1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân biệt các loại nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi davidtrinh, 28/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. davidtrinh

    davidtrinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Phân biệt các loại nhạc

    Đến bi giờ em vẫn chưa biết phân biệt thế nào là POP, ROCK, CLASSICAL, .......
    Ai giúp em với ? Cho cái định nghĩa nào

    [​IMG] for me ! Only [​IMG] , please. And 5* for u. OK?
  2. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Giao Hưởng
    Đối với lịch sử của nhân loại, âm nhạc có một vị trí thật quan trọng và sự hiện hữu của nó mang nhiều khía cạnh đặc biệt liên quan với hầu hết sinh hoạt của con người. Quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển của âm nhạc như ngày nay có thể nói là một sự tổng hợp cao độ về giá trị văn hoá của biết bao quốc gia trên thế giới, hay nói đơn giản hơn là nơi nào có con người thì nơi đó có âm nhạc và nó được mỹ thuật hoá một cách liên tục, vô giới hạn từ bao thế kỷ nay. Yếu tố con người cũng cho ta thấy một sự huyền diệu của tạo hoá khi con người có đầy đủ các giác quan để cảm nhận những sự việc chung quanh mình, mà trong đó nhờ có thính giác và tâm hồn con người đã cảm thính và tác tạo ra âm nhạc. Tức là tự trong bản thân của mỗi một con người đã có sẵn nền tảng của tâm nhạc vậy!
    Ngay từ đơn vị của một quốc gia ngoài tên nước và lá quốc kỳ, âm nhạc đã thể hiện sự đại diện của nó qua bài quốc ca. Qua đó, âm nhạc đã mang một sứ mạng quan trọng khi truyền đạt những đặc tính về lịch sử lập quốc, mở mang bờ cõi, ca ngợi tổ quốc, khơi dậy lòng yêu nước và truyền thống của cả một dân tộc. Thiết tưởng rằng không có một áng văn chương tuyệt tác hay một bức tranh sống động hoặc một hình thức nghệ thuật nào để tóm lược và tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cho một quốc gia bằng bài quốc ca cả. Đến đây có lẽ ta đã nhận thấy rõ ràng được tầm mức thiết yếu của âm nhạc qua khía cạnh này.
    Trải qua bao nhiêu thời đại, ngày nay âm nhạc nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tựa như một thông điệp xuyên qua những lằn ranh biên giới các khu vực, các vùng, các quốc gia để đến với tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc: ở bất cứ nơi nào trên thế giới ta đều có thể được nghe các nhạc khúc ca khúc dân tộc của châu Phi châu Á, các loại nhạc giao hưởng từ thế kỷ 17, các loại nhạc tân thời đa dạng của Âu Mỹ... qua các làn sóng được tiếp nhận bởi các đài Radio hoặc từ các băng, dĩa nhạc. Có lẽ nhờ vậy mà âm nhạc đã song song cùng cuộc cách mạng thông tin trong chiều hướng toàn cầu hoá, khiến cho con người ngày càng cảm thấy gần gũi và thông cảm với nhau nhiều hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử phát triển của nhân loại.
    Tuy nhạc tính mỗi nơi mỗi loại có sự khác biệt, nhưng tựu chung dòng nhạc nào cũng vẫn phải có một bố cục, âm điệu nhất định trong khuôn khổ nên sự cảm thính của người nghe dễ phân biệt và tiếp nhận nhanh chóng mặc dù không am tường hết về nhạc tính của tất cả các thể loại. Đặc biệt hơn nữa là nơi âm nhạc người ta có thể pha trộn và tập hợp nhiều nhạc tính của các thể loại khác nhau để đưa vào cùng một tác phẩm như ta thấy ở loại nhạc Rock của Tây Phương nào là Symphony Rock, Opéra Rock, Jazz Rock, Pop Rock, Country Rock... cho đến những dòng nhạc thần bí xa vắng của Trung Đông, Ấn Độ hoặc vui nhộn hiền hoà của châu Phi và ngay như thể loại ngũ cung trong dòng nhạc vọng cổ của Việt Nam cũng đều được pha trộn và tập hợp hoá nơi nền âm nhạc hiện đại ngày nay.
    Đây là một đặc tính độc đáo của âm nhạc mà ta sẽ không tìm được ở bất kỳ một bộ môn nghệ thuật nào khác cả. Hảy thử tưởng tượng nếu ta kết hợp lối hành văn của Tây Phương và Châu Á vào trong cùng một tác phẩm văn học thì sẽ thế nào? Hoặc giả một tác phẩm hội hoạ được tập hợp giữa trường phái vẽ chân dung và trường phái lập thể của Picasso thì ra sao? Rõ ràng là không thể nào có được sự hài hoà một cách tự nhiên trôi chảy như những hình thức kết hợp của âm nhạc.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  3. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Ta gọi âm nhạc là một thông điệp vô biên giới chính là vì lẽ này!
    Và nhờ vào tính vô biên giới, âm nhạc đã trở nên một mẫu số chung mang tính cách quốc tế cho các sinh hoạt, tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới như vào dịp lễ Giáng Sinh chắc chắn không thể nào thiếu được ca khúc "Silence Night" và "Jingle Bell", mừng sinh nhật người ta phải hát bài "Happy Birthday", cử hành hôn lễ thì có đoạn nhạc "Wedding..." khi đôi tân hôn nhập trường. Và các đoản khúc trích từ những danh tác của Beethoven, Mozart, Chopin như: Pour E'lise'e, Tristesse De Chopin, Dạ Khúc... cũng như những khúc ca khúc Popular nổi tiếng của thời thập niên 60, 70 như: Moon River, My Way, Smoke In Your Eyes, Yesterday... đều đã trở thành những nhạc khúc BGM (Background Music) xuất hiện thường xuyên trong các buổi tiếp tân, yến tiệc v.v...
    Ngoài sự kết hợp và pha trộn giữa các dòng nhạc dị thể, nội dung của những ca khúc cũng không bị gò bó hạn chế ở bất cứ một thể loại nào nên càng làm cho người nghe dễ cảm nhận được đặc tính của thể nhạc và ý nhạc. Dựa vào sự biến hoá linh động và vô hạn định của các nốt nhạc, lời ca của các ca khúc được thể hiện bằng ngôn ngữ qua đủ loại hình thức: văn xuôi, văn vần, thơ tự do (nhạc Pop, Rock), tự thuật (loại nhạc Singer Songwriter của Hoa Kỳ), thơ Lục Bát (nhạc Việt Nam), thơ Đường (nhạc Trung Hoa), thơ Haiku (nhạc Nhật Bản), thơ Thiên Tình ca (nhạc Ope'ra của Tây Phương)... đã cho thấy nơi ngôn ngữ của mỗi con người, mỗi quốc gia tiềm chứa một kho tàng âm sắc thật phong phú và kỳ ảo! Từ đó con người lại càng mỹ thuật hoá các âm sắc trong âm nhạc bằng việc sáng chế các nhạc cụ để sử dụng âm thanh như là một phương tiện bộc lộ bày tỏ sự xúc cảm nơi tâm hồn vốn là một tập hợp trừu tượng và phức tạp: tiếng dương cầm nghe quyến rũ du dương, tiếng vĩ cầm chất chứa sự ray rức mềm mại, tiếng kèn nói lên sự hùng tráng bi thương, tiếng đàn guitar vừa sinh động vừa dịu dàng, tiếng sáo mang tâm trạng mê ly thoát tục, tiếng trống gợi lên sự thúc dục và những chuyển biến tâm lý.
    Nhờ vào sự tổng hợp đặc sắc về cả nội dung lẫn hình thức như trên âm nhạc cũng đã trở thành một thứ thông điệp "bất hủ" để chuyên tải những tình cảm, tâm tư con người từ ngàn xưa đến nay với không biết bao nhiêu là nhạc khúc và ca khúc. Có ai thống kê nổi tất cả các nhạc phẩm của nhân loại từ xưa đến nay chẳng Chắc chắn là không, bởi vì nó vô biên vô tận và vô số! Nói khác đi là nếu so với văn chương, hội hoạ, điện ảnh... thì âm nhạc đã vượt xa các môn nghệ thuật này về cả lượng lẫn phẩm vậy!
    Sự thấm nhập của âm nhạc nơi người nghe cũng không phân biệt nơi tuổi tác và thời đại. Vì vậy cho nên ở vào cuối thế kỷ 20 này, cùng với sự phát triển đa dạng của nền tân nhạc ta vẫn còn được sự tồn tại mãnh liệt của dòng nhạc giao hưởng cổ điển và các dòng nhạc dân tộc dân ca cổ truyền vốn đã xuất hiện từ lâu đời. Và ta cũng nhận thấy rằng việc trình bày một ca khúc rõ ràng, tự nhiên, mạch lạc được thể hiện nơi một đứa bé hoặc một cụ già lớn tuổi là một chuyện dễ dàng thực hiện hơn là việc họ phải sáng tác một đoạn văn hoặc vẽ một bức tranh hay đóng phim v.v... Quả là âm nhạc đã đến cùng mọi giới, mọi lứa tuổi và mọi thời đại.
    Đi sâu vào nội dung cũng như hình thức của các dòng nhạc trên thế giới, người ta chỉ nhận thức được một điều duy nhất: đó là sự tổng hợp của các âm thanh dựa theo những tiêu chuẩn chọn lọc. Rồi từ các tiêu chuẩn chọn lọc này âm nhạc được biến hoá thành những thể loại có đặc tính khác biệt nhau nhưng vẫn chung một nguồn gốc: âm thanh! Điều này chứng tỏ nơi âm nhạc một sự vận hành đúng theo nguyên tắc của vũ trụ và vạn vật: muôn vật đều xuất phát từ một nguồn và cuối cùng sẽ trở về điểm khởi tạo của nó, giống như biển cả chia thành nhiều nhánh sông và kết cuộc cũng phải tuôn đổ về nguồn biển khơi.
    Ngoài ra, âm nhạc còn như một chất keo dính liền vào tâm hồn người nghe khi ngân lên những tần số rung động âm thanh rồi tác cảm trực tiếp vào tư tưởng khiến sự tồn đọng của nó được ghi lại một cách sâu đậm và rõ ràng hơn là những hình thức tác cảm của văn chương, hội hoạ, điện ảnh. Một đoạn văn hay, một bức tranh đẹp, một khúc phim độc đáo cho dù có gợi cho người xem sự xúc cảm mãnh liệt tới đâu thì cũng bị giới hạn bởi thị giác vốn không có khả năng ghi lại ký ức cho bằng thính giác.
    Cho nên người ta thường hay quên lời nhạc của các ca khúc đã từng nghe trong quá khứ nhưng lại nhớ rất rõ âm điệu melody của những ca khúc này. Do đó, để nói về mức cảm nhận của con người đối với các bộ môn nghệ thuật thì có lẽ âm nhạc là một thế giới đặc sắc nhất vì nó tuy vô hình nhưng đa dạng, vô sắc nhưng đa âm và vô tướng nhưng đa cảm.
    Cuối cùng thì người viết không ngoài mục đích đề cao sự hiện hữu của âm nhạc khi rõ ràng là nó đã mang một sứ mạng cao quí qua việc truyền đạt những thông điệp vô biên đến mọi nơi trong thế giới này cũng như nó đã trở thành bất hũ qua bao nhiêu thời đại. Vì vậy, có thể kết luận rằng nếu sự phát triển của âm nhạc bị suy thoái thì cũng có nghĩa là con người chúng ta đang trong giai đoạn khủng hoảng vậy!
    (Nguồn: Tiếng Dân & Đặc Trưng)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ NHẠC ROCK VÀ JAZZ
    Phần 1: Những gì đã tạo nên âm nhạc ???
    Âm nhạc bao gồm những thành phần cơ bản có thể thấy được thông qua lịch sử của mọi nền văn hoá như :
    * Âm sắc (phẩm chất đặc trưng về âm thanh của một giọng hát, nói hoặc một nhạc cụ)
    * Độ cao (pitch)
    * Độ ồn
    * Duration
    * Nốt lặng(Silence)
    Với năm thành phần cơ bản này chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều các thành phần phụ nữa có thể tồn tại trong các loại nhạc này nhưng không tồn tại trong các loại nhạc khác.
    Trải qua nhiều thế kỷ, những suy nghĩ hay học thuyết về âm nhạc được phát triển rất khác nhau đối với mỗi nền văn hoá khác nhau. Ngày nay, lịch sử âm nhạc hoặc nền văn hoá có thể định nghĩa chung bao gồm âm nhạc phương Tây, âm nhạc phương Đông, và âm nhạc sơ khai. Trong các loại nhạc chung này, nền văn hoá âm nhạc lại được chia ra thành rất nhiều nhánh khác. Ví dụ, đối với âm nhạc phương Tây, chúng ta có thể bao gồm cả âm nhạc Tây Âu và Mỹ, trong khi đó đối với âm nhạc phương Đông, chúng ta có rất nhiều vùng Tây Á, Đông Á? Âm nhạc sơ khai có thể bao gồm âm nhạc châu Phi và thổ dân châu Úc.
    Âm thanh của âm nhạc được tạo ra bởi sự rung động của một hay nhiều vật thể, ví dụ như cái dây, ống sậy, hay mặt trống. Tiếng rung động của môi hay những rung động của loa radio cũng được xếp là những âm thanh của âm nhạc. Trong một cây đàn guitar, dây đàn guitar sẽ rung khi có một tác động vào nó như kéo-thả, trong khi đó âm thanh của cây kèn trumpet được tạo ra bởi các rung động ở môi của nghệ sĩ. Một rung động nói chung được phân biệt bởi biên độ và tần số của nó. Tần số càng cao thì độ cao hoặc âm thanh sẽ càng cao. Âm thanh càng ầm ỹ thì biên độ của chúng càng lớn.
    Độ cao (pitch) được định nghĩa như là độ cao thấp của âm thanh. Nếu một âm thanh được phát ra khi chúng ta ấn một trong các phím ở bên trái cùng của đàn piano sẽ rất trầm(khoảng 30 cps) trong khi đó ngược lại sẽ rất cao (khoảng 4000cps) khi chúng ta ấn vào các phím ở phía bên phải cùng. Ngày nay, chúng ta có thể nghe rất nhiều độ cao khác nhau, từ những âm rất trầm như của tuba, bass dây, bass điện tử? đến các âm rất cao như của piccolo(sáo kim, có âm cao hơn sáo thường một quãng tám), violin, guitar điện tử?Độ cao được phân chia thành hai thành phần chính là giai điệu và cách hoà âm. Hai thành phần này rất quan trọng ngay cả khi chúng không được sử dụng hết trong các dòng âm nhạc.
    Giai điệu có thể xuất hiện một mình, kết hợp cùng với các giai điệu khác(đối âm/phức điệu) hay kết hợp với hoà âm. Giai điệu có thể chứa những đoạn lướt, đoạn cách quãng, hay nói chung đơn giản là các nốt nhạc kế tiếp nhau. Một giai điệu là sự kết hợp sinh động giữa âm thanh và cảm xúc. Một số giai điệu có thể rất gai góc, ồn ào nhưng một số khác có thể rất bình dị, êm ả. Hầu hết các giai điệu phổ biến đều đơn giản và dễ hát, trong khi một số giai điệu mang tính nghệ thuật hơn lại khá phức tạp. (Tất nhiên, nói chung thì mỗi người đều cảm nhận một cách khác nhau, ?ođơn giản? và ?ophức tạp? chỉ mang tính tương đối).
    Một định nghĩa đơn giản về hoà âm là ?oâm thanh của hai hay nhiều nốt ở cùng một thời điểm?. Khái niệm hợp âm và vòng hoà âm là những khía cạnh quan trọng cần nhắc đến khi nói tới hoà âm.
    Một hợp âm là âm thanh của 3 hay nhiều nốt nhạc ở cùng một thời điểm. Các hợp âm cơ bản thường bao gồm 3 nốt(được gọi là triad), 4 nốt(hợp âm 7), 5 nốt(hợp âm 9), 6 nốt(hợp âm 11), và 7 nốt(hợp âm 13). Thông thường các hoà âm đơn giản(thường bao gồm các loại nhạc phổ thông như rock, country hay folk), chứa các hợp âm 3, trong khi một số hoà âm phức tạp hơn ( nhạc cổ điển và jazz) sử dụng tất cả các loại hợp âm kể trên. Một ví dụ về các bài hát sử dụng hợp âm đơn giản là bài ?oMaybelline? của Chuck Berry trong khi đó có thể có một ví dụ phức tạp hơn khi xem xét bài ?oOrinthology? của Charlie Parrker. Cần phải ghi nhớ lại một lần nữa là không có một định nghĩa tuyệt đối về sự đơn giản hay phức tạp của âm nhạc. Một số các bài nhạc đơn giản không bao giờ khiến người ta muốn rời bỏ chúng trong khi đó một số các bài phức tạp khiến người ta chỉ muốn vứt chúng đi ngay lập tức.
    Hợp âm có thể được phân chia thành hai loại là hợp âm trưởng và hợp âm thứ. Một số nhà soạn nhạc đơn giản coi hợp âm trưởng đại diện cho những nét nhạc tươi sáng, vui vẻ trong khi hợp âm thứ dành cho những nét nhạc u ám, ảm đạm và tối tăm hơn. Hoà âm của dòng nhạc phương Tây được thừa hưởng chủ yếu dựa trên hai loại hợp âm này và hệ thống hoà âm của họ được coi là hệ thống khoá trưởng-thứ(Major-Minor tonality - hệ thống này đã được phát triển khá đầy đủ rất sớm từ những năm đầu thế kỷ XVIII). Hợp âm có thể được coi như là những từ trong một câu nhạc. Các câu nhạc sẽ bao gồm rất nhiều từ và nhạc sỹ có thể tự do chọn từ ngữ trong vốn từ của mình cho bản nhạc của họ.
    Một thành phần chính khác của âm nhạc là Âm sắc (Timbre)- màu sắc của các tone nhạc. Mỗi một nhạc cụ âm nhạc sẽ tạo ra một âm sắc khác nhau mà người nghe có thể nhận ra ngay đâu là một nốt C của kèn trumpet, đâu là của đàn guitar. Tai của chúng ta cảm thấy sự khác biệt giữa kèn trumpet và đàn guitar cũng như mắt của chúng ta phân biệt giữa mầu xanh và đỏ(trừ khi bạn mù mầu). Cũng như việc pha trộn các mầu sắc khác nhau, âm sắc cũng có thể được trộn lẫn vào nhau. Khi bạn nghe trumpet và trombone hoà lẫn vào nhau bạn sẽ rất khó phân biệt đâu là trumpet và đâu là trombone. Tính đa dạng trong việc hoà lẫn âm sắc khác nhau là không có giới hạn và chắc hẳn bạn cũng như tôi đã không ít lần phải ngạc nhiên đến thán phục trước những cách phối hợp nhạc cụ này. Vậy thì âm sắc của âm thanh có ảnh hưởng tới tai của chúng ta như thế nào? Như đã nói ở trên, mọi nhạc cụ(kể cả giọng nói) đều tạo ra một âm sắc riêng biệt, các âm sắc này được tạo bởi các âm thanh nguyên bản đồng bộ, mỗi âm thanh này được gọi là một âm bội(overtone). Âm thấp nhất và nổi trội nhất được gọi là âm cơ bản và đây chính là âm thanh mà tai ta nhận biết được rõ nét. Ngoài các âm cơ bản này ra còn một số âm phụ chúng ta không thể phân biệt được một cách rõ ràng nhưng cũng rất quan trọng khi phân biệt các loại nhạc cụ tương đối giống nhau. Tất cả những âm thanh rắc rối nói trên được hợp nhất vào một từ âm sắc. Một người đầu bếp có thể làm một món mỳ gà khác hẳn người đầu bếp ở của hàng khác, và với cùng một nét nhạc, nhạc sỹ có thể tự do biến đổi âm sắc để chúng ta có thể thưởng thức thoả thích cái tai của mình .

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    hê - bác tiếp đi chứ - em đang chờ xem đây !
    Mà nói sâu 1 chút về cách thành lập các dòng nhạc nhé !

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  6. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Một thành phần khác đã được nói tới là độ ồn. Đơn giản như tên của nó đây là độ ồn ào như các bản nhạc Heavy Metal trong khi một số loại nhạc khác lại khá tĩnh lặng. Tuy vậy, các loại nhạc đều sử dụng độ ồn một cách rất biến thiên trong bản nhạc của mình. Trong âm nhạc phương Tây có một số thuật ngữ dùng để chỉ độ ồn này . Mezzo-piano (trung bình thấp), mezzo-forte(trung bình cao), pianisimo(rất thấp), fortissimo(rất cao) là một số từ dùng để chỉ độ ồn. Nếu một giai điệu được bắt đầu từ nhẹ nhàng và sau đó là khá ầm mỹ chúng ta sử dụng từ ?ocresendo?, ngược lại là ?odecresendo?.
    Thành phần thứ tư là Duration, được định nghĩa là khoảng thời gian cho tới khi ta nghe được nốt nhạc tiếp theo. Nói một cách khác, đôi khi bạn nghe 4-8 nốt nhạc trong một giây, đôi khi là đến 10 giây mới nghe một nốt nhạc.
    Duration có một thành phần phụ quan trọng là nhịp điệu. Nhịp điệu được sử dụng ở mọi nơi trong cuộc sống. Tim chúng ta đập theo nhịp, những bước chân theo nhịp, sóng biển vỗ bờ theo nhịp, và trong âm nhạc phổ thông nó là một trong những cái quan trọng nhất trong thành phần để tạo nên món ăn âm nhạc.
    Có một số nhịp khá tự do nhưng nói chung nhịp điệu là một công thức bao gồm các duration(khoảng cách) nốt nhạc. Nói một cách thông thường trong âm nhạc phổ thông, nhịp điệu là một thước đo sự lặp lại của âm thanh có thể cảm nhận được hay nghe được. Cái nhịp có thể cảm nhận hay nghe lại được này được gọi là beat. Trong một số loại nhạc (như hard-driving jazz hay rock) nhịp này khá mạnh trong khi đó ở một số loại khác lại khá mỏng manh yếu ớt.
    Tốc độ của các nhịp (beat) này được gọi là nhịp độ(tempo). Nhịp độ phụ thuộc khá nhiều vào các loại nhạc cụ(ví dụ như kèn chẳng ai lại thổi nhanh như khi đánh guitar điện ) và vào cảm xúc của nhạc sỹ cũng như loại nhạc. Các bản ballad trữ tình thường có nhịp độ khá chậm trong khi đó những bản Heavy Metal đôi khi có nhịp độ nhanh không tưởng.
    Các loại nhạc phổ thồn thường sử dụng một mẫu nhịp bao gồm nhóm 2,3 nhịp hoặc sự kết hợp của các nhóm này. Ví dụ, nếu như trong mẫu nhịp nhóm 2 nhịp người ta có thể đếm 1,2,1,2,1,2? trong khi nhóm 3 nhịp là 1,2,3,1,2,3,1,2,3? Mỗi một nhịp có độ dài nhất định. Nói chung nhạc Rock thường sử dụng mẫu nhịp 4/4(nói chung). 4/4 được hiểu là mỗi một đơn vị nhịp(khuông nhạc chẳng hạn) có 4 nhịp thời lượng bằng nhau (kết hợp hai nhóm 2 nhịp) tuy vậy các nhịp này không được coi trọng như nhau. Nhịp 1 và 3 được coi là các nhịp ?omạnh?, nhịp 2 và 4 được coi là các nhịp ?onhẹ?. Mạnh hay nhẹ ở đây cũng có thể coi như sự lên xuống trong nhịp điệu. Thông thường trong các loại nhạc phổ thông, ca từ và/hoặc giai điệu thay đổi dựa trên các nhịp mạnh, trong khi nhip yếu là các dấu nhấn ?onhân tạo?. Trong cách đánh trống của nhạc Rock, trống cái thường dùng để tạo ra các nhịp mạnh trong khi snare drum(trống có dây căng ngang để tạo âm thanh dồn dập ???) và chũm choẹ nhấn ở các nhịp yếu. Nhấn ở nhịp yếu còn được gọi là nhấn lệch (syncopation). Trong nhịp 3/4, nhịp đầu tiên là mạnh trong khi hai nhịp còn lại là yếu. Nói chung tất cả các mẫu nhịp đều có nhịp đầu tiên là mạnh được gọi là nhịp đầu(downbeat).
    Ngay cả khi jazz và Rock được tạo bởi các nhịp dựa trên mẫu nhịp 2 hoặc 3, cũng vẫn có một số sự kết hợp khác. Ví dụ nhịp 5/4(3+2) và có thể được đếm 1,2,3,4,5,1,2,3,4,5,? trong đó nhịp 1 và 4 là mạnh, các nhịp còn lại là yếu. (ví dụ khác như bài Yesterday được viết trên nhịp 7/
    Thành phần cuối cùng của mọi loại âm nhạc là khoảng lặng. Khoảng lặng là một âm thanh quan trọng trong nghệ thuật sắp xếp âm thanh để tạo nên bản nhạc. Không có khoảng lặng âm nhạc chỉ còn là một bát cháo sườn đặc quánh âm thanh mà thôi và khoảng lặng đã mang lại sự sáng sủa cho bản nhạc.
    Âm nhạc là một món ăn với các thành phần vô cùng đa dạng phụ thuộc vào loại âm nhạc và sự sáng tạo của các nhạc sỹ. Tuy vậy, năm thành phần cơ bản trên không thể thiếu được trong bất cứ một loại nhạc nào nhưng ca từ, giai điệu, nhịp điệu? có thể không nhất thiết phải tồn tại.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  7. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Chương 2: Khởi nguồn của nhạc Jazz
    Nhạc jazz được khởi nguồn từ đâu ? Nhạc sỹ nào, xã hội nào, nền văn hoá nào đã tạo nên jazz ?
    Jazz là một nét văn hoá bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ và đã được tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt nên jazz, nhưng chính văn hoá Mỹ mới là nơi jazz nảy mầm và phát triển. Jazz không phải là loại nhạc của người da trắng, cũng chẳng phải là của người da đen, mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục, di sản và cả triết học.
    Trong suốt những năm đầu tiên phát triển của đất nước Mỹ, chế độ sở hữu nô lệ được coi là một chuẩn mực. Nô lệ bị ép buộc đến từ châu Phi phải làm việc vất vả trong các đồn điền của người Mỹ. Những nhạc công và những tài năng âm nhạc trong số đó đã học được rất nhanh nền âm nhạc vốn có sẵn của phương Tây, cùng lúc đó, âm nhạc phương Tây cũng đã có không ít bài học về âm nhạc Phi châu.
    Nền văn hoá sơ khai của châu Phi coi trọng âm nhạc hơn phương Tây rất nhiều. Âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong những hoạt động hàng ngày của thổ dân châu Phi. Thổ dân châu Phi rất coi trọng các hoạt động theo nhịp điệu khá phức tạp và tiến bộ dựa trên một ca từ và giai điệu đơn giản. Những nét nhịp điệu này đã gắn liền với nô lệ châu Phi trong suốt thời gian họ bị bắt ép làm nô lệ ở Mỹ.
    Hơn nữa, một số những người Mỹ da đen mới cũng thể hiện mình thông qua nét âm nhạc truyền thống của họ. Vì cách xa quê hương nên âm nhạc truyền thống một phần cũng không thể thể hiện chính xác được vì rất nhiều lý do, ví dụ như không được sử dụng các nhạc cụ châu Phi truyền thống. Chúng ta có thể hiểu như một ban nhạc rock của các nghệ sỹ châu Phi khi biểu diễn ở Mỹ không được sử dụng bất cứ một cây guitar điện, một dàn trống? Tuy vậy, ban nhạc này vẫn đủ nội lực để có thể sử dụng các nhạc cụ có sẵn tạo ra âm nhạc của mình và điều này là chính xác đối với các nô lệ da đen ở Mỹ.
    Bên cạnh việc tìm các nhạc cụ mới, các nhạc sỹ châu Phi cũng đã mở rộng mình để tìm hiểu âm nhạc của phương Tây. Sự mở rộng này là khởi nguồn nảy mầm của nhạc jazz. Những ca từ, giai điệu, nhịp điệu, và cả văn hoá Tây phương không ít thì nhiều cũng đã dần thấm vào những người da đen. Tất nhiên, các nhạc sỹ da trắng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều khi nghe nhạc của người da đen. Thời gian trôi qua, và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz.
    Ngày nay, ở đâu đấy chúng ta vẫn còn bắt gặp những nét nhạc cổ xưa của Phi châu trong Rock và Jazz. Ví dụ, chúng ta có thể thấy phương pháp ?ogọi và trả lời? được biến tấu khi ca sỹ hát chính hát một đoạn nhạc và sau đó cả nhóm đồng ca hát phụ hoạ lại (giống như những câu hỏi và trả lời).
    Một ví dụ khác là ?opitch-bending?. Trong suốt những năm ra đời của Jazz, các nhạc sỹ đã uốn cong cao độ trong bài hát của mình tuỳ theo những yêu cầu khác nhau. Hiệu ứng này tạo ra một sự ngạc nhiên cho tai của chúng ta vì không biết thực sự nốt nhạc kết thúc ở đâu. Một số ít các nhạc sỹ Rock và Jazz hiện nay vẫn sử dụng phương pháp này, hãy lắng nghe một đoạn guitar solo trong một bản Rock mà xem. Hầu hết các nhạc cụ tổng hợp(ví dụ Organ) đều có các thiết bị pitch-bend tích hợp bên trong.
    Khi nhạc Jazz phát triển, có rất nhiều các loại nhạc khác đã ra đời dựa trên jazz, Rhythm & Blue, Soul,Funk,Rap và Rock ?~n?T Roll đều đã thừa hưởng rất nhiều từ Jazz.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  8. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    tạm dựng phần trên nhé
    tui post một phần khác rồi sau này tui sẽ post tiếp nhé
    * Nhạc cổ điển:
    Chúng ta thường nghĩ rằng nhạc cổ điển là những bản nhạc được sáng tác từ những thế kỷ 17, 18 do những nhà soạn nhạc vĩ đại như Mozart, Bethoven, Bach, Tchaikovsky...và cái tên "cổ điển" là vì tính chất "xưa" của nó. Nhưng trong thế kỷ 20 và có thể cả thế kỷ 21 nữa, sẽ có thêm nhiều bản cổ điển hiện đại của các nhà soạn nhạc có tiếng như Charles lves, Aaron Copland... bởi vì nhạc cổ điển là một thể loại nhạc châu Âu . Nhạc cổ điển thường phức tạp hơn các loại nhạc khác với các hình thức thông thường là giao hưởng, thính phòng, nhạc kịch, nhạc cho kịch múa (ba lê). Các bản cổ điển bất hủ: Serenade (nhạc chiều) , Thư gửi ELYSE, BẢN SONAT ÁNH TRĂNG, Ave Maria...
    * Nhạc thính phòng giao hưởng:
    Thính phòng và giao hưởng là hai thể loại nhạc anh em với nhau. Giao hưởng là thể loại nhạc soạn cho cả một dàn nhạc hòa tấu với qui mô lớn , tận dụng sự phong phú đa dạng về hòa thanh, âm sắc, độ vang của nhiều nhạc cụ. Giao hưởng thường gồm 4 tốc độ tạo thành bốn chương tương phản nhưng vẫn có sự gắn bó hữu cơ với nhau.
    Thính phòng là nhạc giao hưởng ở qui mô nhỏ, thường được viết cho một nhóm nhạc công 3, 4 người chơi cùng nhau, hoặc có khi chỉ một người chơi chính trong nhóm nhạc phụ họa. Trước đây nhạc thính phòng được coi là nhạc quí tộc và phục vụ số ít thính giả, vì thế nên có tên là "nhạc trong phòng". Một nhóm nhạc sĩ 4 người chơi đàn dây (tứ tấu đàn dây) gồm 2 violon, 1 viola và cello là ví dụ tiêu biểu cho thể loại nhạc này. Trong nhạc thính phòng, mửi nhạc cụ chơi một phần riêng biệt
    * Công-xéc-tô:
    Công-xéc-tô (Concerto) là tác phẩm nhạc có tính chất kỹ xảo điêu luyện viết cho một (hoặc 2, 3) nhạc cụ diễn tấu với dàn nhạc và thường có hình thức liên khúc sonat. Concerto thường gồm 3 chương nhạc: Chương 1 có nhịp điệu nhanh, chương 2 chậm - trữ tình, chương 3 rất nhanh.
    Concerto phát huy cao nhất hiệu quả âm nhạc của nhạc cụ độc tấu và tài năng kỳ diệu của nghệ sĩ độc tấu thông qua các đoạn Cadenza (đơn tấu không có sự tham gia của dàn nhạc). Thông thường Concerto được viết cho 1 nhạc cụ nên thường có tên "Concerto viết cho violon..." "viết cho piano"... Ðôi khi cũng gặp các bản Concerto có 1, 2 hoặc 4, 5 chương và những bản viết cho một nhóm nhạc cụ hoặc cho cả dàn nhạc.
    * Giọng Tenor:
    Tenor là giọng nam cao thể hiện trong tác phẩm ca nhạc. Cao độ của giọng hát thường được chia thành 6 1oại giọng theo cấp độ: 3 cho nam và 3 cho nữ. Sáu loại giọng được sắp xếp theo cấp độ thấp dần như sau: Soprano (nữ cao) - cao nhất, mezzo sprano (nữ trung), contralto (nữ trầm), tenor (nam cao) , baritone (nam trung) bass (nam trầm) - thấp nhất. Trong đó giọng nữ trầm tuy ngang với giọng nam cao nhưng rộng và mượt hơn. Ở nước ta giọng nữ cao tiểu biểu ở NSND Lê Dung và nam trầm ở NSND Trần Hiếu.
    * Opera:
    Ðúng! Opera là tên của thể loại nhạc kịch ; vở kịch có lời được hát thành nhạc. Phần nhạc đệm được chơi bởi một ban nhạc, thậm chí là dàn nhạc. Khác với kịch hát của nước ta thường hát theo các làn điệu dân ca và các bài hát có sẵn (ví dụ : dân ca kịch Huế, ca cải lương:..). Opera có giai điệu biến đổi theo diễn biến, tình tiết của vở kịch , thường xuyên có những đoạn cao trào hay trầm lắng các nghệ sĩ Opera phải thuần thục về thanh nhạc có khi phải lên đến giọng cao nhất cũng như tới giọng thấp nhất. Xưa nay, opera chỉ được biểu diễn phục vụ tầng lớp thượng lưu nên còn gọi là nhạc qúy tộc
    * Các loại đàn ghi-ta:
    Cây đàn ghi-ta chúng ta thường thấy là thuộc loại ghi-ta gử (ghi-ta thùng) có hộp cộng hưởng là thùng đàn. Tiếng của ghi-ta gử rất hay và ấm nhưng độ vang kém. Muốn chơi trong dàn nhạc người ta phải dùng tới ghi-ta điện không còn thùng đàn nhưng tiếng được khuếch đại lên nhiều lần nhờ hệ thống tăng âm điện tử. Ghi-ta điện có hai loại chính : ghi-ta lead (âm thanh cao, chói tai) và ghi-ta bass (âm trầm). Ghi-ta bass chỉ có 4 dây cỡ lớn. Cây đàn ghi-ta của người Nam Bộ được khoét lõm xuống ở phần cần đàn giữa các phím để đệm cho ca vọng cổ. Khi chơi, nghệ sĩ chỉ việc bấm mạnh hay nhẹ hoặc rung ngón bấm là có thể tạo ra luyến láy rất hợp với dân ca Nam Bộ.
    Cây đàn ghi-ta Hawaii (lục huyền Cầm Hạ Uy Di) tuy cũng là ghi-ta điện nhưng các nhạc công dùng một thỏi kim loại bấm xuống dây thay vì dùng ngón tay. Khi chơi người ta di chuyển thỏi kim loại này rất linh hoạt tạo cho tiếng đàn sự luyến láy rất đặc biệt. (Theo báo Hoa Học Trò - số 355).
    * Nhạc Blues:
    Cùng với nhạc Jazz, nhạc Blues có nguồn gốc từ những bài ca lao động, tôn giáo và dân ca của người Mỹ da đen được người Mỹ da đen khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. Nhạc Blues thường buồn, vì thế nên có tên Blues (buồn) Nhạc Jazz thường được biểu diễn bằng kèn, giai điệu réo rắt.
    * Nhạc Country (đồng quê):
    Trước hết, có thể hiểu ngay " nhạc Country" đó là nhạc đồng quê. Khi âm thanh và giai điệu nổi lên, người ta có thể hình dung đến những đồng cỏ bạc ngàn xanh mướt - với những chàng cao bồi miền Tây lãng du. Nói đúng hơn, nhạc Country gắn liền với một nển văn hoá cao bồi mà ở Mỹ chính là quê hương. Nhạc đồng quê ra đời ở Mỹ dựa trên nhạc thượng du miền Nam, chịu nhiều ảnh hưởng từ những hệ thống nhạc khác như Blues, Jazz. Loại nhạc này thường có giai điệu trầm buồn. Nhạc Country phổ biến nhờ đài phát thanh Grand Ole Orpy bang Tennessee vào những năm 20.
    Nguồn gốc của chúng xuất phát từ những người dân Anh nhập cư đến Mỹ, họ mang theo những ca khúc Ballad Celtic với phần lời theo lối kể chuyện mộc mạc, bình dân. Nói khác đi, cội nguồn của nhạc nhạc country chính là những bài dân ca mà những người dân nhập cư từ Anh, Scotland, Iraland đã mang đến vùng núi Appalanchian ở miền Nam Mỹ vào thế kỷ 18 - 19. Ðến thập niên 1930 - 1940, những bộ phim về cao bồi Viễn Tây đã làm dậy lên làn sóng nhạc country. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp ghi âm bùng nổ, Nashville trở thành chiếc nôi của nhạc Country. Và đến những năm 60, dòng nhạc này thực sự ở đỉnh cao với người khởi xướng là Bob Dylan và nhóm byrds. Dòng nhạc thanh cảnh, không cần nhiều nhạc cụ, đôi khi chỉ là một cây guitar; người ta vẫn say sưa hát. Nội dung đơn giản với trung bình khoang từ trong một bài. Chủ đề thường gặp ở nhạc Country là những triết lý nhỏ về cuộc sống, cuộc đời của những người lao động, sự cô đơn hay những niềm tin và các mối quan hệ trong gia đình.
    Ngày nay, để đáp ứng thị hiếu của người nghe, các nhà sản xuất thường pha trộn giữa Country với nhạc Pop và Rock đã phần nào làm cho người nghe, nhất là giới trẻ, khó có thể nhận và phân biệt từng loại nhạc (những bài hát của Shania Twain; Garth Brooks; Trisha Yearwood). Tuy nhiên, cũng phải nhờ họ mà nhạc nhạc Country không bị rơi vào sự lãng quên.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  9. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    * Nhạc Rock:
    Còn gọi là Rock'N' Roll, do Elvis Presley khai sinh từ thập kỷ 50. Dựa trên tiết tấu của ca ba loại nhạc trước đó (Blues, Jazz, Country) nhưng Rock lại có tiết tấu mạnh và nhanh, thường sử dụng các loại nhạc cụ điện tử. Rock chú ý tới hiệu ứng âm thanh của các nhạc cụ hơn là giọng hát. "Folk rock" (rock dân ca) là loại rock nhẹ giống như "slow-rock", "soft-rock"... "Hard rock" là loại Rock nặng với tiết tấu dữ dội và âm thanh cực lớn, chát chúa. Cùng thể loại này là "heavy rock", "heavy metal".
    * Nhạc pop:
    Là loại nhạc phổ biến (popular) hiện nay ở hầu hết các ca khúc như của Celine Dion, Madonna, Frank Sinatra, Brandy...Pop chú trọng nhiều hơn Rock về giai điệu và nhịp điệu, âm thanh cũng mềm hơn.
    * Nhạc Rap:
    Là loại nhạc nói hoặc đọc thanh, được đệm bằng những nhịp mạnh, dồn dập. RAP vì thế chú ý đến nhịp hơn giai điệu. Do người Mỹ da đen sáng tạo, RAP thường biểu hiện cho sức mạnh dữ dội, cuồng nhiệt và tạo cảm giác giận dữ, bạo lực
    * Album và Single
    Trong việc sử dụng các từ, người ta thường không quan tâm về mặt thuật ngữ và thường làm thay đổi các ý nghĩa bao hàm của nó. "Album" là một ví dụ tiêu biểu. Một cuốn album hình chẳng hạn, gồm nhiều hình, nhưng ngày nay trong lĩnh vực âm nhạc chúng ta hiểu album là một đĩa LP hoặc một băng cassette. Một album thường có đến từ 10 đến 12 ca khúc trên một mặt đĩa LP. Nếu việc thu âm trên đĩa hay băng cassette gồm một bộ hai đĩa LP hay hai băng cassette, người ta sẽ gọi đây là "double album" hay "double cassette".
    Cuối thập niên 40, khi các nhà khoa học phát minh ra chiếc đĩa nhựa tổng hợp, thị trường thế giới có hai loại đĩa: đĩa đơn hay còn gọi là đĩa single, chạy với tốc độ 45 vòng/phút, chỉ ghi được 1 ca khúc, còn gọi là đĩa 45. Single thường được ghi âm ca khúc đang được công chúng yêu thích nhất hoặc nhà sản xuất muốn giới thiệu đến công chúng một cái gì đó vô cùng đặc biệt.
    Loại thứ hai là đĩa LP, chạy chậm với tốc độ 33 vòng/phút, chỉ ghi được 2 mặt lên đến 40 phút, chứa từ 8 đến 10 ca khúc, nên đĩa 33 này còn được gọi là album. Theo thời gian, những chiếc đĩa nhựa phải nhường bước cho băng nhựa rồi đến thế hệ ghi âm kỹ thuật số, tức chiếc CD hiện thời. Hình thức single một dạo thoái trào nay đã phục hồi trở lại, nhưng nhờ kỹ thuật tiên tiến, nội dung chiếc single thường chứa 2-3 bài.
    * Recording (phương tiện ghi âm)
    Recording bao gồm các đĩa băng cassette, đĩa compact hay bất kỳ "vật chứa" nào trên đó phần nhạc thu vào đều có thể được phát lại. Trải qua các thời kỳ phát triển từ thế kỷ thứ 19 (chưa có nhạc cụ điện tử) đến thời đại kỹ thuật số hiện nay, Kỹ thuật ghi âm đã trở nên ngày càng đạt mức độ trung thực cao, tương đương như khi đang nghe trình diễn trực tiếp. Ngày nay, các phương tiện thu âm được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, từ đĩa xilanh nhựa đặc đến shellac (nhựa cánh kiến), đĩa vinyl (nhựa tổng hợp); các loại băng cũng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, từ ô-xit, carbon, metal đến các loại băng đĩa đọc bằng kỹ thuật số.
    * Record Label (nhãn đĩa, công ty ghi âm)
    Record Label là một mảnh giấy hình tròn được dán giữa đĩa nhạc, trên có ghi tên của hãng ghi âm hoặc tên của công ty đứng ra chịu trách nhiệm phát hành đĩa. Ngoài ra trên mảnh giấy này bạn có thể thấy danh mục các ca khúc hoặc bản nhạc trên cùng mặt đĩa có dán label cũng như tên của ban nhạc hoặc tên người biểu diễn các ca khúc hoặc bản nhạc này. Ngày này, Record Label được dùng với nghĩa mở rộng chỉ công ty phát hành đĩa nhạc.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  10. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Bác này thật có tâm huyết để tìm hiểu về nền âm nhạc...về các thể loại âm nhạc,dòng nhạc.Nhưng ..nói thật là tôi cũng không đọc hết được.Dài quá, nói xin lỗi trước nhé,sắp xếp không được hay cho lắm nên khó xem quá.
    Cứ như theo tôi thì nên phân loại ra thành từng dòng nhạc, từng mốc thời gian...không nên có những đoạn đang nói về độ ồn ào....lài xoay sang Metal với pop...
    Dẫu sao cũng phục cái tâm của bác lắm
    Nơi em ngồi ngày xưa còn ấm lắm.Anh gối lên và ngủ một giấc dài.Em có biết đời cho em là mộng.Để anh về cứ tưởng một thành hai

Chia sẻ trang này