1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân hửu cơ và phân NPK khác nhau như thế nào?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi thanh786, 07/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Phân hửu cơ và phân NPK khác nhau như thế nào?

    Emmong lung nghĩ rằng hai loại phân này nó giống nhau ở chổ là cùng thành phần cơ bản.
    Thực ra em cũng không biết là chúng giống khác nhau ở chổ nào nữa, xin các bác giải thích và nói thêm chút ít cách sử dụng,xin cảm ơn nhiều.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Phân hữu cơ có 2 nguồn: động vật và thực vật.

    Xác chết, tóc móng cắt ra ở tiệm sắc đẹp, ở lò mổ lợn, trâu bò,
    là phân động vật, kể cả *** người, phân chuồng .

    Phân thực vật còn gọi là phân xanh . Cắt cành, lá, cỏ đổ vào
    một chỗ trũng, tưới nước vào chừng 1 tháng thì thối rữa thành
    phân xanh. Phân xanh đã phân giải ra NH3 (Amôn) và NO3 (Nitrat)
    cây hút được, nhưng hàng tháng sau khi bón, vẫn tiếp tục phân
    giải, và chất khoáng có lợi cho cây trồng . Nó còn làm đất xốp
    cho cây ra rễ, dễ hút, và giữ ẩm cho đất.

    Phân hóa học có 2 nguồn: từ mỏ, và từ nhà máy .

    Phân Phốt phát và Kali từ mỏ, còn phân Đạm N từ nhà máy.
    Trộn P, K, N vào nhau theo yêu cầu thì ra các loại phân NPK
    còn gọi là phân hoá học . Phân hoá học không hôi thối như phân
    hừu cơ . N thì phân giải ngay (rất bốc) có thể làm chết cây,
    rồi sau đó thì hết, nên có thể khống chế không cho cây tốt mãi
    như phân hữu cơ, nhất là lúc lúa cần thôi đẻ nhánh để làm đòng.
    P và K thì phân giải lâu hơn, có thể hàng năm sau. Vì thế PK
    để bón cho cây ra trái, ra củ, ra thân mà không cần bốc lá mạnh.
    N để bón rau. PK bón Mía, Nhãn, Cà Chua.

    vì thế, bón lót cải thiện đất thì phân hữu cơ và PK.
    Trồng rau và cỏ, kể cả lúa, ngô, mía thì bón N đúng lúc .
    Ví dụ trước khi hái rau ăn 10 ngày thì không bón N.
    Khi mía đã cao thì thôi bón N, nhưng ngô thì còn bón cho đến
    lúc ngậm sữa, lúa thì thôi bón N sau khi đẻ nhánh sắp làm đòng.

    Trồng hoa thì NPK là 10-10-10 (70 là chất độn) nhưng trồng cỏ
    thì NPK là 30-5-5 (60 là chất độn).

    Bạn học hoá, thử tính xem trong Nitrat Amon thì bao nhiêu phần
    trăm N (NH4NO3)?
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chẳng hiểu sao bài viết của tôi về Phân, một đề tài khoa học, mà lại bị ẩn đi nhỉ ?
  4. haiaubac

    haiaubac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Phân NPK là một loại phân đa yếu tố. Nó chứa 3 thành phần cơ bản là N (nitơ), P (phốt pho) và K (kali). Và nó là phân khoáng (phân vô cơ) bón vào đất thì cây có thể sử dụng ngay. Còn phân hữu cơ thì là các hợp chất hữu cơ được chế biến hoặc không chế biến từ rác hữu cơ, phân gia súc, các loại thân, lá cây ... và khi bón vào đất thì phải nhờ hệ sinh vật đất phân hủy thông qua một quá trình rất phức tạp thì cây mới sử dụng được. nói đơn giản là thế thôi.

Chia sẻ trang này