1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Rối loạn ưu tư
    Tổng quan
    Rối loạn ưu tư là phản ứng không thích hợp và quá mức với stress, làm cho bạn có cảm giác run sợ, lo lắng và bất an, khiến cho bạn trở nên thụ động và sống tách mình. Một rối loạn ưu tư không đơn thuần chỉ là " trạng thái căng thẳng". Hơn 19 triệu người Mỹ đã trải qua kiểu ốm này, và là các ca điều trị tâm lý hay gặp nhất ở Mỹ.
    ưu tư được thể hiện qua các phản ứng như sau :
    + Tăng huyết áp
    + Tăng nhịp tim
    + Thở nhanh
    + Tăng trương lực cơ
    + Giảm lưu thông máu trong ruột, thỉnh thoảng dẫn đến buồn nôn hay tiêu chảy
    Nếu không chữa trị, rối loạn ưu tư có thể huỷ hoại cuộc sống của bạn khi những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Bị đau đớn bởi sự tác động của những nỗi sợ, những suy nghĩ ám ảnh và sợ hãi, những hành vi bốc đồng, nhưngx hổi tưởng, những giấc mộng kinh hoàng và những triệu chứng thể chất khác, những người bị rối loạn ưu tư thường phải dựa vào những phòng cấp cứu và các dịch vụ chữa trị dược liệu. Công việc, cuộc sống gia đình và XH bị đảo lộn, thậm chí trở nên ngưng trệ. Nhiều người đã có thêm những rối loạn tinh thần khác như trầm cảm hay nghiện ngập. Rất may là, việc điều trị cho rối loạn ưu tư thông thường là có hiệu quả. Xét nghiệm sớm sẽ tăng khả năng phục hồi, ngăn không cho rối loạn trở nên trầm trọng hơn và ngăn ngừa khả năng dẫn đến trầm cảm. Cho đến giờ, do chưa có sự hiểu biết về các dấu hiệu liên quan đến những rối loạn này, chỉ 25% những người trải qua nó được khám và điều trị.
    Có những loại rối loạn ưu tư chính sau:
    + Rối loạn ưu tư thông thường( Generalized anxiety disorder : GAD) tác động đến 10% dân số Mỹ, được nhận ra bởi ít nhất là quãng thời gian ít nhất là 6 tháng trong trạng thái căng thẳng âu lo thường trực mà không liên quan đến bất cứ sự kiện cụ thể nào. Nếu bạn mắc phải GAD, bạn luôn trong trạng thái chờ một kết cục bi kịch xảy ra. Mặc dù bạn biết những cảm giác của bạn là không có thực, bạn không điều khiển được chúng. Những lo lắng trong GAD không rõ ràng; không như những suy nghĩ và lo lắng bạn trải nghiệm trong rối loạn ám ảnh - thúc bách. Tuy nhiên, hơn một nửa những người bị GAD có thêm những ám rối loạn khác hay trầm cảm.
    + Sự tác động của những nỗi sợ: Khi GAD kéo dài và ở mức trầm trọng, những tác động sợ hãi đột ngột và lên đỉnh điểm trong vòng 10 phút. Chúng sẽ tiến triển mà không có dấu hiệu cảnh báo và không cần thiết liên quan đến sự việc cụ thể nào.
    + Rối loạn sọ hãi: được hình thành khi những sự tấn công của những nỗi sợ hay lo lắng được lặp lại thường xuyên, tác động vào khoảng 1,7% dân số Mỹ. từ 18 đến 54, hay 2,4 triệu người mỗi năm.Phụ nữ dễ bị hai lần hơn nam giới. Rối loạn sọ hãi thường đi kèm thêm trầm cảm; hơn nữa 30% nghiện rượu, 17 % nghiện các chất ma tuý.
    + Rối loạn ám ảnh - thúc bách được đặc trưng bởi những suy nghĩ kéo dài và khó chịu hay những bốc đồng gây lo lắng. Những hình ảnh hay ý tưởng trong đầu gây ám ảnh. Bệnh nhân cố kiểm soát những ám ảnh của mình hay khống chế nỗi sợ trong việc lặp đi lặp lại những hành vi như bị cưỡng bách, nó không hề liên hệ hợp lý tới lo lắng mà họ định giải toả. Những cưỡng bách này thông thường cứng nhắc và theo một trật tự ngặt nghèo về thời gian. Mặc dù người trưởng thành bị chứng rối loạn này có thể biết được mức độ quá đáng của những hành vi hay nghi thức họ bị thúc bách làm, họ không thể dừng lại được mặc dù đã cố gắng giảm bớt mức độ của những suy nghĩ và hành vi đó. Rửa tay liên tục, sắp xếp lại đồ vật, kiểm tra lại các vật dụng trong nhà, hoặc im lặng lẩm nhẩm những từ ngữ, con số là những ví dụ của những ám ảnh thúc bách. Hơn một nửa những những người bị chứng thúc bách có những ám ảnh thúc bách trong tư duy mà không liên quan đến bất cứ hành vi nào.
    Lược dịch: dumb
    Nguồn: http:// quiz.ivillage.com
    ( Còn tiếp)
    ./.
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    + Rối loạn Ám ánh sợ bao gồm những kích thích không chủ ý bao gồm sự lan rộng của những nỗi sợ khiến một người tránh những vật, sự kiện hay tình huống nào đó. Mặc cho một thực tế là các ám ảnh sợ rất đa dạng, trong phần lớn các trường hợp, chúng ta có thể tránh hay ít nhất, chịu đựng được ám ảnh sợ. Có ba kiểu ám ảnh sợ chính:
    Ám ảnh sợ cụ thể, ám sợ mang tính XH và ám sợ khoảng không
    - Ám ảnh sợ cụ thể bao gồm sợ động vật, chiều cao, du lịch trên không, nước, chứng sợ khoảng hẹp
    Phần lớn cá nhân bị ám ảnh sợ có thể nhận thức được những tác nhân gây ra nỗi sợ, và nhiều người tránh được những những vật, những tình huống hay cam chịu những ưu tư. Ám ảnh sợ cụ thể nằm trong những ám ảnh có thể điều trị được bằng thuốc.
    - Ám ảnh sợ XH gây ra bởi nỗi sợ bị xấu hổ trong một môi trường XH, hoặc khi bị soi xét hay bị làm nhục nơi công cộng. Ám ảnh sợ XH thường kèm theo trầm cảm và lạm dụng các chất gây nghiện khác. Khoảng 3,7% dân số Mỹ tuổi từ 18-54, hay 5,3 triệu người, có ám ảnh sợ trong một năm nhất định nào đó. Ám ảnh sợ XH thường nhiều hơn một chút ở phụ nữ. Rối loạn thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc giai đoạn vị thành niên, hiếm khi sau tuổi 25.
    - Ám ảnh sợ khoảng không
    + Rối loạn sau một chấn thương gây stress( PTSD) là một biến cố nghiêm trọng gây stress như tang tóc, hãm hiếp,tai nạn, chiến tranh hay những thảm hoạ tự nhiên mà trong suốt khoảng thời gian đó, một người phải hứng chịu những nỗi sợ kinh hoàng, sự đau khổ tột cùng... ; có khoảng từ 6 đến 28% những người sống sót sau chấn thuơng sẽ mắc phải rối loạn này.
    Một phụ nữ bị rối loạn này sẽ có ba triệu chứng chính:
    + Hồi tưởng lại những biến cố đau đớn đó
    + Về tình cảm, sống xa lánh và cảm giác chai đi
    + Tỉnh táo hơn
    PTSD có thể phát triển ở bất cứ tuổi nào, kể cả từ lúc bé. Tại Mỹ, có khoảng 3,6% người trưởng thành từ 18-54, hay 5.2 triệu người, mắc phải PTSD trong một giai đoạn nào đó của năm. Trầm cảm, lạm dụng chất thay thế hay những rối loạn khác thường đi kèm với PTSD.
    Mặc dù rối loạn là phản ứng bình thường của con người với stress, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và những nhà nghiên cứu không chắc tại sao một số người lại có những ưu tư hay sợ hãi liên quan đến những tình huống thông thường hàng ngày, mặc dù có vài cơ sở cho vấn đề này. Rối loạn ưu tư có thể do một hay một vài trong những nguyên nhân sau đây:
    + Khuynh hướng sinh học dẫn tới ưu tư, bao gồm việc quá nhậy cảm đối với sự giải toả hormon trong lúc lo lắng, chẳng hạn andrenaline, mất cân bằng của một số chất nhất định gọi là chất truyền dẫn thần kinh (dẫn chất hoá học trong não)
    + Tính quá mẫn cảm hoá chất làm tăng nguy cơ bị tấn công bởi sự sỡ hãi sau khi dùng caffeine
    + Nhân tố di truyền: Khoảng 20 -25 % những người họ hàng thân thiết của những người bị rối loạn sợ hãi hay rối loạn ám ảnh thúc bách có thể trải qua chúng; các nhà nghiên cứu chỉ ra một gen kết hợp với cá nhân có cá tính dễ mắc rối loạn bao gồm giận dữ, nóng nảy, kích động, bi quan và trầm cảm; gen này sản sinh để giảm bớt số lượng một loại protein dẫn chuyền hoá chất seretonin, một dẫn chất quan trọng duy trì cảm xúc lạc quan.
    + Môi trường gia đình, chẳng hạn như xung đột, chịu chấn thương, hoặc những nỗi sợ và ám ảnh "được hấp thụ".
    + Các chứng suy yếu khác hay dược phẩm có thể bị kết tội gây ra những triệu chứng của rối loạn ưu tư.
    Kết luận: Trong khi rối loạn ưu tư có thể tấn công bất cứ ai ở lứa tuổi , giới tính hay tầng lớp XH nào, chúng hầu như bắt đầu trong giai đoạn sớm của sự trưởng thành - cho dù GAD - hình thức phổ biến của rối loạn ưu tư có vẻ xuất hiện ở tuổi muộn hơn. Hơn nữa, ngoại trừ OCD, chúng tác động phụ nữ nhiều gấp đôi nam giới. Chu kỳ hormon của phụ nữ có thể tác động đến rối loạn ưu tư. Thường là các triệu chứng có thể lắng xuống trong thời gian mang thai và xuất hiện lại vào thời gian sau đó. OCD thông thường bắt đầu khi có mang, thậm chí khi trước đó chưa hề có triệu chứng OCD.
    ./.
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chúng ta có thể xoá được ký ức đau buồn không?
    Theo nghiên cứu mới nhất được đăng trên báo Lao động, thì khi một ký ức trở thành một ám ảnh, ngay sau khi xảy ra sự kiện bi thảm đó, cần có một thời gian để củng cố, và thời gian này gần như ta không thể can thiệp. Chẳn hạn như khi ta bị mất người thân, nhiều khi cả một tháng sau đó, ta mới cảm nhận được và thấm nỗi đau. Thời gian này là không thể huỷ bỏ.
    Khi nó thành ký ức đau buồn, nó để lại vết thương , và vết thương này thường tái phát khi trở trời, như bất cứ vết thương thể chất nào khác?
    Nhưng nếu các vết thương thể chất có thể chữa khỏi thì các vết thương này cũng có thể chủ động huỷ bỏ hay ít ra là giảm nhẹ. Bởi vì khi vết thương tái phát, cơ chế tác động của nó cũng gần như lúc mới khởi phát. Chỉ có điểm khác biệt, đó là giai đoạn củng cố có thể can thiệp, hay nói cách khác, sau khi bị tái phát, ta không thụ động để nỗi đau tác động sau đó như cơ chế thông thường, tức là ta có thể can thiệp để huỷ bỏ thời gian củng cố n ày bằng những cảm xúc, thậm c hí bằng chính n hững cảm xúc liên quan đến nội dung đó, nhưng khi đó, vì đau quá, ta không để ý....
    Trở lại với nội dung giải toả vô thức cá nhân của Freud, hình như khoa học hiện đại đang chứng minh dần các quan điểm của Freud.
    The nhi./.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Khám phá bí mật vô thức
    Vô thức từ lâu đã được các nhà khoa học coi như một "lãnh địa bí hiểm" trong cơ thể con người. Các cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã dần làm sáng tỏ một số hiện tượng bí mật của vô thức, giúp ta hiểu rõ hơn về các hiện tượng này.
    1- Từ một trường hợp lâm sàng hy hữu
    Nếu có một ngày đáng nhớ trong lịch sư nghành thần kinh hõ, thì đó chắc hẳn phải là ngày 13/9 năm 1948. Vào ngày đó, Phireas Gage quản đốc Công trường của Công ty xây dựng Ruthland và Burlington đã gặp phải tai nạn:
    Phần trước của não bộ bị một ống thép dầy 3cm và dài 129 cm xuyên thủng. Sau 2 tháng được điều trị tại bệnh viện, Gage đã hoàn toàn được chữa khỏi, trí nhớ và trí thông minh vẫn nguyên vẹn. Nhưng chàng thanh niên trước kia dịu dàng và chăm chỉ, nay là con người thô tục và đỏng đảnh, không thể theo nổi một công việc. Theo các bác sĩ, một sự thay đổi triệt để về tâm tạng là do các thuỳ trán - cơ quan phụ trách các chức năng của não bộ như :
    Ra quyết định, quản lý các cảm xúc và tự nhận thức về bản thân - đã bị tai nạn làm tổn thương trầm trọng.
    Từ sau trường hợp của Gage, nhiều công trình nghiên cứu các cá nhân bị thương tổn thần kinh đã giúp cho các nhà khoa học xác định tốt hơn hàng rào ngăn cách các quá trình ý thức và vô thức. Nếu không có những trường hợp lâm sáng này, các kỹ thuật thăm dò chức năng của bộ não không thể đưa ra các kết quả chính xác và tinh vi đến vậy.
    2- Đến Hội chứng bàn tay lạ
    Một bệnh nhân người Mỹ 67 tuổi thường thức dậy vào ban đêm với bàn tay trái xiết chặt quanh cổ. Do kô thể xác định được nguyên nhân, các bác sĩ thuộc trung tâm ý tế Rush đã nhanh chóng đưa ra kết luận cuối cùng: Đây là hội chứng bàn tay lạ.
    Sự phân ly giữa ý chí nhận thức và các cử động của một bàn tay luôn hầu như có liên quan đến một sự thương tổn của não tác động lên thể chai, cơ quan giữ chức năng truyền các thông tin giữa 2 bán cầu của não bộ. Nếu mối liên hệ giữa hai bán cầu bị cắt đứt, mỗi bán cầu có thể đưa ra những mệnh lệnh trái ngược nhau.
    Một nữ bệnh nhân khác cũng phàn nàn về hiện tượng "bàn tay lạ"
    đẩy những quần áo do "bàn tay đúng" chọn, và chọn những quần áo khác. Đối với tiến sĩ Alan Parkin thuộc trường Đại học Sus***( Anh) , lời giải thích thật đơn giản:
    Bàn tay lạ tiếp nhận một cách thuật lại chậm trễ và méo mó mệnh lệnh ban đầu. Biết là nó phải làm điều gì đó hợp với chiếc áo nhưng cử chỉ "chọn" đã được thực hiện, bàn tay liền chọn cử chỉ " thay đổi".
    Nhưng tại sao trong TH này, các quần áo mới được chọn thường nhiều màu sắc và loè loẹt hơn những quần áo ban đầu? Có thể là do bàn tay lạ thường là bàn tay trái, được điều khiển bởi bán cầu phải ít lý tính hơn bán cầu trái, và trong bán cầu phải, các nhà khoa học tìm thấy những vùng liên quan đến cảm xúc, các giấc mơ. Có rất nhiều các bác sĩ chuyên khoa cho rằng các cử chỉ không kiểm soát được này là cách bộc lộ của sự nhận thức thứ hai thường không thể nói lên do sự ngự trị của bán cầu kia. Đây là một dạng bản ngã thứ hai, bản ngã bị che dấu.
    Nguồn : Tri thức trẻ 2/2000.
    ------------------------------------
    Lời bình của tôi:
    Trong sự biến đổi nhân cách trong trường hợp lâm sàng đầu, cũng như một hành vi không kiểm soát ở ví dụ hai, đều là sự thực hiện cái bị dồn nén (vô thức) khi cái hữu thức bị suy yếu tương đối so với cái vô thức . Trong TH đầu, hữu thức bị suy yếu do tai nạn. Và phần nhân cách "thô tục" vốn trước đây bị phần nhân cách hữu thức "dịu dàng" đè nén, được bộc lộ. Trong TH thứ hai, đó là do cái vô thức bị dồn nén trở nên mạnh lên và tương đối lấn át so với hữu thức, gây nên hành vi bị lỡ. Nó chỉ là một dấu vết của nhân cách vô thức.
    The nhi./.
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Lần này, tôi muốn giới thiệu với các bạn một ứng dụng mở rộng của phân tâm trong đời sống.
    a- Đặt vấn đề:
    Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao bạn lại ghét ông A, nhưng lại thích ông B kém cỏi hơn ông A và ít hấp dẫn hơn ông A (theo đánh giá thông thường).
    Hay tại sao bạn lại ác cảm với một giọng nói địa phương nào đó?
    Nếu bạn có càng nhiều những cảm xúc như trên và mạnh, bạn hẳn là người cá tính, cái Tôi.
    Nếu không, bạn dễ bị coi là người dễ tính hoà đồng?
    Nhưng làm thế nào vẫn có thể nói:
    Tôi rất thích ông B, nhưng đối với ông A, tôi thấy cũng ưa.
    Tôi thích nghe giọng Huế, nhưng giọng Nghệ an cũng dễ mến đấy chứ?
    b- Những cơ sở lý thuyết Tiếp cận giải quyết vấn đề
    Đó là sự co giãn của ý thức( nghĩa rộng cả hữu thức lẫn tiềm thức, vô thức)
    Khi bạn ghét một điều gì, bạn có khái niệm về nó, hay chính xác hơn, có hình ảnh về nó trong đầu. Có điều, hình ảnh này đem lại cho bạn cảm giác khó chịu( có thể bản thân nó làm bạn dễ chịu, nhưng những yếu tố khách quan như giáo dục, đạo đức phán xét về việc bạn nhận sự dễ chịu đó là không tốt, và bạn thấy bị khó chịu do bị phê phán, và cái cảm xúc khó chịu này mạnh hơn và lấn át cái dễ chịu kia) do đó bạn không chủ động để tìm kiếm trải nghiệm. Nếu bạn gặp phải nó, ắt hẳn do tình cờ. Ngược lại, bạn thường :
    + Tránh nó (nếu nó kô phải là bản năng)
    + Dồn nén nó (nếu nó là bản năng - nhưng bị kìm chế bởi các nhân tố chủ quan, khách quan).
    Trường hợp thứ hai, đó là vô thức cá nhân.
    Nhưng ở đây, tôi muốn đề cập đến trường hợp thứ nhất, nghĩa là nó chỉ bị tránh đi, chưa đến mức bị dồn vào vô thức.
    Những cái tránh này càng nhiều, cuộc sống càng bất an, càng dễ stress bởi vì bạn thường xuyên bất đắc dĩ phải đụng cái mà tôi gọi là dưới ngưỡng vô thức cá nhân mà cũng chưa hẳn là ý thức - đó chính là cái gây cho bạn cảm xúc khó chịu nhất.
    Nhũng nhà thiền học nói bởi vì nó là hình ảnh trong bạn không được ý thức của bạn thích, nên nó chỉ là hình ảnh, và thuộc sở hữu của bạn. Như vậy, bạn cũng có nó.( tất cả đều là ảnh). Vậy chẳng phải bạn đang khó chịu với chính bạn đó sao. Thật vô lý, và bạn nên bỏ đi. Cái khó chịu là mặt bên kia của cái dễ chịu như hai mặt của đống xu. Một thái độ cực đoan là không nên có. Nghĩa là nếu bạn đang ở mặt phải, thì hãy đừng phủ nhận là không có mặt trái. Nếu bạn tự coi mình là mặt phải, thì hãy nhớ là còn có mặt trái. ( Bạn là đồng xu và di truyền, thời gian, cuộc sống, giáo dục,... đã khiến bạn thành đồng xu có mặt phải. Nhưng đã có mặt phải thì phải có mặt trái. Nhưng bạn thể hiện với mình và với XH mình là đồng xu - mặt phải). Và khi nào bạn nguỵ trang bằng cách giương mặt trái ra, thì không có nghĩa là bạn là mặt trái. Bạn vẫn là mặt phải, nhưng tạm thời ẩn mình đi, để có cái cảm giác của mặt trái. Có như vậy, bạn mới dễ dàng chấp nhận mặt trái, mà vẫn không quên mình là mặt phải.
    Đấy là nói từ ngữ đơn thuần. Nhưng chỉ khi nào bạn quan sát được thực tế trong khi đứng ở vị trí của mặt trái, thì bạn sẽ mất những cảm xúc khó chiụ với nó.
    c - Một cách tiếp cận giải quyết vấn đề trong thực tế.
    Có một ví dụ nhỏ để minh hoạ việc quan sát được những ấn tượng( tư duy dựa trên cảm xúc và cảm giác) không đúng của mình được phóng chiếu lên tư duy thị giác sẽ gây ảnh hưởng ra sao và từ đó, sửa lại được ấn tượng kô đúng này.( hiệu quả sâu sắc hơn khi nói ấn tưọng đó sai rồi, bỏ đi là vừa):

    Cái cơ quan tôi là nhà nhiều tầng, giáp 3 phố.
    Cổng vào giáp vuông góc với phố Hàng trống.
    Mặt bên giáp phố Nhà Thờ
    Mặt sau là phố Nhà Chung.
    Phòng tôi tôi tầng 2, cửa sổ hướng ra Hàng trống. Lối vào phòng đi thẳng vào cửa sổ (vuông góc, từ xa nhìn có thể thấy của sổ). Như vậy, lối vào phòng tôi vuông góc với phố Hàng trống.
    Nhưng vì nhìn qua cửa số, trông dưới giống phố Nhà thờ (mặt bên), nên tôi có ấn tượng là lối vào phòng hướng ra cửa sổ hướng xuống phố Nhà thờ. Đó là ấn tượng sai của tôi về phòng tôi mà mỗi khi nghĩ đến phòng tôi, tôi lại nghĩ có cái cửa sổ hướng ra Nhà thờ. Bây giờ tôi phóng chiếu cái ấn tượng sai đó thành việc tưởng tượng không gian.
    Giả sử tôi được giao 1 nhiệm vụ: Ngồi tại phòng tôi,Tưởng tượng và vẽ sơ đồ đường đi từ cổng vào, theo cầu thang, lên phòng tôi.
    Tôi vẽ lối vào phòng tôi vuông góc với lối vào cổng(sai, thực tế là song song). Chỉ có hai tầng, nhưng tôi không thể vẽ đúng. Bởi vì khi tôi ngồi phòng tôi, tôi bị ấn tượng cửa số hướng ra phố Nhà thờ, nên đường vào phòng tôi vuông với cổng vào (vì phố Nhà thờ vuông góc với Hàng Trống). Và tôi vẽ bị cố định vào điểm đầu( phố Nhà thờ), và điểm cuối (phố Hàng trống), do đó con đường (cầu thang lên phòng) bị uốn thành đường gấp khúc có hai đoạn vuông.
    Nhưng nếu tôi ngồi tại cổng và vẽ, tôi vẽ đường bắt đầu từ cổng( tạm quên đi ấn tượng về cửa sổ phòng tôi hướng ra Nhà thờ), theo câù thang, lên theo hành lang tới phòng tôi. Lúc này, hành lanh lối vào phòng tôi rõ ràng song song với lối vào cổng.( cổng và của sổ phòng tôi đều hướng vuông góc với phố Hàng trống).
    Như vậy, rõ ràng với vị trí khác nhau, tôi đã nhìn một con đường theo hai cách khác nhau. Và cái tư duy bảo thủ (ấn tượng là cửa sổ hướng xuống phố Nhà thờ) làm cản trở việc tiếp cận chân lý như thế nào. Từ đó, tôi bỏ được ấn tượng sai lầm (do thị giác) là của sổ phòng tôi không phải hướng ra phố Nhà thờ, mà là Hàng trống.
    Đó chỉ là một ví dụ đơn giản về việc chuyển những dạng tư duy cảm giác+ cảm xúc của mình thành tư duy thị giác có thể làm thay đổi những dạng tư duy bảo thủ nhất. Với cách áp dụng linh hoạt, bạn có thể áp dụng để co giãn ý thức của mình, giúp mở rộng nó bắng cách biến những chất liệu chưa đạt ngưỡng ý thức, nhưng không hẳn là vô thức, thành ý thức.
    11/12/03
    The nhi./.
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    1- Từ khái niệm về Sống, chết
    Chết là một trong những động từ mạnh, và chỉ để một trạng thái duy nhất mà con người nói đến, bàn đến và chịu ám ảnh nhiều nhất, nhưng lại không bao giờ biết nó thực sự là cái gì?
    Nếu nói bạn sợ chết, e như là nói xấu bạn, vì cũng đồng nghĩa với việc hèn nhát
    Nhưng nếu nói bạn ham sống, điều đó dễ chấp nhận hơn?
    Thực sự thì chúng có khác nhau không? Và mổ xẻ chúng ra để làm gì?
    Nhưng chết sống có muốn vàn mức độ...
    2 - Tới những tâm trạng dựa trên cảm xúc...
    Đầu óc chúng ta luôn không ngơi nghỉ. Từ khi sinh ra, loài người đã tiến hoá, và hơn hẳn loài vật ở chỗ hình thành vỏ não với nhiều lớp.
    Nhưng đó cũng là nguồn gốc cho mọi rắc rối của loài người mà chúng ta phải đón nhận nó như là món quà của Tự Nhiên. Cái sự rắc rối đó là từ khi hình thành các lớp vỏ não, con người có một khả năng để tách ra khỏi loài vật: nhận thức về ý thức, về cảm xúc, về cảm giác của mình. Từ đó, khi ăn, chúng ta không chỉ có cử động bộ phận tiêu hoá, khi sợ, chúng ta không đơn thuần phản xạ là trốn chạy...mà còn biết phân biệt các cảm giác, nhận chúng, và tìm cách trả lời trong tương lai...bởi vì chúng ta có nhận thức về ý thức của chúng ta.
    a - Tâm trạng lạc quan
    Và một vấn đề với con người là tham vọng (hay khát vọng) đạt và vượt lên cái đã có: nếu đã biết vui, ta muốn vui nữa, vui nhiều , vui mãi. Chính điều này thuộc vào phạm trù khát vọng sống nơi con người. Khi nó chiếm ưu thế trong tâm thần của bạn, bạn là người lạc quan. Cũng bởi vì cái sự thoả mãn từ những thành công trong quá khứ tạo ra niềm vui, nó phủ lên bạn một tâm trạng lạc quan. Cái kết tinh đó, tồn tại cùng với cái tưởng tượng về những trạng thái màu hồng trong tương lai, tạo nên một sự lạc quan nhân đôi. Cả hai đều tác động lên con người theo hướng gây hưng phấn, nhưng có đôi chút khác biệt:
    - Cái lạc quan được kết tinh và còn lại, tạm gọi là lạc quan "ĐÃ", thì tạo nên những hóc môn hài lòng, sung sướng như serotonin hay endorphine
    - Cái lạc quan chờ đợi niềm vui tương lai, tạm gọi là lạc quan "SẼ", cũng có thể tạo nên sự hưng phấn, cộng thêm với chút căng thẳng, mà thường được thể hiện qua việc tạo thêm hóc môn để tăng ý chí và nghị lực, đống thời đưa vào chúng ta đôi chút căng thẳng do nỗi sợ thất bại, chính cái nỗi sợ thất bại này là mặt bên kia của lạc quan "SẼ", tôi gọi là bi quan hậu phát, tức là cái bi quan là hậu quả của lạc quan tưởng tượng. bi quan hậu phát thuộc về sự "Chết". Xin các bạn chơ giật mình và nhìn từ chết với sự dịu dàng hơn nhé...
    b - Tâm trạng bi quan
    Vấn đề thứ hai là đề cập tới những người bi quan. Họ sẽ tập trung tròn đầu những hình ảnh và cả các cảm xúc về những thất bại trong quá khứ, tôi gọi là bi quan "ĐÃ". Một sự ủ ê này thông thường làm tăng tính ỳ của quá trình ức chế nơi vỏ não. Đống thời, họ cũng trong tâm trạng chờ đợi những trạng thái bi kịch tiếp theo, tôi gọi là bi quan " SẼ". Khi cả hai kết hợp với nhau, tạo nên bi quan nhân đôi hay bi quan kép. Đây là hiện tượng thường thấy ở trầm cảm. Tuy nhiên, cũng như trường hợp trên, cái bi quan "SẼ" là điều may mắn, bởi vì đi kèm với nó sẽ là lạc quan hậu phát, dù đất sống cho điều này là nhỏ. Bởi vì người chịu bi quan sẽ thường là người hay lo lắng, lo xa và xa quá đến mức che khuất hết cả hy vọng, hay cái lạc quan hậu phát nằm ở cuối cái sự lo xa của bi quan " SẼ".
    3 - Chúng ta làm được gì?
    Rất khó mà cũng rất dễ:
    Quên cái "ĐÃ" bi quan. Thỉnh thoảng sống lại cái "ĐÃ" lạc quan.
    Ít nghĩ tới cái " SẼ" bi quan bằng các biện pháp tự nhiên tăng cái lạc quan hậu phát là phần cuối ở cái bi quan "SẼ" đó.
    4- Một suy nghĩ nên có đối với các bệnh trầm cảm, mất ngủ, lo âu
    Mất ngủ: Giấc ngủ là tự nhiên bắt buộc như là thở ra hít vào vậy . Lo cho nó là thừa, nó phải đến và chắc chắn sẽ đến. Càng lo càng mất ngủ. Chính thức mới là sự hoạt hoá của vùng lưới tế bào dưới vỏ não. Chúng ta chỉ cần lo sắp xếp các công việc, suy nghĩ của chúng ta khi thức theo đúng trật tự là giấc ngủ sẽ tự đến.
    Trầm cảm: Sự đã xảy ra là tự nhiên vì nó đã xảy ra. Lo cho nó cũng thừa thãi quá. Nghĩ về nó lại càng mệt. Nó là thuộc về phạm trù "Chết". Các ý nghĩ lạc quan chỉ đến cùng với sự lạc quan từ những thành công nho nhỏ dễ đạt, tích dần. Đến lượt nó, các ý nghĩ lạc quan này sẽ dần che lấp cái bi quan do thất bại hay sợ thất bại đem lại. Khi mọi sự trong trật tự, cái "ĐÃ" là tự nhiên, cái tự nhiên kế tiếp nên là dồn vào sắp xếp, tổ chức để thực hiện các công việc trong cái "SẼ" lạc quan. Lúc đó cái "SẼ" bi quan sẽ nhỏ nhất có thể, và cứ để nó như thế.
    Đừng có phủ nhận cái gì cả.
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Hai thứ tinh thần của chúng ta
    Một người bạn gái kể cho tôi nghe một câu truyện ly hôn của bàn ta, một chuyện thật đau khổ. Chồng bà ta đã đi yêu một người phụ nữ trẻ hơn và đột ngột báo cho bà ta biết sẽ đi với người phụ nữ này. Trong nhiều tháng, bà ta chịu cay đắng về chuyện nhà cửa, chuyện chăm sóc con cái. Bây giờ, sau nhiều tháng, bà ta nói với tôi, bà ta thích cảnh sống độc lập, rằng bà ta cảm thấy sung sướng vì sống một mình. " Tôi không còn nghĩ tới ông ta nữa, tất cả những điều đó không còn làm tôi xúc động nữa", bà ta giải thích. Nhưng chỉ một thoáng sau khi bà ta nói những lời này, mắt bà ta nhoà lệ.
    Tôi có thể không chú ý tới điều này. Nhưng sự đống cảm khiến tôi hiểu rằng nước mắt người bạn gái của tôi biểu hiện nỗi buồn của bà ta, tuy những lời giải thích của bà ta đòi hỏi sự thông minh giống như khi đọc một trang giải thích dài dòng. Một bên thuộc về tinh thần xúc cảm, một bên thuộc về tinh thần lý trí. Theo một nghĩa rất hiện thực, chúng ta có hai thứ tinh thần: một tinh thần suy nghĩ, còn tinh thần kia thì cảm nhận.
    Sự tác động qua lại của những công cụ nhận thức khác nhau về căn bản ấy đẻ ra đời sống nội tâm của chúng ta. Tinh thần thứ nhất, theo lý trí, là cách hiểu mà nói chung, chúng ta có ý thức hơn: điềm tĩnh, suy ngẫm, cảm nhận sự hiện hữu của nó. Nhưng có một hệ thống nhận thức khác, bốc đồng, mãnh liệt hơn đôi khi không logic: tinh thần xúc cảm.( Chúng ta sẽ có một sự mô tả đầy đủ hơn về những đặc trưng của nó sau)
    Sự chia đôi giữa xúc cảm/ lý trí về đại thể phù hợp với sự phân biệt giữa trái tim với cái đầu. Khi người ta cảm thấy "từ đáy lòng mình" rằng một cái gì đó là có thật, thì cái đó thuộc về mức độ tin chắc gần như sâu hơn, khác với mức độ do tinh thần lý trí đem lại. Mức độ kiểm soát bằng lý trí hay bằng xúc cảm của tinh thần thay đổi dần dần: một tình cảm càng mạnh thì tinh thần xúc cảm càng chi phối và tinh thần lý trí càng mất đi tính hiệu quả. Điều này đường như phản ánh lợi thế tiến hoá mà chúng ta đạt được theo các lứa tuổi, khi để cho những cảm xúc hay trực giác chi phối những phản ứng ngay tức khắc của chúng ta trong những hoàn cảnh nguy hiểm, khi người ta không thể tự cho phép mình suy nghĩ trước khi hành động.
    Trong phần lớn các trường hợp, tinh thần xúc cảm và tinh thần lý trí hoạt động với nhau hết súc hài hoà, kết hợp với những cách nhận thức rất khác nhau của chúng ta để hướng dẫn chúng ta trong thế giới bao quanh ta. Thông thường là có sự cân bằng giữa hai thứ tinh thần ấy, tinh thần cảm xúc thì cung cấp thông tin cho những thao tác của tinh thần lý trí, còn tinh thần lý trí thì tinh chế và đôi khi từ bỏ những dữ kiện do tinh thần cảm xúc cung cấp. Thế nhưng, tinh thần lý trí và tinh thần cảm xúc là hai năng lực độc lập một nửa, và như chúng ta sẽ thấy, mỗi năng lực phản ánh sự vận hành của những cấu trúc não bộ khác nhau như liên kết với nhau.
    Rất thường khi sự vận hành cảu hai thứ tinh thần ấy được phối hợp với nhau một cách tinh tế; tình cảm tỏ ra rất cốt yếu cho tư duy và tư duy cũng tỏ ra cốt yếu cho tình cảm. Nhưng khi những đam mê ***g lên, thì tinh thần xúc cảm chiếm ưu thế.
    Jupiter, vì không muốn cho cuộc đời của con người bị buồn bã và uể oải, nên đã đem lại cho con người nhiều đam mê hơn lý trí. Sự chênh lệch này là khoảng 20 với 1. Ngài đã nhốt lý trí vào góc nhỏ trong đầu, và để cho phần còn lại của thân thể tiếp xúc với những chấn động của các đam mê. Ngài bắt lý trí phải đương đầu với hai kẻ thù không thương xót cảu nó, sự giận dữ ở trung tâm sự sống,. và sự dâm dục thì chi phối những phần dưới. Lý trí làm được gì khi phải chống lại hai sức mạnh ấy liên kết với nhau? Hành vi con người sẽ dạy cho các người điều đó. Nó có thể kêu lên và đưa ra các bài học không được nguời ta nghe theo. Những thần dân nổi loạn kêu to hơn ông chủ của họ, cho đến khi ông chủ kiệt sức và buông dây cương cho họ.
    Nguồn: Trí tuệ xúc cảm của Daniel Goleman
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Những xu hướng trên con đường trưởng thành cá nhân

    Mặc dù sự phát triển của trẻ em là theo các cách thức khác nhau trong những nền văn hoá xã hội khác nhau, vẫn có những khuynh hướng đặc thù nhất định trong sự phát triển trong bất cứ XH nào - dù đó là XH nguyên thuỷ hay XH phát triển. Những xu hướng này là cơ bản hướng tới tự lập và đóng góp cho XH như một thành viên của XH thống nhất. Sau đây là một số xu hướng đó
    1. Từ phụ thuộc tới tự lập
    Một trong quá trình rõ ràng hướng đến sự trưởng thành là sự biến đổi phụ thuộc trong giai đoạn bào thai, sơ sinh, thiếu niên tới sự độc lập vào thời thanh niên. Kiên trì với sự phát triển tới độc lập và tự lực là một ý thức rõ ràng của cá tính và đòi hỏi thông tin, năng lực và các giá trị. Trong XH của chúng ta (nước Mỹ: Chú thích của tôi) nó bao gồm sự giải phóng hoàn toàn khỏi gia đình và những nhóm XH để trở thành một cá nhân với đầy đủ quyền của bản thân.
    2. Thoả mãn với thực tại (tự chủ)
    Freud đưa ra pleasure principle - khuynh hướng tìm kiếm sự thoải mái và tránh những đau đớn hay những bất lợi - đó là phương pháp cơ bản trong việc điều khiển những hành vi bản năng.
    Tuy nhiên, ông ta đã nghĩ là nguyên lý này nên được kết hợp với nguyên lý thực tế - sự thực tế mà chúng ta phải học để lĩnh hội và đối mặt nếu chúng ta muốn thoả mãn các nhu cầu. Cần phân biệt giữa tưởng tượng với thực tế, kiểm soát tham vọng và bốc đồng, kìm chế những sự thoả mãn trung gian để đạt tới những mục tiêu lâu dài, và học cách đương đầu với những đau đớn bất công, thất vọng và những dao động của cuộc sống.
    3. Sự thiếu tri thức tới kiến thức
    Trẻ sơ sinh hoàn toàn thiếu tri thức, nhưng đã bắt đầu nhanh chóng thu thập kiến thức về bản thân và môi trường xung quanh. Cùng với thời gian, nhưng thông tin được tổ chức thành một hình mẫu mạch lạc bao gồm những giả thiết liên quan đến thực tế, cơ hội và những giá trị được cung cấp cho cá nhân với một hệ thống tham khảo tương đối bền vững để hướng dẫn những hành vi của anh ta. Nếu hệ thống tham khảo này muốn được coi là đầy đủ, nó phải được thực tế hoá, được liên kết với những loại vấn đề mà cá nhân phải giải quyết, và là một giá trị để cá nhân tin cậy. Cũng vậy, nó phải linh hoạt để sửa đổi cho thích ứng với trải nghiêm mới.
    4. Từ thiếu năng lực tới năng lực
    Toàn bộ thời kỳ từ sơ sinh tới thời thanh niên được hướng tới việc làm chủ tinh thần, cảm xúc, XH và các năng lực cơ bản khác cho giai đoạn trưởng thành. Cá nhân cần những kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định, học cách làm chủ những xúc cảm của anh ta và sử dụng chúng để làm cuộc sống thêm phong phú, học cách ứng xử với cá nhân khác để xây dựng những mối quan hệ thân thiện. Ở đây cũng bao gồm việc chuẩn bị cho ********, hôn nhân, nghề nghiệp, làm cha mẹ và những vấn đề gặp phải khác trong cuộc sống trưởng thành.
    5. Từ ít quan tâm đến ******** đến thích ********
    Những thể hiện đầu tiên về giới tính, tương đối từ từ và phổ biến, được tìm thấy trong lứa tuổi sớm; thậm chí trẻ sơ sinh có thể cảm thấy khoái cảm với một số kích thích ********. Thời thơ ấu cũng thường có mức độ cao của sự liên hệ tính dục. Với việc dậy thì sớm, sự khác nhau của việc thích ******** gia tăng nhanh chóng, thông thường thậm chí thành việc sống kiểu như vợ chồng. Ở đây, cần chú ý là sự trưởng thành tính dục liên quan đến sự trưởng thành trong các lĩnh vực khác của đời sống. Vì tính dục luôn thay đổi, nên hành vi tính dục trưởng thành bao gồm việc khả năng thiết lập mối quan hệ thân thiết và thoải mái giứa các cá nhân.
    6. Thiếu ý thức vế luân lý tới đạo đức
    Trẻ mới sinh hoàn toàn thiếu ý thức về luân lý - trong cái nghĩa là nó không có khái niệm " Đúng", "Sai". Rất nhanh sau, nó học được hành vi được chấp nhận là hành vi " Đúng". Hành vi không được chấp nhận là "Sai". Dần dần, nó hình thành hình mẫu bao gồm các giá trị hoạt động như là người hướng dẫn bên trong kiểm soát hành vi - mà chúng ta thường được biết đến như là cái "siêu tôi". Ban đầu, nó chấp nhận các giá trị này một cách mù quáng. Nhưng cùng với sự truởng thành, nó sẽ biết đánh giá chúng, và hình thành những giá trị riêng của chúng.
    7- Lấy mình làm trung tâm tới lấy người khác làm trung tâm
    Trẻ sơ sinh tuyệt đối quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của nó, nhưng với thời gian, nó sẽ mở rộng sự hiểu biết, quan tâm đến nhu cầu của người khác. Nó bao gồm khả năng ban tặng tình yêu trong một gia đình, và coi cộng đồng và XH như một tổng thể.
    Nguồn:
    Abnormal Psychology and Mordern Life của James C.Coleman
    Lược dịch : dumb
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Mô hình hiện sinh trong tâm lý học
    Mô hình hiện sinh nhấn mạnh vào tính duy nhất của cá nhân, các câu hỏi của cá nhân về giá trị và ý nghĩa, sự tự do của anh ta trên đường hướng ngã và sự thực hiện bản ngã.
    Các Chủ đề trung tâm và các khái niệm
    Mô hình hiện sinh không phải là mô hình tư tưởng trường học có tính hệ thống cao, nhưng nó được hợp nhất bởi sự liên quan cơ bản tới những vấn đề thiết yếu của sự tồn tại của con người - nhu cầu xây dựng ý thức về cá tính và xây dựng mối liên hệ đầy đủ ý nghĩa với thế giới. Những khái niệm cơ bản được đưa ra bởi các triết gia như Heidegger, Jaspers, Kierkegaard, và Sartre. Hai nhân vật có ảnh hưởng nhất đến tư tưởng hiện sinh ở Mỹ là Paul Tillich và nhà tâm lý học Rollo May.
    Hiện sinh và bản chất
    Từ quan điểm hiện sinh, động lực cơ bản của con người là tìm con đường tốt nhất có thể , để thực hiện những tiềm năng, và đáp ứng thoả mãn đầy đủ như 1 con người. Tuy nhiên, trong thời đại văn hoá thay đổi sâu sắc, đạo đức truyền thống và đức tin bị đặt câu hỏi. Kết quả là, con người hiện đại bị rối loạn, chịu căng thảng tinh thần và tình cảm.
    Về cơ bản, con người có thể giải quyết sự rắc rối này của mình theo môt trong 2 cách:
    (1) Đưa ra câu hỏi và tìm sự hài lòng trong việc tuân thủ vô điều kiện và hợp nhất một phần vào 1 cộng đồng
    (2) Đấu tranh làm rõ bản ngã trong sự sinh tồn
    Các nhà hiện sinh cho rằng sự lựa chọn thứ nhất là không xác thực và là con đường dẫn đến lo âu, trầm càm. Nếu việc tuân thủ không suy xét và gia nhập một nhóm nào đó mà tạo ra một cuộc sống vô ý nghĩa, cá nhân không thể tránh khỏi những thất bại kế tiếp cũng như đổ lỗi cho bất cứ ai.
    Vì vậy, chủ đề cơ bản của các nhà hiện sinh được đưa ra là sự tồn tại cá nhân, nhưng cái gì làm nên chúng, hay nói cách khác, bản chất tồn tại của anh ta là gì - phụ thuộc vào cá nhân đó. Một thanh niên khi thách thức: "Tôi không yêu cầu được sinh ra" đã đang chỉ ra 1 sự thực sâu sắc; nhưng theo quan điểm hiện sinh, nó hoàn toàn không thích hợp. Cho dù anh ta có muốn được sinh ra hay không, thì ở đây, anh ta cũng đã có mặt trên cõi đời và có khả năng trả lời cho chính anh ta - về một cuộc sống 1 con người. Những gì anh ta làm để tồn tại phụ thuộc vào anh ta.
    Tự do, sự lựa chọn, các giá trị và ý nghĩa
    Chủ đề cơ bản tiếp theo của hiện sinh là ý nghĩa. Nó chủ yếu là việc tìm kiếm và thoả mãn các giá trị. Việc chọn lựa các giá trị xác định bản chất của cá nhân. Trong việc chọn giá trị và mẫu người cá nhân muốn trở thành, anh ta hoàn toàn tự do. Thậm chí việc từ chối lựa chọn, tham gia vào 1 nhóm nào đó cũng là 1 sự lựa chọn. Việc tích luỹ giá trị nằm bên trong cá nhân. Anh ta phải kiến thiết cuộc sống của mình. Moriss(1966) đưa ra 3 đề xuất cho vấn đề này:
    1- Tôi là 1 tác nhân chọn lựa, không tránh khỏi việc chọn lựa cách sống trong suốt cuộc đời (hàm ý là tôi chọn lựa cái cuộc sống đưa cho tôi mà không tự đặt mục tiêu)
    2- Tôi là tác nhân tự do, tuyệt đối tự do xác định mục tiêu cho cuộc đời mình.
    3- Tôi là một tác nhân có tránh nhiệm, chịu trách nhiệm cho những lựa chọn tự do được thể hiện bằng việc lựa chọn cách sống
    Vấn đề của sự lựa chọn và trách nhiệm thường là trở thành một gánh nặng đau khổ. Con người tìm cách thoả mãn những giá trị, một vấn đề cá nhân mang tính đơn lẻ và lớn, vì các giá trị mang đến cho cuộc sống của một cá nhân ý nghĩa có thể rất khác với những giá trị mang ý nghĩa với các cá nhân khác. Vì vậy, cá nhân cần có sự dũng cảm phá bỏ những khuôn mẫu có sẵn nếu cần, tự chịu trách nhiệm và cố gắng đáp ứng theo con đường ấy. Theo một nghĩa nào đó, sự tự do của mỗi cá nhân để tạo nên bản chất của anh ta là gồm cả hạnh phúc và đau khổ.
    Ở đây, cần có một chú ý nhỏ là sự nhấn mạnh vào các mẫu giá trị cá nhân riêng lẻ không nên được hiểu theo nghĩa hư vô đạo đức. Bời mỗi con người là một đơn vị cơ bản của loài người, nên mỗi con người cần học cách sống với chính họ và với người khác. Vì vậy, việc thực hiện các tập hợp giá trị với mỗi cá nhân, những người đang nỗ lực sống một cách "thực" nhất. Các nhà hiện sinh cũng nhấn mạnh vào nghĩa vụ của mỗi cá nhân với những người đương thời. Bởi vì một cuộc sống cá nhân chỉ có đầy đủ ý nghĩa và thoả mãn nếu nó bao gồm những lựa chọn và giá trị mang tính xây dựng xã hội.
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Mô hình nhân văn trong tâm lý học
    Mô hình nhân văn được đặc trưng nhiều và hơn các mô hình trước đó bởi xu hướng hướng tới con người hơn bất cứ các tập hợp mạch lạc các nguyên lý và chức năng phát triển con người trước đó. Mặc dù có vài nguồn gốc của mô hình liên quan đến lịch sử của tâm luý học, một vài số khác liên quan đến những truyền thống gần đây; nó được coi như một mô hình chủ yếu về con người trong thập niên 60 và 70. Mô hình này là một trường phaí mới và đáng kể trong tâm lý học hiện hành. Nó đề cập đến những vấn đề chúng ta hiện có ít thông tin như tình yêu, sư sáng tạo, các giá trị, ý nghĩa, sự phát triển cá nhân và sự thoả mãn cá nhân.
    Cá nhân như là một chủ thể hợp nhất
    Nhà tâm lý học James đã sử dụng rộng rãi khái niệm bản ngã trước thế kỷ này. Nhưng khái niệm này sau đó được dùng hạn chế bởi những người theo thuyết hành vi bởi sự "suy đoán" hơn là tự nhiên có thể quan sát. Tuy nhiên, do nhu cầu có các nguyên tắc hợp nhất cá nhân và một vài cách thức tiến hành nhận thức trên những kinh nghiệm của chủ thể riêng rẽ - bao gồm sự nhân thức bản thân - đã dẫn tới việc đưa ra khái niệm này một lần nữa. Ở đây, có thể phải nhấn mạnh lại khái niệm về bản ngã tương tự như khái niệm ego của phân tâm học - trong đó, cả hai được đặc trưng rút ra một phần từ sự quan hệ với sự đánh giá, ra quyết định, lập kế hoạch và tiến hành. Từ quan điểm nhân văn đã mở rộng khái niệm bản ngã tới việc bao gồm bản ngã - duy nhất và các xu hướng tới phát triển và thực hiện bản ngã.
    Trong số các nhà nhân văn đương thời, Carl Rogers đã phát triển mô hình bản ngã trong quan hệ với các chức năng cá nhân, dựa trên những nghiên cứu mở đường đối với các quá trình chữa bệnh tâm lý. Rogers đã tổng kết thành các tuyên bố sau:
    1- Mỗi cá nhân tồn tại trong thế giới riêng biệt của sự trải nghiệm của anh ta trên các ngôi - I,me hay myself - là trung tâm.
    2- Sự phấn đấu cơ bản nhất của cá nhân là hướng tới sự an toàn, nâng và thực hiện bản ngã
    3- Cá nhân phản ứng với hoàn cảnh theo nhận thức của anh ta về bản thân và thế giới - anh ta phản ứng với thực tại theo cách anh ta lĩnh hội nó và theo các cách liên quan chặt chẽ với khái niệm - bản ngã
    4- Sự nguy hiểm lĩnh hội đuợc đối với bản ngã sẽ dẫn đến cơ chế phòng vệ cá nhân, bao gồm những suy nghĩ chặt chẽ và tập trung cũng như hành vi phòng vệ.
    5- Những khuynh hướng bên trong cá nhân của cá nhân hướng tới sức khoẻ và sự toàn vẹn, và duới những điều kiện bình thường, anh ta ứng xử hợp lý và xây dựng và chọn những cách thức phát triển cá nhân và thực thi bản ngã.
    Trong việc sử dụng khái niệm bản ngã như chủ đề hợp nhất, các nhà nhân văn nhấn mạnh tầm quan trọng của cá tính. Mỗi cá nhân, mà phẩm hạnh đuợc tạo nên bởi tiềm năng học tập to lớn,cộng với nền tảng kinh nghiệm của mình, là độc nhất. Trong việc nghiên cứu con người, các nhà tâm lý đều phải đối mặt với hai nhiệm vụ, một là miêu tả những những phẩm chất tự nhiên của cá thể, và nữa là những đặc trưng mà cá thể phải có trong mối quan hệ với phần còn lại của loài người
    Tập trung vào các giá trị, sự phát triển cá nhân, và sự thoả mãn.
    Trong khi đặt trọng tâm vào vai trò của các giá trị, sự phát triển cá nhân, và sự thoả mãn trong cuộc hiện sinh của con người, các nhà nhân văn học xem xét tầm quan trọng của những suy nghĩ và lựa chọn của cá nhân hơn là sự chấp thuận không suy xét những giá trị mà XH áp đặt. Họ cũng cho rằng việc cá nhân đạt được ý thức rõ ràng về bản ngã duy nhất - cái mà anh ta khám phá anh ta là ai và muốn trở thành- thì tiềm năng của cá nhân có thể phát triển đầy đủ. Từ quan điểm này, cá nhân đuợc nhìn nhận như là có một sự thúc đẩy bên trong hướng tới sự trưởng thành và thực thi bản ngã.
    Ở đây, sự nhấn mạnh của mô hình nhân văn không chỉ vào vấn đề các giá trị và sự thoả mãn nó không chỉ cho cá nhân, mà cho cả XH. Con người đuợc nhìn nhận như là có những đặc điểm tự nhiên "cơ bản" của loài người. Và trong khi khoa học càng khám phá ra nhiều những sự kế thừa tự nhiên, nó ngày càng có khả năng phán xét cái gì là tốt, cái gì là xấu ở loài người. Trong nghĩa này , trách nhiệm của khoa học là phải đề cập trực tiếp đến loài người và các tiến bộ XH thông qua các giá trị. KHoa học thông thường chỉ đề cập trực tiếp đến các đối tượng " thực" và bỏ lại các câu hỏi về giá trị và các tiến bộ XH cho tôn giáo, chính phủ và các quyền lực XH khác. Tuy nhiên, Maslow (1969) đã chỉ ra rằng nhiệm vụ của khoa học hiện đại là phải sản sinh ra một Xã hội tốt, cũng như cá nhân tốt bởi vì việc thực hiện các tiềm năng cơ bản và rộng rãi ở loài người chỉ đuợc thực hiện trong những điều kiện XH thuận lợi.
    <P><EM>Mặt trời chảy xuống đáy ao</EM></P>
    <P><EM>Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô</EM></P>
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 04/01/2004

Chia sẻ trang này