1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phản chiếu-Có ai phản đối không?

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi arch, 16/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Phản chiếu-Có ai phản đối không?

    Thư pháp của bọn Tàu nổi tiếng thì khỏi phải bàn. Bởi chữ Tàu là chữ tượng hình. Khi viết mà như hoạ, thể hiện bay bổng con chữ như một bức tranh. Như thế mới gọi là thư pháp. Còn tiếng Việt bắt nguồn từ chữ latinh sao lại xuất hiện thư pháp. Chẳng nhẽ cứ vẽ nhăng vẽ cuội, rồng bay phượng múa, khó đọc, khó hiểu là thư pháp? Không biết ai nghĩ ra ái trò vớ vẩn này.
  2. hvs

    hvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tớ không đồng ý với cách lập luận của cậu. Cần phải xem thư pháp là một nghệ thuật viết chữ. Không hẳn là chữ Tàu thì mới chơi thư pháp được. Có nhiều người viết tiếng Việt rất đẹp đấy, cậu không thấy à?
  3. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    "Thư pháp là một nghệ thuật viết chữ"? Đây là câu tôi mới nghe lần đầu đấy.
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Khái niệm: Thư pháp (Calligraphy) theo quan niệm phương Tây là ''''Nghệ thuật viết chữ đẹp'''' nói chung. Bằng sự tìm hiểu, học hỏi, sự rèn luyện lâu dài, con người có thể cẩn trọng viết chữ như in, tô vẽ, trang hoàng chữ viết mẫu mực hay nghiêng bay ****, uốn lượn như ''''phượng múa rồng bay''''. Bằng cây bút tre, phiến gỗ, bút sắt, bút lông, thậm chí cả ngón tay - ''''nhất dương chỉ'''' với kỹ thuật điêu luyện tinh xảo, công năng phóng bút tuyệt vời, họ có thể tạo nên những tác phẩm, công trình độc đáo có giá trị nghệ thuật được người đời khen tặng, thán phục, tôn vinh.
    Về gốc rễ, thư pháp được khởi nguồn từ Trung Quốc hơn 3000 năm nay rồi dần dần được phổ biến tới Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc. Họ coi Thư pháp chính là: Nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông qua các thể thư: Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo mà tự bao đời các dân tộc sử dụng chữ viết trong ''''ô vuông'''' rất tự hào và sùng bái. Cao siêu hơn nữa, thư pháp chính là ''''công năng phóng bút xuất thần'''' có nội dung giáo dục đạo đức lành mạnh, sâu sắc.
    Liên quan đến Thư pháp là Thư hoạ. Có ý kiến diễn giải: Thư hoạ cũng là một cách gọi của Thư pháp, vì Thư pháp xuất phát từ Trung Quốc mà tự thân mỗi chữ Hán của Trung Quốc là một bức...hoạ. Hơn nữa, bức ''''đại tự'''' nào đó được nhà thư pháp giản lược hoá thành ''''hình tượng'''' cụ thể thì nghiễm nhiên ''''Thư pháp'''' thành ''''Thư hoạ'''' - trông chữ thấy hình, trông hình thấy chữ...''''. Lại có nhà nghiên cứu cho rằng: Thư hoạ là một bức chân dung, một hình ảnh, một bức tranh có ''''hồn'''' được phóng bút xuất thần từ thủ pháp của các bậc họa sư.
    Theo vietnamnet.
  5. noi_that

    noi_that Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP ĐỖ PHỦ.
    Viết thư pháp là sự khó, thưởng thức thư pháp cũng không dễ dàng. Cái đẹp của thư pháp nằm trong sự cân đối hài hoà, uyển chuyển, của các đường nét. Nhìn vào tác phẩm thư pháp như nhìn vào bức tranh thuỷ mặc cổ kính, thấy cả hoa lá, trời mây, rồng bay, thác cuộn? Ngoài ra, cái hay của thư pháp còn thể hiện kín đáo mà âm trầm trong nghĩa từ điển của bộ tạo ra chử. Hai câu thơ nói về mưa hụt của Đỗ Phủ cho ta một cách thưởng thức thư pháp như thế.
    > o? 空 o ,
    Lôi Đình Không Tích Lịch
    > > Y T> "
    Vân Vũ Cánh Hư Vô
    Nghĩa hai câu trên tạm dịch là :
    Sấm rền chớp giật gần xa
    Mây mưa rút cuộc chỉ là hư vô
    Bằng vào nghĩa của chử Hán thì cũng chỉ dịch được đến thế, tức là trời làm ra vẻ mưa mà vẫn không mưa. Nhưng các bộ trong từng chử còn nói lên những gì ? Trong năm chử của câu trên, thì đã có bốn chử : Lôi, đình, tích, lịch, được cấu thành từ bộ vũ ( > ) nghĩa là mưa. Câu thứ hai, chử Vân đầu câu cũng có bộ vũ. Tiếp theo, Chữ vũ đứng riêng một mình. Cả sáu chữ vũ ( trong số mười chử của hai câu ) như một ám ảnh làm người đọc có cảm giác trời mưa to đến nơi. Nhưng chử vô ( không ) cuối câu thứ hai lại có bộ hoả (灬 ) là lửa làm nền móng. Nó khẳng định trời không mưa, không làm thoả nỗi khát của nhân gian, lại còn nóng bức, ngột ngạt.
    Hoá ra , với thư pháp, cụ Đỗ Phủ khổng chỉ nói về cơn mưa hụt , mà còn ký thác thế thái nhân tình. Điều đó không dịch thành lời được , người ta chỉ cảm nhận nó khi đối diện với chính tác phẩm thư pháp mà thôi.
    ---------------
    Trích từ chuyện thư pháp của : Nguyễn Quốc Toàn.
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bạn nào cứ khen thư pháp chữ Hán mới là đẹp thì cũng giống như người Việt ta chê người TQ không thể có những câu đối như Da trắng vỗ bì bạch" vậy.
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Thích nhất câu này của bác arch
    Chẳng nhẽ cứ vẽ nhăng vẽ cuội, rồng bay phượng múa, khó đọc, khó hiểu là thư pháp? Không biết ai nghĩ ra ái trò vớ vẩn này.
    Đúng là như vậy thật... tôi thấy từ ngày phong trào viết thw pháp phát triển một cách rầm rộ thì bắt đầu có những hiện tượng không hay đi kèm theo... cũng đúng thôi đa thì không tinh vậy mà. Thật ra ranh giới giữa nghệ thuật và "nhăng cuội vớ vẩn" rất mong manh... Bây giờ có mấy cha bán chữ in hàng loạt rồi đem nhà sách treo bán đầy ra đấy... thế mà có người khoái mua về treo đầy cả nhà.... không biết nghệ thuật gì cái hàng chợ như thế...
    Đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân xem xin chữ khó như thế nào...
    Đọc Vũ Đình Liên mới cay đắng chứ... học trò đi học chỉ mong đỗ đạt, bần cùng bất đắc dĩ lắm mới làm ông đồ.... đã vậy chữ để cho chứ ai lại đi bán...
    Hay là học trò ngày nay khác rồi các bác nhỉ...
    honghoavi

Chia sẻ trang này