1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phan Huyền Thư nằm nghiêng

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Violetmoon, 13/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Phan Huyền Thư nằm nghiêng

    Nguyễn Thanh Sơn 11.11.2002

    Phan Huyền Thư nằm nghiêng


    Văn chương Việt nam hiện tại dị ứng đặc biệt với mọi sự kiêu hãnh, đừng nói gì đến sự kiêu hãnh của một nhà thơ nữ! Rủi thay cho cái cổ dài của bất cứ con thiên nga nào dám vươn lên cao trong chuồng gà của chủ nghĩa tầm tầm! Dù bị cái vỏ "âm thịnh" lấn lướt, nền văn học "dương suy" của chúng ta vẫn muốn nâng niu hình ảnh của những "người đàn bà ngồi đan" 1, khoan dung với những thấp thỏm "em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh" 2, e ngại nhưng vẫn thấy chấp nhận được những "tôi bắt đầu xe lửa mải miết, gầm lên tự trấn an, át đi trong tiếng thở đuổi theo mình, phía những cơ thể đầy ham muốn" 3... Nói gì thì nói, chừng nào những người viết nữ còn thờ phụng những chân dung đàn ông, còn ru ngủ thái độ tự tín của họ, chừng đó họ vẫn là những mẫu vật đáng được ưu ái.

    Sự độc lập hoàn toàn của một ngòi bút như Phan Huyền Thư khiến những nhà văn tầm tầm bực mình, còn sự kiêu hãnh của nó là điều họ không thể chịu đựng nổi. Pushkin có thể nói "những ai sống và biết suy nghĩ, trong tâm hồn không thể không khinh bỉ loài người", nhưng đó là Pushkin! Còn cái cười nhạt khinh mạn của bất cứ ai trong số những người "sống và biết suy nghĩ" đối với những "nhà thơ uống bia và chửi tục" 4, những "...vần thơ ảnh viện/khóc vui buồn không màu/cười những nụ cười giống nhau" 5) có thể khiến họ ngộp thở vì tức giận. Phan Huyền Thư nhất quyết không che dấu cái nhìn cao ngạo của mình đối với thế giới xung quanh, không tham gia vào những "ảnh viện" đang "vẽ chân dung cho chữ" ấy. Với "bàn tay vẫn bỏ quên túi áo", chị "đi ra khỏi ảnh viện/để thơ" 6 với một thế giới thơ riêng của chị.

    Lòng kiêu hãnh trong thơ Phan Huyền Thư bắt nguồn từ nỗi phẫn nộ ngun ngút nung nấu của cuộc hành trình "đầy bụi" của cái tôi quay về với "thành phố của tôi" mà đã không còn nhận ra "của tôi", một thành phố "đầy cửa sổ mặt nhà" 7, với những "cô nàng chân cong váy ngắn/loé xoé tiếng địa phương/những nàng nhâm nhi văn chương/khen nhau cố hớp giọng thị thành" 8. Những nhà thơ nữ "công dung ngôn hạnh" của thập kỷ 80, 90 có thể cưu mang cho những lo toan đời thường làm gia vị cho tình yêu cam chịu của họ, nhưng Phan Huyền Thư quyết liệt từ chối cái gọi là hiện thực đó trong thế giới thơ chị. Sau rất nhiều năm, Nằm nghiêng là tập thơ đầu tiên đã cười nhạo cái thế giới thơ ca mà chúng ta tưởng mình đang tắm mình trong nó. Sức hấp dẫn chính trong thơ ca của Phan Huyền Thư, cái tách biệt hẳn thơ chị với những nhà thơ đồng thời là cái parody- cái diễu nhại-hiện thực một cách nhuần nhuyễn trong thơ chị.

    Diễu nhại cái truyền thống, diễu nhại những cái đã được sáng tạo trước chị, những câu thơ của Phan Huyền Thư trong Nằm nghiêng rất hay đặt bẫy người đọc, khiến cho nhịp thơ của Phan Huyền Thư tưởng có vẻ rất rời rạc mà lại không hề đứt đoạn và rất khó nắm bắt, từ đơn giản như những "bàn tay bỏ quên túi áo/mân mê cây bút chì/(không có mẩu bánh mì)- một thứ phản thơ Phan Thị Vàng Anh 9, đến phản-tục ngữ "em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ c ỏ/bờm rối tung vó ức căng đầy bóng đêm/côn trùng rên rỉ ngất/ngây ngựa non em cứ liến mãi/vết thù trên lưng nhỏ giọt" 10 hoặc đậm đặc trong Nằm vạ tháng giêng "thuỷ mặc mộng mị/anh cứ say đời nhi bất hoặc/tri thiên mệnh/Xuân bất tận/cổ lai hi...Tháng Giêng lá dong/bóc dính bánh chưng/xanh thịt mở/đỏ dưa hành/bạch vế đối lẳng...Giả say/rượu đào bất tận hưởng/lộc thơ/bất trùng xuân" 11. Thơ Phan Huyền Thư giống như một thứ mosiac-một bức tranh khảm- mà truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai bỗng nhiên bị những nhát kéo sắc ngọt của nhà thơ cắt rời khỏi thế giới vốn có của nó, đính nó vào một thế giới khác, khiến nó mang một hình hài mới, hiện diện một cách riêng biệt mà hài hoà trong thế giới mới đó.

    Rút lui vào thế giới thơ riêng của mình là rút lui vào sự cô độc, nơi nhà thơ chỉ có thể "tự dắt mình men theo mùa hạ/tìm một lối đi thu". Nhưng nỗi cô độc như một chiếc kén khổng lồ quấn chặt lấy thế giới thơ của Thư, nên nhiều lần, trong thơ, chị luôn mơ đến cái chết như sự giải thoát khỏi thế giới cũ ("nhiều khi đơn độc/muốn thức dậy ở cõi khác" 12;"tôi nằm mơ một đám ma người chết là tôi. Tôi người đã chết" 13, hay tự làm "cáo phó" cho mình "tôi muốn tự mình /***g ảnh vào khung/đóng vào không/tìm nơi trang trọng?/Như đã qua đời" 14. Ám ảnh quan sát đám tang, quan sát cái chết của chính mình vừa là ám ảnh tách biệt mình khỏi thế giới bên ngoài, vừa là ám ảnh muốn quan sát toàn bộ cuộc sống của mình bằng một con mắt ngoài mình. Mà ngắm mình từ một cuộc sống ngoài mình luôn làm người ta thấy buồn bã trước cái hữu hạn của cuộc sống. Ngay cả sự tái sinh mà Phan Huyền Thư mong đợi hình như cũng đang mắc kẹt ở đâu đó, khiến cho chị vùng vẫy mà cũng chỉ nghe được "tiếng cựa mầm tuyệt vọng của tôi" 15, u ơ trong "giấc mơ của lưỡi/bắt đầu mở nguyên âm" 16

    Nỗi buồn lặng lẽ ấy có lẽ còn cao hơn sự cô độc, nên con mắt tỉnh táo bên trong của Phan Huyền Thư lại thấy mình, mặc lòng "những thất vọng tạm thời", quay lại với nỗi thèm khát những giây phút "lãng mạn giải lao", những "tình yêu mỗi sáng", dù cho tình yêu trong thế giới thơ của Phan Huyền Thư cũng chỉ là những hoài niệm xuất hiện trở đi trở lại trong những hành động hàng ngày nhất. "Ðiệp khúc: Sáng mùa đông/thoa kem vào chân gác lên bậu cửa/thoa kem vào chân gác lên bồn rửa/vào trong ra ngoài trơn tru/vào trong ra ngoài êm ru...Anh ở trong mồ hôi chân/Gác trên bồn tắm/đã thoa kem" 17. Các hành động lặp đi lặp lại khiến câu thơ dài ra, khiến các hành động được làm chậm lại, kéo dài mãi, như níu kéo lại những hình ảnh và những kỷ niệm 18 "anh ở đâu sót lại trong vết xước/em cào ngực rách ra những vì sao". Và khi đó, trái tim kiêu hãnh nhưng buồn bã của nhà thơ lại "em tự cười chính em/thói lăng loàn của con tim ưa ve vãn" 19, mặc dù sự kiêu hãnh và nỗi buồn khi đồng hành bao giờ cũng khiến nụ cười chua chát có một dư vị xót xa cay đắng: "tỉnh dậy thôi/trở về mình/nhẹ như tiếng vỗ cánh/hèn mạt con **** đêm thoát hiểm/rong chơi rừng mưa" 20.

    Imre Kertész, nhà văn Hungary mới được giải Nobel cách đây gần một tháng, trong một tiểu luận có nhắc đến quyền tự do xác định tự thân. Ông cũng nhắc lại luận văn của Oscar Wide, người nói "Hãy biết mình" là câu châm ngôn khắc trên cổng của thế giới cổ đại, còn "Hãy là mình" là câu châm ngôn khắc trên cổng thế giới hiện đại. Nhưng có lẽ, câu châm ngôn khắc trên cổng của thế kỷ hậu hiện đại này phải là "Hãy cười nhạo mình". Người ta phải đủ lớn để có thể cười nhạo những giá trị được sáng tạo trước mình, người ta lớn hơn khi có thể cười nhạo chính cảm xúc của bản thân mình. Cười nhạo là cái cách chạy trốn khỏi cảm xúc, khỏi cái tôi, nhưng đúng như T.S Eliot đã nói, phải chăng đó mới chính là Thơ ca, bởi vì "thơ ca không phải để cảm xúc chảy tràn, mà chính là sự chạy trốn khỏi cảm xúc. Thơ ca không phải sự biểu hiện của cá nhân, mà là sự chạy trốn khỏi cá nhân. Tất nhiên chỉ có những người có cái tôi và có cảm xúc mới thấu hiểu thế nào là chạy trốn khỏi những thứ ấy" 21. Chạy trốn không có nghĩa là từ chối cái tôi, từ chối cảm xúc, mà chính là chạy trốn để giữ nguyên cho mình cảm xúc sâu sắc đối với thế giới xung quanh và một cái tôi luôn tươi mới, trăn trở. Nằm nghiêng, trong sự chạy trốn ấy, đã vượt thoát khỏi những ràng buộc của chính mình, để mở cửa một thế giới thơ sâu thẳm của Phan Huyền Thư.
    3.11.2002

    ---------- 1 Tập thơ của Ý Nhi
    2 Thơ Xuân Quỳnh
    3 Thơ Vi Thuỳ Linh
    4 Một bài thơ-Nằm nghiêng-Tập thơ của Phan Huyền Thư- NXB Hội nhà văn- Tr.12
    5 Một bài thơ-sđd
    6 Một bài thơ-sđd
    7 Ngoại ô-sđd
    8 Tôi đi trên đường đầy bụi, thành phố của tôi-sdd
    9 Mèo con đi học/Chẳng mang cái gì/Chỉ mang một chiếc bút chì/Và thêm một mẩu bánh mỳ con con"
    10 Vết thù trên lưng ngựa hoang của Duy Anh
    11 Nằm vạ tháng Giêng
    12 Buổi sáng
    13 Giấc mơ
    14 Cáo phó
    15 Khắc thạch
    16 Giấc mơ của lưỡI
    17 Ðiệp khúc sáng mùa đông
    18 Rất giống với giọng kể của bài hát nổi tiếng của ban nhạc ABBA "The day before you came": Must have left my house at eight, because I always do. My train, I'm certain, left the station just when it was due .I must have read the morning paper going into town. And having gotten through the e***orial, no doubt I must have frowned".
    19 Lãng mạn giải lao
    20 Lãng mạn giải lao
    21 Poetry is not a turning loose of emotion, but an escape from emotion; it is not the expression of personality, but an escape from personality. But, of course, only those who have personality and emotions know what it means to want to escape from these things-T.S. Eliot-Tra***ion and the Inđividual Talent- The Sacred Wood- Essays on Poetry and Criticism.


    Just call my name
  2. hoangxuanquang

    hoangxuanquang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Tôi chả hiểu Phan Huyền Thư nằm nghiêng như thế nào nữa.
  3. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    " Phan Huyền Thư nằm ngiêng " là tựa đề chơi chữ của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn.
    Đây là bài phê bình về tập thơ Nằm Ngiêng ( Phan Huyền Thư- Nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản5/2002) của Nguyễn Thanh Sơn(NTS)
    Phan Huyền Thư (PHT). Tên thật là Phan Thị Huyền Thư. Sinh 1972 tại Hà Nội con cố nhạc sỹ Phan Lạc Hoa. Mẹ là ca sỹ Thanh Hoa.
    PHT Tốt nghiệpm khoa văn đại học tổng hợp văn năm 1993. Hiện nay chị là biên kịch hãng phim tài liệu VN.
    Phan Huyền thư khỏi đầu sự nghiệp viết văn bằng truyện ngắn. Những tác phẩm đáng chú ý là truyện ngắn Bụi Nắng.
    Nằm nghiêng là tập thơ đầu tay của chị.
    Nguyễn Thanh Sơn là nhà phê bình trẻ hiệnn nay ở Việt nam. Tốt nghiệp ngônngữ học tại Moscou năm 93. Sau tu nghiệp cửi nhân kinh tế tại Mỹ. Hiện nay là doanh nghiệp. Đại diện cho một công ty của Mỹ tại Hà Nội.
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Bạn hỏi vì sao tôi có thể biết như vậy. Tôi bán sách tại Bà Triệu. Nhà tôi đầy sách nên tôi gọi là "Nhà Văn" :-)
    Ai muốn mua sách cũ, sách mới xin tới nhà tôi. Nếu là thành viên của Diễn Đàn này sẽ giảm giá87%-Nhưng phải có thẻ:-)
  4. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thử đọc vài bài thơ của Phan Huyền Thư
    (Trích trong Nằm Nghiêng - NHà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam 5/2002)
    Thị Mầu 97
    Này chị em ơi
    Nhớ ai gầm gào trong cổ hỏngòi cười nửa rúc mặt đám đỗnganh thì đỏ
    tím thì vàng
    váy ngắn thì chân phải cong
    một mình:đạo đức-cười thầm:sang trọng
    Này chị em ơi
    thích ai nói ngọng thàng khinh
    thằng này đểu con kia kinh
    con này cởi áo quần nhanh lắm
    không phải bạ ai cũng vén miệng tụt lời
    Này chị em ơi
    Yêu đương phải giữ gìn
    vào sau cửa buồng vần vũ mười lăm phút
    ra đường đoan trang chớp mắt cươpfi thiết tha
    chỉ ăn cắp người ta...
    Đấy chị em ơi.
    06/97
    Di Mộng
    Anh có mũi tẹt da vấngo anh không lí lịch
    đồng bào của tôi "liên bang - hiệp chủng"
    bốn biển năm chauanh chị ở đâu
    các con cháu tôi ở đâu
    ai Hồng ai Lạc
    Đồng bào của tôi
    đồng bào dị mộng
    lọt sàng lòng có xuống nia...Đồng sàng
    (mộng sẵn sángợ nia không sẵn)
    Đồng bào của tôi
    tha hương chữ S
    dị bào đầu tư
    tình kiến thiết quê
    Ba hồn bảy vía
    đồng bào di mọngở đâu thì về
    thì về
    thì về
    19/8/98
  5. Zoy-Rock

    Zoy-Rock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    em thấy thơ của Phan Huyền Thư hay đấy chứ. ĐÚng là như Thanh SƠn nói, đấy chất diễu nhại đời và mình.
    Thấy mang mác của Vi LInh và Phạm THị Hoài....
    Vi Linh Muôn năm!!!!!
  6. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Thế thì đúng là Phan Huyền Thư nằm nghiêng rồi. Cô ta sẽ làm nghiêng nước nghiêng thành trả chơi.
  7. kiencanhkiencang

    kiencanhkiencang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người, tuy biết rằng là mỗi người mỗi ý kiến, suy nghĩ của riêng mình nhưng thực lòng mà nói, tớ không mê nổi thơ của Phan thị Huyền Như. Đậm chất hoang dại một cách giả tạo, thoát tục bằng sự thô tục, chới với trong một khoảng chẳng đáng để chới với... và ăn theo thơ của Vi Thuỳ Linh một cách ngớ ngẩn. Đó là toàn bộ cảm nhận của tớ khi đọc hai bài thơ trên báo Sinh viên số 31 cùng với bài bình luận cực kỳ lố bịch của một nhà văn đã có tuổi. Có lẽ trong suy nghĩ của tớ cái cổ hủ trong thơ vẫn còn đậm nét vì cơ bản tớ rất thích thơ Đường và thể loại thơ trong Chinh Phụ Ngâm. Không phải vì lý do ấy mà tớ ghét thơ P H N, tớ rất thích tính cách đàn bà trong thơ Vi Thuỳ Linh, say sưa với thơ của Ý Nhi nhưng lại rất ngạc nhiên và thất vọng khi đọc thơ của PHN.
    Đây là ý kiến của riêng tớ, ai có phản hồi thì cứ mạnh dạn, tự do ngôn luận mà và tớ cũng rất muốn nghe ý kiến của các ấy.

    Ngồi nhìn cái im lặng của đêm,
    ngồi nghe tiếng thở dài của gió,
    uống cái sắc lạnh của vầng trăng non chưa tỏ,
    Germini
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Giảm giá tới 87% thật à bác toanly.

    Trái tim anh là con chim quen sống cảnh hoang vu
    Không tìm được nơi mắt em khung trời của nó.
  9. KLI

    KLI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    hihi...lúc mới đọc bài của bác toanli em cũng tưởng như bác VNHL thật nhưng mờ đọc kỹ lại thì... điều kiện là phải có THẺ bác ạ . Thẻ thành viên TTVN phải không bác toanli ? Thế thì bác có giảm đến 90% hay hơn em cũng ..chịu ^_^
  10. hoangxuanquang

    hoangxuanquang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Phan huyền thư không thực tài bằng Vi Linh đâu.

Chia sẻ trang này