1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phái võ Nhất nam - Môn võ cổ truyền của dân tộc Việt nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ngochung999, 02/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Điều tâm , điều tức, điều hình​
    Trong tập " nội " người ta hay đề cập tới vấn đề : điều tâm, điều tức, điều hình ; vậy nó là gì ?
    + Điều tâm: Khi sinh ra con người lập tức chịu sự tác động trực tiếp của tự nhiên lên cơ thể, trong quá trình trưởng thành tâm trí con người dần dần hướng ngoại , các giác quan phát triển tiếp nhận thông tin đưa về não, các nhu cầu đồi hỏi trong cuộc sống chi phối do đó tâm trí con người không lúc nào yên, thoạt nghĩ tới vấn đề này, thoạt nghĩ tới cái khác, liên tục không nghỉ do đó khi luyện công không thể tập trung vào luyện tập ( người ta thường ví là Tâm viên, ý mã - tâm ý như con vượn con khỉ không lúc nào yên ) . Để điều tâm người ta đưa ra nhiều phương pháp như: sổ tức, quán tưởng, đếm, niệm kinh gõ mõ, thủ ý... Với mong muốn chuyển vạn ý niệm còn lại một ý niệm , một ý niệm mãnh liệt như mũi dùi nhọn xuyên thủng mọi vật.
    + Điều tức: người tập " nội " việc tập thở là vô cùng quan trọng, nó kích thích tiềm năng, khơi thông ách tắc, bồi bổ cơ thể... Với người mới tập, chân khí chưa phát sinh, việc tập thở sẽ là một trong các yếu tố làm phát sinh chân khí . Vậy tập thở thế nào là đạt ? đó là phải đạt tới : chậm, đều, sâu, liên miên ( không đứt quãng ) . Có rất nhiều phương pháp tập thở, thông thường người ta dùng phương pháp thở 4 kỳ theo nhiều tỷ lệ khác nhau tuỳ trình độ, vd một cách là : Thở ra (2) - ngưng thở (3) - hít vào (1) - ngưng thở (3) . Khi tập một số môn công đặc dị người ta sẽ sử dụng các phương pháp thở khác nhau để kích thích tiềm năng cơ thể ( tất nhiên mức độ nguy hiểm sẽ đi kèm nếu tập sai ) . Việc tập thở không chỉ quan trong trong tập " nội " mà trong các môn thể thao khác cũng như luyện quyền hay đối kháng đều là yếu tố quyết định khả năng và thành tích. Thông thường người ta dùng phương pháp thở bụng trong tập " nội " , thở bụng có 2 phương pháp là thở bụng thuận và thở bụng nghịch, Thở bụng thuận là khi hít vào thì bụng phình lên hoành cách mạc ép xuống dưới , khi thở ra bụng xẹp xuống hoành cách mạc ( màng ngăn giữa tim phổi và các bộ phận bên dưới ) co lên. Thở bụng nghịch thì ngược lại, khi hít vào bụng xẹp lại, khi thở ra bụng phình ra.
    + Điều hình: dù tập tinh công hay động công cũng cần phải điều hình, nghĩa là điều chỉnh cơ thể vào nhưng tư thế nhất định, mỗi phương pháp tập sẽ có nhưng yêu cầu cụ thể về phương pháp điều hình. Trong tĩnh công người ta thường đưa ra một số yêu cầu chủ yếu như sau: ngồi vào một tư thế nhất định như xếp bằng ( toàn bộ phần ngoài của chân đều tiếp đất ) , ngồi kiều toà sen - kiết già ( chân phải vắt lên đùi trái, sau đó chân trái vắt lên cẳng chân phải ) , ngồi kiểu bán già ( chỉ gác một chân lên ) nhưng khi tập lên cao thì các tư thế ngồi đều sử dụng tư thế ngồi kiêt già - toà sen là chính, đây là tư thế vững chắc nhất, an toàn nhất trong luyện tập, hơn nữa nó hạn chế khí huyết xuống nửa dưới cơ thể khiến nửa trên nhận được sự nuôi dưỡng dồi dào hơn. Các yêu cầu khác như : lưng thẳng, bụng lỏng, hậu môn hơi co lên, khoá cắm - cằm hơi kéo vào - đỉnh đầu như bị treo lên , cơ thể thả lỏng, làm sao từ huyệt Bách hội trên đỉnh đầu tới huyệt Hội âm dưới đáy mình phải nằm trên một đường thẳng, đầu lưỡi hơi cong lên đặt vào hàm trên ( từ chân răng kéo vào khoảng hơn 1cm )- có bài tập để chữa bệnh lưỡi sẽ đặt kiểu khác , tay thả lỏng đặt trên đầu gối hay bắt quyết tuỳ theo bài tập. Trong khi tập phải thỉnh thoảng kiểm tra và điều chỉnh lại tư thế ( với người mới tập ) .
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 03/11/2002
  2. changluoi

    changluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    có ai ở tphcm mà biết chổ nào dạy không ?
  3. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Trong tập nội có đề cập tới vấn đề: tùng , tĩnh, tự nhiên
    Vậy thế nào là tùng: tùng là thả lỏng, thả lỏng những gì, ta phải thả lỏng đầu tiên là cơ mặt, cơ mặt thả lỏng làm cho tinh thần thư thái, khí huyết lên não ổn định, tinh thần sảng khoái. tiếp theo phải thả lỏng toàn thân ( với các bài đặc biệt để luyện công năng đặc dị sẽ có những yêu cầu riêng về trạng thái của một số bộ phận ) , khi thả lỏng khí huyết lưu chuyển ổn định , toàn thân được nuôi dưỡng đầy đủ, không có hiện tượng có chỗ bị kích thích thái quá chỗ thì thiếu dinh dưỡng.
    Thế nào là tĩnh: tĩnh là đưa cơ thể, tâm trí vào trạng thái nghỉ ngơi, không hoạt động, để làm việc này người ta có nhiều biện pháp như: tập thở theo nhịp nhất định, chú tâm vào nội cảnh hay ngoại cảnh, niệm kinh gõ mõ ... bằng một biện pháp nào đó đưa tâm trí về trạng thái chỉ còn duy nhất một ý niệm ==> không còn ý niệm .
    Thế nào là tự nhiên: tự nhiên là không gượng ép, mọi động tác phải thuận theo tự nhiên, liên tục không đứt đoạn, làm sao mọi quá trình được diễn ra liên tục theo quá trình ; như là lẽ đương nhiên.
    Đạt được 3 giai đoạn này người tập dễ dàng đi vào trạng thái khí công. Tuy rằng nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng khi thực hiện thật khó vô cùng, nên người mới tập luôn phải tự kiểm tra và điều chỉnh trong quá trình tập, cho tới lúc nào đó nó trở thành các phản xạ có điều kiện của cơ thể.
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  4. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Quyền ​

    A. Thế nào là quyền ?
    Thuật biến tạo cái tinh của trời đất là Quyền : ?o Muôn sinh mạnh ở cái riêng, tính hấp lực và chi tồn cũng ở tại cái riêng ?" Muôn vật hoá tồn cũng chính nhờ cái riêng ?o . Từ cái ý ấy mà người xưa ?o bắt nhại ?o cái mạnh của thú vật coi nó như thầy của mình .
    Cái mềm dai của giống dây rừng ; cái sắc bén của cật tre nứa ; cái xù cứng gân guốc của cội mai ; cái nhanh khéo của giống khỉ, vượn ; cái quằn quại trói riết của rắn, trăn ; cái dai dẳng lầm lỳ của gấu ; cái hùng dũng vũ bão của hổ, voi ; nét uyển chuyển mềm mại của báo, mèo ; tính bất ổn của mây, gió ; nguyên bất di , bất thiên của núi...
    Tất cả là đồng hưởng muôn tạng, hoà hợp với khí âm dương - tạo ra trời đất rồi hướng tâm trụ vào con người.
    Khi lý giải về Quyền, các võ sư thường nói: ?o Trời đất có tất cả, bắt nhại theo tâm ý của mình, xếp thành khuôn thước, có trước có sau...? Nói như vậy, tưởng là bao la trừu tượng nhưng ngẫm cho cùng quả không có gì là quá. Tự tôi ngay từ hồi còn nhỏ , cũng đã thấy: Quyền là chuỗi những thể thức liên tục, nối vào nhau , giằng với nhau, hàm chứa một thuật luyện công nhất định.
    Chính vì vậy, mà có thuật luyện quyền DƯỠNG CÔNG ( ngày nay gọi là QUYỀN DƯỠNG SINH , võ y ) ; có thuật luyện quyền NHẠI CÔNG ; có thuật luyện quyền NGOẠI CÔNG ; có thuật luyện quyền GIAO PHÁP ; có thuật luyện quyền Y GIÁC ... và ngoài ra còn có quyền BINH KHÍ , quyền ĐẶC MÔN.
    NHẠI CÔNG là thuật luyện quyền công phu của người học võ. Gần như môn phái nào, gia phái nào nếu còn giữa được nét nguyên gốc , bảo tồn được phương pháp tập cổ, đều lấy tinh thần ?o NHẠI ?o làm căn gốc cho thuật luyện các môn công : ?o long, hổ, quy , xà ?o của Thiếu lâm ; hay ?o biến dịch ngũ hình ?o của Vịnh xuân ; hay nền tảng tư tưởng ?o lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái ?... của Nho giáo. Và tư tưởng ?o Vô vi ?o của Lão Trang xem thế giới muôn tạng đều đồng dạng ăn sâu vào tiềm thức tâm luyện của Võ đang ... Hoặc ?o Hổ quyền ?o, ?o Xà quyền ?o , ?o Hầu quyền ?o , ?o Vân vũ quyền ?o chỉ là tên của các bài quyền trong bộ NHẠI CÔNG của môn phái Nhất nam, nhưng ngay tự nó đã chứa được một phần tinh thần bắt nhại đó.
    Ngày nay khi xem biểu diễn võ, chúng ta vẫn thỉnh thoảng nhận thấy nết mô phỏng : thế vồ ; vả của Hổ ; thế trườn uốn , đớp của rắn, trăn ; thế vờn , múa , chao , bắt của khỉ , vượn ... Xem qua thì đơn giản nhưng là cả một đời người, nhiều thế hệ nối tiếp của bao đời, quan sát, ngẫm suy để trường tồn, biến cái ?o tinh ?o của muôn loài thành cái ?o riêng ?o của mình và đấy là lòng yêu mình, yêu người , là hạt nhân tinh thần của tình người, là một bộ phận của văn hoá thể chất ?" ?o Phỏng sinh học ?o có chọn lọc, tiếp nhận tự nhiên, nhưng có được hiệu quả cao nhất, rèn luyện bản lĩnh, bảo vệ mình, bảo vệ người, vươn đến sự hoàn thiện về sức mạnh.
    Ở phương diện thứ hai, đối với người phương Đông sự bắt nhại này không chỉ dừng ở bề ngoài ?o PHỎNG ?o mà là sự hoà đồng, xem mình như một thực thể đồng nhất với thiên nhiên, hoà với thiên nhên , biến tiểu vũ trụ thành đại vũ trụ và ngược lại ?" lúc đầu thì bắt nhại , nhưng khi thành đạt người tu luyện tự xem kết quả như tự chính mình, và đấy là căn gốc để con người luôn vượt trên tất cả, là điệp sứ, là ông chủ hết thảy.
    Sự gần gũi con người trong thiên nhiên, phép thưởng ngoạn tu tiên của người phương Đông, sáng thở khí trời chân tiếp đất, ăn rau quả, uống nước suối , nhiễm bệnh thì dùng thuốc của cỏ cây, tự nhiên tự tại chính là bao hàm cái ý ấy.
    Ngay yếu tố ma thuật, hoặc thuần tuý mang tính phồn thực có trong thuật luyện công của người tiền sử , thì một phần cũng là lòng tin chân thành của con người vào sức mạnh huyền bí - Mẹ đất, Cha trời tiếp sức sống cho giống nòi ; sự nhập ?o Thiền ?o mà bề ngoài chứa sự yên tĩnh , chết lặng, tan biến vào cõi hư vô mà ngày nay nhiều người vẫn tưởng là phi lý, mê hoặc thì chính là công phu hiển nhiên của người hành đạo hiểu lẽ của trời đát quy tụ cho chính mình ?" Đó là khả năng tập trung cao độ, dồn ý chí nghị lực, sức mạnh vào một mục đích có điểm nhọn đâm xuyên suốt.
    Tụ khí, tản khí, lưu thông hệ thống kinh lạc, điều tiết nội dịch, cân bằng nội quan là hiệu ứng có thật, ngoài các chức năng mà ta gọi là thần kinh, đối với chúng tôi có nghĩa trên hết đó là ?o KHÍ ?o . Mà chính đó cũng là nguyên tắc chữa bệnh của người phương Đông, tự giúp cho các bộ máy của cơ thể con người tự phục hồi, vai trò của thầy thuốc là giảm cái này, tăng cái kia để tạo ra sự cân bằng , thúc bách cơ thể vận động , tự thắng mình, thắng bệnh tật, phép ?o DIỆU ?o và ?o LINH ?o gần với thủ pháp tự kỷ ám thị trong nhiều trường hợp có sức mạnh siêu nhiên không thể lý giải bằng cơ chế vật lý mà khoa học ngày nay biết rất rõ.
    Ở phương diện thứ ba, sự bắt ?o NHẠI ?o không dùng ở tính nguyên bản ?" y nguyên, mà được nâng lên trước hết là hệ quả có tính lựa chọn, tính thực dụng.
    Cái mạnh sẽ thắng, cái nhanh sẽ hơn, cái hợp sẽ tồn tại. Đương nhiên là sự trau chuốt theo hướng ứng dụng ngày một hoàn thiện, suốt hàng trăm thế kỷ chỉ tính đối với người phương Đông hàng ngàn cuộc chinh chiến tương tàn, khi mà sức mạnh võ công được đặt lên hàng đầu, khi mà dân tộc này có quyền chiếm đoạt và đè nén dân tộc kia chỉ bởi trời phú cho họ mạnh hơn...
    Tính phi lý ấy ở một phương diện cụ thể, ở một thời điểm lịch sử lại là nhân tố tích cực thúc đẩy sự hoàn thiện để chuẩn chu, nâng cấp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực : như kỹ nghệ khai mỏ và chế tạo kim loại, phương tiện vận chuyển thuộc da, vải... và đặc biệt là võ thuật, đó là bảo vật truyền đời của một dòng họ, dòng tướng, là một trong những nguyên nhân tạo nên tính thiện chiến của một đạo quân bao năm ở chế độ trung cổ và phong kiến.
    Tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật, tính hiệp sĩ của giới quý tộc châu Âu, nghĩa hiệp anh hùng của người Trung Quốc , bản tính quật cường yêu tự do, coi độc lập tự chủ là lẽ sống còn bao đời của người Việt và đó là nền tảng kết giao muôn người giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng đô hội và vùng hẻo lánh xa xôi, chất keo vô hình nhưng bền chặt đó chỉ tính gần 2000 năm đã viết nên trang sử chói lọi của dân tộc Việt nam ?" xóm làng anh em cùng nhau đánh giặc , nét nguyên khối, bản sắc của dân tộc Việt nam có được như ngày nay , phần lớn là nhờ ý chí quật cường kiên định và dòng chảy ngồn ngộn ấy ?" tinh thần thượng võ.
    Trong nhiều lần trao đổi, thật đáng thương cho những người tập Quyền phương Đông sau nhiều năm mà chỉ hiểu và chỉ thực hành như một môn thể thao thuần tuý. Không ! Không phải như vậy ; đừng nên đơn giản như biện pháp tập của người Châu Âu. Phải thấu đáo và luyện quyền như một hình thức tu đạo : ở đây chứa cái cho mình và vì mình, vừa chứa cái tự nhiên, tự tại ; vừa chứa cái tâm huyết ôn thần , vừa là võ vừa là hồn của hành động, vừa là khí, vừa là dụng của phẩm cách... cái được của người đi xa là biết lo hành trang cho mình. Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật... ý lực hài hoà, chân tay linh động vung ra như vươn đến cõi xa , thu vào như ôm được muôn cõi, bay thoát tinh thần, sảng khoái tâm can, đượm chứa nét bao dung của con người chí thành, chí hướng mong muốn làm điều thiện, không hàm hồ, không ham dục.
    Cái mong ước vươn lên đó không thể một sớm một chiều, không phải người nào cũng có... dù tất cả đều muốn. Nhưng đó vẫn là niềm cầu ước bao đời. Cái ẩn tảng của một bài quyền, vừa chứa cương, vừa chứa nhu: trong cái dũng mạnh có cái khoan thai ; trong cái mềm dẻo chứa cái cuồn cuộn ; một cứng, một mềm ; một dài, một ngắn ; một cong, một thẳng ; một lên, một xuống, chậm mà không ỳ, vươn mà không đổ... hỗn biến nhưng quy tụ vẫn bằng âm, bằng dương.
    Thấu triệt tinh thần đó , sảng khoái khoan dung cõi lòng thử hỏi sao không có nhiều người ?o THIỆN ?o ? Một nếp nghĩ, một lối sống, một quan niệm xử thế, sự thúc bách của nhiều người... dần dần trở thành một xu thế thượng tầng, ăn sâu vào hạ tầng ?" tính cách tinh thần của một dân tộc nhiều khi được hình thành âm thầm nhưng bền chắc một phần là nhờ như vậy .
    Nên, đối với người phương Đông : Quyền là thuật vận động , hài hoà giữa sức mạnh, sức bật, sức bền, độ dẻo, tính nhịp điệu trong một tổng thể khăng khít, hoà hợp giữa con người với thiên nhiên mà tính năng của nó có thể thu âm, thu dương, khắc cương, khắc nhu, là nếp nghĩ, là tinh thần, là phần hành động lộ hiện cho tư tưởng hành hiệp của người học võ.
    [​IMG]
    H.1 là đồ hình vẽ về sự biến thiên của quyền. Các vòng tròn đồng tâm vừa quy tụ, vừa lan toả ở cả ba giai đoạn ( tĩnh, biến, hỗn biến để quy tụ ) chính là thực hình cụ thể trong địa hạt thiên và biến của Thái cực.

    [​IMG]
    H.2 chỉ về sự ứng dụng trong phép quy nạp: dương đối dương ; âm khớp âm ; âm nuốt dương của quyền, và đó cũng là kỹ thuật khắc công, tương thủ trong phép biến giải sẽ được trình bày kỹ ở phần sau.
    ( Bài viết của Võ sư Ngô Xuân Bính - Nhất nam căn bản tập 2 )
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 02/02/2003
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    TẬP KỸ THUẬT LIÊN TƯỞNG CÓ ĐẤU THỦ

    Sau giai đoạn tập quyền thuần tuý ( tập tuần tự từng thế và ghép các thế ), người luyện võ chuyển sang giai đoạn hai, giai đoạn tập khó hơn, mơ hồ hơn và rất khó hình dung được các kết quả cần đạt. Nhưng ý thức được tinh thần, bắt đầu có những dấu hiệu có kết quả , thì sự hưng phấn thích thú tập luyện sẽ tăng lên, say mê hơn và đương nhiên là kết quả sẽ dễ dàng thu được nhanh hơn, có tính ứng dụng cao hơn.
    Tập cảm giác liên tưởng có đấu thủ, là đặt mình trong một trạng thái suy tưởng như thật, ở một hoàn cảnh có đối tượng để từ đó liên giác về khoảng cánh, về đòn thế, về lực và chạm, về sự mất thăng bằng... Đúng như thực - nhằm chuẩn bị những khả năng xử lý đồng biến, những khả năng phát ứng tức thời trong một mối quan hệ tương khắc có dự định.
    Sự tập luyện theo hướng liên tưởng có đấu thủ, là cả một quá trình chuẩn bị cho võ sĩ có khả năng cảm nhận tính chính xác của đòn thế, giúp họ nắm đúng tinh thần của bài quyền , từ đó làm chủ được không gian, định hướng được không gian, liên giác được sự chiếm chỗ , lượng định được tốc độ, giới hạn được khoảng cách và tự chế ngự mình, làm chủ và chế ngự đối phương.
    Hơn nữa luyện tập liên tưởng có đấu thủ, là đặt ra các hoàn cảnh có vấn đề, sử các đòn miếng trong bài quyền bằng những dự cảm, những tái hiện tự phát, tự thu ; bắt não phải hoạt động , trí cảm sẽ phong phú, các phản xạ linh ứng tự phát có điều kiện sẽ hình thành... được như vậy , tính thông ứng hai chiều sẽ đạt đến độ viên mãn, giống như việc thông được năm giác quan vậy.
    Chỉ có điều, việc tập liên tưởng có đấu thủ, không thể máy móc và nôn nóng: những cảm giác tập luyện mang tính trí tuệ , và nhằm thay đổi các phản xạ bản năng đã ổn định thành những phản xạ có điều kiện là rất khó, thật không đơn giản và dễ dàng. Bởi vậy, khi hướng dẫn cho một số võ sinh lớp trên tôi có trình bày và lý giải , khuyên họ lĩnh hội và tập luyện bằng trí tưởng tượng có liên cảm , tất nhiên là phải tin vào kết quả, bền bỉ và trung thành ; tập trung và nhẫn nại ; từ từ, từ từ và từ từ . Nhưng sau một thời gian nhiều người cảm thấy mơ hồ và bi quan.
    + Có người hỏi: ?o Sự khác nhau giữa việc tập quyền thuần tuý và tập quền có liên tưởng là thế nào ? ?o
    + Có người hỏi: ?oĐích của phương pháp này thật vô cùng nhưng cụ thể là như thế nào ? ?o
    * Ở câu hỏi thứ nhất, tôi trả lời: ?o Tập quyền thuần tuý là tập đúng cơ bản: luyện từ thế tấn, thế chuyển, thế đánh sao cho đúng khung, đúng chiều, kỹ thuật như phần hướng dẫn ; còn tập quyền liên tưởng có đấu thủ là quá trình luyện tinh thần của bài quyền theo hướng ứng dụng. Muốn vậy, người tập không chỉ thuộc bài quyền, đi được bài quyền, hiểu từng thế, từng đòn, mối quan hệ và kỹ thuật di chuyển ; mà quan trọng hơn là người tập phải dự cảm được thế đánh, ước định được thế chuyển, nhận được độ căng của đòn và mối quan hệ tiếp vít, phát triển giống như có một đối tượng vô hình cùng động chạm, cùng du đẩy, cùng biến động trong một mối quan hệ tương khắc chân thực. Được như vậy, không chỉ rèn luyện được khung đòn, tập được phản xạ va chấn mà còn có khả năng cảm biến, làm chủ được không gian, ước đoán được khoảng cách và áp dụng được các kỹ thuật ra đòn đúng thời điểm và biết đánh giá đúng tình hình, tận dụng được tính năng và phát triển được các đòn trong từng mối quan hệ hợp lý .
    Chẳng hạn ở thế đánh trực đòn bằng tay trảo ( thề 16 trong bài quyền ?o vân vũ ? ). Ở trường hợp thứ nhất, người học chỉ cần máy móc thực hiện đúng thế đánh 15 đến thế đánh 16 mang tính chuyển tiếp với các yêu cầu kỹ thuật chân , vai, thân , trọng tâm...
    Nhưng khi tập kỹ thuật liên giác có đấu thủ thì cũng chính thế đánh ấy , và cũng chính người đi quyền ấy, thì yêu cầu đặt ra cao hơn, bắt nah ta phải trù liệu đối phương cao hay thấp ? Khoảng cách và hướng phát đòn ở đâu ? Tốc độ nên nhanh hay chậm ? Đảo sang phải hay sang trái ?... Như vậy là anh ta phải làm chủ được tốc độ, định hướng được không gian , thu phát đòn nhanh hay chậm theo ý của mình và còn quan trọng hơn là cũng chính anh ta phải nhận định , dự cảm tính phát triển trước sau của đòn để xử lý, theo hai hướng: tấn công tiếp hay bật lơi thủ thế.
    * Với câu hỏi thứ hai, tôi trả lời: Đúng ! Đích đạt được của phương pháp này thật vô cùng , giống như đá quý biết mài mới trở thành kim cương. Người tập quyền theo tinh thần này khi đạt được : sẽ thu phát đòn thế theo ý của mình , xáo trộn trước sau, giả biến bất biến không biết đâu mà lường.
    Lấy ví dụ ở một thế đảo di, chúng ta thấy, tập liên tưởng có đấu thủ là tập có cảm giác, cảm được thế đánh ?" du áp thân theo tinh thần con quay: đổ trên hay hóp dưới , dự cảm được đòn lướt của đối phương chuyển mềm mại từng phần sao cho không quá trớn: thân như chạm được đối phương, tay như vít được đối phương ... Vì vậy, thành hay bại mấu chốt chỉ ở yếu quyết sau: hãy khổ luyện và kiên nhẫn
    ( Bài viết của Võ sư Ngô Xuân Bính - Nhất nam căn bản tập 2 )
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    ( Tiếp phần trên )
    1/ Tập cảm giác vờn dứ liên tưởng có đấu thủ ​
    Động tác giả vờn dứ liên tưởng có đấu thủ là thủ thuật ước định dùng để tập luyện các kỹ thuật vờn dứ trong tất cả các thời kỳ.
    Với đối tượng là các võ sĩ đã trưởng thành thì việc tập luyện kỹ thuật và khả năng liên tưởng tương đối dễ. Có thể tập dứ trái, chuyển phải , có thể tập đối trực , dật ngang, có thể tập đảo phải, đổ trái ... ngay cả trong thời kỳ chuyển tiếp. Nhưng nói chung, bất cứ người tập võ nào, ở trình độ nào cũng cần phải tập luyện kỹ thuật cơ bản này phải tập thường xuyên. Tất nhiên, trình độ càng thấp thì kỹ thuật chỉ đòi hỏi đơn giản.
    Tập cảm giác vờn dứ có đấu thủ phải được dặt trong mối quan hệ chỉ đạo thống nhất của chiến thuật công - thủ , tức là luông đặt mình trong hoàn cảnh liên tưởng có đấu thủ để hình dung việc phòng thủ và tấn công một cách hợp lý. Đặc biệt là khả năng định hướng di chuyển và định điểm dừng, khi vờn dứ có mục đích ... đánh lừa được đối phương , đặt mối quan hệ và tình trạng trận đấu theo thiên ý của mình.
    Trong thời kỳ tập phát giác có kả năng sự cảm cần phải tập kết hợp các bài luyện có sự sắp xếp các ý đồ công thủ rõ ràng, thậm chí phải chặn đòn, đả đòn, công đòn như thật. Tuy nhiên, chỉ vờn dứ tưởng tượng, nên yêu cầu chủ yếu vẫn là tập kỹ thuật đảo thân, chuyển hướng nhanh, thế tấn vững vàng, linh hoạt đúng với các dự cảm khi bị phản đòn, hoặc khi đánh lừa đối phương.
    [​IMG]
    a. Tư thế tấn trước khi vờn dứ
    Trong khi đấu, võ sĩ thường ở trong trạng thái chuẩn bị di động , chuẩn bị phòng thủ , hoặc tấn công. Để đảm bảo tính an toàn và khả năng tự chủ động tấn công khi có điều kiện hoặc làm chậm ý đồ tấn công của đối phương, hoặc bắt đối phương phải lưỡng lự thay đổi chiến thuật theo ý định của mình. Chọn thế tấn, thay đổi thế tấn, giản khoảng cách đúng mức là cần thiết, là tiền đề cho hiệu quả khi di chuyển , khi vờn dứ để thực hiện ý đồ đánh lừa.
    Tư thế tấn có khả năng cơ động, là dồn trọng tam ra phía sau, chân hơi kiễng, tư thế nghiêng, hai tay giãn đúng mức, vươn về phía trước ở khung đa, khung quyền, đầu hơi cúi, mắt nhìn thẳng, toàn thân ở trạng thái không căng cứng cũng không thả lỏng. ( Chuys khoảng cách hai gót chân thường bằng một vai ).
    Tất nhiên, không máy móc giữ nguyên một thế tấn khi đối mặt với đấu thủ (ở thời điểm cả hai chưa hành động chỉ xê dịch thăm dò ) chỉ có điều dù biến động thế nào thì nguyên tắc: vững, kín, dễ di đảo, đối nghịch tấn phải được đảm bảo.
    b. Kỹ thuật di chuyển chân
    Do vị trí , ý đồ tấn công, kỹ thuật ra đòn và hướng đánh của đối phương luôn thay đổi nên bắt buộc vị trí của người thủ cũng phải tuỳ ứng theo đó mà thay đổi. Tất nhiên, kỹ thuật vờn dứ liên tưởng có đấu thủ là kỹ thuật chủ động tìm cách hướng sự di động theo nguyên tắc hợp lý ?o giả ?o mà như ?o thật ?ođể đánh lừa đối phương. Đồng thời, hình thức này còn có khả năng kìm hãm hoặc thay đổi hẳn ý đồ tấn công của đối phương ngay từ gốc.
    Kỹ thuật chuyển tấn liên tưởng có đấu thủ thường được tiến hành tập luyện theo hai cách sau:
    + Đảo tấn tại chỗ và xoay trượt ( ma pháp, ảo pháp )
    + Đảo tấn theo thế chuyển cắt kéo ( hoa long pháp, ma pháp ).
    ( xin được trình bày ở phần Kỹ thuật song luyện )
    c. Kỹ thuật di đảo tay
    Giống như kỹ thuật khung đòn tay, kỹ thuật di đảo tay vờn dứ liên tưởng có đấu thủ cũng phải đảm bảo các nguyên tắc thủ thế theo tinh thần: tay quyền, tay đao, tay trảo, tay xà ; chỉ có khác là những hình thức này được đặt trong quan hệ ?o giả - thực ?o gần như ?o thật ?ođể đánh lừa đối phương , thăm dò đối phương, chuẩn bị cho các ý đồ tác chiến có chủ định . Vì vậy, khung bộ tay là phần trợ lực giúp cho thân, cho chân, cho sắc diện của mặt ... bộc lộ các kỹ thuật di chuyển ?o giả ?o mà như ?o thật ?o .
    d. Kỹ thuật phối thuộc tổng hợp
    Nói đến kỹ thuật phối thuộc là nói đến khả năng tận dụng và kết hợp một cách hợp lý tài tình các bộ phận của cơ thể theo đúng tính năng và rèn luyện các kỹ năng , kỹ xảo vờn dứ để đánh lừa đối thủ.
    Như vậy, tính phối thuốc đòi hỏi những biểu hiện đồng nhất để thể hiện một số dự định mang tính hai mặt gây hiệu quả giống như ?o thật ?onhưng là ?o giả ?o . Kỹ thuật tập phối thuộc vờn dứ liên tưởng có đấu thủ thường dự cảm với các hoàn cảnh sau:
    + Trước khi đối phương tấn công ( tạo hoàn cảnh có vấn đề làm người định tấn công do dự, đổi ý đồ ... bộc lộ nhược điểm, sơ hở ) ;
    + Trước khi chủ động tấn công ( thăm dò, gây tâm lý, tìm thời điểm, đánh lừa ... ) ;
    + Giả vờ đánh tay nhưng chuyển chân ;
    + Giả vờ đánh phía trước nhưng chuyển ra phía sau ;
    + Giả vờ ngả thân, đổi hướng ...
    ...
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 02/02/2003
  7. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    a. Những yêu cầu rèn luyện về tâm lý
    Trong khi thi đấu nhiều tình huống đòi hỏi các võ sĩ phải nhanh , phải bình tĩnh, can đảm và mưu trí ... Việc rèn luyện những phẩm chất tinh thần trước các hoàn cảnh là một thực tế cần thiết.
    Chẳng hạn đối với lòng dũng cảm, đây là yếu tố tinh thần không thể thiếu được ở một người tập võ. Vì , trong mọi tình huống có thể xảy ra : tập va chấn, tập ngã, lộn, tập đổi dịch, tiếp chiêu, tránh đỡ đòn ... nhất thiết phải có lòng dũng cảm.
    Chẳng hạn đối với sức mạnh ý chí, cần phải có trong khi tập luyện ở cường độ cao, gian khổ, phải từ bỏ những ham thích cá nhân để thực hiện nếp sinh hoạt tập luyện khắt khe, không bi quan chán nản, thiếu tin tưởng, hoặc rèn luyện tính quyết đoán, trạng thái thần kinh bình tĩnh, năng lực chú ý, tự tin ...
    2/ Tập cảm giác biến chiêu liên tưởng có đấu thủ
    Tập cảm giác biến chiêu liên tưởng có đấu thủ là đặt mình trong quan hệ tiếp áp, trực tiếp với một đối tượng cụ thể. Nghĩa là người tập dùng các thủ pháp của đòn tay, đòn chân, đòn đầu, đòn mông... để va đấu với một đối thủ tưởng tượng, tạo ra ?o ảnh ?o của mối quan hệ giống như ?o thật ?o.
    + Kỹ thuật tập các đòn biến chiêu liên tưởng có đấu thủ là thủ pháp ra đòn liên hoàn trong trạng thái áp đấu tưởng tượng giống như ?othật ?o.
    + Chất liệu để suy tưởng là cảm giác va chấn biết dừng đòn và biến đòn theo dự cảm. Đồng thời, không tập theo một chiều mà tự ý để mình dùng các đòn đánh của đối phương khi tiếp chiêu, khi bị mất thăng bằng do va chấn hoặc bị tỳ dí, khoá đòn.
    Như vậy , ở khía cạnh thứ nhất: tập bién chiêu liên tưởng có đấu thủ , người học võ sẽ rèn luyện được khả năng cảm nhận , khả năng so sánh, đối chiếu và lựa chọn từ cái ép mạnh của tay, cái đổi hướng của thân, từ cái vuốt nhẹ làm lệch hướng biến chiêu, đến kỹ thuật xoắn, vặn, tỳ mông, quật ngã... Tất cả như một quá trình học tập để đào luyện cảm quan, rèn luyện phản xạ, chuẩn bị những khả năng biến ứng trong mọi hoàn cảnh... Ở khía cạnh thứ hai: người học võ sẽ hoàn thiện được các kỹ năng, kỹ xảo ra đòn - thủ pháp chính xác, lực đánh mạnh, tốc độ nhanh, biến ứng linh hoạt.
    Và đương nhiên, ở lĩnh vực này, ở giai đoạn này, tập liên tưởng biến chiêu có đấu thủ đã trở thành một hình thức luyện võ cơ bản, là cơ sở, là tiền đề, là biện pháp đấu hoá giải và giai pháp thực hành ứng dụng.
    Xét ở nghĩa rộng, luyện võ theo tinh thần này còn có khả năng tiếp thu dễ dàng hơn những môn khoa học khác, nhất là các môn khoa học xã hội . Bởi đó là khả năng nhìn nhận và nắm bắt các vấn đề một cách sinh động , cốt lõi mà con mắt tinh tường, tâm hồn nhạy cảm , cơ thể khoẻ mạnh ưu hoạt động mới có thể có được.
    Cũng rất dễ hiểu ở thời kỳ sơ khai của sự phát triển xã hội, khi mà các môn khoa học khác chưa có, khi mà kỹ nghệ chế tạo binh khí và chiến thuật chiến tranh còn ấu trĩ thì đôi tay, đôi chân của con người đã khéo léo, chính xác và tinh tế làm vậy.
    Yêu cầu của quá trình tập luyện cảm giác biến chiêu liên tưởng có đấu thủ là phải hình dụng có 1 đối tượng thực sự sinh động trước mắt. Nhưng trước hết phải là đối tượng có hình, có khoảng cách, có ý đồ công - thủ cụ thể . Và đương nhiên là đối thủ đó phải chủ động tấn công và phòng thủ theo dự cảm đã được đặt ra, từ các đòn đơn giản đến các đòn phức tạp. Người ứng sử phải đặt ra nhiều dự kiên, tìm giải pháp để khắc phục trong hai trạng thái: bị và được.
    Như vậy, không có khả năng liên tưởng và phát giác, không trung thực với các hoàn cảnh đặt ra, không tôn trọng các diễn biến gần như ?o thật ?o của thực tế đa dạng và nghiêm ngặt thì không mong thu được gì là những kết quả ít ỏi.
    [​IMG]
    a. Biến chiêu trong quan hệ đối khắc
    Nắm được tính năng của đòn, biết được khả năng biến ứng vô tận của kỹ thuật di chuyển, nhìn nhận ra tính tương khắc của thế và lực trong mối quan hệ cụ thể, đều phải thông qua một quá trình rèn luyện tự nâng mình và cọ sát. Các võ sĩ hơn nhau, cũng là nhờ khả năng cảm nhận, và thấy được hết giá trị của thủ thuật đối khắc ; năng lực, sức mạnh có hay không , một phần chính là nhờ vào khả năng nói trên.
    Chống một đòn đấm thẳng, nhiều khi chỉ cần đảo thân, đỡ một đòn bổ đao ( tay đao ) cũng chỉ cần dương tay vuốt nhẹ... ngay cương lực của đòn cước vừa rất mạnh, lại vừa nhanh: thế mà áp 1 thế chèn mông, hoặc đối tấn chân trụ cũng dễ dàng làm vô hiệu lực.
    Trong kỹ thuật ứng dụng, tính tương khắc của đòn thế thường không có ranh giới rõ ràng. Chúng ta chống được đòn công, hoặc phá được đòn thủ là nhờ tận dụng được tính thời điểm ; biết ưu - nhược của từng đòn, hiểu được gốc phát ra lực của đòn và từ đó xử thế trong quan hệ biến ứng công mà thủ, thủ mà công linh ứng không máy móc.
    Biến chiêu trong quan hệ đối khắc là thủ pháp chuyển được hướng đánh, lực đánh của đối phương theo hướng chủ định, có mà không, không mà có... du đẩy theo thân tấn, quấn vít theo lực tay, tỳ ngoắc phá chống đòn chân ngay từ khi khởi phát, hoặc nâng theo chièu quay, trượt theo thế chuyển, xoay vít tiêu lực khi có bất cứ cơ hội nào.
    Ở giai đoạn biến chiêu không đối thủ , thuật tương khắc đòi hỏi tính liên cảm như người xưa vẽ hình cây là nhờ ở bóng hình của nó in trên hồ nước, hoặc vẽ được đám mây chính là nhờ nét viền trắng của nó in trên nền trời xanh... Cảm biến về mối quan hệ tương khắc của đòn thế không thể có, khi không có khả năng liên tưởng bằng cảm giác, bằng biểu cảm, bằng chính thực thể xúc giác của người luyện tập.
    b. Biến chiêu trong quan hệ trên dưới
    Biến chiêu trong quan hệ trên dưới cần phải hiểu một cách triệt để theo hai hướng cụ thể như sau:
    + Trường hợp thứ nhất, khái niệm biến chiêu trên dưới là hình thức đảo công trong những tình huống cụ thể đang đánh dưới chuyển lên đánh trên. Tính liên thủ của quan hệ trên - dưới qua thực tế thường là thu được những kết quả khả quan. Cũng dễ hiểu, là khi tập trung chú ý quá mức về một mục tiêu, nhiều đối thủ bỏ quên tính bao quát, thiếu khả năng nhìn nhận cà đánh giá tình hình trên tinh thần toàn cục - dẫn đến cực đoan, máy móc không linh biến đúng, sát tình hình. Việc trầm nhanh đổ tấn, hoặc đột ngột bất ngờ lên cao đánh từ thượng, ép từ hạ , trên- dưới phối hợp ăn ý là thành công. Tập cảm giác biến chiêu trong quan hệ trên - dưới ở trường hợp thứ nhất đều dựa trên những nguyên tắc chung nhất như đã trình bày ở trên. Chỉ có điều là người tập cần chú ý các thế chủ động đổ, bay, trầm đảo tấn và nhất là các đòn mông, đòn đầu phối hợp trên - dưới trong quan hệ tương hỗ.
    + Trường hợp thứ hai, mối quan hệ trên - dưới được đặt trong một tình trạng khá đặc biệt: hai đấu thủ giờ đây đang ôm khoá, đánh lộn nhau trên mặt đất, sự ứng biến gỡ khoá hay tấn công không thể theo khuôn thức chiến thuật đã thuộc lòng mà phải theo 1 cách thức hoàn toàn khác: tận dụng các đòn móc khoá, xiết cổ, dật tóc, co đạp gót, tỳ đẩy bằng đầu gối, lăn đảo thân... Tất nhiên, những trường hợp như trên thường rất ít xảy ra , nhưng tập võ lường đâu hết chữ ?o ngờ ?o .
    Tập liên cảm trong quan hệ thứ hai, thường rất khó , nhất là ở những công đoạn ứng chiến dưới mặt đất bởi trạng thái liên tưởng thương là thiếu cơ sở không có khả năng hình dung về sức nặng về sự tỳ riết khi lăn lộn, khi quăng quật, không có trọng lượng. Khi tập luyện chỉ bằng cảm giác chứ thực sự là không có đấu thủ. Tất nhiên là chỉ tập trong sự dự cảm và trong cách xử thế ở những đòn cơ bản trong bài quyền.
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    http://www.nhatnam.vze.com or www.nhatnam.2ya.com
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:28 ngày 02/02/2003
  8. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    c. Biến chiêu trong quan hệ bị công
    Tập cảm giác biến chiêu liên tưởng có đấu thủ , đang trực tiếp tấn công liên tục bằng các thủ pháp ra đòn dũng mạnh, nguy hiểm, là đặt mình trong trạng thái hoàn toàn bị động: vừa lơi đảo chuyển tấn, vừa vươn tay vít đòn, gạt đòn, khoá đòn, vừa dật chân bẻ đòn, đối đòn, vừa áp người tỳ mông... tất cả phải diễn ra như một cuốn phim quay chậm, mọi giải pháp đưa ra đều được giải quyết chu đáo và hợp lý. Người tập bắt nắm các vấn đề, tiếp nhận để rèn luyện năng lực tự ứng biến, xem đó như những dự kiến để phối hợp dưới các dạng bài tập đả song luyện.
    d. Biến chiêu trong quan hệ chủ công
    Thường người công, người đả công chỉ phát triển tiếp các đòn đánh tiếp theo khi đòn công thứ nhất vừa có hiệu quả ( một là đối phương đã bị choáng, hai là đối phương mất thăng bằng, ba là đối phương bị sơ hở, bị lỡ nhịp, phản ứng lung tung không có hiệu quả, hoặc di chuyển không hợp lý... )
    Nếu như vậy, sự biến chiêu trong quan hệ chủ công chỉ thực sự có kết quả khi người tấn công nhận thức và liên tưởng được hiệu lực về đòn đánh của mình ( tình trạng của đối phương, hướng phát đòn, kỹ thuật dùng đòn, điểm công đòn cũng như tính thời điểm... ) . Tất nhiên, thủ pháp này chỉ là những bài tập mang tính tương đối, so với thực tế sinh động thì thật là máy móc, nhưng dù sao cũng là những dự cảm nhằm chuẩn bị cho một chặng đương đi xa.
    e. Biến chiêu mang tính chiến thuật
    Không có kỹ thuật thì không có chiến thuật. Kỹ thuật cso được thường phải qua một thời gian dài khổ luyện , còn chiến thuật có thể tuỳ cơ biến động, hoặc thay đổi. Song sự gắn bó giữa chiến thuật và kỹ thuật bao giờ cũng chặt chẽ.
    Áp dụng chiến thuật trong từng mối quan hệ, ở từng đối thủ không có nghĩa tuỳ tiện, tốt nhất là phải dựa trên cơ sở những khả năng kỹ thuật cho phép.
    Hoặc nói cách khác, chính xác hơn: là chiến thuật được hình thành nhanh hơn, còn kỹ thuật là năng lực, là biện pháp muốn nâng lên phải thông qua một thời gian tập luyện. Vì vậy, khi lựa chọn chiến thuật là phải tạo được điều kiện đưa khả năng áp dụng được kỹ thuật thành hiện thực.
    Trong kỹ thuật va đấu ứng dụng, chiến thuật của một võ sĩ là chú ý lấy tấn công hay phòng thủ ? nếu phòng thủ thì phòng thủ bằng phương pháp nào ? Ở thời điểm nào ? Thăm dò và tận dụng nhược điểm của đối phương ra sao ? Chọn giải pháp nào để tận lực quyết định ? ... Như vậy, từ thế tấn, từ kỹ thuật di chuyển , từ kỹ thuật ra đòn đến thủ pháp dùng nhu công, hay cương công trong từng hoàn cảnh đều được tính toán phác hoạ trước, tạo điều kiện để giành được thế chủ động đúng như dự kiến tính toán để kết thúc trận đấu.
    Như vậy, kỹ thuật biến chiêu mang tính chiến thuật, là giải pháp áp dụng 1 loạt đòn thế trong 1 mối liên kết có tính toán, nhằm vô hiệu hoá các đợt tấn công của đối phương, hoặc chủ động tấn công đối phương để giành thắng lợi. Tập biến chiêu mang tính chiến thuật trong điều kiện không có đối thủ , chỉ liên tưởng để vận dụng và tập thực hành, là 1 quá trình căng thẳng vì bị ức chế. Nhưng nói chung tính thực dụng mang nội dung bài bản, được thể hoá theo một số chương trình định sẵn để rèn luyện những năng lực ứng xử, những dự định chiến thuật, những kinh nghiệm tổ chức thi đấu và quan trọng hơn là nhằm rèn luyện bản lĩnh ứng xử vững vàng, ý chí và nghị lực kiên định cùng với những năng lực dự cảm để xử lý các tình huống éo le trong thi đấu.
    f. Biến chiêu mang tính chất thủ pháp
    Biến chiêu mang tính thủ pháp chỉ là những xảo thuật thường mang tính cá nhân, và đặc biệt là sắc thái riêng ( dấu ấn, thiên hướng ) của đấu thủ.
    Chẳng hạn, đấu thủ dùng 1 kỹ thuật đảo vai giả rất khéo, những ngay lập tức gập người ra phía sau đánh đòn ?o phát nghịch cước ?o , hoặc lắc đầu ưỡn ngực kết hợp với sắc diện của mặt gây cảm giác như 1 thế lao tấn về phía trước nhưng kỳ thực là đổ trượt người ra phía sau và đồng thời dùng kỹ thuật khoá chân để quật đối phương.
    Phương pháp này nên tôn trọng cái riêng của từng người, phát huy những xảo thuật mang tính bẩm sinh và chính đó là mặt mạnh của mỗi người mà có khi qua tập luyện người khác cũng không thể có được, bắt chước được.
    Thông thường sau quá trình tập luyện cơ bản, mỗi người đều tâm dắc, thích sử dụng 1 số đòn thế hợp với thể vóc, bản tính , thói quen và năng lực của chính mình. Sự ham mê, cảm thấy tự tin khi sử dụng và sử dụng rất thuần thục 1 số đòn, thế nhất định dần dần giúp anh ta nâng lên thành những đòn đánh sở trường và rất công phu, đặt nó trong mối quan hệ ứng biến hợp lý , đã dùng là thành công, hay nói đúng hơn là thường thành công. Kết quả ấy nâng đỡ sự khổ luyeennj, hình thành những năng lực mẫn cảm, linh ứng... tạo nên bản lĩnh ứng xử vững vàng, linh hoạt ngoài cuộc đời.
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  9. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Tập 3 Nhất Nam có xuất bản không Trường huynh ? Nghe nói có tập chuyên về côn. Không biết phần dưỡng tâm gia pháp có trình bày tiếp không.
    Mời các bạn học Tĩnh Khí Công dưỡng sinh.
    Tiền Kỳ Anh
  10. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Một số điều căn bản khi tập hoá pháp của phái Nhất nam​
    ( trích sách Nhất nam căn bản tập 1 của võ sư Ngô Xuân Bính )​
    Khi tấn công điều căn bản là phải cướp lấy thời cơ, dành thế chủ động và tận dụng mọi kết quả thu được dù rất nhỏ do đòn tấn công lần thứ nhất tạo nên.Trong quan hệ đấu pháp, dành được một thời điểm có lợi cho mình thật hiếm hoi và quý giá vô cùng. Thực tế sự thắng thua nhiều khi chỉ trong tích tắc - lỡ lầm một chi tiết là phá hỏng cả một cơ hội lớn: mất quyền chủ động hoặc nguy hiểm ngay đến tính mạng. Phép hoá giải cho phép phát triển và lợi dụng thời cơ để tấn công đối phương một cách hợp lý. Nhưng phải chú trọng các điểm sau đây:
    + Gặp đối thủ có bản lĩnh, không nên ham tấn công khi chưa có cơ hội tốt. Hãy điềm tĩnh suy nghĩ để tìm được một đấu pháp đúng.
    + Khi đánh trúng đối phương được một đòn có hiệu quả, phải cấp tốc tấn công bằng các thế đòn cận chiến ( đoản đòn ) để đi đến một kết thúc có kết quả cao nhất, nhanh nhất.
    + Phải tỉnh táo phán đoán thế vặn và chuyển tấn của đối phương để thay đổi kịp thời chiến thuật tấn công.
    + Phải chuyển hoá liên tục các thế tấn công từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, từ trước ra sau, tuỳ theo phản ứng cụ thể của đối phương.
    + Tận dụng mọi cơ hội có thể cầm nã để cầm nã.
    + Khi tiếp cận được đối phương không nên dùng các đòn chân đá vung rộng, và cũng không e ngại các đòn chân đá vung rộng của đối phương.
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 07/12/2002

Chia sẻ trang này