1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân công lao động và sự sụp đổ của hệ thống XHCN

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi MIG2000, 29/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MIG2000

    MIG2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Phân công lao động và sự sụp đổ của hệ thống XHCN

    Vì sao hệ thống XHCN vô cùng hấp dẫn trong lý thuyết sụp đổ trong khi thế giới tư bản đầy tai tiếng trong thực tiễn lại tiếp tục tồn tại và phát triển . Theo tôi , đơn giản vì cái gọi là quan hệ sản xuất XHCN chưa bao giờ hình thành hoàn chỉnh ở các nước được toàn thế giới coi là XHCN . Trong khi đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có tuổi thọ gấp vài lần thời gian tồn tại của những nhà nước XHCN vẫn bền bỉ và chưa có dấu hiệu sẽ sụp đổ trong tương lai gần . Nếu diễn đạt cách khác đơn giản hơn , không dùng những thuật ngữ kinh tế chính trị khó hiểu đối với nhiều người thì : không anh tư sản nào ở Mỹ nào chịu để kẻ khác tịch thu tài sản của mình khi chưa bị đánh gục bằng một cuộc cách mạng , trong khi đó không có ( hoặc có rất ít ) công nhân và viên chức ở Liên Xô xem mình là người sở hữu tài sản công và có trách nhiệm đối với khối tài sản đó . Theo tôi , mấu chốt là ở đây .

    Tại sao hơn 70 năm tồn tại của một chính quyền mà người ta vẫn không thể nào thật sự tạo ra quan hệ sản xuất mới , làm cho nó ăn sâu ,bám rễ vào xã hội ? Theo tôi đơn giản vì sự phân công lao động trong những xã hội tạm gọi là XHCN chẳng khác gì so với xã hội tư bản .

    Ở các nước XHCN vẫn có những người công nhân trực tiếp lao động với máy móc , những người nông dân lao động trên ruộng đồng , những nhà nghiên cứu , những quan chức đảm nhiệm công việc nhà nước nhiều quyền lực và tách rời khỏi xã hội , những giám đốc có nhiệm vụ quản lý sản xuất . Công nhân vẫn làm những công việc giống bất cứ người công nhân ở bất cứ một nước tư bản nào và cũng chẳng có quyền lực gì hơn công nhân các nước tư bản . Nông dân vẫn làm những việc nhà nông như các nước phương Tây khác , khác chăng họ không phải là những người sở hữu tư nhân trên mảnh đất mà họ gieo trồng . Nhà nghiên cứu vẫn được người khác cung cấp tiền để thực hiện những công trình của mình . Lãnh đạo nhà nước vẫn có nhiều quyền lực như bất kỳ đâu . Nền sản xuất thay vì được định hướng bằng sự biến động của thị trường thì nay được định hướng bởi các viên chức nhà nước . Nhà máy được điều hành bởi các giám đốc được nhà tư sản trả lương thì nay là các giám đốc được nhà nước trả lương . Nói tóm lại ai làm việc nấy . Tuỳ theo công việc của mình , người ta sẽ có địa vị xã hội , thu nhập và quyền lực tương ứng . Người lao động vẫn là người lao động , họ chẳng có thêm một chút quyền lực nào . Họ tồn tại để sản xuất và chỉ để sản xuất . Nền sản xuất như vậy chỉ khác thế giới tư bản ở chỗ nhà nước đã đảm nhiệm những chức năng và quyền lực đối với nền sản xuất mà ban đầu nó thuộc về giới tư sản và những quy luật tự phát . Chẳng hề có chuyện làm chủ tập thể , làm chủ xã hội như người ta vẫn hứa hẹn . Đến đây , chắc các bạn đã thấy được điểm giống nhau giữa hai hình thái xã hội trong vấn đề phân công lao động xã hội .

    Vậy tại sao sự phân công lao động như vậy lại khiến người ta bất lực trong việc xây dựng quan hệ sản xuất XHCN ? Chúng ta có thể hiểu điều này qua chính cuộc sống của chúng ta . Nếu bạn làm việc trong một nhà máy , một công sở , bạn không có quyền tham gia quyết định sự vận động của nó thì bạn có thể được xem là người làm chủ tập thể không ? Nếu bạn không kiểm soát được người lãnh đạo của bạn , không có quyền bãi nhiệm ông ta thì liệu bạn có thể có ý thức làm chủ không ? Mà làm chủ cái gì mới được chứ ? Trong thực tế người lao động chẳng được làm chủ cái gì hết . Vậy mà họ lại luôn được tuyên truyền rằng chính họ là người làm chủ . Có một sự nhập nhằng trong vấn đề sở hữu .

    Tại sao người lao động không được làm chủ ? Vì lãnh đạo của họ không muốn quyền lực của mình giảm đi . Quan trọng hơn vì trong sự phân công lao động như tôi đã trình bày phần lớn người lao động không đủ khả năng và thời gian tham gia vào việc quản lý sản xuất , quản lý xã hội . Mỗi người lao động đã được đào tạo để chuyên môn làm một công việc nào đó . Họ thành thạo trong công việc ấy . Hệ thống kỹ năng cần thiết cho công việc đó phát triển . Người ta dành tất cả thời gian làm việc cho ngành nghề mà mình đã được xã hội phân công . Thử hỏi họ còn thời gian đâu để quản lý sản xuất , quản lý xã hội , kiểm soát lãnh đạo của mình . Hơn nữa quản lý lại là công việc của một nhóm người . Đó là một phần trong sự phân công được toàn xã hội thừa nhận . Khi đã có một tầng lớp chuyên làm công việc quản lý , định hướng cho xã hội thì sự tham gia của quần chúng có cần thiết không hay chỉ tạo ra sự rối loạn . Mà liệu quần chúng có đủ khả năng tham gia vào việc quản lý không . Ai cũng biết , quản lý là một công việc tương đối phức tạp cần được chuyên môn hoá , cần nhiều kỹ năng và kiến thức . Vì vậy việc hàng triệu người lao động tham gia quản lý sản xuất không phải là chuyện đơn giản .

    Ở đây , ta thấy chính trình độ sản xuất hiện nay đã tạo ra sự phân công lao động . Nếu không có phân công lao động , toàn bộ nền sản xuất của loài người sụp đổ . Nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều tồn tại dựa trên cơ sở phân chia thành các nhóm người làm các công việc khác nhau do đó có địa vị và thu nhập khác nhau . Ngay cả vài chục năm sau chúng ta cũng không thể nào thủ tiêu sự phân công lao động . Còn quá sớm để nói về điều đó . Chính chủ nghĩa tư bản là con đẻ của sự phân công lao động . Nó tỏ ra phù hợp với trình độ sản xuất và sự phân công lao động hiện tại . Nó có đầy kinh nghiệm ,vô cùng năng động ,có khả năng thích nghi với sự thay đổi của tình hình thế giới rất tốt . Trong khi đó nền sản xuất XHCN không có được những khả năng đó mà lại bị xơ cứng , mất động lực dưới sự quản lý của một nhà nước quan liêu . Liệu chúng ta có thể hài lòng với quan niệm rằng hễ có một nhà nước đứng ra quản lý phần lớn lực lượng sản xuất là đã có CNXH ? Liệu quan hệ sản xuất XHCN chỉ đơn giản là sự tập trung quyền lực kinh tế vào tay nhà nước thôi ư ? Thực tiễn chứng minh rằng , nếu CNXH có thể tồn tại thì nó phải là một cái gì đó cao hơn thế . Ở đó , quần chúng sẽ đảm nhiệm một vai trò cực kỳ to lớn mà từ trước đến nay họ chưa bao giờ có được . Nhưng vai trò đó chỉ được bảo đảm bằng một nền sản xuất cao hơn hiện nay .

    Trên thực tế chủ nghĩa tư bản từ lâu đã biểu hiện những mâu thuẫn không thể khắc phục nổi . Trên lý thuyết chủ nghĩa xã hội ưu việt và khoa học hơn chủ nghĩa tư bản . Nhưng để có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội lại không phải là chuyện đơn giản . Điều này phụ thuộc vào trình độ của nền sản xuất , khả năng và phẩm chất của quần chúng . Có thể nói một hình thái xã hội mới hình thành dựa trên những nhân tố được tích luỹ trong xã hội cũ . Khi những nhân tố đó chưa đủ chín thì việc xây dựng một xã hội mới có thể bị thất bại là chuyện đương nhiên . Hơn nữa , xã hội XHCN là hình thái xã hội đầu tiên mà con người chủ định xây dựng một cách có ý thức . Cũng như trong khoa học , khi người ta tạo ra một chất liệu mới , một sản phẩm mới đều luôn phải trải qua các lần thử và sai . Dĩ nhiên , ai không muốn thử thì sẽ không bao giờ sai . Với những người không hài lòng với hiện tại sẽ vẫn còn tiếp tục thử và còn tiếp tục sai . Nhưng sau mỗi lần sai họ lại khôn ngoan hơn , sáng suốt hơn . Khi nào vẫn còn nhiều người ở các nước tư bản không hài lòng trật tự hiện hành , muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn , nhân văn hơn thì chủ nghĩa xã hội vẫn còn là một ám ảnh với nhân loại .




    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 29/04/2003
  2. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Bay lên nào!
    Bác dùng ngôn ngữ cao siêu quá, loại vô học như em chả hiểu gì nên chịu không có ý kiến ý cò gì được.
    Diễn đàn Counter Strike
    CSC -dot223-
  3. jugen_klisman

    jugen_klisman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy tiêu mục đề chẳng ăn nhập gì với nội dung bài viết cả ,bài viết thì có nội dung rốt cục lại rắng XHCN cần có quan hệ sản xuât mới ở mức cao hơn bởi sự phân công lao động liên quan tới quan hệ sản xuất hiện thời quá giống với TBCN
    Còn TBCN thì cũng phải có mối quan hệ sản xuất cao hơn bởi TBCN không thể là cái đích cuối cùng của nhân loại
    Vậy đâu là lý do để XHCN sụp đổ ?có chăng là một sự tiến bộ để có một quan hệ sản xuất mới !.

    Mama i'm coming home
  4. nguoiradikhongve

    nguoiradikhongve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    Bạn không thể thuyết phục những người có tri thức ở thế kỷ 21 bằng những lý luân không rõ ràng như vậy đâu bác MIG ạ.
    1.Bạn nói CNTB mâu thuẫn trong nội tại,bạn chỉ cho tôi xem đâu là mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.Ban nêu lên lý do tại sao chế độ XHCN ở LX sụp đổ và bạn cho rằng nó chưa đạt tới XHCN.Nhưng thực chất bạn đang cố tình né một vấn đề nhạy cảm là CNXH không thể có con đường đi của mình,do đó nó luôn đẹp đẽ trong tư tưởng của các nhà triết học,vì cái gì không thực tế ,nó thường rất đẹp.
    2.Cuộc trường chinh kháng chiến chống Mỹ của chúng ta là một thực tế minh chứng cho cái đẹp đẽ nhưng không thực tế của CNXH,bác thử đi hỏi những cựu chiến binh hay là nghe lại nhựng bài hát kháng chiến xem,hay đơn giản hơn lamột câu nói bất hủ của Bác: "..Hà nội,Hải Phòng có thể bị hủy diệt nhưng chúng ta quyết không sợ,đến ngày độc lập chúng ta sẽ xây dựng đàng hoàng hơn,to đep hơn..." Một thế hệ dân tộc đã đứng dậy kháng chiến cho một mục tiêu độc lập,họ sống bằng niềm tin,bằng ý chí chứ không phải bằng bơ sữa như quân đội Mỹ,đều đó làm nên chiến thắng nhưng điều đó không có nghĩa là những người lính thời đó không thích tư bản,họ chiến đấu ,nói theo nghĩa rộng là vì đất nước,vì dân tộc,nhưng theo nghĩa hẹp,là cho chính bản thân,chính gia đình họ,đó chính là cái tôi tư bản trong mỗi người đó.
    3.Chủ nghĩa tư bản là một quá trình tất yếu của xã hội,nó sẽ tiến lên chủ nghĩa đế quốc khi hùng mạnh,rồi nó sẽ sụp đổ như Mác nói,nhưng nó không phải sụp đổ vì CNXH,vì những người công nhân,hay nông dân mà là sụp đổ bởi một thế lực tư bản mới.Chính xác là như vậy,thực tế cho thấy,khi quyền lực tập trung về Đảng CS Liên Xô,thì thực tế chính Đảng CS Liên Xô đã là một thế lực tư bản mới,nhưng người ta cố tình khoác lên nó một tấm vỏ bọc đẹp đẽ là chính quyền nhân dân.
    4.Chủ nghĩa tư bản,đã,đang và sẽ luôn mãi mãi là một chủ nghĩa được mọi người ủng hộ,vì đơn giản là trong mổi con người chúng ta đều có quyền riêng tư,quyền cá nhân.Bạn có thể thấy tại sao mỗi khi thảo luận nói về những điều sai lầm của
    chủ nghĩa XH,các thành viên tự nhận là thông thái của box LS-VH đều lúng túng trong những câu hỏi rất đời thường ,họ đều cố tình né tránh hay là trả lời lảng qua chuện khác,vì đơn giản,những điều họ không biết cách trả lời đều có thể nói là những ước muốn sâu lắng của họ và thật sự họ không biết cách nào để đi trái lại với nhửng suy nghĩ đời thường của mình.
    5. Tại sao bạn lại đi đả phá chủ nghĩa tư bản trong khi theo tôi nghỉ,bạn chưa nghiên cứu kỹ về nó,hoặc có thể công việc của bạn là tìm những chuyện xấu của CNTB chăng?Nhưng bạn cũng không thể dối lòng mình là hằng tháng bạn làm việc có cần lương không?Rồi bạn sẽ cần dành dụm tiền để làm việc gì đó không?Hay là Sếp bạn tuần sau sẽ có phàn nàn bạn chuyện gì không?Tất cả những chuyện đó gọi là gì,là chuyện đời tư của bạn,và như thế trong ngôi nhà nhỏ của bạn đã có một chủ nghĩa tư bản nho nhỏ rồi đấy bạn ạ.
    Thực chất,chúng ta đang sống trong một chế độ XHCN cho nên tôi cũng không muốn tranh luận gay gắt với bạn làm gì.Nhưng có một điều nó sẽ là không bao giờ thay đổi,là chủ nghĩa tư bản đã,đang và sẽ luôn tồn tại,không bao giờ có thể xoá nó đi,trừ mhi là con người hoàn toàn bị huỷ diệt và CNXH luôn luôn một cái gì đó đẹp đẻ mơ màng trên những trang sách.
  5. socialistme

    socialistme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    CNTB rất đẹp, rất tốt, đúng , nhưng bạn nên nhớ, ko có cái gì tồn tại mãi
    Socialistme
  6. mebongda

    mebongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2002
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    CNTB đã đi lên và phát triển đến cở nào rồi mà CNXH vẫn còn loay hoay một chỗ để tìm một con đường xây dựng một xã hội chủ nghĩa .
    ---------------------------------
    http://nhacvang.2ya.com
  7. Default_Devil

    Default_Devil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Bạn có suy nghĩ chắc không vậy, có cái gì tồn tại mãi mãi được cơ chứ. Mọi thứ đều bắt đầu lụi tàn khi phát triển đến đỉnh cao nhất. Nói như bạn thì CNTB là đỉnh cao của chế độ xã hội loài người rồi, nhưng mình lưu ý bạn một điều là xã hội loài người đi từ chế độ phong kiến lên chế độ TB, vậy có ai trong cái xã hội PK ấy có thể dự đoán là chế độ PK ấy là đỉnh cao không, chế độ PK sẽ luôn tồn tại, ko bao giờ có thể xoá nó đi trừ khi loài người huỷ diệt không nhỉ?. Chỉ là một ý kiến nhỏ thôi.
    Lạnh lùng như con thạch sùng
  8. socialistme

    socialistme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên nhớ 1 điều, CNXH chưa bao giờ thật sự xuất hiện trong lịch sử XH loài người , nó là XH của tương lai. Bạn hiểu ko?
    Socialistme
  9. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
  10. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Thế bác quên là chúng ta mới đang trên con đường xây dựng CNXH thôi ah. Còn bao giờ đến thì.....ai biết.
    Spirou​

Chia sẻ trang này