1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân biệt địch - ta trong chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguoiquansat, 26/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Trận đó, bên trong bọn này còn có quân phục SS.
    Ăn đạn của bộ binh còn chết ít, đúng là ăn đạn của pháo binh với không quân mới chết nhiều. Mấy quân đội giàu có, bộ binh liên lạc trực tiếp với pháo binh bằng điện thoại còn đỡ. Chứ nhà ta, ví dụ ở ĐBP, liên lạc từ đại đội lên tiểu đoàn nhiều lúc còn không được nên phần lớn dựa vào sự tinh mắt của mấy cụ quan trắc pháo binh. Cách duy nhất hiệu quả là cắm cờ chuẩn. Các bác xem "Hoa ban đỏ" chắc cũng thấy phim khắc hoạ chi tiết này.
  2. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cờ chuẩn chỉ dành cho pháo 75mm thôi chú ạ! Không phải dùng chung cho cả pháo 105 đâu!
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Không phải dùng chung cho cả pháo 105 đâu
    => Thế thằng 105 này sẽ nhận diện ta-địch thế nào đây nhẩy cô vá ơi?
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    có mấy điểm là lạ:
    - béo
    - kiểu tóc của 1 ông bên phải có vẻ dài.
    - hình như ông bên trái để ria.
  5. songzedem

    songzedem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0

    Không biết là AK và quân phục GP lúc đó Mỹ sx được không nhưng tôi nghĩ sau chiến dịch Mậu thân không tính Khe sanh lính mình chết 15.000 người vì bom thì chắc gì súng còn và quần áo còn nguyên vẹn mà chí tính trận ở Sài gòn hay sân bay Tân Sơn Nhất thì sau trận đó thiếu gì quân phục GP thủng vài lỗ nhỏ và AK 47 cả đống
    ...........................................
    Việc gì phải sản xuất. Thỉnh thoảng US và Quần lủng vá nhiều chẳng hết tập kích vào vùng rừng núi, khui được 1 kho thì cho bọn biệt kích giả trang mặc cả 100 năm luôn.
  6. HUYHOANG_WRU_164

    HUYHOANG_WRU_164 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    1.567
    Đã được thích:
    0
    Quần áo mình hồi đó có bao nhiêu phát bây nhiêu , thừa đâu mà chứa vào kho hả bác ??
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Ở ĐBP, theo em biết thì với pháo 105 mm, trong trường hợp ta tấn công, ban đầu bắn cày đồn địch, khi bộ binh triển khai tấn công thì ngừng, chuyển làn bắn vào trận địa pháo và sở chỉ huy địch, lựu pháo không bắn phá đồn khi bộ binh xung phong. Tiếp đó, khi bộ đội đã vào đồn thì thường có chiến sỹ vô tuyến điện đi theo để truyền đạt mệnh và chỉ định mục tiêu cho pháo thủ đánh địch phản kích (điển hình cụ Chu Văn Mùi ở A1). Thế nhưng, nếu các cụ này bị thương vong thì làm thế nào bác? Trong trường hợp đó, em nghĩ bộ binh vẫn phải có vật chuẩn để pháo binh biết đâu là địch đâu là ta chứ ạ.
    Các cụ ngày xưa làm thế nào để biết mà điều chỉnh cự li cho từng khẩu bác nhỉ? Khoảng 4, 5 khẩu cùng bắn một lúc thì biết quả đạn nào từ khẩu nào hả bác?
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 02/02/2007
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo em biết thì đúng thế đấy bác ạ. Cơ chế bắn của súng thì cố định, nhưng nhịp bắn của từng người lại khác nhau. Đặc biệt là với những cụ bắn trung, đại liên, thường thì đơn vị thuộc lòng cách bắn của các cụ này. Ví dụ như cụ Ma Văn Sơ ở D54 (trung đoàn Thủ đô thu gọn) còn nổi tiếng toàn quân với cách bắn của mình (theo sách "Đại đoàn Quân Tiên Phong").
  9. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Em xem cái đoạn vàng vàng này thấy là lạ, ko liên lạc sao biết chuẩn hay không mà chuẩn. Xin thưa với các bác rằng liên lạc vẫn tốt và thông suốt, tại Điện Biên Phủ thông tin của ta lại hơi bị chuẩn. Vì sao phải cắm cờ chuẩn các bác có biết không ạ.
    Theo em lý do là thế này đây: Do pháo của ta được bố trí trên các vùng cao nhìn xuống thung lũng và khá xa, nhìn đều phải dùng ống nhòm mới thấy, trong các trận đánh khói bụi là khá lớn hạn chết tầm nhìn mà nhà ta ngày xưa thì chưa có kiến thức bắn theo tọa độ, mà có biết chuẩn tọa độ thì do hai bên nhiều khi cách nhau có vài đoạn chiến hào, pháo bắn là rơi vào ta địch là chuyện bình thường nên pháo binh sợ bắn nhầm vào khu vực có quân ta, do vậy phải liên lạc lên cho pháo binh rằng chỗ nào mà cắm cờ thì cứ thế mà bắn vào, ko cắm đừng bắn vì có quân ta. Chứ liên quan quái gì đến liên lạc với ko liên lạc. Nếu ko liên lạc thì biết cờ đó ai cắm và cắm thế nào. Cờ chuẩn chẳng qua để xác định ranh giới của ta và địch vì khoảng cách quá gần, mà pháo bắn từ xa tới đâu bắn chính xác đến với sai số là vài chục cm mà sai số đến vài chục mét là khác, mà ranh giới ta địch ko phân rõ ràng thì bắn nhầm là chuyện hiển nhiên. Do vậy mới cần cắm cờ chuẩn các bác ạ.
  10. m4a1_nato

    m4a1_nato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    1.245
    Đã được thích:
    0
    Bắn pháo theo phuong pháp toạ độ thì trong quá trình bắn vẫn có những quả rơi cao hơn hoặc thấp hơn so với toạ độ khoảng 100m.
    Điện Biên Phủ thì hồi đó lính mình chưa giỏi bắn toạ độ mà mới chỉ biết ngắm qua nòng pháo, tắt nhiên là cũng bắn toạ độ rồi nhưng chưa chuẩn lắm. Chỉ đến khi chống Mỹ thì pháo binh mới được thuấn luyện bài bản, trong chuyện Dấu Chân Người Lính có phần Khe Sanh, một anh thông tin chỉ cách địch có 50m mà gọi pháo dập cho quá nửa 1 trung đội Kỵ binh bay. Chứng tỏ phương pháp bắn pháo theo toạ độ của người Đức cũng chuẩn đây chứ

Chia sẻ trang này