1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân biệt địch - ta trong chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguoiquansat, 26/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Không phức tạp vậy đâu, chỉ đổi mã là được. Mã hõi đáp mà không được cập nhật thì thiết bị cũng như đống sắt vụn.
  2. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Phải đổi cả phần cứng chứ.
    Địch đã thu được phần cứng thì sẽ dò ra được cơ chế làm việc và thuật toán mã hoá, rồi dựa trên đó họ xây dựng thuật toán để giải mã. A thay đổi key chỉ có ý nghĩa khi địch chưa biết thuật toán, còn khi nó đã biết rồi thì key ít nhiều mất ý nghĩa (vì máy tính làm việc rất nhanh).
    Nguy hại ở đây là địch hoàn toàn có thể giả lập tín hiệu để biến máy bay địch hiện thành máy bay ta trên màn hình radar của ta; hoặc địch đọc được vị trí của máy bay ta trong tác chiến, ngay cả khi radar địch ko quét ra được máy bay ta ở đâu.
    Đoạn sau trích trong sách "Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972" (http://www8.ttvnol.com/forum/quansu/502252/trang-3.ttvn)
    QRC-248
    Vào tháng 5/67, hàng loạt thiết bị mới được đưa vào hoạt động đem lại thuận lợi cho phía Mỹ.
    Thiết bị đầu tiên sẽ có ảnh hưởng căn bản đến không chiến là QRC-248, bộ hỏi đáp phân biệt địch ta (enemy IFF transponder interrogator) [1].
    QRC-248 được thiết kế để dò đọc bộ thu phát SRO-2sử dụng trong các máy bay Mig của LXô ở CUba. EC 121 thử nghiệm thiết bị này ở VN vào giữa tháng 12/66 sang giữa tháng 1/67, cho thấy Bắc Việt sử dụng bộ thu phát cùng loại với Cuba, nên QRC-248 có thể đọc được tín hiệu của Mig Bắc Việt. Đây là một tiến bộ đột phá (break through); EC 121 có thể phát hiện Mig ở tầm thấp từ độ xa tới 175 dặm và có thể xác định rõ tín hiệu rada phản xạ nào là của Mig. Đến cuối 5/67, tất cả EC121 đều có QRC-248.
    Nhưng không may là Chính phủ Mỹ giới hạn phương thức sử dụng QRC-248 ở VN, để tránh báo động cho VN về sự hiện diện của QRC-248. Nếu QRC-248 sử dụng ở phương thức chủ động (active mode), nó có thể dò được Mig''''s IF, nhưng ở trạng thái thụ động (passive mode), EC 121 phải đợi rada Bắc Việt interrogate Mig để quan sát tín hiệu phát đáp phản hồi, thế nên không thể quan sát liên tục Mig được.
    Chỉ đến 21/7/67 QRC-248 mới được phép sử dụng chủ động.
    F4 chống Mig giờ đây đề nghị EC 121 truyền trực tiếp thông tin đến cho họ. QRC-248 đã chứng tỏ cực kỳ hữu hiệu, chính xác, đáng tin cậy, đem lại một cái nhìn toàn diện mới về các hoạt động của Mig trên bầu trời.
    Nó cho thấy Mig bay chờ (orbit) ở trên 3 khu vực chung khi lực lượng đánh phá đang bay đến, một ở Tây Bắc Hà nội ở chân các dãy núi và sân bay Yên Bái; một ở Tây - Tây Nam Hà nội xung quanh thị xã Hoà Bình trong một thung lũng được gọi là thung lũng Chuối (vì hình dáng của nó); và một ở Bắc Hải phòng trên sống một dãy núi nhỏ, gọi là "little thud ridge" hoặc "Phantom ridge".
    Cái nhìn mới về cục diện này gây hoang mang cho EC 121: QRC-248 cho phép dò được những máy bay trước đây không thể quan sát ra. Thật kinh sợ khi trước đây chúng ta đã không quan sát được rất nhiều máy bay đối phương.
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Thiết bị hỏi đáp trên các máy bay khác thì không được tiếp cận nên tớ không biết.
    Nhưng ở MiG-21 có hai phần, phần chủ động và phần bị động.
    Phần chủ động thì thường phát liên tục, tần số và mã theo tiêu chuẩn quy định chung của quốc tế. Loại này tương tự như của máy bay DD. Nó có thể tắt hoặc mở theo ý muốn của phi công.
    Phần bị động là khi nhận được tính hiệu hỏi của máy bay khác thì nó sẽ trả lời tự động. Vấn đề là nó có trả lời đúng "mật khẩu" hay không mà thôi.
    Quy ước về "câu hỏi" và "câu trả lời" chỉ được quy định ngay trước trận đánh (MiG-21 ngày trước có cái thẻ đục lỗ lập trình cho mật mã cơ điện, còn bây giờ chắc khác rồi).
    Ngay cả khi đánh B-52 thì MiG-21 của mình không mở thiết bị hỏi đáp. Mọi chỉ huy liên lạc dẫn đường đều qua radio một cách hạn chế và quan sát bằng "mắt".
    Nếu nói thời VNW máy bay EC-121 của Mỹ nhận được sóng hỏi đáp của MiG-21 thì không có gì lạ, nhưng giải đáp được mã để phát được tín hiệu giả thì không đơn giản vì sẽ không thể đủ thời gian.
    Còn về thuật toán của mật mã thì máy tính ngày nay nhiều lúc "còn toát mồ hôi", chưa chưa nói tới ngày đó.
    Nếu các bạn có thông tin gì mới thì cùng chia sẻ trao đổi.
    Thank!
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo em hóng hớt được-chỉ là nghe kể lại, không dám bình luận thêm. Cơ chế dịch mã bằng Key đã lỗi thời. Nếu các nhóm mã hoá - key được dùng đến lần thứ 2 thì tính an toàn sẽ giảm đi rất nhiều. Những mật mã yêu cầu tính bảo mật cao đều dựa trên phần cứng và key độc, kiểu như số Pi, tiệm cận của một giá trị nào đó chính xác nhất có thể v.v...
  5. ThichMit

    ThichMit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Cái bác nói người ta gọi là One-Time-Pad, mỗi mật mã chỉ dùng đúng một lần rồi vứt. Địch có nghe lỏm được cũng chả để làm gì.
  6. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4

    Vậy có nghĩa là cứ dùng key bất kỳ Mỹ đều có thể phân biệt được địch ta, đúng không? vì chỉ cần không khớp có nghĩa là địch. Vì thế nên tôi mới nói Key ít nhiều không còn nhiều ý nghĩa.
    Địch đã biết được phần cứng thì nó sẽ generate được tín hiệu hỏi đúng theo đặc tính thiết bị của ta thôi.
    Key chỉ còn ý nghĩa với địch nếu địch phát hiện được và sẽ dùng nó để phát đáp tự động trả lời nếu máy bay địch bị hỏi đáp bởi máy bay ta. Khi đó, địch "giả dạng" thành máy bay ta.
    Tương tự địch đã nắm được dạng sóng điều khiển của đạn SAM-2 và của radar của nó nên đã giả lập tín hiệu gửi ồ ạt đến khiến bộ thu của hệ thống bị "liệt", mất sức chiến đấu.
    Ông chú tôi chiến đấu ở biên giới phía bắc kể lại. Tổ trinh sát quan sát thấy bên này địch nháy đèn pin 2 cái rồi quay tròn 1 vòng, rồi lại nháy đèn pin 2 lần. Bên kia quay tròn đèn pin 2 lần. Thế thì hôm đấy lúc tổ trinh sát luồn vào sau lưng địch (nhưng vẫn trong đất ta) nhỡ bị địch hỏi thì cũng cầm cái đèn pin xoáy 2 vòng tròn. Hoặc cũng giả bộ nháy 2 lần, xoáy 1 lần, rồi nháy 2 lần để ra vẻ quân nhà của địch.
    Tình báo điện tử Mỹ có thể trinh sát và thu được mẫu tín hiệu hỏi và mẫu tín hiệu đáp trong ngày của ta. Họ có thể đơn giản là generate lại mẫu tín hiệu đáp (cái này chắc chẳng cần giải mã, cứ copy nguyên vẹn như ghi âm).
    Thực ra tại bác pro Nga quá, chứ nếu bác ngẫm kỹ một tí sẽ thấy, máy tính của họ còn sử dụng để tính toán đưa người lên mặt trăng, huống chi để giải mã cái máy hỏi đáp bé tí teo. Mẫu tín hiệu thu được họ gửi về trung tâm xử lý thì sau một thời gian không ngắn thì dài là sẽ bị "lột truồng" thuật toán ra thôi.
    Theo sử liệu của KQ Mỹ tôi đã đọc thì họ đã làm được, một phần vì hệ thống tình báo của họ đã quan sát hoạt động của KQ Cu ba hàng năm trời, mà thiết bị của Cuba và VN lại là một.
    Mig đánh B-52 không cần bật hỏi đáp, đơn giản vì a Phạm Tuân xuất kích một mình một chiếc, biết thừa cả vùng trời ấy có mỗi mình thôi thì a ấy cứ bắn tên nào cũng đều là địch cả.
    Nhưng nếu trong vùng còn các máy bay biên đội khác thì phải hỏi đáp cho chắc ăn. Phạm Thanh Ngân trong lần đụng độ F-102 thấy máy bay địch quá giống Mig của ta đã phải dùng máy hỏi đáp để chắc ăn, sau đó mới dám phóng đạn tiêu diệt.
    Còn sở chỉ huy trung tâm thì theo dõi được phi công từ lúc cất cánh cho đến khu chiến, nên biết ngay tín hiệu nào của ai.
    Nhưng theo mấy ông phi công chiến đấu nhà tôi, phối hợp tên lửa và không quân rất khó trong chiến tranh, nên để tránh nhầm lẫn, khi phi đội chú tôi xuất kích đánh địch ở khu vực nào thì khu vực đấy tuyệt đối tên lửa không được bắn. Chỉ khi đã cho Mig đã rút đi, Sở Chỉ huy quân chủng mới điện thoại về cho các đơn vị hoả lực mặt đất ở khu đó tẩn thật lực.
    Nói chung, cái thiết bị phát đáp đấy chỉ cần lúc nào mấy biên đội từ nhiều hướng quần tụ về một bầu trời, hay biên đội bay vào vòng hoả lực tên lửa của quân nhà mà thôi. Chứ nếu tự dưng bật bộ hỏi đáp thì sẽ là "lạy ông tôi ở bụi này".
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    kqndvn2 nói đến không phải là cách giải mã máy hỏi địch-ta. Lúc đó các máy bay hỗ trợ tác chiến điện tử, cụ thể là EC 121 chưa đủ chức năng của máy bay radar AWACS như ngày nay. Máy bay này radar rất nhỏ yếu, không định vị được chính xác mục tiêu. Máy bay này lần các nguồn phát sóng có tần số lạ, định vị nguồn phát này thay cho quét bằng radar. Do đó, "phát hiện" của nó cúng không đóng góp được gì nhiều cho chiến tranh. Một phương thức đơn giản là thay đổi tần số mang của máy hỏi đáp cũng đủ để vô hiệu hoá phương thức này. Ngay cả khi thực hiện được phương thức này thì vị trí mà nó định vị được cũng là một vùng rộng lớn, không thể dẫn bắn được, chỉ có thể cảnh báo mập mờ về sự có mặt của MIG ở vùng đó (cảnh báo này phần lớn trường hợp rất không đáng tin cậy). Còn việc giải mã máy hỏi, thì hàng ngày, máy hỏi được thay đổi mã.
    Một số trận đánh, Mỹ định vị được MiG từ xa, tấn công bất ngờ, thậm chí khi địch đi rồi ta còn không biết là địch bắn hạ máy bay ta (Lúc 11 giờ 30 phút ngày 10 tháng 7 năm 1965, hai chiếc MIG-17 do Phan Thanh Nhạ, Nguyễn Cương bị F-4C hạ). Tuy nhiên, đó đều là các tình huống radar địch định vị được máy bay ta, chứ không phải là định vị nguồn phát radio qua máy bay tác chiến điện tử. (Trận đánh 10 tháng 7 năm 1965, hai chiếc MiG-17 bay tuần tiếu ở độ cao ổn định 7000 mét, máy bay tác chiến điện tử cổ E-2A bay ở Bắc Lào dễ dàng dùng radar phát hiện, đây là lần cuối cùng ta dùng phương án bay tuần tiếu kiểu này). Tuy nhiên, do khả năng đẩy của động cơ kém, chiến thuật chủ yếu của MiG-17 và MiG-19 vẫn là phục kích, cả phục kích trong đội hình vòng tròn ở độ cao trung bình thấp. Nhưng cũng do thời gian bay của các máy bay cánh xuôi sau này ngắn, nên thời điểm MiG xuất hiện ở vị trí phục kích, công kích và rút lui được tính toán kỹ, khi xuất hiện đoàn hộ tống địch là MiG biến ngay.
    Ngay trong năm 1967, nhiều lần ta sử dụng phương án tác chiến phục kích trên cao vẫn hiệu quả. Có nhứng lần đội MiG nhỏ của ta đợi đám đông địch đi qua bên dưới, mới bổ xuống tấn công tốp địch đi sau cùng. Về sau, cuối năm 1967, ta khẳng địch chính xác rằng, radar cảnh báo tấm xa của địch tính năng rất hạn chế, nó chỉ phát hiện rõ mục tiêu khi mục tiêu nằm lâu trong độ cao 4-7km, còn trên dưới độ cao này thì địch gần như mù. Mù cả định vị nguồn phát radio qua máy bay tác chiến điện tử và định vị radar. (thự ra, độ cao địch có thể quan sát được chỉt ở 4-5 km, trong trận đánh máy bay ta tuần tiễu, ta đã ở độ cao ổn định rất lâu).
    Do đó, từ cuối năm 1967 ta áp dụng phương án tấn công theo chiều thẳng đứng nổi tiếng. Máy bay chỉ xuất hiện ở độ cao nguy hiểm vài phút, trong thời gian đó địch chưa xác định được sự có mặt của ta. Ta bay ở độ cao thấp tiếp cận, vọt lê độ cao lớn, ròi từ đó tấn ông chúi xuống dưới thoát hiểm. Thông thường chỉ 2 MiG-21 tung hoành giữa đội hình dày đặc máy bay địch. Địch biết là bị tấn công thì đã muôn. Anh Hùng Phạm Thanh Ngân thử nghiệm lần đầu tiên chiến thuật này ngày 16-9-1967, nạn nhận đầu tiên của chiến thuật này chính lại là một chiếc máy bay tác chiến điện tử RF-101C được bảo vệ dầy đặc. (Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta giảm một nửa chiến công này. Ngày hôm đó ta được báo cáo là Phạm Thanh Ngân công kích tốp 2 chiếc hạ một chiếc, nhưng Mỹ báo cáo cả tốp 2 chiếc đều rơi, một chiếc tại chỗ-Patterson lái, một chiếc lết ra được biển-Bagley lái).
    Năm 1967 có nửa năm đầu là thời kỳ đen tối của MiG. Đầu năm 1967, phi công kỳ cựu từ Thế chiến 2 Mỹ là Đại tá Robin Olds đã mở một chiến thuật mới, trong nửa năm làm MiG-21 yếu thế, nhiều ý kiến trong quân chủng và cả trên bộ tổng tham mưu đòi quay trở lại chiến thuật MiG-17. Tuy nhiên, lợi thế của chiến thuật này không phải là phát hiện ra MiG-21, mà là lấy F-4C, máy bay chiến đấu trên không tốt nhất cuả Mỹ lúc đó giả làm F-105 mang bom. Do đó, MiG-21 xuất kích đến đánh chặn thì mắc bẫy. Cho đến gần hết tháng 4 năm 1967, ta đều dùng MiG-17 không chiến lập công. Tuy nhiên, các MiG-21 vẫn không ngưng thử nghiệm. Đến 28-4-1967, lần đầu tiên sau thời kỳ tối, MiG-21 lại bắn hạ địch. Hai hôm sau, Mỹ mấy nhiều chiếc F-105 ném bom trong một ngày vào tay MiG-21.
    Đến giữa năm 1967, MiG-21 đã lấy lại phong độ với chiến thuật phục kích trên cao. Từ mùa thu năm đó, MiG-21 đã thử nghiệm xong các chiiến thuật (đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu bằng radar-tên lửa của Liên Xô tham chiến trên toàn thế giới). Ngày 23 tháng Tám 1967 là một này tồi tệ với Mỹ, tỷ số 4/0, trong số 4 chiếc bị hạ có 3 chiếc F-4 không chiến và 1 chiếc F-105D ném bom. Sau chiến công của Phạm Thanh Ngân thì MiG-21 đã được khẳng định đẳng cấp. Tuy số lượng máy bay mỗi trận đông gấp hàng chục lần (chỉ tính riêng F-4C không chiến chuyên nghiệp), nhưng từ mùa thu 1967, Địch rất khó ngăn chặn MiG-21 lao vào giữa đội hình, kể cả đội hình B-52 dầy đặc máy bay bảo vệ.
    Chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ mà Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ bằng không chiến cũng là một chiếc tác chiến điện tử RA-5C do Agnew và Haifley điều khiển, 28-12-1972. Nhìn chung, máy bay tác chiến điện tử có số phận bi thảm với chiến thuật tiến công thẳng đứng của MiG-21.
  8. dvty

    dvty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Vụ MIC hình như đã nói rồi , trong box này hay bên LSVH, Nhưng nghe lại vẫn thấy hay....Thank các bác nhé !
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Thứ nhất thiết bị hỏi đáp là để chống bắn nhầm "là chính", điều đó đương nhiên.
    Thứ hai là nếu hỏi sai thì bị đọp trước, làm gì có chuyện được trả lời (phương châm: cứ sai là đọp).
    Thứ ba là câu hỏi và mật khẩu thay đổi theo thời gian (đơn vị thời gian là bí mật - luôn là số lẻ và ngẫu nhiên) nên không thể có chuyện copy rồi trả lời.
    Thứ tư là PTN, PT, VXT cất cánh một chiếc một nhưng phía dưới vẫn vô khối lực lượng phòng không nên khi qua khu vục nhậy cảm vẫn phải phát tín hiệu..
    Thứ năm vụ có F-102 thì đúng như vậy, nó quá giống MiG-21 vì cánh cũng tam giác.
    Nói chung, trong VNW thì Mỹ là người phải quan tâm tới vụ hỏi đáp nhiều hơn là ta.
  10. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4

    Thực ra không cần phải tranh luận về việc có thể làm được hay không làm được. Bởi vì đây thực ra là việc đã rồi, đã có, và đã được ghi trong sử liệu không quân. Cũng như việc tôi thấy bác khơi mào nghi vấn Mỹ chưa hạ cánh xuống mặt trăng nó mang tính cay cú "chính trị" nhiều hơn là thực tiễn.
    Cái tôi nói không phải do tôi bịa ra mà nghe qua lời kể của mấy phi công tiêm kích trong gia đình đã từng cất cánh những năm 60s-70s. Tôi cũng đã cho bác xem một đoạn dịch sử liệu bên trên. Phần cứng của địch không cần bật máy (chỉ chơi ở chế độ thụ động) mà vẫn có thể phát hiện được vị trí Mig của ta. Còn khi đã bật máy chủ động interogate thì tầm phát hiện của máy bay địch ra xa hơn rất nhiều vì cứ "hỏi" là ta "thưa". Như vậy là địch đã có cách nào đấy trinh sát điện tử được liên lạc của ta. Thực tế nó là như vậy. Việc đổi mã thường xuyên như OV10 nói là đúng, vì đó là cách duy nhất để bảo đảm an toàn.
    Để khách quan hơn thì tốt nhất OV10 đọc cuốn Lịch sử KQNDVN, 2 tập Ký sự QChủng PK-KQ, các tập hồi ký chiến đấu của Lê Thành Chơn thì sẽ thấy địch đã làm được điều đó.
    Ví dụ Lê thành Chơn cho biết, cứ khi nào máy bay ta phát sóng lập tức bị địch nhận biết vị trí ngay lập tức và trên bản đồ rađa máy bay địch lại bu về khu đó. Thực ra chỉ cần dùng tính toán giao hội đơn giản sẽ tìm ra khu vực sóng phát ra. Tên lửa của ta cũng bị định vị theo cách như vậy (Đọc hồi ký của tướng tư lệnh binh chủng tên lửa Hoàng Văn Khánh). Việc địch tính toán là ngay tại trận đánh chứ không cần phải đợi mấy tháng sau đâu.
    Thế nên chúng ta phải cho máy bay bay hoàn toàn im lặng, cực thấp, và theo ngược chiều chiến đấu, ra xa rồi mới quay vòng vào đuôi đường bay địch rồi kéo cao. Lê Thành Chơn bổ sung thêm, ta đã cho phi công bay thử thì phát hiện ra cứ bay cao trên 100m trở lên so với đỉnh núi là bị rađa hạm đội 7 phát hiện, nên ta phải bay thấp hơn. Tuyến đường được hợp đồng trước từ mặt đất, chỉ khi phi công tới khu vực rồi thì mới bấm micro "xoẹt xoẹt" để ra dấu cho Sở chỉ huy quân chủng bật ra da dẫn đường đón sẵn (bởi vì bay thấp quá radar ta cũng không theo dõi được). Có trận phi công đến không đúng khu vực nên rada chiếu lên khu vực "hẹn hò" mãi không bắt được tín hiệu nên đành phải lệnh phi công quay về.
    Hoặc như đoạn hồi ký chiến đấu của Lê Thành Chơn và Phạm Tuân về gian nan tìm đánh B-52. Ta xuất kích không biết đến bao nhiêu lần phải về luôn, vì cứ mở sóng liên lạc là địch ngay lập tức phát hiện và phát sóng nhiễu "đè" kín giải tần của ta, khiến phi công và mặt đất ko liên lạc được nữa. Do đó ta phải nhất trí một loạt kênh liên lạc dự phòng để liên lạc xong phải chuyển tần số ngay, ấy vậy mà cứ cất cánh lên là Sở Chỉ huy và phi công không thể nghe được nhau nói cái gì.

Chia sẻ trang này