1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    [...]... Gần như trong mọi trường hợp trong đó người ta nói ra những điều trái lại với điều định nói thì bao giờ cũng có một ý muốn gây rối diễn tả một sự chống đối với ý kiến bị rối và hành vi sai lạc là hình ảnh của sự xung đột giữa hai ý muốn này... [...]
    Những hành vi sai lạc (tiếp theo và hết) ​
    Những hành vi sai lạc là những hành vi có ý nghĩa: đó là kết quả của những sự phân tích của những dòng trên và là điều chúng ta dùng làm căn bản cho những cuộc khảo sát sắp tới. Chúng ta cần xác nhận lại một lần nữa: chúng ta không hề khẳng định là một việc luôn luôn xảy ra. Chúng ta chỉ cần cho rằng phần nhiều những hành vi này có ý nghĩa là đủ rồi. Vả lại ngay về phường diện này cũng có nhiều sự khác biệt khi chúng ta đi từ hành vi này qua hành vi khác. Những sự lỡ lời , viết sai v.v..v đều có một văn bản thuần tuý sinh lý. Điều này không được chắc chắn trong các hình thức khác nhau của sự quên lãng (quên tên, quên dự định, không tìm được những đồ vật mà mình đã cất..) trong khi sự đánh mất đồ đạc thì có lẽ không có một ý mưốn nào dính dáng vào đó. Chúng ta cần thêm rằng những sự nhầm lẫn trong đời sống thường ngày cũng chỉ dính dáng vào môn phân tâm học về một vài khía cạnh nào đó thôi. Lúc này cũng nên nhớ luôn luôn đến những sự giới hạn đó bởi vì từ nay trở đi chúng ta bắt đầu từ ý niệm cho rằng hành vi sai lạc là những hành vi tinh thần, kết quả của sự liên kết giữa hai ý muốn.
    Đó là kết quả thứ nhất của môn phân tâm học. Tâm lý học chưa bao giờ để ý đến những hiện tượng theo sau đó. Vì vậy chúng ta đã mở rộng biên giới của thế giới tinh thần ra rất nhiều và thêm vào môn tâm lý học nhiều hiện tượng trước kia không có trong đó.
    Chúng ta hãy dừng lại một chút trước sự khẳng định rằng những hành vi sai lạc là những hành vi tinh thần. Khẳng định như thế có phải là chúng ta cho rằng những hành vi tinh thần là những hành vi có ý nghĩa hay không? Hay chúng ta còn ngụ một ý gì khác nữa. Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên mở rộng phạm vi của những hành vi này ra.
    Tất cả những điều gì quan sát được trong đời sống tinh thần sẽ gọi là những hiện tượng tinh thần. Vấn đề chỉ là xét xem một sự phát biểu tinh thần nào đó có phải là kết quả trực tiếp của những hình ảnh về cơ thể, của các cơ năng hay có tính chất thể xác và trong trường hợp này chúng không thuộc phạm vi môn Tâm lý học; hay nó là hậu quả trực tiếp của những hoạt động tinh thần. Chúng tôi nghĩ đến điều sau này mỗi khi nói đến những hoạt động tinh thần. Vì thế cho nên chúng ta sẽ hợp lý hơn nếu phát biểu ý nghĩa dưới hình thức sau đây: hiện tượng có ý nghĩa, nghĩa là cho ta biết nó có một ý muốn hay một khuynh hướng và giữ một địa vị nào trong những hoạt động tinh thần.
    Cũng có những hiện tượng khác rất gần với những hành vi sai lạc nhưng không thể gọi như thế được. Chúng ta gọi những hiện tượng đó là những hành vi bất thường hay là triệu chứng. Tất cả những hành vi này đều có đủ những tính cách của một hành vi không có lý do, vô nghĩa lý, không quan trọng và nhất là chẳng có lợi ích gì. Nhưng điều làm cho hành vi này khác với những hành vi sai lạc là trong những hành vi này không có sự tham dự của một ý muốn đối nghịch, làm rối loạn trái với ý muốn nguyên thuỷ. Những hành vi sai lạc này lại thường nhập vào những cử chỉ và dáng điệu dùng để diễn tả sự cảm động. Thuộc vào loại hành vi sai lạc đặc biệt này là những cử chỉ bề ngoài chẳng có mục đích gì như vân vê tà áo, lấy tay sờ soạng vào chân tay hay mình mẩy, hay những đồ vật để gần tay mình; những bài hát chúng ta hát nho nhỏ, chúng ta bắt đầu hát hay thôi hát vào những lúc bất thần mà chúng ta không để ý, chẳng có lý do gì rõ ràng cả. Vậy mà tôi không ngần ngại gì không khẳng định rằng những hành vi đó đều có ý nghĩa, cũng có thể giải thích như những hành vi sai lạc khác, đó là những dấu hiệu chứng tỏ một tình trạng tinh thần khác. Quan trọng hơn đó là những hành vi tinh thần đầy đủ nhất. Nhưng tôi không có ý nói nhiều về sự mở rộng phạm vi của những hành vi tinh thần này: tôi thích tiếp tục những sự phân tích các hành vi sai lạc đặt ra trước mắt chúng ta những vấn đề quan trọng nhất của môn phân tâm học.
    Những vấn đề thích thú nhất mà chúng ta đã đặt ra và chưa được trả lời là những vấn đề sau: chúng ta đã nói rằng những hành vi sai lạc là kết quả của sự liên kết giữa hai ý muốn khác nhau, một ý muốn bị rối loạn. Ý muốn kia gây rối; nhưng nếu với các ý muốn bị rối không có vấn đề gì đặt ra cả thì trái lại, đối với những ý muốn gây rối loạn chúng ta cần tự hỏi xem những ý muốn có thể gây rắc rối các ý muốn khác là những ý muốn nào và liên quan giữa hai loại nói trên ra sao?
    Tôi xin phép dùng những sự lỡ lời để trả lời câu hỏi thứ hai trước


    (còn nữa)


    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày . [/b] ​
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 04:45 ngày 12/02/2004
  2. uyennguyen237

    uyennguyen237 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ muốn hỏi thế nào là chủ nghĩa phân tâm học ?Cha đẻ của nó?Người kế thừa và phát triển?Mong được sự giúp đỡ của mọi người.
    Em cũng muốn tham khảo thêm tài liệu về chủ nghĩa phân tâm học,bác nào có làm ơn giúp em vì thực sự sau khi đọc qua 14 trang của topic này em vẫn còn rất mơ hồ về cái này.Địa chỉ mail của em:uyennguyen227@y.c
  3. lesromansfrancais

    lesromansfrancais Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    TP HCM thì có 2 phòng khám tâm lý trẻ em , nếu như bạn có con em có vần đề là BV ĐH Y Dưọc , tại đường Nguyễn Văn Trỗi có một bà cô Việt kiều Pháp . Đơn Vị Tâm Lý BV Nhi đồng 1 , HCM, cũng có 2 nhà tâm lý lâm sàng người Pháp mà bạn cũng có thể tin cậy . Mấy người đó ko tự nhận là nàh phân tâm học nhưng xét một cách tổng thể thì họ làm việc đúng theo quy tắc của một nhà Phân tâm .
    Còn những nhà phân tâm học việt nam trị liệu dành cả cho người lớn và trẻ em thì chưa có . Thậm chí ứng dụng một số hiểu biết về phân tâm hcọ để trị liệu cũng chỉ có một vài người dám thừa nhận .
    Tại TpHCM hoặc Hà nội , bạn có thể tìm một nhà phân tâm học người Pháp tên là Federic . Berger.( điều trị chp cả trẻ em và người lớn ) Tại phòng khám gia đình dành cho người nước ngoài ở Bộ ngaọi giao đoàn đường Kim Mã. Tp HCM thì mình ko rõ địa chỉ nơi làm việc của bà này . Bà F. Berger là người từ năn 98 trở lại đây có những cua giảng rất sâu về phân tâm học tại Trung tâm NT của Bs Nguyễn Khắc Viện , ĐH khxh nv Hn và tại alliance, trungt âm tiếng Pháp ( cũ ) tại HN, nay là L''''''''espace, 24 Tràng tiền . Hn .
    Hiện giờ tại BV TT TW 2, BH, Đồng Nai mới thành lập khoa Tâm Lý lâm sàng, nếu bạn nào có những vấn đề rắc rối , vè môn phân tâm học hoặc về chính mình , bạn có thể đến đó và hỏi , theo tôi biết thì tại đó cũng có một vài người rất giỏi về phân tâm học.
    Được lesromansfrancais sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 18/12/2004
    Được lesromansfrancais sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 18/12/2004
  4. lesromansfrancais

    lesromansfrancais Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
  5. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Sao lại sủa? dog?
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn bạn quan tâm nhé. Không sủa, nhưng sau khi đã nói những điều cần nói và nên nói, dumb tôi rất mong muốn nghe các bạn khác nói về phân tâm học nói riêng và tâm lý học nói chung.
    Ít ra, hòn sỏi ném ra đã làm cho mặt hồ gợn sóng...
    Chính xác hơn, tôi đã tìm được sự bình an trong tâm hồn và một cuộc sống lành mạnh...
  7. lesromansfrancais

    lesromansfrancais Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Đum tô hô nói về vụ nổ bing bang ở tỉnh Mù căng chải cho đồng bào dân tộc Mông . Đồng chí thân mến, máy hôm trước mình lọ mò vào cái to píc này đọc cả đến vài tiếng. Thấy đến giờ trìnnh đọ dân trí của dân Việt mình bi bô được như vậy cũng mừng , mình quanh lại một trang bất kỳ để sửa cho đồng chí vào đoạn, tạm coi là sai không đến nỗi quá dở hơi, những đoạn khác đúng vừa vừa coi như ko thèm chấp .
    "
    br]Sự xuất hiện của phân tâm học là để giải thích và chữa các ca nhiễu tâm. Nhưng nhiễu tâm thì lại có nhiều kiểu và nhiều nguồn gốc. Trong phần này, tôi chỉ nói đến những nhiễu tâm mà con nguời có thể ngăn ngừa, hạn chế "
    Thứ nhất Freud chia bộ máy tâm trí tất cả con nguời nói chung ra làm 3 loại " Nhiễu tâm , loạn tâm và tà tính" . Loạn tâm là những trường hợp trẻ tự kỷ , ngưòi lớn tâm tần phân lệt , hoang tưởng nói chung . Tà tính là các laọi đồng tính, quan hệ với xác chết xúc vật thống dâm khổ dâm loại dâm phô bày nói chung .
    Loại thứ 3 đưọc nhắc ở đây là nhiễu tâm, đưọc dành cho tất cả mọi nguời bình thường nói chung. Còn triệu chứng biểu hiện của nhiẽu tâm thì các nhà Phân tâm chai là 3 loại chính ( khác với phân loại bệnh Tâm thần quốc tế ICDvà DSM ) là ám sợ , ám ảnh và histeri .
    Các nhà phân tâm học cho rằng triệu chứng của chủ thể ( nhiễu tâm ) là cơ hội , hoặc là một sự thối ép ko thể cưỡng lại , dành cho ngưòi đó chấp vấn chính mình về ý nghĩa của nó , từ đó anh ta có sự tiến triển . Các nhà phân tâm bảo thủ còn cho rằng " khỏi bệnh ko phải là mục tiêu chính trong điều trị, mà chỉ là thứ thêm vào . Điều quan trọng là chue thể ý thức được, hiểu đưọc từ triệu chứng của mình . Như vậy là ko có sự ngăn ngừa hay loại bỏ cái gọi là nhiễu tâm .
    "Nếu trẻ có xu hướng hướng ngoại, đối tượng đầu tư năng lượng tính dục(libido) sẽ được phân tán, do đó có thể mặc cảm ơ đíp khó xuất hiện hơn.
    - Một giả thuyết nữa là nếu trong trường hợp di truyền, đứa trẻ được thừa hưởng từ bố nhiều hơn hay mẹ nhiều hơn.
    Cũng từ những lập luận trên, có thể thấy việc kết luận mặc cảm ơ đíp là vô lý hoàn toàn cũng như việc bảo nó là có ở tất cả, đều là những phán đoán cực đoan. Có thể có, và khi thoả mãn một số điều kiện cả về mặt chủ quan cũng như khách quan, mặc cảm ơ - đíp sẽ xuất hiện."

    Về mặc cảm Odíp , đó là một cách lý giải , hoặc là một giả thiết của freud , căn cứ vào huyền thoại Hy lạp . Giả thuyết như vậy ko phải là chân lý và ko phải duy nhất đúng. Do vậy nó ko hề liên quan gì đến di truyền , nhân các hướng ngoại hay hướng nội hoạc có hay ko mạc cảm odíp.
    Nếu như bạn chấp nhận lý thuyết phân tâm nhằm để hiểu biết hoặc thự hành như một nhà tâm lý thì bạn phải chấp nhận nó là một giả thuyết dành cho tất cả những đứa trẻ nói chung. Những đứa trẻ loại tâm, tự kỷ là những đứa trẻ dừng lại ở quan hệ tay đôi, mặt phẳng, chưa đi đến giải pháp Odíp , tức là mội quan hệ tay ba . Những ngưòi lớn laọi tâm là những người có những trục trặc trong thời kỳ trải qua mặc cảm odíp , đến một thời điểm nào đó , mối quan hệ tay ba đó đổ vỡ , họ không thể chấp nhận giải pháp odíp thời thơ bé , tâm thức họ trở lại mối quan hệ dính kết với bà mẹ một cách cổ sơ .Như vậy thì không có sự hội tụ các điều kiện rồi xuát hiện ơdíp như Đum diễn giải .
    Nên nhớ là tất cả những thứ này đưọc diễn đạt như một giả thuyết,và không nên hiểu theo nghĩa đen của từ chữ .
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 03/04/2005
  8. bookshunter

    bookshunter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Em có một ý kiến là đưa topic này thành một nơi thảo luận nghiêm túc về Phân tâm học.
    Chẳng hạn có thể phân ra các mục như : 1/Phân tâm học- Lịch sử, sự phát triển; 2/Phân tâm học : Ứng dụng 3/Phát triển phân tâm học ở Việt nam....
    và tiến tới nếu thành viên đông đảo, chúng ta có thể tiến tới thành lập Hội phân tâm
    Mong các bác cho ý kiến

Chia sẻ trang này