1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn, mình cũng thẳng thắn trao đổi, Box học thuật ko có nhiều thành viên tham gia, ko phải vì nó khó mà là vì nhiều người chưa hiểu về nó.
    Tuy vậy, thành viên tuy ít nhưng đa phần đều là người có trí cả, nên mình tin rằng ai cũng sẽ thảo luận trên tinh thần cầu thị, lắng nghe nhau. Bản thân mình ở trên có viết vài suy nghĩ về bài của bạn là dựa trên nhận định của mình vì mình có đọc sách của Freud. Tuy nhiên xin nhắc lại rằng một điều: Các nhận định của mình chỉ mang tính chất tham khảo vì mình tự nhận thầy chưa đủ năng lực để phán xét ai.
    Lĩnh vực Phân tâm học là một lĩnh vực trẻ so với nhiều ngành khác, nhưng thực sự cũng rất cần thiết, vì nó ko chỉ liên quan đến bệnh lý mà còn liên quan đến nhiều vấn đề tâm lý khác như tâm lý giáo dục, tâm lý Marketing?.
    Trước đây mình có trao đổi với một chị làm giảng viên trợ giảng bên Khoa Tâm lý giáo dục và có được biết rằng họ có học về Freud, tiếc rằng họ vẫn chưa ý thức được vai trò quan trọng của nó.
    Các bài viết của bạn mình vẫn đang lắng nghe và suy nghĩ, rất mong được bạn tiếp tục chỉ giáo.
    Về Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện thì có lẽ người ta vẫn thướng nhắc tới ông trên tư cách là một bác sĩ, và cũng là một nhà hoạt động chính trị vì VN(hoạt động văn hoá của ông cũng có trong việc xây dựng một số bộ phim về lịch sử VN). Bên Box y tế đã có một topic về riêng ông(có nhiều tài liệu trích dẫn) vì vậy nếu bạn rãnh rỗi có thể sang đó xem.
    http://www.ttvnol.com/forum/t_103880/?0.3921442
    Còn cũng cần phải trao đổi thêm, nếu ai có khả năng thì nên post bài và sách lên trên diễn đàn, vì theo mình những người ở nước ngoài(trong TTVN ko thiếu, ngay cả mình cũng vậy) có thể tham khảo thêm. Nên nhớ sách ở nước ngoài rất đắt và việc tiếp cận bằng tiếng nước ngoài tuy hay nhưng sẽ tốn thì giờ ko cần thiết cho những người ko thuộc chuyên môn của họ. Mặt khác, học thuyết của Freud ko phải là dễ nuốt đâu xét cả trên khía cạnh đạo đức và học thuât.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  2. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Ôi má ơi ...Có mỗi thế mà các bác tương bao nhiêu lên thế này thì em toi ... Nói chung là em hổng biết nhiều về cái này cũng như tất cả những thứ khác ..Em thấy rằng cái này phù hợp với box tương lên đây để cho mọi người đọc biết thêm thôi ...Chứ cứ diễn giải thế này càng nhức đầu thêm ..Hì ... Nói thế thôi các bác cứ cho lên ..Để em học hỏi thêm ...
    Nói luôn nguồn em lấy trên mạng Tin tức tổng hợp
    Lấy đâu ra tiền mà mua những quyển này chứ ..
    =============​
    Chúng ta không bắt đầu bằng những giả dụ mà bằng một sự tìm tòi khảo cứu về những sự kiện được nhiều người biết nhưng không được hiểu đến nơi đến chốn, những sự kiện không liên quan gì đến tình trạng đau ốm bởi lẽ người ta có thể quan sát được nơi những người khoẻ mạnh. Những hiện tượng này chúng ta gọi bằng một cái tên là ?onhững hành vi sai lạc ?.
    2. Những hành vi sai lạc
    Chúng ta không bắt đầu bằng những giả dụ mà bằng một sự tìm tòi khảo cứu về những sự kiện được nhiều người biết nhưng không được hiểu đến nơi đến chốn, những sự kiện không liên quan gì đến tình trạng đau ốm bởi lẽ người ta có thể quan sát được nơi những người khoẻ mạnh. Những hiện tượng này chúng ta gọi bằng một cái tên là ?onhững hành vi sai lạc ?. Những hành vi này là của người nói hay người viết, dù có biết như thế hay không, một chữ hay một tiếng khác hẳn tiếng định dùng (nói lỡ lời); của những người đọc sách lại đọc lầm chữ khác (đọc sai); của những người nghe người khác nói mà lại nghe lầm sang tiếng khác trong khi các cơ quan về thính giác không hề bị trục trặc (nghe sai).
    Một loại hiện tượng nữa có liên quan đến sự ?oquên? quý hồ như một sự quên kéo dài, sự quên trong chốc lát, ví dụ như trong trường hợp có một người không thể nhớ được cái tên mà người ta nhớ rất rõ, mà chỉ ít lâu sau lại nhớ lại ngay, hay trong trường hợp quên làm một điều dự định sẵn từ trước nhưng về sau lại nhớ lại, nghĩa là chỉ quên trong chốc lát thôi. Loại hiện tượng thứ ba là loại mất cái điều kiện nhất thời, ví dụ như lúc người ta không tìm ra được một vật gì mà người ta thường xếp sẵn một chỗ; cũng thuộc vào loại này, trường hợp bị mất tương tự như thế. Đó là những sự quên lãng mà người ta coi là khác những sự quên khác, làm cho người ta ngạc nhiên, bực mình trong khi đáng lẽ phải coi là tự nhiên mới phải.
    Cũng được sắp xếp vào loại này là những sự ?olầm lẫn? trong đó điều kiện nhất thời lại xuất hiện, ví dụ như khi người ta tin tưởng vào một điều gì biết rõ nhưng sau này mới biết là không đúng như điều mình tưởng. Cùng những trường hợp này, người ta thêm vào rất nhiều điều khác nữa tương tự được gọi bằng nhiều tên khác nhau.
    Đó là những sự bất bình có liên lạc chặt chẽ với nhau, với đặc biệt là tất cả những tiếng hay chữ dùng để chỉ những hiện tượng đó đều bắt đầu bằng vần ver (trong tiếng Đức) (1), những sự kiện xảy ra bất thường chẳng có ý nghĩa gì hết, phần lớn chỉ thoáng qua trong chốc lát và cũng chẳng có gì quan trọng trong đời sống con người. Trong rất ít trường hợp, ví dụ như mất vật dụng, những việc này có tính chất quan trọng trong thực tế. Vì thế cho nên không ai để ý đến, không ai làm ai xúc động cả.
    Tôi muốn nói chuyện với các bạn về vấn đề đó nhưng tôi tưởng như các bạn lầu nhầu: ?oTrong đời sống mênh mông bên ngoài cũng như trong đời sống tinh thần chật hẹp có nhiều điều bí ẩn to tát , trong đời sống tinh thần rối loạn còn có bao nhiêu sự việc kỳ lạ đang chờ giải thích và đáng được giải thích mà không làm, lại đi làm những chuyện chẳng có ý nghĩa gì, như thế chẳng mất thời giờ vô ích sao? Nếu giáo sư có thể cắt nghĩa cho chúng tôi nghe tại sao một người có đôi mắt và đôi tai hoàn hảo vào ban ngày ban mặt lại trông thấy những điều thực ra không có, tại sao những người này tự nhiên lại có cảm tưởng rằng đột nhiên bị những người thân yêu khác hành hạ, hay theo đuổi những mơ màng mà một đứa trẻ cũng cho là vô lý thì lúc đó khoa phân tâm học mới đáng theo đuổi. Nhưng nếu môn phân tâm học không thể làm gì khác hơn là tìm hiểu xem tại sao vào một hôm nào đó, một diễn giả trong một bữa tiệc lại nói một câu hay một chữ đáng lẽ không định nói hay tại sao một bà chủ gia đình không tìm thấy chìa khoá, hay những điều vô tích sự tương tự thì chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần để thì giờ làm những việc khác quan trọng hơn?.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Này gió mùa đông, hình như liên kết cậu cho mọi người bị sai, cậu có thể viết lại liên kết cho mọi người được ko? Để mọi người tham khảo thêm ấy mà.
    Cám ơn trước
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Gửi các bạn Gió mùa đông và Lưu Thuỷ:
    Tôi và các bạn cùng đang làm cùng một công việc (hay là cùng đang chơi trên một box cũng được), dù ở những vị trí khác nhau. Vì đây là lĩnh vực ít người biết đến, nên cũng chẳng có ai phân giải cái nào mới là đúng. Thôi thì cứ xin phép các bạn post bài lên. Ai thấy thích hợp thì đọc, không thì bỏ qua, tranh cãi có được gì đâu, đúng không?
    Vô thức cá nhân và vô thức tập thể​
    Vô thức là những yếu tố tâm lý tồn tại ở một cá nhân mà nó không hay biết. (Khác với ý thức, khi ta thích người đẹp, ta biết điều này.) Nó được tạo bởi những xu hướng không đi đôi được với hữu thức ( hay ý thức ) . Chẳng hạn như những xu hướng loạn luận, xu hướng trẻ con ...Chính vì không đi được với ý thức nên nó bị dồn nén( ẩn ức)
    Ẩn ức là một quá trình hình thành từ ấu thơ, như là một tiếng vang bên trong đáp trả sự sự ảnh hưởng tinh thần của những những người thân thích và kéo dài suốt đời. Nhờ sự phân tích, những ẩn ức bị xoá bỏ, những ham muốn ẩn ức sẽ được nhận biết, trở thành ý thức được. Theo Freud, cái vô thức chỉ chứa những yếu tố nhân cách nào vốn là bộ phận của cái ý thức và về căn bản, chỉ bị xoá bỏ bởi giáo dục (với lập luận này, Freud bỏ qua vô thức tập thể).
    Về một số mặt, những xu hướng trẻ con của vô thức rất nổi bật. Nhưng sẽ không đúng nếu coi cái vô thức chỉ có thế. Cái vô thức còn có những mặt khác, những kích thước khác, những phưong thức tồn tại khác nữa. Trong lĩnh vực vô thức, không phải chỉ có những cái bị dồn nén(ẩn ức) mà còn cả những cái chưa đạt đủ giá trị, cường độ để trở thành ý thức.
    Đó là khi ta hay nói, tôi có cảm giác hình như thế này, hình như thế kia, ta có cảm giác mơ hồ.... Đó là do cảm giác đưa lại và chúng nằm dưới (chưa đủ mạnh) để thành ý thức.
    Hơn nữa, cái vô thức không phải trong tình trạng bất động, nghỉ ngơi, không hoạt động mà luôn nhào trộn những nội dung.
    Một người bình thường bao giờ cũng có vô thức nhưng nó được hoạt động phối hợp với ý thức theo quan điểm bù trừ. Chẳng hạn, khi tôi dồn nén, tôi có thể mơ về nó trong giấc ngủ (bù trừ).
    Hãy nói tới một ví dụ:
    Một bệnh nhân nữ mắc chứng "mặc cảm về người bố." Cô ta thường có những giấc mơ về ông bố với các nội dung khác nhau. Và cô ta thường nói mơ ngày với những nội dung liên quan đến ông bố đã mất.
    Bạn có thể cho rằng bố con cô ta quan hệ bất hoà hay ông bố đã cản trở sự phát triển của cô. Nhưng ngược lại, bệnh nhân này đã sống rất hoà thuận với bố.
    Nguyên nhân ở đây là xu hướng yêu và thần tượng hoá ông bố. Cô gái này có xu hướng coi ông bố như một vị thánh, cô có xu hướng muốn tạo nên một vị thánh và yêu người này.
    Nhưng đạo đức, lương tri không cho phép cô được nghĩ như vậy (Không thể xuất hiện trong ý nghĩ vì đã bị xua đuổi đi trước khi nó hình thành). Thực ra, ông bố đây chỉ là đại diện do điều kiện( sống cùng) của xu hướng yêu và thần tượng hoá một con người nói chung. Nghĩa là không phải ông bố có những phẩm chất như vậy, mà đơn giản cô ta đã đồng nhất ông bố (vì tiếp xúc nhiều) thành một hình tượng mẫu trong vô thức của cô.
    Vậy liệu pháp điều trị của người thấy thuốc:
    - Người thầy thuốc có thể dùng kỹ thuật để chuyển những xu hướng mà cô ta hướng lên ông bố vào chính mình. Như vậy giải thoát cho cô ta khỏi mặc cảm loạn luân và sự cấm kị của lương tri. Điều này thực hiện được nhờ cơ chế dịch chuyển của vô thức. Nhưng như vậy, xung đột chưa được giải thoát thục sự ( vì lúc này nguời thày thuốc lại là đối tượng). Một con đường khác co thể vượt qua sự bế tắc: đó là đề nghị bệnh nhân chú trọng tới những cơn run rẩy, những thầm thì, vận động bên trong xuất phát từ lĩnh vực tâm thần ngoài ý muốn của chúng ta, trước hết là các giấc mơ, và nghiên cứu chúng.
    ( còn tiếp)
    Bài viết này dựa trên nguồn thông tin lấy từ cuốn "Phân tâm học và văn hoá tâm linh" (Nhà xuất bản văn hoá thông tin - 2003)
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Ồ xin lỗi đúng là đường dẫn nhớ sai ...Đúng của nó là
    Tin Tổng Hợp Mới đúng ..Nhưng gì thì cái trang này cũng lấy từ nguồn vnexpress ...Bác nào vào trang đó tìm đến phần khoa học ===> tủ sách sẽ thấy ..hì ..
    =========
    Tôi sẽ trả lời: ?oKhoan đã. Bạn chỉ trích sai rồi. Đúng thế, môn phân tâm học chỉ để ý đến những trường hợp vô tích sự đó thôi. Nhưng thực ra những sự quan sát của môn này dựa trên những sự kiện không rõ rệt mà các khoa học khác coi là vô nghĩa lý. Nhưng trong khi chỉ trích bạn đừng lầm sự quan trọng của các vấn đề với bề ngoài của các dấu hiệu. Bạn không thấy là có nhiều điều rất quan trọng mà chỉ xuất hiện dưới những hình thức hay dấu hiệu rất lờ mờ trong một vài điều kiện và trong một vài lúc đó sao? Tôi có thể dễ dàng kể cho bạn nghe một vài ví dụ. Hỡi các bạn thanh niên, có phải nhiều khi chỉ bằng một vài dấu hiệu không nhận thấy được rõ ràng mà bạn dự đoán được mình đã chiếm được tình cảm của một người con gái không? Bạn có chờ đợi là cô gái đó sẽ tỏ tình với bạn hay nhẩy xổ lên ôm lấy cổ bạn không? Có phải là bạn chỉ chờ đợi một cái nhìn rất nhanh, một cử chỉ phác hoạ, một cái bắt tay hơi lâu một chút không? Rồi khi làm nhiệm vụ thẩm phán điều tra về một vụ án mạng, bạn có nên chờ tên sát nhân để lại tại nơi xảy ra vụ án bức hình hay địa chỉ của nó không? Hay là bạn chỉ mong chờ những dấu hiệu rất lờ mờ nhỏ nhoi để tìm ra căn cước của nó? Vậy bạn đừng nên coi thường những dấu hiệu nhỏ bé. Những dấu hiệu tầm thường này thường dẫn chúng ta đến những con đường cực kỳ quan trọng. Tôi cũng nghĩ như các bạn là các bạn phải để ý đến những vấn đề quan trọng của thế giới và của khoa học. Nhưng chỉ khi mới dự định bắt tay vào một việc nào quan trọng và to tát thôi thì cũng chẳng có ích gì vì bạn chưa hề biết mình sẽ phải đi về những hướng nào. Trong công việc khảo cứu khoa học nhiều khi hợp lý hơn nếu chúng ta bắt tay ngay vào công việc có trước mặt mình, vào những công việc tự nhiên đến cho chúng ta tìm tòi. Nếu chúng ta làm việc đó với tinh thần đúng đắn, không có thành kiến, không có hy vọng hão huyền, và nếu may mắn ra nhờ có sự liên quan của những việc lớn nhỏ, những ảnh hưởng hỗ tương, công việc làm đó có thể dẫn chúng ta đến công việc to tát hơn nào đó?.
    Đó là những điều tôi muốn nói với các bạn để làm cho các bạn chú ý đến khi tôi nói đến những hành vi sai lạc, bề ngoài thực vô nghĩa lý của những con người khoẻ mạnh bình thường. Bây giờ chúng ta nói đến một người hoàn toàn xa lạ với môn phân tâm học và hỏi xem họ cắt nghĩa ra sao với những sự việc trên vừa kể.
    Chắc chắn là thế nào ông ta cũng trả lời: ?oChả cần cắt nghĩa gì cả bởi vì đó là những việc chẳng có nghĩa lý gì?. Ông ta định nói gì vậy? Có phải ông ta cho rằng có những sự việc không nghĩa lý gì, ở ngoài hẳn mọi sinh hoạt của thế giới và nếu không xảy ra thì cũng chẳng sao hay không? Nhưng ngay cả khi người ta phá bỏ thuyết tiền định được mọi người công nhận dù chỉ ở một điểm thôi, người ta cũng làm đảo lộn hết quan niệm khoa học về thế giới. Chúng ta sẽ chứng tỏ cho ông ta thấy rằng một quan niệm tôn giáo về thế giới sẽ hợp lý với chính mình hơn khi cho rằng một con chim sẻ không thể rơi từ trên trời xuống mà không có sự can thiệp đặc biệt của ý chí Thượng đế.
    Tôi đồ rằng người bạn của chúng ta đáng lẽ phải đưa ra hậu quả của lời giải thích thứ nhất của mình sẽ nói lại rằng ông ta có thể dễ dàng tìm thấy câu trả lời. Đó là một sự lệch lạc trong một cơ quan nào đó, sự sai lạc hoạt động của một cơ quan tinh thần, việc tìm ra sự lêch lạc đó không có gì là khó khăn. Một người lúc thường ăn nói thận trọng có thể nhầm lẫn khi: 1) ông ta bị mệt mỏi; 2) bị xúc động quá mức; 3) quá chú trọng đến một việc khác. Những lời xác định này rất dễ được công nhận. Người ta thường nói lỡ lời khi trong người bị mệt, nhức đầu hay sốt nóng lạnh. Những trường hợp quên tên cũng thế. Có những người mỗi khi thấy mình quên như thế là biết ngay mình sắp bị nhức đầu. Cũng như thế, khi bị xúc động người ta thường nhầm điều này với điều nọ, tiếng này với tiếng nọ.
    Khi người ta đãng trí, nghĩa là lúc người ta tập trung vào những điều khác thì người ta rất dễ quên những điều người ta dự định, hay làm những công việc không cố ý. Một trường hợp rất quen thuộc là trường hợp một vị giáo sư quên mang ô và đội mũ của người khác bởi vì trí óc ông ta đang tập trung vào những vấn đề sắp được đem ra trình bày trong cuốn sách của ông ta. Còn những thí dụ về những điều dự định hay những lời hứa bị quên lãng xảy ra khi có những biến cố làm cho người ta phải chú ý đến những sự việc khác thì các bạn có thể tìm thấy ngay nơi mình.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Vô thức cá nhân và Vô thức tập thể (bài 2 -tiếp)
    Giấc mơ chứa đựng những hình ảnh, những cấu trúc và nhưng chuỗi ý tưởng không được tạo ra bằng những ý định hữu thức.
    Ví dụ khi ý thức ta có ý định kiếm được một khoản tiền. Lúc này trong ý thức nảy sinh những cách như đi buôn hay ăn trộm.., rồi nghĩ ra những cách để thực hiện như chọn mặt hàng, đồ ăn cắp, rồi tiếp theo nghĩ cách chọn của hàng, chọn loại dao dùng rạch túi... đó là hữu thức
    Nhưng trong giấc mơ, tự nhiên ta thấy mình đang ở nước Hylạp chẳng hạn, ta đang được nói chuyện với thần Zeus, ta lo khi gặp thần ta sẽ nói cái gì....
    Rõ ràng trong ý thức, ta chỉ muốn kiếm tiền, ta không có ý định gặp thần.
    Giấc mơ nẩy sinh tự phát, không có sự góp phần của cái tôi (Ý thức). Chúng biểu hiện một hoạt động tâm thần không có sự chủ động và chi phối của ý thức.
    Vì thế, giấc mơ là SP tự nhiên của tâm thần, một sự bộc lộ khách quan nhất, do đó người ta có thể chờ thấy ở đó những ẩn dụ và những chỉ dẫn có liên quan đến một số xu hướng cơ bản diễn ra trong quá trình tâm thần hiện có.
    Theo nghĩa đó, trong tâm thần chúng ta có cả ý định kiếm tiền và cả xu hướng muốn được sang Hylạp gặp thần Zớt.
    Chỉ có điều ý định kiếm tiền là chủ quan, còn xu hướng kia là khách quan( tất nhiên không tuyệt đối).
    Jung nói: Trong quá trình tiến hoá, đời sống tâm thần không phải chỉ là một diễn tiến được qui định theo lối nhân quả, ví dụ như tôi muốn ăn thì tôi phải đi kiếm tiền, mà còn hướng tới mục đích nào đó, như được gặp một vị thần. Đời sống có tính mục đích, nên nó chờ đợi ở giấc mơ - sự tự mô tả về quá trình tâm thần sống: những sợi dây liên kết những mối quan hệ nhân - quả khách quan và những xu hướng, mục đích cũng hoàn toàn khách quan (như đã mô tả trong VD ở phần đầu). Dựa vào giả thuyết đó, thầy thuốc và bệnh nhân (trong trường hợp này là cô gái mắc chứng ám ảnh về người cha) bắt đầu nghiên cứu các giấc mơ hết sức kỹ càng. Phần lớn những giấc mơ này đều có liên quan đến cá nhân người thầy thuốc ( do dịch chuyển đã nói từ bài trước). do đó thầy thuốc hiếm khi hiện lên dưới bộ mặt thật, thường là bị biến dạng đi. Đây là nội dung một giấc mơ: Bố của bệnh nhân cùng với cô ta đứng trên một đồi phủ đầy lúa mì. Cô ta rất nhỏ bé so với người bố thật khổng lồ. Bố bế cô trên tay như một đúa bé. Gío thổi trên đồng lúa mì, còn bố thì ru cô theo nhịp sóng lúa. Những giấc mơ như vậy cho biết nhiều điều : bệnh nhân coi thầy thuốc như ông bố yêu, và cái vô thức ở cô đặc biệt nhấn mạnh bản chất siêu nhân, gần như thần thánh của người bố yêu đó mà sự chuyển dịch càng làm nổi bật sự thổi phồng này. Freud cho rằng" cái vô thức chỉ biết có ham muốn". Và để cắt nó, chỉ cần chặt đứt mãi mọi ảo ảnh kỳ quái nọ.
    Nhưng những giấc mơ như ấy lại có ý nghĩa khác. Theo Jung đúng là các giấc mơ vẫn bám vào những chủ đề như vậy, nhưng rõ ràng bệnh nhân cũng đã hiểu khía cạnh ảo của của sự chuyển dịch của cô, ít ra trong hữu thức. Cô thấy thầy thuốc xuất hiện trong giấc mơ dưới hình thức nửa người nửa thánh của người bố yêu, và ít ra về ý thức cô bắt đầu phân biệt hình ảnh chiêm bao thường ám ảnh cô với hình ảnh người thầy thuốc đang chữa bệnh cho cô. Như vậy, các giấc mơ lặp lại những hình ảnh ý thức của cô, nhưng chúng đã mất đi nội dung bị phê phán trong hữu thức.
    Giải thích: Trong hữu thức, cô thấy quí bố, thấy mến. Trong giấc mơ , cô vẫn thấy thế, nhưng cô đã thấy bố như một vị thánh, và thay vì quí, cô còn yêu...
    Như vậy, cái vô thức hướng tới chỗ tạo ra một vị thần từ cá nhân người thầy thuốc, giải phóng và trừu tượng hoá một hình ảnh và một quan niệm về thần thánh không còn bị những màn cá nhân và cụ thể che đậy nữa. Như vậy sự chuyển dịch vào cá nhân người thầy thuốc chỉ là kết tinh của hữu thức( bỏ đi sự phê phán do lương tri: không đuựơc yêu bố,không được thánh hoá bố...)
    Một đam mê phát ra từ bản chất bản năng trinh trắng nhất, tối tăm nhất, sâu xa nhất, như vậy đã được nhu cầu và sự khát khao về một vị thần thánh giải thoát (trong trường hợp bệnh nhân và thầy thuốc chữa bệnh, thầy thuốc chính là vị thần thánh đó....). Và sự đam mê ấy còn mạnh hơn và khẩn bức hơn Ty đối với con người. Đó phải chăng là ý nghĩa cao nhất và chân chính nhất của thứ TY không đúng chỗ mà người ta gọi là sự chuyển dịch (vào ông bố).
    Ví dụ ấy cho thấy các giấc mơ không chỉ là những ảo ảnh đơn giản và vô ích, mà đó là sự tự hình dung về những phát triển vô thức cho phép cái tâm thần chủ thể chín muồi một cách chậm rãi, lớn lên và vượt qua tính chất không thích hợp của một số liên hệ cá nhân(ở đây là giữa cô gái và ông bố).
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào dumb, vô thức có lẽ là một đề tài hay nhất của Freud, nó là chìa khoá giải quyết cho nhiều vấn đề tâm lý.
    Tôi có mấy điều thắc mắc thế này, chúng ta thử bản thảo thêm nhé. Có một hiện tượng gọi là phân ly tính cách, có nghĩa là một người cảm tưởng có nhiều tính cách trong mình, khi là thế này khi là thế kia. Cảm giác đó rất mơ hồ nhiều khi rõ ràng. Theo cậu vai trò của vô thức trong hiện tượng này là thế nào?
    Thứ hai là theo cậu ta có thể lợi dụng vô thức trong các hoạt động gì đây?
    Thiền là phương pháp tập trung tư tưởng cao độ tránh để tạp niệm xen vào, nhưng nếu người ta mới tập thì hiện tượng tạp niệm xen vào rất rõ ràng, theo cậu tạp niệm ở đây có thể là đang ở giới hạn giữa vô thức và nhận thức ko?
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 02:26 ngày 28/06/2003
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào Lưu Thuỷ.
    Trước tiên, xin được nói tới cái Tôi hay mặt nạ (Persona)
    - Một người bình thường bao giờ cũng có cái Tôi. Đó là kết quả của sự thích nghi của tâm thần ( bao gồm cả vô thức, hữu thức) trước hoàn cảnh, điều kiện sống.
    - Ví dụ, một anh cảnh sát bao giờ cũng giũ một thái độ mạnh mẽ, quyết đoán trong khi làm việc để thích nghi với công việc của anh ta, mặc dù ngoài giờ, anh ta có thể có tính xuê xoa, lừng khừng ở mức bình thường như một người trung bình. Tương tự anh ta sẽ có các cách ứng xử hợp lý trong các tình huống khác nhau.
    - Chính vì vậy, cái Tôi được coi như mặt nạ để che đậy, hay là sự phục tùng đối với tâm thần tập thể. Nhưng trong việc chọn cái Tôi đó, cũng đã có tính cá nhân rồi. Tuy chúng ta thường đồng nhất cái tôi với cái mặt nạ (persona) của nó. Bằng chứng là khi một người đến cơ quan có thái độ hoà nhã, cởi mở thì ta thuờng đồng nhất tính cách ( hay cái tôi) của anh ta là thế. Nhưng cái vô thức (tạm gọi là cái Mình) sẽ không bị đè nén đến mức không cảm thấy được.
    - Bằng chứng là trong những lúc lơ đãng, anh cảnh sát có thể cười với cô gái đẹp bên đường....
    - Một người được coi là có nhân cách bình thường khi anh ta có một mặt nạ (persona) bình thuờng.
    Những trường hợp lệch lạc điển hình:
    - Một, khi để vô thức lấn át hữu thức trong cái tôi (persona). Cái persona bao giờ cũng chừng mực. Cái thái quá thường là của cái Mình vô thức.
    - Hai, khi tự đồng nhất với tâm thần tập thể . Ví dụ như trên, khi anh cảnh sát về nhà cũng giữ một tính cách kiên quyết, mạnh mẽ và nghiêm nghị trong sinh hoạt gia đình( túc là anh ta không bỏ cái mặt nạ cảnh sát của mình khi đã về nhà)
    Trở lại với trường hợp bạn nêu về TH có những người bị phân ly tính cách là những người mà cái mặt nạ (persona) của anh ta quá khác với Mình vô thức của anh ta. Xin nhớ trong trường hợp anh ta hoà hợp được mặt nạ với cái Mình vô thức thì có lẽ anh ta được coi như có một nhân cách rõ ràng. Đó là truờng hợp của phần lớn mọi người.
    Chính vì thế, ta mới thấy có những người mạnh mẽ trong công việc và đời sống XH bao nhiêu thì lại thường lại giống với những đứa trẻ con trong "đời sống riêng tư" về những xúc cảm và những trạng thái tâm hồn của mình. Có thể lấy VD về hoàng đề Napoleon khi ở chiến trận và trong quan hệ với Josephine.
    Sự "hăng hái làm việc", "say mê với bổn phận" đạo đức "mẫu mực" của anh ta, một khi bị cất bỏ mặt nạ đi, trở thành một cách cư xử lạ lùng. Chỉ có người vợ của anh ta mới có thể đánh giá đúng giá trị của anh ta. Khi một người đóng vai trò một nhân vật mạnh mẽ và có thế lực với thế giới bên ngoài, thì bên trong thường có sự hèn yếu, uỷ mị với tất cả những ảnh hưởng bắt nguồn từ vô thức, thậm chí cả về tính dục cũng yếu đi.
    Như vậy, persona, hình ảnh lý tưởng mà một người muốn có, thường được bù trừ ở bên trong bằng sự yếu ớt hết sức đàn bà. Và càng tỏ ra là người mạnh mẽ bên ngoài bao nhiêu, thì người đó càng giống với đàn bà, mà Jung gọi là anima bấy nhiêu. Lúc đó anima chống lại persona. Từ đó, người ta biết rằng anima là cực đối lập với persona, thường bị đẩy vào sự tối tăm hoàn toàn mà ý thức không nhận được ra.
    Người viết bài này cho rằng không chỉ có anima (cái ẩn ức bị đè nén hay vô thức mang tính đàn bà trong người đàn ông) mà còn cả những cái đại loại như "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại " trong vô thức để bù trừ cho cái "muốn thành đạo mạo", "muốn hiền ngoan" trong persona.
    Và tất cả những cực đối lập đó bù trừ nhau tạo thành nội dung cuộc đời.
    Và không chỉ có mặt nạ(persona) trở thành nhân cách một người mà anima, "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại" cũng là những nhân cách. Đó là những cái vô thức được phóng chiếu. Chính vì đuợc phóng chiếu của vô thức nên nó là những nhân cách khá mơ hồ, không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng.
    Vì vấn đề cách dùng vô thức tích cực, và các tạp niệm khi thiền ( mà tôi chỉ biết đến thiền trong cuốn Biến chuyển mật tông của OSHO), là những vấn đề cũng rất hay và không thể nói ào ào được. Tuy nhiên, phải nói ngay, theo quan điểm của tôi, thì các PP thiền chính là một giải pháp điều trị cho những ca phân tâm học, nhưng theo kiểu nhu, tức là không giải toả, chữa triệt để, cũng không đè nén, mà đó là một cách "làm nhạt hoá", làm yếu cái vô thức bằng cách làm yếu cái ý thức( cái tôi). Tuỳ quan điểm mỗi người, sẽ có những đánh giá khác nhau với thiền hay phân tâm học. Chỉ biết là, các nhà phân tâm đã coi những nguời Ấn độ và Trung hoa là những người mở đường cho khoa tâm lý và những bài nói của OSHO, một triết gia Ấn độ, cũng đã mang rất nhiều sự diễn giải của phân tâm học hiện đại.
    Theo sự lý giải chủ quan của tôi, đối những tạp niệm do thiền, không liên quan NHIỀU đến vô thức. Nó chỉ là do đầu óc chúng ta đã có quán tính suy nghĩ, theo kiểu đào rãnh, bây giờ bảo làm cho nó thành "rỗng như không" mà lại phi nỗ lực, quả là khó. Hơn nữa, chúng ta lại có đủ các giác quan để cảm nhận, do vậy môi trường (bên ngoài) cũng tác động đến. Và khi tập trung quán tưởng, theo tôi, ta đã nỗ lực có chủ đích ( dù nó rất khó nhận ra bởi vì tự nhiên, ít nhiều chúng ta đều suy nghĩ về cái gì đó. Có thể đó cũng là vô thức ( bản năng suy nghĩ)). Và để thiền, chúng ta phải tiếp thu một số quan điểm, và những cái này nhiều khi là mới. Những quan điểm này nhằm dần làm dẹp đi những tạp niệm trong tâm thần. Chẳng hạn như thù hận, ghanh tị...Những quan điểm này cần có thời gian. Để nó nhập và hoàn toàn bị thuyết phục bởi nó, trong những người thành công lẫn những nguời không thành công với thiền, đều có những tạp niệm dấy lên do những tham vọng của con người, cả ý thức lẫn vô thức. Nhưng đúng là những tham vọng ý thức chúng ta có thể dẹp yên . Nhưng những xu hướng vô thức không mấy khi dấy lên trong thiền. Và khi cái hữu thức bị suy yếu, cái vô thức cũng sẽ yếu đi theo, bởi vì cái vô thức chỉ mạnh khi cái hữu thức bị đè nén.Vì vậy, cuối cùng những tạp niệm sẽ ít đi, khi đó đầu óc chúng ta có thể "rỗng như không" một cách ít nỗ lực nhất. Theo tôi, thiền là cách làm yếu cái vô thức bằng cách làm yếu cái hữu thức. Trong khi đó, điều trị phân tâm lại là cách mở rộng ý thức bằng cách biến những yếu tố vô thức thành hữu thức.
    Hẹn vào những bài sau.
    Thân mến và cảm ơn vì đã quan tâm đến lĩnh vực này.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào dumb, bài viết của cậu quá đỉnh, tớ xin vote cho cậu 5 sao gọi là thể hiện sự khâm phục cậu. Tớ tin chắc cậu ko hề chép sách lại mà viết theo suy nghĩ của cậu.
    Cậu xem lúc nào rỗi thì chúng mình chat nhé, cứ 9h tối trở đi mình thường có trên mạng đó. PM cho mình thời gian và YM nhé.
    Cho mình hỏi thêm một chút, tại sao khi con người bị dồn nén tình cảm đến một mức nào đó thì rất có thể dễ dàng bộc phát các hành vi khác thường.
    VD: Liên tục căng thẳng vì công việc thì dễ bị nổi cáu.
    Liên tục thất vọng thì có thể gây ra các bệnh tâm thần? Dẫn đến sự mất đi hoàn toàn ý thức chỉ có vô thức điều khiển?
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 03:04 ngày 29/06/2003
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào Lưu Thuỷ, cảm ơn cậu vì đã vote mà lại đến 5 *. Sau này, đừng có hối hận nhé. Tôi thì đang rất khoái đây.
    Trở lại với câu hỏi của cậu, tôi đoán cậu định chơi khó cho tôi. Các tình cảm bị dồn nén sinh ra các hành động bất thường thì bình thường ta vẫn gọi là bị ức chế, hay bí. Và khi đề cập đến ai đó trong tình huống như vậy, nếu đưa phân tâm ra, có lẽ người ta bảo quan trọng hoá vấn đề.
    Nhưng tôi lại thấy câu hỏi này hay, theo quan điểm của tôi:
    - Thế này nhé, khi cậu làm việc trong một cơ quan mà hay bị căng thẳng thì phải xác định xem căng thẳng bắt nguồn từ đâu. Từ mối quan hệ với sếp, với đồng nghiệp, hay về mức độ phức tạp và không thoả mãn trong công việc, hay tính chất đơn điệu của công việc. Dù là căng thẳng kiểu gì, đó cũng là do cậu không giải toả ngay lập tức. Tức là khi cậu không đạt được như ý muốn, cậu khó chịu, nhưng không bộc lộ và giải toả ra ngay. Thế thì nó cũng thành bị dồn nén. Nhưng mức độ, cường độ, và thời gian của những dồn nén kiểu này chưa thể trở thành những ẩn ức trong vô thức. Nó vẫn được nhận biết bởi ý thức, tất nhiên không rõ ràng vì chưa đủ cường độ thành ý thức( có thể gọi đó là tiềm thức). Và nó khi cái dồn nén này trở nên nhiều quá mức, bạn buộc phải giải toả nó bằng những hành động có vẻ bất thường như cãi nhau với đồng nghiệp vì một nguyên nhân vớ vẩn, về nhà mắng mỏ con cái, gây sự với vợ...Nhưng rõ ràng chúng ta vẫn ý thức được căn nguyên của cái tức giận đó. Nên đó không thể coi là vô thức được. Tuy nhiên, cũng có, nhưng rất hiếm những trường hợp nhịn nhục suốt thời gian khoảng hơn 10 năm với cường độ cao, lúc này những hành vi bất thường của họ sẽ nghiêm trọng và mang tính bệnh lý.
    Vấn đề thứ hai cậu nêu, đó là sự thất vọng thường xuyên gây ra tâm thần. Theo tôi thì không đúng lắm. Người ta hay bị tâm thần sau những cú sốc mạnh mà họ cảm thất đau đớn tột độ như thất tình, người thân mất vì tai nạn... Theo tôi, khi bị sốc mạnh, thì tâm thần họ bị mất cân bằng, một số vùng sẽ hoạt động nhiều hơn hẳn. Tuy nhiên, cũng có thể lý giải theo phân tâm học:
    - Khi người ta quá yêu, quá gắn bó, quá kỳ vọng vào điều gì, ai đó, người ta dường như có một nỗi sợ dấy lên kèm theo, đó là tình trạng khi bị người yêu phụ bạc, thất bại. Nhưng lúc đang bình thường, thì chúng ta không quan tâm đến mặt này. Nhưng rõ ràng, nó luôn xuất hiện, và nó bị che lấp, dồn nén bởi mặt sáng kia. Và một cú sốc mạnh thường đi kèm một tình yêu sâu đậm, lâu dài nên sự dồn nén này hoàn toàn có thể thành vô thức. Tức là lúc bình thường, người ta hoàn toàn không nghĩ đến, không sợ, không thất vọng... Và cái đó có, nên nó bị dồn nén đủ thành vô thức. Thực tế, cái vô thức này có nội dung mà những hành động vô thức sau biến cố có thể cho ta chỉ dẫn về những lo sợ, thất vọng, đau đớn bị dồn nén trong thời gian trước biến cố tương tự như những giấc mơ với trong lý luận trên.
    Còn sự thất vọng thường xuyên không mang tính sốc, theo tôi chỉ mang lại sự chán nản, thiếu nghị lực, mất niềm tin, hay tệ hơn là trầm cảm không mang tính bệnh lý.
    Sở dĩ tôi nói câu hỏi của bạn hay là nó chỉ ra những sự khác biệt rất nhỏ mà đôi khi trong cuộc sống hàng ngày, ta không để ý lắm và thường đồng nhất chúng. Thường thì chẳng hề hấn gì đâu, nhưng đôi khi nó cũng để lại hậu quả đó. Mà thôi, tôi đi lạc đề mất rồi.
    Tôi không phải là dân nghiện Net lắm đâu. Nhưng rất vui được chát với cậu. Tôi sẽ nhắn tin cho cậu ngay đây.
    Thân mến và cảm ơn nhiều nhiều.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.

Chia sẻ trang này