1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân hủy chất thải từ chăn nuôi heo đang thay đổi Việt Nam

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi ThinhVi, 12/09/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ThinhVi

    ThinhVi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2018
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Thịt heo là nguồn protein quan trọng tại Việt Nam. Nó đại diện cho hơn 72,6% lượng thịt sản xuất nội địa và cung cấp kế sinh nhai tại các vùng nông thôn nhỏ cho hơn 4 triệu người. Thay đổi chất lượng cuộc sống và lối sống đã thúc đẩy nhu cầu đối với thịt, với sản xuất thịt heo lên đến 29 triệu tấn trong năm 2016.
    Nguồn https://vietnambiz.vn/tags/chan-nuoi-3022.tag
    Sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi heo Việt Nam được xếp thứ 6 trên thế giới, và chất thải trong chăn nuôi khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng hơn, gia tăng lượng khí thải nhà kính (GHG). Để quản lý những tác động trong sự mở rộng của ngành công nghiệp, chính phủ, hợp tác với các tổ chức quốc tế như tổ chức phi chính phủ SNV của Hà Lan, đã quảng bá hệ thống máy tiêu thụ khí biogas để thu khí metan từ chất thải của heo.

    Sáng kiến này gồm việc xây dựng các nhà máy khí biogas tại các trang trại nuôi heo nhỏ, nơi chất của heo được chứa trong các thùng bịt kín. Khí metan thu được thông qua quá trình phân hủy hiếm khí chất thải sẽ được sử dụng như nhiên liệu nấu ăn. Việc đốt cháy khí metan thu hoạch được sẽ sản xuất ra khí C02, cũng là một GHG. Tuy nhiên, khí metan có khả năng gây biến đổi khí đổi gấp 84 lần C02.

    Kể từ khi kế hoạch này được khởi động, hơn 250.000 máy phân hủy khí biogas đã được lắp đặt trên cả nước, đóng góp cho mục tiêu giảm 8% GHG vào năm 2030 của Việt Nam.

    [​IMG]
    Một hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: AFP/Hoàng Đình Nam.
    Lợi ích khí hậu, môi trường, sức khỏe và an toàn thực phẩm
    Các chương trình biogas quốc gia của Việt Nam, và những chương trình tương tự tại Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác, là một vài ví dụ điển hình nhất của sự hợp lực trong hoạt động làm giảm bớt biến đổi khí hậu. Ngoài việc giảm GHG, sáng kiến còn truyền tải nhiều mục tiêu trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Những mục tiêu này gồm, nhưng không giới hạn, mục tiêu 2 – chấm dứt đói người, mục tiêu 3 – khỏe mạnh và hạnh phúc, mục tiêu 7 – có thể chi trả và năng lượng sạch, mục tiêu 8 – việc làm tốt và tăng trưởng kinh tế, mục tiêu 12 – tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm, mục tiêu 13 - bảo vệ khí hậu, và mục tiêu 15 – sống trên đất liền.

Chia sẻ trang này