1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng và sổ trắng

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi dhlaw, 18/06/2019.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dhlaw

    dhlaw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2018
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Như nhiều người đã biết sổ đỏ, sổ hồng và sổ trắng là các giấy tờ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ sử dụng đất ở, nhà ở, căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề, tập thể, đất các loại, .. đây là các tài sản là bất động sản do mình sở hữu. Vậy làm sao để phân biệt sổ đỏ, sổ hồng và sổ trắng?

    1. Sổ trắng là gì?

    Sổ trắng là những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận từ rất lâu trước đây như:
    - Giấy được cấp trước 30-4-1975 có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ;
    - Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở…

    Những giấy trắng sau thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị pháp lý về nhà đất. Diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có thể xem là chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

    2. Sổ đỏ là gì?
    - Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn).

    - Do Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành.

    - Cơ quan cấp: Do UBND cấp Huyện, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh cấp cho sử dụng.

    - Được quy định tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.

    - Loại đất được cấp theo sổ đỏ: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn.

    - Màu sắc: Bìa màu đỏ đậm.
    - Đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đúng tên trên giấy chứng nhận.


    3. Sổ hồng là gì?

    – Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (Nội thành, nội thị xã, thị trấn).

    – Do Bộ xây dựng ban hành.

    – Cơ quan cấp: Do UBND tỉnh cấp hoặc UBND tỉnh ủy quyền cho UBND Quận, thị xã cấp.

    – Sổ hồng được quy định tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ.

    – Trên sổ hồng thể hiện các thông tin về:

    + Quyền sử dụng đất ở: Số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng

    + Quyền sơ hữu nhà ở: Diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng.

    – Màu sắc: Bìa màu hồng.

    * Đối với các trường hợp đất, đất và nhà ở chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chỉ có sổ trắng và các giấy tờ liên quan, khi muốn mua bán, chuyển nhượng, tặng -cho phần đất, đất và nhà ở đó thì cần phải làm thủ tục Hợp thức hóa nhà đất để tiến hành cấp sổ hồng.

    - Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất


Chia sẻ trang này