1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtranmyttvnol.com, 18/09/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamtranmyttvnol.com

    lamtranmyttvnol.com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Dù cho bạn là ai, bạn đang đứng ở vị trí nào trong xã hội thì bạn cũng luôn mong muốn mình nắm trong tay một ít quyền lực và lãnh đạo con người. Thật sự thì điều đó chẳng có gì là xấu xa vì nó chứng tỏ rằng bạn luôn có sự cầu tiến, muốn phát triển bản thân và đóng góp sức cho xã hội. Thế nhưng, có phải ai cũng có khả năng và phẩm chất lãnh đạo? Thử đọc và kiểm tra xem bạn đạt được bao nhiêu điểm nhé!

    1. Tính đáng tin cậy: Không bao giờ khiến tập thể thất vọng.

    2. Lòng chính trực: Không nhượng bộ trong việc giữ vững các chuẩn mực đã đề ra.

    3. Một quá trình phấn đấu và thành công: Một người lãnh đạo giỏi thường luôn dễ nhận ra khi nhìn vào bề dày thành tích mà họ đã gặt hái được. Điều này tạo sự tôn trọng ở cấp dưới, đồng thời cũng mang lại sự tự tin cho bản thân lãnh đạo.

    4. Công bằng: Luôn vô tư, không thiên vị một phía nào.

    5. Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: Thuyết phục người khác nghe theo sự chỉ dẫn của mình. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm việc với con người.

    6. Khả năng khơi dậy sự tự tin: Bằng cách làm gương và/hoặc đặt ra chuẩn mực cao.

    7. Tính kiên định: Rất quan trọng khi một tập thể có sự khác biết về chính kiến và quan điểm.

    8. Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể: Luôn luôn sẵn sàng trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm cho tập thể.

    9.Đánh giá công trạng đúng người: Thay vì cho rằng tất cả công trạng đều của người lãnh đạo.

    10. Sát cánh bên tập thể: Không chối bỏ trách nhiệm khi gặp khó khăn.

    11. Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể: Không tỏ ra "bí mật" để chứng tỏ mình quan trọng.
    12. Biết lắng nghe: Hơn là chỉ biết áp đặt và lấn lướt trong mọi cuộc thảo luận.

    13. Nhất quán: Không bẻ cong các giá trị hay quy tắc để chiều theo hoàn cảnh.

    14. Quan tâm chân thành đến người khác: Yêu quý, hòa đồng với mọi người.

Chia sẻ trang này