sau cùng là Michael.
    Một hoặc hai tuần lễ sau ngày sinh Wendy, ba mẹ bé tự hỏi không biết liệu họ có nuôi nổi bé không vì gia đình này thêm một miệng ăn. Ông Darling rất tự hào về cô con gái mới sinh, nhưng là người trọng danh dự, ông ngồi bên giường vợ, cầm tay bà và bắt đầu tính toán các khoản chi tương lai trong khi bà nhìn ông với ánh mắt khẩn khoản. Bà quyết tâm gánh chịu mọi rủi ro nhưng dường như ông không cùng quan điểm với bà. Tay giấy tay bút, ông liệt kê ra các con tính và mỗi khi bà ngắt lời ông, ông lại phải bắt đầu từ đầu.
    - Em ơi, em đừng có làm anh rối ruột ?" Ông xin. Đây anh có một livrơ mười bảy xu và còn hai livrơ sáu xu ở văn phòng nữa ; anh có thể bỏ bữa café sáng, coi như bớt được mười siling, thế là ra hai livrơ chín siling và sáu xu, em còn mười tám siling và ba xu, vị chi là còn ba livrơ chín siling. Con cựa quậy kìa. Rồi? Tám livrơ, chín siling bảy, phẩy và anh nhớ bảy. Xin em, em yêu, rồi còn một livrơ em cho cái anh chàng đến xin nhà ta nữa, này, bé ơi, phẩy và anh nhớ bé sang? Này em làm anh nhầm loạn lên rồi. Anh bảo gì nhỉ, chín, chín, bảy ? Xong rồi, vấn đề là ở chỗ liệu ta có thể sống một năm với chín livrơ, chín siling và bảy xu không?
    - Được chứ kìa Georges ?" Bà thốt lên, bụng thầm biết rằng bà quá yêu Wendy nên chẳng thể nào khách quan được.
    - Em phải nhớ là còn bệnh quai bị nữa, ông bật ra. Quai bị : một livrơ, anh ghi thế thôi chứ thực ra có khi đến gần ba mươi siling đấy, em đừng cãi, sởi, một livrơ năm xu, bạch hầu, mười siling sáu xu, là ra hai livrơ mười lăm siling sáu xu, em đừng có giơ ngón tay lên thế ! Còn ho gà, coi như là mười lăm siling đi.
    Danh sách ngày càng dài ra và tổng số chẳng lúc nào giống nhau. Cuối cùng, Wendy may mắn thoát nhờ giảm chi phí quai bị xuống còn mười hai siling sáu và hai căn bệnh lây lan kia được quy hết về một bệnh mà thôi.
    Lúc John ra đời, một cuộc tranh luận tương tự cũng diễn ra còn Micheal cũng thoát trong gang tấc. Cả ba chị em đều được giữ lại nuôi và chẳng mấy chốc các bạn có thể gặp cả ba đứa nhỏ nối hàng đến vườn trẻ nhà cô Fulsom, đi cùng nhũ mẫu.
    Bà Darling rất tôn trọng hình thức và ông Darling cương quyết không để mình khác gì so với hàng xóm láng giềng ; vậy nên họ có nhũ mẫu cho trẻ. Và vì họ nghèo, bọn trẻ uống nhiều sữa quá, họ bèn chọn một cô chó giống tecnơp khá trịnh trọng vốn chẳng thuộc về ai cả trước khi được nhà Darling tuyển vào. Cô chó này tuy vậy rất yêu trẻ nhỏ và nhà Darling làm quen với cô ta tại vườn Kenshington nơi cô ta suốt ngày nhìn ngắm lũ trẻ nằm trong nôi đến đó chơi. Các chị bảo mẫu hay lơ đễnh với trẻ nhỏ không ưa cô chó này lắm vì cô ta có thể theo họ đến tận nhà để phàn nàn với gia chủ.
    Trong vai trò mới là làm bảo mẫu, Nana tỏ ra thật xuất sắc. Nhắc trẻ đi tắm rất đúng giờ, hơi có tiếng trong oe là Nana nhảy bổ đến ngay bất kể vào giờ nào trong đêm. Và tất nhiên, chuồng của Nana cũng đặt trong buồng trẻ em. Nana rất tài trong việc phân biệt đâu là tiếng ho gió đâu là viêm họng cần cho trẻ quấn thêm một chiếc tất len quanh cổ. Nó tin tưởng vào các phương thuốc cổ truyền như lá cây bạc hà chua để chữa ho và lầu nhầu khinh miệt mỗi khi nghe nói đến các học thuyết thời thượng về vi trùng, vi khuẩn hoặc các trò dớ dẩn tương tự. Khi đưa bọn trẻ đi học, Nana quả là một mẫu mực về cư xử, bước đi đều đặn bên chúng khi chúng ngoan và la rầy mỗi khi bọn trẻ cãi cọ nhau trên đường. Những ngày John chơi bóng đá, Nana không bao giờ quên áo len của John và nó luôn luôn ngậm theo một cái ô đề phòng trời mưa. Cô Fulsom đã cho sửa sang tầng hầm thành một phòng đợi dành riêng cho các cô bảo mẫu. Họ đều ngồi trên ghế dài còn Nana nằm dưới đất, sự khác biệt chỉ có thế. Tuy nhiên các cô bảo mẫu đều ra bộ coi thường Nana như một kẻ thuộc tầng lớp thấp kém còn Nana thì chả coi cái trò bi be tán gẫu của họ ra gì. Nana rất không thích việc các bạn của bà Darling thăm phòng trẻ nhưng nếu có khách đến thăm, nó nhanh chóng tháo chiếc tạp dề thường ra để choàng cho Michael chiếc tạp dề có thêu hoa xanh, chỉnh đốn lại áo quần cho Wendy và chải sơ lại đầu tóc cho John.
    Chẳng đâu có phòng trẻ gọn gàng ngăn nắp như ở nhà Darling và ông Darling biết rõ điều này, tuy ông vẫn hơi áy náy khi nghĩ tới những lời đàm tiếu của hàng xóm. Vì dù sao ông cũng cần phải giữ thể diện của mình.
    Ông còn ngần ngại với Nana vì một lý do khác nữa. Đôi khi ông cảm thấy Nana hơi coi thường ông. "Em biết là nó rất khâm phục anh mà, George", bà Darling cam đoan và bà ra hiệu cho bọn trẻ con phải tỏ ra đặc biệt dễ thương với ba. Thế là sau đó các màn nhảy múa diễn ra tưng bừng trong nhà và đôi khi người ở duy nhất còn lại, Liza, cũng được phép tham gia. Với chiếc váy dài thậm thượt và chiếc mũ trùm, Liza nom hệt như một người lùn, tuy cô ta thề sống thề chết với nhà chủ là đã quá mười tuổi rồi.
    Ôi! Thời kỳ đó mới vui sao! Và vui nhất là khi bà Darling xoay tròn xoay tròn một cách cuồng nhiệt đến nỗi người ta chỉ còn nhìn thấy nụ hôn thấp thoáng của bà và nếu bạn nhảy bổ tới đúng lúc, có thể bạn đã với được tới nụ hôn. Chưa bao giờ có gia đình nào đơn giản và vui vẻ đến thế cho tới lúc Peter xuất hiện.
    Được Sota sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 27/02/2006
  3. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Bà Darling nghe nhắc tới Peter lần đầu tiên trong khi bà đang cố gắng sắp xếp lại đầu óc bọn trẻ cho có trật tự một chút. Các bà mẹ có thói quen hay sắp xếp lại đầu óc của trẻ thơ sau khi chúng đi ngủ, xếp gọn gàng vào chỗ biết bao nhiêu là đồ đạc lẫn lộn lung tung trong suốt cả ngày. Nếu bạn còn có thể thức được, điều này cố nhiên là không rồi, bạn sẽ thấy bà mẹ của mình đang dọn dẹp và bạn có thể sẽ rất thích thú thấy bà như vậy. Cũng giống như xếp dọn đồ đạc trong ngăn tủ vậy thôi. Bạn sẽ thấy bà quỳ xuống và mỉm cười nhìn tất cả những gì bạn đã tích cóp được, lòng thầm hỏi làm sao mà bạn có thể nảy ra cái ý đó, và bà đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, không phải ngạc nhiên nào cũng là dễ chịu, bà ôm chặt lấy ý nghĩ này như ôm một chú mèo con, xua đuổi ý nghĩ kia ra khỏi tầm nhìn của bà.
    Khi bạn ngủ dậy, cái ác và những ham thích xấu cùng bạn vào giường tối hôm trước đã được xếp gọn và cất kỹ tận đáy tâm tư của bạn, và bên trên là các ý tưởng xinh xắn, dễ thương, được mẹ phơi phóng cho thơm khô và bày ra sẵn sàng cho bạn khoác lên.
    Tôi không biết đã bao giờ các bạn nhìn thấy bản đồ trí tuệ của một con người chưa. Các thầy thuốc đôi khi vẽ nên sơ đồ các bộ phận khác của cơ thể bạn, việc này có thể cũng rất hay, nhưng bạn cứ thử nhìn họ vẽ bản đồ ý nghĩ của một đứa trẻ không những rối tinh rối mù mà còn thường xuyên lượn lờ ngoài đồng mà xem! Bạn sẽ thấy vô số các đường chữ chi, giống như biểu đồ nhiệt độ của bạn ở bệnh viện vậy và chắc đó chính là các con đường nhỏ chạy ngang dọc hòn đảo với các vệt màu đây đó tuyệt đẹp, các rặng san hô, ngoài khơi có những con tàu cướp biển, các hang hốc hoang dại và đơn độc, các chú lùn (đa số là thợ may), các hang động với sông ngầm chảy qua, một căn lều sập sệ và một bà cụ già lụ khụ mũi khoằm. Nếu chỉ có thế thôi thì tấm bản đồ này còn gọi là tương đối dễ vẽ. Thế nhưng còn phải tính đến ngày đi học đầu tiên, tôn giáo và các đức cha, bồn nước tròn, tập đan thêu, các vụ án mạng, các vụ treo cổ, động từ bất quy tắc, ngày nào mẹ làm bánh socola, ngày đeo nịt bít tất đầu tiên, coi như là ba mươi ba, sáu xu nếu ta tự nhổ răng cho mình, và v.v? Tất cả các yếu tố đó là một phần của đảo trừ phi lại còn một tấm bản đồ nữa chạy đè ngang qua làm ta chẳng còn hiểu gì nữa cả, chưa kể là cả cái mớ hổ lốn này lại luôn biến đổi.
    Tất nhiên, xứ Neverland với mỗi người một khác. Trong hòn đảo của John chẳng hạn, ta thấy có một cái đầm nhỏ với các con hồng hạc bay ngang và John hạ chúng bằng súng cạc bin trong khi Michael bé hơn nên cũng có một con hồng hạc nằm dưới nhiều đầm nước đang bay. John sống trong vỏ một con tàu bị lật úp trên cát còn Michael trong một cái lều của thổ dân Da đỏ, Wendy thì trong một ngôi nhà bằng lá dính vào nhau một cách khéo léo. John không có bạn. Michael đến tối mới có và Wendy chăm nom một bé sói con bị bố mẹ bỏ rơi. Nhưng đại thể các xứ sở Neverland có một nét gì đấy giông giống nhau. Nếu các bạn xếp chúng nằm kề nhau, các bạn có thể nói rằng chúng có mũi giống nhau, có cái nhìn giống nhau, v.v? Bên các dòng sông thần diệu đó, đám trẻ chơi đùa không biết mệt với các con tàu tết bằng dương liễu. Chúng ta cũng đã từng chơi ở đó và còn giữ trong mình dư âm tiếng ồn của sóng dội vào ghềnh đá trên đảo, dù ta biết chẳng bao giờ cập được bến bờ đó nữa.
    Trong tất cả các hòn đảo tuyệt thú đó, xứ sở Neverland là vùng êm ái nhất và đầy rẫy sự kiện nhất, chẳng cần kéo dài khoảng cách vô vị giữa hai cuộc phiêu lưu mà tất cả đều cuốn vào nhau. Khi bạn chơi lúc ban ngày với chăn và ghế, nó chẳng có gì đáng sợ cả, nhưng khi chỉ còn hai phút nữa là ta chìm vào giấc ngủ, xứ sở đó trở nên rất thật. Chính vì thế mà người ta phải có đèn ngủ đấy.
    Đôi khi trong lúc đi qua các ý nghĩ của các con, bà Darling tìm ra những thứ thật khó hiểu. Và cái đáng ngại nhất là Peter. Bà không quen ai tên là Peter thế mà nó hiện diện trong đầu John, Michael và cũng bắt đầu nhấp nhô trong tâm tưởng của Wendy. Cái tên này in dấu đậm nét hơn nhiều tên khác và bà Darling, càng nhìn vào cái tên đó càng thấy nó có vẻ vênh váo.
    - Đúng, cậu ấy khá là tự phụ đấy, Wendy hơi nuối tiếc thừa nhận.
    Mẹ hỏi:
    - Nhưng đó là ai hả bé cưng?
    - Peter Pan mà mẹ, mẹ biết thừa rồi.
    Mới đầu, bà Darling không hiểu nhưng sau khi ngược trở lại thời thơ ấu của chính mình, bà nhớ ra một chú Peter Pan nào đó mà người ta bảo sống cùng với các nàng tiên. Nhiều chuyện kỳ dị được kể về Peter Pan, chẳng hạn như khi trẻ em bị chết, Peter Pan đi cùng với chúng một quãng đường để chúng đỡ sợ. Thời nhỏ bà đã tin rằng có Peter nhưng nay bà đã có gia đình và là người đứng đắn, bà chẳng tin lắm vào sự tồn tại của Peter.
    - Với lại, từ đó tới nay thì Peter phải lớn lên rồi chứ, bà Darling bảo con.
    - Ôi không mẹ ơi, cậu ấy có lớn lên đâu, cậu ấy chỉ to bằng con thôi.
    Wendy muốn nói rằng Peter cũng trạc như cô cả về vóc dáng lẫn tinh thần. Cô không biết tại sao nhưng rõ là phải như vậy.
    Bà Darling hỏi ý kiến ông Darling nhưng ông chỉ mỉm cười coi thường:
    - Em ơi, tin anh đi, đó chỉ là những câu chuyện dấm dớ mà Nana lại nhồi vào đầu bọn trẻ con thôi. Thật đúng là ý kiến của loài cầy. Em đừng để tâm, rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi.
    Nhưng mọi chuyện không ổn cả và chẳng bao lâu sau, chú Peter hiếu động sẽ khiến bà Darling phải sốc.
  4. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Bọn trẻ trải qua những cuộc phiêu lưu kỳ lạ nhất mà không hề thấy xáo động. Chẳng hạn chúng có thể nhớ lại một tuần sau rằng chúng gặp ba đã chết và chơi với ba trong rừng. Cũng vô tình như thế mà Wendy một hôm để lộ ra sự thật đáng lo ngại. Trong phòng trẻ con có vài chiếc lá rơi rụng mà rõ là tối hôm trước lúc bọn trẻ đi ngủ chưa hề có. Bà Darling sững người khi Wendy vừa nói vừa mỉm cười độ lượng:
    - Lại Peter đấy mà!
    - Wendy, con nói gì vậy?
    - Cậu ấy không quét đi thì là hư mẹ nhỉ, Wendy mỉm cười nhận xét, cô là một cô bé ngăn nắp.
    Cô bình thản giải thích rằng đôi khi Peter đến chơi phòng trẻ em ban đêm và ngồi ở đầu giường Wendy mà thổi sáo. Không may là Wendy chẳng bao giờ thức giấc nên không hiểu tại sao cô biết chắc đến vậy nhưng rõ ràng là như thế.
    - Cưng ơi, con nói linh tinh rồi. Chẳng ai vào nhà lại không gõ cửa cả.
    - Con nghĩ cậu ấy đi bằng đường cửa sổ.
    - Phòng mình tầng hai cơ mà con.
    - Mẹ ơi, thế mọi khi làm gì có lá trước cửa sổ đâu.
    - Đúng vậy, có một đống lá gom lại ngay dưới cửa sổ.
    Bà Darling chẳng biết nghĩ sao nữa. Bí ẩn này dường như lại rất đỗi bình thường đối với Wendy nên bà chẳng thể cho qua với lý do rằng Wendy mơ ngủ.
    - Tại sao con không nói cho mẹ biết sớm hơn?
    - Con quên mất, Wendy hồn nhiên đáp, vì cô đang rất vội đi ăn sáng.
    Chắc là Wendy nằm mơ rồi. Thế nhưng mặt khác, đống lá vẫn còn đó. Bà Darling xem xét kỹ đống lá: đó là những cái lá khô, có khi chỉ còn trơ gân lá thôi, nhưng bà tin chắc đó không phải lá của bất cứ loại cây nào mọc được trên đất Anh. Bà bò toài ra trên sàn, soi cả nến để tìm dấu chân lạ. Bà lấy que cời lửa ngoáy trong lò sưởi, dộng lên tường. Bà thử thả một sợi ruy băng từ cửa sổ xuống đất. Tường cao phải đến mười mét và chẳng có chút góc cạnh nào cho người dễ trèo leo.
    Chắc chắn là Wendy mơ ngủ.
    Nhưng Wendy thực ra đâu có mơ, như những sự kiện đêm sau sẽ chứng minh, mà từ đó bắt đầu cuộc phiêu lưu thần kỳ của lũ trẻ.
    Buổi tối mà chúng tôi vừa kể, bọn trẻ đi ngủ như thường lệ. Hôm đó là ngày Nana nghỉ và bà Darling đã cho các con tắm và hát ru chúng cho tới khi lần lượt từng đứa một buông tay mẹ ra và chìm dần vào giấc ngủ. Các con trông bình yên và tin cậy đến độ bà cười thầm về mối lo ngại của mình và ra ngồi cạnh lò sưởi khâu áo. Bà may áo cho Michael vì bé sắp đến tuổi mặc chiếc áo sơ mi đầu tiên. Tuy vậy, lò sưởi ấm cúng, ánh đèn phòng trẻ chỉ sáng mờ mờ với ba ngọn đèn ngủ, mọi thứ khiến cho mảnh vải tụt khỏi tay bà Darling và tuột xuống đầu gối. Rồi mái đầu bà nhẹ nhàng gục sang bên: bà Darling cũng ngủ. Các bạn thử nhìn xem cả bốn người, Wendy và Michael ở đằng kia, John ở góc này và bà mẹ ngồi gần bên lò sưởi. Lẽ ra phải có một ngọn đèn thứ tư mới phải chứ.
    Trong giấc ngủ, bà Darling mơ thấy mình đang tới gần xứ sở Neverland và có một cậu bé kỳ dị từ đó ló ra. Bà không thấy sợ cậu bé đó vì bà nghĩ đã từng nhìn thấy nó trên gương mặt của biết bao phụ nữ không con. Cũng có thể người ta còn gặp cậu trên nét mặt của vài bà mẹ nữa. Nhưng trong giấc mơ của mình, bà thấy cậu vạch tấm màn che xứ sở Neverland và Wendy, John, Michael đang tò mò nhìn qua chỗ vén lên.
    Giấc mơ này tự nó chẳng có chuyện gì, nhưng trong khi bà Darling đang mơ, cửa phòng trẻ con tự nhiên bật tung ra và một chú bé con nhảy xuống sàn. Một vầng sáng kỳ lạ, to chẳng hơn nắm tay mấy tí, bay theo chú loạn lên trong phòng như mọt sinh vật sống. Và chắc là chính vầng sáng này đã đánh thức bà Darling, bà ngồi bật dậy và thét lên một tiếng, nhìn thấy chú bé con và hiểu ngay đó là Peter Pan. Nếu bạn hoặc tôi hoặc Wendy có mặt lúc đó, chắc chúng ta sẽ thấy ngay rằng chú bé rất giống với nụ hôn của bà Darling. Chú thật xinh xắn, mặc quần áo bằng lá cây đính lại bằng nhựa cây. Nhưng xinh nhất hẳn là những chiếc răng sữa của chú, chẳng mất chiếc nào. Khi thấy trước mặt mình là một người lớn, cả bộ răng trắng nõn như ngô non nghiến lên kèn kẹt.
  5. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    CHAPTER 2
    CÁI BÓNG​
    Bà Darling hét lên một tiếng và để đáp lời bà, như khi ta giật chuông gọi người giúp việc, cửa mở và Nana vừa đi nghỉ về, chạy vào phòng. Nó gầm gừ và lao bổ vào đứa trẻ. Chú ta nhẹ nhàng nhảy vọt qua cửa sổ. Bà Darling lại kêu lên, hoảng sợ vì lo thằng bé ngã chết mất. Bà chạy vội xuống cầu thang tìm chú nhưng chẳng thấy dấu vết gì. Bà ngẩng đầu lên nhưng cũng chẳng thấy gì trên bầu trời đêm ngoài một cái gì tựa vệt sao băng.
    Bà quay vào phòng trẻ con và thấy Nana ngậm trong mồm thứ gì đó. Nhìn gần, hóa ra là cái bóng của chú bé. Khi chú ta nhảy qua cửa sổ, Nana vội khép cửa thật nhanh nhưng đã muộn, chỉ bắt được cái bóng của chú không theo kịp chủ.
    Bà Darling xem xét kỹ lưỡng cái bóng này nhưng không thấy có gì đặc biệt.
    Nana rõ là đã có cách xử lý với chiếc bóng. Nó treo bóng ngoài cửa sổ với ý nghĩ rằng: Chú bé sẽ quay trở lại tìm bóng, ta cứ thu xếp để chú ta lấy lại bóng của mình mà không làm phiền đến bọn trẻ.
    Nhưng không may là bà Darling không thể để cái bóng treo như thế được, trông cứ như đồ lót đem phơi vậy và gia đình sẽ mang tiếng với hàng xóm láng giềng. Bà định đem cho ông Darling xem cái bóng mới bắt được nhưng ông đang bận cộng giá tiền của áo măng tô mới của John và Michael, đầu quấn một chiếc khăn ướt cho tỉnh táo và nếu làm phiền ông lúc này hẳn sẽ chẳng hay. Vả chăng, bà biết trước ông sẽ nói gì: ?oĐấy, có chó làm bảo mẫu thì sẽ phải như thế thôi?. Bà quyết định cuộn cái bóng lại và xếp vào tủ chờ đến lúc nào thuận lợi hơn mới báo cho chồng.
    Cơ hội này đến vào tuần sau, vào cái ngày thứ sáu sẽ trở thành vô cùng đáng nhớ trong gia đình. Mà hiển nhiên là nó phải xảy ra vào ngày thứ sáu rồi.
    - Lẽ ra em phải cẩn thận hơn vào ngày thứ sáu mới phải, bà thường nhắc lại nhiều lần với chồng trong khi Nana đứng cạnh đỡ tay bà.
    - Không, không, bao giờ ông Darling cũng trả lời. Anh mới là người có lỗi. Lỗi tại anh, George Darling. Mea culpa, mea culpa.
    (Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng - tiếng Latin trong nguyên bản)

    Các bạn thấy đấy, ông là người được giáo dục theo kiểu cổ điển.
    Hàng đêm, họ nhớ về ngày thứ sáu bất hạnh với từng chi tiết nhỏ, được khắc sâu trong tâm khảm họ đến đỗi có cơ hằn lên như một đồng xu đúc kém.
    - Giá như em không nhận lời đi ăn tối với nhà 27, bà Darling bảo.
    - Còn anh, giá như anh đừng đổ thuốc của anh vào bát của Nana, ông Darling thừa nhận.
    - Giá như tôi cứ giả vờ thích món thuốc ấy, đôi mắt hoen lệ của Nana như nói vậy.
    - Lỗi tại em cứ sính mấy cái trò giao tế, George ạ.
    - Không, tại anh đùa chẳng đúng lúc tí nào.
    - Tại tôi cứ động lòng mấy cái việc nhỏ nhặt, ông bà chủ ạ.
    Lần lượt hoặc đôi khi cùng nhau, họ ứa nước mắt một cách chua xót và Nana tự nhủ trong tuyệt vọng: ?oĐúng vậy, lẽ ra nhà chủ không nên lấy chó làm bảo mẫu mới phải?. Và cũng nhiều lần, ông Darling lấy khăn mùi xoa lau nước mắt cho nó.
    ?oCái tên quỷ sứ ấy!? Ông Darling rên rỉ và Nana sủa phụ họa theo. Nhưng không bao giờ bà Darling nghĩ đến chuyện trách móc Peter, có một cái gì đó ở góc môi bên phải của bà, ngăn không cho bà nói xấu chú.
    Và trong phòng trẻ em vắng lạnh, họ ngồi nhớ lại từng chi tiết một của cái buổi tối kinh hoàng kia. Một buổi tối bắt đầu rất bình yên như bao tối khác. Nana đi ra đi vào để chuẩn bị tắm cho Michael và cõng Michael đến tận bồn.
    - Con không đi ngủ đâu! Michael kêu lên như thể nó có tiếng nói nào đó trong vấn đề này. Không, Nana, ứ ừ, mới chưa đến sáu giờ. Ôi, Nana hư, không yêu Nana. Con bảo là con không tắm cơ mà. Không đâu, không đâu nào.
    Lúc đó bà Darling bước vào phòng, mặc áo dài màu trắng để đi dự cơm tối bên ngoài. Bà bận đồ sớm để chiều Wendy vì em muốn thấy mẹ ăn bận đẹp, đeo vòng cổ ba mua tặng mẹ. Bà đeo nơi tay chiếc vòng Wendy cho mượn vì Wendy rất thích cho mẹ mượn vòng. Hai đứa lớn đang chơi trò làm bố mẹ ngày Wendy ra đời và John bảo:
    - Tôi vui mừng thông báo để bà biết rằng bà đã làm mẹ, giọng nó bắt chước giống hệt giọng ông Darling nhân dịp trọng đại.
    Wendy vui mừng nhảy múa, cũng giống như bà Darling thật đã làm vậy. Rồi đến lượt John ra đời, với những sự trang trọng đặc biệt theo ý nó dành cho sự chào đời của một người đàn ông, và Michael vừa ra khỏi bồn tắm cũng xin được ra đời nhưng John thô bạo tuyên bố rằng nó không muốn có thêm con đến nỗi Michael gần khóc.
    - Chẳng ai muốn có con cả, Michael bảo.
    Dĩ nhiên là thiếu phụ xinh đẹp bận đồ trắng không thể cầm lòng được.
    - Có chứ, tôi đang rất muốn có thêm con đây này.
    - Con gái hay con trai? Michael nghi ngờ hỏi.
    - Con trai.
    Thế là Michael nhỏ bé ôm chầm lấy mẹ. Đó quả là một kỷ niệm rất nhỏ bé mà ông bà Darling và Nana cùng gợi lại. Nghĩ cho cùng thì chi tiết này cũng chẳng bé vì đó là đêm cuối cùng Michael ngủ trong phòng trẻ em. Họ lại tiếp tục gợi lại những kỷ niệm.
    Được Sota sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 28/02/2006
  6. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    - Đúng lúc đó, anh lao vào phòng như một cơn lốc vậy - ông Darling nói với giọng tự giễu.
    Quả là lúc đó, ông lao vào phòng như một cơn lốc.
    Có thể là ông cũng có lý do: ông cũng diện bảnh để đi dự cơm tối và mọi thứ đối với ông đều ổn cho tới lúc ông thắt cà vạt. Lạ ghê lắm nhưng phải thừa nhận là một quý ngài giỏi giang như vậy trên thị trường chứng khoán lại xoay xở chẳng ra sao với chiếc cà vạt của mình. Đôi khi, cái cà vạt cũng ngoan ngoãn tuân lệnh nhưng thường thì tốt nhất cho mọi người là ông nên dằn tự ái của mình xuống và đeo một chiếc cà vạt vẽ còn hơn!
    Tối hôm đó cũng vậy. Ông đột ngột bước vào phòng trẻ với chiếc cà vạt đáng nguyền rủa nhàu nhĩ trong lòng bàn tay.
    - Chúa ơi, ba làm sao vậy?
    - Ba làm sao ấy à! - Ông gầm lên - Cái cà vạt tội nợ này chẳng sao thắt được - Ông chua chát gằn giọng - Lúc thắt quanh cọc giường thì được, ba đã thắt mấy chục lần quanh cọc giường rồi! Nhưng đến lúc thắt quanh cổ thì không ra gì. Ôi thật xin lỗi em!
    Ông nghĩ thế chưa đủ để gây ấn tượng với bà Darling và nghiêm giọng nói tiếp:
    - Mẹ nó này, anh báo cho em biết là nếu cái cà vạt này không chịu nghe lời anh mà chịu thắt quanh cổ, tối nay chúng mình không đi ăn nữa, và nếu tối nay chúng mình không đi ăn nữa, anh sẽ không bao giờ đến văn phòng nữa, có nghĩa là chúng mình sẽ chết đói còn các con sẽ ra đường.
    Bà Darling vẫn bình tĩnh:
    - Nào anh để em thử xem nào.
    Và quả thực ông cũng chỉ mong có thế. Những ngón tay thon mát dịu của bà thắt chiếc cà vạt chẳng khó khăn gì và lũ trẻ đứng quanh xem mẹ định đoạt số phận của nó. Cóvài ông có khi phát tức vì vợ khéo léo đến vậy nhưng ông Darling được cái không phải người nhỏ nhen. Ông cảm ơn vợ một cách qua loa, quên ngay là mình vừa cáu và chỉ lát sau đã nhảy múa quanh phòng cùng với Michael trên vai.
    - Chúng mình hồi ấy mới vui làm sao! - Bà Darling nhớ lại.
    - Đấy là lần cuối cùng - ông Darling than.
    - George, anh có nhớ lúc Michael đột nhiên hỏi em ?oMẹ ơi, sao mẹ lại quen con? không?
    - Anh nhớ chứ.
    - Các con mình dễ thương quá!
    - Hồi đó các con là của chúng mình, bây giờ chúng đã đi mất rồi!
    Cuộc vui dừng lại lúc Nana bước vào phòng. Không may là ông Darling va phải Nana khiến quần ông đầy lông. Không những đó là một chiếc quần mới mà còn là chiếc đầu tiên có dải viền và ông phải mím môi mới khỏi bật khóc vì tức. Tất nhiên là bà Darling lại chải quần cho ông, nhưng ông lại nhân dịp làu nhàu về nỗi sai lầm đã lấy chó vào làm bảo mẫu.
    - George, Nana là của quý đấy.
    - Rõ rồi, tuy nhiên, đôi khi anh cứ nghĩ là nó coi con mình cũng là chó con luôn.
    - Không đâu anh, em tin chắc là nó biết rằng bọn trẻ là con người, có linh hồn.
    - Anh cũng đang tự hỏi về chuyện đó đây - ông Darling hơi trầm xuống.
    Bà Darling thấy đã đến lúc nói về cậu bé bí ẩn. Thoạt tiên, ông chẳng giấu vẻ giễu cợt nhưng khi bà vợ cho ông xem cái bóng, ông trở nên nghĩ ngợi.
    - Không phải trong số những người anh quen - ông vừa nói vừa xem xét kỹ cái bóng - Trông nó có vẻ du đãng.
    - Chúng mình vẫn đang nói dở - ông Darling bảo - đúng lúc Nana bước vào với liều thuốc nước của Michael. Nana, không bao giờ được mang thuốc của em trong mõm như vậy nữa nhé, lỗi tại tôi đây mà.
    Dù cương quyết đến đâu, ông cũng xử sự một cách ngốc nghếch đối với chỗ thuốc ấy. Điều ông hay khoe nhất đó là uống thuốc không bao giờ nhăn nhó. Trong khi Michael đẩy cái thìa về phía Nana, ông nghiêm giọng chê trách:
    - Michael, đàn ông con trai thì phải thế nào chứ!
    - Con không muốn uống! - Michael nũng nịu kêu.
    Bà Darling đi tìm một thỏi socola và ông Darling cho rằng bà quá chiều con:
    - Mẹ nó ạ, đừng chiều con quá như thế. Michael, hồi bố bằng con, bố uống thuốc như không. Bố còn bảo: ?oCám ơn bố mẹ cho con uống các thứ thuốc nước này để chữa bệnh cho con!? Thế cơ mà.
    Ông tin rằng đã nói lên sự thật và Wendy, trong bộ đồ ngủ, cũng tin vậy vì để động viên Michael, em khuyên:
    - Ba ơi, thuốc mà ba thỉnh thoảng phải uống ấy, còn đắng hơn nhiều đúng không ba?
    - Rất đắng, và nếu ba không đánh mất chai thuốc thì ba đã uống ngay cho con xem, Michael!
    Chính xác ra là ông không đánh mất chai thuốc. Nửa đêm hôm trước, ông đã trèo lên một chiếc ghế cao để giấu nó trên tít nóc tủ. Ông không biết là cô bé giúp việc Liza đã tìm ra nó và lại để nó trên giá rửa mặt.
    - Ba ơi, con biết nó ở đâu rồi - Wendy vốn luôn thích giúp đỡ mọi người - để con đi tìm cho.
    Và cô bé biến đi trước khi ông Darling kịp giữ con gái lại. Ngay lập tức tinh thần ông Darling sa sút trông thấy.
    - John - ông rùng mình nói - chất nước ấy là một thứ kinh tởm, hôi rình, nhờn nhờn, gớm chết lên được.
    - Ba ơi, ực một cái là xong thôi mà - John vui vẻ khuyên.
    Vừa mới nói xong thì Wendy chạy ào vào phòng, tay cầm thuốc rót sẵn trong cốc.
    - Con cố chạy nhanh nhất đấy - cô hổn hển nói.
    - Thật chẳng thể nào nhanh hơn! - Ông bố nói với vẻ lịch sự mà Wendy không thể nhận ra cái ý chán chường - Nào Michael uống trước đi.
    - Ba uống trước - Michael nói, với bản tính hay nghi ngờ.
    - Con biết là nếu ba uống ba sẽ phát ốm lên mà - ông Darling đe.
    - Nào ba ơi, dũng cảm lên - John kêu gọi.
    - Con ngậm cái mồm con lại - ông bố quát.
    Wendy hết sức kinh ngạc:
    - Con tưởng ba uống thuốc dễ lắm mà?
    - Vấn đề không phải ở chỗ đó. Cái khác là có nhiều thuốc trong cốc của ba hơn trong cái thìa của Michael.
  7. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Trái tim cao quý của ông gần vỡ tung.
    - Thật không công bằng, có chết ba cũng vẫn phải nói là không công bằng.
    - Ba, con đang chờ đây - Michael lạnh lùng nói.
    - Con nói hay đấy, ba cũng đang chờ đây.
    - Ba sợ nhé.
    - Con sợ đấy chứ.
    - Con không sợ.
    - Ba cũng không.
    - Thế thì ba uống đi.
    - Con uống trước.
    Đột nhiên Wendy nảy ra sáng kiến:
    - Hay cả ba và Michael cùng uống một lúc?
    - Đồng ý - ông Darling phán - Con sẵn sàng chưa Michael?
    Wendy hô một, hai, ba và Michael nuốt xong phần thuốc. Nhưng ông Darling giấu cốc thuốc của ông sau lưng.
    Michael hét lên vì tức còn Wendy thốt lên:
    - Kìa ba!
    - Con định bảo Kìa ba cái gì? - Ông Darling hỏi - thôi ngay đi Michael. Ba cũng đang định uống nhưng? nhưng bị trượt tay.
    Cả ba đứa trẻ nhìn ông với ánh mắt dữ dội, dường như chúng từ bỏ tất cả niềm thán phục nơi ba chúng.
    - Nghe này các con ?" ông Darling nói với giọng ngọt ngào trong khi Nana biến vào phòng tắm ?" Ta sẽ đùa vui một chút. Ba sẽ đổ chỗ thuốc này vào bát của Nana, nó sẽ tưởng là sữa và sẽ uống đấy.
    Thuốc có màu sữa thật, nhưng bọn trẻ chẳng thấy ý tưởng này của ba chúng hài hước tẹo nào và nhìn ba trách móc trong lúc ông Darling trút thuốc vào bát của Nana.
    - Buồn cười nhỉ? ?" Ông Darling nói không chắc chắn lắm.
    Và bọn trẻ cũng không dám lên tiếng tố cáo khi bà Darling và Nana quay trở vào phòng.
    - Nana, cún cưng ?" ông Darling vừa nói vừa vuốt ve đầu con chó ?" ba cho ít sữa vào bát của Nana đấy.
    Nana vẫy đuôi, lon xon chạy đến chỗ bát ăn của nó và tớp tớp. Rồi nó nhìn ông Darling: Ôi, một cái nhìn không hề tức giận mà lại lấp lánh một giọt nước mắt to đùng khiến trái tim chúng ta tan nát mỗi khi chúng ta thấy các người bạn bốn chân chịu đau khổ. Rồi nó trốn vào trong chuồng.
    Ông Darling cảm thấy vô cùng xấu hổ nhưng ông không muốn để lộ điều đó.
    Trong im lặng nặng nề, bà Darling ngửi cái bát:
    - Ồ George, thuốc của anh đây mà!
    - Anh đùa đấy mà ?" ông lầm bầm trong khi bà cố an ủi bọn trẻ con.
    Wendy ra ôm lấy cổ Nana.
    - Thật bõ công tôi mua vui cho các người đấy nhỉ! ?" Ông Darling chua chát nói.
    Wendy vẫn ôm lấy cổ con chó.
    - Rõ rồi, cứ âu yếm nó đi! Còn tôi thì ai thương đây. Thôi cũng chẳng sao. Tôi chỉ là người đi kiếm cơm nuôi cái nhà này thôi. Việc gì mà ai phải thương tôi. Cần quái gì phải thế cơ chứ!
    - George, đừng nói to thế, kẻo kẻ ăn người ở nghe thấy đấy ?" Bà Darling nhắc chồng.
    Cũng chẳng biết tại sao họ lại chuyển Liza thành ?okẻ ăn người ở?.
    - Tôi không cần ?" ông tức quá vặc lại ?" Cho cả thiên hạ nghe thấy cũng được nhưng con chó này sẽ không tự tung tự tác một giờ nào nữa trong phòng trẻ nhà tôi!
    - George, kìa anh George ?" bà Darling thì thầm ?" anh có nhớ em nói gì với anh về cậu bé kia không?
    Thật không may, ông Darling quyết cho thiên hạ biết ai mới là chủ nhà, ông chẳng thèm nghe bà Darling nói và khi thấy Nana không chịu chui ra khỏi chuồng theo lơi ông ra lệnh, ông bèn ngọt ngào dụ nó rồi thô bạo túm lấy nó lôi ra khỏi phòng trẻ con, dù ông xấu hổ về hành động của mình, vì bản chất quá tình cảm cứ muốn được ngưỡng mộ.
    Sau khi buộc Nana ngoài sân, người cha bất hạnh ngồi im lìm trong hành lang, nắm tay che mắt.
    Trong lúc đó, bà Darling đã cho bọn trẻ đi ngủ trong sự im lặng hiếm thấy và thắp các ngọn đèn ngủ lên. Người ta nghe rõ tiếng Nana sủa trong sân và John buồn rầu nói:
    - Đó là vì ba xích nó lại đấy.
    Nhưng Wendy tỏ ra khôn hơn:
    - Khi nào mà Nana sủa như vậy ?" cô bé nhận xét mặc dầu cô chẳng hề tưởng tượng ra chuyện gì sắp tới ?" Đó chẳng phải vì Nana khổ, mà là vì nó cảm thấy nguy hiểm đấy.
    - Nguy hiểm à? Con chắc không Wendy?
    - Chắc mà!
    Bà Darling rùng mình và đến gần cửa sổ. Cửa đóng chặt. Bà nhìn ra bên ngoài: đêm đen, rải rác có nhiều vì sao dường như đang tò mò tụ tập quanh nhà để xem những gì sắp xảy ra. Nhưng bà Darling không nhận thấy điều đó. Và bà cũng không thấy có hai hoặc ba vì sao bé nhất nháy mắt với bà. Tuy nhiên, một nỗi sợ khó giải thích bóp nghẹt trái tim, khiến bà ứa nước mắt.
    - Ôi, mình ước gì không phải đi tối nay!
    Đã gần ngủ đến nơi nhưng Michael vẫn nhận ra nỗi lo lắng của bà và hỏi mẹ:
    - Mẹ ơi, khi đã thắp đèn ngủ rồi thì có gì sợ nữa không hả mẹ?
    - Không con, đèn ngủ là mắt của mẹ để lại để canh cho các con mà.
    Bà đi từng giường một, miệng khẽ hát những lời cầu bình yên và bé Michael vòng tay ôm cổ mẹ.
    - Mẹ ơi, có mẹ ở đây con thích lắm.
    Đó là những lời cuối cùng bà nghe Michael nói trước thời gian chia cách đó.
    Nhà số 27 chỉ cách có vài bước chân nhưng tuyết đã rơi nhẹ và ông bà Darling phải đi rất cẩn thận để không làm bẩn giầy. Họ là những người duy nhất đi trong phố và các ngôi sao chăm chú theo dõi họ. Sao rất đẹp nhưng chúng chẳng tham dự vào những điều diễn ra trên Trái Đất, hành tinh mà chúng cứ phải nhìn mãi mãi. Đó là sự trừng phạt dành cho chúng vì những lỗi lầm phạm phải trong một quá khứ xa xôi đến mức chúng cũng chẳng còn nhớ nữa. Cũng vì thế mà các ngôi sao già nhất sáng một cách nhợt nhạt và ít khi nói (chúng chỉ bày tỏ bằng cách nhấp nháy); duy các ngôi sao nhỏ thì vẫn còn ngây ngất trước từng sự kiện bé xíu. Chúng cũng không đặc biệt có cảm tình với Peter vốn hay chơi khăm bằng cách luồn sau lưng chúng rồi thổi chúng đi. Tuy nhiên, các ngôi sao thích được đùa vui đến độ tối đó chúng đều về hùa với Peter và chỉ mong người lớn đi cho nhanh. Vì vậy, ngay lúc cửa nhà 27 vừa đóng lại sau lưng khi ông bà Darling bước vào, trên bầu trời xôn xao náo động rồi ngôi sao bé nhất trong tất cả các sao trên dải Ngân hà kêu lên :
    - Vào đi kìa, Peter!
  8. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    CHAPTER 3
    ĐI THÔI, ĐI THÔI!​
    Đèn ngủ vẫn sáng trong phòng trẻ một lát lâu sau khi ông bà Darling đi. Đó là những chiếc đèn con xinh xắn và giá mà chúng thức được để xem Peter nhỉ, thế nhưng chiếc đèn của Wendy nhấp nháy rồi ngáp dài đến nỗi hai chiếc đèn kia cũng ngáp theo, rồi chúng chưa kịp khép miệng thì cả ba đều tắt lịm.
    Có một làn ánh sáng khác lấp lánh trong phòng trẻ con, ngàn lần sáng hơn các ngọn đèn ngủ và chỉ trong nháy mắt, đã lục hết các ngăn tủ, lục từ trên xuống dưới và lật tung các túi để tìm bóng của Peter. Đó cũng không hẳn là một cái đèn mà là một nguồn phát ra các tia sáng liên tục và trong một thoáng, cho ta thấy đó là một cô tiên, không lớn hơn bàn tay và vẫn còn trẻ con. Tên cô ta là Tinker Bell và cô mặc một chiếc váy bằng lá cây rất lộng lẫy, cổ vuông hở rộng làm nổi bật thân hình mũm mĩm xinh xắn của cô. Cô tiên vừa xuất hiện thì cửa sổ mở tung do các ngôi sao cùng thổi và Peter Pan nhảy vào phòng. Chú ta đã mang Tinker Bell suốt một đoạn đường và tay chú còn dính đầy bụi thần.
    - Tinker Bell ?" Chú khẽ gọi sau khi tin chắc lũ trẻ đã ngủ - Tinker Bell, cậu đâu rồi ?
    Cô tiên đã chui vào trong một cái côc to và tỏ ra rất thích ở trong đó; chưa bao giờ cô ta thám hiểm một cái cốc to.
    - Nghe này, cậu ra khỏi cái cốc đi và trả lời tớ ngay! Cậu có biết họ đã làm gì cái bóng của tớ không.
    Có tiếng chuông khẽ thánh thót đáp lại câu hỏi của Peter. Đó là tiếng nói của loài tiên. Các bạn trẻ con bình thường sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng đó nhưng nghe rồi thì các bạn sẽ nhận ra đã từng nghe đâu đó rồi.
    Tinker Bell đáp rằng bóng nằm trong cái hộp lớn. Đó là cô ta định nói tới cái tủ và Peter nhảy bổ tới các ngăn tủ, thò hai tay lôi mọi thứ trong đó vứt tung xuống đất, cũng tựa như các ông vua vứt tiền vàng xuống cho thần dân vậy. Chú nhanh chóng tìm thấy lại bóng của mình và vui quá chú quên mất rằng mình đã nhốt Tinker Bell trong ngăn tủ. Vì chú vẫn nghĩ, giả sử là chú ta biết nghĩ ?" tôi chưa chắc lắm về điểm này, rằng chỉ cần đặt cạnh nhau, bóng và người chú sẽ gắn lại như hai giọt nước lăn vào nhau, thì nay chú hoảng sợ thực sự khi thấy bóng chẳng chịu gắn vào người. Chú thử lấy bọt xà phòng gắn mà không xong. Peter rùng mình, và ngồi xệp xuống đất, chú khóc.
    Tiếng nức nở của Peter làm Wendy thức giấc và cô ngồi dậy. Việc có người lạ khóc trong phòng trẻ chẳng làm cô e sợ chút nào, cô chỉ thấy tò mò.
    - Chú bé này - Wendy lịch sựhỏi - tại sao chú khóc?
    Peter cũng chứng tỏ mình là người vô cùng lịch sự vì chú đã học cách cư xử thượng lưu qua các buổi tiệc của các cô tiên. Chú đứng dậy và nghiêng mình duyên dáng cúi chào Wendy.
    Wendy rất thích thú và cũng đáp lễ lại Peter với phong thái thật thoải mái.
    - Cậu tên là gì? - Peter hỏi.
    - Wendy Moira Angela Darling - Wendy đáp thoải mái ?" Còn cậu?
    - Peter Pan.
    Wendy đã biết ngay rằng đó là Peter nhưng tên chú bé dường như có phần ngắn ngủi đối với cô.
    - Thế thôi sao?
    - Đúng vậy - Peter hơi lạnh lùng trả lời.
    Lần đầu tiên trong đời, chú nhận ra sự cụt lủn của tên mình.
    - Xin lỗi cậu - Wendy Moira Angela chữa.
    - Không sao - Peter nói mà họng như khô lại.
    Wendy lại hỏi nhà cậu ở đâu.
    - Ngã tư thứ hai rẽ phải, sau đó đi thẳng tới bình minh.
    - Địa chỉ lạ nhỉ!
    Peter cảm thấy hơi cú. Lần đầu tiên chú nhận thấy địa chỉ nhà mình kỳ quặc.
    - Không, có gì lạ đâu ?" chú vặc lại.
    - Tớ định nói là - Wendy chợt nhớ ra Peter là khách và nói với giọng mềm mỏng - có phải bác đưa thư bỏ thư ở đó cho cậu không?
    Chẳng hiểu tại sao cô lại nói tới chuyện này.
    - Tớ không nhận thư - Peter khinh khỉnh đáp.
    - Nhưng mẹ cậu phải nhận thư chứ?
    - Tớ không có mẹ.
    Không những chú không có mẹ mà chú chẳng hề muốn có mẹ chút nào. Những người kiểu như mẹ đối với chú quả là không thích hợp. Wendy cảm nhận ngay lập tức một bi kịch ở đâu đây.
    - Ô Peter, hóa ra vì thế mà cậu khóc phải không?
    Và cô rời khỏi giường để chạy đến với Peter.
    - Nếu tớ khóc, đó chẳng phải vì việc gì dính dáng đến mẹ cả - Peter tực nghẹn lên đáp - Tớ khóc bởi vì tớ không buộc lại được cái bóng của tớ? Với lại tớ có khóc đâu.
    - Bóng của cậu bị tuột ra à?
    - Ừ.
    Lúc bấy giờ Wendy mới nhìn thấy cái bóng nằm trên sàn nhà trông thật tội nghiệp và cô cảm thấy thương Peter vô cùng.
    - Thật kinh khủng ?" cô công nhận.
    Nhưng cô không thể nín cười khi thấy Peter đã định dán lại bóng bằng bọt xà phòng. Bọn con trai có những thứ suy nghĩ buồn cười thật! May quá, cô nghĩ ngay ra cách giải quyết vấn đề.
    - Phải khâu lại thôi ?" cô nói với giọng ra bề kẻ cả.
    - Khâu lại á? Khâu lại là gì?
    - Sao cậu chẳng biết gì hết thế nhỉ!
    - Tớ ấy à? Làm gì có chuyện!
    Nhưng cái sự dốt nát ấy lại càng khiến Wendy thích thú.
    - Cậu bé ơi, tớ sẽ khâu lại cho cậu ?" Dù Peter cũng bằng lứa Wendy, cô cứ nói vậy.
    Cô đi lấy đồ may và bắt đầu khâu cái bóng vào chân Peter.
    - Có lẽ hơi đau một tí đấy - Wendy báo trước.
    - Ồ, tớ chẳng khóc đâu - Peter giờ hoàn toàn tin chắc rằng cả đời mình chưa khóc bao giờ.
    Chú nghiến răng lại, không khóc và chẳng bao lâu sau, bóng của chú đã lại di động được bình thường mặc dù nó còn hơi nhăn nhúm.
    - Hay tớ là nó đi một tí - Wendy nghĩ ngợi rồi nói.
    Nhưng Peter tỏ ra là đấng nam nhi không thèm đếm xỉa gì đến hình thức bên ngoài, bắt đầu nhảy múa mừng vui. Than ôi, chú đã quên mất rằng niềm vui của chú trở lại là nhờ có Wendy. Chú tưởng như tự chú đã gắn lại bóng cho mình.
    - Tớ khéo chưa! ?" Chú hân hoan - Về mặt khéo tay, chẳng ai sánh kịp tớ!
    Cũng khá là xấu hổ khi phải thừa nhận rằng sự huênh hoang mù quáng này lại là một trong những phẩm chất đáng kinh ngạc nhất của Peter. Nói thẳng tuột ra là trên đời này chưa có ai huênh hoang hơn chú.
    Nhưng Wendy lại hết sức bất bình.
    - Đồ khoác lác ?" cô giễu cợt nói - Thế ra tớ chẳng làm gì đấy chắc.
    - Ồ, tí tẹo ấy mà - Peter vô tư đáp.
    Và chú lại tiếp tục nhảy nhót.
    - Cái gì, tí tẹo thôi sao - Wendy kiêu kỳ nói - Nếu tớ không giúp gì được cậu, tớ lại đi ngủ đây.
    Với vẻ tự trọng bị tổn thương, cô quay về giường, trùm chăn kín đầu.
    Để lôi Wendy ra khỏi chăn, Peter giả vờ bỏ đi rồi thấy chẳng ăn thua gì, chú bèn đến ngồi bên giường Wendy và lấy chân khẽ đá đá vào cô bé.
    - Này Wendy, đừng bỏ đi. Tớ không thể kìm khỏi huyênh hoang khi tớ đang vui.
    Dù Wendy đang lắng nghe rất chăm chú, cô chẳng cựa quậy tí nào.
    - Này Wendy - Peter nói tiếp bằng cái giọng mà không người phụ nữ nào cưỡng lại nổi - Wendy này, một cô bé còn bằng hai chục lần bọn con trai đấy.
    Đột nhiên Wendy tự cảm thấy mình là con gái từ đầu tới chân và cô he hé mắt qua một góc chăn.
    - Peter, cậu có tin lời cậu vừa nói không đấy?
    - Trăm phần trăm ấy chứ.
    - Thế thì cậu thật dễ thương - Wendy tuyên bố - Và vì vậy, tớ dậy.
    Và cô đến ngồi cạnh Peter. Cô cũng nói rằng cô có thể sẽ trao cho Peter một cái hôn nếu chú thích nhưng Peter không hiểu gì cả. Chú chìa tay ra.
    - Thế ít nhất cậu cũng biết hôn là gì chứ? - Wendy ngạc nhiên hỏi.
    - Tớ sẽ biết ngay khi nào cậu đưa nó cho tớ - Peter đáp giọng cộc lốc.
    Để cậu ta khỏi bị hẫng, Wendy đưa cho Peter một cái đê khâu.
    - Thế là bây giờ tớ sẽ trao cho cậu một cái hôn nhé - Peter bảo.
    Wendy nhanh nhẹn đáp:
    - Nếu cậu thích.
    Và cô bé chìa má ra một cách trơ tráo nhưng Peter chỉ đặt một cái cúc hình bầu dục vào lòng bàn tay cô. Wendy hạ má xuống và nói rằng cô sẽ mang nụ hôn của chú ở sợi dây chuyền trên cổ. Điều đó thật may mắn vậy vì cái cúc này sau đây sẽ cứu tính mạng cô.
  9. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Khi những người thuộc cái giới chúng ta làm quen với nhau, họ thường hay hỏi tuổi nhau. Wendy vẫn quen phong tục, bèn đi hỏi tuổi Peter, nhưng câu hỏi tỏ ra không ổn. Không ổn y như kiểu bạn bị quay về môn ngữ pháp trong khi bạn cứ tưởng là thầy giáo sắp hỏi mình về lịch sử các triều đại nước nhà.
    - Tớ không biết - Peter lúng túng trả lời - nhưng tớ còn rất trẻ.
    Thật ra là chú chỉ hiểu biết lờ mờ về lĩnh vực này nên chú nói đại:
    - Wendy à, tớ trốn khỏi nhà ngay khi tớ vừa mới đẻ.
    Wendy vừa ngạc nhiên vừa tò mò và vén một bên chiếc áo ngủ một cách duyên dáng để cho Peter ngồi gần hơn.
    - Ấy là vì tớ nghe bố mẹ tớ nói chuyện với nhau về việc tớ phải làm gì khi thành người lớn - Peter thì thầm giải thích.
    Và chú đột nhiên xúc động:
    - Tớ không muốn trở thành người lớn, không bao giờ - chú hùng hồn nói - Tớ muốn là trẻ con mãi để được chơi. Thế là tớ trốn khỏi Vườn trẻ Kenshington và sống với các cô tiên.
    Wendy khâm phục nhìn Peter. ?oChắc có lẽ là vì mình trốn nhà?, Peter nghĩ chứ không đoán ra rằng việc thân cận với tiên mới là lý do khiến Wendy khâm phục. Ở nhà chẳng có nhiều chuyện khác thường nên chẳng có gì khiến Wendy mê bằng việc quen biết các cô tiên. Cô bèn ra sức hỏi Peter về tiên, điều này khiến chú ngạc nhiên vì chú thấy tiên tính cũng hơi chán vời cái kiểu họ cứ hay xen vào chuyện của người khác nên đôi khi chú cũng phải cho họ một bài học. Tuy vậy về tổng thể chú cũng vẫn yêu quý họ và chú kể cho Wendy biết họ từ đâu tới.
    - Cậu biết không Wendy, khi nào đứa trẻ ra đời cười lần đầu tiên, các mảnh tiếng cười bay tứ tung thế là hình thành ra các cô tiên.
    Thật là một lời nói vớ vẩn nhưng đối với Wendy cả đời ở nhà thì nó mới thú vị làm sao!
    - Thế là ?" Peter hứng chí nói tiếp - Mỗi một cậu bé hoặc mỗi một cô bé lẽ ra đều có một cô tiên.
    - Thế sao lại lẽ ra, phải có một cô tiên chứ?
    - Vì là cậu có biết không, bây giờ trẻ con biết nhiều thứ quá nên chẳng mấy chốc mà chúng chẳng tin gì vào tiên nữa cả, mỗi khi có một đứa trẻ bảo: ?oCon không tin có tiên?, thế là một cô tiên ở đâu đó ngã lăn ra chết.
    Đối với Peter, nói về tiên như vậy là quá đủ và đột nhiên chú tự hỏi sao Tinker Bell không thấy ồn ào như mọi khi.
    - Cô ta đâu rồi nhỉ? ?" Chú vừa hỏi vừa đứng dậy.
    Chú gọi tên Tinker Bell còn Wendy trống ngực đập thình thịch.
    - Peter, chẳng lẽ lại có một cô tiên trong phòng này à? - Wendy túm cánh tay Peter hỏi dồn.
    - Ban nãy cô ấy ở đây, thế cậu không nghe thấy cô ấy sao? - Peter sốt ruột đáp.
    Cả hai đều vểnh tai nghe ngóng.
    - Tớ chỉ nghe có tiếng chuông kêu đinh linh đinh linh.
    - Tinker Bell đấy, cô ấy nói bằng ngôn ngữ của tiên mà, mà tớ cũng nghe thấy đây này.
    Tiếng chuông vang lên từ phía tủ và Peter vui vẻ nhăn mặt. Chẳng ai tươi vui hơn chú và tiếng cười trẻ thơ của chú vang lên lanh lảnh.
    - Ôi Wendy, hình như tớ nhốt cô ấy trong ngăn tủ rồi - Peter vui thích kêu lên.
    Cậu mở tủ cho Tinker Bell và cô ta bắt đầu bay lượn trong phòng, vừa bay vừa mắng mỏ rầm rĩ.
    - Tinker Bell, cậu không được nói như thế. Tớ rất ân hận nhưng làm sao tớ biết rằng cậu lại ở trong tủ kia chứ.
    Wendy không nghe Peter nói.
    - Ôi Peter, ước gì cô ấy dừng lại để tớ ngắm cô ấy một tí nhỉ.
    - Các cô tiên ít khi đứng yên lắm, cậu biết đấy!
    Nhưng Wendy thấy Tinker Bell dừng trong phút chốc trên chiếc đồng hồ treo tường.
    - Ôi xinh quá ?" cô thốt lên ngây ngất mặc dù mặt Tinker Bell đang cau lại vì tức giận.
    - Tinker Bell - Peter nhẹ nhàng nói ?" cô bé này rất mong cậu sẽ là tiên của cô ấy.
    Tinker Bell hỗn xược vặc lại.
    - Cô ta bảo gì Peter?
    Buộc phải dịch, Peter đáp:
    - Cô ta không lịch sự lắm, cô ta bảo rằng cậu là một con bé xấu xí to tướng và cô ta là tiên của tớ.
    Nhưng Peter cũng cố thương lượng với Tinker Bell:
    - Cậu biết rằng cậu không làm tiên của tớ được, tớ là con trai còn cậu là con gái cơ mà.
    Tinker Bell bật lại:
    - Đồ ngốc!
    Và cô ta biến mất trong phòng tắm.
    - Tiên này rất bình thường thôi - Peter ra điều xin lỗi ?" Người ta đặt tên cho cô ta là Tinker Bell vì cô ta mạ kẽm cho các nồi niêu siêu chảo ấm đun nước.
  10. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Cả hai nay đã ngồi gọn trong chiếc ghế bành to và Wendy không ngừng đặt câu hỏi.
    - Thế là bây giờ cậu không còn ở Vườn trẻ Kenshington nữa?
    - Đôi khi như vậy đấy.
    - Thế bình thường thì cậu sống ở đâu?
    - Tớ sống với bọn trẻ lạc.
    - Trẻ lạc là như thế nào?
    - Đó là bọn trẻ con bị rơi ra khỏi xe đẩy vì các cô bảo mẫu mải nhìn chỗ khác. Nếu không ai xin lại chúng trong vòng bảy ngày thì chúng được gửi đến xứ Neverland để tiết kiệm chi phí. Tớ là chỉ huy của bọn đó.
    - Ô vui quá nhỉ!
    - Đúng vậy, nhưng chúng tớ cũng hơi cô đơn, chỗ chúng tớ chẳng có bọn con gái.
    - Thế không có con gái trong đoàn à?
    - Không, cậu hiểu không, bọn con gái khôn lắm nên không rơi khỏi xe được.
    Wendy thấy rất tự hào:
    - Tớ thấy cậu kể rất hay về bọn con gái đấy, thằng John nhà tớ toàn coi thường bọn con gái thôi, nó kia kìa.
    Thay vì trả lời, Peter đứng dậy và chỉ bằng một cú đá đã tống luôn John và cả đống chăn ra khỏi giường. Wendy thấy cách cư xử như vậy có hơi quá đáng trong lần gặp đầu tiên và cáu kỉnh nhắc nhở Peter rằng trong nhà Wendy, Peter không phải là người chỉ huy. Tuy nhiên, John vẫn tiếp tục ngủ say sưa trên sàn nhà và Wendy cũng không muốn làm phiền em trai.
    - Tớ biết cậu làm vậy vì tử tế nên tớ cho phép cậu trao cho tớ một cái hôn - Wendy nói, đã dịu lại.
    Wendy quên mất nỗi dốt nát của Peter về mặt hôn hít.
    - Biết ngay là cậu lại đòi hôn mà - Peter chua chát nói.
    Và giơ cái đê khâu ra giả lại Wendy.
    - Ái chà - Wendy độ lượng nói - tớ quên, tớ không định bảo là cái hôn mà là cái đê khâu.
    - Nó là cái gì?
    - Là thế này này.
    Và cô ôm hôn Peter.
    - Ngộ nhỉ - Peter nghiêm trang nói - thế bây giờ tớ lại cho cậu một cái đê khâu được không?
    - Nếu cậu thích - Wendy ngẩng đầu nói.
    Peter ôm hôn Wendy còn cô bé thì hét lên chói lói.
    - Sao vậy, Wendy?
    - Tớ thấy có ai rứt tóc tớ.
    - Chắc là Tinker Bell, tớ không ngờ cô ta lại xấu tính thế.
    Đúng là Tinker Bell thật, cô tiên đang bay dích dắc và nguyền rủa lung tung.
    - Cô ấy bảo là cứ khi nào tớ cho cậu một cái đê khâu cô ấy lại sẽ rứt tóc cậu đấy.
    - Tại sao vậy nhỉ?
    - Ừ, tại sao hả Tinker Bell?
    Tinker Bell lại rủa ?oĐồ ngốc!?. Peter chẳng hiểu rõ lắm về nghĩa của câu này nhưng Wendy hiểu ngay. Tuy nhiên cô còn đang thất vọng vì nghe Peter tuyên bố rằng chú bé đến cửa sổ phòng trẻ không phải để gặp cô mà chính là để nghe kể chuyện.
    - Tớ không biết chuyện nào hết cậu hiểu không? Ở chỗ chúng tớ, chẳng ai biết câu chuyện nào cả.
    - Eo ơi, chán thế - Wendy nhận xét.
    - Thế cậu có biết tại sao chim én lại làm tổ ở dưới mái nhà chỗ ống máng không? Không phải để thoát nước đâu, để nghe kể chuyện đấy. Mà Wendy này, mẹ cậu có kể cho cậu nghe một chuyện rất hay.
    - Chuyện nào?
    - Chuyện chàng hoàng tử không tìm được cô thiếu nữ mang đôi giày da hươu ấy.
    - Peter, đấy là chuyện Lọ Lem mà, cuối cùng hoàng tử đã tìm thấy nàng và cả hai người sống rất hạnh phúc.
    Peter cũng cảm thấy hạnh phúc đến nỗi chú bay lên khỏi mặt đất nơi cả hai đang ngồi và bay đến ngang cửa sổ.
    - Cậu đi đâu đấy? - Wendy lo lắng gọi.
    - Tớ đi kể chuyện cho bọn con trai đây.
    - Ở đây đã Peter - Wendy khẩn khoản - tớ còn biết nhiều chuyện nữa cơ mà.
    Wendy đã nói vậy. Cho nên sau này chúng ta cũng chẳng thể chối rằng cô là người gây ra mọi chuyện trước tiên. Peter quay trở lại, nhìn Wendy với ánh mắt tham lam mà lẽ ra Wendy phải nhận thấy ngay nhưng cô lại không để ý.
    - Ô, tớ có ối chuyện để kể cho bọn con trai - Wendy nói và Peter bèn nắm tay cô lôi ra phía cửa sổ.
    - Thả tớ ra chứ! - Wendy ra lệnh.
    - Wendy, đi cùng tớ về để kể chuyện cho bọn kia đi.
    Được cầu cạnh như vậy kể ra cũng thích nhưng Wendy đáp:
    - Chúa ơi, tớ không thể! Cậu nghĩ sao, còn mẹ nữa chứ, với lại tớ không biết bay.
    - Tớ dạy cậu bay.
    - Ôi, bay được thì thích quá!
    - Nào, tớ sẽ dạy cậu nhảy lên lưng gió rồi chúng mình cùng bay.
    - Ôi, ôi, ôi - Wendy ngây ngất.
    - Này Wendy, thay vì ngủ trong cái giường dở hơi này, cậu lẽ ra có thể bay cùng với tớ và nói chuyện với lũ sao.
    - Thật à?
    - Cậu biết không, còn bọn tiên cá nữa chứ.
    - Tiên cá à, có đuôi không?
    - Có đuôi dài như thế này này.
    - Ôi thích quá, tớ muốn xem tiên cá!
    Peter ngày càng mưu đồ:
    - Wendy, chúng tớ sẽ kính trọng cậu ghê lắm.
    Wendy bứt rứt khổ sở như thể cô đang cố gắng để không bay khỏi mặt sàn nhà. Peter chẳng tha:
    - Wendy, cậu cũng có thể dém chăn cho chúng tớ tối nay.
    - Ôi!
    - Bọn tớ chưa đứa nào được ai dém chăn cho bao giờ.
    - Ôi, ôi, ôi - Wendy giơ tay về phía Peter.
    - Cậu cũng có thể vá lại quần áo cho chúng tớ, may thêm túi, chúng tớ chưa bao giờ có túi cả.
    Làm sao mà cưỡng lại được cơ chứ!
    - Thôi được, tuyệt quá đi mất! Peter, cậu có thể dạy cả cho John và Michael bay được không?
    - Nếu cậu thích thế cũng được! - Peter thản nhiên đáp.

Chia sẻ trang này