1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phải chăng chúng ta ra khỏi thế giới nước là vì tình yêu?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi ngoainhi, 22/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoainhi

    ngoainhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng chúng ta ra khỏi thế giới nước là vì tình yêu?

    Một người bạn gửi cho mình. Tiếc là không có tác phẩm của Rushdie để đọc tường tận. Dù thế nào, bản thân bài viết cũng có thể đứng một mình với đầy đủ ý nghĩa của nó.

    http://evan.vnexpress.net/Functions/WorkContent/?CatID=4&TypeID=20&WorkID=141
    -------------------------------------------------------------------------------
    Có thể mượn huyền thoại Cá Vượt Vũ Môn để diễn tả tinh thần tập tiểu luận Step Across This Line (bản bìa mỏng, Nxb Modern Library Paperback, Random House, 2003), của nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie, và đây còn là tựa đề phần Bốn của cuốn sách, gồm những bài nói chuyện về Giá trị Nhân văn, Human Values, tại đại học Yale, 2002.


    Phải chăng, chúng ta ra khỏi thế giới nước là vì tình yêu - đọc tiểu luận của S. Rushdie
    Nguyễn Quốc Trụ
    Hãy bước qua làn ranh này (Step Across This Line).

    Lằn ranh, hay biên cương thứ nhất, là ?ovũ môn?, (the water?Ts edge, chữ của Rushdie). Lằn ranh đầu tiên, và thời điểm đầu tiên, khi một sinh vật từ dưới biển nhoi lên vượt qua biên giới đó, và nhận ra một điều: có thể thở được ở phía bên này, hay bên trên mặt nước. Trước đó, chắc chắn là đã có biết bao sinh vật làm cú vượt như vậy, và đều rớt xuống trở lại, đau đớn, hay ngạt thở, và chết?. Chúng ta cứ thử tưởng tượng đã có bao nhiêu tiền-sinh vật (proto-creatures) làm cú thử đó, kể từ khi khai thiên lập địa? Liệu chăng, khi chúng làm như vậy, là do đã? chán vị mặn của nước? Sống ở dưới nước mãi như thế, tới một ngày, phổi của chúng phát triển, và chúng mơ hồ nhận ra rằng có một nơi chốn khác, thích hợp hơn, thú vị hơn cho ***g phổi đó? Cái gì thúc đẩy khiến chúng phớt lờ bản năng sinh tồn? Nhưng điều này mới thật là quan trọng: những tiền sinh vật như thế đó, tổ tiên của mọi loài trên thế gian này, chúng không có những ?ođộng cơ? (motives), theo nghĩa mà chúng ta hiểu bây giờ về từ này. Biển chẳng quyến rũ, mà cũng chẳng làm chúng thất vọng. Chúng cũng không có ?otrực giác mơ hồ? như trên, mà bị xô đẩy bởi những đòi hỏi, những mệnh lệnh ẩn giấu ở mật mã di truyền của từng loài. Chẳng có chuyện ?omày có dám không??, hay chủ nghĩa anh hùng, óc phiêu lưu mạo hiểm. Chúng cũng chẳng mơ chuyện đi du lịch từ biển lên cạn, vì tò mò, hay cần việc làm! Cũng chẳng có chuyện lưu vong chính trị! Như các nhà khoa học nói, chỉ là chuyện biến dị ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên. Nhờ một cơ may chúng vượt? vũ môn, hóa thành rồng!


    Một cách nào đó, chúng ta là như vậy. Chuyện vào đời của chúng ta phản ánh cú vượt vũ môn, bước qua biên giới của những phần tử. Như những sinh vật đầu tiên từ bỏ biển cả: Lọt lòng mẹ, chúng ta bỏ lại đằng sau thế giới nước ở trong bụng mẹ (the waterworld) đó, để trở thành những sinh vật của đất trời (denizens of earth and air). Đâu có chi là lạ lùng, chuyện sức tưởng tượng dám thách đố, ngạo mạn khoa học, và nhìn ra ở cú vượt vũ môn này ước muốn thay đổi thế giới của nó. Cùng một ước muốn như vậy, Columbus dong thuyền tới tận mép địa cầu và tìm ra tân thế giới. Hình ảnh phi hành gia Amstrong bước những bước chân đầu tiên trên mặt trăng dội lên những chuyển động đầu tiên của ?osinh vật của đất trời?. Trong sâu thẳm tận cùng bản chất, chúng ta là những sinh vật vượt biên cương, bước qua lằn ranh, vượt vũ môn. Chúng ta biết điều này qua những câu chuyện chúng ta kể cho nhau nghe; bởi vì chúng ta còn là loài kể chuyện.


    Có một câu chuyện về một thiếu nữ cá từ bỏ cái đuôi của mình, ?ochấm dứt luân hồi?, bước vào thế giới loài người, vì tình yêu của một người đàn ông.

    Phải chăng, chúng ta ra khỏi thế giới nước là vì tình yêu?
  2. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Thoát khỏi thế giới của mình để bước vào một thế giới khác chỉ vì tình yêu, nên hay không, hỡi nàng tiên cá ???
  3. ngoainhi

    ngoainhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    0
    Này nàng tiên cá, có nghe Sói hỏi không? Sao lại thoát ra khỏi thế giới của mình để đến một thế giới khác, một thế giới xa lạ chỉ vì tình yêu??
    Sói ơi, trời phú cho em thân xác nửa người nửa cá nhưng cái em mang ơn trời nhiều nhất là một tâm hồn của loài người. Với nó, em biết thưởng thức cái đẹp, em biết khao khát yêu thương nhưng cũng không may cho em, em lại có cả sự đa cảm, yếu đuối và nhiều nhiều những yếu tố khác nữa của các cô gái trên trần gian.
    Từ khi biết được em đem lòng yêu chàng, Phụ vương và các chị không ngớt lời can ngăn và có thể em cũng làm như thế nếu em không phải là người trong cuộc. Sói nói đúng, em thuộc về thế giới nước lẽ ra em không nên hy sinh cuộc đời mình cho một thứ rốt cuộc chẳng có kết quả gì. Nhưng em muốn là ngọn đuốc, cháy hết sức mình cho tình yêu của em. Em có thể hiểu được rằng với phái nam, tình yêu chỉ là một phần của cuộc đời và vì thế họ khó có thể bỏ những thứ kia cho 1 tình yêu. Nhưng với các cô gái, với em, nó là cuộc đời. Vậy thì nó có đáng hay không hả Sói?
  4. phiatruoclaconduong

    phiatruoclaconduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Đã là cuộc sống, vậy thì làm thế nào mới có thể phân định được thế nào là nên thế nào là không nên? Thế nào là đáng làm và thế nào là không đáng nhỉ?
    Nếu chỉ hạch hòi mình bằng những lằn ranh, bằng chính những bâng khuâng trăn trở đó, thì liệu suốt cuộc đời này, cuộc sống này, những vòng tròn sinh diệt lạnh lùng kia, có còn thật sự là những gì đang diễn ra không nhỉ?
    --------------------------
    Ôi! những con đường đi mãi
    đi mãi ... đi mãi...
    như là chưa từng đi!
    ---------------------------
    đích đến ở đâu nhỉ? Đằng trước hay lại là đằng sau?
  5. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Chọn lựa, vốn dĩ làm hạn chế tư tưởng. Rồi một ngày nào đó khi không được thỏa mãn, người ta sẽ lật lại những chọn lựa của mình để rồi thốt lên "giá mà..." mang đầy vẻ hối tiếc.
    Khi đưa ra một quyết định hay buộc ai đó phải quyết định, là ta đã đưa những tư tưởng và tình cảm lên cái bàn cân của lý trí để mà đo lường, thước đo nào là chính xác ?
    Đi là đi, không đi là không đi, điều đó tự nhiên như hơi thở, không cần nhiều lời lý giải, bởi lời nói là ngọn nguồn những hiểu lầm. Khi đã đặt điều đó thành vấn đề cho tâm trí, thì nó không còn là tự nhiên nữa, nó trở nên có giới hạn, và rồi sẽ mất đi trong cái nỗi thất vọng của một sự tìm kiếm và hoài trông. Chúng ta tự đánh mất vẻ đẹp bất diệt của chính mình vì điều đó ! Và tình yêu cũng chết đi vì lẽ đó.
  6. bup_be_o_tinh_yeu

    bup_be_o_tinh_yeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    4.551
    Đã được thích:
    0
    câu hỏi hay quá ....
    nhưng ....tính tò mò lại chiến thắng tất cả
  7. pikachungo

    pikachungo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây chỉ là một vài suy nghĩ của SF, xem như là một câu chuyện mà SF cảm nhận theo tính cá nhân. Nếu có gì sai, mọi người bỏ qua nhé!
    Khi học phổ thông, SF được cô giáo dạy văn ra một đề kiểm tra "Bằng những kiến thức đã được học, em hãy chứng minh nhận định: thần thoại phản ánh hiện thực dưới hình thức hoang đường".
    Hoang đường là gì? Là những điều không có thật.
    Vậy tại sao người ta lại lấy những điều không có thật để phản ảnh những sự việc của cuộc sống? Bởi họ chưa có khoa học, chưa thể tìm tòi và hiểu hết những nguyên căn của nó.
    Làm sao có gió? làm sao có sông? làm sao có núi?
    Chuyện cá vượt vũ môn biến thành rồng cũng là một trường hợp như thế. Để giải thích vì sao có loài vật là rồng.
    Nàng tiên cá dám từ bỏ giọng hát của mình để đổi lấy thân phận một con người, biết yêu và được yêu, theo SF đó là một hình ảnh rất đẹp và mang một ý nghĩa rất cao quý : Chỉ có con người mới có thể thực hiện tất cả mọi việc...
    Dù có phải hối tiếc nhưng đó chính là sự lựa chọn tối ưu mà nàng tiên cá quyết định.
    Cái lằn ranh giữa conngười rất mỏng manh, nhưng để vượt qua được cái lằn ranh đó thì rất khó, phải chịu dựng, phải hi sinh. Đôi khi phải đánh đổi cái quý giá nhất.
    Có một sáng chủ nhật, khi SF đến dự Thánh Lễ. Hôm đó Phúc Âm có một đoạn như sau: "Nếu muốn theo Thầy, các con phải từ bỏ của cải ,gia đình, bạn bè..." Tất nhiên đó là một câu Phúc Âm theo Tôn Giáo, nhưng xét cho cùng con người ở thế giới duy vật cũng như thế, bắt buộc phải chọn lựa.
    Hình ảnh một thai nhi trong bụng mẹ, xung quanh là một bọc nước. Đến một ngày cũng sẽ phá vỡ bọc nước và lọt lòng. Đó là sự hoá thân của một hình hài, là một hình ảnh đẹp nhất trong các hình ảnh đẹp, có ý nghĩa nhất trong các việc ý nghĩa.
    Người mang dưỡng cũng đã phải lựa chọn: Một khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày, một lần vượt cạn đau đớn để đổi lấy một hình hài, một sinh linh bé bỏng.
    Cũng từ những ngày còn ngồi trên ghế PTTH, tôi biết tác phẩm MỘT CON NGƯỜI RA ĐỜI như một bản trường ca về sự ra đời của một con người
    Chẳng vì thế mà chính tác giả, đại văn hào Nga Macxim Gorki đã không tiếc lời ca ngợi "Tất cả ở trong con người, tất cả vì con người...Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng biết bao".
    Nếu như đó gọi là lựa chọn, vậy chăng chúng ta sẽ lựa chọn điều gì? Cũng chẳng cần có sự trả lời khi mỗi ngày chúng ta chào đón hàng ngàn vạn con người mới ra đời. Đó chính là câu trả lời thực tế nhất, chính xác nhất.
    Xin dừng phím

Chia sẻ trang này