1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Ok, đồng ý với Luuthuy phần nào.
    Nhưng nếu đọc kỹ thì vẫn thấy phần tâm lý này cũng không quá xa lạ. Chẳng hạn, như việc gặp phải tên cướp thì đố ai mà tĩnh tâm để thiền được vì đó là những phản ứng bản năng được di truyền trong cấu trúc rìa của võ não. Phản ứng thông thường là sợ, chạy...
    Đối với học hành cũng thế. Anh có đọc tô pic Thiền khi đọc sách. Nhưng với tâm lý hiếu thắng, thắng người, thắng cả mình.Lúc nào cũng muốn đọc nhanh hay đọc những vấn đề khó để thấy mình giỏi.( một số người thôi nhé) Những cái này nói thì dễ, nhưng bỏ thì khó.
    Nếu đọc về cơ chế của sự lo sợ thì cũng có thể từ bỏ được cái cơ chế của sự tự thưởng mình khi học. Cái này thường làm người ta chủ quan với cái dễ, run sợ trước điều khó vì sợ mình dốt...
    Đối với TY, cái mặc cảm có trong rất nhiều người với cái vô thức cá nhân có liên hệ mật thiết với nhau như hình với bóng. Xác định ranh giới để khắc phục là quan trọng.
    Ngoài ra, những năng lực tâm lý như chế ngự, hiểu bản thân, đồng cảm, lập kế hoạch, thiết lập quan hệ với người khác...cũng rất quan trọng trong việc trở nên thành đạt...
    Tuy nhiên, đồng ý với luuthuy, đây không phải là mì ăn liền.
    Có người nói chuyện có khác, xôm tụ hẳn lên..
     
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tản mạn tâm lý học
    Một đứa trẻ bị một con gà mổ rụt tay lại, rồi khóc...
    Một đứa trẻ bị vậy, giơ tay đánh con gà...
    Một đứa trẻ nhìn thấy con gà mổ đã sợ, không dám đến gần...
    Tương lai những đứa trẻ đó có khác nhau không.?
    Di truyền qui định tính khí của chúng, nhưng không qui định số phận của chúng. Bằng cách học đương đầu với những trở ngại từ khi nhỏ, một đứa trẻ với tính khí nhút nhát có thể trở nên can đảm trong những tình huống cơ bản của đời sống
    Một người chịu những chấn thương nặng nề, và những suy nghĩ đi kèm với cảm xúc đã được ghi lại trong cấu trúc não, có thể gạt đi những ám ảnh, để sống bình thường?
    Trước đây, người ta phải can thiệp bằng cách phẫu thuật, để làm tê liệt những xúc cảm đau đớn, do đó bệnh nhân cũng phục hồi, nhưng khô lạnh hơn và gần như tê liệt.
    Giờ đây, với những lý giải tâm lý học hiện đại về tính uyển chuyển của các cấu trúc thần kinh, ta biết rằng, khi một kịch bản bị hỏng, vẫn còn một kịch bản khác làm sơ cua (xem bài Hai nhân cách cùng tồn tại trong một con người...). Cũng vậy, với kiến giải về việc có tính định hướng trong tổ chức thần kinh, nhiều khi một số phận bị thất bại theo một hướng bị cướng chế, người ta vẫn có thể gượng lại dậy được, và đặt mình trở lại tại cái điểm xảy ra bi kịch...
    Một người luôn nhìn đời một cách bi quan, luôn phản ứng tiêu cực trước mỗi biến cố, anh ta dường như sẽ đeo tính khí đó suốt đời?
    Tâm lý học hiện đại, dựa vào những tiến bộ y học, đã phát hiện rằng việc cảm nhận những tình huống bình thuờng với tâm trạng tiêu cực, là do thuỳ trán phải, nơi phản ứng trước những xúc cảm tiêu cực lấn át thuỳ trán trái, nới xử lý những xúc cảm tích cực. Và trí nhớ tích cực làm việc tốt hơn khi thuỳ trán trái hoạt động, và việc hoạt động của thuỳ trán này liên quan đến các dẫn chất thần kinh là serotonin, một hoá chất quan trọng điều trị trầm cảm. Từ đó, mở ra hy vọng trong việc ngăn ngừa và điều trị trầm cảm...cũng như giúp nhiều trường hợp học hành kém không do IQ.
    Một đứa trẻ, có thể kìm chế bản năng để trì hoãn việc ăn kẹo ngay lập tức, đợi 15 phút sau đó để được tưởng thưởng, theo lời hứa của người lớn, sẽ có tương lai sáng sủa hơn đứa trẻ không kìm chế được bản năng, dù IQ ngang nhau...
    Và tư duy thị giác cũng quan trọng không kém tư duy lô gic ..
    Hay tại sao phụ nữ có thể nhìn thấy khuôn mặt người khác mà biết được tâm trạng giỏi hơn nam giới, năng lực đó là gì?
    Lại nữa, tại sao cuộc sống hiện đại làm nẩy sinh vô số những xu hướng như vô cảm, bạo lực...Đâu là con đường trở lại tính người cho những trường hợp đó...
    Một vài suy nghĩ sau khi đọc xong cuốn sách của Daniel Goleman và một vài cuốn sách tâm lý khác, muốn chia sẻ với các bạn
    <P> </P>
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 07/02/2004
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Đúng như dumb nói, vấn đề ở đây ko phải là mì ăn liền đọc phát là hiểu ngay và ứng dụng đuợc ngay. Cần phải có sự nghiền ngẫm đào sâu thì mới có thể rút tỉa ra những điều mình cần.
    Phân tâm học là một đề tài khá hay. Tiếc là chúng ta đã đi chậm hơn so với thế giới khoảng vài chục năm về vấn đề này. Nên nhớ khi mà Freud đã viết những điều này cách đây gần 100 năm thì bây giờ ta mới đi theo. Còn Jung tuy có mới hơn nhưng cũng có thể coi như là bậc kinh điển đuợc rồi.
    Việc tiếp cận các vấn đề tâm lý học cũng là một vấn đề nên quan tâm. Giá mà có thể thì bữa nào chúng ta quẳng lên vài hiện tuợng tâm lý thông thuờng để thảo luận thì chắc là xôm hơn và vui hơn. Tiếc là điều này thì em chưa có thời gian để làm.
    Nói chung dumb cứ an tâm là sẽ có một đệ tử theo anh về vấn đề này. Còn về sau khả năng phổ biến rộng đến mức nào thì còn phụ thuộc vào sự cố gắng ko của chỉ riêng chúng ta mà còn là của rất nhiều nguời yêu khoa học nữa.
    Thân ái,
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn luuthuy đã tham gia.
    Vấn đề thông thường ư? Một câu chuyện tâm lý nhé.
    Câu truyện tâm lý.

    Họ đứng đó. Họ cãi nhau. Họ chửi nhau thậm tệ.
    Họ, một người đàn ông trên tư tứ tuần và người đàn bà cũng chừng đó. Những chuyến xe đường dài là công việc của họ. Một công việc hầu như chỉ có hai người làm gần chục năm. Người đàn ông thì lái, người đàn bà lo thu gom hàng. Nếu bảo đó là gia đình, thì đấy. Nếu bảo phải có cãi nhau để giải toả vô thức, thì đấy. Xa chồng, xa vợ lâu, giữ một nếp luân lý thường trực, đâm đôi lúc họ chửi nhau như trẻ con. Nhưng không thiếu được. Vì chỉ có hai người.
    Ở đây, ông Freud đúng.
    Cô gái bắt đầu cuộc mưu sinh từ cuộc thất tình. Cô nhất quyết cho thiên hạ và kẻ phụ bạc cô mở mắt về một hình ảnh bà chủ trẻ đẹp, giàu có trên đất Hà thành phồn hoa. Cô cao giọng, quát tháo những người xung quanh. Cô mang từ quê ra một con chó. Đêm, cô ngủ với nó, hai chị em ôm nhau khóc(cô gọi nó là em). Cô xa quê, nó một mình bơ vơ nơi xa lạ. Nhưng giấc mơ bà chủ của cô cơ mà, cô phải trở nên ghê ghớm, uy quyền.
    Hai người làm cùng cô không nói gì. Họ lặng lẽ nghe cô mắng. Và chiều cô. Đó là hai thanh niên trai trẻ. cả ba cùng thuê một nhà, và họ vừa làm, vừa mắng nhau như cơm bữa. Họ không yêu nhau được. Người yêu cô phải khác, phải cao to, đẹp trai , phải nam tính như cha cô. Họ ngủ cùng một phòng, không ***.
    Trong giấc mơ của cô, Hà nội có những cụm đèn rực rỡ, những đại lộ mênh mang chờ đón cô. Cô mới 20 tuổi, và những lúc một mình, cô ước muốn về quê, chơi trong một nhà trẻ, có những nhà bóng và những đoàn tàu điện tuổi thơ...
    Họ bấu víu nhau mà sống. Họ vô tư, tức thì mắng nhau, vui thì ân cần. Họ đâu có vô thức, họ cũng không cần biết đến chủ nghĩa hiện sinh. Họ đầm ấm, chăm sóc cho nhau trong một thành phố lạ, tộn trọng và dần thích nghi với những quy ước và hình thức của một lối sống mới, vốn xa lạ với bản chất của họ
    Tôi, chứng kiến lần chở cô gái đi chơi, cô bám vào lưng tôi, những ngón tay víu chặt vào xương sườn, hệt như trên một đoạn phim quảng cáo, nhưng có điều , sau lưng tôi là một cô gái 20 tuổi gầy dơ xương, thì thầm khóc.
    Là một nhà nghiên cứu tâm lý đẳng cấp ttvnol.com, tôi bất lực, không gọi tên được cảm xúc của mình.
     
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chậc ông dumb này, đưa vấn đề này lên dễ nói chuyện hơn ko?
    Nói vài ý ngắn gọn nhé. Bữa khác viết dài:
    Muốn sử lý vấn đề này ko phải chỉ là vấn đề tâm lý đơn thuần mà còn là các vấn đề cuộc sống, tư vấn lập nghiệp....
    Cô gái bị ám ảnh vấn đề sống sung suớng, làm bà chủ. Vậy nếu xử lý đuợc vấn đề đó thì sẽ giải quyết đuợc
    Có hai huớng xảy ra.
    Một là giúp cô ấy tạo nên sự nghiệp, điều này là điều hay.
    Hai là nếu cố ấy thất bại thì cũng phải giúp cô ấy chuẩn bị truớc tinh thần. Nếu quá sốc thì cô ấy rất dễ dàng bị tâm thần.
    Nhưng dù sao thì vấn đề giúp cô ấy lập nghiệp vẫn là cái chìa khoa đúng nhất, đồng thời tư vấn cho cô ấy giúp cô ấy có một cái nhìn nhận đúng đắn hơn về cuộc sống.
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  6. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Hì lâu quá hổng vào nữa ..Xin lỗi hén ...Lập ra rồi để đó . Từ hôm nay sẽ cho hết nốt tài liệu về cái này lên vậy .
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    Trong một loại thứ nhất chúng ta có thể làm công việc đó một cách dễ dàng y như đối với những khuynh hướng bị rối loạn. Ví dụ như trong trường hợp đã kể với người có con ngựa đau sau khi lỡ lời đã nói lại chữ đáng lẽ được đem dùng. Khi được hỏi tại sao lại dùng chữ draut thì người đó trả lời: người đó định nói câu chuyện đó là câu chuyện buồn (trauring) nhưng ông ta vô tình đã liên tưởng đến những chữ Traurig và draut, do đó lỡ lời nói ra chữ draut. Đó là trường hợp mà khuynh hướng làm rối loạn được chính người lỡ lời nói ra. Trường hợp chữ Voschwein (xem chương 2) cũng thế. Trong trường hợp này chính khuynh hướng gây quan trọng chẳng kém gì khuynh hướng bị rối.
    Tôi đem các trường hợp nói trên ra dẫn chứng, tuy rằng không phải do tôi hay các đệ tử của tôi tìm ra, không phải là không có ý. Trong cả hai trường hợp muốn giải thích được dễ dàng phải có sự can thịêp nào đó. Chúng ta đã phải hỏi những đương sự tại sao họ lại lỡ lời như thế và ý kiến của họ về vấn đề này ra sao? Nếu không hỏi có lẽ họ sẽ bỏ qua không để ý gì đến những sự lỡ lời đó. Khi được hỏi họ đã trả lời bằng ý kiến đầu tiên hiện ra trong óc họ. Các bạn thấy chưa: sự can thiệp và kết quả lượm được chính là môn phân tâm học đó, đó chính là môn phân tâm học thu nhỏ.
    Còn tiếp
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày . ​
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 03:16 ngày 12/02/2004
  7. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp​
    [...]... Khi một người quên một người nào đó và mặc dù đã cố gắng hết sức cũng không nhớ lại được cái tên rất quen, ta có quyền dự đoán rằng người đó có điều gì khó chịu với người có tên đó cho nên không nghĩ đến anh ta... [...]
    Có phải là tôi quá đa nghi không khi cho rằng ngay trong lúc môn phân tâm học xuất hiện ra trước mặt các bạn thì sự chống đối của các bạn lại càng trở lên mạnh mẽ hơn. Biết đâu các bạn lại chẳng muốn nói rằng những bằng chứng do các người nói trên đưa ra không có gì chắc chắn. Các bạn nghĩ rằng những người đó cố nhiên sẽ giải thích theo lời mời của nhà phân tâm học và nói lên ý tưởng đầu tiên hiện ra trong óc họ nếu họ cho rằng ý đó cắt nghĩa được sự lỡ lời. Điều đó không chứng tỏ rằng sự lỡ lời thực sự có ý nghĩa như thế. Có thể có nghĩa như thế nhưng có thể có nghĩa khác. Họ cũng có thể có trong đầu họ những ý khác.
    Tôi ngạc nhiên khi thấy các bạn không hề dành cho các sự kiện tinh thần những kính trọng cần thiết. Các bạn có tưởng tượng rằng có một người làm một phân tích hóa học về một chất nào đó ra một số lượng nào nhất định, ví dụ như mấy miligam. Từ một số lượng đó người ta có thể đưa ra một số kết luận . Có nhà hoá học nào lại dám phủ nhận những kết luận đó bằng cách nói rằng biết đâu số lượng đó lại không đúng không? Mọi người đều công nhận rằng số lượng lấy ra chính là số lượng thực mà người ta không hề ngần ngừ một giây để dựa vào đó mà đưa ra những kết luận. Vậy mà đứng trước một sự kiện về tinh thần gây nên do một ý tưởng nhất định của một người được hỏi đến, người ta không áp dụng quy luật đó nữa và cho rằng người được hỏi có thể có ý kiến khác. Các bạn có ảo tưởng là mình tự do và không muốn rời bỏ tự do đó. Tôi tiếc là không thể đồng ý với bạn về vấn đề đó.
    Cũng có thể là các bạn nhượng bộ về điểm này nhưng lại chống đối điểm khác. Các bạn sẽ nói: ?oChúng tôi hiểu rằng kỹ thuật của môn phân tâm học là làm sao tìm được giải đáp cho các vấn đề bằng cách hỏi ngay những người đem ra thí nghiệm. Nhưng ta thử xét lại trường hợp của người diễn giả trong bữa tiệc mời mọi người ợ lên để chúc mừng ông chủ. Ông cho rằng trong trường hợp này khuynh hướng gây rối là một khuynh hướng chửi rủa, phản đối lại khuynh hướng kính trọng. Nhưng đó chỉ là lối giải thích riêng của ông thôi, lối giải thích này dựa trên những dấu hiệu bề ngoài của sự lỡ lời. Ông hãy hỏi người đã nói ra những lời lỡ lời đó xem, không đời nào người đó lại thú nhận là có ý muốn chửi bới, trái lại ông ta sẽ từ chối và chối một cách cương quyết. Trước những lý luận chính xác như thế tại sao ông ta lại cứ giữ mãi lối giải thích của mình khi không có gì chứng minh được?.
    Lần này thì lý lẽ của bạn có vẻ vững chắc. Tôi hình dung ra con người đó, biết đâu anh chàng chẳng là phụ tá được quý mến của ông chủ, đó là một anh chàng trẻ tuổi có nhiều hứa hẹn về tương lai. Tôi sẽ hỏi anh xem anh có khó chịu khi người ta nói những lời cung kính đối với ông chủ không? Nhưng tất nhiên tôi không được đón tiếp nồng hậu. Anh sẽ tỏ vẻ khó chịu và giận dữ: ?oXin ông đi đi, ông đừng hỏi lôi thôi nữa. Tôi bắt đầu bực mình rồi, vì những câu hỏi của ông sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của tôi. Tôi đã dùng chữ aufstossen (ợ) thay vì anstossen (uống) là vì trong một câu tôi đã hai lần dùng tiếp đầu ngữ auf rồi. Đó là điều mà Meriger gọi là Nachklang và không cần giải thích gì hơn nữa. Ông đã hiểu chưa? Tôi tưởng như thế là quá đủ rồi?. Trời ơi, sao mà ông này lại nổi giận ghê vậy? Tôi thấy là chả có thể khai thác gì hơn được và anh chàng này có vẻ cũng muốn cho người ta đừng gắn cho sự lỡ lời của anh một ý nghĩa gì cả. Có lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng anh chàng này đã tỏ ra thô lỗ trước một sự tìm hiểu lý thuyết thuần tuý nhưng chắc là anh ta biết mình định nói gì và không muốn nói gì. Đúng vậy hả? Đó là điều còn cần phải xét.
    Lần này chắc là bạn cho là tôi đã chịu thua rồi. Tôi như nghe tiếng bạn nói: đó, kỹ thuật của ông như thế đó. Khi một người nói lỡ lời, nói một vài lời gì hợp ý ông thì lập tức ông tuyên bố rằng sự phán đoán của người đó có tính cách quyết định, bởi vì chính mồm ông nói ra mà. Nhưng nếu lời nói không hợp ý ông thì ông bảo là cách giải thích của người đó không có giá trị gì cả, không đáng tin tý nào.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  8. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    Sự việc tất nhiên xảy ra theo thứ tự đó. Nhưng tôi trình bày một trường hợp tương tự trong đó sự việc xảy ra cũng kỳ lạ như thế. Khi một người ra trước toà thú thực tội trạng của mình, ông quan toà tin ngay, nhưng khi anh ta chối tội thì ông quan toà không tin. Nếu sự việc không xảy ra như thế thì làm sao xử kiện được, cho nên dù có nhiều sự nhầm lẫn người ta vẫn bị bó buộc phải theo cách đó.
    Nhưng bạn có phải là ông quan toà không? Và người nói lỡ lời có phải là người ra toà không? Sự lỡ lời có phải là một tội không?
    Có lẽ chúng ta không thể không nói tới sự so sánh này được. Nhưng bạn có thấy là ngay khi đi sâu vào những vấn đề có vẻ như không có gì quan trọng của những hành vi sai lạc là lập tức thấy ngay sự khác biệt giữa hai lối lý luận trên không, những khác biệt mà chúng ta chưa khắc phục được. Tôi đề nghị bạn hãy tạm giữ nguyên sự so sánh giữa môn phân tâm học và việc xử án. Bạn phải công nhận với tôi rằng khi chính người làm một hành vi sai lạc mà nói ra thì chúng ta không còn điều gì nghi ngờ về ý nghĩa của sự sai lạc đó nữa. Trái lại tôi công nhận rằng, khi người làm hành vi sai lạc không chịu nói chuyện hay khi người đó không có mặt để nói chuyện thì chúng ta không thể có bằng chứng trực tiếp về ý nghĩa của hành vi đó được. Chúng ta đành phải làm như trong một cuộc điều tra về vụ án, nghĩa là tìm ra các dấu hiệu làm cho sự quyết định của chúng ta có vẻ sát sự thực tuỳ theo trường hợp. Vì lý do thực tế, một toà án phải tuyên bố một người bị đưa ra toà là có tội tuy chỉ có những bằng chứng dự đoán mà thôi. Chúng ta không cần phải làm điều đó, nhưng không phải vì thế mà chúng ta không dùng các dấu hiệu. Thực là một điều sai lầm khi cho rằng một khoa học chỉ gồm toàn những luận đề đã được chứng minh và chúng ta sai lầm khi bắt buộc như thế. Đòi hỏi như thế là sự đòi hỏi của những người muốn có uy quyền, muốn thay những giáo điều tôn giáo bằng những giáo điều khác dù là giáo điều khoa học. Giáo điều khoa học chỉ gồm có một số rất ít vấn đề có tính chất giáo điều: phần lớn những sự khẳng định của khoa học đều có tính cách không hoàn toàn xác thực tới một mức nào đó, điểm đặc biệt của khoa học là hoàn toàn có thể tiếp tục công cuộc tìm kiếm được dù nhiều khi thiếu những bằng chứng quyết định.
    Nhưng trong trường hợp chúng ta không có được những lời xác nhận của người có hành vi sai lạc thì chúng ta dựa vào đâu mà giải thích và tìm đâu những dấu hiệu này để chứng minh. Những điểm tựa và những dấu hiệu này đến từ nhiều nguồn lắm. Trước hết bằng cách so sánh với những hiện tượng không liên quan gì đến các hành vi sai lạc, ví dụ như việc nói sai một danh từ trong một hành vi sai lạc cũng có tính chất chửi bới như trong việc cố ý nói sai. Sau nữa bằng cách xét tình trạng tinh thần phát sinh ra hành vi sai lạc, hiểu rõ tính nết của người làm hành vi này, khảo sát những cảm tưởng của người đó trước khi hành vi xảy ra và phản ứng của người này sau khi có hành vi sai lạc. Trước hết chúng ta đưa ra những phương thức giải thích hành vi sai lạc bằng cách dựa vào những nguyên tắc có tính chất chung. Điều thu lượm được trong trường hợp này chỉ là điều ước đoán, một dự định thích hợp cần được khẳng định bằng cách xét tình trạng tinh thần. Nhiều khi chúng ta phải chờ đợi những sự diễn biến tiếp theo của hành vi sai lạc mới có thể khẳng định được.
    Không phải là tôi có thể dễ dàng cung hiến các bạn những bằng chứng về những điều nói trên nếu tôi cứ trì trệ mãi trong phạm vi những sự lỡ lời, dù rằng ngay trong phạm vi này cũng có nhiều thí dụ rất tốt. Anh chàng trai trẻ đề nghị với một bà để ?obegleitdigen? (liên hợp giữa hai chữ begleiten (đi cùng) và belidigen (thất lễ) bà ta, quả là một anh chàng nhút nhát). Người đàn bà muốn chồng ăn uống những thứ mình muốn chính là một người đầy nghị lực biết nắm quyền cai quản trong nhà. Còn trường hợp này nữa: một hội viên trẻ tuổi của hội Concordia đọc một bài diễn văn giọng rất mạnh mẽ, trong đó anh ta gọi ban giám đốc là ban ?ocho vay? (Vorschuss) trong khi đáng lẽ phải gọi là ?oban chỉ huy? (Vorstand) hay uỷ ban (ausschuss). Anh chàng đã vô tình liên kết giữa hai chữ Vor- stand Aus- schuss. Người ta có thể ước đoán rằng sự phản đối của anh ta là do một khuynh hướng gây rối có dính dáng tới một chuyện vay mượn. Sau này chúng tôi biết rằng anh ta cần tiền ghê lắm và đã nạp đơn xin vay tiền. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân của khuynh hướng gây rối là ở chỗ: mày cần phải thận trọng trong việc phản đối vì mày đang nói chuyện với những người có thể quyết định cho mày vay tiền hay không?
    Tôi sẽ hiến cho bạn nhiều thí dụ về những dấu hiệu bằng chứng này khi nói đến những hành vi sai lạc khác.
    Khi một người quên một người nào đó và mặc dù đã cố gắng hết sức cũng không nhớ lại được cái tên rất quen, ta có quyền dự đoán rằng người đó có điều gì khó chịu với người có tên đó cho nên không nghĩ đến anh ta. Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ về những điều dưới đây về một trạng thái tinh thần trong một hành vi sai lạc.
    Ông Y yêu một bà nhưng không được yêu lại. Bà này lấy ông X. Dù ông Y rất quen ông X từ lâu và đã giao dịch buôn bán với ông này nhiều lần, vậy mà không bao giờ ông Y nhớ được tên ông X, lúc nào cần viết thư cho ông này, ông Y vẫn phải hỏi các người quen rồi mới nhớ ra.
    Rõ ràng là ông Y không muốn biết gì về người đã thắng ông trên phương diện ái tình. Đúng như Heine đã viết trong câu thơ: ?oTa hãy xoá hẳn đi trong trí nhớ của chúng ta ?.
    Hay trong trường hợp này nữa: một bà nói chuyện với một bà bác sỹ về một người bạn gái mà hai người quen nhưng bao giờ cũng chỉ gọi bạn bằng tên thời con gái, còn tên chồng bạn thì bà quên mất từ lâu. Hỏi bà thì bà trả lời rằng bà ta rất khó chịu về chuyện lấy chồng của bạn và không chịu được ông chồng của bạn.
    Chúng ta còn nhiều điều muốn nói nữa về sự quên tên. Điều quan trọng đối với chúng ta ở đây là trạng thái tinh thần trong lúc người ta quên.
    Thường thường người ta hay quên những điều dự định vì có một làn sóng gì trái lại làm cho những điều dự định không thực hiện được. Đó không những là ý kiến của các nhà phân tâm học mà là của cả mọi người trong đời sống thường ngày kể cả những người không công nhận môn phân tâm học.
    Người giám hộ xin lỗi người con đỡ đầu của mình vì quên không thoả mãn lời yêu cầu, không phải vì thế mà được người này tha thứ ngay vì hắn nghĩ: ông ta nói không thực đâu, ông chỉ không muốn giữ lời hứa với mình thôi. Vì thế cho nên trong đời sống thường ngày người ta không được phép quên, và về điểm này giữa quan niệm của mọi người và quan niệm của các nhà phân tâm học không còn khác nhau nữa. Bạn cứ tưởng tượng xem một bà chủ nhà nói với người khách mình mời đến ăn cơm như sau: ?oThế nào, tôi mời anh hôm nay sao? Tôi quên mất là đã mời anh đến xơi cơm hôm nay?. Liệu có được không? Một thí dụ nữa: một anh chàng đang yêu mà quên không đến chỗ hẹn với người yêu: anh ta sẽ không nhận rằng mình đã quên mà sẽ bịa đặt ra hàng bao nhiêu lý do chứng tỏ rằng anh ta không đến được và anh ta cũng không có cách nào khác báo cho người yêu biết. Trong đời sống nhà binh người ta không có quyền quên và dù có quên thực cũng vẫn bị phạt như thường: đó là điều ai cũng biết , và cho là làm thế là phải vì ai cũng nhận là trong đời sống nhà binh, một vài hành vi sai lạc có ý nghĩa và trong đa số trường hợp chúng ta biết rõ ý nghĩa đó là thế nào. Vậy tại sao người ta lại không đem áp dụng lối lý luận đó cho mọi hành vi sai lạc khác để công nhận các hành vi đó không còn dè dặt gì nữa. Tất nhiên về vấn đề này thì người ta vẫn trả lời được.
    Nếu ý nghĩa của sự quên các điều dự định không còn gì đáng gì đáng nghi ngờ đối với những người ngoài phố nữa thì các bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi thấy các nhà thơ nhà văn thường dùng những hành vi sai lạc đó trong thơ văn của mình. Trong các bạn nếu đã có người nào xem trình diễn vở kịch César và Cléopâtre của B.Shaw chắc hẳn còn nhớ cái cảnh cuối cùng trong đó César trước khi ra đi bị ray rứt về một điều gì mà ông ta không nhớ ra được. Sau đó chúng ta thấy dự định của ông ta là từ biệt Cléopâtre. Bằng xảo thuật nhỏ bé đó kịch sĩ muốn gán cho César một tấm lòng cao thượng mà ông không có và không hề muốn có. Bạn hẳn biết rõ là theo các tài liệu lịch sử thì César đã cho đưa Cléopâtre về La Mã và nàng ở đó với con trai César cho tới khi César bị ám sát, rồi sau đó mới trốn khỏi thành phố.
    Những trường hợp quên các điều dự định rõ ràng đến nỗi chúng ta không thể dùng vào mục đích của chúng ta được, nghĩa là không thể tìm ra trong trạng thái tinh thần những dấu hiệu gì có dính dáng đến ý nghĩa của hành vi sai lạc. Vì thế nên chúng ta sẽ đi tìm một hành vi không rõ ràng một tý nào, không thể hiểu lầm được: đó là sự mất đồ vật, không thể nào tìm lại được những đồ vật đã được sắp xếp có thứ tự. Điều mà bạn sẽ không thể nào cho là có thực là ý muốn của chúng ta lại có thể đóng một vai trò gì trong công việc đánh mất một đồ vật làm cho chúng ta bực mình hết sức. Nhưng có rất nhiều điều được nhận thấy thuộc loại sau đây: một anh chàng trẻ tuổi đánh mất một cái bút chì mà anh ta rất thích, ngay chiều hôm trước anh ta nhận được bức thư của người anh rể trong đó có viết: ?oTôi không có thì giờ và cũng chẳng muốn khuyến khích sự nhẹ dạ và sự lười biếng của cậu?. Thế mà cái bút chì bị mất lại chính là cái bút chì do ông anh rể biếu. Nếu không biết rõ trường hợp này tất nhiên chúng ta không thể cho rằng ý muốn vứt bỏ một đồ vật nào đó lại có thể đóng vai trò gì trong việc đánh mất đồ đó. Sự đánh mất loại này xảy ra luôn. Chúng ta đánh mất đồ đạc khi chúng ta có bất hoà với người đã cho chúng ta đồ vật đó, và khi chúng ta không muốn nghĩ đến chúng nữa. Tất nhiên khi chúng ta không thích thì chúng ta có thể có ý muốn vứt bỏ, bẻ gãy đồ vật đó đi. Ví dụ như một cậu học sinh đánh mất đồ đạc của mình, hay tìm cách huỷ bỏ chúng trước ngày sinh nhật của mình, hành động này có phải là ngẫu nhiên không?
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  9. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    Những người thấy bực mình hết sức khi đánh mất không tìm lại được một món đồ do chính tay mình đã cất không bao giờ chịu công nhận là trong công việc mất mát đó có ý muốn của anh ta tham dự vào. Vậy mà những trường hợp mất đồ trong một lúc hay mãi mãi không phải là hiếm. Tôi thuật lại với các bạn một câu chuyện sau đây được coi là trường hợp tốt đẹp nhất từ trước tới nay.
    Một hôm, có một anh chàng còn trẻ kể cho tôi nghe rằng cách đây vài năm vợ chồng anh ta hiểu lầm nhau tai hại: ?oTôi thấy vợ tôi lạnh lùng quá, chúng tôi sống bên nhau mà chẳng có gì nồng nàn, những điều đó không ngăn cản tôi công nhận rằng nàng có nhiều đức tính. Một hôm nàng đi chơi về đưa cho tôi một cuốn sách nàng mua cho tôi vì tưởng tôi rất thích. Tôi cảm ơn nàng và bảo là tôi sẽ đọc cuốn sách đó nhưng rồi để đâu quên mất. Tôi đã cố tìm trong nhiều tháng nhưng không tìm ra được. Sáu tháng sau, mẹ tôi mà tôi rất quý mến đã bị ốm, nàng rời nhà đi chăm sóc mẹ chồng. Bệnh của mẹ tôi khá nặng và đó là dịp để nàng chứng tỏ rằng nàng có nhiều đức tính đáng quý. Một hôm tôi trở về nhà lòng rộn ràng vì biết ơn về những điều mà nàng làm cho mẹ tôi. Tôi lơ đãng mở một cái ngăn kéo, chẳng có mục đích gì nhất định và điều đầu tiên trông thấy trong ngăn kéo là một cuốn sách đã bị mất từ lâu?.
    Khi không còn lý do gì nữa thì đồ vật đó sẽ không còn là một thứ không tìm thấy nữa.
    Tôi có thể kể mãi không hết những trường hợp như thế này nhưng tôi không làm. Trong cuốn Tâm lý đời sống thường ngày của tôi, các bạn sẽ tìm thấy rất nhiều trường hợp để khảo sát hành vi sai lạc. Kết luận chung cho tất cả các trường hợp đó là như sau: Những hành vi sai lạc bao giờ cũng có một ý nghĩa gì, và chỉ cho chúng ta biết cách dựa vào ý nghĩa đó để tìm hiếu xem các hành vi đó đã xảy ra trong trường hợp nào? Hôm nay tôi sẽ nói ngắn hơn vì chúng ta chỉ có ý muốn tìm thấy trong việc khảo sát này những yếu tố để sửa soạn đưa các bạn vào con đường của phân tâm học. Vì thế nên tôi chỉ nói cho các bạn nghe về hai loại quan sát thôi: những quan sát về hành vi sai lạc chồng chất lên nhau và kết hợp vào nhau, và sự xác nhận các điều giải thích của chúng ta bằng các biến cố xảy ra sau đó.
    Những hành vi sai lạc chồng chất và kết quả thực là những trường hợp dồi dào nhất trong loại này. Nếu chỉ cần chứng tỏ rằng những hành vi sai lạc có ý nghĩa thôi thì có thể từ lúc đầu chúng ta chỉ cần nói đến chúng ta là đủ rồi bởi vì ý nghĩa đó quá rõ ràng ngay cả đối với những bộ óc ương ngạnh nhất, ưa phê phán nhất, việc có nhiều hành vi sai lạc liên tiếp xảy ra chứng tỏ đó không phải là những sự ngẫu nhiên mà chính là có ý muốn hẳn hoi. Sau cùng sự thay thế một hành vi sai lạc này bằng một hành vi sai lạc khác chứng tỏ rằng điều quan trọng và cần thiết trong các hành vi này không phải là hình thức cũng như những phương cách đem dùng mà chính là ở trong ý muốn của những hành vi này muốn thoả mãn, và ý muốn này có thể được thực hiện bằng những phương cách khác nhau.
    Tôi thuật lại cho các bạn nghe trường hợp quên liên tiếp: E. Jones kể lại rằng một hôm, vì lý do gì ông không biết, đã để lại trên bàn trong một vài ngày một bức thư viết xong. Rồi một hôm ông gửi bức thư đó đi nhưng bị gửi trả lại vì quên không viết địa chỉ trên phong bì. Viết xong địa chỉ, ông lại gửi đi nhưng lần này quên không dán tem. Mãi lúc đó ông mới chịu thú nhận với mình là ông không hề muốn gửi bức thư đó đi.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  10. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    Trong một trường hợp khác chúng ta có sự liên kết giữa việc cầm nhầm một đồ vật rồi không sao tìm ra được nữa. Có một bà đi du lịch cùng ông em chồng sang La Mã, ông này là một nhà danh hoạ. Ông này được các người Đức ở La Mã mời ăn uống tiệc tùng luôn và được biếu một cái huy chương cổ bằng vàng. Bà bực mình khi thấy em chồng không biết rõ giá trị của món đồ biếu đó. Lúc người em gái đến thay mình ở La Mã, bà ta về nhà và lúc mở rương ra thấy cái huy chương nằm trong đó mà chẳng hiểu tại sao. Bà báo ngay cho ông em và nói rằng ngay ngày hôm sau sẽ gửi trả lại cái huy chương đó. Nhưng hôm sau cái huy chương được cất kỹ đến nỗi không sao tìm được và do đó không thể gửi đi được. Đúng lúc đó bà ta mối hiểu tại sao bà ta lại đãng trí như thế: thì ra bà ta muốn giữ cái huy chương đó làm của riêng.
    Trong những dòng trên, tôi đã kể cho bạn nghe trường hợp trong đó có sự kết hợp giữa một sự lầm lẫn và một sự quên: đó là một trường hợp của một người đã trót lỡ hẹn một lần, nhất định không lỡ hẹn lần thứ hai nữa, nhưng trong lần thứ hai này lại đến sai giờ. Một người bạn tôi vừa khảo cứu khoa học vừa viết văn kể cho tôi nghe về một trường hợp tương tự của chính bản thân ông. Ông kể: ?o Cách đây vài năm tôi nhận gia nhập hội văn chương vì tin rằng hội có thể giúp tôi trong việc trình diễn một vở kịch của tôi. Thứ sáu nào tôi cũng tham dự vào các cuộc hội họp của uỷ ban mà chẳng lấy gì làm thích lắm. Cách đây vài tháng tôi được người ta cho biết là một vở kịch của tôi sẽ được đem diễn và ngay sau đó tôi quên phắt không dự các phiên họp nữa. Nhưng khi đọc các bài của anh viết về vấn đề đó tôi thấy xấu hổ tự trách rằng mình đã không thèm đi dự các phiên họp khi không cần đến họ nữa, và tự nhủ là thế nào cũng phải quay trở lại cuộc họp như trước. Tôi suy nghĩ mãi về vấn đề cho đến khi đến trước phòng họp và ngạc nhiên thấy phòng họp đóng cửa chẳng có ma nào cả. Thì ra phiên họp đã khai diễn từ hôm qua là thứ sáu ngày họp thường lệ. Tôi đã lầm ngày họp và đến vào hôm thứ bảy?.
    Nếu có thêm nhiều quan sát nữa, có lẽ cũng hay nhưng thôi. Tôi muốn trình bày thêm cùng các bạn một loại trường hợp khác trong đó muốn xem mình giải thích có đúng không, chúng ta phải chờ đến biến cố sau đó xác nhận.
    Khỏi phải nói là điều kiện cần thiết của những trường hợp này là chúng ta không hề biết đến tình trạng tinh thần trong lúc này hay tình trạng đó ở ngoài tầm khảo sát của chúng ta. Sự giải thích của chúng ta vì thế chỉ có giá trị một sự dự đoán mà chúng ta không cho là quan trọng. Nhưng sau đó có một sự việc xảy ra chứng tỏ rằng cách giải thích đầu tiên của chúng ta là đúng. Một hôm, trong một cuộc đi thăm một cặp vợ chồng, tôi được người vợ vừa cười vừa kể cho nghe rằng ngay sau hôm đi trăng mật về, nàng dẫn người em gái đi mua sắm, người em gái này chưa có chồng. Trong khi đó chồng nàng đi việc riêng. Hai chị em đang đi đột nhiên trông thấy một người đàn ông đi bên kia đường, nàng bảo em gái: ?oKìa ông X..?.. Nàng không hề thấy rằng người đàn ông đó chẳng phải ai khác hơn là chồng nàng vừa mới cưới chừng vài tuần. Câu chuyện đó gây cho tôi một cảm giác khó chịu, nhưng tôi không muốn tin vào điều mà mình nghĩ về vấn đề. Chỉ vài năm sau tôi mới nhớ lại câu chuyện vì tin rằng cuộc hôn nhân giữa hai người đã đưa đến kết quả tai hại.
    A.Maeder kể chuyện một bà trước hôm cưới quên không đi thử áo cưới và mãi đến tối mới nhớ lại. Ông ta cho rằng việc này và sự ly dị của hai người sau đó có liên quan đến nhau. Tôi biết có một bà tuy đã có chồng nhưng vẫn ký những tài liệu về quản trị tài sản bằng tên thời con gái, rồi sau đó ly dị với chồng. Tôi biết một bà đã đánh mất nhẫn cưới trong thời kỳ trăng mật, những biến cố sau đó chứng tỏ là sự việc đó có một ý nghĩa đặc biệt không sao lầm được. Lại còn trường hợp một hoá học gia danh tiếng người Đức quên cả giờ cử hành hôn lễ của mình và đáng lẽ phải ra nhà thờ thì lại đi thẳng vào phòng thí nghiệm. Sau đó ông ta đổi ý và chết già trong cảnh độc thân.
    Chắc các bạn cũng muốn rằng, trong tất cả các trường hợp đó những hành vi sai lạc thay thế cho linh tính người xưa. Mà đúng thế, nhiều khi những linh tính đó chỉ là những hành vi sai lạc, ví dụ như khi người ta vấp ngã. Nhiều trường hợp khác có tính chất khách quan chứ không chủ quan. Nhưng bạn không thể tưởng tượng được rằng thực rất khó phân biệt xem một biến cố thuộc vào loại nào. Nhiều khi hành vi sai lạc lại đeo cái mặt nạ của một biến cố có tính cách tiêu diệt.
    Những người nào trong các bạn có ít nhiều kinh nghiệm đủ dùng có lẽ cũng tự nhủ là mình sẽ tránh cho mình được nhiều điều thất vọng và ngạc nhiên đau đớn, và nếu có can đảm nhìn vào sự thực giải thích những hành vi sai lạc trong sự giao thiệp giữa loài người như là những linh tính báo trước, dùng những linh tính này để tìm hiểu những ý muốn còn nằm trong vòng bí mật. Nhiều khi người ta không dám làm điều đó. Người ta sợ rằng mình quay trở lại tin dự đoán, vượt qua mặt khoa học. Không phải là linh tính nào cũng thành sự thực và khi các bạn hiểu rõ những thuyết của chúng ta hơn, bạn sẽ thấy là không cần gì các linh tính đó phải thực hiện hết.

    (còn nữa)

    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .

Chia sẻ trang này