1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÁ HẠ BÀN: tích cực hay tiêu cực ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 07/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    PHÁ HẠ BÀN: tích cực hay tiêu cực ?

    Trong võ thuật, chiếm thế thượng phong là điều tối cần thiết. Thế thượng phong ở đây được hiểu là thế cách - vị trí có lợi cho cả tấn công lẫn phòng thủ. Thế thượng phong ở đây tuỳ thuộc vào môn phái, cương hay nhu, tuỳ thuộc vào sở trường và sở đoản của mỗi cá nhân. Sau khi chiếm được thế thượng phong rồi, dĩ nhiên có thể ra đòn tấn công, hay phản công, hoặc phá hạ bàn đối thủ. Trong vô vàn những cách đó thì PHÁ HẠ BÀN được ưa chuộng của rất nhiều võ sĩ võ tự do ?" võ sĩ đấu đài chuyên nghiệp. Được ưa chuộng không phải vì dễ thực hiện mà còn có thể làm thay đổi cục diện trận đấu, chuyển nguy thành an, chuyển bại thành thắng, chuyển từ phòng thủ sang tấn công, và trên hết có thể dễ dàng đi đến thắng lợi.
    Nói về phá HẠ BÀN thì có vô vàn cách thức như:
    - Đẩy làm đối thủ mất trọng tâm
    - Gạt ngã đối thủ
    - Mượn lực kéo đối thủ
    - Dùng chân, quét hoặc móc chân đối thủ.
    - Dùng tay, tóm giật chân đối thủ
    - Dùng sức, nhấc bổng đối thủ.
    - Gài chân, chặn chân đối thủ.
    - ???.
    Và để làm được cái việc tày đình ấy, không ít võ sĩ đã phải trả một cái giá khá đắt như đã từng bị thất bại vì chính lối đánh ấy, từng bị đo ván không đứng dậy nổi, từng mất hết danh dự võ sĩ,?.. không phải vì họ không có khả năng ra đòn đấm đá mạnh mà vì đối thủ của họ quá lỳ đòn, quá khoẻ, và như một thằng điên không biết đau là gì ?" như một hung thần đang trong cơn khát máu quyết tâm hạ đối thủ bằng mọi giá,?.. Và sau này họ đi đến 1 kết luận khá hay, phá HẠ BÀN là lối đánh hiệu quả và tương đối an toàn nhất.

    Phá HẠ BÀN không phải tới tận bây giờ mà từ xa xưa, trong các cuộc chinh chiến giữa các quốc gia đã từng dùng tới liệu pháp này.
    Sử Việt Nam ta thời nhà Trần, đế quốc Mông Cổ với hàng đoàn chiến binh thiện chiến, hung hãn, tung hoành khắp châu Á, châu Âu mặc sức làm mưa làm gió nhưng đã phải dừng bước trước Đại Việt do chiến thuật CHÉM CHÂN NGỰA VÀ ĐÒN BẨY HẤT NGÃ của quân dân Đại Việt. Lối đánh này đã thể hiện sự ưu việt trong chiến trận của cha ông ta. Trên lưng ngựa kỵ binh Mông Cổ cực kỳ thiện chiến, nhưng ngã khỏi lưng ngựa thì chỉ còn nước phơi đầu.
    Sử Trung Quốc thời xa xưa cũng từng có trận chiến dùng liệu pháp chặt chân ngựa. Và trong trân chiến đó, toàn bộ đoàn kỵ binh bị tiêu diệt.
    Thời nay, không phải tự dưng, các võ sỹ Tán Thủ Việt Nam tại Seagame 22 năm 2003 tổ chức tại Việt Nam chọn đấu pháp bốc vật chân trụ khi gặp đoàn võ sỹ Tán thủ Thái Lan thực chất là đoàn võ sỹ đã có thứ hạng của môn Muaythai. Và kết quả đoàn Việt Nam dành toàn thắng, trong đó có 1 trận 1 võ sỹ Thái Lan bị gãy cổ khi đang lao vào đá.
    Trên võ đài K1, UFC, MMA, ?? các võ sỹ giỏi vật đều tung hoành làm mưa làm gió.
    Trong môn Wressling ?" Đô vật Mỹ thường có những miếng hạ bệ đối thủ ngon lành, đầy bạo lực.
    Trong môn võ vật của các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, thường hay tổ chức mỗi dịp lễ hội tại sân đình làng thường hay có trò đấu vật, với khoảng 300 miếng vật cơ bản. Những đòn thường thấy là bốc vật, gồng,? để hạ đối thủ. Ở phía Nam được khai thác với các dạng đòn như HỐT NGỰA,?...
  2. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Để làm được chừng này việc là mơ ước của bao nhiêu người. Nhưng cũng còn tuỳ đối thủ nữa. Quan trọng nhất là công phu luyện tập của người ta, nhưng ở cấp thấp có lẽ chiều cao, cân nặng sẽ là một ưu thế.
  3. talawas88

    talawas88 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    1
    Anh Thiếu Lâm VN nói hay quá ! Công nhận chỉ là hành động đốn đối thủ mà cũng có vô vàn cách ! Và cách nào em thấy cũng hợp lý cả.
    Bản thân em khi học Karate do rất khó chịu khi gặp phải ai có thể trọng và kích cỡ lớn hơn mình, chân tay dài - khoẻ hơn v.v ko có cách nào thực sự là hiệu quả để áp chế họ, nhưng nếu quật đc họ xuống rồi thì cơ hội rất lớn ( nhất là nếu đc học qua về các đòn khống chế dưới đất - ground fighting v.v. )
    Rồi nếu ai xem UFC, chắc chắn đề nhớ về huyền thoại Gracie, Brazil Jiujitsu, với phong cách ôm chân kéo đối thủ ngã ( giống đốn gỗ mục của Judo nhớ - tên tiếng Nhật em ko nhớ nhưng đọc Kotaro thì nó viết thế ) - đã làm mưa làm gió UFC, và gần như ko địch thủ cho đến tận lúc ông nghỉ thi đấu.
    Anyway, ground fighting là một thứ tuy có nhiều võ phái cho là ko "sạch" nhưng thực tế một trận "full contact", thì ground fighting là gần như ko thể tránh khỏi, thầy em hổi trước toàn cho sparring và toàn phải ôm địch xuống mới đánh đc ( vì em nhỏ con mà ) - học võ mà ko có chút nghiên cứu về tấn công HẠ BÀN thì cũng hơi đáng tiếc
  4. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Nếu nhớ không nhầm thì chủ yếu thời trần là đánh tiêu hao địch bằng nhiều trận nhỏ,diệt kỵ binh thì chủ yếu lừa nó vào đường mòn nhiều bùn để giảm tốc độ, chôn lon sành, rải chông chân quạ để ngựa ngã chứ bác, còn ngã ngựa thì Tây cũng ngất nói gì Mông. Chứ nếu chỉ nói công phu hạ bàn thì Mông cổ giỏi vật ra phết đấy, vô địch tán đả vương năm 97 hay 98 gì đó là một chú người Nội Mông vật rất thợ, thấy internet bảo thế
    Cái này đọc ở STVT có giới thiệu ông Hồ Cưu rất giỏi món này, có hình minh hoạ nữa, tiếc là chả có cách gì đưa ảnh lên được
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0

    Nhân thể nói đến câu liêm, mời các bác xem Trung quốc trị an hội viên sử dụng câu liêm thương đả kích phi xa đảng thời hiện đại. Nói thêm đây là dựa trên câu liêm thương của kim sang ban Từ Ninh
    [​IMG]
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 14:29 ngày 07/10/2006
  6. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Anh TLVN viết hay quá! Nhưng hình như anh nhét tất cả vào cái hạ bàn. Đôi chỗ chưa hiểu ý anh lắm - có lẽ tại tui ngu dốt chưa hiểu cái hạ bàn là cái chi.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi cũng không biết Hạ Bàn là cái gì, nhưng tôi biết người
    Mông Cổ từ rất cổ xưa vốn có phong tục đấu vật, và phong tục
    này có từ trẻ con mới biết đi, con gái chưa lớn, cho đến ông bà
    già sắp xuống lỗ, chứ không chí vài lò vật như ở Việt Nam đâu.
    Nếu trong chiến tranh chống quân Nguyên mà lính Việt Nam ta
    chỉ biết giật chân ngựa thôi, thì có thể bị quân Nguyên đánh Hạ
    Bàn đấy.
    Nói về móc câu thì bây giờ cảnh sát Mỹ cũng có súng bắn lưỡi
    câu chùm móc vào bánh xe của xe đang chạy để bắt giữ những
    nghi phạm cố tình bỏ chạy bằng xe hơi. Cách này làm xe của
    nghi phạm chạy chậm lại rồi bắt, làm cho bà con trên đường đỡ
    bị xô đụng, bị thương hoặc chết mà kiện cảnh sát.
  8. binhdinh_mieutaydien

    binhdinh_mieutaydien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    anh thieulam_viet nam ơi hình như anh nhớ nhầm rồi đó đòn'''' cặt chân ngựa'''' là của nhà TÂY SƠN mà 1 tay cam đoản đao 1 tay cầm khiêng lăn vào chặt chân ngựa roi toán quân cầm thương chế ngự bọn ngồi trên ngựa ko cho dung trừơng thương đâm xuống chứ còn nhà TRẦN dùng bẫy như anh fade_away nói chứ!!!!!!!!! kiểm tra lại kiến thức lịch sử của mình roi hãy nói nhe!!!!!!!bye bye

    KHÔNG AI TẮM HAI LẦN TRONG MỘT DÒNG SÔNG!!!!!!!!!!
  9. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Như vậy trước hết cần hiểu hạ bàn là cái gì? Em cũng chưa hiểu rõ lắm, nhờ các bác giải thích dùm.
    Nhưng dù nó là cái gì thì phá được hạ bàn (hay phá được bất cứ cái gì của đối thủ ) cũng là tích cực chứ làm gì có tiêu cực. Vấn đề là phá như thế nào? phá vào thời điểm nào? và phá xong rồi thì làm gì?
    Bác TLVN đã đề cập đến 1 loạt các kỹ thuật rất quan trọng, trong đó có triệt tấn, gài tấn,phá trụ, mượn lực...các kỹ thuật này em đã nghe nhiều nhưng chưa được biết rành mạch, bác nào biết nói rõ thêm cho anh em hiểu chút.
    Còn để chiến thắng, không quan trọng là hạ bàn, trung bàn hay thượng bàn, mà theo ngu ý của em, là làm như thế nào, và vào thời điểm nào, tóm lại là làm sao luyện tập được.
    Kết luận của em: Phá được cái bàn nào cũng tốt!
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Chiến thuật tiêu hao địch thì trong chiến tranh từ xưa đến nay đều làm như thế cả.
    Đối phó với kỵ binh Mông Cổ thì có trận dùng đến chém chân ngựa và dùng đòn bẩy hất ngã là có. Về đòn bẩy hất ngã cả người ngựa đã được ghi chép lại trong lịch sử rồi, khỏi cần chứng minh. Điều nay sang box lịch sử có mấy bác bên đó rất chịu khó nghiên cứu sưu tầm tư liệu.
    Kỵ binh Mông Cổ dù giỏi vật mà bị ngã từ trên ngựa xuống thì còn giữ được mạng là may lắm sức đâu mà đánh đấm với giáo mác cung tên nữa.
    Mà tui nhớ không nhầm thì trong lịch sử TQ thời TAM QUỐC, tướng QUAN CÔNG bị chết cũng vì lẽ này. Ngựa của Quan Công bị vướng dây thép chăng ngang nên ngã ngựa xuống đất liền bị lưới thép chụp từ trên xuống nên dù có giỏi mấy cũng bị bắt và bị chém đầu. Hiện nay đền thờ Quan Công có ở khắp nơi cả TQ và cả ở VN nữa.

Chia sẻ trang này