1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Phá" chữ

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi Tao_lao, 06/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kiem_in_heart

    kiem_in_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Có câu này xem được không!
    "Thầy tu thù tây giết mấy thằng"
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    kiem_in_heart: đối hay . Câu này thì ở ''xóm'' TL ở bây giờ, người ta từng có đem ra câu ''Thầy giáo tháo giày...'' này và có rất nhiều câu đối lại mà TL chỉ nhớ mỗi cụm ''chúng mày cháy mùng...''.
    81sg: chữ Tao_lao này là chữ ''chôm'' của người ta. 2 năm trước TL rất hay chat, quen một cô bạn rất thân. Y hay vào 40something, lôi mình vào, rồi quen một vị nick là tao-lao (^ ^). Lâu ngày thì quen thân (cũng quen với một chị nữa). Nick chat của TL là tieu-tao-lao, là để phân biệt với ông Tao_lao bự. Lâu ngày rùi thành dùng quen cái chữ này.
    Tao_lao mà nói cho ''chữ nghĩa'' thì là ''Tao of Lao''. Tao là tiếng Latin hoá chữ dao (đạo, viết theo hệ pinying của Tàu), nghĩa gốc là đường= path, road, way v.v. Nghĩa dẫn thân là...Đạo (đạo là đạo, vậy cũng nói), trong chữ Đạo phật, đạo Lão v.v. Vì nghĩa rộng này ''lớn'' và không có từ tương đương như vậy nên người Tây chỉ còn cách phiên âm lại (nhiều người vẫn dịch là Way, nghe nó hơi nhà quê, cũng như yin, yang là âm, dương mà dịch thành negative , positive thì ...lãng xẹt). Lao là Lao trong chữ Lao Tzu (Lão Tử), cũng là một cái ''Đạo'' mà TL khoái. Chữ nghĩa là vậy, nghe cho no vân hoa lá cành. Còn không thì cứ...tào lao là biết Tào Lao.
  3. pims

    pims Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tào lao cháu chắt chút chít của tào tháo phỏng ,hehe , tui nói cho mà nghe , tào lao đọc lái lại trật đi chút xíu thành "là tao",cần chi giải thích dài dòng vậy bạn , cái đạp khổng tử nhà mình hic confucius , 1000 năm bắc thuộc , hoá ra là mình gốc tàu (fía nam) vậy mà trước lại đọc nói indochine=inde (ấn độ)+chine(tàu khựa) , tùm lum hết
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chữ Indochine này là sao ta? Tra tự điển Indo=Ấn Độ, còn Chine thì lại có nghĩa khác hổng phải là China. Nhưng cũng cùng nghĩa chỉ bán đảo Đông Dương thì có chữ Indochina, vậy chữ nào mới đúng (và hiểu thế nào mới đúng?).
    Cái ''gốc'' được thêm vào để bổ sung thì có một tiền lệ. Đó là chữ Cochin china, tức miền Nam Việt Nam (miền bắc là Tonkin, miền Trung là Annam). Một cách giải thích về Cochin là chữ la tinh, phiên âm hoá qua một loạt tiếng nước ngoài (Bồ truyền giáo hồi thời chúa Nguyễn) của từ Giao Chỉ. Theo từ Bồ thì đó là Coci hay cochi. Mà kẹt một nổi bên Ấn hình như cũng có một thành phố tên là Cochin (kiểu kiểu vậy) nên phải thêm vào cái từ China vô, nhằm nói chỗ này (miền Nam Việt Nam) là Cochin gần China chứ hổng phải Cochin bên Ấn. Vậy chữ Cochin này chỉ nhằm để phân biệt,có ý nghĩa về đia lý chứ hoàn toàn không có gì là về chủng tộc cả.
    Confucious là chữ la tinh hoá của chữ Khổng Phu Tử (tất nhiên là cái âm pinying nó gần hơn), Đạo khổng gọi là Confucianism, người theo Khổng giáo là Confucianist hay Confucian. Một người cũng được ''vịnh dự'' này là Mạnh Tử = Mencius. Trong khi Lão Tữ= Lao Tzu, Mặc Tử= Mo Tzu ...vẫn y chang cái gốc Tàu. Đạo của Lão thì không gọi là Laoism mà là Taoism (Đạo giáo), Phật giáo thì là Buddism, từ Budda (Bậc giác ngộ= Enlightenment One). Đó là ba từ về Tam giáo.
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ nói mấy chữ trên thì đã lạc đề, nhưng ở không nói cho vui (CN mà hén).
    Sài Gòn = (Sài=Củi)+ Gòn( Cây gòn). Vùng đó ngày xưa là Rừng gòn (tiếng Khơ me là Preko^r), mà lưu ý là Sài gòn nghĩa ngày xưa, về địa lí, nó khác Sài gòn bây giờ nhiều. Gộp chung với miền Biên Hoà thời đó, gọi là vùng Sài Côn (chữ này chịu thua). Nhiêu khi không để ý chữ nghĩa, nói những chữ nghe mắc cười mà chẳng biết. Như có anh tự hào tôi quê ở Sài thành phồn hoa, văn minh .... Thật ra, có cái ''thành'' nào toàn chứa ''củi'' mà văn minh, nghe nó nhà quê bà cố thì có !
    Bến Tre (quê tui)= hồi xưa vùng này có nhiều Tre, sống suối thuận lợi lập thành Bến. Gộp lại là Bến Tre. Vậy mà cái cha hàng xóm Tiền giang có cái thành phồ ''thủ phủ'' Mỹ Tho, cái chữ chả có gốc gì là Việt Nam hết. Mỹ Tho tiếng Khơ Me, (nghe đồn) có nghĩa là ''thiếu nữ xinh đẹp''. Đấ của nước Việt Nam, mắc mớ gì có tên Khơ Me? Kỳ ! Mà nhờ vậy mà thấy cái chuyện ''ăn cướp'' nó rõ như ban ngày. Tên đất của mấy cha Khơ me còn ràng rang đó
    Sống ở Miền Tây 18 năm, chưa bao giờ tôi thắc mắc cái chữ Bến Tre hay Mỹ Tho kiểu chữ nghĩa như vậy cả. Chắc ''tự nhiên nó vậy''. Nhưng nhiều khi tự hỏi, ra nghĩa một hai chữ, mới giật mình thì ra còn nhiều chữ nữa '' Cần thơ'' (chắc không phải tại mấy em gái vùng này thiều thốn thơ từ quá chứ nhỉ?) , Đồng Tháp (cái Đồng giống cái Tháp hay liên quan gì đến Tháp), Đồng Nai (có nhiều Nai?) v.v. Hết biết.
  6. pims

    pims Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    có nhầm không nhỉ , mấy từ indochine , annam , tokin và cochinchine ( chứ khong phải cochinchina) đều bắt nguồn từ tiếng pháp (thời thực dân pháp đô hộ 1856-1955 thì fải), còn indochine là chỉ ba nước đông dương nói chung
  7. m5

    m5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Thế có ai biết :" Gặp m5 thì tối về em nằm mơ " không ?Hè...hè...hè!
  8. kiem_in_heart

    kiem_in_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Để " đấu tranh" thì phải "tranh đấu", mà "tranh đấu " thì "trâu đánh" rồi biếi "tránh đâu" !
    Có ai đối lại với tớ ko ?

Chia sẻ trang này