1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân biệt một số loại xăng dầu

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi htd2k50, 10/12/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. htd2k50

    htd2k50 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Phân biệt một số loại xăng dầu

    Các bác phân biệt cho em thế nào là xăng, dầu, mazut, diesel, dầu mazut, dầu diesel... ?mấy cái khái niệm cơ bản này mà mấy người hỏi mình cứ lẫn lộn lung tung. À, trong tiếng Anh oil, gasoline và petrol khác nhau như thế nào vây? Thaks
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Nó là tên gọi theo độ lớn phân tử khối của các Hiđrocacbon trong hỗn hợp. Xăng là tên gọi chung để chỉ các hỗn hợp hiđrocacbon nhẹ, dầu thì chứa các hiđrocacbon nặng hơn. Trong đó còn chia ra làm nhiều loại nữa, ví dụ như dầu chia ra dầu thắp (dầu hỏa) là nhẹ nhất, rồi đến điezen dùng để chạy các động cơ, đến dầu nặng, mazut...
    Đó là cạc hiểu thông thường, còn để phân biệt cụ thể chắc phải có các chỉ số, cái này nhờ mấy bác hóa dầu chứ tôi thì chịu.
  3. nguoitronggiangho_pc

    nguoitronggiangho_pc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    2.575
    Đã được thích:
    989
    Có nhiều cách để phân biệt được xăng dầu...
    cách cơ bản nhất là dựa vào khoảng nhiệt độ sôi mà khi chưng cất dầu thô ta thu được. ví dụ : xăng, dầu hỏa, dầu bay, dầu điezel, mazut... cuối cùng là nhựa đường.
    Nhưng mà trên thực tế người ta vẫn dựa vào thành phần hóa học và tác dụng của nó:ví dụ: xăng thì dùng để chạy đọng cơ xe máy, otô. Dầu điezel cũng để chạy động cơ otô nhưng cơ chế họat động khác với xăng(xăng và điezel cùng tác dụng, chỉ có cơ chế hoạt động khác nhau, một cái động cơ có buji, cái kia ko). Còn dầu bay, xăng máy bay cùng có tác dụng là nhiên liệu hoạt động cho máy bay.
    Gasoline = xăng
    Petrol= xăng,dầu nói chung.
  4. deadskinmask

    deadskinmask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ bác hơi có tí nhầm lẫn ở đây, mặc dù cơ bản là đúng hết:
    Khoảng nhiệt độ sôi mới là cách chính tắc nhất để phân loại sản phẩm dầu mỏ, dựa vào khoảng nhiệt độ sôi mà người ta chia ra naphtha, gasoline (cái này là nhiên liệu cho động cơ có chế hòa khí, thường gọi là xăng ô tô), kerosene (nhiên liệu phản lực & dầu hỏa), GasOil nhẹ (đọc là gát-oi nhưng không hiểu sao bà con mình toàn đọc là Ga-zô-in , cái này là cũng chính là dầu diesel) rồi GasOil nặng (dầu nhờn... rồi dựa vào chính khoảng nhiệt độ sôi này mà người ta phân ra các mục đích sử dụng cho từng loại, chứ không phải dựa vào mục đích sử dụng mà phân loại sản phẩm.
    Ngoài ra tùy thuộc vào tiêu chuẩn từng nơi, từng nước mà khoảng phân chia các sản phẩm có khác nhau chút ít.
    Gasoline thì như em đã nói ở trên, còn petrol thì mang nghĩa chung hơn để chỉ các sản phẩm nhiên liệu từ dầu mỏ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng được dùng để chỉ nhiên liệu cho động cơ ôtô (giống gasoline)
    Nói thêm về nhiên liệu hàng không: các bạn đừng nhầm lẫn giữa xăng máy bay và dầu bay nhé, xăng máy bay thì na ná như xăng ô tô thôi, nó thuộc phân đoạn xăng và chỉ dùng cho động cơ chế hòa khí trong các loại máy bay cổ & công suất nhỏ, còn dầu bay thì nó lại thuộc phân đoạn kerosene và được dùng cho động cơ phản lực.
    Thân
  5. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    các bác có ai biết các thông số cháy nổ của các loại xăng dầu thông dụng như A92 ko ạ, ví dụ như phương trình phản ứng, năng lượng sinh ra, số lượng mol tham gia và số lượng mol sinh ra, em muốn dùng các thông số này để tính xem lượng xăng tiêu thụ trong 1 đơn vị thời gian là bao nhiêu khi muốn tạo ra và duy trì một áp suất P trong một thể tích V nhất định trong một thời gian dài ạ. Nhiệt độ trong thể tích V là bao nhiêu cũng được, em chỉ cần duy trì và ổn định áp suất sinh ra thôi. Cái này lý thuyết có thể ko chính xác, chỉ để tham khảo thôi, nếu có các biểu đồ rút ra từ thực nghiệm thì là chính xác nhất.
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    ?oDầu thô? được bơm lên từ trong lòng đất, là một chất lỏng đen gọi là dầu mỏ. Chất lỏng này có chứa hydro-các bon aliphatic, hoặc hydro-các bon mà thành phần chỉ có hydro và các bon. Nguyên tử các bon liên kết với nhau theo dạng chuỗi có độ dài khác nhau.
    [​IMG]
    Phân tử CH4
    Các phân tử hydro-cácbon với độ dài khác nhau có các thuộc tính và hoạt động khác nhau. Ví dụ, một chuỗi chỉ có một phân tử cácbon trong cấu trúc (CH4) là chuỗi nhẹ nhất, như metan. Metan là một chất khí nhẹ, nó lơ lửng giống như khí hêli. Các chuỗi hydro-cácbon càng dài, chúng càng nặng.
    4 chuỗi đầu tiên ?" CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), C3H8 (propan) và C4H10 (butan) ?" đều là chất khí, và chúng có nhiệt độ sôi lần lượt là -161, -88, -46, -1 độ F (tương đương -107, -67, -43, và -18 độ C). Các chuỗi có cấu trúc C15H32 hoặc hơn, là các chất lỏng tại mức nhiệt độ trong phòng, và các chuỗi trên C19 là chất rắn tại mức nhiệt độ trong phòng.
    Độ dài các chuỗi khác nhau có các điểm sôi tăng dần, vì vậy, chúng được phân loại nhờ quá trình chưng cất, đây là những gì diễn ra trong một quá trình lọc dầu ?" dầu thô được đun nóng, các chuỗi khác nhau được tách ra nhờ nhiệt độ làm bay hơi.
    [​IMG]
    Phân tử C3H8
    Các chuỗi trong phạm vi C5, C6 và C7 là rất nhẹ, dễ dàng bay hơi, các chất lỏng sáng được gọi là naphtha. Chúng được dùng làm hoá chất dung môi ?" các chất lỏng làm sạch khô, sơn và các sản phẩm làm khô nhanh đều được chế tạo từ chất này.
    Các chuỗi có cấu trúc từ C7H16 tới C11H24 được hòa trộn với nhau và dùng để tạo ra xăng. Tất cả các chất này bay hơi ở mức nhiệt độ thấp hơn điểm sôi của nước. Đó là nguyên nhân tại sao khi ta làm rớt xăng xuống đất, nó bốc hơi rất nhanh.
    [​IMG]
    Phân tử C4H10
    Tiếp đến là dầu hoả, có cấu trúc từ C12 tới C15, rồi đến diesel và nhiên liệu nặng (giống như dầu đốt dùng trong sinh hoạt hàng ngày). Tiếp theo là dầu bôi trơn. Tại mức nhiệt độ thường thì những loại dầu này không bốc hơi được. Ví dụ, dầu động cơ có thể chạy cả ngày tại mức nhiệt độ 250 độ F (121 độ C) mà không bốc hơn một tí nào. Dầu bôi trơn có nhiều dạng, từ loại rất nhẹ (giống như dầu 3 trong 1), đến các loại dầu nặng dùng cho ô tô, tiếp đến là các loại dầu rất nặng dùng để bôi trơn bánh răng và sau đó là mỡ dạng bánh rắn.
    Các chuỗi có cấu trúc từ C20 trở lên là chất rắn, loại nhẹ nhất là sáp parafin, tiếp đến là nhựa đường và cuối cùng là nhựa đường (bitum), được dùng để làm nhựa rải đường. Tất cả những chất này đều được chế từ dầu thô.Sự khác biệt duy nhất của các sản phẩm dầu chính là chiều dài của các chuỗi cácbon.
  7. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    thế bạn có biết công thức phản ứng cháy trung bình của xăng A92 ( hay tỉ lệ % giữa các thành phần trong xăng A92 từ C7H16 tới C11H24) và nhiệt lượng nó toả ra trong phản ứng cháy ko?
  8. jade1810

    jade1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Thế các bác có ai biết rõ thành phần của dầu FO ko (Có CxHy nào ,bao nhieu ...) mình đang cần tính nhiệt cháy của nhiên liệu dầu FO để thiết kế lò!xin cảm ơn!

Chia sẻ trang này