1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

phải đạt 27, 28 điểm cho 3 môn thi.

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi nowayback03, 04/09/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nowayback03

    nowayback03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Để gia sư giỏi thành giáo viên Từ xưa đến nay, bất kể trong thời kỳ nào, người thầy giáo luôn được xã hội kính trọng và tôn vinh.

    Nhà giáo dục học Tiệp Khắc vĩ đại Comenski đã viết: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”.

    Nghề dạy học được ví như những “kỹ sư tâm hồn” – nghề luôn được xã hội tôn vinh và gửi gắm cả thế hệ tương lai. Thầy giáo là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, mang trên vai mình trọng trách truyền lại tri thức, văn hóa, đạo đức… cho các thế hệ mai sau.

    Với ý nghĩa cao cả đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế – văn hoá”.

    Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

    Người thầy quan trọng là vậy nhưng mới đây, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam vừa công bố điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên tại một số tỉnh, thành đối với nghề dạy học. Kết quả quá bất ngờ vì có tới 50% giáo viên các cấp trả lời rằng, nếu được chọn lại nghề, họ đều không muốn chọn lại nghề sư phạm!

    Nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhưng hiện nay, học sinh và sinh viên theo đuổi học ngành này rất ít (Ảnh minh họa)
    Học sinh, sinh viên quay lưng với nghề “trồng” người

    Năm 1996-1997 được coi là thời kỳ “hoàng kim” của ngành sư phạm, khi Bộ GD-ĐT đưa ra quy chế miễn học phí cho học sinh đăng ký vào ngành này. Sự khuyến khích đó đã khiến cho rất nhiều học sinh khá, giỏi “đầu quân” vào các trường sư phạm mỗi khi đến kỳ thi ĐH, CĐ. Sự cạnh tranh để được vào ngành sư phạm đã lên đến cao trào khi có năm, nếu thí sinh nào muốn vào khoa Toán của ĐH Sư phạm Hà Nội thì phải đạt 27, 28 điểm cho 3 môn thi.

    Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, điểm đầu vào của thí sinh thi sư phạm trong cả nước đang có xu hướng giảm dần, có trường phải lấy điểm trúng tuyển bằng điểm sàn và phải tuyển nguyện vọng 2 mới đủ chỉ tiêu. Không chỉ số lượng thí sinh nộp hồ sơ vào các trường sư phạm giảm sút mà chất lượng đầu vào cũng đang ở mức báo động “đỏ”.

    Câu nói: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” dường như đang là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, sinh viên. Điều quan trọng là, số lượng cũng như chất lượng học sinh đăng ký vào ngành sư phạm sẽ tác động lớn đến đội ngũ giáo viên và nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai.

    TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng: Hiện nay, số lượng sinh viên thi tuyển vào các trường sư phạm ngày càng ít đi. Sinh viên sư phạm ra trường không làm đúng nghề chiếm tới 70%.

    Đăng tải từ trung tâm gia sư

Chia sẻ trang này