1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ph?c nguyên âm nh?c dân gian nhu th? nào?

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 03/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Ph?c nguyên âm nh?c dân gian nhu th? nào?

    Phục nguyên âm nhạc dân gian như thế nào?
    Có hai khó khăn trong việc khôi phục âm nhạc dân gian hiện nay: đó là, trong khi một số thể loại âm nhạc dân gian dù ít được đầu tư vẫn phát triển tràn lan và chịu sự cải biên tùy tiện, thì một số khác được đầu tư nhiều tiền để khôi phục, lại vẫn thiếu đất sống, bởi môi trường diễn xướng nuôi dưỡng chúng không còn tồn tại. Theo tác giả, việc phục nguyên các làn điệu âm nhạc dân gian không chỉ có ý nghĩa bảo vệ vốn cổ mà còn phải biến những địa phương đã sinh ra chúng thành một "địa chỉ văn hóa".

    Khôi phục để... đưa vào bảo tàng

    Trước tiên ta hãy dừng chân ở bến Đò Lèn bên bờ sông Mã (thuộc đất tỉnh Thanh Hóa). Cách đây mấy chục năm, Đò Lèn là cửa ngõ đi ngược lên các tuyến sông ở phía trên, nơi còn nhiều ghềnh thác cheo leo hiểm trở. Lên Đò Lèn thời trước không có phương tiện gì khác ngoài chiếc đò. Các bà các cô, mớ ba mớ bảy trèo lên đò ngồi, cũng hãi lắm, hãi con thuyền lao vun vút như con én, lại hãi cả mấy chú lái, hò thì thật hay mà tính tình cũng thật bạo, cô nào xinh có khi còn bị các chú ấy "lòn" (ghẹo) liền. Nhưng hãi mà vẫn đi vì ở thượng lưu có chợ Cầm Thủy và một loạt các chợ khác đông vui và sầm uất có tiếng, vì suốt một dải hai bên bờ các sông tuyến trên lại có nhiều đền đài linh thiêng và vì... say tiếng hò:

    Ê dô.../ Bóng trăng em ngỡ bóng thuyền/Bóng nước em ngỡ bóng thuyền anh trôi.

    Những điệu hò sông Mã cũng ra đời trong cảnh các chú lái phải ráng sức đưa con đò tiến lên, đó chính là những bài ca lao động, và vì thế yếu tố nhịp điệu luôn nổi trội trong câu hò. Trải qua thời gian, nó đã được trau dồi để chuyển tải cái hồn của sông Mã và của những người chinh phục dòng sông bằng cánh tay rắn chắc và sự khéo léo của mình.

    Thế nhưng bây giờ người ta đã có cách khác để chinh phục sông Mã, đó là thuyền máy. Con đò sông Mã cùng những chú lái đò và những câu hò đắm say một thời đã thành quá khứ. Những người chèo đò xưa vẫn còn sống, đó là các cụ, các ông Nguyễn Văn Khiết, Phạm Văn Tuy, Nguyễn Văn Bé..., nhưng đứng trên những chiếc thuyền máy, dẫu đã đem hết sức, họ cũng không thể hò nổi câu hò nào nữa. Phải đến khi người ta đóng cho các cụ một con đò sông Mã và tổ chức một chuyến vượt thác thì những ông già ấy dường như mới thấy lại được thời trai tráng của mình khi họ chống sào chèo thuyền. Và tiếng hò sông Mã bỗng trở về với họ, từ điệu hò mắc cạn, hò chống sào (hò đò ngược) đến bảy điệu hò đò xuôi như hò ru ngủ, hò nhịp đôi, hò niệm Phật... và hò về bến để khách lên bờ. Nhưng chuyến ngược sông Mã nói trên cũng có thể coi là chuyến đi cuối cùng của các cụ lái đò một thuở, cũng là lần cuối cùng sông Mã được trở về với khung cảnh xa xưa cùng câu hò đã đi vào huyền thoại.

    Không khác gì lắm với số phận của hò sông Mã, hát Dô (Liệp Tuyết - Quốc Oai - Hà Tây) tuy vẫn còn hội để hát, nhưng oái oăm thay, 36 năm hội mới mở một lần. Luật của hát Dô lại rất nghiêm ngặt, chỉ được hát để hầu Thánh Tản mà thôi, phàm hát suông ngoài hội là Thánh "vật". Vậy nên các nghệ nhân chơi hội lần trước giờ đã qua tuổi 80 cả rồi. Các cụ còn thuộc lời nhưng không dám hát. Câu lạc bộ hát Dô của xã tuy có được lập ra, nhưng việc truyền dạy và sinh hoạt đều sợ phạm luật Thánh. Cụ Đàm Thị Thê, 88 tuổi, tai nghễnh ngãng nặng, bảo rằng hát Dô có đâu 22 làn điệu nhưng năn nỉ mãi cụ chỉ đọc cho một câu:

    Màn tre màn trúc chẳng êm
    Đêm qua em ngủ ngoài thềm
    Muỗi đốt là muỗi đốt tí tung

    Rõ ràng khi môi trường diễn xướng của một số loại hình âm nhạc dân gian đã không còn tồn tại nữa hoặc giả rất bó hẹp như kể trên thì sự khôi phục rốt cuộc chỉ để đem về bảo tàng. Còn bản thân chúng hầu như đã biến mất khỏi đời sống. Liệu có cách gì để trả hò sông Mã về với sông Mã hay không?

    Khôi phục hay là phá hỏng?

    Một số thể loại âm nhạc dân gian trong thời hiện đại bỗng tìm được mảnh đất tươi tốt do sự sốt sắng của một bộ phận người đối với lễ hội hoặc lễ bái nên đã trỗi dậy mạnh mẽ thậm chí còn phát triển hơn so với trước đây, như hát then, hát văn, hát chèo tàu, hát quan họ... Không ít hoạt động trong một số thể loại bị thả nổi và bị lợi dụng. Nhiều cuộc thi hát văn tổ chức gần đây biến thành sự "giao lưu" của các con nhang đệ tử, sự rèn rũa tay nghề của đám cung văn đồng cốt.

    Bên cạnh sự phổ biến một cách tự phát, xu hướng cải biên tùy tiện cũng tàn phá các thể loại âm nhạc dân gian một cách khó lường. Thực tế một số đã không còn giữ được nguyên bản nữa, thậm chí còn bị biến dạng. Mỗi một mùa quan họ lại có thêm những tiếng phàn nàn từ phía du khách về tình trạng hát quan họ bằng micro, về sự thay đổi tùy tiện trong lời hát, và đặc biệt gần đây có ý kiến cho rằng quan họ đã bỏ mất cái hay nhất của mình là các lối chơi. Một thể loại âm nhạc thuộc loại bác học cũng rơi vào số phận tương tự đó là ca trù. Tiêu chuẩn "tròn vành rõ tiếng" của giọng ca trù đang bị xâm nhập mạnh mẽ bởi các lối hát văn, hát xẩm, và đặc biệt là hát chèo. Trớ trêu hơn, có người còn thay bộ phách và cây đàn đáy vốn là những thứ sinh ra cho ca trù và là linh hồn của ca trù, để ôm một cây đàn như đàn tỳ bà mà hát ca trù.

    Lại nói về chèo: chèo không chỉ xâm nhập vào hát văn như đã nói mà còn gây ảnh hưởng đến một loại hình âm nhạc khác mà tên của nó thoạt nghe có vẻ gần gũi với chèo, đó là hát chèo tàu, một lối hát tín ngưỡng ở Đan Phượng (Hà Tây). Cụ bà Nguyễn Thị Mỹ, 90 tuổi, một nghệ nhân hát chèo tàu thấy buồn bởi thay vì các cô gái (con tàu) cầm cờ đuôi nheo bước lên thuyền và khi hát chỉ tiến hoặc lùi như các động tác chèo thuyền như trước đây, thì nay "con tàu" lại cầm quạt, hoa cài. Theo chị Hồng Dung (cán bộ nghiên cứu Viện Âm nhạc) chèo tàu được khôi phục đã mang dáng dấp của chèo, với phần nhạc thay vì chỉ có một trống, nay có hẳn một dàn nhạc.

    Chèo đã xâm nhập vào một số loại hình âm nhạc dân gian, nhưng chính bản thân chèo cũng mất đi tính nguyên bản của nó, tiêu biểu là chèo Khuốc hiện nay (làng Khuốc là một trong ba trung tâm chèo nổi tiếng của Thái Bình). Ông Hà Quang Tiết (chủ nhiệm câu lạc bộ Chèo Khuốc) thừa nhận rằng: "Biên chế dàn nhạc (nguyên thủy chỉ có duy nhất một cây đàn nhị và bộ gõ), lối hát của chèo Khuốc đã chịu ảnh hưởng của chèo... Trung ương". Đây quả là điều đáng buồn, vì người ta đến đây cốt để thấy lại những cội rễ sâu xa của chèo cổ, chứ không chỉ đơn thuần là thưởng thức một thứ chèo giống như các đoàn chuyên nghiệp vẫn trình diễn.

    Thử đi tìm lời giải cho nghịch lý

    Đôi khi người ta hoài nghi về giá trị nguyên gốc của các thể loại âm nhạc dân gian, và trong quá trình khôi phục, nhiều người đã vội vàng cải biên chúng cho có vẻ chuyên nghiệp hơn. Đó là một sai lầm tai hại. Dẫu có biết rằng nhiều hình thức âm nhạc dân gian trong xã hội nông nghiệp xưa thường đơn sơ, chậm rãi và hay lặp lại có vẻ như không còn phù hợp với nhịp điệu hối hả của cuộc sống hiện đại nữa. Song khôi phục nguyên âm nhạc dân gian, văn hóa dân gian sẽ biến những địa phương sinh ra chúng trở thành những địa chỉ văn hóa mà mọi người muốn tìm đến.

    Còn đối với các loại hình đã mất môi trường diễn xướng thì một biện pháp thực tế giúp cho nó tồn tại là bên cạnh việc tổ chức ra các câu lạc bộ hãy tổ chức nơi đó thành những trung tâm du lịch văn hóa. Một số nơi trên thực tế đã thành công, đó là hò trên sông Hương (Huế). Những kinh nghiệm này có thể là gợi ý tốt cho việc khôi phục lại hò sông Mã hay hát Dô (Liệp Tuyết).

    Đỗ Doãn Phương




    ATC
  2. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    ---Do trình độ dân trí cũng nhu* khả năng cảm thụ cả về ngôn ngu* lẫn giai điệu âm nhạc của đa phần ngu*ời Việt Nam là còn rất yếu kém.
    ---Do nhà nu*ớc và các ban ngành phụ trách còn chu*a biết cách khôi phục ,cổ vũ cho su* khôi phục và phát triển của các ngành nghệ thuật truyền thống.
    ---Do su* yếu kém về chất lu*ợng của bộ giáo dục và đào tạo,bộ văn hoá thông tin -chu*a biết cách dạy cho học sinh,nhân dân biết thế nào là nghệ thuật ,là hay là đẹp.
    ---Do su* sính ngoại và hời hợt trong cách thu*c sống , cảm thụ cái đẹp ,cách thu*c hu*ởng thụ nghệ thuật của đa số dân Việt Nam-kể cả nhiều trí thu*c và nghệ sĩ.
    ---Nhất là lớp trẻ ngày nay -cái thói a-dua ,đua đòi,đú đởn đã trở thành modell.Ngu*ời ta nghe Beethoven ,Mozart thì cũng mua đĩa về nghe bắt chu*ớc cho oai ,ngu*ời ta bảo bản nhạc khó nghe vật vã-ví dụ mấy cái piano sonate 27,28 của Beethoven ,mấy cái Symphone nhu* "Jupiter" của Mozart, hay của C.Debussy-là hay thì cũng gật đầu cục cục nhu* gà mổ thóc khen hay.Mà không biết rằng âm nhạc cao cấp cũng chẳng khác gì Toán học ,Vật lý cả-phải có năng khiếu và quá trình học tập nghiên cu*u hẳn hoi thì mới có thể hiểu và tiếp thu ,thấy cái hay đu*ợc ..
    Đôn

Chia sẻ trang này