1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào dumb
    [đùa] Em vote cho bác 5 sao thì phải chơi khó bác chứ, cái này gọi là tiền lương phải tương xứng năng lực[/đùa].
    Hai câu trên của bác đã tự mâu thuẫn với nhau rồi. Ta bắt đầu trao đổi vào vấn đề chính nhé.
    Hồi trước tớ có tham gia viết một đề tài khoa học do tớ tự nghĩ ra về vấn đề Bệnh tâm thần ở HN.
    Tớ có đi hỏi ý kiến một bác sĩ điều trị bệnh Tâm thần(quên tên bệnh viện rồi, bác ấy là giám đốc).
    Ta lấy vấn đề tâm thần học đường làm đối tượng để nghiên cứu. Hiện tượng này được biểu hiện ở học sinh là: rối loạn tâm lý, mất ngủ, hay lo lắng, mồ hôi trộm, hồi hộp, giảm sút khả năng học bài?.
    Thường thì trước, trong và sau các mùa thi hiện tượng này biểu hiện rất rõ, liệu có phải chỉ là do hiện tượng sốc trực tiếp trong phòng thi ko? Theo bác ây và tôi thì ko phải, nguyên nhân thi cử chỉ là nguyên nhân kết thúc thôi(phát súng ân huệ), còn trước đó quá trình học tập căng thẳng liên tục ko nghỉ ngơi, kết hợp với áp lực gia đình phải học giỏi, phải vào đại học?. đã làm cho con người đó thoi thóp rồi.
    Tuy nhiên cũng có trường hợp một phát chết ngay. Nhưng hiện tượng xuất hiện bệnh tâm thần cũng tuỳ vào từng người sau các cơn sang chấn mạnh. Tôi lấy ví dụ, có nhiều người sau khi biết mình bị thất tình thì phát bệnh tâm thần và ko thể điều khiển hành vi, nhưng cũng có người sau cơn sang chấn đó thì có thể thăng hoa thành các thiên tài, cái này chắc ko thiếu ví dụ bác đừng bắt tôi nói làm gì.
    Hoặc lấy ví dụ khác, trong chiến tranh nhiều gia đình mất nhà do bom đạn, một số người thì? nhưng một số người cáng tăng thêm tính anh hùng và quyết tâm tiêu diệt nhiều kẻ thù.
    Vấn đề giải thích theo cậu về sự nổi trội các vùng não cũng có thể giải thích một phần nào các vấn đề nguyên nhân bệnh tâm thần.
    Theo tôi chúng ta còn có thể nhìn thấy các mô hình các sợi dây thắt chặt lại người bệnh, muốn giải quyết căn bệnh đó thì phải tháo dần các sợi dây đó bằng các phương án khác nhau.
    Tuy nhiên tôi có một điều thắc mắc là tại sao nhiều người bệnh tâm thần lại chỉ phát bệnh theo từng cơn chứ ko liền mạch?
    Bác chưa PM cho em đâu, em vẫn chờ đó.
    [đùa] Bác ko cần cảm ơn đâu, em sẽ cho bác phát bệnh luôn thể với câu hỏi của em[/đùa]
    Bác cứ post bài tiếp theo lịch của bác đi, sau đó em sẽ hỏi thêm nếu cần.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    dumb này, bài viết của cậu ko lấn sân và cũng chẳng có gì là vi phạm quy định đâu. Tôi rất buồn về khả năng chữa trị và ý thức người dân về các bệnh tâm thần. Tôi sẽ post bài sau.
    Hôm nay tôi xin phép viết tiếp một bài về cái mặt nạ của cậu và tính ám thị của master và ladder
    Cậu vào trong topic mục lục của học thuât, trong đó có hai topic về master và ladder của kenetic. Hãy đọc nhé, vì hai topic đó rất hay.
    Trở lại vấn đề Persona của cậu: theo tôi hiểu có nghĩa là người ta tự ép mình vào một cái mẫu chuẩn. Có nghĩa là khi lên giảng đường thì các thầy giáo phải mặt nghiêm nghị, hoặc vào hội nghị thì phải nghiêm trang....
    Quay sang vấn đề ám thị của master và ladder, họ là những người có khả năng điều khiển ý chí và suy nghĩ. VD: Khi bạn và tôi làm một việc rất yêu thích, nhưng mai bạn phải dậy sớm, bạn hoàn toàn ko muốn ngủ, nhưng bạn có khả năng dùng ý chí để ra lệnh cho bạn ngủ. Và chẳng hạn trong đầu bạn còn ngổn ngang những vấn đề nhức đầu thì bạn vẫn có thể ra lệnh cho bạn ngủ.
    Theo tôi, cái mặt nạ là một phần nhỏ của cái ám thị của ladder và master. Tất nhiên đã là cái mặt nạ thì vẫn có thể lột mặt nó ra.
    Về vấn đề bệnh tâm thần, xin phép khất đến hôm khác. Bác cứ post bài tiếp đi.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào Lưu Thuỷ,
    Tôi đã mail và nhắn cho cậu khi vào trong cái box cá nhân lúc cậu đang online mà, sao cậu chưa nhân được nhỉ. Thôi, nếu thế thì mượn tạm đất post cái YM của tôi là : khanhlq75@yahoo.com. Rất mong nhận được hồi âm từ cậu.
    Tiếp tục trở lại vấn đề này nhé, cái vấn đề về chuyện từng cơn mà không phải là liên mạch, theo tôi giải thích theo quan điểm tâm thần học xem sao, mong không cho là lấn sân( hình như cậu học ngành y):
    Về các bệnh tâm thân học, theo quan sát của tôi( tôi có người nhà la bác sĩ tâm thần), ở VN gồm chủ yếu là hai thể: tâm thần phân liệt và động kinh. Tuy nhiên, theo tôi còn nhiều dạng mà hay gặp nhất là một dạng có lẽ là nhiều nhất, đó là rối loạn tâm thần lưỡng cực( hay còn gọi là hưng trầm cảm).
    Đối với tâm thần phân liệt, không có chuyện từng cơn rõ rệt. Còn với động kinh và tâm thần lưỡng cực,thì hiện tượng này là phổ biến.
    Trước tiên, đối với tâm thần lưỡng cực mà bệnh nhân của nó thậm chí còn có thể là những người tài năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
    Theo sự hiểu biết của tôi, thì đối với tâm thần lưỡng cực, vấn đề nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể bạn thấy đối với những người bình thường, sự biến động nội tiết là ít và nhiều hơn ở phụ nữ. Vào những lúc thời tiết thay đổi như đổi gió, chuyển mùa...hay có các tác động cơ học khác thì cơ thể sẽ sinh nhiều hóc môn hơn, người ta hưng phấn hơn. Tất nhiên, người bình thường cũng có nhưng ít hơn. Và người ta hay gọi những lúc đó là "chập mạch" hay đại loại thế, Nhưng nếu nó đi quá mức độ, mà anh ta lại không phải là người có kiến thức hay tài năng, anh ta sẽ dễ sinh sự, đập phá ... gọi là lên cơn.
    Còn đối với những người có kiến thức hay tài năng, trong giai đoạn hưng cảm, do tư duy rất nhanh, liên tuởng nhanh, mọi thứ được nhìn rất rõ ràng, sáng sủa. Nếu họ tập trung vào một công việc, họ có thể thành công trong môt lĩnh vực nào đó, thậm chí xuất sắc....
    Đó là những người ưu tú trong XH.
    Những nguyên phát làm cho một người hưng phấn, đó là thay đổi thời tiết, những biến cố trong đời sống hàng ngày...
    Bây giờ tôi nói đến tình trạng cực kia, đó là trầm cảm. Khi này mọi suy nghĩ dường như đình trệ, u ám, anh ta không muốn làm cái gì cả, chỉ muốn nằm xẹp. Tâm trạng chán đời, nhìn mọi thứ bế tắc....Tất nhiên, một số người, nhờ kiến thức, nghị lực và cả tài năng nữa vấn có thể làm được điều gì đó trong giai đoạn trầm cảm, nhưng kết quả là hạn chế hơn nhiều so với trong giai đoạn hưng cảm.
    Đối với tôi, môt cách khách quan và trung thực, tôi coi phần lớn những nguời bị bệnh lưỡng cực là người bình thường.
    Và khi khắc phục, hạn chế được trầm cảm, phát huy khihưng cảm, đó là những người xuất sắc.
    Ở VN, do quan niệm dùng thuốc là giải pháp tốt nhất cho căn bệnh tâm thần, và bỏ qua những khác biệt, nên thường người lưỡng cực cũng bị coi là tâm thần phân liệt, được dùng những thuốc của tâm thần phân liệt...
    Tất nhiên, bệnh cũng thuyên giảm, nhưng cũng có hậu qua của nó. Nhưng người thầy thuốc và XH đạt mục đích, cá nhân tự giải quyết hậu quả của việc lạm dụng và dùng sai thuốc.
    Đó là những trường hợp tôi đã chứng kiến. Tôi không có ý định phê phán, song nếu chúng ta hiểu biết hơn về tâm lý, về sự khác biệt nhỏ, chúng ta sẽ không phải chứng kiến những người tâm thần chưi rủa, phá phách ngoài đường, và tạo điều kiện cho một số trong họ phát triển tài năng, đóng góp cho XH.
    Việc phán đoán, điều trị cho từng giai đoạn, hay từng cơn như bạn nói, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của XH.
    Lưu Thuỷ thân mến, bạn sẽ hiểu đây như một bài đóng góp tích cực chứ không phải một bài phê phán dạng bất mãn, phải không?
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  4. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp​
    Những điều vừa nói có vẻ như dễ hiểu và không thể bác bỏ được. Có lẽ cũng chẳng hay ho gì, hay ít nhất cũng chẳng hay ho như người ta tưởng. Chúng ta hãy xem xét thực kỹ những lời giải thích trên về những hành vi sai lạc. Những điều kiện mà người ta cho là có tính cách quyết định để cho những sự đó xảy ra không phải đều có tính chất giống nhau. Những sự khó chịu trong việc tuần hoàn xảy ra là vì sự rối loạn trong một sự hoạt động thường thường, những sự rối loạn trong sinh lý. Những xúc động quá mức, mệt mỏi đãng trí đều là những yếu tố có tính cách khác hẳn, vừa về tâm lý vừa về sinh lý. Những yếu tố này người ta có thể dễ dàng viết thành những lý thuyết. Sự mệt mỏi, đãng trí làm cho người ta hoang mang không còn tập trung tư tưởng được nữa, như thế có nghĩa rằng cơ quan tập trung tư tưởng không còn nhận được một sự chú ý đủ dùng nữa nên bị rối loạn và không còn hoạt động với một mức độ chính xác đủ dùng nữa. Một sự khó chịu, những sự thay đổi trong việc tuần hoàn diễn ra trong cơ quan trung ương về tinh thần cũng có những kết quả tương tự có ảnh hưởng đến một yếu tố quan trọng là sự tập trung tư tưởng. Vậy tất cả những trường hợp này đều thuộc trường hợp theo sau ngay những sự rối loạn trong việc chú ý, dù rằng những sự rối loạn này có thể có những nguyên nhân trong cơ thể hay tinh thần.
    Tất cả những điều nói trên cũng không kích thích được sự chú ý của chúng ta về môn phân tâm học và chúng ta vẫn có thể có ý tưởng bỏ rơi môn học này. Tuy nhiên khi xem xét một cách chăm chú hơn những hiện tượng hành vi sai lạc, chúng ta sẽ thấy rằng không phải mọi sự đều phù hợp với cái thuyết nói trên về sự chú ý, hay ít nhất cũng không phải là từ đó mà phát sinh ra. Chúng ta sẽ thấy những hành vi sai lạc này, những sự quên lãng này cũng xảy ra với những người không hề mệt mỏi, đãng trí hay bị xúc động quá mức chút nào, trái lại còn tỏ ra bình thường về mọi phương diện, và chỉ về sau này khi sự việc xảy ra xong rồi chúng ta mới gán cho họ những sự rối loạn nói trên mà chính họ cũng không công nhận. Thực là một sự khẳng định quá giản dị khi cho rằng khi nào người ta chú ý nhiều thì một cơ quan mới hoạt động đầy đủ, còn khi người ta kém chú ý đi thì cơ quan đó hoạt động không điều hoà. Có rất nhiều hành vi mà người ta làm như máy, hay lơ đãng không hề bớt chính xác đi tí nào. Người đi dạo tuy không hề để ý đến con đường mình đi mà vẫn đến nơi đến chốn như thường. Một nhạc sỹ dương cầm dù không để ý đến vẫn đánh được những nốt nhạc chính xác. Người này cũng có khi lầm, nhưng nếu khi cho rằng lối chơi đàn như máy là lối chơi hay đưa đến nhầm lẫn nhất thì những tay danh cầm chuyên luyện đến nỗi đã trở thành hoàn toàn máy móc lại là người hay lầm lẫn nhất. Trái lại chúng ta thấy rằng có rất nhiều hành vi thành công đặc biệt khi người ta không chú ý đến và chính lúc người ta chú ý đến chúng nhất, nghĩa là lúc sự chú ý được đưa đến tột độ thì lại xảy ra nhiều lầm lỡ nhất. Chúng ta có thể cho rằng sự nhầm lẫn chính là kết quả của sự náo nức. Nhưng tại sao sự náo nức lại không làm giảm sự chú ý với một hành vi mà người ta chăm chú để ý đến như thế? Khi trong một bài diễn văn hay trong một cuộc nói chuyện thường có người nói lỡ lời, nói những điều không định nói hay nói trái hẳn ý mình thì người đó đã có một nhầm lẫn rất khó cắt nghĩa bằng thuyết tâm sinh lý hay thuyết về sự chú ý.
    Chính ngay những hành vi sai lạc cũng kèm theo những hành vi phụ thuộc mà không ai hiểu nổi dù đã cố cắt nghĩa. Ví dụ như chúng ta quên một chữ, chúng ta tỏ vẻ khó chịu, tìm hết cách để nhớ lại và đứng ngồi không yên cho tới khi nhớ lại được mới thôi. Tại sao con người lại bực mình như thế rất ít khi tìm lại được chữ quên, không làm sao nhớ lại một chữ mà anh ta thường cho là ở ngay trên đầu lưỡi mình đến nỗi nếu có người nào khác nói đến chữ đó là anh ta nhớ lại liền. Ngoài ra còn những trường hợp trong đó những hành vi sai lạc chồng chất lên nhau, quấn chặt vào nhau, thay chỗ cho nhau. Lần đầu tiên chúng ta quên một buổi hẹn. Lần sau đó nhất định chúng ta không quên nữa, nhưng không may là chúng ta ghi nhầm giờ hẹn. Trong khi người ta dùng đủ mọi cách để nhớ lại một chữ bị quên thì người ta lại quên luôn một chữ thứ hai trong khi chữ này có thể giúp mình nhớ lại chữ kia; rồi trong khi người ta cố tìm lại chữ thứ hai này thì người ta lại quên một chữ thứ ba và cứ như thế tiếp diễn. Những sự rối loạn này thường xảy ra cho những người thợ sắp chữ có thể coi như những hành vi sai lạc. Một sự nhầm lẫn thuộc loại này cứ xảy đi xảy lại mãi trong một tờ báo của đảng xã hội dân chủ. Trong báo đó, khi tường thuật lại buổi biểu tình, người ta đọc thấy như sau: ?oTrong số những người tham dự có cả ông Kronrprinz (đáng lẽ phải là ông Kronprinz- Đông cung thái tử)?. Hôm sau tờ báo cải chính, xin lỗi độc giả và viết: ?oChúng tôi định viết ông Knorprinz (chứ không phải là ông Kronrprinz) ?. Người ta nói trong những chuyện như thế hình như có ma hay có quỷ trong việc xếp chữ. Dù là ma hay là quỷ thì những chữ này cũng vượt quá giới hạn của một thuyết tâm lý sinh lý của những sự nhầm lẫn trong việc xếp chữ.
    (còn nữa)
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  5. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    [...]... Ví dụ như những hành vi sai lạc thường được chúng ta chú ý đến nhất: đó là những sự lỡ lời (lapsus)....Và khi tôi hỏi tại sao trong bao nhiêu tiếng có thể lỡ lời được tôi lại chỉ lỡ lời đặc biệt với một tiếng thôi? Trong trường hợp đó thì sự lỡ lời đó có nguyên nhân gì quyết định không hay là chỉ là do sự tình cờ, một vấn đề không sao giải đáp hợp lý được?...[...]
    Chắc bạn cũng biết là chúng ta có thể dùng cách ám thị để làm cho người ta lỡ lời. Về điều này có câu chuyện như sau: Một diễn viên mới vào nghề một hôm phải đóng một vai trong vở Pucelle d?T Ocléans, anh ta có phận sự báo cho vua là ông Connétable đưa trả lại thanh kiếm (shwert). Nhưng trong lúc tập, một người nhắc vở đùa anh ta bằng cách nhắc cho anh ta nói là: Ông Confortable trả lại con ngựa (pferd). Và anh chàng hay đùa nghịch đó đạt được mục đích: anh diễn viên khốn khổ này của chúng ta quả nhiên nói lỡ lời ngay theo câu nói nhắc sai và rồi cứ nhầm như thế mãi mặc dù đã được cảnh báo bao nhiêu lần, có khi lại càng lầm vì những lời cảnh báo đó.
    Tất cả những điểm đặc biệt về những hành vi sai lạc vừa được trình bày không thể cắt nghĩa được bằng thuyết cho rằng sự chú ý đã bị đánh lạc. Điều đó không có nghĩa là thuyết này sai. Nói cho đúng ra thì thuyết này phải được bổ túc. Nhưng ngoài ra nhiều khi có những hành vi sai lạc cần được hiểu theo một phương diện khác.
    Ví dụ như những hành vi sai lạc thường được chúng ta chú ý đến nhất: đó là những sự lỡ lời (lapsus). Chúng ta có thể chọn những sự sai lầm về đọc sách hay viết cũng được. Chúng ta cần chú ý những điểm sau đây: là từ trước đến nay chúng ta chỉ tự đặt mỗi một câu hỏi là chúng ta đã lỡ lời trong những điều kiện nào và khi nào. Chúng ta mới chỉ trả lời có một câu hỏi đó. Nhưng chúng ta có thể xét đến hình thức một sự lỡ lời và hậu quả của sự lỡ lời đó. Chắc các bạn đoán ra rằng, một khi chúng ta chưa trả lời được câu hỏi này, một khi chưa cắt nghĩa được hậu quả của sự lỡ lời thì về phương diện tâm lý hiện tượng này vẫn chỉ còn là tai nạn bất thường ngay cả khi người ta đã cắt nghĩa được về phương diện sinh lý. Tất nhiên khi tôi lỡ lời, tôi có thể lỡ lời bằng hàng ngàn cách; tôi có thể thay thế tiếng nói đúng bằng ngàn cách khác hay nói một tiếng đó mà thay đổi đi bằng ngàn cách khác. Và khi tôi hỏi tại sao trong bao nhiêu tiếng có thể lỡ lời được tôi lại chỉ lỡ lời đặc biệt với một tiếng thôi? Trong trường hợp đó thì sự lỡ lời đó có nguyên nhân gì quyết định không hay là chỉ là do sự tình cờ, một vấn đề không sao giải đáp hợp lý được?
    Hai tác giả, ông Maringer và ông Mayer (người trên là một triết gia trong khi người dưới là một nhà trị bệnh tinh thần) năm 1985 đã khảo cứu về những sự lỡ lời. Hai ông đã tập trung được nhiều trường hợp trong đó hai ông chỉ đứng về phương diện mô tả thôi. Hai ông không tìm cách cắt nghĩa nhưng trong thực tế đã mở đường cho người sau cắt nghĩa. Những sự lỡ lời được xếp loại như sau:
    a) nói lộn ngược;
    b) nói lẫn lộn chữ nọ với chữ kia (Vorlang)
    c) nói một chữ dài ra mà không có lợi gì cả (Nachklang)
    d) nói lầm chữ nọ với chữ kia (chữ nọ giây ra chữ kia);
    e) thay chữ nọ vào chữ kia.
    Tôi kể cho các bạn nghe những thí dụ của mỗi loại. Có lộn ngược khi người ta nói Milô Vệ nữ trong khi phải nói Thần vệ nữ ở Milô. Có chữ nọ đè lên chữ kia khi nói: Es war mir anf der Schwest.. auf der Brust so scbwer (Có nghĩa là tôi thấy cái gì cũng đè nặng lên ngực. Chữ Schwer (nặng) đè lên một phần chữ Brust (ngực). Có nói kéo dài vô ích hay nhắc lại vô ích trong câu chúc tụng sau đây: ?o Ich fordere sie auf, auf das Wohl unseres Chefs aufzustossen ? (Xin các ngài hãy ợ lên để chúc mừng ông Chủ được thịnh vượng, trong khi đáng nhẽ phải nói uống để chúc cho ông Chủ v.v.. ). Ba hình thức lỡ lời trên không thường xảy ra. Nhưng trường hợp lỡ lời vì một sự liên tưởng hay một sự rút ngắn lời nói thì thấy dễ hơn. Ví dụ như một ông gặp một bà ngoài phố và nói: ?oNếu cô cho phép tôi xin thất lễ với cô?. Sự thực thì ông ta muốn nói ?oNếu cô cho phép tôi sẽ đi cùng cô? nhưng ông ta đã lầm chữ begleiten (đi cùng) với beleidigen (thất lễ) nghĩa là đã rút ngắn chữ nọ thành chữ kia. Tôi cần nói là có lẽ anh chàng này không được cô kia hoan nghênh thì phải. Về lối nói thay chữ nọ vào chữ kia thì có thí dụ sau đây: Meringer và Mayer nói: ?oTôi cho những thứ thuốc này vào thùng thư (Briefkasten) thay vì trong lò hấp (Brutkasten)?.
    ( Còn Nữa )
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào dumb, do lỗi của hệ thống bài của tớ bị trèo lên phía trên chắc cậu ko thấy. Tớ trả lời lại, có gì sau đó tớ sẽ xoá bài ở trên. Tạm thời tớ gĩ hai bài, ko cậu bảo tớ ko trả lời.
    dumb này, bài viết của cậu ko lấn sân và cũng chẳng có gì là vi phạm quy định đâu. Tôi rất buồn về khả năng chữa trị và ý thức người dân về các bệnh tâm thần. Tôi sẽ post bài sau.
    Hôm nay tôi xin phép viết tiếp một bài về cái mặt nạ của cậu và tính ám thị của master và ladder
    Cậu vào trong topic mục lục của học thuât, trong đó có hai topic về master và ladder của kenetic. Hãy đọc nhé, vì hai topic đó rất hay.
    Trở lại vấn đề Persona của cậu: theo tôi hiểu có nghĩa là người ta tự ép mình vào một cái mẫu chuẩn. Có nghĩa là khi lên giảng đường thì các thầy giáo phải mặt nghiêm nghị, hoặc vào hội nghị thì phải nghiêm trang....
    Quay sang vấn đề ám thị của master và ladder, họ là những người có khả năng điều khiển ý chí và suy nghĩ. VD: Khi bạn và tôi làm một việc rất yêu thích, nhưng mai bạn phải dậy sớm, bạn hoàn toàn ko muốn ngủ, nhưng bạn có khả năng dùng ý chí để ra lệnh cho bạn ngủ. Và chẳng hạn trong đầu bạn còn ngổn ngang những vấn đề nhức đầu thì bạn vẫn có thể ra lệnh cho bạn ngủ.
    Theo tôi, cái mặt nạ là một phần nhỏ của cái ám thị của ladder và master. Tất nhiên đã là cái mặt nạ thì vẫn có thể lột mặt nó ra.
    Về vấn đề bệnh tâm thần, xin phép khất đến hôm khác. Bác cứ post bài tiếp đi.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  7. hoaxuandatviet

    hoaxuandatviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Tôi là người nghiên cứu phân tâm học của Freud (psychoanalysis) và tâm lí học phân tích của Jung (analytical psychology). Tôi thích và theo đuổi sự nghiệp của Jung nên vừa rồi có dịch cuốn Jung đã thực sự nói gì xuất bản đầu năm 2002. Nếu bạn nào thích Jung thì chúng ta cùng trao đổi.
  8. midian

    midian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Em xin tham gia một chút . Em muốn sửa cái topic này là "Tâm phân học " chứ không phải là " Phân Tâm Hoc "
    Em đã đọc một số sách của FReud mà cuốn chính là "Tâm phân học nhập môn " cũng như một số cuốn của Jung và cả Nietz che ( chỉ vì Freud có nhiều đoạn nhắc đến thuyết Anh hùng của ông ) .
    Nhưng cái em quan tâm nhất là phần về " CÁI tôi ( ngã ) , cái không tôi ( vô ngã ) và cái Siêu tôi ( siêu ngã ) " trong thuyết của FReud và sự lý giải về các giấc mơ trong nghiên cứu của Jung . Thời gian không có nhiều , có lẽ em sẽ nêu ý kiến của mình sau . Các bác nói thêm một chút về sự giải thoát cái tôi được không ạ ?
    rien
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào hoaxuandatviet, nếu anh là người dịch hoặc viết cuốn sách của Jung thì hay quá, liệu anh có thể post vài bài lên để mọi người tham khảo được ko? Như thế sẽ tiện đường hơn trước khi thảo luận. Nếu anh post lên thì tách thành chủ đề khác đi, vì trong này đã có Freud rồi, ta post cả hai thì ko hay lắm.
    Chào midian, thay đổi tên của chủ đề chỉ làm khi Người khởi đầu chủ đề muốn hoặc là chủ đề có tên vi phạm quy định. Bản thân tôi thấy chữ Phân tâm học tuy nghe ko xuôi bằng Tâm Phân học nhưng có lẽ chính xác hơn vì nó có nghĩa là phân tích tâm lý, còn phân tâm học là tâm lý phân tích ko hay bằng.
    Mấy hôm tới tôi vẫn còn một số việc cần làm gấp cho nên xin phép ko tham gia cùng trao đổi. Cuối tuần hy vọng rỗi lại được xin được trò truyện tiếp cùng các bạn.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào Lưu Thuỷ và các bạn,
    Cảm ơn đã giới thiệu topic trên.Tôi sẽ đọc.Tôi đã nhận nhắn tin của cậu rồi. Cảm ơn nhé.
    Về tâm thần, tôi sẽ post theo những vấn đề mà tôi cho là liên quan đến phân tâm và có thể điều trị bằng phân tâm. Tuy nhiên, vì không phải là nghề chuyên môn của tôi và tôi cũng còn phải dành thời gian cho công việc nên những bài đó tôi sẽ viết chậm hơn. Trong topic này chủ yếu tôi sẽ nói đến phân tâm. Mong được góp ý và bỏ quanhững sai sót.
    Trở lại với phân tâm, rất vui được gặp tác giả của "Jung đã thực sự nói gì", bạn hoaxuandatviet. Xin mạn phép gọi như vậy trong thảo luận.
    Nhân đây, tôi cũng là người quan tâm đến Jung và cũng đã đọc sách của bạn. Cuốn sách bạn dich là cuốn đầu tiên tôi đọc về Jung. Thực ra, ở HN rất ít sách của Jung được dịch. Mà tôi thì muốn có tài liệu của Jung, bất kể dưới dạng nào. Nếu bạn chỉ cách cho tôi thì xin hậu tạ.
    Nhân bàn về Jung, sách của bạn dịch theo tôi là dễ hiểu,bổ ích. Nhưng vì muốn các cách đặt tiêu đề để tiếp cận nhanh hơn, nên tôi đã post theo nội dung dựa vào sách Phân tâm học và Văn hoá tâm linh ở mấy bài đầu.
    Tuy vậy, tôi vẫn thấy sách đó dịch có một vài chỗ chưa rõ lắm mà
    Tôi muốn thỉnh giáo nơi bạn:
    1- Đó là khi nói đến truờng hợp cái vô thức lấn át hữu thức trường hợp hữu thức bị sụp đổ
    - Khi để vô thức lấn át , ta coi họ như người điên
    - Khi người đó chối bỏ vô thức hòan toàn, anh ta là kẻ độc đáo.
    Vậy thưa, khi cấu trúc hữu thức đã sụp đổ, mà lại chối bỏ vô thức thì tâm thần còn cái gì???
    Theo tôi, phải hiểu là chối bỏ một phần và chấp nhận một phần vô thức ứng với cấu trúc mới của hữu thức sau khi đã bị phá.
    Bạn có thể giải thích điều này cho tôi đưọc không.
    2- Vấn đề nhân cách Mana
    Đó là khi vô thức đấu tranh với hữu thức trong tâm thần, và vô thức tâp thể chiến thắng. Vô thức tâp thể lại gồm những phẩm chất mạnh chiêm ưu thế. Theo tôi hiểu đó là ví dụ dũng cảm hơn người, thông minh hơn người...Nên nhân cách mana thưòng là những thủ lình.( đoạn nói về cá nhân hoá)
    Tuy vậy, trong đoạn khác lại nói những cái cực đoan là của tâm thần cá nhân. Tâm thần tập thể cưỡng chê cái vô thức cá nhân tạo nên persona ...Nghĩa là kìm những xu hướng cá nhân quá mức để tạo nên mặt nạ.
    Vậy theo bạn có gì mâu thuẫn không?
    Cảm ơn và chờ hồi âm.
    Thân mến.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.

Chia sẻ trang này