1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn Cachep nhiều
    Bạn post lên đây thì tốt quá.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 21:58 ngày 24/10/2003
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Mời những ai nghiên cứu phân tâm tham khảo trang
    http://www.vnvisualart.com
    Trong đó có thể học tâm lý một cách thú vị hơn.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  3. lehiep

    lehiep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Vote bác dumb 5* cho những bài viết của bác, không quá khó hiểu nhất là bài viết của bác về người hướng nội và hướng ngoại... theo như những gì bác viết thì bác cũng là người hướng nội, em cũng vậy... mà hình như những người trên ttvn người hướng nội nhiều hơn... họ thường tham gia rất active trên mạng khác hẳn với ngoài đời vd như em ( có thể xem profile của em, em tham gia khá nhiều box và đây là lần đầu vào box Học thuật ) bác có nghĩ thế không? ( đây chỉ là cái nhìn của em về bản thân rồi suy ra, hình như cái này gọi là quy nạp thì phải ) Dường như đó là khuynh hướng để làm cân bằng bản thân.... kính mong ý kiến của bác
    To live is to die...and to die is to wake...
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn Lehiep. Rất cảm ơn bạn đã ủng hộ. Nhân đây, tôi xin giói thiêuj phần mở đầu và những điều tôi sẽ định viết trong cuốn sách của mình.
    Nhập đề
    Bản năng sống và chết - KHởi nguồn của tâm lý học hành vi.
    Mọi con người sinh ra về cơ bản có hai bản năng này.
    Khi bắt đầu sinh, cũng đã là quá trình thực hiện bản năng chết.( thể hiện qua việc các tế bào bắt đầu già)
    Nhưng bản năng sống trong giai đoạn này mới là cơ bản( và hầu như suốt cuộc đời, người ta dễ nhìn thấy bản năng này hơn)
    Bản năng chết thì khó nhận: Nó là thói hiếu thắng trong các trò chơi đối kháng. Khi bạn cảm thấy thích thú khi đối thủ bị bẽ mặt, bạn đã thực hiện bản năng chết. Còn khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân trong cái việc đó, bạn đang thực hiện bản năng sống.
    Bản năng chết có trong suốt cuộc đời bạn, nhưng sự thể hiện của nó trong thường là lên các đối tượng khác. Chỉ khi thực hiện hành động chết, bạn mới thực sự thực hiện bản năng này mà không chuyển hoá.
    Không phải lúc nào bạn cũng thể hiện bản năng chết bằng việc huỷ diệt phá phách đối tượng bên ngoài( công kích người khác, giết gia súc, phá huỷ đồ vật...). Bạn cũng có thể chuyển hoá nó vào bản thân bằng các hành vi hay thói quen gây hại. Khi bạn có ý muốn làm hại ai đó không phải để thực hiện mục đích, mà chỉ vì bạn có khoái cảm nhìn thấy đối phương đau, bạn thực sự đang thực hiện bản năng chết. Nhưng để huỷ diệt đối thủ, nếu bạn không dám đối đầu trực tiếp, mà bằng các chiến lược, và tư duy để thực hiện nó, mà không đạt được kết quả, thì bạn đang thực hiện bản năng chết trên bản thân mình. Bạn sẽ không chết ngay, hiển nhiên rồi, nhưng các xúc cảm tiêu cực sẽ đầu độc bạn.
    Bản năng chết thường được thể hiện bởi hành vi như là tích cực giành giật cuộc sống. Người có bản năng chết mạnh thường ít có niềm vui từ cuộc sống. Về bản chất, họ lạnh lùng, và ưa các cảm giác kỳ quái, mạnh. Nhưng họ có ý chí chinh phục, khuất phục đối thủ, nghĩa là họ có khát khao quyền lực để bắt người khác lệ thuộc vào mình ( như thế, họ đã chuyển một phần cái chết từ mình sang những người lệ thuộc). Họ cũng có nhiều tham vọng bắt nguồn từ khoái cảm chiến thắng đối thủ (hướng vào việc hạ gục). Họ ghét nhiều người, và hay xấu chơi. Họ cũng có thể là người sáng tạo, nhưng họ thường sáng tạo ra vũ khí, bom ...Tất nhiên, họ cũng là con người , có bản năng sống, nhưng bản năng này nhiều khi chỉ tập trung vào việc hưởng thụ vật chất, một cái Tôi vật chất thuần tuý. Vì đối tượng của bản năng sống ít, nên họ tập trung vào đó được nhiều năng lượng, nên có cảm tưởng họ rất ham sống. Đồng thời, họ rất hay có các hành vi như công kích, gièm pha, nói xấu.
    Bạn có bao giờ khoái khi giết một con kiến. Hay khi giết một con muỗi, và thấy khoái từ việc nhìn thấy máu. Nó, bản năng chết ở con người bình thường đôi khi dồn nén thành thế đó. ( Bạn nên chơi một trò chơi đối kháng như đánh cờ hay chơi game có nội dung chiến đấu nếu vào tình huống này...)
    Bây giờ tôi nói về bản năng sống:
    Bản năng sống thường thể hiện ở những người yêu trẻ con, yêu đồng loại. Nó hướng ra ngoài trong phần lớn trường hợp. Nhưng khi không thực hiện được( bằng việc làm, hoạt động, vui chơi, mơ uớc tích cực...) theo đúng thời gian, bản năng sống bị kìm hãm. Người ta có thể hướng về cái chết để chuyển hoá. Dưới hình thức SỢ.
    Nhưng các bạn bảo: Người ta có thể sợ cái chưa biết ư? Chết được biết đến qua hình ảnh những đám tang, những quan tài, qua sự phủ định HOÀN TOÀN sống. Sống là ăn, chết là không bao giờ được ăn
    Sống là yêu, chết là không bao giờ nhìn thấy con người, không phải qua một giấc ngủ
    Và người ta có thể biết về CÁI CHẾT trực tiếp và chuẩn xác nhất khi người ta nhận thức sâu về giấc ngủ. Một GIẤC NGỦ được nhân bản lên vô cùng bằng tưởng tượng là CÁI CHẾT GIẢ.
    Bản năng sống còn được thể hiện qua năng lượng dục mà ta có thể nhận thức được.
    Khi cảm giác SỢ lớn hơn cảm giác thu được từ việc thực hiện bản năng sống, thì bản năng sống bị đầu độc bằng HÀNH VI và thói quen CHẾT. Người ta gần như co mình lại, KHông SỐNG.
    Người ta có thể chết từ khi còn rất bé, được lắm chứ.
    Và sống khi đã cao tuổi, ai bảo không thể?
    Kết luận cho bài này, tôi chỉ muốn nói, phàm là con người, ai cũng có bản năng sống và chết đồng thời. Nhưng hướng đến bản năng sống là điều mà nhân loại tiến bộ mong muốn. Nhưng từ bản năng đến hành vi thể hiện, đôi khi có những sự bóp méo đáng ngờ, và chúng ta có thể sai lầm nếu chỉ nhìn vào hành vi.
    Tôi định nghĩa Tâm lý học là khoa học nghiên cứu sự biến đổi từ BẢN NĂNG đến HÀNH VI và TÍNH CÁCH hiện tại của con nguời theo những cách bình thường và không bình thường và những thể hiện từng thời kỳ của nó có xét đến các yếu tố bên ngoài như thời gian, xã hội... và những phương pháp điều chỉnh chúng theo những mục tiêu khác nhau.
    Tất cả các học thuyết về tâm lý đều nghiên cứu một phần hoặc nhiều phần trong đó.
    Đừng sợ khi tôi nói về cái chết
    những bông hoa vẫn nở lên từ khát vọng sống mà
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/11/3B9CD15E/
    Thứ hai, 10/11/2003, 12:04 GMT+7
    Ký ức đúng, sai để lại dấu ấn khác nhau trên não


    Khi cố hình dung lại khuôn mặt hay dáng hình nào đó, bạn có thể nhớ lộn sang một đối tượng khác mà cứ ngỡ rằng mình đã đúng. Nhưng não của bạn không bị đánh lừa như thế. Nó phản ứng rất khác nhau trong hai trường hợp này, và việc chụp não một ngày nào đó có thể giúp tìm ra các ký ức sai lầm đó.
    Daniel Schacer và Scott Slotnick, tại Đại học Havard, Massachusetts (Mỹ), đã phát hiện thấy các vùng giác quan trên não (chứ không phải vùng vẫn được xem là chuyên xử lý ký ức) hoạt động mạnh hơn khi người ta nhớ lại chính xác thông tin.
    Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu những tình nguyện viên cố nhớ lại một hình dạng đặc biệt mà cả nhóm đã quan sát trước đó, đồng thời chụp não họ vào thời điểm này. Kết quả là, khi những tình nguyện viên nhớ đúng, vùng vỏ não thái dương hoạt động mạnh hơn khi so với khi họ nhớ lầm sang một hình dạng tương tự. Hiệu ứng này cũng xảy ra người thí nghiệm nhớ lại một từ trong danh sách các từ: Vùng thính giác trên não họ hoạt động mạnh hơn khi anh ta nhận diện đúng từ, so với khi nghe lầm một từ khác na ná như thế.
    Một điều thú vị nữa là việc quét não cũng cho thấy trí nhớ ?oẩn? hoặc trí nhớ vô thức của chúng ta có thể còn chính xác hơn những gì chúng ta gợi lại một cách chủ ý.
    Yoko Okado, chuyên gia nghiên cứu về ký ức sai lệch tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, nhận định một số loại máy phát hiện nói dối có thể một ngày nào đó sẽ nhận ra những khác biệt này trong hoạt động của não. Tuy nhiên, Schacter chỉ ra rằng công trình của họ xác định hoạt động của não qua rất nhiều thử nghiệm, do vậy, để phát hiện độ chính xác của một ký ức đơn lẻ là chưa thể.
    Nghiên cứu được công bố tại cuộc gặp của Hiệp hội khoa học thần kinh ở New Orleans tuần trước.
    Bích Hạnh (theo NewScientist)

    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn luuthuy đã post bài rất hay.
    Về lĩnh vực này, khi chưa có công cụ để quan sát, thực nghiệm, thì việc đưa ra những phát biểu có lẽ chỉ là mang tính tham khảo và bỏ ngỏ.
    Nếu liên tưởng sang lĩnh vực phân tâm, khi dùng phương thức thôi miên để bệnh nhân nhớ lại những ký ức bị dồn nén, khi bệnh nhân nhớ lại chính xác được hoàn cảnh của những dồn nén, thì vô thức được giải toả.
    Có thể thấy rõ ràng là các nhà phân tâm không bắt bệnh nhân nhó lại chủ động, mà dựa trên các câu hỏi để bệnh nhân nhớ lại một cách không cố gắng. Do đó, vùng não dành cho việc nhớ lại được dùng ít nhất có thể. Và khi nó đụng vào đúng ký ức, các nơ ron tại vùng cảm giác ( do các giác quan) được đánh thức, người ta như được sống lại, gần như người ta tiếp xúc lần đầu ( khi tiếp xúc lần đầu, vùng não dành cho cảm xúc và cảm giác hoạt động nhiều khi đồng thời hay trước vùng não cho tư duy ( nhớ, suy nghĩ...))
    Như vậy, có thể thấy khi người ta nhớ đúng một phần, thì tính định hướng có sẵn trong hệ thần kinh giúp người ta huy động các nơ ron nhớ theo đúng định hướng của nó, việc này có thể gần như tự động, do đó người ta không phải huy động các vùng não để cố nhớ, đồng thời mối liên hệ từ đúng vùng não do nhớ lại chính xác đó có thể gợi lại các vùng não cho việc cảm giác như thị giác, thính giác... hoạt động.
    Quan điểm về các vùng não khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau đã được nhiều nhà khoa học chứng minh và được đề cập trong cuốn sách
    Lý thuyết về các dạng trí khôn của Howard Gardner.
    Bài viết này dựa trên những hiểu biết từ việc linh hội cuốn sách đó.
    ./.
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Một bài viết khá hay. Nguồn VNexpress.net
    Điều gì xảy ra khi người ta yêu?
    Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện ra điều gì xảy ra trong não khi người ta yêu. Kết quả chụp não cho thấy phụ nữ chủ yếu có những phản ứng về mặt tình cảm, còn trong đầu đàn ông hoạt động mạnh nhất là khu vực hưng phấn ********.
    Các nhà nghiên cứu đã chụp cộng hưởng từ bộ não của 17 nam nữ thanh niên để xem não con người phản ứng như thế nào khi họ ở giai đoạn đầu của cuộc tình. Những người này lần lượt được xem bức hình của người yêu và của một người quen biết nhưng không có tình cảm đặc biệt. Đồng thời, họ cũng phải thực hiện một nhiệm vụ để phân tán phản ứng tình cảm với bức hình.
    Kết quả cho thấy những cảm xúc tình yêu lãng mạn có liên quan tới hoạt động trong vùng đuôi não phải và chỏm não trước, nơi có hàm lượng dopamine hoạt động mạnh. Dopamine là một hoá chất trong não tạo ra các cảm giác thoả mãn và thú vị. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy hoạt động trong những vùng não mà những vùng này cũng kích hoạt khi con người ăn chocolate, tức là gây cảm giác hưng phấn. Người nào càng cảm thấy say đắm thì những vùng não này hoạt động càng mạnh.
    Nhưng vẫn có sự khác biệt giữa 2 giới. Hầu hết phụ nữ có nhiều hoạt động hơn trong phần đuôi não, vách ngăn và phần sau của đỉnh vỏ não, tất cả đều liên quan đến tình cảm, sự quan tâm và đền ơn. Còn não đàn ông chủ yếu hoạt động nhiều trong vùng xử lý hình ảnh, trong đó bao gồm cả hứng thú ********.
    Tiến sĩ Helen Fisher tại Đại học Rutgers ở New Jersey (Mỹ), đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi tin rằng tình cảm lãng mạn là một hình thức phát triển của một trong 3 hoạt động não cơ bản đã được tiến hoá để chỉ huy sự sinh sản của động vật có vú".
    "Động cơ ******** phát triển để thúc đẩy mỗi người tìm kiếm quan hệ với một bạn đời vừa ý. Khái niệm hấp dẫn - sự mở đầu của một mối tình lãng mạn - ra đời để cho phép mỗi người theo đuổi một ******** thích hợp, từ đó bảo tồn được thời gian và năng lượng tìm hiểu. Sự kết dính giữa nam và nữ tiến hoá để cho phép mỗi người chung thuỷ với bạn đời đủ lâu để hoàn thành nhiệm vụ làm cha mẹ", Fisher lý giải.
    Các nhà nghiên cứu dự định sẽ tiến hành một nghiên cứu khác tại đó họ sẽ chụp não của những người đã bị phụ tình.
    Minh Thi (theo BBC
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Khối óc và cách thức nó hoạt động:
    Tất cả chúng ta đều ý thức về những điều kỳ diệu mà máy vi tính có thể thực hiện được, nhưng không có một máy vi tính nào có thể thay thế được bộ óc con người về tính phức tạp trong xây dựng biểu đồ và tính uyển chuyển sinh hoạt. Khối óc gồm hàng tỷ tế bào thần kinh. Ngay sự kiện đó cũng khó mà hiểu được, bởi vì chúng ta phải vất vả lắm mới quan niệm được số lượng bao la như vậy. Bây giờ hãy cộng thêm sự kiện là mỗi một tế bào thần kinh lại có hàng trăm hay hàng ngàn giao lưu trao đổi đến từng tế bào thần kinh khác: số lượng trao đổi giữa giữa các tế bào có thể nhận thức được trở thành vấn nạn thực sự rắc rối cho trí não của chúng ta. Như một nhà khoa học tiên phong về thần kinh đã ví von khối óc con người: "...là một khung dệt tuyệt vời với hàng triệu con thoi lấp lánh đang dệt một tấm vải mà tự nó tan mất đi...". Những nhóm tế bào thần kinh tạo thành những trung tâm kiểm soát rất đặc thù trong khối óc. Những sợi thần kinh từ các trung tâm tủa ra tạo thành những lối đi, liên kết các trạm kiểm soát lại với nhau. Bên trong những trung tâm và giữa các trung tâm, những tế bào thần kinh trao đổi với nhau bằng cách gửi đi các tín hiệu điện tử qua những tia sóng dài. Khi xung thần kinh đi tới điểm cuối của dây thần kinh, những túi đựng ở cuối dây thần kinh thải ra một chất gọi là chất xung biến thần kinh - những hoá chất có nhiệm vụ chuyển các xung biến qua một khoảng không nhỏ phân cách đầu cuối dây thần kinh khỏi khối thể của tế bào thần kinh kế tiếp. Những sứ giả hoá chất này kích động những "xúc tu" tiếp nhận của các khối thể tế bào thần kinh khác, đến lượt chúng các khối thần kinh này lại trở nên xung động.
    Nếu bạn tưởng tượng về tiến trình này trong một phút, bạn sẽ thấy, sau khi thông tin được chuyển đi và nhận lại, xung biến thần kinh, một cách nào đó, bị loại ra khỏi hiện rtrường, hay bị ngưng hoạt động; nếu không nó sẽ tiếp tục gửi các sứ điệp không ngừng. Chính trong khối óc cũng tồn tại một phương cách khai trừ những sứ giả hoá chất đã được sử dụng. Một trong những phương thức đó là:
    "Nâng cấp một lần nữa": những xung biến thần kinh trở lại với tế bào đã gửi chúng đi và tại đây chúng nằm trong bao chứa và được cất giữ để sử dụng lại trong tương lai. Tiến trình của hoá chất phân ly và ngưng hoạt động cũng là một cách khác để cho các xung biến thần kinh được khai trừ ra khỏi hiện trường. Các nhà khoa học thần kinh đã thu thập được những chứng cớ có tính thuyết phục rằng những rối loạn đơn thuần là do sự phân ly trong hệ thống sứ điệp của hoá chất phiền toái này. Suy thoái đơn thuần chỉ là một trong những tình huống tâm bệnh có vẻ phản ánh lại những vấn đề sinh hoá của khối óc.
    Nguồn :
    A Parent''s Guide To Depression In Children and Adolescents. của D.Ingersoll, S. Goldstein
    Người dịch: Nguyến Văn Khi
    ./.
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Không chỉ vì lý do vốn sống phong phú hơn, mà các bậc cha mẹ ngày càng khó hiểu hành vi của con cái. Những khác biệt lớn nhất có thể ẩn giấu trong cấu trúc hơi dị biệt trong não bộ của chúng - khu vực hình thành lâu hơn dự báo. Quá trình phức tạ này không tự kết thúc trong thời niên thiếu - nó kéo dài, thậm chí đến giai đoạn trưởng thành.
    Khám phá bất ngờ trở thành một trong những chủ đề chính tại cuộc hội thảo quốc tế nhân " Ngày thế giới về não" diễn ra đầu tháng 3 vừa rồi. Tạp chí chuyên ngành, "Nature", nhân dịp này đã công bố tập bản đồ 3 chiều trình bày sự phát triển của não bộ trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. Tài liệu đã làm thay đổi khái niệm vốn có về cơ chế hoạt động của bộ não. Lần đầu tiên, nó thể hiện rõ nét quá tình hình thành từng bộ phận riêng biệt của não bộ, theo từng lứa tuổi - nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới, G.S Arthur Toga thuộc đại học Tổng hợp California phát biểu.
    Trí tuệ của con trẻ
    Thực ra trước đây, các nhà khoa học đã từng nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển não bộ trẻ em và tuổi vị thành niên, song chưa bao giờ thực hiện với qui mô chính xác cao như thế. Với thiết bị tái tạo từ trường, cứ vài ba tháng, họ ghi lại tất cả thay đổi xuất hiện trong não bộ con trẻ. Kết quả vượt xa sự mong đợi của bản thân người nghiên cứu. Té ra, não người, ngay sau khi đứa trẻ cất tiếng chào đời, không phải là sản phẩm duy nhất giống hệt máy điện toán - thiết bị duy nhất chỉ cần lập trình tốt, theo thời gian.
    Ngoài những mối liên kết mới giữa các nơ ron thần kinh, còn xuất hiện trong đó những biến đổi giải phẫu học có thể so sánh với cái gọi là tuning có khả năng cho phép những kiểu xe hơi mới chạy nhanh hơn, hấp dẫn hơn.
    Các nhà thần kinh học tự ý thức được điều đó, nhưng vẫn đinh ninh rằng, quá trình này diễn ra duy nhất trong giai đoạn thơ ấu và kết thúc cùng thời điểm đứa trẻ qua bậu cửa lớp học - chậm nhất vào năm 8 -12 tuổi. Kết quả những nghiên cứu mới nhất lại phủ nhận điều đó, cho thấy " những tế bào chất xám" tự hoàn thiện cả trong giai đoạn đến tuổi thành niên. Trong một số trung tâm não bộ, số lượng các nơ ron gia tăng, thậm chí gấp đôi - quá trình được bổ sung bằng sự xuất hiện các môí liên kết mới. Tiếp theo là quá trình củng cố hệ thống, mà kết quả là những tế bào và mối liên kết không cần thiết sẽ bị loại bỏ. Trình tự đó tiến triển cho đến thời gian trưởng thành - khi bước qua ngưỡng tuổi 20.
    Thời kỳ não bộ hình thành đầy đủ la giai đoạn dễ xảy ra khủng hoảng nhất đối với trẻ vị thành niên - TS Jay Giedd, nhà trị liệu tâm thần thuộc Viện nghiên cứu sức khoẻ Tâm lý học quốc gia Mỹ, nhấn mạnh. Theo TS Giedd, những đam mê của thanh thiếu niên trong độ tuổi này - thể thao, âm nhạc, hay khoa học - là tấm gương phản ánh thiên hướng phát triển trí tuệ của chúng.
    Với lứa tuổi này, tác động của gia đình với thế hệ trẻ là rất hạn chế, bởi chúng đã bắt đầu tạo ra thế giới riêng của mình và hướng theo con đường của bản thân, không thích lệ thuộc. đúng như bài học " Dậy con từ thủo còn thơ" hết sức thông thái của người Á đông, người lớn - nếu như có thể tác động cái gì đó đối với con cháu, duy nhất chỉ có thể trong tuổi mẫu giáo và những năm đầu cắp sách đến trường. Song cũng chỉ mang tính định hướng, kích thích, chứ không thể nhào nặn theo ý muốn.
    Sự xuất hiện con người
    Tự nhiên, quá trình phát triển cảm xúc không theo kịp sự phát triển trí tuệ. Đến năm 12 tuổi, chậm nhất là năm 16 tuổi, lớp "chất xám" trên vỏ não mới phát triển - nó cũng được gọi là lớp tột đỉnh của vỏ não - liên kết với mảng cảm xúc và trung tâm ngôn ngữ, sẽ giữ vai trò trụ sở những năng lực ảo và không gian. Xấp xỉ đến hết tuổi 16, lớp vỏ não 2 bên thái dương liên quan đến trung tâm thính giác và ngôn từ cũng kết thúc giai đoạn hoàn chỉnh. Muộn hơn nhiều, mãi đến năm tuổi 20, mới hình thành lớp chất xám nằm ở phía trước não bộ ( vị trí trán) đảm đương vai trò điều tiết tình cảm, năng lực làm chủ bản thân thực hiện đánh giá chính xác và kế hoạch hoá các hoạt động.
    Những bước đầu tiên của sự phát triển trung tâm trên sớm hơn, từ năm 11 - 12 tuổi. Thế nhưng, trong những năm tiếp theo, tốc độ phát triển lại chậm lại đáng kể, dường như nhường sức cho quá trình hoàn thiện những trung tâm khác, quan trọng hơn. Việc ngày càng khó tìm tiếng nói chung với trẻ con, từ giai đoạn này chính là hậu quả từ tình trạng đó. Không nghi ngờ rằng, sự khác biệt về tuổi tác, tình cảm quan điểm và vốn sống đóng vai trò mang tính quyết định, nhưng thủ phạm cũng có thể là sự thiếu năng lực nhận biết tình cảm từ gương mặt và cử chỉ của người khác của trẻ con, thuộc lứa tuổi này. Những nghiên cứu não bộ đối tượng cho thấy: những khu vực vỏ não chịu trách nhiêmj thực hiện phần việc trên phản ứng rất yếu. Có lẽ, con trẻ trong lứa tuổi này vẫn chưa có khả năng can thiệp cần thiết vào những thông tin mang tính ảo, trí tuệ và tình cảm.
    Tương tự, bộ phận lớn nhất, dài khoảng 7-10 cm kết nối giữa 2 bán cầu não trái và phải, tác động đến trí tuệ và ý thức cũng có thời gian hoàn thiện rất dài. Thường kết thúc vào tuổi 30. Trái lại, trung tâm đảm đương năng lực ngôn ngữ hình thành sớm hơn nhiều: Những thay đổi lớn nhất hình thành trong giai đoạn từ 6 - 15 tuổi. Có điều, ngay sau tuổi 12 khả năng làm chủ ngoại ngữ sa sút đột ngột. Việc phát triển năng khiếu âm nhạc và toán học cần phải thực hiện sớm hơn. Tuy vậy, với nhiều năng lực khác, thời gian bắt đầu dường như không bao giờ là quá muộn. Chìa khoá thành đạt không phải là chỉ số thông minh cao và đa tài. Kết quả nhiều nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng, đa số những thiên tài và những nhân vật lỗi lạc đều là những cá nhân có nghị lực phi thường, có động cơ làm việc lớn, có cá tính mạnh mẽ và khả năng tập trung cao độ vào mục tiêu đã chọn ./.
    Nguồn:
    Focus số 13/2000
    ./.
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Dopamin là chất giúp não điều khiển việc điều khiển chuyển đổi giữa các tâm trạng. Rất nhiều rối loạn liên quan đến việc hoạt động không ổn định của hoá chất này.
    Về phụ nữ và nam giới, hầu hết đều công nhận là nam giới tương đối có ưu thế về tư duy - không gian (não phải đảm nhận chính)
    Nữ tương đối có ưu thế về tư duy - ngôn ngữ ( não trái đảm nhận phần chính)
    Nam giới thường chú ý tới cái tổng thể, nữ thường để ý chi tiết. Chẳng hạn, khi xem một căn nhà, có thể nam chú ý hơn tới kiến trúc, bố trí. Nữ chú ý tới đồ đạc trong căn phòng, nước vôi, gạch lát sàn....
    Khi tiếp xúc lần đầu, có lẽ cả nam lẫn nữ, nếu xuất hiện tình yêu, đều có hưng phấn ********. Nhưng khi chuyển thành tình yêu, thì các vùng tình cảm lâu bền của nữ chiếm ưu thế.
    Khi yêu, nam giới cũng có những tình cảm như nữ giới, nhưng vùng hưng phấn hoạt động trước, và nó liên quan nhiều hơn đến bên phải, nơi xử lý không gian. Hình ảnh thường kích thích hưng phấn, do vậy vùng hưng phấn ở nam hoạt động trước. Đó là giải thích cho câu : Con trai yêu bằng mắt.
    Phụ nữ, thông thường đã được qui định coi trọng tình cảm hơn. Khi yêu, lúc đầu cũng có hấp dẫn về hình ảnh, những đến mức độ thân mật, khi xảy ra hành động yêu, phụ nữ chuyển tập trung về các phần não chỉ huy tình cảm với người yêu nhanh hơn để thay thế cho những hưng phấn do kích thích từ hình ảnh hay các kích thích khác.
    Nhưng không thể nói là họ không có hưng phấn ******** như nam. Vấn đề chỉ là ở mức độ.
    Cũng có thể thấy liên quan đến vấn đề nam giới có thể dễ dàng quan hệ với người minh kô yêu, kô có tình cảm.
    Còn phụ nữ, họ ít khi quan hệ chỉ vì nhu cầu bản năng. Phụ nữ coi trọng tâm lý tính dục hơn nam giới.
    Bài viết tham khảo từ các nguồn:
    - Trí tuệ cảm xúc của David Goleman
    - Lý thuyết MI của Howard Gardner.
    Và các tài liệu khác...
    ./.

Chia sẻ trang này