1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phạm Thị Hoài đạo văn Anton Chekhov

Chủ đề trong 'Văn học' bởi ntchin, 20/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sagantphan

    sagantphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    [/QUOTE] Thật sự nguyên tác cũng rất khó nói . Chúng ta rất thích truyện Kiều cũa Nguyễn Du , nhưng truyện Kiều có phãi là nguyên tác từ Nguyễn Du nghĩ ra hay không hay là Nguyễn Du đọc xong quyễn sách nguyên tác bên Trung Hoa rồi về sáng tác ra truyện Kiều và cãnh vật , địa lý cũng đều từ bên xứ Trung Hoa mà ra hết ...sông Tiền Đường bên Tàu mà .. phãi không ? Khó thật
  2. sagantphan

    sagantphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    [/QUOTE] Thật sự nguyên tác và phóng tác rất khó xác định vị trí , chúng ta rất thích truyện Kiều cũa Nguyễn Du , nhưng truyện Kiều cũa Nguyễn Du có phãi là nguyên tác hay là phóng tác ? Nếu đúng hơn thì Nguyễn Du phãi ghi xuất xứ nguyên bãn mà Nguyễn Du viết ra truyện Kiều là từ sách truyện bên Tàu mà Nguyễn Du đọc xong. Danh tính và địa lý trong truyện Kiều cũng đều nằm trong nuớc Trung Hoa hết , như sông Tiền Đường là bên nuớc Tàu mà. Thật rất khó khi ta nói là nguyên tác và phóng tác phãi ghi lại...nhiều truyện phóng dịch ra rất hay hơn nguyên tác như truyện Chinh phụ Ngâm do Đoàn thị Điễm phóng tác ra từ nguyên bãn cũa Đặng trần Côn..nếu không nhờ Đoàn thị Điễm phóng tác thì Đặng trần Côn không nỗi danh như chúng ta biết đâu...
  3. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa, em vốn cũng dốt ngoại ngữ, nhưng em chắc rằng chẳng ai bảo nguyên tác "Người đàn bà có con chó nhỏ " của Sê-khốp là tiếng Anh cả ạ.
    Còn cụ Nguyễn Du thì chắc cũng chả ai bảo cụ "phóng tác", vì cụ chỉ xài cái cốt Kim Vân Kiều, còn máu thịt thì của cụ hết. Vả lại dù Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm đúng là cực hay thì cũng chẳng ai bảo đó là nguyên tác, mà đó chỉ là một bản dịch cực hay và sáng tạo ạ.

    V@
    [/size=4
  4. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Lại nói nguyên tác hay phóng tác. Cháu nghiêng mình kính cẩn hỏi các cụ nhớn ở đây 2 câu sau:
    "Vầng trăng ai xẻ làm đôi
    Nửa in gối chiếc nửa soi dặm đường"
    (Kiều-ND)
    là copyright by Nguyễn Du được hông ạ?
    Nếu được, từ nay thằng cu Tý con nhà thị Kính-vợ Choẳng thợ xẻ, ở bản Mù Cang Chải mà nói "ông trăng bị ai xẻ làm đôi hả pá ?" thì chết với cụ. Hí hí nguyên tác !
  5. ntchin

    ntchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Những ai cố tình không hiểu chữ "nguyên tác" và "phóng tác" trong này là những người không chịu hiểu, không muốn hiểu, ý nghĩa hai chữ "nguyên tác" và "phóng tác"
    Tôi có vài chục quyển tự điển Tiếng Việt. Tôi chỉ mở một quyển nằm gần nhất, quyển Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn, trang 1164, ghi rằng:
    "Phóng tác": Bắt chước, làm theo: Ông Nguyễn Du dựa vào Thanh Tâm Tài Nhân mà phóng tác truyện Kiều . Truyện Kiều là một phóng tác hay hơn cả nguyên bản là Thanh Tâm Tài Nhân"
    Không ai hiểu biết về chuyện Kiều mà lại đặt những câu hỏi vớ vẩn như thế cả
    Cái chuyện bắt chước hay chôm chỉa kiểu Phạm Thị Hoài thì đầy ra trong văn học Việt Nam. Có ai đọc quyển Ngọn Cỏ Gió Đùa của Hồ Biểu Chánh chưa. Quyển này lúc chưa gì cả, đọc thấy tuyệt vời: Truyện mở đầu với những câu như: Năm Mậu Thìn 1808 nhằm Gia Long thất niên, tại huyện Tân Hoà, bây giờ là tỉnh Gò Công, trời hạn hai tháng, là tháng bảy với tháng tám, không nhểu một giọt mưa. Lúa sớm gần trổ, mà bị ruộng khô, nên không trổ đòng đòng, lúa mùa vừa mới cấy,mà bị đất nẻ nên cọng teo lá úa"
    Và đọan chấm dứt có những câu như:
    "Lê văn Đó mở mắt ngó Thu Vân với Thể Phụng, miệng chúm chím cười rồi nhắm mắt lại mới chịu tắt hơi luôn.
    Thôi rồi một đời người hảo tâm mà phải chịu khốn khổ.
    Thể Phụng với Thu Vân vì cái tình trìu mến nên thương tiếc mà khóc chớ không không dè Lê Văn Đó là người gì.
    Tuyệt vời qúa. Văn chương Nam bộ tuyệt vời. Nhân vật Lê Văn Đó hay tuyệt vời. Ai không biết tiếng ngoại quốc. Đọc quyển Ngọn Cỏ Gió Đùa mà phải tấm tắc khen ông Hồ Biểu Chánh tả nhân vật Lê Văn Đó hay tuyệt
    Đọc sách ngoại quốc rồi thì biết, Hồ biểu Chánh dựa theo "Les Miserable" của Victor Hugor để viết Ngọn Cỏ Gió Đùa. Nhưng Hồ Biểu Chánh đâu có viết là chuyện phóng tác. Mà cũng chẳng bao giờ có ai đặt vấn đề là Ngọn Cỏ Gió Đùa là phỏng theo Les Miserables của VH. Người Việt dễ tính phóng tác, bắt chứớc, hay nguyên tác cũng không sao cả. Hàng ăn cắp bản quyền hay hàng thật bày đầy ra đầy phố có sao đâu !!!
    Sự lương thiện của những tác giả như Hoàng Hải Thủy khi ông ghi xuống giấy : Đỉnh Gió Hú. Nguyên tác: Wuthering Heights, Hoàng Hải Thủy phóng tác, Tiếng Ca Cá Sấu Never Find Sanctuary Harry Whittington Hoàng Hải Thủy phóng tác, so với sự lường gạt của Phạm Thị Hoài khi không ghi rõ là phóng tác hay nguyên tác trong quyển Mê Lộ, là hai vực khác nhau. Một bên lương thiện một bên lươn lẹo
    "Đạo văn" chỉ là một cách nói. Dùng chữ "đạo văn" vì người Việt Nam thích chữ "văn". "Đạo văn" có nghĩa là chôm chỉa tác phẩm của người khác. Hãy đọc cho nhiều và đi cho nhiều vào rồi sẽ thấy những thứ này rõ ràng hơn.
    Ai muốn bàn vào việc xử dụng từ thì cũng nên tham khảo vài chục quyển tự điển và sách viết về văn học của Việt Nam, Nam Bắc, rồi hãy bàn tiếp. Tôi cũng không có nhiều thời giờ rảnh. Thỉnh thoảng vào internet đọc thấy sự không lương thiện trong thế giới của người Việt Nam đó đây mà ghét , nên nói vài câu bâng quơ vậy thôi
  6. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    là người không chịu hiểu, không muốn hiểu những ai cố tình không hiểu chữ "nguyên tác" và "phóng tác".

Chia sẻ trang này