1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phái võ Nhất nam - Môn võ cổ truyền của dân tộc Việt nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ngochung999, 02/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Một số điểm căn bản khi tập "Giải pháp " của Phái Nhất nam​
    ( Trích sách Nhất nam căn bản của võ sư Ngô Xuân Bính )​
    Người thủ muốn có khả năng chủ động phòng thủ theo ý muốn của mình, hoặc điều khiển được ý đồ tấn công của đối phương ; rồi phản đòn, hoặc chặn đòn đánh của đối phương đúng lúc, đúng thời điểm... thì nhất thiết phải có bản lĩnh vững vàng, công phu tập luyện cơ bản thành đạt, trí cảm sáng suốt, nhạy bén. Sau đây là một số chú ý khi dùng thủ thuật " giải pháp ":
    - Khi phòng thủ không nên để lộ ý đồ né tránh, hoặc phản công, hoặc khắc chế đòn tấn công của đối phương.
    - Khi phòng thủ muốn dùng thủ thuật " giải pháp " , nếu không thực cần thiết - thì không nên dùng kiểu di " thân trực pháp " mà phải sử dụng kiểu di " ảo pháp " , " ma pháp ", " thân trực nghịch pháp " và " thân hoa long pháp. ( tất nhiên dùng kiểu di thân pháp nào, dùng như thế nào, dùng vào lúc nào đều phải dựa trên thế, đòn tấn công trực tiếp của đối phương trong từng hoàn cảnh cụ thể ).
    - Lúc quyết định phản đòn phải táo bạo , phải quyết đoán mới có thể cướp được thời cơ đúng lúc ( tốt nhất là phản đòn cùng lúc với thế dánh của đối phương - hoặc chỉ sau một chút không đáng kể ).
    - Phải tận dụng các thế đảo ép mông, dựa trên tinh thần của kiểu di " nghịch pháp ". ( Ưu điểm của các thế đòn ép mông là: có tính an toàn cao và đồng thời cũng là các thức phòng thủ thường gây được hiệu quả bất ngờ ).
    - Tận dụng các thế trượt tấn bằng cách đánh vào chân di chuyển của đối phương, hoặc chân trụ tấn của dối phương.
    - Tận dụng các thế đảo lách , né rồi phản công trực tiếp bằng các đòn của bộ chân. ( Khi đối phương tấn công bằng các đòn : đá vung rộng, đá cao, đòn tay vươn dài, trường đòn, tấn hạ quá thấp... ).
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 10/12/2002
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    KỸ THUẬT THỞ - ĐIỀU HOÀ ​
    Chẳng riêng gì người học võ - thở được nghĩa là sống, nhưng biết thở còn sống và sống có ý nghĩa cao hơn nhiều. Các cụ xưa thường nói : ? Dưỡng khí nhất tam thiên ?o nghĩa là ngoài nguồn sống; cái ăn, cái uống, thì khí lành là một trong ba báu vật của ?o Đức cao ?o ban cho con người. Thiện ý ấy thiết nghĩ cũng không ngoài việc nhấn mạnh : không khí và việc thở quan trọng và thiêng liêng biết nhường nào !
    Đối với một võ sĩ, suốt cả bài quyền và trận đấu, sự thể hiện được đều đặn, đầy đủ về trình độ , về kỹ thuật , chiến đấu , cũng như các khả năng khác của mình thì đó là công phu, là năng lực mà ngày nay ta tạm gọi là sức bền, hoặc gần nghĩa với nó là ?o thể lực ?o và đó là cơ sở chủ yếu tạo điều kiện cho việc phát triển các tố chất khác của cơ thể.
    Sức bền có mối quan hệ đặc biệt với trạng thái tâm sinh lý của võ sĩ. Tập phát triển sức bền thông qua các bài quyền và kỹ thuật luyện thở đúng phương pháp có tác dụng tương hỗ cho các thế chuyển, thế đánh... Bởi hoạt động của các cơ quan hô hấp và tuần hoàn là tiền đề khởi phát quyết định cho hết thảy các hoạt động mang ý nghĩa tồn tại của con người.
    Thường sau các vận động nặng, vận đọng ở giai đoạn cực hạn người ta thường bắt gặp các hiện tượng thở dốc, thở không ra hơi, thở đứt đoạn, nghẹn thở... sự đòi hỏi cấp bách của cơ quan trong tình trạng thiếu ôxy - bắt phổi phải hoạt động với cường độ tối đa để gấp gáp bù đắp phần thiếu hụt đã là một trở ngại nhiều khi rất nguy hiểm.
    Như vậy, việc nắm vững phương pháp, biết kết hợp nhịp thở với các cơ chế vận động đột khởi , mạnh mẽ của cơ thể, giống như một ca sĩ lấy hơi khi hát , hay một vận động viên điền kinh biết điều tiết nhịp thở trong khi chạy đường dài . Tất nhiên, vận động của một người tập võ không đều đặn như vận động viên chạy đường dài, hay hoàn toàn được chủ động trong điều kiện hoà bình ở một ca sĩ khi biểu diễn . Biến động của một bài quyền rất phức tạp ( trừ các bài quyền dưỡng sinh ) , khi vận động cơ thể thường ở trong tình trạng căng thẳng, uốn gập, tự xoắn vặn hoặc bị va đập, giằng kéo liên tục... với tiết tấu khác nhau, mật độ vận động không đồng nhất ; cho nên không thể tiến hành thở bằng biện pháp thông thường để vừa đảm bảo việc cung cấp ôxy cho tuần hoàn hoạt động, Và khi cần tạo sức mạnh, chịu sự va đập hoặc khi vận động ở cường độ cao , tốc độ nhanh hô hấp vẫn điều hoà , nhịp thở vẫn chủ động, không rối loạn. Được như vậy, phải có phương pháp và hình thức luyện tập tương ứng.
    Chung quy ở hình thức luyện thở cơ ngoại (không phải nội công ) phái Nhất nam có một số phương pháp tập dưỡng khí kết hợp với các hoạt động cơ bắp ( quyền ) ?" qua tổng kết có một số kiểu thức đặc trưng như sau:
    - Hít hơi qua mũi, thở ra qua mồm và mũi ;
    - Hít thở sâu bằng mũi, thở nhanh hơi ra bằng miệng ( hét to ) ;
    - Hít vào căng bụng, thở ra hóp bụng ( thở bụng )
    - Hít và thở ra liên tiếp không cần sâu ;
    - Cắn răng hít hơi qua mồm, thở ra qua mồm và mũi ( há mồm )
    [​IMG]

    __________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://www.bsc.com.vn
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 30/12/2002
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 03/01/2003
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 02/02/2003
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:04 ngày 02/02/2003
  3. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    A. Kỹ thuật thở bụng:
    Thở bằng bụng là phương pháp thở rất đặc trưng thông thường của các trường phái võ phương Đông. Đối với võ NHẤT NAM thở bằng bụng không chỉ là cách thức chủ yếu mà còn mang tính bắt buộc.
    Thở bằng bụng có 2 cấp độ:
    - Một là : phương pháp thở bằng bụng thông thường ( tất nhiên không chỉ căng bụng mà còn căng ngực ở mức tối đa ).
    - Hai là, phương pháp thở khí công.
    Trong chừng mực ở phần trình bày sau đây, tôi xin đề cập đến phương pháp thở thông thường bằng bụng. Cách thức này không chỉ rất hợp lý, rất tác dụng cho cơ thể ở trạng thái vận động nặng đột ngột, mà còn rất dễ thở, dễ thực hiện, nhất là sau một quá trình tập luyện phối hợp.
    + Giai đoạn thứ nhất: hít vào- dùng hơi và dùng cơ bụng đẩy cơ hoành ép các tạng phủ ở bụng xuống phía dưới và ra phía trước. Bụng phình lên, các cơ bụng co thắt nén giữ tạng phủ tạo được độ dãn nở tối đa về thể tích, giúp cho phổi hoạt động dễ dàng hơn và có dung tích chứa lớn nhất.
    [​IMG]
    [​IMG]
    H.21 , H.22 là một số hình minh họa thể hiện mối quan hệ hô hấp và tuần hoàn , và sơ đồ cơ chế hít vào thở ra bằng bụng ( a: tim ; b: phổi ; c: cơ chế vận động của cơ hoành nhìn trực diện ; d : tư thế nhìn nghiêng ở giai đoạn trung bình ; e: trạng thái hít vào ; g: trạng thái thở ra ).
    __________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://www.bsc.com.vn
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:15 ngày 03/01/2003
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 02/02/2003
  4. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    + Giai đoạn thứ hai: Thở ra- việc hóp bụng nâng cơ hoành lên cao, tạo áp lực ép phổi ở mức gần tối đa để đẩy hết lượng hơi dự trữ và một phần ứ đọng, tạo điều kiện để tiếp nhận một khối lượng hơi dự trữ và một phần ứ đọng, tạo tiền đề tiếp nhận một khối lượng không khí mới trong lành.
    Thở bằng bụng thông thường hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Ở giai đoạn tập luyện ban đầu, việc hít vào và thở ra không cần quá cố gắng, chỉ nên duy trì số lần thở và thời gian thở đúng quy định ( sẽ được hướng dẫn kỹ ở phần III ) để rèn luyện và nâng cao kỹ năng thở, để phối hợp đồng bộ với các dạng vận động mạnh mẽ của tay chân. thở bằng bụng, từ tốn, điều hoà ( tức là không cần thở quá sâu và không cần thở quá mau ) ?" còn được gọi là phương pháp thở đoạn - thở vừa.
    Ở quá trình cao hơn, hít vào gần tối đa và thở ra cũng gần tối đa. Tức là cố ở mức co giãn cơ hoành và ép gan phổi ở mức gần cực hạn . Tập thở như thế, ở thời kỳ đầu rất mệt, rất khó phối hợp với động tác trong bài quyền và đồng thời cũng không thể tiến hành luyện tập được lâu, dược nhiều lần.
    Nhưng bù lại; khi hít thở gần tối đa, các tạng phủ trong bụng và trong ***g ngực đều chịu ảnh hưởng của vận đọng thở: cơ hoành co, đẩy các tạng phủ ở bụng đi xuống và bụng phình lên dẫn đến lúc đụng thành bụng thì cơ bụng phản ứng lại, ép tạng phủ, bụng lúc ấy cực cứng, máu trong tạng phủ bị dồn ép tăng cường quá trình trao đổi... Rồi cơ hoành không co nữa, bụng trở lại bình thường , tạng phủ trở về vị trí bình thường , không bị cố ép, máu trở về... để rồi bị dồn đẩy toả đi trong những nhịp thở tiếp theo.
    Vậy thở sâu, không chỉ có tác dụng trực tiếp cho các dạng vận động phức tạp, nặng nề mà còn có khả năng giải quyết tự chữa lành những bệnh tật mới phát sinh do khí huyết không thông, kém ăn, mất ngủ, táo bón, đau dạ dày, kinh nguyệt không thông.
    + Giai đoạn thứ ba: Quá trình hít vào và thở ra ở mức tối đa - cực hãn. Tức là giảm tối đa và co cứng cũng tối đa ; bắt phổi và cơ hoành phải co nở ở mức mà cơ thể không thể cố được nữa. Thường bước này ở mỗi buổi tập chỉ nên tiến hành vào cuối giờ, tập từ 3 đến 5 phút xem như phần bổ trợ trước khi tập thư giãn.
    Tập thở tối đa là hoàn toàn ép các cơ quan hô hấp và tuần hoàn... vận động theo một cơ chế đặc biệt theo ý muốn... sự thay đổi này nhờ các đường liên lạc giữa các trung tâm điều khiển hệ thần kinh thực vật sẽ dẫn đến những rối loạn hoặc ức chế ở hầu hết các cơ quan chức năng ( bài tiết, nhận cảm, điều khiển ... ). Vì vậy, chỉ có thể tiến hành tập từ từ và từ từ tăng dần khối lượng, tăng dần sức ép, tăng dần lực co ép cơ hoành. Được như vậy, cơ thể sẽ có khả năng thích ứng và dần dần sẽ trở thành một thứ vắc-xin hiệu lực giúp cơ thể qua các cơn xúc động mạnh, chống được hốt hoảng mất bình tĩnh, tiêu hao được mỡ thừa, không xơ cứng và tắc nghẽn động mạch...
    [​IMG]
    H.23 là đồ hình lý giải các nguyên lý thở sâu ( a: mũi hướng hơi vào ; b: hướng hơi ra ; c1: thể tích lưu thông bình thường ; c2: thể tích bổ xung ; c3: thể tích dự trữ ; c4: thể tích ngưng đọng ; d1: dung tích sống ; d2: dung tích phổi ).
    H.24 là hình đồ thị thể hiện các giai đoạn thở nông, trung bình, sâu, cực sâu ( T1: thở thường ; T2: thở vừa ; T3: Thở ở mức gần tối đa ; T4: Thở ở mức tối đa ; c1: thể tích lưu thông ; c2: thể tích bổ xung ; c3: thể tích dự trữ ; c4: thể tích ngưng đọng ; d1: dung tích sống ; d2: dung tích phổi ).
    __________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://www.bsc.com.vn
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 03/01/2003
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:09 ngày 02/02/2003
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    B. Kỹ thuật thở bằng miệng:
    Vận động càng mạnh , nhu cầu cung cấp ôxy càng tăng, việc giải phóng thán khí ( CO2 ) phần đã được sử dụng càng nhanh chóng càng tốt. Cho nên kỹ thuật hắt hơi ra qua miệng là phương pháp có tác dụng nhanh nhất, gọn nhất đẩy được khối thán khí độc hại ra khởi phổi, giúp cho mũi tiếp tục cung cấp luồng không khí mới với một khối lượng lớn khẩn trương hơn.
    Thở ra bằng miệng trong quá trình vận động nặng ( tập quyền , luyện đầu ) không tiến hành cho ra từ từ như biện pháp thở khí công, nội công... mà ngược lại phải dồn nén, hơi ứ đọng ở giai đoạn cực điểm ( khi cơ hoành ép bụng giảm gần tối đa rồi đột ngột hóp bụng thật nhanh, âm hơi hắt ra có tiếng kêu đanh, gọn và mạnh ?o ha.... ?o
    Thở bằng miệng thường sử dụng trong các bài luyện quyền và tập song luyện, đa luyện, thở bằng miệng thường được kết hợp với các đòn phát chiêu đánh liên hoàn và các kỹ thuật di bật giả ( cách này xin được trình bày kỹ ở phần luyện quyền ).
    [​IMG]

    H.25 là hình minh hoạ thể hiện cơ chế hoạt động của miệng khi thở ra, tích vào ( khi hít vào miệng nhanh chóng đóng, môi khép, hơi mím chặt vào răng ).

    C. Kỹ thuật hít thở qua kẽ răng
    Ở những trạng thái vận động bình thường, hoặc vận động có cường độ chưa quá mức, thì biện pháp thở bằng kỹ thuật lấy hơi qua miệng là không cần thiết. Nhưng ở trường hợp khác: hoạt động quá mức trong mối quan hệ bắt buộc ở thời điểm cực hạn, ngực bị va chấn, mũi bị tổn thương bọt, đờm. huyết gây tắc nghẹn... thì biện pháp thở bằng miệng thay cho mũi lại quá cần thiết.
    Hít hơi qua miệng, thở qua miệng, hoặc cùng đồng thời thở ra và hít vào bằng mũi và miệng là một biện pháp hô hấp ?o cấp ?oở thời điểm mà trạng thái cơ thể quá căng thẳng , mệt mỏi... nhịp tim đập nhanh, thời gian trao đổi máu quá ngắn, công đoạn hô hấp và tuần hoàn là cấp thiết không trừ cách thức nào.
    Ý nghĩa của hình thức tập luyện này không có tác dụng lắm đối với các dạng vận động khác. Nhưng đối với người luyện võ - tất cả đều phải được rèn luyện cùng với trí tuệ một cách nghiêm túc ?" có ai lường hết chữ ngờ. Hơn nữa, những ảnh hưởng của quá trình trao đổi khí ở thời điểm ?o cấp ?o nếu không được thay thế và bổ trợ bằng các biện pháp cấp cứu sẽ dẫn đến nhiều sự rối loạn, phát sinh những chứng co thắt động mạch vành, làm thay đổi nhịp tim... ảnh hưởng trực tiếp đến sức bền, sức mạnh, sức bật, sức nhanh... sự trao đổi khí tốt; hay đúng hơn là biện pháp cung cấp đủ ôxy là một trong những điều kiện cần thiết dẫn đến thành công cho các đấu thủ khi tranh tài.
    Hít hơi qua kẽ răng là phương pháp thở bổ trợ , cần thiết trong những hoàn cảnh cấp bách. Kỹ thuật cơ bản của cách thở này là khi hít vào miệng phải ngậm, răng cắn vào nhau, môi hơi hé, lưỡi áp công tỳ nhẹ vào vòm trên ( tiến hành như vây, luồng hơi mới vào phổi đỡ bụi, đỡ lạnh, hoặc quá nóng... tất nhiên thời kỳ đầu rất khó tập, cổ rát và chóng mệt ).
    D. Kỹ thuật thở ngắn hơi
    Cũng như kỹ thuật hít hơi qua kẽ răng ( thở bằng mồm ) kỹ thuật thở gấp gáp, ngắn nhịp, ngắn hơi ; hít vào cho ra ngay, lại hít vào cho ra ngay... là biện pháp cấp thiết về hô hấp khi cơ thể đã vận động quá lâu, quá mệt mỏi, nhịp tim đạp gấp, cơ thể có hiện tượng rối loạn , mất thăng bằng, chóng mặt. Thở nhịp ngắn, tức là lấy hơi nhanh, hơi thở ra nhanh cố gắn nhịp hơi thở trùng với nhịp tuần hoàn trong một lần trao đổi.
    Tất nhiên, phương pháp thở tối ưu trong điều kiện cho phép là hít vào phải đều , sâu, ngực nở , bụng phình lên và thời gian lưu hơi chiếm độ 1/4 khoảng thời gian của hơi thở ; bằng cách này các phế nang sẽ giãn ra tối đa cho dưỡng khí ( O2 ) vào máu và thán khí ( CO2 ) thải ra. Giữ hơi lại trong một thời gian thích hợp tạo điều kiện cho sự trao đổi chất tiến hành một cách hoàn chỉnh.
    Nhưng trong những trạng thái như đã được trình bày, lượng ôxy thiết hụt đã ở mức báo động, nhịp tim đập nhanh rối loạn, hệ cơ ngực và nhóm cơ liên sườn bị kích thích nên cũng vận động co giãn gấp gáp ngoài chủ định ( tất nhiên vẫn có sự điều khiển của hệ tín hiệu thần kinh thực vật ) - Bởi vậy , việc thở nhanh, ngắn nhịp là thủ thuật tự điều hoà hơi thở, tìm sự phù hợp với cơ chế vận động nội tại ở thời điểm ?o cấp ?o nhằm tăng cường lưu thông khí huyết, giải quyết có hiệu quả các hiện tượng rối loạn chức năng tạm thời làm êm dịu toàn bộ thần kinh, đặc biệt là thần kinh thực vật, trấn tĩnh tinh thần bằng hơi thở ngắn nhịp ở thời điểm ?o cấp ?ođể từ đó chuyển sang nhịp thở sâu nhịp nhàng gây được hưng phấn , trở lại quân bình bù đắp lượng ôxy thiếu hụt một cách nhanh nhất.
    Thường trong quá trình tập quyền, việc chủ động tập thở nắn nhịp ở giai đoạn cuối của buổi tập khoảng 5 phut đến 7 phút trước khi tập thư giãn là cần thiết, đương nhiên là phần vận động cũng phải được phối hợp có tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn. ( Thở ngắn nhịp thường hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng ).
    ______________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://www.bsc.com.vn
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 19:12 ngày 02/02/2003
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    E. Kỹ thuật tập nín thở
    Tập nín thở là phương pháp chủ động rèn luyện khả năng chịu đựng của cơ thể ở cả hai thời điểm, có hơi và không có hơi (ứ đọng thán khí ; hoặc thiếu dưỡng khí ).
    Luyện như vậy, là đặt cơ thể trong tình trạng nguy kịch giả, căng thẳng thần kinh, gây rối loạn tạm thời một số chức năng. Đặc biệt đối với não - sự ức chế tạo nên sự kích thích mạnh mẽ đến các tế bào thần kinh, thúc đẩy các cơ quan chức năng và bộ phận điều hoà thần kinh thực vật và nội tiết, tăng cường sự đòi hỏi làm việc của cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Thoạt đầu sự tăng cường xuất phát từ ý nghĩ, sau đó ở những giây hít thở đầu tiên tạo nên những dòng xung động thần kinh đi qua các cơ bắp, bắt buộc cơ thể tự điều khiển, rèn luyện trạng thái bị ?o cấp ?o giúp cơ thể có thể vượt qua sự khó thở, mệt mỏi, thiếu không khí giống như trong các điều kiện thật.
    Trái tim cần được làm việc nhiều . Tần số co bóp của tim là chỉ số quan trọng nhất của vận động chứ không phải là lượng máu lớn. Không thể tăng được sức bóp và số lần bóp ( tần số co bóp ) một cách tuỳ tiện, tuỳ ý... không thể giản đơn sự tập luyện chỉ theo một chiều đối vỡi người bình thường chứ chưa nói đến một lực sĩ , một võ sĩ... việc chuẩn bị sức lực và sự chịu đựng mang tính chất dự trữ là cần thiết, phải có sự dự trữ - dự phòng cho tập luyện vì cơ thể không tự có được... tốt nhất là đặt trái tim và hai lá phổi vào trận ?" đó là vận động thể lực cực hãn, là chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.
    Tất nhiên, tập nín thở phải có phương pháp và những nguyên tắc bắt buộc khắt khe: như cách ngồi nín thở, cách nằm nín thở, thời gian lưu mỗi lần tập, thời gian tập... Các biện pháp phòng ngừa ( xin được hướng dẫn chi tiết ở một phần khác ).

    F. Kỹ thuật thở phối hợp với động tác
    Thường một số vận động của tay, của chân, của đầu, của thân ở một số tư thế có tác dụng tương hỗ rất tốt cho quá trình hít hơi vào, hoặc hắt hơi ra, hay co bóp tim, hoặc giãn nở . Như vậy , việc phối hợp hài hoà có tác dụng tăng cường triệt để sự trao đổi chất , duy trì tốt hơn về độ bền sức mạnh, sức nhanh, sức bật... ở ngay cả trong quá trình vận động nặng kéo dài.
    Ở những đòn tay đánh ra theo thế dật, ép ( du áp lực ) thành khung ngực bị gập căng, dồn nén ... Như vậy, nếu kết hợp thở ra theo kiểu hắt hơi qua miệng thì triệt để vô cùng. Ngược lại, ở thế tấn thu về, thế bình ổn, tay trên, tay dưới theo kiểu thượng hạ thì hít hơi sâu điều hoà hơi thở và tăng cường sự lưu thông khí huyết lại thất là tiện lợi.
    Nhưng trường hợp làm trái với các vận động trên, nhất là trái ngược với cơ chế hoạt động của tim , nhiều khi rất nguy hiểm. Đặc biệt khi tim co bóp, sự ép mạnh , đột khởi đúng thời điểm nhiều khi tạo nên sự đảo lộn trong tuần hoàn, thúc lên não một lượng máu quá mức hoặc ngược lại. Còn đối với hô hấp sự vận động trái chiều này sẽ dẫn đến sự mệt mỏi , không linh hoạt, trì trệ độ co giãn của nhóm cơ xương sườn, cơ hoành gây trở ngại rất lớn cho cơ chế hô hấp.
    Vì vậy, ở mỗi bài quyền tính thứ tự của đòn thế được tính toán ăn ý với nhịp thở theo nguyên tắc tương hỗ, trợ lực, nhịp này phải hít vào, nhịp kia phải thở ra ( vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết trong các bài quyền )

    G. Kỹ thuật thở thư giãn
    Sau một quá trình vận động, căng thẳng, mệt mỏi, khó thở... thư giãn cơ bắp bằng biện pháp vận động và điều hoà nhịp thở... thư giãn cơ bắp bằng biện pháp vận động và điều hòa nhịp thở ( thở thư giãn ) là phương pháp tốt nhất.
    Biết thư giãn và tập trung ý chí vào việc thở là luyện được quá trình ức chế - hưng phấn để cho hệ thần kinh ngày càng mạnh, làm chủ được mọi hoạt động theo hướng có ích.
    Thở thư giãn là cách thức thở từ từ, thở sâu, hài hoà, Trong Đông y có câu ?o Thông, tắc bất thống. Thống, tắc bất thông ?o nghĩa là : hễ khí huyết lưu thông thì không nảy sinh đau ốm. Hễ đau ốm ở chổ nào thì khí huyết ở đó không thông. Vậy tập cho khí huyết lưu thông là tránh được bệnh tật - luyện thở sâu, thư giãn là phương thức làm cho khí huyết lưu thông một cách tự nhiên theo quy luật sinh lý tuần hoàn.
    Có hai cách thở thư giãn:
    - Ngồi , hoặc nằm ?o tĩnh ?ođể thở thư giãn ( khí công ).
    - Kết hợp với các vận động nhẹ nhàng, khoan thai, chuyển động theo tuyến cong...
    ______________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://www.bsc.com.vn
  7. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    ( Trích sách Nhất nam căn bản tập 2 - võ sư Ngô Xuân Bính )
    10 động tác tập luyện kết hợp với phương pháp thở thư giãn
    Luyện thở - Khí công nội công có một ý nghĩa to lớn đối với việc nuôi dưỡng và nâng cao sức khoẻ, sức mạnh, sức bền, sự minh mẫn, sảng khoái và thanh thản ; hơn nữa đối với các vận động viên thể thao, các võ sĩ ,luyện thở, biết cách thở là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất tâm lý ( có tính chất xác định thành tích ), và ngoài ra luyện thở còn thúc đẩy việc phát triển các khả năng trong tập luyện , trong giao đấu, trong việc sử dụng sức mạnh và các nguồn dự trữ của bản thân một cách hợp lý, tối đa và đặc biệt là khả năng chế ngự sức xúc động từ bên trong ?" mà nhiều khi lại là yếu tố duy nhất dễ dẫn đến những thất bại không thể ngờ đến thất đau xót và cay đắng.
    Nhưng tập thở, theo phương pháp khí công, nôi công thường rất khó - bởi trái với cách bình thường và đòi hỏi thời gian.
    Ở tập 1 , khi giới thiệu DƯỠNG TÂM GIA PHÁP đã có viết: ?o Việc tập ?o nội ? không thể ngay một lúc nhận thấy hết được hiệu quả lớn lao của nó , cũng như mốc kết thúc thời gian . Người tập một năm có kết quả 1 năm, tập năm 5 , 10 năm có kết qua 5 năm, 10 năm...?
    Cũng không ngoài ngầm ý muốn nhấn mạnh vai trò của thời gian, và chỉ có thời gian.
    Ở tập 2 , bài giới thiệu 10 động tác tập luyện kết hợp với phương pháp thở thư giãn, và 4 giai đoạn tiếp theo của phần DƯỠNG TÂM GIA PHÁP - cũng chỉ đòi hỏi sự tập trung, kiên trì và nghị lực tự mình thắng chính mình.
    Sách Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng có viết:
    ?o Người xưa nói trong tập luyện phải theo 3 nguyên tắc NỘI TAM HỢP
    1. TÂM CÙNG Ý HỢP: phải thanh tâm để cho tâm ý chỉ lo hợp với ý để tập trung tập luyện tập.
    2. Ý CÙNG KHÍ HỢP: tập trung ý để lo điều khiển khí , theo dõi việc thở.
    3. KHÍ CÙNG LỰC HỢP: các sức ( lực ) của các cơ thể ( chủ yếu là cơ hoành ) phải dùng để hít khí vào triệt để thì mới đem lại hiệu quả.
    Người xưa bảo phải ?o thân tùng ý khẩn ?o. Theo ý chúng tôi nghĩa là cơ thể phải thư giãn hoàn toàn, và ý phải tập trung trong việc điều khiển hơi thở , mà khẩn bao nhiêu thì việc thư giãn càng tốt bấy nhiêu.
    Còn câu: ?oĐộng trung cầu tĩnh , tĩnh trung thủ công ?o thì phải hiểu sự thống nhất giữa tĩnh và động của Đông y ; trong cái động của việc thở, phải có cái tĩnh của các bộ phận khác của thần kinh và các cơ khác; câu: ?o Tinh thần nghi tĩnh, khí huyết nghi động ?o bộ thần kinh thường thường làcăng thẳng, vậy phải tập cho tĩnh, còn khí huyết thường bị ứ trệ, vậy phải tập cho động, cho lưu thông ?o ( trích sách Phương pháp dưỡng sinh, nhà xuất bản y học, Hà nội, 1975, trang 55 )
    Sự trích dẫn tham khảo trên đây một lần nữa cũng không ngoài ngầm ý khuyến nhằm khích sự tập luyện và niền tin về phương pháp.
    Tất nhiên ở mỗi môn phái: về hình thức về yếu quyết dều có sự khác nhau, nhưng cái đích cuối cùng vẫn là niềm mong ước giúp cho mỗi người có cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, sảng khoái, linh hoạt, yêu đời và nhân hậu.
    Sau đây xin được tuần tự giới thiệu các bài tập.
    BÀI TẬP THƯ GIÃN:
    PHẦN ĐỘNG TÁC: ​
    + Thế thứ nhất:
    Từ tư thế đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, hai bàn tay ( tay đao ) để chồng lên nhau ở vị trí dưới rốn ( tay trái dưới , tay phải trên ) , lòng hai bàn tay hướng lên trời và song song với mặt đất ( H.225 ) . Từ từ ngước mặt lên , ngửa nhìn trời và đồng thời nâng dần hai bàn tay lên cao, thế nâng trùng với hướng trục ngang của thân, áp xiết má ngoài của hai bàn tay vào nhau ở vị trí trên đỉnh đầu sao cho lực cơ phải căng và khả năng vương cao của hai tay phải tối đa (ở mức có thể vương đến được ). ( H.226 )
    [​IMG]
    ____________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    Chơi chứng khoán ảo : http://www.bsc.com.vn
    http://www.nhatnam.vze.com or http://www.nhatnam.2ya.com or http://nhatnam.dk3.com
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 02/02/2003
  8. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    + Thế thứ hai:
    Từ tư thế thứ nhất ( H.226 ) từ từ trở về tư thế khởi phát ( H.225 ).
    + Thế thứ ba:
    Từ ( H.225 ) từ từ thu hai bàn tay về vị trí cạnh sườn , biến tay đao thành tay trảo, đẩy hai bàn tay trảo về phía trước, vươn ở mức tối đa sao cho hai cánh tay vừa song song với nhau, vừa song song với mặt đất, đồng thời hai khuỷ chân củng từ từ trầm xuống, sao cho má dưới của hai đùi song song với mặt đất . Trục lưng thẳng, hướng mặt nhìn thẳng ( H.227 ).
    [​IMG]
    + Thế thứ tư:
    Từ tư thế ( H.227 ) từ từ trở về tư thế khởi phát ( H.225 ).
    + Thế thứ năm:
    Từ ( H.225 ) từ từ thu hai bàn tay về vị trí cạnh sườn, biến tay đao thành tay trảo, ngửa người ra phía sau , uốn ở mức tối đa, đồng thời đẩy hai lòng bàn tay trảo xuống đất hướng song song với trục thân ( cánh tay ở đằng sau , ngón tay quay vào trong thân, cườm tay quay ra ngoài ) . Chú ý, khi thực hiện động tác uốn dẻo và ép hai tay xuống đất hai chân phải căng cứng, khuỷu gối không được gập ( H.228 ).
    + Thế thứ sau:
    Từ tư thế ( H.228 ) từ từ trở về tư thế khởi phát ( H.225 ).
    + Thế thứ bảy:
    Từ ( H.225 ) từ từ thu hai bàn tay về vị trí cạnh sườn, biến tay đao thành tay trảo , đảo người về phía bên trái theo ngược chiều kim đồng hồ một góc khoảng 90° , đồng thời, đẩy song song hai bàn tay trảo về phía bên trái, dồn tấn vào chân trái, gót chân phải vặn theo trục thân, toàn thân trầm thấp ( H.229 ).
    [​IMG]
    + Thế thứ tám:
    Từ tư thế ( H.229 ) từ từ trở về tư thế khởi phát ( H.225 ).
    + Thế thứ chín:
    Từ ( H.225 ) thực hiện động tác giống như thế thứ bảy ở chiều ngược lại ( H.230 ).
    + Thế thứ mười:
    Từ tư thế ( H.230 ) từ từ trở về tư thế khởi phát ( H.225 ).
    Cứ như vậy tập đi tập lại nhiều lần. Từ 1 đến 10 , rồi trở lại từ 1 đến 10 ... hoặc có thể tập đi tập lại chỉ một động tác, và sau đó mới thay đổi. Tất nhiên là thời gian tập nên dành vào buổi sáng vừa ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc sau ca làm việc, hoặc sau một buổi tập là tốt nhất.
    - PHẦN HƠI THỞ:
    Thở từ tốn bằng bụng ( hít vào qua mũi, thở ra qua miệng bằng cách há to miệng ) sao cho khoảng thời gian lấy hơi và khoảng thời gian đẩy hơi khớp với khoảng thời gian vận động giữa hai trạng thái ( khởi đầu và kết thúc ) . Khi tiến hành thở, cần lưu ý: động tác lẻ ( thế ) hít vào, động tác chẵn thở ra.
    Về hình thức đây chỉ là một phương pháp tập thở thư giãn có kết hợp với phần động tác. Nhưng đối với người đã tập nội và có ý thức tập nội , thì đây chính là dạng bài tập cơ sở nhằm chuẩn bị rất tự nhiên các tư thế thuận tiện cho cho việc dẫn khí, làm thông thoáng và tăng mức dộ cảm nhận , tiến đến giai đoạn dùng ý dẫn khí sau này.
    ____________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    Chơi chứng khoán ảo: http://www.bsc.com.vn
    http://www.nhatnam.vze.com or http://www.nhatnam.2ya.com or http://nhatnam.dk3.com
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 02/02/2003
  9. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Toàn bộ các domain ngắn của trang web nhất nam võ phái đều bị firewall bao gồm các domain http://www.nhatnam.9cy.com , http://www.nhatnam.virnu.nu , http://nhatnam.dk3.com , http://www.nhatnam.vze.com , http://nhatnam.2ya.com nhưng không hề biết lý do gì dẫn đến nguyên do bị firewall cũng không được cảnh báo , đây là trang web chỉ giới thiệu về võ thuật và khí công hoàn toàn không liên quan tới chính trị hay tôn giáo hay *** , nếu nói nói vi phạm bản quyền tác giả thì có bao nhiêu trang web vi phạm bản quyền tác giả mà vẫn ngang nhiên hoạt động VD: trang thơ của http://home.vnn.vn chẳng hạn , phải chăng vì quyền lực trong tay thì có thể vi phạm quyền tác giả mà không bị firewall còn người khác thì không được phép , vả lại trên web site nhất nam võ phái có ghi rất rõ ràng là việc sử dụng tư liệu này từ đâu tác giả là ai và tình trạng bản quyền thế nào, theo tôi được biết hầu hết các web site của Việt nam hiện nay đều sử dụng tư liệu của các tác giả khác mà không được tác giả cấp giấy phép cho phép sử dụng .
    Tiếc thay , tiếc thay các bạn ở Việt nam nếu thích nghiên cứu thêm các tư liệu mà tôi sẽ cập nhật thêm sau này thì chịu khó tìm các Proxy để vượt qua firewall vậy . Sau này khi kiểm tra và dùng thử thành công phần mã nguồn Proxy tôi sẽ tích hợp nó vào một trang nào đó để các bạn sử dụng.
    Xin lỗi Ban quản trị của http://www.ttvnol.com/forum vì không biết cách nào để liên lạc với những người có thẩm quyền để hỏi lý do nên tạm mượn diễn đàn của các bạn để chuyển tin tới nhưng bạn yêu thích võ thuật vậy . Mong các bạn cho 2 chữ đại xá .
    Thân !
    __________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    http://henho.info/forum
  10. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Tớ có thắc mắc, mong bà con nào biết, chỉ bảo dùm, xin đa tạ .
    Võ Nhất Nam còn được gọi là võ Héc hay võ Hét ?
    Và tại sao gọi thế ? Vì Héc là địa danh hay vì người tập môn nầy phải "hét" - và tại sao ?
    Đọc lại các kỹ thuật tay của NN, tớ thấy tay trảo lại giống như phiếu chỉ của VX ....ở chỗ ngón tay cái .... Cái nầy ác lắm :-)

Chia sẻ trang này