1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Ngăn ngưà chứng trầm cảm
    Dana, mười sáu tuổi, bề ngoài luôn có vẻ hoà hợp với mọi người. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên cô bé này không thể có quan hệ bình thường với các cô gái khác được nữa, và điều làm cho cô gái lo lắng hơn là không giữ được những bạn trai dù vẫn ngủ với chúng. Cáu kỉnh thường xuyên và mệt mỏi, Dana ăn không ngon và không thích giải trí nữa: cô gái cảm thấy tuyệt vọng, không thoát ra khỏi tâm trạng suy sụp của mình và nghĩ tới tự sát.
    Việc rơi vào trạng thái trầm cảm này là do lần cắt đứt gần nhất của cô mà có. Cô gais không thể đi chơi với một cậu con trai nào, như lời cô nói, mà không ngủ với nó - ngay cả khi chuyện này cô không muốn - và không biết cách chấm dứt quan hệ yêu đương như thế nào ngay cả khi cô không hài lòng về nó. Cô gái ngủ với những cậu con trai nhưng điều duy nhất cô thực sự mong muốn là hiểu được chúng hơn.
    Cô gái vừa mới vào 1 trường học mới, và mơ ước được tiếp xúc với những cô gái khác. Cô không dám bẳt chuyện chúng và chờ cho người khác nói chuyện với mình. Cô cảm thất không thể cới mở hơn được và không biết nói gì hơn ngoài câu: Xin chào, khoẻ mạnh chứ?
    Dana theo học một chuơng trình thực nghiệp chữa trị liệu tâm lý ở trường Đại học Columbia. Sự chữa trị ởt đây trước hết nhằm dạy cho cô gái điều chỉnh những mối quan hệ của mình, kết nối tình bạn, cảm thấy tin cậy hơn đối với những thiếu niên khác, cũng như ứng xử tốt hơn với các quan hệ tính dục, trau dồi những cử chỉ thầm kín va thể hiện tình cảm của mình. Sự chữa trị đã thành công, sự trầm cảm biến mất.
    Ở những người trẻ tuổi, những vấn đề quan hệ thường là nguônf gốc của sự trầm cảm. Những vấn đề này đụng tới quan hệ với bố mẹ cũng như với bạn bè. Những đứa trẻ con và thiếu niên trầm cảm thường không thể hay không muốn nói ra những nỗi buồn của mình.Chúng không biết chính xác những tình cảm của chúng và dó đó, dễ bực bội, cáu gắt, càu nhàu, nhất là với bố mẹ. Các bố mẹ cũng càng khó giúp chúng hơn. Đó là cái vòng luẩn quẩn của chán và ghét nhau.
    Một cái nhìn mới trong lĩnh vực trầm cảm ở lớp trẻ cho thấy nhưngx thiếu hụt trong hai lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc, một mặt, sự bất lực trong việc kết nối và duy trì những liên hệ tốt với người khác; mặt khác, cách lý giải những thất bại đem đến sự trầm cảm. Nếu một phần xu hướng trầm cảm gần như chắc chắn là do di truyền, thì xu hướng này dường như cũng là do thói quen suy nghĩ bi quan, khiến cho trẻ trầm cảm dễ phản ứng với những sự phật ý, những điểm kém, những tranh cãi với bố mẹ, bị người khác xa cách. Dù là nguồn gốc nào, mọi cái cho ta thấy khuynh hướng đi đến trầm cảm ngày càng lan rộng trong lớp trẻ.

    Sự tiến triển của chứng trầm cảm ở lớp trẻ

    Sự cần thiết phải phòng ngừa trầm cảm, mà không phải chữa trị nó, được thấy rõ từ một khám phá hãi hùng. Những cơn trầm cảm, dù là nhẹ, ở trẻ em, cho phép đoán trước những cơn nặng hơn sau đó. Nhận xét này bác bỏ định đề trước đây cho rằng sự trầm cảm ở trẻ em không có hậu quả lâu dài, vì trẻ em sẽ khỏi" khi nó lớn lên".
    Tất nhiên, trẻ em thỉnh thoảng cũng có những thời kỳ buồn rầu; tuổi thơ ấu; tuổi thiếu niên cũng như tuổi trưởng thành đều in dấu ấn những thất vọng hay những mất mát ít nhiều gây đau đớn, và những nỗi buồn kèm theo. Nhu cầu phòng ngừa không không phải nhằm vào những nỗi buồn không thể tránh khỏi ấy, mà vào vòng xoáy trôn ốc của sựu buồn đưa một số trẻ em tới tính cáu giận, tới sự co mình lại, và tới sự tuyệt vọng.
    Những thời kỳ trầm cảm sâu kéo dài trung bình mười một tháng, nhưng trong sáu em thì có một em kéo dài tới mười tám tháng. Sự trầm cảm nhẹ này, mà một số trẻ em mắc vào năm lên 5 tuổi - không làm mất khả năng của chúng bao nhiêu, nhưng lại kéo dài hơn, trung bình 4 năm. Và như Kovacs nhận xét, một trạng thái trầm cảm nhẹ dễ trở thành mạnh lên thành một sự trầm cảm sâu săc và có thể tái phát. Khi những trẻ trầm cảm đến tuổi thiếu niên hay tuổi trưởng thành thì cứ trung bình ba năm có một năm chúng bị trầm cảm hay loạn tâm thần hưng - trầm cảm.
    Nhưng hậu quả không phải do bản thân chứng trầm cảm gây ra. Kovacs khẳng định với chúng tôi:
    " Trẻ em học nghệ thuật sống trong XH bằng những mối liên hệ với những người chung quanh - chảng hạn, chúng học để có được những gì chúng muốn có bằng cách nhìn người khác hành động như thế nào, đến lượt mình, chúng thử làm. Nhưng những trẻ trầm cảm thường bị bạn bè từ bỏ, những đứa khác không chơi với chúng mâý"
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Sự buồn rầu được chúng cảm thấy đưa chúng đến chỗ tránh những mối liên hệ mới, hoặc nhìn đi một nơi khác khi có một đứa thử bắt chuyện với chúng - một thái độ có thể coi như một sự hắt hủi; đứa trẻ trầm cảm cuối cùng bị đứa trẻ bỏ rơi. Khuyết điêm này làm cho chúng mất đi những gì lẽ ra chúng có thể học được bình thường ở sân chơi, và trong việc học những điều sơ đẳng nhất của trí tuệ cảm xúc, chúng cứ tích dôn lại một sự lạc hậu mà sau đó chúng phải vượt lên. So sánh với những trẻ không trầm cảm, người ta nhận thấy những trẻ trầm cảm ít cảm thấy thoải mái hơn trong XH, bị đánh giá thấp hơn và được nguời khác ít ưa thích hơn, khiến chúng có ít bạn bè hơn và có những khó khăn hơn với bạn bè chúng.
    Một hậu quả xấu khác là chúng học tập kém đi trong lớp; sự trầm cảm làm tổn hại trí nhớ và sự tập trung của chúng, do đó khó chú tâm vào học tập và khó nhớ được những gì chúng học được hơn. Một đứa trẻ chẳng thích thú gì thường khó huy động được nghị lực hơn để hiểu được những vấn đề khó, chưa nói tới kinh nghiệm hiểu học tập trôi chảy. Những đứa trẻ càng trầm cảm lâu càng bị điểm thấp và ít thành công trong các kỳ thi. Thật vậy, có một mối tương quan giữa thời gian kéo dài của sự trầm cảm và điểm trung bình, điểm của chúng luôn bị hạ thấp trong thời kỳ trầm cảm. Những kết quả đó dĩ nhiên càng ảnh hưởng xấu đến tinh thần của chúng.
    Những lối suy nghĩ đẻ ra sự trầm cảm
    Như ở người lớn, việc xem thất bại một cách bi quan dường như làm tăng nỗi thất vọng và cảm giác bất lực, cảm giác này chiếm vị trí chủ yếu trong sự trầm cảm ở trẻ em. Người ta đã biết từ lâu những ngừoi đã bị trầm cảm thuờng phiền muộn. Nhưng chỉ gần đây, người ta mới biết rằng trẻ em có thiến hưóng u buồn nhất cũng có thiên hướng đi tới chỗ bi quan trước khi rơi vào sự trầm cảm. Nhận định này cho phép nhìn thấy một khả năng làm cho các em miễn dịch đối với một thái độ như vậy, như một cách phòng ngừa.
    Điều đo được xác nhận ở cách trẻ em đánh giá năng lực làm chủ tiến trình đời chúng - chẳng hạn, năng lực làm cho mọi cái tốt hơn. Người ta đưa ra những câu khẳng định sau cho trẻ em:" KHi tôi gặp những rắc rối ở nhà, tôi giải quyết tốt hơn các bạn tôi" và " Khi tôi học cật lực, tôi giành đuợc những điểm tốt" Những trẻ em nói rằng không một trường hợp nào đúng với truờng hợp của chúng, những đứa trẻ ấy không hề mong muốn làm thay đổi tình hình; thế mà, cảm giác bất lực này là đặc biệt mạnh mẽ ở những đứa trẻ trầm cảm nhất.
    Trong một nghiên cứu giàu sức khám phá, người ta quan sát những học sinh lớp nhì vào những ngày chúng nhận học bạ. Chúng ta đều biết là hoc bạ là một trong những nguồn vui hay nguồn hy vọng lớn nhất ở thơ ấu. Những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thái độ của đứa trẻ nhận được một điểm xấu hơn chúng mong đợi thuowngf có những hậu quả nặng nề. Những đứa trẻ cho rằng điểm kém ấy là do mọi khuyết điểm cá nhân mình(" Ta thật ngớ ngẩn") thường trầm cảm hơn những đứa trẻ cho rằng có thể sửa chửa được (" Nếu ta học gạo môn Toán, ta sẽ có điểm tốt")
    Các nhà nghiên cứu đã quan sát nhóm học sinh lớp sơ đẳng và lớp nhì bị bạn bè từ bỏ va đoán xem ~ đứa nào vẫn còn bị như thế trong những năm sau. Cách thức chúng tự giải thích về sự từ bỏ ấy dường như có quan hệ chặt chẽ với xu hướng trầm cảm của chúng. Những đứa trẻ cho rằng sự từ bỏ ấy do một khuyết điểm cá nhân, thườn dấn sâu vào trầm cảm. Ngược lại, nhnững đứa trẻ cho là chúng có thể cải thiện được tình hình thì không bị trầm cảm vì bị thất bại lliên tục. Và trong một cuộc nghiên cứu những đứa trẻ vào năm học thứ 6, những đứa trẻ có thái độ bi quan thường phản ứng với stress học tập bằng trầm cảm.
    Bằng chứng trực tiếp nhất về thái độ bi quan làm cho trẻ em rất dễ bị trầm cảm đã được lấy từ một cuộc nghiên cứu kéo dài năm năm về những học sinh được theo dõi từ lớp sơ đẳng. chỉ dẫn chắc chắn nhất về xu hướng trầm cảm tuơng lai là thái độ bi quan ấy kèm theo một cú sốc quan trọng - bố mẹ ly hôn hay trong gia đình có người chết - khiến đứa trẻ bị rối loạn và có lẽ làm cho bố mẹ nó ít có khả năng làm giảm bớt hậu quả những cú sốc ấy. Trẻ em càng vượt qua các giai đoạn ở trường tiểu học, thì càng có cách hiểu các sự kiện liên quan đến hạnh phúc hay bất hạnh của chúngl; chúng ngày càng coi những nét tính cách của mình là nguyên nhân đưa tới mọi cái. " Ta có điểm cao vì ta thông minh", hoặc " Ta không có bạn vì ta không khôi hài". Sự thay đổi ấy thể hiện từ lớp sơ đẳng đến lớp nhì. Những đứa trẻ có thái độ bi quan như vậy và coi những khuyết điểm cá nhân là nguyên nhân thất bại sẽ bắt đầu bị trầm cảm với những thất bại của mình. Hơn nữa, chính sự trầm cảm dướng như làm tăng trạng thái bi quan, khiến cho ngay sau kỳ trầm cảm, vẫn có thể có những vết sẹo xúc cảm, một tập hợp những điều chúng tin chắc được nuôi dươngx bởi trầm cảm và đọng cứng lại trong đầu óc chúng - chẳng hạn tin mình không thể học giỏi được ở nhà trường, rằng chúng ít được thiện cảm và không thể gạt bỏ được tâm trạn cau có của mình. Những ý nghĩ đó làm cho trẻ rất dễ bị trầm cảm về sau.
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay tình cờ tôi tìm đuợc bài báo về vấn đề Rối loạn đa nhân cách.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/01/3B9CECAF/
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tiếp theo bài : Có thể xoá được ký ức đau buồn không?
    Làm sao để xóa bỏ những ký ức buồn?


    Vứt bỏ nỗi buồn sang một bên nào, bạn đang có người giúp đỡ tin cậy đấy. Đó chính là chính bản thân bạn!
    Khi bạn có chuyện buồn, hãy quên nó đi! Đơn giản vì nó không đáng nhớ. Trước nay người ta vẫn tưởng rằng, khi bạn càng cố quên điều gì, điều đó sẽ càng ám ảnh bạn. Tuy nhiên, khoa học vừa chứng minh một điều ngược lại: não bộ của bạn sẽ giúp bạn quên đi những chuyện buồn cho đến khi chúng trở về không còn nguyên vẹn.
    Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học khám phá những bí ẩn của bộ não về việc xoá bỏ những ký ức buồn.
    Các chuyên gia nghiên cứu ở Đại học Stanford và Oregon mời một số người đến tham gia các thí nghiệm. Những người này được cho nghe 36 cặp danh từ không có liên quan đến nhau, như "sự thử thách - cá rutilut", "hơi nước - tàu hoả" hay "quai hàm - kẹo gom" và có 5 giây để ghi nhớ mỗi cặp danh từ này. Các chuyên gia sẽ kiểm tra trí nhớ nhiều lần cho đến khi họ nói đúng 3-4 từ trong số đó.
    Tiếp đó, nhóm nghiên cứu chia ngẫu nhiên 36 cặp từ thành 3 bộ (mỗi bộ 12 từ). Bộ đầu tiên, họ yêu cầu tình nguyện viên nhìn vào từ thứ nhất của mỗi cặp, và nhớ đến từ thứ hai. Bộ thứ 2, tình nguyện viên nhìn vào từ thứ nhất, và không nhắc lại cũng không nhớ lại từ thứ hai. Còn bộ thứ 3 được dùng làm đối chứng.
    Những người tham gia sẽ có 4 giây để nhìn vào từ thứ nhất của mỗi cặp, và thực hiện việc này 16 lần trong thời gian 30 phút. Cùng lúc, các nhà khoa học sẽ chụp ảnh não của họ bằng phương pháp cộng hưởng từ.
    Sau đó những người này được yêu cầu nhớ lại tất cả 36 cặp từ. Trong 3 bộ nói trên thì bộ thứ 2 nhớ ít hơn bộ đối chứng. "Ký ức sẽ trở nên mờ nhạt khi chúng ta cố gắng không nghĩ về nó", Michael Anderson, Đại học Oregon cho biết.
    Nhiều năm nay, các chuyên gia đã tranh luận là có hay không một cơ chế ẩn dưới những ký ức không đẹp. Trước đây, một số chuyên gia luôn giữ quan điểm rằng không có một cơ chế nào trong não có thể giúp một người nào đó xoá bỏ những ký ức không đáng nhớ. Điều này được ủng hộ bởi những điều thuộc về trực giác thực sự của con người đó là khi mà họ cố quên một một điều gí đó thì nó thường xuất hiện hơn.
    Tuy nhiên, nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Stanford và Oregon dường như chứng minh một điều ngược lại, rằng trong một tình huống nào đó, một cá nhân có thể xoá sạch cả trí nhớ - hoặc ít nhất là những ký ức buồn, không đáng nhớ.
    "Phát hiện này có thể giúp cho các chuyên gia về bệnh tâm thần giúp đỡ những người từng bị chấn thương về mặt tình cảm", Anderson cho biết.
    Còn bạn, nếu bạn thực sự muốn quên đi những kỷ niệm buồn, cách tốt nhất là đừng bao giờ cố nghĩ về chúng. Mọi ký ức không vui sẽ trôi qua, và nếu không còn gì đáng nhớ, nó sẽ mãi mãi là điều không còn gì để nhớ.
    Thy Lê
    Theo Tuổi Trẻ - BBC News, Earukalert
    http://www.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/1/32600.ttvn

    <P> </P>
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 13/01/2004
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tôi muốn đời tôi màu gì?
    (Bài báo của Thảo Hảo - Thể thao & Văn hoá - Số Tất niên.)
    Ngày đầu năm lạnh ngăn ngắt, tôi nhận được rất nhiều lời chúc: hạnh phúc, sức khoẻ, may mắn, thành đạt...xong rồi ra đường, mắt đeo cái kính xanh nên nhìn gì cũng xanh xanh. Ngoài đường, ai nấy áo lạnh, đèo trẻ con che mặt bằng khăn voan trông thật đáng yêu:
    Chúc Mừng Năm Mới!
    Nhưng năm mới gì?
    Mới hôm qua, ngồi trên tàu, nghe trộm tầng dưới, có hai nguời nói với nhau" năm mới là một lời đếm ngược nữa", ăn lậm vào tuổi đời có hạn của mình, có gì đáng mừng? Chẳng lẽ tiêu dần đến những đồng tiền cuối cùng mà lại hỉ hả!" Lúc đấy, đã định trèo xuống cãi lại, thôi đi hai ông, thôi đi cái thói bi quan. Đời thì có hạn, chăng phaỉ đã biết trước rồi sao? Sao cứ nấn ná, không muốn rời, để đến mức thấy cái gì cũng đáng chán! Thật chăng khác gì trẻ con, mẹ cho về que một tuần.
    Trước khi đi đã cam kết, đến ngày thứ năm, nghĩ tới cảnh sắp về thành phố mà não nề, mếu máo nì nèo, mất cả vui hai ngày còn lại.
    Sáng nay, tôi đi vung vẩy trên đường với cái kính xanh, nghĩ đến việc mình thế là đã có mặt trên đời chừng ấy năm, mà lòng vui quá. Nhưng chừng ấy năm đã trải được gì? Chẳng được gì nhiều. Vẫn chỉ quanh quẩn thành phố lớn, cơ quan tốt, bạn bè hiền. Buồn thì cũng có lúc nhưng chẳng được lâu. "Thế thì muốn gì?". Bạn sẽ hỏi. "Muốn đói khát hả? " Và bạn sẽ chửi rủa tôi"Đúng cái đồ tiểu tư sản!"
    Chẳng ai muốn khổ cả. Nhưng nghĩ đến lúc nhắm mắt xuôi tay mà vẫn không biết thế nào là khổ, thì chắc cũng giônga như đi du lịch mạo hiểm về, hỏi có leo núi không. Không. Hỏi có vượt thác không. Không. Hỏi có cảm giác rùng mình không. KHông nốt. Chỉ có cảm giác vui nhàn nhạt, rồi mỉm cuời nhắm mắt.
    KHông, nếu được nói trắng trợn ra mà không bị mắng, thì sống cho êm đềm bằng phẳng như thế tôi không muốn sống. Tôi chỉ có mõi một cuộc đời, nên muốn nếm trải nhiều cảm giác, trải lắm kinhn nghiệm. Nhưng tôi cũng không muốn đời mình kết thúc trong nghèo khổ, bệnh hoạn triền miên. Tôi muốn như phim rẻ tiền kia, rùng rợn ly kỳ, mà nhân vật chính bao giờ cũng thoát ra, sống nhăn, phẳng phiu. Tôi muốn sang thế giới bên kia( nếu quả thật có thế giới bên kia), mình phải là con ma có nhiều chuyện để kể.
    Nếu được chia Thế giới, tôi sẽ chia làm hai: một nửa có Năm Mới cho những người mừng năm mới( trẻ con đang lớn, thanh niên đủ tuổi đợi bằng lái xe...), và một nửa không năm Mới, cho những người không muốn nghĩ quĩ thời giam mình đang cạn dần.( thí dụ như hai ông đi tàu kia).
    Với nủa thứ hai này, nhìn từ trên xuống, người ta như đi triền miện trên một tấm thảm dài, không ngắt đoạn tháng năm, chỉ liên tục ngày và đêm luân chuyển. Từ một đường dọc giữa thảm toả ra hai bên là nhiều lối rẽ tự chọn. Thường trời sáng người ta tạt vào lối rẽ cơ quanm ghé hàng ănm trời tối thi đi chơi rồi tạt vào giường ngủ. Những hoạt động như thế làm nên những đường dệt nền. ( Cẩn thận: làm mãi một cơ quan, sống mãi một nơi, ăn mãi một quán sẽ cho một tấm thảm đời tẻ nhạt)
    Thỉnh thoảng, những biến cố rơi xuống trên mặt thảm: bệnh ttật, nhặt được tiền, có người xéo lên thảm của mình, tạo những hoa văn đặc biệt, nhưng dù sao cũng vẫn chỉ là những hoa văn "ngẫu nhiên". Muốn có những hoa văn cổ quái, màu sắc cực kỳ tăm tối hay vô cùng rực rỡ thì phải dấn thân mà tự dệt. Hết một đời, tấm thảm mỗi người được cuộn lại. Có tấm sặc sỡ sau đó được mở ra mở vào mãi. Có tấm chán mắt bị đóng im lìm. Lại có những tấm bị bỏ qua oan uổng.
    "KHông ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông", tôi thì trong một đoạn ngắn có 700 chữ đã lặp lại hai lần cái ước muốn được sống cuộc sống giật gân hơn bây giờ. Bập bềnh nổi sóng hay nhè nhẹ mãi thế này, tôi chán quá đi mất.
    Nhưng mà, chúc mừng năm mới, chẳng ai chúc nhau: "Một năm ly kỳ, gay cấn!" Lại nghĩ, người tiền sử chui vào hang động để tránh sấm sét..Người hiện đại chui ra ngắm trời đất chẳng lẽ lại mong hứng mưa giông sấm chớp! Đấy, cuộc cách mạng thay đổi đời sống của tôi đi đến 2/3 bài cũng bị chính tôi dập tắt .
    Những nghĩ ngợi, những nhút nhát cứ thế mà làm tấm thảm đời tôi nhìn từ trên xuống hẳn toàn những hoa văn nửa chừng, màu nhu nhu, loại để cắt ra lót ấm trà.
    Và cũng như thế, đến năm sau, cũng trên cái báo này, thể nào bạn cũng gặp lại tôi cho mà xem; lại như bao người, than vãn cho một năm cũ chưa là được gì, một năm cũ thiếu sắc màu và đổ hết gánh nặng hy vọng lên đầu một năm mới sắp đến.
    -------
    The end of Thao Hao
    ------
    Và cũng như thế, đến năm sau, cũng trên cái diễn đàn này, thể nào bạn cũng gặp lại tôi cho mà xem; lại như bao người, than vãn cho một năm cũ chưa là được gì, một năm cũ thiếu sắc màu và đổ hết gánh nặng hy vọng lên đầu một năm mới sắp đến.
    dumb./.
     
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chương trình học về nhận thức bản thân
    Những yếu tố chính:
    - Ý thức về bản thân: Tự quan sát và nhận biết những xúc cảm của mình; tự kiếm một từ vựng để thể hiện chúng; nhận biết những liên hệ giưax các ý nghĩ, cảm xúc và các phản ứng.
    - Đưa ra các quyết định: xem xét những hành động của mình và có ý thức về những hậu quả cảu chúng; xác định xem một quyết định được ý nghĩ hay tình cảm chi phối; áp dụng phương pháp này vào những vấn đề như quan hệ tính dục và ma tuý
    - Chế ngự các cảm xúc của mình: theo dõi "tiếng nói nội tâm" để khám phá từ đó những yếu tố tiêu cực như chê bai; có ý thức về cái che đậy một cảm xúc (như vết thương tình cảm là nguồn gốc sự giận dữ); tìm cách vượt qua lo lắng và sợ hãi, giận dữ và buồn rầu của mình.
    - Làm dịu những căng thẳng của mình: hiểu được lợi ích của tập thể dục, của việc có tư tưởng hướng dẫn, của những phương pháp thư giãn.
    - Đồng cảm( hiểu biết người khác): hiểu được những tình cảm và lo toan của người khác; đặt mình vào vị trí và quan điểm người khác; đánh giá những sự khác nhau trong cách cảm nhận mọi cái của người khác.
    - Giao tiếp: nói về những tình cảm một cách có ích; biết lắng nghe và đặt ra câu hỏi đúng; phân biệt giữa lời nói và hành động, hay giưx những hành động của của một người nào đó và những phản ứng hay những phán xét có liên quan đến hành động ấy; đưa ra những đánh giá cá nhân thay vì lên án.
    - Cởi mở với người khác: quý trọng sự cởi mở và thiết lập sự tin cậy trong những liên hệ với người khácl; biết được luc nào thích hợp để nói về những tình cảm cá nhân.
    - Sự sáng suốt: nhận ra ở bản thân mình và người khác những xu hướng sống và phản ứng tình cảm.
    - Chấp nhận bản thân: cảm thấy tự hào và tự nhìn mình một cách tích cực; nhận biết những chỗ mạnh và chỗ yếu của mình; có khả năng tự cười mình.
    - Trách nhiệm của ca nhân: đảm nhận những trách nhiệm của mình; nhận biết những hậu quả cảu những quyết định và hành động của mình, chấp nhận những tình cảm và tâm trạng cảu mình, giữ các cam kết (chẳng hạn, trong học tập)
    - Tự tin: biểu hiện những lo lắng cũng như giận dữ của mình không giận dữ cũng không thụ động.
    - Hoạt động nhóm: hợp tác; biết chỉ huy như thế nào và lúc nào, để mình được người nào hướng dẫn.
    - Giải quyết các xung đột: biết tỏ ra trung thực trong các xung đột với những đứa trẻ khác; với bố mẹ và thầy giáo; thương lượng những thoả thuận trong đó tất cả các bên đầu thắng
    Nguồn: Trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman.
     
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Vài lời cùng các bạn:
    - Tôpic do bạn gio_mua_dong tạo về phân tâm, nay mạn phép bàn thêm vài vấn đề tâm lý, mong bạn gio_mua_dong cho phép.
    - Thứ hai, xin được giới thiệu cuốn Trí tuệ xúc cảm của Daniel Goleman.
    Theo ý kiến của tôi, đây là cuốn sách rất hay về tâm lý, dựa trên những kiến thức về sinh học thần kinh, bàn từ những vấn đề cảm xúc thông thuờng của con người đến sự giận dữ, lo âu, trầm cảm...Nó lý giải một cách khoa học những khuynh hướng từ / dẫn đến nhút nhát--->ám ảnh----> lo âu--->trầm cảm và các rối loạn khác. Nó cũng bàn đến cơ chế của các cảm xúc này, tức là sự hình thành vòng mạch nơ ron của những cảm xúc trên, và đưa ra nhiều gợi ý khắc phục. Đối với giáo dục nhân cách, nó là cuốn sách giúp các bậc cha mẹ hiểu con cái hơn, giúp cho trẻ em những năng lực tâm lý như chế ngự, đồng cảm, điều tiết cảm xúc...
    Tóm lại, đây là cuốn sách rất hay về tâm lý. Sách này đã được bán rộng rãi trên thị truờng. Nếu ai có nhu cầu, tôi sẽ post lên theo yêu cầu về mục đó. Còn không, tôi sẽ post tiếp theo thứ tự của mình. Hy vọng có ích cho các bạn.
    - Hiện tôi có hai cuốn sách tiếng Anh, một đề cập đến các giai đoạn phát triển của trẻ em đến trưởng thành - The Developing Child. Một bàn đến những tâm lý học bất thường, trong đó có mô tả rất cụ thể về sự phát triển lệch lạc của tâm lý. Nó cũng đề cập rất chi tiết tới bệnh tâm thần phân liệt, hưng trầm cảm, thiểu năng trí tuệ...Nếu ai có nhu cầu, có thể post PM cho tôi.
    - Cuối cùng, không có ai vào đây nói chuyện về tâm lý với tôi a`.
    Thân mến.
     
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Có em vẫn đọc và theo dõi. Phần phân tâm học là một phần khó, các bài viết của dumb phần nào lại đi quá phần phân tâm học cơ bản hoặc ko thuộc vùng quan tâm lớn nên được ít nguời quan tâm là phải.
    Dumb nên nghiên cứu và đưa các phần có giá trị ứng dụng truớc mắt thì sẽ tốt hơn như tâm lý học trong học tập, yêu đuơng, quan hệ.....
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Bác dump có thể gửi cho tôi 2 cuốn này đuợc không (ndungtuan@yahoo.com)? Tôi thật sự rất quan tâm và cần.
    Cám ơn bác.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn Ndungtuan.
    Mình đã mail thư cho bạn theo địa chỉ trên. Nhưng 2 cuốn đó không phải là sách điện tử, nên phải hỏi qua địa chỉ của bạn để có thể tiện liên hệ và trao đổi.
    Thân mến!
     

Chia sẻ trang này