1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân tâm học Freud- Khoa học về các giấc mơ, Vấn đề vô thức - Thành lập hội Phân tâm học TTVN

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi bookshunter, 29/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bookshunter

    bookshunter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Phân tâm học Freud- Khoa học về các giấc mơ, Vấn đề vô thức - Thành lập hội Phân tâm học TTVN

    Sigmund Freud được thế giới coi là một trong những nhà bác học có ảnh hưởng đến tư tưởng của nhân loại thế kỷ 20 nhưng học thuyết của ông ít được biết đến ở Việt nam và trong giáo trình lịch sử triết học của hệ đại học cũng chỉ điểm qua quan điểm Libido của ông trong chừng dăm ba trang.

    Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế Việt nam vào nền kinh tế thế giới tất yếu kéo theo sự hội nhập về các khía cạnh khác đặc biệt là những luồng văn hoá tư tưởng khác nhau. đồng thời với nó là nhiều những chứng bệnh tâm lý kỳ lạ xuất hiện. Do vậy việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết Freud vào trong thực tế theo tôi là một công việc hết sức quan trọng để góp phần đưa tư duy của mỗi con người chúng ta lên một tầm cao mới tự đối phó và giải quyết các căn bệnh tâm lý của chính mình.

    Để các bạn yêu thích tâm lý học nói chung và những người quan tâm đến Phân tâm học Freud nói riêng cùng nhau tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực Phân tâm học, tôi xin đăng tải hai nội dung chính của thuyết Phân tâm học Freud là Khoa học về các giấc mơ và vấn đề Vô thức thông qua các tài liệu tôi đã sưu tầm được

    Nếu các bạn nào có bất kỳ tài liệu nào liên quan đến Phân tâm học, xin các bạn chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.

    Mong muốn của tôi, nếu có thể, là tiến tới chúng ta sẽ lập ra một hội Phân tâm học TTVN, và nếu phát triển sẽ trở thành hội Phân tâm học đầu tiên ở Việt nam

    Mời các bạn yêu Phân tâm học cho ý kiến.
  2. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0

    Được hoatnhiendonngo sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 30/11/2006
  3. blood4sunset

    blood4sunset Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Thật ra Freud là người có đóng góp quan trọng nhất đối với phân tâm học, nhưng tôi không thích lắm với 3 tiểu luận về lý thuyết tính dục của ông. Cách giải thích về tình yêu dựa trên sự lệch lạc tính dục, tính dục trẻ con, những biến đổi vào tuổi dậy thì ... cảm thấy có điều gì đó rất tây và nghiêng về bệnh học.
    Tôi thích E.FROMM hơn với thuyết "Phân tâm học tình yêu", giải thích tình yêu dựa trên sự thức tỉnh về nỗi cô đơn và sự ly cách, nói theo ông đó là sự "chạy trốn tự do".
    Mong các bạn có cái nhìn khách quan nhưng vẫn giữ được gì đó của riêng mình ... đối với tâm lý học, cũng như triết học vậy, chẳng ai dám nói ai đúng ai sai ...
    Chúc các bạn vui, nếu thành lập hội mình xin 1 chân quan sát viên
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mình thật sư muốn tham gia cùng các bạn! Các bạn vui lòng kể rõ về Hội và thời điểm họp offline, mình ở TP.HCM...
    Nhân đây, bookshunter có thể kể rõ cho mọi người về phân tâm học được ko:
    1-Phân tâm là gì?
    2-Mục đích nghiên cứu của Phân tâm học là gì?
    3-Đối tượng nghiên cứu của Phân tâm học?
    4-Những vấn đề cần phải nghiên cứu của Phân tâm học còn tồn đọng mà chưa giải quyết được hay vẫn còn nằm trong lĩnh vực tâm lý học thần bí hay siêu nhiên là gi?
    5-Phân tâm và Thần kinh bệnh có gì khác nhau?
  5. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Thực ra lý thuyết của S.Freud là giúp con người cởi mở và lành mạnh hoá về mặt ********. Cho đến bây giờ con người vẫn chưa thực sự cởi mở về vấn đề này do đó vẫn gây một số ức chế; quan điểm về ******** rất quan trọng nhưng không phải là tất cả , một khái niệm quan trọng nữa của tâm lý học là "thị dục huyền ngã" thoả mãn một cách khôn ngoan 2 loại thị dục này con người sẽ phát triển hài hoà thậm chí còn có thể thăng hoa!
  6. ringu

    ringu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    em đăng ký làm thành viên dự bị được ko ạ? Em ko biết nhiều về bộ môn này lắm nhưng có hứng thú, và thấy có triển vọng. Khi nào hội họp, thuyết giáo gì đó xin thông báo, em xung phong tham gia khâu...hậu cần ^_^
  7. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất hy vọng là Sigmund Freud mang lại cho tôi nhiều điều ngạc nhiên thú vị, mở mang. Nhưng khi tôi đọc những cái ông viết thì thấy không thuyết phục. Tất cả đều có tính áp đặt, khiên cưỡng. Nói thật là tôi rất thất vọng.
  8. bookshunter

    bookshunter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể nói cụ thể hơn về sự thất vọng của bác về Freud được không?
    Rất mong nhận được ý kiến của bác
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Vậy khi nào offline cùng mọi người và ở đâu, làm đi chứ! Còn gặp mọi người và thú vị thảo luận và thu được nhiều điều bổ ích nữa chứ!
  10. bookshunter

    bookshunter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Rất muốn offline cùng mọi người để thảo luận, thêm nữa để offline có kết quả cao thì theo tôi chúng ta cần chuẩn bị thêm một số vấn đề để có thể có một kế hoạch phát triển lâu dài:
    - Thành viên tham gia: số lượng tối thiểu - theo tôi vào khoảng 5 người là được
    - Chương trình cụ thể của offline: vấn đề thảo luận, các hoạt động khác(giao lưu, giới thiệu,...)
    - Cử ra những người phù hợp để phụ trách các vấn đề có liên quan
    Buổi offline đầu tiên có thể diễn ra sớm cũng được để thảo luận các vấn đề chi tiết đại loại như ở trên và phương hướng hoạt động cho các lần offline tiếp theo.
    Mời các bác quan tâm cho ý kiến ạ

Chia sẻ trang này